THÁNH
HÓA TRONG SỰ SỐNG
Trước khi đến phần vinh hóa, tôi có gánh nặng chia sẻ thêm một bài về vấn
đề thánh hóa trong sự sống.
VÀ VINH HIỂN CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI
Phao-lô là một tác giả xuất sắc, tư tưởng của ông rất sâu sắc. Trong Sách
La-mã, trước hết Phao-lô đề cập đến đề tài định tội, và sau đó, ông tiến đến vấn
đề xưng công chính, thánh hóa và vinh hóa. Khi đối xử với chúng ta, Đức Chúa Trời
luôn luôn quan tâm đến ba thuộc tính thần thượng của Ngài-công chính, thánh khiết
và vinh hiển. Đức Chúa Trời là công chính, Đức Chúa Trời là thánh khiết, và Đức
Chúa Trời là Đức Chúa Trời vinh hiển. Công chính liên quan đến những công việc,
đường lối, hành động và hoạt động của Đức Chúa Trời. Mọi Điều Đức Chúa
Trời làm đều công chính. Thánh khiết là bản chất của Đức Chúa Trời. Thánh khiết
không phải là vấn đề hành động, mà là vấn đề bản chất. Cũng như bản chất của
bàn là gỗ và bản chất của sách là giấy, bản chất của Đức Chúa Trời là thánh khiết.
Những công việc của Đức Chúa Trời là công chính, và bản chất của Ngài là thánh
khiết. Vinh hiển là gì? Vinh hiển là chính Đức Chúa Trời được biểu lộ. Khi Đức
Chúa Trời được biểu lộ, đó là vinh hiển. Vì vậy, trong sự công chính, chúng ta thấy đường lối của Đức Chúa
Trời; trong sự thánh khiết, chúng ta thấy bản chất của Đức Chúa Trời, và trong
vinh hiển, chúng ta thấy Đức Chúa Trời được biểu lộ. Ba phần trong bố cục của
Sách La-mã-xưng công chính, thánh hóa, và vinh hóa-được viết theo ba thuộc tính này của Đức Chúa Trời:
xưng công chính theo sự công chính của Đức Chúa Trời, thánh hóa theo sự thánh
khiết của Đức Chúa Trời, và vinh hóa theo vinh hiển của Ngài.
Vào giai đoạn đầu trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta dự phần
trong sự công chính của Ngài. Đây là xưng công chính, trong đó chúng ta có được
sự công chính của Đức Chúa Trời. Vào giai đoạn hai, chúng ta ở trong tiến trình
thánh hóa, là tiến trình Đức Chúa Trời đem bản chất thần thượng của Ngài vào
trong chúng ta. Trong sự xưng công chính, sự công chính của Đức Chúa Trời được
kể cho chúng ta nhưng không được đem vào trong chúng ta. Tuy nhiên, trong sự
thánh hóa của Đức Chúa Trời, sự thánh khiết của Ngài được đem vào trong bản thể
chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã nhận được và dự phần vào sự công chính của Đức
Chúa Trời ở bề ngoài, nhưng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời cần được đem vào
trong chúng ta ở bề trong. Giai đoạn hai trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là
Ngài đem bản chất thánh của Ngài vào trong bản thể chúng ta.
Để hoàn thành điều này, Đức Chúa Trời dã trải qua một tiến trình để trở
nên Linh Sự Sống có sẵn (8:2). Trước khi trải qua tiến trình ấy, Ngài chưa có sẵn
để thực hiện công tác thánh hóa có tính chủ quan này. Trước khi trải qua tiến
trình này, Ngài có thể tạo nên thế giới nhưng không thể vào trong tạo vệt của
Ngài. Mặc dầu Ngài có thể làm nhiều điều bên ngoài chúng ta nhưng không thể vào
trong chúng ta cho đến khi Ngài đã trải qua một tiến trình trọn vẹn bao gồm nhục
hóa, đóng đinh, và phục sinh. Vì đã trải qua tiến trình như vậy, Ngài đã trở
nên và vẫn là Linh Sự Sống có sẵn. Bây giờ, giống như không
khí để thở (Gi. 20:22), Ngài rất dễ vào trong chúng ta. Là Linh Sự Sống có sẵn, Đức
Chúa Trời đã vào trong linh chúng ta, làm cho linh chúng ta trở nên sự sống. Vì
Đấng Christ là Linh Ban Sự
Sống ở
trong chúng ta nên linh chúng ta là sự sống vì sự công
chính (8:10). Chúa đã làm cho linh chúng ta nên sự sống bởi tái sinh. Bây giờ,
là Linh Sự Sống trong linh chúng ta, Ngài đang lan rộng chính Ngài từ linh vào
trong hồn chúng ta-vào trong tâm trí, tình cảm và ý chí. Cuối cùng thậm chí
Ngài lan rộng vào trong thân thể hay chết của chúng ta. Bằng cách ấy, Đức Chúa
Trời dầm thấm chúng ta bằng chính Ngài. Sự dầm thấm này được gọi là thánh hóa;
Qua sự dầm thấm này, Đức Chúa Trời đem chính Ngài với bản chất thánh của Ngài
vào trong toàn bản thể chúng ta, vào trong linh, hồn và thân thể chúng ta (lTê.
