Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI



PHÚC ÂM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phúc Âm của Đức Chúa Trời là chủ đề của Sách La-mã (1:1). Cơ-đc nhân quen nói có bốn Sách Phúc Âm là Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng. Tuy nhiên, Phao-lô cũng xem Thư Tín ông gửi cho người La-mã là Phúc Âm. Phúc Âm trong bn Sách đầu của Tân Ước nói về Đấng Christ trong xác thịt khi sống giữa các môn đồ trước khi Ngài chết và phục sinh. Sau khi nhục hóa, trước khi chết và phục sinh, Ngài ở giữa môn đồ, nhưng chưa ở trong họ. Phúc Âm trong Sách La-mã nói về Đấng Christ là Linh, không phải Đấng Christ trong xác thịt. Trong La-mã chương 8, chúng ta thấy Linh Sự Sống, Đấng cư ngụ trong chúng ta, đơn giản là chính Đấng Christ. Đấng Christ ở trong chúng ta. Đấng Christ trong bốn Sách Phúc Âm ở giữa các môn đồ; còn Đấng Christ trong Sách La-mã ở trong chúng ta. Đấng Christ trong bn Sách Phúc Âm là Đấng Christ sau khi nhục hóa, trước khi chết và phục sinh. Như vậy Ngài là Đấng Christ ở bên ngoài chúng ta. Đấng Christ trong Sách La-mã là Đấng Christ sau khi phục sinh. Như vậy Ngài là Đấng Christ trong chúng ta. Đó là một điều gì sâu xa hơn và có tính chủ quan hơn Đấng Christ trong các Sách Phúc Âm. Xin ghi nhớ điều này: Phúc Âm trong Sách La-mã nói về Đấng Christ là Linh ở trong chúng ta sau khi Ngài phục sinh.

Nếu chỉ có Phúc Âm về Đấng Christ như trong bốn Sách đầu của Tân Ước, thì Phúc Âm của chúng ta quá khách quan. Chúng ta cần Phúc Âm Thứ Năm, là Sách La-mã, để bày tỏ Phúc Âm chủ quan của Đấng Christ. Đấng Christ của chúng ta không chỉ là Đấng Christ trong xác thịt sau khi nhục hóa và trước khi phục sinh, tức là Đấng Christ ở giữa các môn đồ Ngài. Đấng Christ của chúng ta cao hơn và chủ quan hơn, Ngài là Linh Sự Sống ở trong chúng ta. Ngài là một Đấng chủ quan như vậy. Mặc dầu Giăng chương 14 và 15 bày tỏ rằng Đấng Christ sẽ ở trong những người tin Ngài, nhưng khi Ngài sống lại, điều đó mới được ứng nghiệm. Sách La-mã là Phúc Âm của Đấng Christ sau khi phục sinh, cũng cho thấy rằng bây giờ Ngài là Đấng Cứu Rỗi chủ quan trong người tin Ngài. Như vậy, Phúc Âm này sâu xa hơn và có tính chủ quan hơn.
I. ĐƯỢC HỨA TRONG KINH THÁNH
Đức Chúa Trời hứa ban Phúc Âm này qua các tiên tri trong Kinh Thánh. Điều này có nghĩa là Phúc Âm của Đức Chúa Trời không phải là mt điều tình cờ; Phúc Âm đã đưc Đức Chúa Trời hoch đnh và chuẩn bị. Kinh Thánh cho thấy Phúc Âm này đã được Đức Chúa Trời hoạch định trong quá khứ đời đời. Trước buổi sáng thế, Đức Chúa Trời đã hoạch định có Phúc Âm này. Do đó, trong Kinh Thánh, từ Sáng Thế Ký đến Ma-la-chi, nhiều lần Đức Chúa Trời phán hứa qua các tiên tri về Phúc Âm của Đức Chúa Trời.
II. VỀ ĐẤNG CHRIST
Phúc Âm này của Đức Chúa Trời nói về một Thân Vị là Đấng Christ. Dĩ nhiên sự tha thứ, sự cứu rỗi, v.v... đều được bao hàm trong Phúc Âm này, nhưng đó không phải là điểm chính. Phúc Âm của Đức Chúa Trời nói về Thân Vị của Con Đức Chúa Trời, là Jesus Christ, Chúa chúng ta. Thân Vị kỳ diệu này có hai bản cht-bản chất thần thượng và bản chất con người, thần tính và nhân tính.
A. Ra Từ Dòng Dõi Đa-vít
Phao-lô đề cập đến nhân tính của Đấng Christ trước, chứ không phải thần tính của Ngài; ông nói rằng theo xác thịt, Ngài sinh ra bởi dòng dõi Đa-vít (1:3). Đó là bản chất con người, là nhân tính của Ngài.
B. Do Sự Phục Sinh
Được Chứng Minh Là Con Đức Chúa Trời
Kế đến, Phao-lô nói rằng: “Còn theo thần linh (RcV: theo Linh) của sự thánh khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng minh cách có quyền là Con Đức Chúa Trời” (1:4). Đó là lời đề cập rõ ràng về thần tính của Đấng Christ. Tại sao nhân tính của Ngài được đề cập trưc và thần tính của Ngài được đề cập sau?
