CAI TRỊ TRONG SỰ SỐNG BỞI ÂN ĐIỂN
Trong
những bài trước, chúng tôi đã đề cập đến nhiều điều tiêu cực mà chúng ta cần được
cứu khỏi trong sự sống của Đấng Christ: luật của tội, tinh thần thế gian, tình trạng thiên nhiên, chủ
nghĩa cá nhân, tính chia rẽ, và hình trạng bản ngã. Bây giờ chúng ta tiến đến vấn
đề cai trị trong sự sống.
ÂN ĐIỂN CAI TRỊ DẪN ĐẾN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
La-mã
5:17 chép: “Vậy, nếu bởi sự quá phạm của một người, sự chết đã nhơn một người ấy
mà làm vua rồi, thì huống chi những kẻ nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự
công nghĩa cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Christ mà làm vua trong sự sống càng hơn là dường nào”. Đây là câu duy nhất trong Kinh
Thánh nói về sự cai trị trong sự sống. Cùng với câu 17, câu 21 chép: “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự
chết mà làm vua thể nào, thì ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà làm vua thể
ấy, để dẫn đến sự sống
đời đời, bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Có lẽ anh em đã
nghe nói ân điển phong phú, nhưng chưa có khái niệm về ân điển cai trị. Nhưng
ân điển là một vị vua cai trị trên mọi sự. Mặc dầu theo văn bản, câu 21 đi sau
câu 17, nhưng trong kinh nghiệm, câu 21 lại đi trước. Theo câu 21, ân điển cai
trị dẫn đến sự sống đời đời, có nghĩa là sự cai trị của ân điển dẫn đến sự sống
đời đời.
Chúng ta sẽ cai trị trong sự sống đời đời này.
Mặc
dầu có nhiều sách Cơ-đốc nói về đắc thắng và tình trạng đắc thắng, nhưng tôi không biết có quyển nào
nói về cai trị trong sự sống. Nhiều sách đã viết về đồng trị với Đấng Christ
trong Vương Quốc Ngàn Năm. Nhưng cai trị trong sự sống không
phải là vấn đề chỉ dành cho tương lai. Điều này nên là kinh nghiệm của chúng ta
ngày nay. Tôi không hài lòng với những lời hứa về việc làm vua trong tương lai;
tôi mong muốn cai trị trong sự sống như vua ngày nay. Trong 5:17, Phao-lô không nói đến Vương
Quốc Ngàn Năm. Nếu xem xét câu này trong văn mạch, anh em sẽ nhận thấy Phao-lô
đang nói về đời sống hằng ngày của chúng ta hiện nay. Ngợi khen Chúa vì thậm
chí ngày nay chúng ta cũng có thể làm vua trong sự sống!
TIẾP NỐI PHÚC ÂM GIĂNG
Trước
khi khảo sát sâu hơn vấn đề cai trị trong sự sống, chúng ta
cần xem xét mối quan hệ giữa Phúc Âm Giăng và Sách La-mã. Sách La-mã là phần tiếp
theo của Giăng. Giăng 1:4 chép: “Trong Ngài có sự sống”, và câu 14 của chương
này chép: “Đạo (nguyên văn: Lời) đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta,
đầy ân điển và lẽ thật (nguyên văn là thực tại)”. Câu 16 chép tiếp: “Bởi từ
trong sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều nhận được cả, và ân điển gia trên ân
điển”. Như vậy, trong chương đầu của Phúc Âm Giăng, chúng ta có sự sống và ân
điển. Trong Giăng 10:10, Chúa Jesus phán: “Còn Ta đã
đến hầu cho chiên được sự sống, và được càng dư dật”. Giăng chương 8 nói về một
số điều tiêu cực, chẳng hạn như tội và sự chết. Câu 24 chép: “Nếu các ngươi chẳng
tin Ta là Đấng hằng hữu, thì các ngươi chắc chết trong tội lỗi mình”. Điều này
có nghĩa là những ai không tin Chúa Jesus sẽ
tiếp tục ở trong sự chết. Hơn nữa, trong câu 34, Chúa có một lời nói về tình trạng
làm nô lệ cho tội: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, hễ ai phạm tội
là tôi mọi của tội lỗi”. Trong câu 36,
Chúa nói về việc được giải phóng: “Vậy, nếu Con buông tha (hoặc: giải phóng)
các ngươi, thì các ngươi được tự do
thật”. Những người ở dưới ách nô lệ của tội và sự chết có thể được Con sống động của Đức Chúa Trời, là thực tại sống động,
giải phóng. Vì vậy, trong Phúc Âm Giăng chúng ta có Sự sống, ân điển và sự sống
dư dật, tội, sự chết, tình trạng
nô lệ và tình trạng được giải phóng khỏi tội và sự chết.