5:23). Do đó, toàn bản thể chúng ta sẽ hoàn toàn được dầm thấm, thánh hóa cách
trọn vẹn bằng bản chất thánh khiết của Ngài. Hiện nay chúng ta đang trải qua tiến
trình thánh hóa này, là giai đoạn thứ hai trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ được cất lên và được vinh hóa. Đó
sẽ là cứu chuộc thân thể chúng ta. Vinh hóa nghĩa là biến hóa thần thể cực kỳ xấu
xa của chúng ta thành thân thể vinh hiển (Phi. 3:21). Lúc ấy, chúng ta sẽ hoàn
toàn được đem vào trong chính Đức Chúa Trời là vinh hiển cách trọn vẹn. Khi ấy
chúng ta sẽ hoàn toàn được vinh hóa.
Giai đoạn đầu trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, tức sự xưng công chính,
liên quan đến linh; giai đoạn hai, tức sự thánh hóa, chủ yếu liên quan đến hồn,
có một lượng nhỏ dầm thấm thân thể; giai đoạn ba, tức vinh hóa, liên quan đến
thân thể vật lý của chúng ta. Trong La-mã 8:10, Phao-lô nói nếu Đấng Christ ở trong chúng ta, linh chúng ta là sự sống vì công
chính, nghĩa là trong sự xưng công chính của Đức Chúa Trời, chúng ta có được
công chính. Nhờ sự công chính này, linh chúng ta đã được làm cho sống động và
thật sự trở nên sự sống. Tuy nhiên, chưa có sự sống thần thượng trong hồn. Vì vậy, chúng ta cần hợp tác với Đấng
Christ Nội Cư bằng
cách đặt tầm trí vào linh, làm cho Linh Sự Sống có thể dầm thấm tâm trí chúng
ta-bằng chính Ngài. Khi ấy tâm trí sẽ là sự sống. Nếu chúng
ta tiếp tục hợp tác, Đấng dầm thấm và lan tỏa này sẽ lan rộng chính Ngài từ
linh thậm chí vào trong thân thể hay chết của chúng ta. Khi ấy chúng ta chỉ cần
chờ đợi lúc thân thể mình được đem vào trong vinh hiển Ngài. Đó sẽ là sự vinh
hóa của chúng ta.
Bây giờ, chúng ta có thể hiểu vì sao Phao-lô viết Sách La-mã theo thứ tự ấy,
trước hết là xưng công chính, tiếp theo là thánh hóa và vinh hóa. Ba phần này
bao hàm ba giai đoạn của sự cứu rỗi trọn vẹn, và tương ứng với ba phần của bản
thể chúng ta. Trong sự xưng công chính, linh được làm cho sống động; trong sự
thánh hóa, hồn được làm cho trở nên sự sống, và trong sự vinh hóa, ngay cả thân
thể cũng sẽ đầy dẫy sự sống. Khi tiến trình này hoàn tất, chúng ta không những
được xưng công chính và được thánh hóa mà còn được vinh hóa. Hiện nay chúng ta
đang ở trong tiến trình thánh hóa. Do đó, tôi có gánh nặng chia sẻ bài
này về thánh hóa trong sự sống. Mặc dầu có lẽ anh em chưa bao giờ nghe từ thánh
hóa trong sự sống, nhưng đó là một sự thật.
Từ đầu Sách La-mã đến 8:13 đề cập đến hai phần chính, là sự xưng công chính và sự
thánh hóa. Trong sự xưng công chính, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự công
chính của Ngài, là chính Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ trở nên sự công chính cho chúng ta. Tuy nhiên, điều này có
tính khách quan, vì sự công chính là Đấng Christ như là sự bao phủ của chúng ta. Vì vậy, sự công
chính có tính khách quan, giống như mái nhà bao phủ chúng ta. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hai, là thánh hóa, Đức Chúa Trời đang đem Đấng Christ vào trong chúng ta để làm cho Ngài trở nên sự thánh
hóa của chúng ta cách chủ quan. Toàn bản thể chúng ta sẽ được bản chất thánh của
Ngài thấm vào. Đó là thánh hóa trong sự sống.