Phao-lô đề cập đến nhân tính của Đấng Christ trưc vì ông giữ thứ tự tiến trình của Đấng Christ. Trước hết Đấng Christ đã trải qua tiến trình nhục hóa để trở nên xác thịt. Rồi Ngài trải qua tiến trình chết và phục sinh. Bằng bước thứ hai của tiến trình này, Ngài trở nên Con Đức Chúa Trời bi phục sinh. Đấng Christ đã trải qua tiến trình gồm hai bước: bước thứ nhất là nhục hóa; bước thứ hai là chết và phục sinh. Bởi hai bước này, Đấng Christ trở nên hai điều khác nhau. Ngài trở nên xác thịt qua sự nhục hóa, và trở nên Con Đức Chúa Trời qua sự chết và phục sinh Bước thứ nhất của Ngài đem Đức Chúa Trời vào trong nhân tính. Bước thứ hai của Ngài đem con người vào trong thần tính. Trước khi nhục hóa, với tư cách là một Thân Vị thần thượng, Đấng Christ đã là Con Đức Chúa Trời rồi (Gi. 1:18). Ngài là Con Đức Chúa Trời trước khi nhục hóa, thậm chí La-mã 8:3 chép: “Đức Chúa Trời... sai chính Con Ngài”. Vì Đấng Christ đã là Con Đức Chúa Trời trước khi nhục hóa, [vậy thì] tại sao Ngài cần được chứng minh là Con Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh? Vì bởi nhục hóa, Ngài mặc lấy một yếu tố là xác thịt, tức bản chất con người, là điều không liên quan gì đến thần tính. Là một Thân Vị thần thượng, Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời trước khi nhục hóa, nhưng phần Jesus với xác thịt, tức bản chất con người, là phần do Ma-ri sinh ra, thì không phải là Con Đức Chúa Trời. Phần ấy của Ngài là loài người. Bởi phục sinh, Đấng Christ đã thánh hóa và nâng cấp phần thuộc bản chất con người của Ngài, tức nhân tính của Ngài, và bởi phục sinh, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời với bản chất con người của Ngài. Do đó, trong ý nghĩa này, Kinh Thánh nói rằng Ngài được sinh ra là Con Đức Chúa Trời trong sự phục sinh (Công. 13:33; Hê. 1:5).
Chúng ta hãy xem xét ví dụ về hạt cẩm chướng. Khi hạt ging này được gieo xuống đất, mọc lên và nở hoa, đó là một tiến trình mà chúng ta có thể gọi là sự chứng minh. Khi nhìn hạt cẩm chướng nhỏ bé trước khi được gieo xuống đất, có lẽ chúng ta không thể xác định đó là hạt gì. Tuy nhiên, một khi đã được gieo xuống, mọc lên, và nở hoa, thì hạt giống đó được chứng minh. Hoa là sự chứng minh của hạt ging đó. Vì vậy, mọi người có thể nói: “Đây là hoa cẩm chướng”. Cả hạt ging và hoa đều là cẩm chướng, nhưng hình thức của hoa rất khác với hạt giống. Nếu hạt giống vẫn là hạt giống mà không nở hoa, hầu hết mọi người đều khó nhận biết đó là [hạt] cẩm chướng. Nhưng sau khi lớn lên và nở hoa, nó được chứng minh là hoa cẩm chướng để mọi người thấy.
Khi Đấng Christ ở trong xác thịt suốt ba mươi ba năm rưỡi trên đất, Ngài giống như hạt cẩm chướng. Mặc dầu Con Đức Chúa Trời ở trong Ngài, nhưng người ta không dễ gì nhận biết. Bằng cách được gieo vào trong sự chết và mọc lên trong sự phục sinh, Ngài nở hoa. Bởi tiến trình này, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, và bởi tiến trình này, Ngài nâng cấp xác thịt, tức bản chất con người của Ngài. Ngài không cởi bỏ xác thịt, Ngài không cởi bỏ nhân tính. Ngài thánh hóa, nâng cấp, biến đổi nhân tính đó, và với nhân tính được biến đổi này, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời bằng quyền năng thần thượng. Trước khi nhục hóa, Ngài là Con Đức Chúa Trời không có bản chất con người. Sau khi phục sinh, Ngài là Con Đức Chúa Trời với nhân tính được nâng cấp, thánh hóa, và biến đổi bởi sự phục sinh. Bây giờ, Ngài vừa thuộc về nhân tính vừa thuộc về thần tính. Ngài vừa là dòng dõi Đa-vít vừa là Con Đức Chúa Trời. Ngài là một Thân Vị kỳ diệu!
