Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI MỐT



LỜI KẾT
I. ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG SÁCH LA-MÃ
Chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời được bày tỏ cách tiệm tiến trong Sách La-mã. Đức Chúa Trời được bày tỏ qua mười hai tình huống trong Sách La-mã.
Trước hết, Sách La-mã cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo của Ngài (1:19-20). Đức Chúa Trời là Đấng không thấy được; nhưng những điều không thấy được của Ngài, chẳng hạn như quyền năng đời đời và bản chất thần thượng của Ngài, đều được thấy rõ và am tường nhờ những gì Ngài tạo dựng nên.
Thứ hai, Sách La-mã cho chúng ta thấy về Đức Chúa Trời trong sự định tội chúng ta (La. 2). Sau khi được tạo dựng, con người sa ngã và trở nên tội lỗi. Điều này dẫn đến sự định tội của Đức Chúa Trời.
Sau đó, Sách La-mã trình bày về Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc (La. 3). Sự định tội của Đức Chúa Trời cho thấy con người cần sự cứu rỗi, nhưng để Đức Chúa Trời công chính cứu con người tội lỗi thì cần phải có sự cứu chuộc.
Sau sự cứu chuộc, Đức Chúa Trời được khải thị trong sự xưng công chính (La. 3 và 4). Đức Chúa Trời thì công chính, và Ngài không thể không công chính. Sự chết cứu chuộc của Đấng Christ đã hoàn thành và làm thỏa mãn những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời cho tội nhân chúng ta. Do đó, sự cứu chuộc của Đấng Christ không những tạo cho Đức Chúa Trời có nền tảng để xưng công chính những người tin sự cứu chuộc của Đấng Christ, mà chính Đức Chúa Trời còn bị sự công chính của Ngài buộc phải xưng công chính cho họ.

Sau đó chúng ta thấy Đức Chúa Trời trong sự giải hòa (La. 5). Chúng ta không những là tội nhân mà còn là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Sự xưng công chính của Đức Chúa Trời dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ và dẫn đến sự giải hòa. Ở đây chúng ta vui mừng trong Đức Chúa Trời và vui hưởng tất cả những gì Ngài là đối với chúng ta.
Hơn nữa, Đức Chúa Trời được chúng ta nhận biết trong việc chúng ta đồng nhất với Đấng Christ (La. 6). Không những Đức Chúa Trời giải hòa chúng ta với chính Ngài mà Ngài còn làm cho chúng ta đồng nhất với Đấng Christ. Chúng ta được sinh ra trong A-đam, nhưng Đức Chúa Trời đã dời chúng ta từ A-đam vào trong Đấng Christ. Trong La-mã chương 6, Đức Chúa Trời đã trở nên Đức Chúa Trời trong sự đồng nhất, hoàn thành một công tác lớn lao để làm cho chúng ta trở nên một với chính Ngài. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta đồng nhất với chính Ngài trong Đấng Christ.
Sách La-mã cũng cho thấy rằng chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời trong sự thánh hóa (La. chương 6 đến 8). Ngài làm cho chúng ta nên một với Đấng Christ để được thánh hóa không những về mặt địa vị mà còn về bản tính. Do đó, đồng nhất dẫn đến thánh hóa. Trong sự thánh hóa, Ngài là Đức Chúa Trời trong linh chúng ta. Chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng, cứu chuộc và xưng công chính chúng ta, bây giờ trong chúng ta! Ngài không còn khách quan với chúng ta nữa mà rất chủ quan. Ngài không còn chỉ ở trên các từng trời, xa cách chúng ta; bây giờ Ngài cũng ngay trong chúng ta, trong “linh chúng ta” (8:16).
Sách La-mã cũng cho thấy chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời trong sự vinh hóa (La. 8). Ngài biết trước, định trước, kêu gọi và xưng công chính chúng ta. Bây giờ, Ngài đang thánh hóa và sẽ vinh hóa chúng ta (8:29-30).
Hơn nữa, Đức Chúa Trời được khải thị cho chúng ta sâu xa hơn trong tình yêu Ngài là tình yêu bảo đảm cho phần định của chúng ta (8:31-39). Trong sự xưng công chính, Ngài làm cho chúng ta thành những người dự phần sự công chính của Ngài; trong sự thánh hóa, Ngài đang hành động để đem sự thánh khiết của Ngài vào trong bản thể chúng ta; và trong sự vinh hóa, Ngài sẽ đem chúng ta vào trong vinh hiển Ngài. Tình yêu Ngài bảo đảm cho tất cả những điều này.
