Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI CHÍN


THỰC HÀNH NẾP SNG THÂN THỂ
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét việc thực hành nếp sống Thân Thể như đã được trình bày trong các chương của Sách La- mã.

QUYỀN LÀM CON VÌ THÂN THỂ
Chúng ta đã thấy mình phải hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Con Ngài (1:9). Phúc Âm này là Phúc Âm về quyền làm con. Quyền làm con bao gồm sự chứng minh, phục sinh, xưng công chính, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, vinh hóa và hiển lộ. Chúng ta hiện đang trải qua tiến trình của sự chứng minh; tức là chúng ta đang được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời bởi quyền năng của sự phục sinh. Quyền làm con là vì Thân Thể. Để làm các chi thể của Thân Thể Đấng Christ, chúng ta phải là các con của Đức Chúa Trời.
Chúng tôi đã nêu lên rằng trong một ý nghĩa rất thật, chương 12 là phần tiếp theo ngay sau chương 8, chương 9 đến chương 11 được thêm vào như phần mở ngoặc về sự lựa chọn của ân điển. Chương 8 cho thấy rằng chúng ta đang được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời (c. 29). Sự đồng hóa này làm cho chúng ta đủ điều kiện thực hành nếp sông Thân Thể.
Nếp sống Thân Thể không chỉ là tín đồ qui tụ lại. Nhiều nhóm tín đồ được hình thành với mục đích có nếp sống Thân Thể. Tuy nhiên kết quả là thất bại. Những nhóm tín đồ này không nhận thức rằng nếp sống Thân Thể tùy thuộc vào quyền làm con, là điều ra từ sự chứng minh. Nếu muốn thực hành nếp sng Thân Thể đúng đắn, chúng ta phải được biến đổi theo quyền năng của sự phục sinh.


THÂN THỂ ĐƯỢC TRÌNH DÂNG,
HỒN ĐƯỢC BIẾN ĐỔI, VÀ LINH BỐC CHÁY
Trong chương 12, Phao-lô đề cập đến thân, hồn và linh. Trong câu 1, ông nói: “Vậy, anh em ơi, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời mà nài khuyên anh em hãy dâng thân thể của anh em làm sinh tế sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự phụng sự thuộc linh của anh em”. Thân thể vật lý của chúng ta phải được dâng hiến cho Chúa để Ngài có được Thân Thể. Một s người có thể có lòng đối với nếp sng Thân Thể, nhưng nếu không dâng thân thể, thì họ không [sống] vì nếp sống Thân Thể cách thực tiễn. Anh em có thể quan tâm đến việc nhóm họp, nhưng mối quan tâm ấy sẽ thực hiện được gì nếu thân thể anh em vẫn nhà? Nếu không dâng thân thể cho Chúa vì nếp sống Hội Thánh, chúng ta không thể có sinh hoạt nhóm họp thực tế. Nếu nói có lòng đối với các buổi nhóm của Hội Thánh, anh em cần tự hỏi mình có dâng thân thể cho Chúa cho những buổi nhóm chưa? Thân thể anh em ở đâu vào giờ nhóm? Thân thể là bình chứa bản thể anh em, vì linh bên trong hồn và hồn ở trong thân thể. Chúng ta phải dâng bình chứa này cho Chúa vì Thân Thể Ngài.
Câu 2 nói về tâm trí, là phần chính yếu của hồn: “Đừng khuôn rập theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí của anh em”. Khi tâm trí được đổi mới, hồn sẽ được biến đổi. Vì vậy, thân thể cần được dâng hiến và hồn cần được biến đổi.
Trong câu này, Phao-lô nài khuyên chúng ta đừng đồng hóa theo đời này. Thế gian, tức hệ thống của Sa-tan, chính là cosmos gồm có nhiều thời đại. Thế kỷ 19 là một thời đại, và thế kỷ 20 là một thời đại khác. Thật ra, có vài thời đại khác nhau trong, chính thế kỷ 20. Thời đại hiện nay là một phần trong hệ thống thế gian của Sa-tan. Thời đại này không những bao hàm thế gian phàm tục mà cũng bao hàm thế giới tôn giáo. Nếu bị đồng hóa theo tôn giáo ngày nay, chúng ta sẽ vô dụng đối với sự thực hành nếp sống Thân Thể.
Đối với Phao-lô trong thời của ông, đồng hóa theo thời nay chủ yếu là đồng hóa theo Do-thái giáo. Do-thái giáo là ngăn trở nghiêm trọng cho việc thực hành nếp sống Thân Thể trong thế kỷ thứ nhất. Như Do-thái giáo là một phần của thời đại vào thời Phao-lô, thì Cơ-đốc giáo như một tôn giáo có tổ chức, là một phần của thời đại ngày nay. Nếu bị đồng hóa theo Cơ-đốc giáo có tổ chức, anh em sẽ bị đồng hóa theo thời đại này. Thay vì bị đồng hóa theo thời đại này, chúng ta cần được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí.
Trong 12:11, Phao-lô nói về linh; ông bảo “lòng phải sốt sắng [nóng cháy trong linh]”. Linh chúng ta phải sốt sắng, tức là linh phải được nung nấu và nóng cháy. Nếu có thân thể dâng hiến, hồn trong tiến trình biến đổi, và linh nóng cháy, chúng ta sẽ thực hành được nếp sống thân thể cách đúng đắn.