Trong bảy chương rưỡi đầu của Sách La-mã, từ sự sống được sử dụng nhiều lần. Sự sống này chủ yếu
dành cho sự thánh hóa. Bởi sự sống này, Đấng Christ thấm vào chúng ta, dầm thấm chúng ta, và truyền bản
chất thánh của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, làm cho chúng ta thánh khiết về
phương diện bản tính. Trong những Sách khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy có đề
cập đến sự thánh hóa bởi huyết và chúng ta cũng được biết huyết của Đấng Christ đã thánh hóa chúng ta (Hê. 13:12). Tuy nhiên, chúng
ta không thấy khía cạnh thánh hóa này trong Sách La-mã. Trong Sách La-mã, chúng
ta không có sự thánh hóa khách quan bởi huyết, nhưng có sự thánh hóa chủ quan
trong sự sống. Vì vậy, bài này liên quan đến thánh hóa trong sự sống. Do đó,
chúng ta cần đọc và suy gẫm vài câu Kinh Thánh đề cập đến vấn đề sự sống này.
Trong 1:4, Phao-lô nói về Đấng Christ rằng Ngài “theo thần linh (RcV: Linh) của sự thánh
khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng minh cách có quyền là Con
Đức Chúa Trời”. “Linh của sự thánh khiết” ở đây tương phản với “xác thịt” trong
1:3. Cũng như xác thịt trong 1:3 chỉ về thể yếu con người của Đấng Christ, vì thế Linh trong câu này không chỉ về Thân Vị của
Thánh Linh, mà chỉ về thể yếu thần thượng của Đấng Christ, tức là “sự đầy đủ của Thần Cách” (Côl. 2:9). Thể yếu
thần thượng của Đấng Christ, là chính Đức
Chúa Trời Linh (Gi. 4:24), thì liên quan đến sự thánh khiết, đầy dẫy bản chất
và phẩm chất thánh khiết. Đấng Christ có hai bản chất: bản chất con người và bản chất thần thượng. Với mỗi bản
chất có một thể yếu. Thể yếu của bản chất con người của Ngài, tức nhân tính của
Ngài, là xác thịt; thể yếu của thần tính Ngài là Linh của sự thánh khiết. Do
đó, Linh của sự thánh khiết ở đây là thể yếu thần thượng của Thân Vị Đấng Christ. Thể yếu này là sự thánh khiết.
Phần cuối của 1:17 tuyên bố: “Người công nghĩa (hoặc: người công chính) sẽ
sống bởi đức tin”. “Sẽ sống” có thể dịch là “sẽ có sự sống và sống”.
Chúng ta có sự sống vì mục đích gì? Chủ yếu vì mục đích được thánh hóa. Mặc dầu
đã được xưng công chính nhưng chúng ta vẫn cần có sự sống để được
thánh hóa, tức là bản chất thánh của Đức Chúa Trời được đem vào trọng bản thể
chúng ta. Đó là thánh hóa.
Trong 5:10, Phao-lô nói “chúng ta… nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu”. Sự cứu rỗi trong sự
sống của Ngài không phải để xưng công chính; điều đó chúng ta đã nhận được bởi
sự chết của Ngài. Mặc dầu đã nhận được sự xưng công chính bởi sự chết của Đấng Christ nhưng chúng ta cần được thánh hóa trong sự sống cứu
rỗi của Ngài. Vì vậy, được cứu trong sự sống không phải để xưng công chính mà
chủ yếu là để thánh hóa.
La-mã 5:17 nói về việc trị vì trong sự sống. Phao-lô nói: “Những kẻ nhận
lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công nghĩa cách dư dật, lại sẽ do một người là
Jesus Christ mà làm
vua trong sự sống càng hơn là dường nào”. Chúng ta đã nhận được sự công
chính cách khách quan, nhưng chưa có sự thánh khiết cách chủ quan. Chúng ta cần
trị vì trong sự sống để có sự thánh khiết chủ quan cho sự thánh hóa của mình. Vì vậy, sự sống
trong câu này dành cho một giai đoạn sâu xa hơn trong sự cứu rỗi của Đức Chúa
Trời, chủ yếu là cho giai đoạn thánh hóa.
