Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI HAI


SỰ SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
ĐƯỢC BAN PHÁT VÀO TRONG CON NGƯỜI BA PHẦN
Trước khi xem xét sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất được ban phát vào trong con người ba phần, chúng tôi cần nói thêm về sự ban phát Đức Chúa Trời Tam—Nhất theo sự công chính của Ngài, nhờ sự thánh khiết Ngài và dẫn đến vinh hiển Ngài. Chúng ta đã thấy sự công chính là cách hành động của Đức Chúa Trời, thánh khiết là bản chất của Ngài, và vinh hiển là biểu lộ của Ngài. Vì vậy, sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất là theo đường lôi công chính của Ngài, nhờ bản chất thánh của Ngài và dẫn đến sự biểu lộ của chính Ngài. Sự biểu lộ của Đức Chúa Trời chủ yếu ở trong Hội Thánh. Do đó, mục tiêu sự ban phát của Đức Chúa Trời Tam-Nhất là để Đức Chúa Trời được biểu lộ ra trong Hội Thánh.

SỰ CÔNG CHÍNH CAO NHẤT
Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng sự công chính của Đức Chúa Trời liên quan đến sự chết của Đấng Christ, là điều kết liễu mọi điều tiêu cực. Vì sự sa ngã của con người, mọi sự trong cõi thọ tạo đều trở nên không công chính về mọi phương diện. Chẳng hạn như muỗi quấy nhiễu chúng ta là không công chính. Hơn nữa, trong mọi phương diện của xã hội đều không công chính. A-đam là đầu của sáng tạo cũ. Khi ông sa ngã, mọi sự dưới quyền làm đầu của ông đều trở nên không công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Sự chết của Đấng Christ kết liễu những điều không công chính này và thỏa đáp những đòi hỏi về sự công chính của Đức Chúa Trời. Do đó, sự chết của Đấng Christ là sự công chính cao nhất.

Khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, chúng ta cũng chết vì chúng ta chết trong Ngài. Chúng ta được đồng nhất với Đấng Christ trong sự chết Ngài. Điều đó có nghĩa là không những sự chết của chính Đấng Christ là công chính, mà sự chết của chúng ta trong Đấng Christ cũng công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.


THÁNH KHIẾT TRONG HÀNH ĐỘNG
Tuy nhiên, sự chết của Đấng Christ không phải là hết, vì sự chết này dẫn đến sự phục sinh, trong đó chúng ta được nảy mầm sống và được sản sinh. Hơn nữa, với sự phục sinh của Đấng Christ có chức năng thánh hóa, là điều bao hàm sự biến đổi và đồng hóa. Cuối cùng, nhờ tiến trình thánh hóa, chúng ta sẽ được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Đó là kinh nghiệm chủ quan về sự thánh hóa. Thánh hóa là hoạt động chủ quan của sự thánh khiết; đó là sự thánh khiết đang hành động. Thánh hóa thật ra là Đấng Christ phục sinh đem bản chất thánh của Đức Chúa Trời vào trong bản thể chúng ta. Điều này rất khác với quan niệm về sự thánh khiết giữa vòng những người được mệnh danh là thánh khiết.