Tất
cả những điều này cũng được tìm thấy trong Sách La-mã, là Sách khai triển thêm
lẽ thật về những điều này. Mặc dầu cả Sách Giăng lẫn Sách La-mã đều nói đến nhiều
đề
tài giống
nhau và thậm chí dùng những từ giống nhau, nhưng Phúc Âm Giăng không nói về ân
điển cai trị, cũng không nói về cai trị trong sự sống. Việc sử dụng từ
“cai trị” trong Sách La-mã liên quan đến ân điển và sự sống cho thấy sự khai
triển quan trọng về những gì đã được đề cập đến trong Phúc Âm Giăng. Mặc dầu Phúc Âm
Giăng phong phú, sâu sắc, và mặc dầu Phúc Âm Giăng nói về sự sống dư dật, nhưng
Phúc Âm này không nói gì về sự cai trị của ân điển hay về sự cai trị của sự sống. Vì Phao-lô là một
người cai trị trong ân điển và trong sự sống nên ông có thể nói về những điều
như vậy trong Sách La-mã. Khác với nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay, Phao-lô không chờ
đợi Vương Quốc Ngàn Năm để đồng trị với Đấng Christ.
Trong
La-mã chương 5, chúng ta được biết ân điển cai trị và những người nhận được ân
điển dư dật có thể cai trị trong sự sống. Vì ân điển cai trị dẫn đến sự sống, đời
đời nên chúng ta cũng có thể cai trị trong sự sống.
Cai
trị là làm vua, là đánh bại một điều gì đó và cai trị điều ấy. Cai trị cũng có
nghĩa là có lãnh thổ hay vương quốc. Đời sống Cơ-đốc chúng ta ngày nay không chỉ
là chiến thắng và đắc thắng, mà còn phải là một đời sống của vua, một đời sống cai trị. Hằng ngày
chúng ta có thể là những vị vua.
CAI TRỊ TRÊN BA KẺ THÙ CHÍNH
Là
vua cai trị trong sự sống, chúng ta phải đánh bại các kẻ thù và cai trị chúng.
Đừng xem vợ hay chồng là kẻ thù phải cai trị. Theo cả Phúc Âm Giăng lẫn Sách
La-mã, kẻ thù chính của chúng ta là tội, sự chết, và Sa-tan. Thậm chí tính nóng
nảy của anh em cũng không phải là kẻ thù chính. Nếu tội, sự chết, và Sa- tan bị
đánh bại, tính nóng nảy của anh em cũng sẽ bị đánh bại và thậm chí còn trở nên điều gì đó dễ
thương. Tội là điều làm cho tính nóng nảy của anh em dễ ghét. Cũng theo nguyên
tắc này, lý do bản ngã xấu xí như vậy là vì tội, sự chết, và Sa-tan cư ngụ
trong chúng ta. Nếu những điều này bị chinh phục, thì ngay cả bản ngã của chúng
ta cũng đẹp đẽ. Vì vậy, chúng ta chỉ có ba kẻ thù chính -tội, sự chết, và
Sa-tan.