Chúng ta cũng thấy Đức Chúa Trời trong sự tuyển chọn của Ngài (La. 9 đến 11). Không phải chúng ta chọn Ngài, nhưng Ngài đã chọn chúng ta. Sự tuyển chọn của Ngài là phần định của chúng ta. Trong sự tuyển chọn của Ngài, Ngài định trước chúng ta được dự phần, có phần trong Ngài.
Cuối cùng, Đức Chúa Trời được tôn vinh trong Thân Thể Đấng Christ (La. 12). Trong chương 12, Đức Chúa Trời ở trong Thân Thể. Không những Ngài là Đức Chúa Trời trong linh của tín đồ mà còn là Đức Chúa Trời trong một thực thể tập thể, tập hợp.
Cuối cùng Sách La-mã cho thấy rằng Đức Chúa Trời được biểu lộ trong nếp sống Hội Thánh (La. 16). Thân Thể Đấng Christ là thuộc linh và hoàn vũ. Thân Thể này phải được biểu lộ cách thực tế như những Hội Thánh tại các địa phương khác nhau. Đức Chúa Trời được biểu lộ trong Đấng Christ, Đấng Christ được biểu lộ trong Thân Thể Ngài, và Thân Thể của Đấng Christ được biểu lộ trong các Hội Thánh. Khi đến La-mã chương 16, chúng ta khám phá ra rằng Đức Chúa Trời ở trong các Hội Thánh địa phương. Một mặt Đức Chúa Trời ở trong linh chúng ta; mặt khác Ngài ở trong tất cả các Hội Thánh địa phương.
II. SỰ HOÀN THÀNH CÔNG TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong La-mã chương 1, chúng ta tìm thấy từ “sự sáng tạo”; trong La-mã chương 16, chúng ta tìm thấy từ “các Hội Thánh”. Nói về cách Đức Chúa Trời sáng tạo thì khá dễ: Ngài phán lời thì cõi thọ tạo hiện hữu. Tuy nhiên, nói về cách Ngài sản sinh các Hội Thánh thì khó. Đức Chúa Trời phải thực hiện một công tác với nhiều giai đoạn khác nhau như một phần của một tiến trình dài bao gồm cứu chuộc, xưng công chính, giải hòa, tái sinh, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa. Kết quả của tiến trình dài này là Đức Chúa Trời tạo nên các Hội Thánh. Các Hội Thánh là đỉnh cao, là sự hoàn thành công tác và sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngài không thể đi cao hơn. Vì vậy, Sách La-mã kết thúc với chương 16. Trong La- mã chương 16, công tác của Đức Chúa Trời đã lên đến đỉnh cao nhất. Khi đọc Sách La-mã, tôi thỏa lòng vì Ngài thỏa lòng. Chúng ta phải nói với Đức Chúa Trời: “Chúa ơi, Ngài không thể tiến xa hơn. Ngài đã lên đến đỉnh điểm”. Với việc thiết lập các Hội Thánh trong La-mã chương 16, Đức Chúa Trời đời đời đã đạt đến đỉnh cao của công tác và Ngài thỏa lòng.
Hầu hết các giáo sư Cơ-đốc đều nói: “Hãy nhìn tới trước. Hãy nhìn vào tương lai. Thế giới này gian ác và thời đại này tối tăm. Không có gì tt trên đất. Hãy hướng về tương lai”. Nhưng đó không phải là thái độ của Phao-lô trong Sách La-mã. Nếu viết Sách La-mã, hẳn chúng ta đã thêm vào một chương nữa, nói rằng: “Anh em yêu dấu ơi, hãy nhìn vào tình trạng nghèo nàn. Chúng ta phải nhìn tới tương lai khi tất cả chúng ta đều được cất lên. Rồi chúng ta sẽ ở trên trời”. Nhưng trong Sách La-mã, Phao-lô không nói như vậy, và hẳn phải có lý do tại sao ông không nói như vậy. Mặc dầu Cơ-đốc nhân thích mơ đến tương lai trên thiên đàng nhưng Phao-lô biết Chúa muốn có các Hội Thánh trên đất. Chúng ta nhìn về tương lai, nhưng trước hết Chúa muốn chúng ta có nếp sng Hội Thánh ở hiện tại. Phao-lô hiểu rằng Chúa thỏa lòng khi có các Hội Thánh địa phương trên đất.