Trong 5:21, Phao-lô nói rằng “ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà làm
vua thể ấy để dẫn đến sự sống đời dời bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Ân điển trị vì nhờ sự công chính để
dẫn đến sự sống đời đời vì mục đích gì? Vì câu này ở trong phần nói về thánh hóa nên chúng ta phải nói rằng ân điển
trị vì nhờ sự công chính dẫn đến sự sống đời đời chủ yếu là để thánh hóa.
La-mã 6:4 chép rằng “như Christ nhờ sự vinh hiển của Cha mà được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng
ta cũng phải ăn ở trong đời sống mới (Bản
RcV: bước đi trong sự mới mẻ của sự sống) thể ấy”.
Bước đi trong sự mới mẻ của sự sống không
phải để được xưng công chính, mà để thánh hóa, như được bày tỏ trong các câu 19
và 22 với cụm từ “cho đến sự nên thánh”. Kế đến, 6:5 chép: “Vì nếu chúng ta đã
được liên hiệp (Bản RcV: cùng lớn lên) với Ngài trong hình trạng của sự chết
Ngài, thì chúng ta cũng sẽ được liên hiệp (Bản RcV: lớn lên) với Ngài trong
hình trạng của sự sống lại Ngài”. Câu này nói về sự lớn lên,
và lớn lên là vấn đề sự sống. Chúng ta đã cùng lớn lên với Đấng Christ trong
hình trạng của sự chết Ngài, và bây giờ chúng ta đang lớn lên với Ngài trong
hình trạng của sự phục sinh Ngài, tức là “trong đời sống mới (Bản RcV: sự mới mẻ
của sự sống)”. Cùng lớn lên với Đấng Christ trong sự mới mẻ của sự sống
chủ yếu cũng là để thánh hóa.
Khi chúng ta rao
giảng Phúc Âm cho người ta cách đầy đủ và sống động
thì Đấng Christ
hằng
sống sẽ được truyền vào trong họ. Không những
họ sẽ nhận được khả năng tin, mà còn nhận được hạt
giông của sự sông bởi tin. Khi chúng ta báp-têm những người mới tin thì trong
báp-têm ấy, hạt giống sự sông bên trong họ cùng lớn lên với Đấng Christ. Đây
chính là điều Phao-lô muốn nói trong 6:5. Khi chúng ta báp-têm mỗi
một người mới tin thì hạt giống sự sống đã
gieo vào trong người ấy cùng lớn lên với Đấng Christ trong
hình trạng của sự chết Ngài, tức là “trong báp-têm”. Sau đó, người mới tin phải
cùng lớn lên với Đấng Christ
trong
hình trạng của sự phục sinh Ngài, tức là “trong sự mới mẻ của sự sống”. Vì vậy,
từ lúc Đấng Christ
được
gieo vào trong một người mói tin, người ấy phải lớn lên trong sự sống.
Sự lớn lên này không phải để xưng công chính mà chủ yếu là để thánh hóa.
Bây giờ, chúng
ta cần đọc 6:11: “Dường ấy anh em cũng hãy kể mình thật chết đối với tội lỗi,
mà sống đối với Đức Chúa Trời trong Christ Jesus”. Chúng ta có
thể dịch phần cuối câu này là “đang sống
đối với Đức Chúa Trời trong Christ Jesus”. Trong Đấng
Christ, chúng ta phải kể mình là đang sống
đối với Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là sau khi được xưng công chính thì
chúng ta đang sống cho sự thánh hóa.
La-mã 6:19 chép “hãy dâng chi thể mình làm tôi mọi cho sự công nghĩa (hoặc:
sự công chính) để làm nên sự nên thánh”. Như chúng ta đã dâng chi thể mình làm
nô lệ cho sự ô uế dẫn đến sự bất pháp, thì bây giờ, chúng ta cũng được đòi hỏi
phải dâng chúng làm nô lệ cho sự công chính để dẫn đến thánh hóa. Thánh hóa
không những là vấn đề vị trí, tức là được phân rẽ khỏi vị trí thế gian, tầm thường,
đến một vị trí dành cho Đức Chúa Trời, như được minh họa trong Ma-thi-ơ 23:17,19 (vàng
được thánh hóa bởi Đền Thờ, và lễ vật được thánh hóa bởi bàn thờ, khi chúng đổi
vị trí), và trong lTi-mô-thê 4:3-5 (thức ăn được thánh hóa bởi lời cầu nguyện của
thánh đồ). Thánh hóa cũng là vấn đề bản tính, tức là được biến đổi từ bản tính
thiên nhiên sang bản tính thuộc linh, như được đề cập trong La-mã 12:2 và
2Cô-rin-tô 3:18. Đó là vấn đề liên quan đến một tiến trình lâu dài, bắt đầu với
sự tái sinh (lPhi. 1:2-3; Tít 3:5), trải suốt đời sống Cơ-đốc (lTê. 4:3; Hê.