Phao-lô đề cập đến những kẻ thù này trong Sách La-mã. Trong
8:2, là câu nói về luật của tội và sự chết, chúng ta thấy hai kẻ thù là tội và
sự chết. Kế đến trong 16:20, Phao-lô nói đến Sa- tan: “Đức Chúa Trời của sự bình an
sẽ kíp chà nát Sa-tan dưới
chân anh em”. Đừng mong làm vua đối vợ hay chồng mình. Những
anh em làm chồng ơi, Chúa chỉ định anh em làm đầu của vợ,
chứ không phải làm vua cai trị vợ. Cha mẹ không nên làm vua trên con cái. Nhưng
chúng ta phải cai trị như vua trên tội, sự chết, và Sa-tan. Đối với những thành viên trong gia đình và
các anh chị em trong Hội Thánh, chúng ta là tôi tớ. Nhưng đối với tội, sự chết,
và Sa-tan, chúng ta làm vua.
ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐƯỢC BAN PHÁT VÀO TRONG CHÚNG TA
ĐỂ LÀM PHẦN HƯỞNG CỦA CHÚNG TA
Nếu
muốn biết ân điển cai trị dẫn đến sự sống đời đời nghĩa là gì, chúng ta phải có
hiểu biết đúng đắn về ân điển. Ân điển là chính Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta
trong Đấng Christ và
được ban phát vào trong linh để làm phần hưởng của chúng ta. Nếu hiểu biết Kinh
Thánh thấu đáo, chúng ta sẽ nhận biết Đức Chúa Trời không có ý định ban cho chúng ta điều
gì khác hơn chính Ngài. Mọi sự khác hơn Đức Chúa Trời là hư không. Vị vua khôn
ngoan Sa-lô-môn đã nói: “Hư không của sự hư không; thảy đều hư không” (Truyền.
1:2). Trong lời của sứ đồ Phao-lô, mọi sự ngoài Đấng Christ
đều là phân (Phi. 3:8). Phần hưởng duy nhất của chúng ta là
chính Đức Chúa Trời, và ân điển là Đức Chúa Trời như phần hưởng để chúng ta dự
phần, kinh
nghiệm, và vui hưởng.
Nếu
xem xét Giăng 1:1 và 1:14 theo văn mạch, sẽ thấy ân điển là Đức Chúa Trời đến để
được ban phát vào trong chúng ta cho chúng ta vui hưởng. Giăng 1:16 chép: “Bởi
từ trong sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều nhận được cả, và ân điển gia trên
ân điển”. Trong La-mã 5:17, Phao-lô nói về việc không những nhận lãnh ân điển
mà là ân điển dư dật. Vì ân điển sống động và phát triển nên ân điển dồi dào. Ân điển dồi dào
này cũng cai trị. Ân điển không phải là một yếu tố không có sự sống, mà là một Thân Vị sống động, thậm chí là
chính Đức Chúa Trời.
HAI VỊ VUA
Trong
La-mã chương 5, cả tội lẫn ân điển đều được nhân cách hóa. Như câu 21 cho thấy,
tội hay ân điển đều có thể cai trị, ân điển cai trị cách tích cực, còn tội cai
trị cách tiêu cực. Tội là hiện thân của bản chất xấu xa của Sa-tan trong xác thịt
chúng ta, còn ân điển là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ
hiện thân trong linh chúng ta. Vì vậy, bên trong chúng ta có
hai vị vua -tội và ân điển. Trong xác thịt, chúng ta có vua tội, còn trong
linh, chúng ta có vua ân điển. Trong chúng ta có một cuộc chiến đang diễn ra giữa
hai vua này.
NHẬN LÃNH ÂN ĐIỂN DƯ DẬT
Có
lẽ anh em
tha thiết muốn biết làm thế nào có được ân điển dư dật. Cách duy nhất để có ân
điển là nhận lãnh ân điển. Khi nhận lãnh, chúng ta không lao khổ hay trả giá.
Chúng ta chỉ nhận mà thôi. Cả Giăng và La-mã đều nói về việc nhận lãnh ân điển.
Chúng ta đã thấy Giăng 1:16 nói từ trong sự dầy dẫy của Ngài, chúng ta dã nhận
được ân điển gia trên ân điển. Trong La- mã 5:17, Phao-lô nói về việc nhận lãnh
ân điển dư dật. Chúng ta cần đến với chính Đức Chúa Trời là ân điển và nhận
lãnh ân điển nhiều lần cho đến khi đầy dẫy ân điển. Chỉ khi nào đầy dẫy ân điển
chúng ta mới có thể kinh nghiệm sự cai trị của ân điển. Khi ân điển được phép đầy
dẫy chúng ta, ân điển mới dồi dào trong chúng ta, và khi ấy ân điển cai trị
trong chúng ta. Ân điển cai trị luôn luôn theo sau ân điển dồi dào.