Đấng Christ đã trở nên xác thịt để hoàn thành công tác cứu chuộc. Sự cứu chuộc đòi hỏi phải có huyết. Chắc chắn thần tính thì không có huyết, chỉ nhân tánh mới có huyết. Tuy nhiên, sự cứu chuộc đòi hỏi phải có huyết, vì không để huyết thì không có sự tha tội (Hê. 9:22). Do đó, Đấng Christ trở nên xác thịt vì công tác cứu chuộc. Tuy nhiên, sự cứu chuộc không phải là mục tiêu của Đức Chúa Trời. Sự cứu chuộc mở đường cho Đức Chúa Trời ban phát sự sống. Trong Phúc Âm Giăng, trước hết Đấng Christ được giới thiệu là Chiên Con của Đức Chúa Trời, tức Đấng cất tội của thế gian đi (Gi. 1:29). Đó là để cứu chuộc. Sau dó, Giăng trình bày Ngài là Chim Bồ Câu, tức Đấng ban sự sống (Gi. 1:32-33). Trước hết, Đấng Christ hoàn thành sự cứu chuộc cho chúng ta; sau đó Ngài tr nên sự sống của chúng ta. Đấng Christ trở nên xác thịt để hoàn thành công tác cứu chuộc cho chúng ta, và Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh để có thể truyền chính Ngài là sự sng cho chúng ta. Bước đầu trong tiến trình của Ngài là để cứu chuộc, và bước thứ hai là để truyền sự sống. Bây giờ, chúng ta có Đấng Christ Phục Sinh ở bên trong là sự sng của chúng ta. Đấng Christ Phục Sinh là Con Đức Chúa Trời chính là sự sng cho chúng ta. Ai có Con Đức Chúa Trời thì có sự sng (lGi. 5:12).
Phần đầu của Sách La-mã đề cập đến sự cứu chuộc mà Đấng Christ đã hoàn thành trong xác thịt. La-mã 8:3 nói rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội, và định tội trong xác thịt. Phần thứ hai của Sách La-mã đề cập đến việc truyền sự sống. Sách La-mã trước hết bày tỏ Đấng Christ là Đấng Cứu Chuộc trong xác thịt, và sau đó bày tỏ Ngài là Linh Ban Sự Sống. Trong La-mã 8:2, chúng ta thấy từ “Linh Sự Sống”. Đó là Linh Nội Cư. Linh Nội Cư là Linh của Đấng Christ, và Linh của Đấng Christ thật ra là chính Đấng Christ ở trong chúng ta (8:9-10).
Vì sao Sách La-mã mở đầu như vậy? Mỗi Sách trong Kinh Thánh đều mở đầu một cách đặc biệt, không Sách nào giống Sách nào. Phao-lô mở dầu Sách La-mã như vậy vì Sách La-mã có một mục tiêu, như chúng ta thấy trong La-mã 8:29-30. Mục tiêu này là sản sinh nhiều con của Đức Chúa Trời. Mục tiêu sản sinh nhiều con của Đức Chúa Trời cần có sự cứu chuộc, sự truyền sự sống, và nếp sống bởi sự sống này. Là con người sa ngã và là tội nhân, chúng ta cần sự cứu chuộc, cần sự sng thần thượng, và cần sng bởi sự sống thần thượng để được tái sinh, biến đổi và hoàn toàn vinh hóa làm con cái của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tất cả chúng ta sẽ là con của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn.
Đức Chúa Trời chỉ có một Con, là Con Độc Sinh của Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời không thỏa lòng khi chỉ có một con. Ngài muốn có nhiều con để đem họ vào vinh hiển. Vì vậy, Đức Chúa Trời dùng Con Độc Sinh của Ngài như một khuôn mẫu, một gương mẫu, để sinh ra nhiều con. Anh em có biết rằng Đấng Christ đã trải qua một tiến trình để được chứng minh là Con Đức Chúa Trời và chúng ta cũng đang trải qua cùng một tiến trình như vậy để được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời không? Ban đầu Đấng Christ là Con Một của Đức Chúa Trời. Vào một thời điểm, Con của Đức Chúa Trời này đã vào trong xác thịt với tên gọi là Jesus. Con của Đức Chúa Trời trong xác thịt được đặt tên là Jesus. Sau ba mươi ba năm rưỡi, Jesus được chứng minh là Con của Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh. Lúc ấy, Đức Chúa Trời có một Con với cả thần tính lẫn nhân tính. Trước sự nhục hóa, Con Đức Chúa Trời chỉ có thần tính; sau khi Ngài phục sinh, Con Đức Chúa Trời có cả thần tính lẫn nhân tính. Ha-lê-lu-gia! Bây giờ, nhân tính có một phần trong Con của Đức Chúa Trời. Con của Đức Chúa Trời ngày nay có cả nhân tính lẫn thần tính.