12:14; Êph. 5:26), và đạt đến sự trọn vẹn vào thời điểm cất lên, vào lúc sự sống
đã trưởng thành (lTê. 5:23).
Những từ Hi-lạp, hagios, hagiosune, hagiazo và hagiamos, được dùng trong Sách La-mã có cùng một một từ gốc,
cơ bản có nghĩa là phân rẽ, biệt riêng. Hagios được dịch là thánh khiết
trong 1:2; 5:5; 7:12; 9:1; 11:16; 12:1; 14:17; 15:13, 16; 16:16, và được dịch
là thánh đồ trong 1:7; 8:27; 12:13; 15:25, 26, 31; 16:15. Hagiosune được
dịch là thánh khiết trong 1:4. Hagiazo là một động từ được dùng như một phân từ và được dịch
là được thánh hóa, trong 15:16. Hagiasmos được dịch là thánh hóa trong 6:19,22.
Như vậy, thánh khiết có nghĩa là được phân rẽ, biệt riêng [cho Đức Chúa Trời].
Thánh đồ có nghĩa là những người được phân rẽ, biệt riêng [cho Đức Chúa Trời].
Thánh khiết là bản chất và phẩm chất của tình trạng thánh khiết.
Thánh hóa là hiệu quả thiết thực được sản sinh bởi được thánh hóa [cho Đức
Chúa Trời], là tính chất và hoạt động, là tình trạng kết quả của việc dược
thánh hóa [cho Đức Chúa Trời].
Bây giờ, chúng ta hãy đọc 6:22. “Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội
lỗi và trở nên tôi mọi cho Đức Chúa Trời, thì hiệu quả của anh em là sự nên
thánh, và kết cuộc là sự sống đời đời”, ở đây không nói: “hiệu quả là xưng công
chính và kết cuộc là thiên đàng”, mà nói: “hiệu quả của anh em là nên thánh và
kết cuộc là sự sống đời đời”, chỉ về thánh hóa trong sự sống. Thánh hóa
đưa đến sự phong phú của sự sống. Thánh hóa đem chúng ta đến chỗ vui hưởng sự
phong phú của sự sống thần thượng.
Kế đến, 6:23 chép: “Ân tứ (Bản RcV: món quà tặng không) của Đức Chúa Trời
là sự sống đời đời trong Christ Jesus, Chúa
chúng ta”. Sự sống đời đời là món quà tặng không của Đức Chúa Trời ban cho
chúng ta chủ yếu để thánh hóa chúng ta, và sự thánh hóa đem chúng ta đến chỗ dự
phần vào sự phong phú của sự sống này.
Bây giờ, chúng ta đến chương 8. Mặc dầu chúng ta đã khá quen thuộc với
các câu Kinh Thánh liên quan đến sự sống trong La-mã chương 8 nhưng tôi vẫn có gánh nặng
muốn khắc sâu những câu này vào trong anh em để anh em không bao giờ quên.
La-mã 8:2 tuyên bố: “Vì luật của Linh Sự Sống trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật
của tội lỗi và sự chết”. Luật của Linh Sự sống đã giải phóng chúng ta không phải
để được xưng công chính, nhưng chủ yếu để được thánh hóa.
La-mã 8:6 chép rằng “chí hướng của Thánh Linh (tâm trí đặt nơi linh) là sự
sống và bình an”. Tâm trí đặt nơi linh là sự sống chủ yếu là để thánh hóa,
để được dầm thấm trong sự sống bằng bản chất thánh của Đức Chúa Trời.
Xin lưu ý La-mã 8:10. “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì [dầu] thân thể nhơn tội lỗi mà
chết, còn (Bản RcV: nhưng) tâm linh nhơn sự công nghĩa (hoặc sự công chính) mà
sống”. Chúng ta cần chú ý đến các từ “dầu” và “nhưng”: nếu Đấng Christ ở trong anh em, “dầu thân thể nhơn tội lỗi mà chết,
nhưng tâm linh nhơn sự công chính mà sống”. Khi Đấng Christ vào trong chúng ta, thân thể chúng ta vẫn chết vì tội.