NÓI VÀ THỰC HÀNH
Nhiều người nói về nếp sống Thân Thể trong La-mã chương 12 nhưng không thực hành nếp sng Thân Thể thật sự. Chẳng hạn như một s người thấy trong Thân Thể Đấng Christ, chúng ta là “chi thể của nhau” (12:5). Tuy nhiên, họ không thể nêu tên những chi thể nào mình liên hệ cụ thể. Do đó, lời họ nói về việc làm chi thể của nhau chỉ là nói suông. Chúng ta không ở đây đ nói về nếp sống Thân Thể; chúng ta [ở đây] để thực hành nếp sống Thân Thể.
Sự dạy dỗ trong La-mã về nếp sống Thân Thể nằm trong chương 12, nhưng thực hành nằm trong chương 14, 15 và 16. Những chương này đề cập đến những nan đề thực tế xảy ra trong nếp sống Hội Thánh. Khi xem xét cách giải quyết của Phao-lô trước những nan đề này, chúng ta có thể học biết ít nhiều điều liên quan đến nếp sng Thân Thể.

TIẾP NHN TÍN ĐỒ
Về giáo lý nếp sống Thân Thể, chương 12 là quan trọng, trong khi về thực hành nếp sống Thân Thể, chương 14 là quan trọng. Trong chương 14, Phao-lô nói về nan đề tiếp nhận những tín đồ có ý kiến và thực hành khác với chúng ta. Trong 14:1, Phao-lô nói: “Anh em hãy tiếp nhận kẻ yếu đức tin, nhưng không nên xét đoán ý kiến của họ”. Rồi Phao-lô tiếp tục cho hai ví dụ về những vấn đề tín đồ có thể có quan niệm khác nhau. Ví dụ đầu tiên về sự ăn uống: “Người Bầy tin rằng mọi vật đều ăn được cả, còn kẻ yếu đui kia chỉ ăn rau mà thôi” (c. 2). Ví dụ thứ hai về việc giữ ngày: “Người nầy coi ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia coi mọi ngày đều như nhau” (c. 5). Hai vấn đề này là những minh họa về nhiều điều đã chia rẽ Cơ-đốc nhân. Hãy lấy báp-têm làm ví dụ. Một số người khăng khăng về báp-têm dìm xuống nước, trong khi người khác khăng khăng báp-têm rảy nước. Nếu thực hành nếp sống Thân Thể đúng đắn, chúng ta sẽ tiếp nhận mọi tín đồ thật trong Đấng Christ, dầu họ thực hành báp-têm dìm xuống nước hay rảy nước.
Một s người nói chúng ta trong sự khôi phục của Chúa là hẹp hòi. Tuy nhiên, chúng ta sẵn lòng tiếp nhận mọi Cơ-đốc nhân; Chúng ta tiếp nhận những người thực hành dìm xuống nưc và những người thực hành rảy nước. Như vậy ai là người hẹp hòi những người trong sự khôi phục hay những người chỉ chấp nhận những ai đáp ứng các đòi hỏi đặc biệt liên quan đến giáo lý hay thực hành trong sự tương giao của họ?