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta được sinh ra là con cái loài người, nhưng được tái sinh làm con cái của Đức Chúa Trời. Dầu là nam hay nữ, chúng ta đều là con trai của Đức Chúa Trời. Theo một ý nghĩa, Đức Chúa Trời không có con gái. Mặc dầu Chúa Jesus có nhiều em, nhưng Ngài không có em gái. Theo ý nghĩa này, mỗi chị em là một anh em. Tất cả chúng ta đều là anh em, và đều là con trai của Đức Chúa Trời. Chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời vì Linh của Con Đức Chúa Trời đã vào trong chúng ta (Ga. 4:6). Ging như Con của Đức Chúa Trời đã vào trong xác thịt bởi sự nhục hóa thì bây giờ, Linh của Con Đức Chúa Trời cũng đã vào trong rất nhiều người giữa chúng ta là những người xác thịt. Vì vậy, theo một ý nghĩa, mỗi người trong chúng ta đều ging như Jesus. Jesus là một người trong xác thịt với Con của Đức Chúa Trời ở bên trong. Chúng ta cũng là những con người xác thịt với Con của Đức Chúa Trời ở bên trong. Anh em không phải là một người xác thịt với Con Đức Chúa Trời ở bên trong sao? Chắc chắn là phải. Nhưng chúng ta không nên cứ mãi là chính mình, phải không? Chúng ta đang chờ đợi để được chứng minh. Ô, con người xác thịt này sẽ được chứng minh bởi sự thánh hóa, biến đổi và vinh hóa. Ha-lê-lu-gia. Con người xác thịt này với Con Đức Chúa Trời bên trong đang ở trong tiến trình thánh hóa, biến đổi và vinh hóa. Sẽ đến thời điểm chúng ta đều công b: “Bởi sự sng lại, chúng ta được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời!” Nếu nói với những người ngoài đường rằng mình là con Đức Chúa Trời, họ sẽ nghĩ anh em điên. Hãy nhớ lại xem người ta đã đối xử với Jesus thế nào khi Ngài công b Ngài là Con Đức Chúa Trời: họ giết Ngài. Nhưng bởi chết và phục sinh, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời. Sau khi phục sinh, Jesus không cần tuyên b Ngài là Con Đức Chúa Trời, vì Ngài đã được chứng minh. Ngày nay, nếu chúng ta nói với mọi người rằng mình là con của Đức Chúa Trời, họ sẽ nghĩ chúng ta bị rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, sẽ đến một ngày-mà Sách La-mã đề cập là ngày bày tỏ hay hiển lộ vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời-chúng ta sẽ được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời trong vinh hiển. Chúng ta sẽ không cần tuyên b gì cả. Tự phát chúng ta sẽ được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời.
La-mã 1:3-4 bày tỏ rằng Jesus là Nguyên Mẫu. Trong La-mã 8:29-30, chúng ta thấy có nhiều con là sự sản sinh hàng loạt. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét nguyên mẫu ấy. Trong nguyên mẫu ấy có Linh của sự thánh khiết, xác thịt và sự chứng minh là Con của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa! Chúng ta cũng có Linh của sự thánh khiết ở bên trong, xác thịt con người ở bên ngoài, và chúng ta sẽ được chứng minh cách trọn vẹn là con cái của Đức Chúa Trời.
III. ĐƯỢC RAO GIẢNG
BỞI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC SAI ĐI
Bây giờ, chúng ta cần tiến xa hơn và xem Phúc Âm của Đức Chúa Trời được rao giảng như thế nào. Phúc Âm này được rao giảng bởi những người được sai đi. Những người được sai đi là các sứ đồ (1:5), biệt riêng ra cho mục đích này. Không phải tất cả tín đồ đều là sứ đồ, nhưng theo một ý nghĩa, tất cả tín đồ đều được Chúa sai đi để rao giảng Phúc Âm.
A. Trong Linh
Phúc Âm này được rao giảng trong linh (1:9). Xin lưu ý từ linh ở đây viết thường, qua đó cho thấy linh này không chỉ về Thánh Linh. Tất cả Cơ-đc nhân tin rằng chúng ta phải ở trong Thánh Linh để rao giảng Phúc Âm. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghe ai bảo chúng ta phải ở trong linh của mình. Nhưng Phao-lô nói chúng ta cần ở trong linh mình. Việc rao giảng Phúc Âm tùy thuộc vào linh của chúng ta. Phao-lô nói ông hầu việc Đức Chúa Trời trong linh trong Phúc Âm của Con Ngài. Khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta không nên sử dụng mánh lới quảng cáo mà nên sử dụng linh mình.
Tại sao chỉ trong Sách La-mã, Phao-lô mới nói ông hầu việc Đức Chúa Trời trong linh? Vì trong Sách này ông tranh luận với những người tôn giáo luôn luôn ở trong một điều gì đó không phải là linh-trong văn tự, trong hình thức, hay trong giáo lý. Trong Sách La-mã, Phao-lô tranh luận rằng bất cứ điều gì chúng ta làm cho Đức Chúa Trời đều phải làm trong linh, bất cứ điều gì chúng ta là đều phải trong linh, bất cứ điều gì chúng ta có cũng phải ở trong linh. Trong chương 2, câu 29, ông nói rằng những người chân chính của Đức Chúa Trời phải trong linh, sự cắt bì thật không phải bề ngoài trong xác thịt, nhưng trong linh. Trong chương 7, câu 6, ông nói chúng ta phải hầu việc Đức Chúa Trời trong sự tươi mới của linh. Trong Sách La-mã, Phao-lô nhắc đến nhân linh của chúng ta 11 lần. Trường hợp sau cùng được tìm thấy trong chương 12, câu 11, trong câu đó ông nói chúng ta phải nóng cháy trong linh. Rao giảng Phúc Âm của Đức Chúa Trời hoàn toàn là vấn đề linh của chúng ta.