Nếu nghiên cứu tất cả các Sách trong Tân ước, anh em sẽ thấy ngoài Sách La-mã, không một Sách nào khác kết thúc với một giai điệu như chúng ta tìm thấy trong ba câu cuối của chương 16. Mặc dầu một số người gọi những câu này là bài tôn vinh hay lời chúc phước nhưng tôi thích gọi những câu này là một giai điệu. Khi Phao-lô viết những lời này, ông rất phấn khởi, vui mừng và thỏa lòng. Ngay cả Sách Khải Thị cũng không kết thúc với một giai điệu như vậy. Trong La-mã chương 16, chúng ta có các Hội Thánh địa phương, và khi đã có các Hội Thánh địa phương thì sự kiện ấy đủ để chúng ta phấn khởi, vui mừng và thỏa lòng. Một khi có các Hội Thánh địa phương, anh em còn cần gì nữa? Sau khi cho thấy về nếp sng Hội Thánh địa phương, bao hàm nhiều mỹ đức và thuộc tính của các thánh đồ yêu dấu, Phao-lô rất vui mừng và ông kết thúc bức thư với một giai diệu ngợi khen.
Trong lời ngợi khen kết luận này, Phao-lô nói: “Duy Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm vững vàng anh em theo Tin Lành (hay: Phúc Âm) của tôi và sự rao giảng Jesus Christ, theo sự khải thị lẽ mầu nhiệm, vốn lặng lẽ trải các đời từ trước vô cùng” (16:25). Chúng ta không cần gì hơn. Chúng ta chỉ cần biết Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi sự và rồi gìn giữ những gì chúng ta đã cố. Phao-lô nói Đức Chúa Trời quyền năng làm vững vàng chúng ta theo Phúc Âm của Phao-lô, không theo Phúc Âm của Mác hay Luca. Giữa Phúc Âm của Mác và Lu-ca với Phúc Âm của Phao-lô có gì khác nhau? Trong Sách Mác và Lu-ca, chúng ta có sự cứu rỗi nhưng không thấy các Hội Thánh. Tuy nhiên, Phúc Âm của Phao-lô bao hàm các Hội Thánh và trình bày bức tranh về nếp sống Hội Thánh, đề cập đến những người như Phê-bê là người phục vụ Hội Thánh, Bê-rít-sin và A-qui-la liều đưa cổ ra vì cớ các Hội Thánh. Đừng quên rằng Phúc Âm của Phao-lô có 16 chương, không phải tám hay mười hai chương.
Một lần nữa tôi xin nói rằng Phao-lô phấn khởi và thỏa lòng vào cuối Sách La-mã. Đức Chúa Trời đã bắt đầu từ sự sáng tạo và đạt đến đỉnh cao của Ngài trong các Hội Thánh địa phương. Vì vậy, Sách La-mã là tinh chất hay bản tóm tắt của cả Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu từ Sáng Thế Ký với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và kết thúc ở Sách Khải Thị với Giê-ru-sa-lem Mới, là sự tổng kết của tất cả các Hội Thánh địa phương và hoàn thành công cuộc xây dựng của Đức Chúa Trời. Sách La-mã hoàn tất với các Hội Thánh địa phương, và toàn bộ Kinh Thánh hoàn? tất với Giê-ru-sa-lem Mới là tổng kết của tất cả các Hội Thánh địa phương. Đó là cách nhìn từ phía Đức Chúa Trời.