Nếu
chúng ta thiếu ân điển, ân điển không thể cai trị trong chúng ta. Chỉ khi nào
ân điển đầy ắp và tuôn tràn ra từ chúng ta, chúng ta mới kinh nghiệm sự cai trị
của ân điển. Khi ân điển cai trị, thì tội, sự chết, Sa-tan bị đánh bại và ở dưới
chân chúng ta, còn chúng ta trở nên những vị vua trong ân điển. Khi ân điển cai
trị trong chúng ta, chúng ta cai trị trong sự sống.
Đừng
cho rằng kinh nghiệm việc cai trị trong sự sống bởi ân điển là điều không thể
có được. Tôi có thể làm chứng rằng chắc chắn chúng ta có thể cai trị trong sự sống. Bất cứ khi nào
chúng ta đầy dẫy ân điển, ân điển tuôn tràn ra và cai trị. Khi ấy bởi ân điển,
chúng ta cai trị trong sự sống trên tội, sự chết, và Sa-tan. Không những chúng
ta được
giải thoát khỏi ba kẻ thù chính mà còn cai trị chúng. Nguyên tắc cai trị trong
sự sống được biểu lộ trong chương 5, nhưng kinh nghiệm việc cai trị trong sự sống
ở trong chương 8. Cai trị trong sự sống lớn hơn và cao hơn được cứu trong sự sống của Đấng Christ.
MỞ RA ĐỂ ĐƯỢC ĐẦY DẪY
Trong
vấn đề này, giáo lý, dạy dỗ, và khuyên lơn không giúp ích gì. Theo một ý nghĩa,
thậm chí lời cầu nguyện của chúng ta cũng không hiệu quả trong việc làm cho
chúng ta có thể cai trị trong sự sống bởi ân điển. Điều duy nhất có hiệu quả là đến với nguồn thần
thượng và mở chính mình ra từ những nơi sâu thẳm của bản thể để được đầy dẫy Đức
Chúa Trời là ân điển. Để được đầy dẫy, chúng ta phải xin Chúa cất bỏ mọi ngăn
cách và mọi cản trở. Chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ơi, con bằng lòng để Ngài cất
đi mọi điều ngăn trở. Con muốn giữ chính mình trực tiếp mở ra cho Ngài. Chúa
ơi, xin đầy dẫy con cách trọn vẹn bằng chính Ngài là ân điển”. Bất cứ ở đâu, dù
là nơi làm việc, trường học, hay ở trong xe, anh em hãy mở chính mình ra cho
Chúa để được Ngài là ân điển đầy dẫy. Đó là ý nghĩa của việc nhận lãnh ân điển
dư dật. Khi nhận lãnh ân điển như vậy, anh em sẽ được đầy dẫy ân điển, và cuối
cùng, ân điển sẽ tuôn tràn từ trong anh em. Rồi bởi ân điển, anh em sẽ cai trị
trong sự sống trên tội, sự chết, và Sa-tan. Trong kinh nghiệm của anh em, ba kẻ
thù này sẽ hoàn toàn bị đánh bại.
Tội,
sự chết, và Sa-tan vẫn đang hành động trong chúng ta. Nhưng nếu đến với nguồn thiên thượng và mở
chính mình cách thông suốt để được đầy dẫy ân điển, chúng ta sẽ cai trị trên những
điều đó trong sự sống.
Đó là nhu cầu của chúng ta ngày
nay trong nếp sống
Hội Thánh. Mặc dầu tôi quí mọi điều trong Phúc Âm Giăng, nhưng chúng ta phải đi
từ Giăng đến La-mã 5:17 và 21 để nhận lãnh ân điển dư dật hầu ân điển có thể
cai trị bên trong và chúng ta có thể cai trị trong sự sống.