B. Bằng Sự Cầu Nguyện
Để rao giảng Phúc Âm, chúng ta cần cầu nguyện nhiều (1:9). Chúng ta cần cầu nguyện cho hồn người và cầu nguyện cho Phúc Âm. Trong việc rao giảng Phúc Âm, cầu nguyện cần thiết hơn bất cứ nỗ lực nào khác. Nếu không cầu nguyện, chúng ta sẽ không kết quả trong việc rao giảng Phúc Âm.
C. Với Nhiệt Tâm
Thứ ba chúng ta phải rao giảng Phúc Âm với nhiệt tâm (1:13-15). Nếu hết lòng với Chúa trong vấn đề rao giảng Phúc Âm, chúng ta phải vận dụng ba điều này: trong linh, bằng sự cầu nguyện, và với nhiệt tâm. Những mánh lới quảng cáo và những phương pháp sẽ không hiệu quả. Tất cả chúng ta đều cần vận dụng linh để tiếp xúc người khác, cầu nguyện và sẵn sàng với nhiệt tâm. Nếu Phúc Âm không cảm động anh em thì sẽ không bao giờ cảm động người khác. Nếu Phúc Âm không thể thuyết phục anh em, Phúc Âm sẽ không bao giờ thuyết phục người khác. Nếu chính anh em không khóc với Phúc Âm, sẽ không ai ăn năn. Nếu anh em khóc, người khác sẽ khóc trong sự ăn năn. Một lần nọ, tôi đọc tiểu sử của một anh em rao giảng Phúc Âm với sức thuyết phục mạnh mẽ. Anh ấy không giảng nhiều. Nhưng khi đứng lên, anh khóc trước mặt mọi người. Sau khi anh khóc trước mặt họ một lúc, người ta tuôn nước mt ăn năn. Đó là rao giảng Phúc Âm với nhiệt tâm.
IV. ĐƯỢC TIẾP NHN
BỞI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI
Những người được kêu gọi sẽ tiếp nhận Phúc Âm của Đức Chúa Trời (1:6-7). Những người được kêu gọi này làm gì? Họ tin. Vì vậy, những người được kêu gọi và những người tin sẽ tiếp nhận Phúc Âm. Chúng ta là người được kêu gọi và là người tin. Được kêu gọi là được gọi ra khỏi; tin là tin vào trong. Sách La-mã cho gương mẫu của Áp-ra- ham. Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời kêu gọi ra khỏi dòng dõi thọ tạo. Dòng dõi thọ tạo đã sa vào nhiều điều khác hơn Đức Chúa Trời và trở nên vô vọng đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời từ bỏ dòng dõi ấy, kêu gọi một người tên là Áp-ra-ham ra khỏi dòng dõi ấy. Cho nên Áp-ra-ham trở nên cha của dòng dõi được kêu gọi, một dòng dõi không phải do Đức Chúa Trời tạo nên mà do Ngài kêu gọi. Chúng ta đã được kêu gọi ra khỏi mọi điều khác hơn Đức Chúa Trời: ra khỏi sáng tạo cũ, thế giới, dòng dõi loài người, và chính mình. Chúng ta đã được kêu gọi ra khỏi điều tốt và ra khỏi điều xấu, ra khỏi mọi điều không phải là chính Đức Chúa Trời. Vì vậy, được kêu gọi là ra khỏi bất cứ điều gì không phải là chính Đức Chúa Trời.
Sau khi được kêu gọi, chúng ta tin. Tin nghĩa là tin vào trong. Tin Jesus không chỉ có nghĩa là tin rằng có một Jesus. Tin Jesus nghĩa là tin vào trong Jesus; tin Đức Chúa Trời là tin vào trong Đức Chúa Trời. Tin đòi hỏi phải thừa nhận rằng chúng ta vô vọng, bất lực và không thể làm gì để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta cần quên chính mình và kết liễu chính mình, kết liễu tất cả những gì chúng ta là, có và làm. Đó là tin. Về phương diện tiêu cực, tin nghĩa là kết liễu tất cả những gì chúng ta là, tất cả những gì chúng ta có, và tất cả những gì chúng ta có thể làm. Về phương diện tích cực, tin có nghĩa là nhận Đức Chúa Trời là mọi sự của chúng ta, đặt chính chúng ta trong Đức Chúa Trời, tin cậy những gì Ngài đã làm, tin cậy những gì Ngài có thể làm và những gì Ngài sẽ làm cho chúng ta. Nói cách khác, tin đơn giản là kết liễu chính mình và hoàn toàn trông cậy vào Đức Chúa Trời. Trước mặt Đức Chúa Trời, sự tin này được kể là công chính và buộc Đức Chúa Trời phải cứu chúng ta.