III. CÁI NHÌN THỰC TẾ
Bây giờ, chúng ta phải xem xét cái nhìn từ phía mình. Trong chương 1, chúng ta thấy mình là tội nhân; văn hóa hay tôn giáo đều không thể cứu chúng ta. Dầu là loại người nào, chúng ta đều ở dưới sự định tội của Đức Chúa Trời. Nan đề của chúng ta bắt đầu được giải quyết trong chương 3 với sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Sau đó đến sự xưng công chính, giải hòa, đồng nhất, thánh hóa, đồng hóa và vinh hóa. Sau đó đến chương mười hai, là nơi chúng ta tìm thấy chính mình, được biến đổi, ở trong Thân Thể. Chúng ta đã trở nên những Chi Thể của Thân. Nhiều Cơ-đốc nhân thỏa lòng với kinh nghiệm của La-mã chương 8. Hễ họ thánh khiết và thuộc linh thì họ thỏa lòng. Tuy nhiên, những người khác thì tiến xa hơn và nói về Thân Thể được khải thị trong La-mã chương 12. Dầu vậy, nếu hỏi họ, anh em sẽ thấy nhiều người trong số họ thất vọng và nói: “Chúng tôi biết có vấn đề Thân Thể, nhưng chúng tôi không có cách nào thực hành cả. Thân Thể ở đâu? Làm thế nào chúng ta có Thân Thể và thực hành Thân Thể?” Một số Cơ-đốc nhân dùng từ “sinh hoạt Thân Thể” và “chức vụ Thân Thể”, nhưng khi dùng chức vụ Thân Thể, họ có ý nói một vài người cung ứng thay vì một mục sư. Đó là quan niệm của họ về chức vụ Thân Thể. Vì vậy, tôi phải hỏi anh em, Thân Thể ở đâu? Nhiều Cơ-đốc nhân khao khát Chúa không thể tim được Thân Thể và không cách nào thực tại hóa Thân Thể.
Hầu hết những người nói về Thân Thể trong La-mã chương 12 đã bỏ qua phần thưc hành trong câu 14. Nhưng không thể có thực tại của chương 12 nếu không thực hành chương 14 cách đúng đắn. Không có La-mã chương 14, chúng ta không thể có Thân Thể; vì không thực hành việc tiếp nhận thánh đồ được bày tỏ trong chương này nên Cơ-đốc nhân vẫn chia rẽ về những quan niệm giáo lý. Giáo lý chia rẽ, sự sng hiệp một. Lịch sử Cơ-đốc đã hoàn toàn chứng minh rằng không có giáo lý nào là xây dựng; mọi giáo lý đều chia rẽ. Dầu giáo lý có phù hợp Kinh Thánh hay không, đúng hay sai, vẫn chia rẽ. Cơ-đốc Giáo đã bị chia cắt thành hàng ngàn mảnh vì tất cả các giáo lý khác nhau. Không có trường hợp ngoại lệ, giáo lý nào cũng sinh ra một bè phái hay một nhóm chia rẽ. Không cần nói các giáo lý tà giáo là gây chia rẽ; ngay cả những giáo lý đúng đắn, lành mạnh, chính thống, phù hợp với Kinh Thánh, thuộc linh, cũng gây chia rẽ. Vì vậy, chúng ta không nên tập trung chú ý vào giáo lý. Thay vào đó chúng ta nên cầu nguyện: “Chúa ơi, xin giải cứu chúng con khỏi mọi quan niệm giáo lý. Chúa ơi xin đem chúng con vào trong chính Ngài. Ngài là quan niệm duy nhất của chúng con. Quan niệm của chúng con là Đấng Christ”. Đấng Christ là một; giáo lý thì nhiều. Đấng Christ phải là quan niệm duy nhất của chúng ta.