Nhưng vì đã nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời, nên linh chúng ta là sự
sống. Câu này không trình bày một bước tiến xa hơn trong đời sống thuộc linh,
mà thật ra chỉ là bước đầu của đời sống thuộc linh chúng ta. Câu này chỉ về thời
điểm chúng ta được xưng công chính và Đấng Christ vào trong chúng ta. Khi được xưng công chính, chúng
ta nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời và Đấng Christ vào trong chúng ta. Mặc dầu thân thể chúng ta vẫn chết
vì tội, nhưng linh trở nên sự sống vì sự công chính của Đức Chúa Trời. Trong
8:11, chúng ta thấy một từ “nhưng” rất quan trọng. “Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng
đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống
lại ở trong anh em, thì Đấng đã
khiến cho Christ Jesus từ kẻ
chết sống lại cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Một khi
đã vào trong chúng ta, Ngài cần cư ngụ, lập nhà trong chúng ta. Nếu được phép
làm điều đó, Ngài sẽ ban sự sống cho thân thể hay chết của chúng ta. Thân thể
chúng ta vốn chết chóc sẽ được làm cho sống động nhờ Linh Nội Cư. Khi 8:10 nói Đấng Christ ở trong chúng ta, là chỉ về giai đoạn thứ nhất trong
kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta. Khi 8:11 nói về Linh cư ngụ trong chúng
ta, là chỉ về giai đoạn sâu xa hơn. Khi Đấng Christ
vào trong chúng ta, Ngài làm linh chúng ta sống động
và làm cho linh ấy trở nên sự sống. Nhưng khi Đấng Christ
cư ngụ trong chúng ta, lập nhà ở trong chúng ta, Ngài làm thân thể chúng ta sống
động, và dầm thấm thân thể ấy bằng sự sống. Xin hãy nhớ rằng 8:10 chỉ về giai
đoạn đầu là giai đoạn Đấng Christ vào trong chúng ta. Giai đoạn đầu là Đấng Christ vào trong chúng ta, linh chúng ta là sự sống, và thân thể
chúng ta vẫn chết. Tuy nhiên, nếu từ thời điểm ấy, chúng ta để cho Đấng Christ lập nhà Ngài trong chúng ta, nghĩa là để cho Ngài lan rộng chính Ngài vào trong
tâm trí, tình cảm và ý chí chúng ta, thì Ngài sẽ truyền chính Ngài như sự sống thậm chí
cho thân thể chúng ta. Vào lúc ấy, thân thể chúng ta sẽ được dầm thấm sự sống chủ yếu là
để thánh hóa.
La-mã 8:13 chép tiếp: “Vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ
Linh làm cho chết các hành vi của thân thể thì anh em sẽ sống”. Nếu nhờ Linh
làm cho chết các hành vi của thân thể thì chúng ta sẽ sống chủ yếu là
vì mục đích thánh hóa, để được thẩm thấu bằng Đấng Christ cách hoàn toàn và trọn vẹn. Câu 11 nói nếu Linh lập
nhà Ngài trong chúng ta, Ngài sẽ truyền sự sống cho thân thể hay chết của chúng
ta. Câu 13 nói nếu làm cho chết các hành vi của thân thể thì chúng ta sẽ sống.
Điều này có nghĩa là cần phải có sự hợp tác của chúng ta. Ở bề trong, cần
để Đấng Christ, là Linh Ban Sự
Sống, lập Nhà Ngài trong lòng chúng ta để Ngài có thể truyền sự sống vào
trong thân thể chúng ta. Bề ngoài, chúng ta cần làm cho chết mọi hành vi của
thân thể để sống. Đó là áp dụng
thập tự giá của Đấng Christ cách thực tế
cho mọi hành vi của thân thể. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ sống và vui hưởng Đấng Christ là sự sống. Chúng ta sẽ vào trong sự phong phú của Đấng
Christ là sự sống.
Khi ấy sự sống này sẽ dầm thấm bản thể chúng ta với tất cả những gì Đức Chúa Trời
là. Sự sống này sẽ thấm vào chúng ta bản chất thánh của Đức Chúa Trời, và chúng
ta sẽ được thánh hóa. Trong 15:16, thậm chí Phao-lô nói rằng: “hầu cho việc
dâng Dân Ngoại lên được chấp nhận, nhờ được thánh hóa trong Thánh Linh”. Các dân tộc, tức
Dân Ngoại, bao hàm nhiều người thờ hình tượng và phạm tội kê gian, sẽ được
thánh hóa về phương diện bản tính bằng bản chất thánh của Đức Chúa Trời. Đó là
thánh hóa trong sự sống. Như chúng ta đã thấy, những từ thánh hóa và sự sống được
dùng vài lần trong phần nói về thánh hóa. Tất cả chúng ta đều phải thấy mối
liên hệ giữa hai điều này.