Phúc Âm được tiếp nhận bi những người được gọi ra khỏi mọi sự khác hơn Đức Chúa Trời và tin vào trong Đức Chúa Trời Tam-Nhất, kết liễu những gì họ là, có, làm, và tin cậy nơi Đức Chúa Trời về những gì Ngài đã làm, có thể làm và sẽ làm. Là một người như vậy, nếu nhận lãnh Phúc Âm của Đức Chúa Trời, anh em sẽ thừa nhận rằng Tôi đã bị kết liễu rồi. Không còn là tôi, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Tôi không cần làm gì cả, vì Ngài đã làm mọi sự, và Ngài sẽ làm mọi sự cho tôi. Tất cả những gì tôi có, tất cả những gì tôi là và tất cả những gì tôi có thể làm đều bị kết liễu bởi tôi đã tin vào Ngài. Bây giờ, Ngài là mọi sự của tôi”. Đó là người nhận lãnh Phúc Âm của Đức Chúa Trời.
A. Nhờ Sự Vâng Phục Của Đức Tin
Những người được kêu gọi nhận lãnh Phúc Âm của Đức Chúa Trời nhờ sự vâng phục của đức tin (1:5). Điều này là gì? Dưới luật của Môi-se, Đức Chúa Trời ban cho dân Ngài Mười Điều Răn để họ vâng theo. Loại vâng phục đó là vâng phục Kinh Luật, vâng phục điều răn. Trong thời đại ân điển này, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một điều răn duy nhất, độc nhất là tin Jesus. Đức Chúa Trời không đòi hỏi chúng ta giữ điều răn nào khác hơn điều này. Bất kể là ai, chúng ta phải vâng phục điều răn của Đức Chúa Trời là tin Jesus. Bất cứ ai tin Đấng Christ đều được cứu, và ai không tin Đấng Christ thì đã bị định tội vì vô tín (Gi. 3:18). Khi vâng theo điều răn duy nhất của Đức Chúa Trời, chúng ta có sự vâng phục của đức tin. Đó là lý do vì sao Chúa Jesus phán trong Giăng 16:8-9 rằng Thánh Linh sẽ cáo trách thế gian về tội không tin Ngài. Ngày nay có một điều răn duy nhất là tin Jesus, và có một tội duy nhất là không tin Ngài. Nếu tin, anh em có sự vâng phục của đức tin, và sẽ nhận lãnh Phúc Âm của Đức Chúa Trời qua sự vâng phục này. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, người vâng phục nhất là người tin Jesus. Người bất phục nhất là người không tin Ngài. Không có điều gì xúc phạm Đức Chúa Trời hơn là không tin Jesus, và trái lại, không có điều gì làm hài lòng Đức Chúa Trời hơn là tin Jesus. Nếu một tội nhân nào, một người con hoang đàng nào, nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi, con cảm tạ Ngài vì đã sai Jesus Christ đến-con tin Ngài”, thì Cha sẽ hài lòng. Đức Chúa Trời hài lòng về anh em khi anh em có sự vâng phục của đức tin.
B. Dn Đến Ân Điển Và Bình An
Việc nhận lãnh Phúc Âm nhờ vâng phục của đức tin dẫn đến ân điển và bình an. Ân điển là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là mọi sự đối với chúng ta để chúng ta vui hưởng, còn bình an là kết quả của việc vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Sự bình an này là an nghỉ, an ủi và thỏa mãn bề trong, chứ không phải một điều gì đó ở bề ngoài.
V. QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phúc Âm này là quyền năng của Đức Chúa Trời dẫn đến sự cứu rỗi (1:16). Trong Sách La-mã, sự cứu rỗi rất có ý nghĩa. Sự cứu rỗi không chỉ có nghĩa là cứu chúng ta khỏi sự định tội của Đức Chúa Trời và khỏi địa ngục; cứu rỗi còn có nghĩa là cứu chúng ta khỏi tình trạng thiên nhiên, lòng yêu mình, chủ nghĩa cá nhân, và chia rẽ. Sự cứu rỗi này cứu chúng ta đến cực điểm, làm cho chúng ta được thánh hóa, đồng hóa, vinh hóa, biến đổi, xây dựng với người khác như một Thân Thể, và không chia rẽ trong nếp sng Hội Thánh. Phúc Âm của Đức Chúa Trời là quyền năng của Đức Chúa Trời dẫn đến một sự cứu rỗi đầy đủ, trọn vẹn và tột bậc như vậy. Đó là quyền năng của Đức Chúa Trời cho mọi người tin. Ngợi khen Chúa! Chúng con tin.