VINH HÓA, KẾT QUẢ CỦA THÁNH HÓA
Kết quả của thánh hóa là vinh hóa, tức là biểu lộ Đức Chúa Trời. Do đó, sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất dẫn đến vinh hiển Ngài. Kết quả của thánh hóa là vinh hóa.
Sự vinh hóa bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Hội Thánh không được sản sinh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, nhưng vào ngày Đấng Christ phục sinh. lPhi-e-rơ 1:3 nói chúng ta được tái sinh khi Đấng Christ phục sinh. Khi Ngài phục sinh, một hạt lúa mì trở nên nhiều hạt để hình thành ổ bánh, là Hội Thánh (Gi. 12:24; 1CÔ. 10:17). Như vậy, Hội Thánh được sinh ra vào ngày phục sinh. Nhưng điều gì đã xảy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần? Vào ngày ấy, Hội Thánh được vinh hóa. Nếu có mặt trong buổi nhóm của Hội Thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, chúng ta hẳn đã reo lên: “Ô, vinh hiển!’ Chúng ta sẽ không nói về công chính hay thánh hóa, vì chúng ta có cảm nhận như đang chìm ngập trong vinh hiển.
Chúa Jesus bắt đầu lời cầu nguyện của Ngài trong Giăng chương 17 như vầy: “Cha ơi, giờ đã đến; xin tôn vinh Con, hầu cho Con tôn vinh Cha” (c. 1). Con tôn vinh Cha bằng cách nào? Ngài tôn vinh Cha trong sự hiệp một. Sự hiệp một trong Giăng chương 17 là Hội Thánh. Sự hiệp một của các thánh đồ là nếp sống Hội Thánh đúng đắn. Khi sự hiệp một được nhận biết cách triệt để, Con tôn vinh Cha trong Hội Thánh. Điều này cho thấy bất cứ nơi đâu có nếp sống Hội Thánh đúng đắn, tại đó Cha được tôn vinh vì nếp sống Hội Thánh biểu lộ Cha. Vì vậy, nếu quây quần lại với nhau như Hội Thánh cách bình thường, chúng ta sẽ cảm nhận có vinh hiển trong các buổi nhóm. Nếp sống Hội Thánh hoàn toàn là vấn đề vinh hóa. Hội thánh là mục tiêu của, Đức Chúa Trời, không phải là thủ tục hay đường lối Ngài. Ý định của Đức Chúa Trời là Ngài được tôn vinh trong Hội Thánh.

CÀNG THÁNH HÓA, CÀNG VINH HIỂN
Sự vinh hóa của Hội Thánh, bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần, chưa đạt đến chỗ hoàn thành. Nói đúng hơn, tiến trình vinh hóa vẫn đang diễn ra. Theo tình trạng của Hội Thánh, có thể có nhiều vinh hiển vào một số thời điểm hơn là những thời điểm khác. Vinh hiển được biểu lộ trong Hội Thánh bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ thánh hóa của chúng ta. Khán giả bóng rỗ có thể rất nhiệt thành, nhưng với họ không có vinh hiển; chỉ có phấn khởi mà thôi, vì không có sự thánh hóa. Càng được thánh hóa bởi Đấng Christ dầm thấm bản thể chúng ta bằng bản chất thánh của Ngài, chúng ta sẽ càng biểu lộ Đức Chúa Trời khi quây quần lại với nhau như Hội Thánh.
Thánh hóa chính yếu là vấn đề cá nhân, trong khi vinh hóa chính yếu là vấn đề tập thể. Giả sử tôi nổi nóng với vợ suốt một ngày. Điều đó làm hỏng sự thánh hóa của cá nhân tôi. Mặc dầu đã xưng tội với Chúa và được Ngài tẩy sạch, nhưng có thể tôi vẫn không cảm nhận được vinh hiển của Chúa trong buổi nhóm tối hôm ấy, dầu mọi người khác đều cảm nhận được. Vì thiếu sự thánh hóa nên tôi không thể cảm nhận được vinh hiển người khác cảm nhận. Tôi không có sự thánh hóa trong đời sống riêng để có được cảm nhận về vinh hiển trong buổi nhóm. Tuy nhiên, giả sử tôi cứ liên tục tương giao với Chúa suốt cả ngày, ngay cả khi vợ tôi đem thử thách đến, thì mọi sự xảy ra trong ngày chỉ giúp cho tiến trình thánh hóa. Vì vậy, trong các buổi nhóm, tôi có thể cảm nhận được vinh hiển. Điều này minh họa cho sự kiện càng kinh nghiệm thánh hóa, chúng ta càng dự phần trong vinh hóa.
Là biểu lộ của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh, vinh hiển là mục tiêu của Đức Chúa Trời trong sự ban phát của Ngài. Tuy nhiên, sự thánh hóa là tiến trình, còn sự công chính là nền tảng hỗ trợ. Vì vậy, sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất là theo sự công chính Ngài, nhờ sự thánh khiết Ngài và dẫn đến mục tiêu là vinh hiển Ngài.