Tư tưởng của Phao-lô rất sâu sắc. Trong ông có tư tưởng về sự công chính,
thánh khiết, và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Những thuộc tính thần thượng này
phải trở nên của chúng ta: sự công chính của Đức Chúa Trời phải là công chính của
chúng ta; thánh khiết của Ngài phải là thánh khiết của chúng ta; và vinh hiển
Ngài phải là vinh hiển của chúng ta. Phao-lô đề cập đến ba điều này trong
lCô-rin-tô 1:30, ông nói Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ trở nên khôn ngoan cho chúng ta: cả sự công chính,
thánh hóa và cứu chuộc. (Cứu chuộc trong lCô-rin-tô 1:30 có nghĩa là vinh hóa).
Do đó, trong lCô-rin-tô 1:30, Phao-lô đề cập đến ba điều này trong cùng một
câu, nhưng trong Sách La-mã, ông dùng 8 chương để giải thích ba điều ấy. La-mã
chương 1 đến chương 8 là phần giải nghĩa lCô-rin-tô 1:30.
Làm thế nào chúng ta có được công chính của Đức Chúa Trời? Để có được
công chính của Đức Chúa Trời, cần có bốn điều-vãn hồi, cứu chuộc, xưng công
chính và giải hòa. Bốn lời này cho thấy công tác của Đức Chúa Tròi trong việc
truyền sự công chính của Ngài cho chúng ta. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã thực hiện
rất nhiều điều để ban cho chúng ta sự công chính của Ngài; đó không phải là một công việc
dễ dàng. Đức Chúa Tròi phải hoàn thành sự vãn hồi, cứu chuộc, xưng công chính
và giải hòa. Chúng ta phải nhớ định nghĩa của bốn từ này và sự khác biệt giữa
chúng mà đã được đề cập đến trong Bài Năm.
Sau khi hành động cách khách quan để ban cho chúng ta sự công chính của
Ngài, bây giờ Đức Chúa Trời đang hành động cách chủ quan để truyền sự thánh khiết
Ngài vào trong chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ truyền bản chất thánh khiết Ngài vào
trong bản thể chúng ta. Do đó, trong bản thể của mình, chúng ta sẽ có thể yếu
thánh khiết, thần thượng của Ngài. Chúng ta sẽ được hoàn toàn dầm thấm và thấm
đẫm bản chất thánh của Đức Chúa Trời. Đó là sự thánh hóa trong Sách La-mã. Mặc
dầu thánh hóa có phương diện địa vị,
nhưng đó không phải là phương diện chúng ta tìm
thấy trong Sách La-mã. Sự thánh hóa trong Sách La-mã có tính chủ quan và thuộc
về bản tính, vì bản chất của Đức Chúa Trời đang được đem vào trong bản chất
chúng ta. Bản chất của Ngài thậm chí sẽ được đem vào trong bản tính chúng ta,
thay đổi toàn bản thể chúng ta.
TRONG SỰ THÁNH
HÓA
Thánh hóa về
phương diện bản tính có mục đích gì? Đó là để Đức
Chúa Trời có thể sinh ra nhiều con (La. 8:29). Giăng 1:12 cho biết chúng ta đã
trở nên con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta đã được sinh ra làm con cái của Đức
Chúa Trời. Tuy nhiên, tôi xin hỏi anh em một câu: Anh em có tin rằng mình trông
thật sự giống như con của Đức Chúa Trời không? Anh
em giống con của ai? Mặc dầu một số
Cơ-đốc nhân muốn tranh luận với tôi về
giáo lý, nhưng tôi thích hỏi họ là loại người nào. Phải, tất cả Cơ-đốc nhân thật
đều được sinh ra làm con cái Đức Chúa Trời, nhưng họ cần lớn lên đến tình trạng
được thánh hóa để có thể trông giống như con cái Đức Chúa Trời. Sau khi được
tái sinh để trở nên con cái Đức Chúa Trời, rất nhiều Cơ-đốc
nhân thật vẫn tiếp tục sống theo cách thế gian. Họ cần được thánh hóa trong sự
sống thần thượng để có thể lớn lên đến chỗ trưởng thành của quyền làm con thần
thượng.