VI. SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐƯỢC BÀY TỎ TRONG PHÚC ÂM
Vì sao Phúc Âm quyền năng như vậy? Phúc Âm quyền năng vì sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong đó (1:17). Theo Giăng 3:16, sự cứu rỗi phát xuất từ tình yêu của Đức Chúa Trời. Theo Ê-phê-sô 2:8, sự cứu rỗi là bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng ở đây, Phao-lô không nói sự cứu rỗi phát xuất từ tình yêu hay bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà nói sự cứu rỗi đến bởi sự công chính của Đức Chúa Trời.
Tình yêu hay ân điển đều không liên quan đến luật. Không có luật nào ép buộc người ta yêu thương và cũng không có luật nào bắt buộc người ta ban ân điển. Dầu có yêu thương anh em hay không, tôi vẫn không phạm pháp, và dầu tôi có dành ân điển cho anh em hay không, tôi vẫn không phạm pháp. Theo một ý nghĩa, Đức Chúa Trời không bị buộc phải yêu chúng ta. Nếu muốn, Ngài yêu chúng ta; nếu không muốn, Ngài có thể quên chúng ta đi. Hơn nữa, Đức Chúa Trời không bị luật nào ràng buộc phải bày tỏ ân điển cho chúng ta. Khi nào cảm thấy vui vẻ, Ngài có thể nói: “Ân điển đây”; khi cảm thấy không vui, Ngài có thể tránh xa chúng ta. Đức Chúa Trời không bị buộc phải yêu thương, Ngài cũng không bị luật nào ràng buộc phải ban ân điển. Trái lại, sự công chính liên quan rất nhiều đến luật. Vì Đấng Christ đã làm trọn mọi đòi hỏi công chính của Kinh Luật, nên Đức Chúa Trời buộc phải cứu chúng ta. Nếu anh em nói: “Chúa Jesus ơi, Ngài là Đấng Cứu Rỗi con”, anh em có thể quay sang Đức Chúa Trời và nói: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài phải tha thứ cho con. Dầu mun hay không, Ngài vẫn phải tha thứ cho con. Ngài là công chính nếu Ngài tha thứ cho con, nhưng Ngài không công chính nếu Ngài không tha thứ cho con”. Hãy mạnh dạn nói như vậy với Đức Chúa Trời. Vì Đấng Christ đã làm trọn mọi đòi hỏi công chính của Kinh Luật, nên Đức Chúa Trời bị sự công chính của Ngài buộc phải cứu chúng ta. Sự công chính là mối dây ràng buộc mạnh mẽ. Vì chịu sự ràng buộc ấy, nên Đức Chúa Trời phải cứu chúng ta. Đức Chúa Trời không thể trốn tránh-Ngài phải cứu chúng ta vì Ngài là công chính. 1Giăng 1:9 chép nếu chúng ta xưng tội mình thì Đức Chúa Trời là công chính sỗ tha thứ các tội phạm của chúng ta vì Đấng Christ đã chết cho chúng ta và đã đổ huyết Ngài vì chúng ta. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải tẩy sạch chúng ta. Trong Phúc Âm Phao-lô rao giảng có quyền năng vì sự công chính của Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong đó. Khi đến chương 3, chúng ta sẽ thấy sự công chính của Đức Chúa Trời.
A. Từ Đức Tin Đến Đức Tin
Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm từ đức tin đến đức tin (1:17), nghĩa là hễ có đức tin, chúng ta có sự công chính của Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời ra từ đức tin của chúng ta và dẫn đến đức tin. Đừng nói anh em không có đức tin. H anh em kêu cầu danh Chúa Jesus, thì Ngài phong phú đối với anh em. Khi anh em kêu: “Ô Chúa Jesus”, Ngài là đức tin của anh em. Có lẽ anh em nói anh em không cảm thấy mình tin. Để trả lời cho điều này, tôi xin kể cho anh em nghe những gì đã xảy đến cho tôi hơn 40 năm trước khi tôi đọc một quyển sách về tính bảo đảm của sự cứu rỗi. Quyển sách này nói mạnh mẽ rằng hễ tin thì được cứu. Ngay lập tức tôi tự hỏi: “Ngươi có tin không? Ngươi có đức tin không?” Tôi bắt đầu nghi ngờ. Suốt vài ngày tôi bị điều này quấy rầy và không thể ăn ngon, ngủ yên được. Tôi không cảm thấy mình tin. Sau khi bối rối mấy ngày, Chúa thương xót và giúp đỡ tôi. Chúa phán: “Hỡi kẻ ngu dại, hãy tiếp cận vấn đề này từ một góc độ khác, và hãy tự hỏi: ‘Ngươi không tin sao?’ Hãy hết sức c gắng đừng tin”. Tôi c gắng không tin Jesus, nhưng tôi không thể làm điều đó. Đơn giản là tôi không thể không tin Ngài. Đó là bằng cớ tôi có đức tin. Nếu cảm thấy mình không có đức tin, hãy c gắng ngừng tin. Hễ không thể ngừng tin thì điều đó chứng tỏ anh em có đức tin. Ngợi khen Chúa! Tất cả chúng ta đều có đức tin. Miễn là chúng ta có đức tin này thì sự công chính của Đức Chúa Trời sẽ được bày tỏ ra từ đức tin này và đến đức tin này. Mặc dầu có thể c gắng gạt bỏ đức tin của mình, nhưng anh em không thể làm điều đó vì đức tin đã vào trong anh em. Bên trong anh em có một điều gì đó mà Kinh Thánh gọi là “đức tin”. Hễ có đức tin, anh em có sự công chính của Đức Chúa Trời.
