Bắc quốc Israel khởi đầu với vua Giê rô bô am, người Ép ra im
và chấm dứt với vua Ô sê, khi bị lưu đày sang A si ri vào năm 722 T.C.
Bắc quốc gồm có 10 bộ tộc, thủ đô là Sa-ma-ri, có 19 vị vua tất
cả.
Giê-rô-bô-am (cai trị 22 năm)- Na-đáp (2 năm)- Ba-ê-sa (4
năm) – Ê-la (2 năm)- Xim-ri (7 ngày)- Ôm-ri (12 năm)- A-háp (22 năm)- A-cha-xia
(2 năm)- Giô-ram (12 năm)- Giê-hu (28 năm)- Giô-a-cha (17 năm)- Giô-ách (16
năm)- Giê-rô-bô-am II (41 năm)- Xa-cha-ri (6 tháng)- Sa-lum (1 tháng)-
Mê-na-hem (10 năm)- Phê-ca-hia (3 năm)- Phê-ca (20 năm)- Ô-sê (9 năm)-
Bắc quốc tồn tại chừng 220 năm.
Chúa dùng lời tiên tri Ô sê đặt tên cho Bắc quốc là Lô Ru ha
ma –không còn thương xót, và Lô am mi- không phải là dân của Chúa.
Truyền thống Hê bơ rơ cho rằng tiên tri Giê rê mi là tác giả
hai sách Các Vua. Giê rê mi đã dùng 11
đoạn đầu nói về nước của Sa lô môn, từ đoạn 12 của 1 Các vua đến chương 17 của 2 Các vua
tổng cộng là 28 chương, ông nói chi tiết về Bắc quốc. Sau khi Bắc quốc mất
rồi tác giả mới nói chi tiết về nước Giu đa, trong 8 chương cuối của sách 2 Các vua. Cho nên trọng
tâm của 2 sách Các vua là chép về Bắc quốc Israel—một dân bội phản Chúa.
Nếu các bạn đọc kĩ 28 chương đó chúng ta sẽ thấy Giê rê mi
nói rất dài dòng về chức vụ hai tiên tri Ê li và Ê li sê đã thi hành chức vụ giữa
lòng dân Bắc quốc bội đạo cách nhiệt tình biết dường nào.
Ngoài ra còn có các tiên tri có chức vụ lời mạnh mẽ giữa Bắc
quộc là Ô sê giảng 14 chương, A mốt giảng 9 chương.
Trong 19 vua ở Bắc quốc thì Giê rô bô am mở đầu việc đại ác
là tạo nên hai con bò vàng dẫn toàn dân Israel xa lìa Chúa, để cản họ đến
Jerusalem thờ Chúa: “Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về
nhà Đa-vít chăng. Nếu dân sự nầy đi lên Giê-ru-sa-lem đặng tế lễ tại trong đền
của Đức Giê-hô-va, thì lòng họ chắc sẽ trở về chúa của họ, là Rô-bô-am, vua
Giu-đa; người ta sẽ giết ta đi và trở về với Rô-bô-am, vua Giu-đa. Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò
con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó
thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ
Ê-díp-tô.(e) 29 Người đặt con nầy tại Bê-tên, và con kia tại Đan” (1 Vua 12).
A háp là vua đại ác hơn Giê rô bô am, “Vả, người lấy sự bắt
chước theo tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, làm nhỏ mọn,nên người đi
lấy Giê-sa-bên, con gái Ết-ba-anh, vua dân Si-đôn, mà làm vợ;người cũng đi hầu
việc Ba-anh và thờ lạy nó. Người lập một bàn thờ cho Ba-anh tại trong miễu của
Ba-anh mà người đã cất tại Sa-ma-ri. A-háp cũng dựng lên một hình tượng Át-tạt-tê.
Vậy, A-háp làm nhiều điều ác, chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên
hơn các vua Y-sơ-ra-ên trước mìn” (1 Vua 16).
Tôi thật không sao hiểu nỗi đức thương xót, và ân điển dư dật
của Chúa ban cho một đất nước đại ác như vậy, xấu xa hơn nước Giu đa ở miền
nam, mà Chúa lại ban cho nhưng vị tiên tri ưu tú, nhiều ân tứ như Ê li, Ê li sê,
Ô sê, A mốt…Nam quốc Giu đa có nhiều cuộc
phục hưng, trong khi miền bắc không có một cuộc phục hưng nào.
Thế mà Chúa chăm sóc họ
hết mức. Ngài vẫn còn dành trong xứ vào thời A háp có đến 7000 người đắc thắng
thần tượng.
Chức vụ của Ê li và Ê li sê là chứng cớ lòng nhân từ, thương
xót vô hạn và ân điển dư dật của Chúa dành cho dân phản bội của Ngài. Mỗi ông Ê
li sê và Ô sê đều có chức vụ kéo dài đến 60 năm.
Chức vụ Ô sê và A mốt nói lên sự phán xét nghiêm khắc của
Chúa trên Israel và lời hức cho tươmg lai xán lạn của họ về sau.
Ngợi khen đức thương xót của Chúa.