Đó là điều Phao-lô mun nói khi ông nói “đồng tâm chí với nhau y theo Christ Jesus” (15:5). Tín đồ Do-thái thời xưa giữ nhiều giáo lý. Nhiều tín đồ Dân Ngoại cũng giữ một số quan niệm triết lý. Qua lịch sử Hội Thánh, chúng ta học biết rằng trong thời sứ đồ Phao-lô, bối cảnh tôn giáo của người Do-thái và bối cảnh văn hóa của Dân Ngoại đã tạo nan đề trong nếp sng Hội Thánh. Mặc dầu người Do- thái và Dân Ngoại là những tín đồ thật trong Chúa Jesus nhưng họ đem những quan niệm từ xuất xứ của mình vào trong nếp sng Hội Thánh, người Do-thái đem những niềm tin tôn giáo, còn Dân Ngoại đem những quan niệm triết lý. Một số người gọi là tín đồ Dân Ngoại cho rằng triết lý của họ tương ứng với nhiều sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Hậu quả là các thánh đồ thấy khó hiệp một. Do đó, Phao-lô bảo họ hãy buông bỏ những quan niệm giáo lý vì sự hiệp một. Phao-lô bảo tín đồ Do-thái cũng như tín đồ Dân Ngoại hãy đến với Đấng Christ và nhận Đấng Christ làm quan niệm và sự sng của mình. Do đó, Phao-lô cho tín dồ biết rằng Đấng Christ dành cho cả người chịu cắt bì lẫn Dân Ngoại. Đấng Christ là gốc Gie-sê, nguồn cung ứng cho mọi người Do-thái, và Ngài là Đấng chỗi dậy cai trị mọi dân. Sự cai trị của Đấng Christ trên các dân là ngọt ngào, ân điển và đầy sự chữa lành. Đấng Christ bao hàm cả người Do-thái lẫn Dân Ngoại để họ cùng nhau làm một Thân Thể. Do đó, chúng ta phải quên xuất xứ Do-thái hay Dân Ngoại của mình, xuất xứ tôn giáo hay triết lý của mình, và giữ Đấng Christ là quan niệm duy nhất của mình. Chúng ta phải không có gì ngoài Đng Christ. Nếu một người nào đó hỏi anh em về triết lý, anh em nên trả lời: “Tôi không biết triết lý nào cả. Tôi chỉ biết Đấng Christ mà thôi”. Nếu ai đó hỏi anh em một câu hỏi về tôn giáo, anh em nên trả lời: “Tôi không có tôn giáo. Đấng Christ là sự sống và mọi sự của tôi. Tôi chỉ có Đấng Christ”. Đấng Christ là gốc Gie-sê, và Đấng Christ là Đấng sẽ cai trị các nước.
Trong Sách La-mã, chúng ta thấy Sứ đồ Phao-lô tuyệt đối vì cốc Hội Thánh địa phương. Trong 16:1, ông nói tốt về Phê-bê, nữ chấp sự của Hội Thánh tại Xen-cơ-rê. Lời giới thiệu tốt đầu tiên của Phao-lô là nói về một chị em phục vụ tại một Hội Thánh địa phương cụ thể nào đó. Đừng giới thiệu tốt bất cứ tín đồ nào không có Hội Thánh địa phương. Đừng nói: “Tôi xin tiến cử chị A thuộc về Thân Thể Đấng Christ, chị đi khắp thế giới”. Tôi chắc chắn chị ấy thuộc về Thân Thể của Đấng Christ, nhưng Hội Thánh của chị ấy ở đâu? Một khi biết Hội Thánh của chị thì tôi mới muốn biết chị là một chị em thế nào trong Hội Thánh ấy. Có phải chị chỉ nhóm sáng Chúa Nhật để nhận sự dạy dỗ? Chị có phục vụ Hội Thánh không? Chị phục vụ Hội Thánh như thế nào? Hội Thánh là thực tế. Hội Thánh không nên chỉ là một từ hay một lý thuyết. Cho nên chúng ta phải thực tế trong nếp sống Hội Thánh, tham dự một chức năng rõ ràng nào đó trong Hội Thánh địa phương như chị Phê-bê trong Hội Thánh địa phương tại Xen-cơ-rê. Chúng ta là tội nhân dưới sự định tội của Chúa trong chương một. Trải qua tiến trình trong các chương 3 đến 15, thì trong chương 16, chúng ta là những thánh đồ tạo nên các Hội Thánh địa phượng. Ngợi khen Đức Chúa Trời về công tác cứu chuộc, thánh hóa, biến đổi và xây dựng của Ngài! Đó là kiệt tác của Ngài.
IV. CÁC TRẠM TRONG SÁCH LA-MÃ
Trong Sách La-mã, chúng ta thấy một số trạm. Nhiều Cơ-đốc nhân đã dừng lại tại trạm xưng công chính trong La-mã chương 4. Một số đi xa hơn đến trạm thánh hóa trong La-mã chương 8. Những Cơ-đốc nhân khao khát đi đến tận chương 12 và nói về Thân Thể, mặc dầu họ thiếu kinh nghiệm thật về Thân Thể. Do đó, La-mã chương 12 trở thành một trạm, chúng ta có thể mô tả là trạm của những người nói về Thân Thể. Nếu hài lòng ở lại tại La-mã chương 12, anh em sẽ không có Thân Thể cách thực sự và thực tế, vì Thân Thể được nhận biết cách đầy đủ tại các Hội Thánh địa phương. Nếu không ở trong một Hội Thánh địa phương, anh em không thể đụng chạm được Thân Thể. Từ “Thân Thể” vẫn chỉ là một từ rỗng tuếch đối với anh em. Nếu muốn ở trong Thân Thể, anh em phải ở trong một Hội Thánh địa phương. Như vậy, trạm của chúng ta là chương 16, trạm cuối cùng trong Sách La-mã. Anh em ở đâu? Chúng ta đã trải qua trạm xưng công chính, thánh hóa, và giai đoạn nói về Thân Thể. Ngợi khen Chúa vì chúng ta đang ở trong trạm cuối, trong các Hội Thánh địa phương, nơi chúng ta nhận biết nếp sống Thân Thể thật. Khi an nghỉ trạm này, anh em có thể kết nối với Phao-lô trong giai điệu ngợi khen kết thúc của ông.