Nói rằng sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ không có nghĩa là trưc đó sự công chính chưa hiện hữu, mà đơn giản có nghĩa là mặc dầu trước đó sự công chính đã hiện hữu, nhưng chưa được khải thị, hay chưa được nhìn thy. Để bất cứ điều gì có thể được khải thị, điều đó đã phải hiện hữu rồi. Sự công chính này của Đức Chúa Trời được khải thị từ đức tin đến đức tin.
Tôi xin minh họa bằng cách cầm một quyển lịch xinh đẹp trước mắt anh em. Quyển lịch này đã hiện hữu ít lâu rồi, nhưng bây giờ mới được khải thị cho anh em. Nó được khải thị như thế nào? Được khải thị bởi thị giác của anh em và cho thị giác của anh em. Nếu bị mù, quyển lịch không thể được khải thị cho anh em, vì sự khải thị về quyển lịch là bởi thị giác của anh em và cho thị giác của anh em. Sự công chính của Đức Chúa Trời đang hiện hữu và đã hiện hữu trải qua suốt các thời đại. Từ khi tin Jesus, chúng ta có đức tin, và đức tin này là thị giác thuộc linh của chúng ta. Bởi đức tin này và cho đức tin này, sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị. Vì vậy, sự công chính cửa Đức Chúa Trời được khải thị từ đức tin cho đức tin trong Phúc Âm. Ngợi khen Chúa!
B. Người Công Chính Có Sự sống
Và Sống Bởi Đức Tin
Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm rằng người công chính có sự sống và sống bởi đức tin (1:17). Từ Hi-lạp được dịch là “sống” trong câu này vừa có nghĩa là “sng” vừa là “có sự sng”. Bản tiếng Hoa dịch là “có sự sng”. Quyển Phù Dẫn của Young cũng cho biết rằng từ Hi-lạp này có nghĩa là sng và có sự sống. Câu này là phần trích từ Ha-ba-cúc 2:4, là câu được trích ba lần trong Tân Ước. Câu này được tìm thấy trong Hê-bơ-rơ 10:38 mà theo văn mạch có nghĩa là người công chính sẽ sng bởi đức tin. Theo Ga-la-ti 3:11 điều này có nghĩa là người công chính sẽ có sự sng bởi đức tin vì văn mạch trong Ga-la-ti chương chương 3 nói rằng Kinh Luật không thể ban sự sng cho người ta (Ga. 3:21), người ta chỉ có thể có sự sống bởi đức tin. Do đó, trong Ga-la-ti chương 3, vấn đề không phải là sống, mà là có sự sống. La-mã 1:17 bao hàm cả hai ý nghĩa này-có sự sống và sống. Vì vậy, chúng ta có thể dịch câu này như vầy: “Người công chính sẽ có sự sng và sng bởi đức tin”.
Câu ngắn ngủi này là phần trích vắn tắt của toàn bộ Sách La-mã. Sách La-mã có ba phần. Phần thứ nhất đề cập đến vấn đề xưng công chính, cho thấy làm thế nào để công chính, làm thế nào để công bình, theo cách nhìn Đức Chúa Trời. Phần thứ hai cho biết làm thế nào để có sự sống bằng cách được xưng công chính để dẫn đến sự sống (5:18). Cách để có sự chết là bị Đức Chúa Trời định tội, cách để có sự sống là được Ngài xưng công chính. Kế đến, phần thứ ba cho biết chúng ta phải sng như thế nào. Sau khi đã nhận được sự sng này, chúng ta cần sống bày tỏ sự sống ấy chủ yếu bằng cách thực hành nếp sống Thân Thể. Phần cuối của Sách La-mã, từ chương 12 đến cuối chương 16, đề cập đến nếp sống của chúng ta. Chúng ta chủ yếu cần có nếp sng Hội Thánh. Các Hội Thánh địa phương là phần chính yếu của nếp sống chúng ta như được bày tỏ trong chương 16. Vì vậy, toàn thể Sách La-mã đề cập đến ba điều: công chính, có sự sống và sống đúng đắn. Ngợi khen Chúa! Tất cả chúng ta đều đã được xưng công chính, và đều nhận được sự sống thần thượng. Bây giờ, chúng ta đang sống bày tỏ sự sống này chính yếu trong Thân Thể, trong Hội Thánh địa phương. Đó là cách sống bởi sự sống thần thượng. Người công chính sẽ có sự sng và sống bởi đức tin.