Chia rẽ giữa vòng Cơ-đốc nhân là do những khác biệt về giáo lý hay thực hành. Chẳng hạn như tín đồ đã chia rẽ về những điều như trùm đầu, rửa chân, giữ Chúa nhật hay giữ ngày Sa- bát. Sự kiện này sẽ đem chúng ta trở lại với La-mã chương 14 cách tươi mới, trong chương đó Phao-lô khuyên dạy chúng ta tiếp nhận những ai có đức tin trong Đấng Christ và không xét đoán họ về những điều thứ yếu. Nếu có ai đến với chúng ta với một ý kiến khác biệt về một vấn đề cụ thể nào đó, chúng ta vẫn phải tiếp nhận người ấy như một anh em trong Chúa. Như Phao- lô nói trong 15:7: “Vậy nên anh em hãy tiếp nhận lẫn nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp nhận anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển”.
Tầm quan trọng của việc tiếp nhận tín đồ được minh họa bằng kinh nghiệm chúng tôi đã có trong những ngày đầu của nếp sng Hội Thánh tại Los Angeles. Ba nhóm Cơ-đc nhân khác nhau muốn đến với chúng tôi vì nếp sng Hội Thánh. Một nhóm có xuất thân từ Ngũ Tuần, một nhóm khác xuất thân từ là sự dạy dỗ Kinh Thánh chính thng. Khi được biết họ mong mun và náo nức trước triển vọng nhóm họp với nhau, tôi nhắc nhở họ rằng suốt các thế kỷ, Cơ-đốc nhân đã bị chia rẽ bởi những ý kiến về giáo lý và thực hành. Hơn nữa, tôi bảo rằng nếu mun đến với nhau vì nếp sống Hội Thánh theo La-mã chương 14, họ phải bỏ các ý kiến của mình và tiếp nhận tất cả những tín đồ thật trong Đấng Christ dầu họ khác nhau đến đâu về giáo lý và thực hành. Họ đồng ý bỏ sang một bên những khác biệt và nhóm họp với nhau trong sự hiệp một vì nếp sống Hội Thánh. Trong nơi nhóm họp, chúng tôi treo vài biểu ngữ. Một biểu ngữ ghi: “Đa Dạng Đối Kháng Đồng Dạng”; một biểu ngữ khác ghi: “Hiệp Một Trong Đa Dạng”; và một câu khác nữa: “Tất Cả Là Một Trong Đấng Christ”. Tuy nhiên sau một thời gian rất ngắn, những người xuất thân t Ngũ Tuần bắt đầu khăng khăng; đòi thực hành nói các thứ tiếng [lạ] và chơi tâm-bồ-ren trong các 1 buổi nhóm. Những người xuất thân từ bối cảnh dạy dỗ Kinh Thánh chính thống không chịu được điều dó và không đồng ý. Tôi khuyên những người chống việc nói các thứ tiếng [lạ] và chơi tâm-bô-ren hãy nhẫn nại với những người thích các điệu ấy. Tuy nhiên họ không chịu. Rồi tôi khuyên những người ủng hộ các thực hành này hãy quan tâm đến cảm nhận của người khác. Họ cũng từ chối, khăng khăng rằng làm như vậy không có gì sai cả. Cuối cùng, do cả hai bên không thể chấp nhận những giáo lý và thực hành khác nhau nên các nhóm này không thể nhóm chung trong sự hiệp một để thực hành nếp sống Hội Thánh.