Tuy nhiên, trong La-mã chương 16, là chương cho thấy sự hoàn thành sau cùng của công tác Đức Chúa Trời, Phao-lô nói về một điều gì đó tiêu cực vì kẻ thù của Đức Chúa Trời là Sa-tan, vẫn đang làm việc tại đó. “Anh em ơi, tôi nài khuyên anh em hãy để ý và lánh xa những kẻ gây bè đảng và làm cớ vấp phạm, trái với giáo lý mà anh em đã học. Vì những kẻ thể ấy chẳng hầu việc Chúa chúng ta là Đấng Christ, song hầu việc cái bụng của họ, hay lấy giọng êm lời xảo mà lừa dối lòng kế thật thà” (cc. 17-18). Đang khi vui hưởng nếp sống Hội Thánh địa phương, chúng ta phải coi chừng những người gây chia rẽ. Trong câu 17, Phao-lô nói đến “sự dạy dỗ”. Sự dạy dỗ đó là gì? Là sự dạy dỗ của vị sứ đồ chẳng hạn như trong Sách La-mã. Bất cứ sự tranh luận hay bất đồng nào trái với sự dạy dỗ của vị sứ đồ đều gây chia rẽ, chúng ta phải để mắt coi chừng, biện biệt điều đó. Theo câu 17, chúng ta phải lánh xa những người gây chia r và gây vấp phạm trái với sự dạy dỗ này. Ngay cả trong thời Phao-lô cũng có nan đề chia rẽ do những người chống đối gây nên. Vì vậy, chúng ta cũng phải coi chừng. Nếu không, nếp sống Hội Thánh có thể bị tổn hại bởi “giọng êm lời xảo” của những người bất đồng, là những kẻ lừa dối người đơn sơ. Hầu hết những người sống nếp sống Hội Thánh đều đơn sơ. Chúng ta phải đơn sơ để ở trong nếp sng Hội Thánh. Tuy nhiên, một số người có thể đến với anh em bằng lời ngọt ngào, dua nịnh, hùng hồn, tìm cách chia rẽ Hội Thánh và gây cho anh em vấp ngã. Đừng nghĩ mình không thể bị lừa dối. Hãy cảnh giác.
Làm thế nào có thể biện biệt lời nói của những người đến với chúng ta bằng lời dua nịnh? Chỉ có một cách. Chúng ta phải hỏi: Điều này có gây chia rẽ không? Đừng chấp nhận bất cứ cuộc nói chuyện nào gây chia rẽ, dầu những lời ấy êm dịu và tâng bốc đến đầu. Chúng ta phải khước từ bất kỳ cuộc nói chuyện nào trái với sự dạy dỗ của Sách La-mã. Chúng ta phải dứt khoát từ bỏ nó. Hơn nữa, chúng ta phải lánh xa những người nói năng như vậy. Nếu Phao-lô đã đối diện với nan đề ấy trong thời ông, chắc chắn điều ấy cũng sẽ xảy đến trong thời chúng ta vì sự quỉ quyệt của kẻ thù. Do đó, đang khi vui mừng, phấn khởi và ngợi khen Chúa về nếp sống Hội Thánh, chúng ta phải để mắt coi chừng những người gây chia rẽ. Chúng ta không nên để lời êm dịu của loài người lừa dối mà nên tự hỏi: Lời này có trái với sự dạy dỗ của vị sứ đồ không và có gây chia rẽ không? Chúng ta phải để ý đến lời cảnh cáo của Phao-lô trong chương cuối của Sách La-mã.