Chúa đã đem
chúng ta vào sự khôi phục của Ngài, và sự khôi phục của Ngài là để có thực tại
và thực tiễn. Nguyện chúng ta ngửa trông sự thương xót của Chúa để
Ngài giải cứu chúng ta khỏi kiến thức hư không. Những gì chúng ta cần là thực tại
và thực tiễn. Trong Sách La-mã, những gì Phao-lô viết đều liên quan đến thực tại
và thực tiễn. Đức Chúa Trời đã hoàn thành một công tác lớn lao để chúng ta có
được sự công chính của Ngài. Bây giờ, Ngài đang hành động trong chúng ta để
chúng ta được thánh hóa, để bản chất thánh
của Ngài được đem vào trong bản thể chúng ta cách trọn vẹn. Không những chúng ta sẽ được thánh hóa cách
khách quan ở bề ngoài, mà cũng được thánh hóa cách chủ quan ở bề trong. Cuối
cùng, chúng ta sẽ được đầy dẫy bản chất thánh của Ngài. Trong những bài này,
tôi không có ý định đưa ra một cách giải thích suông nữa về Sách La-mã. Những
gì Chúa đang hành động giữa vòng chúng ta ngày nay là mở mắt để chúng ta thấy cần
công tác thánh hóa của Ngài. Chúng ta cần sự sống thánh hóa của Ngài. Chúng ta
cần sự sống đời đời của Ngài để đem bản thể thánh của Ngài vào trong bản chất
chúng ta hầu chúng ta thật sự làm con cái của Ngài cách thực tiễn, không phải
trong lời nói, nhưng trong thực tại. Mặc dầu đã được sinh ra làm con cái Đức
Chúa Trời nhưng chúng ta không giống con cái của Đức Chúa Trời. Do đó, chúng ta
cần sự thánh hóa mang tính chủ quan trong sự sống.
Thánh hóa dẫn đến sự biến đổi. Chúng ta cần được biến đổi từ hình thức
này sang một hình thức khác. Tuy nhiên, không những là hình thức bề ngoài phải
được thay đổi, mà tố chất bề trong, thể yếu bề trong cũng phải được thay đổi. Sự
thay đổi tố chất bề trong này đòi hỏi tiến trình thánh hóa. Ngợi khen Chúa vì Ngài
đang hành động trong chúng ta! Chúng ta đã được xưng công chính và bây giờ đang
được thánh hóa. Đức Chúa Trời đang đem sự thánh khiết của Ngài vào trong chúng
ta, và chúng ta sẽ được thánh hóa trong sự sống.
Đấng Christ
bị đóng đinh là để chúng ta được
xưng công chính, và Đấng Christ phục-sinh là để chúng ta được thánh hóa. Đấng Christ chết trên thập tự giá chủ yếu là để chúng ta được xưng công chính. Là Đấng
Cứu Chuộc trong xác thịt, Đấng Christ là để xưng công chính chúng ta,
nhưng bây giờ là Linh Ban Sự Sống trong linh chúng ta, Ngài sống trong chúng ta
để thánh hóa chúng ta. Ngài là Đấng Bị Đóng Đinh; bây giờ Ngài là Đấng Phục
Sinh. Ngài là Đấng Cứu Chuộc trong xác thịt; bây giờ Ngài là Linh Ban Sự Sống trong linh chúng ta. Là Linh Ban Sự Sống, Ngài là
sự sống của chúng ta và đang dầm thấm bản thể chúng ta bằng bản chất thánh của Ngài
cho đến khi chúng ta được thánh hóa hoàn toàn về mặt bản tính. Đó là lý do
trong Sách La-mã, không như những Sách khác của Tân Ước, sự thánh hóa không phải
về mặt địa vị bởi huyết, nhưng về mặt bản tính bởi sự sống, thậm chí bởi chính
Chúa sống động. Chúa đang hành động trong linh chúng ta, lan rộng chính Ngài từ
trung tâm bản thể chúng ta đến mọi phần, cho đến khi đạt đến tận vòng ngoài.
Khi ấy chúng ta sẽ được hoàn toàn dầm thấm bản chất thánh của Ngài. Do đó, toàn bản thể
chúng ta sẽ được thánh hóa bởi Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống và bởi sự sống bốn phương diện của
Ngài. Chúng ta đã thấy sự sống của Ngài gồm bốn phương diện: đó là sự sống
trong Linh thần thượng, trong nhân linh, trong tâm trí và trong thân thể hay chết
của chúng ta. Vì vậy, là Linh Ban Sự Sống, Ngài đang thánh hóa chúng ta hằng sự
sống phong phú của Ngài. Ngài thật phong phú! Ngài phong phú đủ để cung ứng sự
sống ngay cả cho thân thể hay chết của chúng ta.
Xưng công chính là để thánh hóa, và thánh hóa là để vinh hóa. Trong bài
tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét mục tiêu sự vinh hóa của Đức Chúa Trời.