THÁI ĐỘ BAO HÀM
Chúa có thể làm chứng cho chúng ta rằng trong việc thực hành nếp sống Hội Thánh, chúng ta đã bao hàm, tiếp nhận mọi loại tín đồ khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta không ngăn chn các thánh đồ nói tiếng lạ, nhưng cũng không khăng khăng phải nói tiếng lạ. Tuy nhiên, chúng ta bị buộc tội hẹp hòi. Thật ra những người trong các giáo phái mới hẹp hòi, vì họ không tiếp nhận mọi loại Cơ-đốc nhân khác nhau. Suốt những năm Los Angeles, chúng tôi chưa bao giờ từ chối một tín đồ thật nào trong Đấng Christ. Hơn nữa, chúng tôi cũng không điều chỉnh người khác. Trái lại, chúng tôi học tập chỉ cung ứng sự sống cho tất cả những ai đến với mình.
Trong La-mã chương 14, thái độ của Phao-lô rất bao hàm. Nói về phương diện giáo lý, ông biết tín đồ được tự do ăn thịt cũng như ăn rau. Nhưng ông không tiếp cận vấn đề theo giáo lý. Thay vào đó, ông biểu lộ thái độ bao hàm đối với mọi tín đồ; ông không khinh dể những người chỉ ăn rau hay những người ăn mọi loại thức ăn. Thái độ của ông về việc giữ ngày cũng tương tự như vậy.
Để thực hành nếp sống Thân Thể đúng đắn, phải có thái độ bao hàm như vậy. Chúng ta không nên áp đặt một thực hành cụ thể nào trên người khác hay chống đối một thực hành nào. Hãy lấy việc ngợi khen Chúa lớn tiếng làm ví dụ. Một sngười có thể chống đối và lên án điều này là mất trật tự, trong khi người khác lại ủng hộ điều này và áp đặt nó trên người khác. Cả hai thái độ này đều sai. Nếu thích yên lặng trong các buổi nhóm, chúng ta không nên áp đặt quan điểm của mình trên người khác. Cũng vậy, nếu thích la lớn, chúng ta không nên áp đặt điều này trên ai hết. Đối với việc đọc-cầu-nguyện cũng vậy. Nếu ai muốn thực hành đọc-cầu-nguyện, họ nên tự do làm điều đó. Nhưng nếu người khác không thích thực hành này, thì không nên bắt buộc họ.
Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta phải bao hàm, tiếp nhận mọi tín đồ thật. Tuy nhiên, không dễ học bài học này, vì tất cả chúng ta đều mun người khác giống như mình. Chúng ta đừng vì mình mà bắt người khác hay đòi hỏi họ thay đổi cách của họ. Trái lại, chúng ta hãy hiệp một trong đa dạng và da dạng mà không đồng hóa nhau. Mặc dầu đa dạng như vậy, nhưng chúng ta vẫn là một trong Đấng Christ.


KHÁC BIỆT GIỮA CÁC HỘI THÁNH
Không những có khác biệt giữa tín đồ trong một Hội Thánh địa phương, mà còn có khác biệt giữa chính các Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn như Hội Thánh tại một địa phương có thể thực hành đọc-cầu-nguyện, nhưng Hội Thánh tại một địa phương khác thì không. Nếu đến thăm một Hội Thánh địa phương có thực hành khác với Hội Thánh tại địa phương mình, đừng tìm cách điều chỉnh hay thay đổi gì cả. Bất cứ ở đâu, anh em đều nên đơn giản hiệp một với Hội Thánh tại nơi ấy. Hễ đó là Hội Thánh địa phương, anh em cần hòa hợp với Hội Thánh và không áp đặt hay chống đối gì cả. Tôi thừa nhận rằng nói về điều này thì dễ nhưng thực hành mới khó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta phải sẵn lòng học bài học này. Rồi chúng ta sẽ không những có giáo lý về Thân Thể trong La-mã chương 12, mà còn có thực hành nếp sng Thân Thể trong La-mã chương 14.

VẤN ĐỀ VỀ LINH
La-mã 14:17 chép: “Vì nước (hay: vương quốc) Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công nghĩa, bình an, và vui vẻ trong Thánh Linh”. Theo câu này, vương quốc Đức Chúa Trời là vấn đề về Linh. Hễ có sự công chính, bình an và vui mừng trong Thánh Linh thì chúng ta không nên bận tâm đến những khác biệt về giáo lý hay thực hành.

TÍNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA HỘI THÁNH
La-mã 16:1 chép: “Tôi tiến dẫn Phê-bê, chị em của chúng ta, cho anh em, bà là nữ chấp sự của Hội Thánh tại Xen-cơ-rê”. Câu này tiết lộ phương diện thứ hai về thực hành nếp sng Thân Thể: vấn đề Hội Thánh địa phương. Nếu muốn có nếp sống Thân Thể thực tiễn, không những chúng ta phải tiếp nhận tín đồ, mà cũng chú ý đến Hội Thánh tại địa phương. Theo La-mã chương 16, thực hành nếp sống Thân Thể bao gồm tính địa phương của Hội Thánh. Chương này không những nói về Hội Thánh địa phương, Hội Thánh tại Xen-cơ-rê, mà cũng nói về các Hội Thánh. Trong câu 4, Phao-lô đề cập đến các Hội Thánh của các nước và trong câu 16, các Hội Thánh của Đấng Christ.

BIỂU LỘ LÒNG HIẾU KHÁCH ĐỐI VỚI HỘI THÁNH
Trong câu 23, Phao-lô nói: “Gai-út, là người tiếp đãi tôi, cùng tiếp đãi cả Hội Thánh, chào thăm anh em”. Ở đây Phao-lô nêu tên một anh em tiếp đãi cả Hội Thánh. Rõ ràng Phao-lô đang nói đến Hội Thánh địa phương, không phải Hội Thánh phổ thông. Việc Phao-lô nêu lên Gai-út tiếp đãi cả Hội Thánh, không phải tiếp đãi tất cả các thánh đồ, là điều quan trọng. Có một khác biệt giữa việc tiếp đãi Hội Thánh và tiếp đãi các thánh đồ, vì chúng ta có thể quan tâm đến các thánh đồ, nhưng không quan tâm đến Hội Thánh. Nhưng trong Sách này, quan niệm của Phao-lô chủ yếu là liên quan đến Hội Thánh không liên quan đến các thánh đồ. Trong việc tiếp đãi, Hội Thánh phải ở trong ý thức và quan niệm của chúng ta. Khi mở rộng việc tiếp đãi người khác, anh em có quan niệm gì? Anh em có quan niệm là mình đang tiếp đãi các thánh đồ hay tiếp đãi Hội Thánh? Nếu có quan niệm đúng đắn, anh em sẽ nhận thức mình không chì tiếp đãi một số thánh đồ nào đó, mà đang tiếp đãi cả Hội Thánh.

HỘI THÁNH TRONG NHÀ
Trong câu 5, Phao-lô gửi lời chào thăm Hội Thánh trong nhà Bê-rít-sin và A-qui-la. Dùng câu này làm nền tảng, một số người nói Hội Thánh trong nhà khác với Hội Thánh trong một thành ph. Tuy nhiên nếu cẩn thận xem xét vấn đề theo văn mạch, anh em sẽ thấy Hội Thánh trong nhà Bê-rít-sin và A-qui-la thật sự là Hội Thánh trong thành ph La-mã. Hội thánh tại La-mã tổ chức nhóm họp trong nhà Bê-rít-sin và A-qui-la.
Nếu muốn có thực hành nếp sống Thân Thể đúng đắn ngày nay, chúng ta phải bao hàm trong việc tiếp nhận mọi loại tín đồ. Hễ một người thật sự tin Chúa Jesus, chúng ta phải tiếp nhận người ấy, dầu ý kiến của người ấy có thể khác với chúng ta về giáo lý hay về thực hành. Hơn nữa, chúng ta cần trong một Hội Thánh địa phương và tôn trọng tính địa phương của Hội Thánh. Tôi cảm tạ Chúa biết bao về chương 16! Trong chương này, Thánh Linh nói lên rõ rằng để thực hành nếp sống Hội Thánh, chúng ta cần phải là Hội Thánh địa phương. Dầu ở đâu, chúng ta cũng phải ở trong Hội Thánh tại đó.