SỰ SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
ĐƯỢC BAN PHÁT
VÀO TRONG TOÀN BẢN THỂ CHÚNG TA
Bây giờ chúng ta đến vấn đề rất quí báu, là sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất được ban phát vào trong con người ba phần. Thật kỳ diệu vì Đức Chúa Trời là Tam-Nhất còn chúng ta có ba phần!
La-mã 8:2 nói về sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Câu 10 cho thấy sự sống này đã được ban phát vào trong linh và làm cho linh chúng ta trở nên sự sống. Hơn nữa, theo câu 6, sự sống này có thể được ban phát vào trong tâm trí và làm cho tâm trí cũng trở nên sự sống. Cuối cùng, như câu 11 tiết lộ, sự sống thần thượng có thể truyền vào thân thể hay chết của chúng ta. Trong những câu này, chúng ta thấy ba phần của con người: linh, hồn (do tâm trí đại diện), và thân. Linh là trung tâm, thân là phần ngoài, và tâm trí là phần ở giữa. Sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đang được ban phát vào trong toàn bản thể chúng ta từ trung tâm qua phần ở giữa đến phần ngoài,.

SỰ SỐNG ĐƯỢC BAN PHÁT VÀO TRONG CHÚNG TA
Sự sống được ban phát vào trong ba phần của con người là sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Trong 8:2, Phao-lô nói về Linh của sự sống trong Christ Jesus. Cụm từ này ngụ ý đến Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Linh và Đấng Christ, tức Con, được đề cập cách rõ ràng, trong khi Đức Chúa Trời Cha được ngụ ý bởi sự kiện Linh là Linh của Đức Chúa Trời. Do đó, ở đây chúng ta có Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Linh. Tuy nhiên điểm chính yếu không phải là Đức Chúa Trời Tam-Nhất, mà là sự sống. Nói về Linh Sự Sống thật ra là nói rằng Linh là sự sống. Sự sống ở đây chính là sự sống của Đức Chúa Trời Tam—Nhất.
Khi được tái sinh, chúng ta nhận lãnh một sự sống khác, một sự sống thêm vào sự sống thiên nhiên của mình. Có những loại sự sống khác nhau: sự sống thực vật, sự sống động vật, sự sống con người và sự sống thần thượng. Là con người, tất cả chúng ta đều có sự sống vật lý và sự sống tâm lý. Sự sống vật lý được biểu thị qua từ Hi-lạp bios, và sự sống tâm lý được biểu thị qua từ Hi-1 lạp psuche. Tuy nhiên, khi Phao-lô nói về sự sống trong La-mã chương 8, ông dùng một từ Hi-lạp khác nữa là zoe. Trong Kinh Thánh, zoe chỉ về sự sống của Đức Chúa Trời, là sự sống đời đời, phi thọ tạo, vô hạn và thần thượng. Đó là sự sống chúng ta nhận được do tin Chúa Jesus. Như Giăng 3:36 chép: “Ai tin Con thì có sự sống đời đời”. Trong các câu 2, 6, 10 và 11 của La-mã chương I 8, Phao-lô dùng từ Hi-lạp này cho sự sống để nói lên rằng sự ban phát Đức Chúa Trời là ban phát zoe vào trong bản thể chúng ta. Nói cách khác, Đức Chúa Trời muốn ban phát chính Ngài là zoe vào trong cả ba phần của bản thể con người.
Sự ban phát zoe thần thượng vào trong chúng ta bắt đầu khi chúng ta được tái sinh. Theo 8:2, sự sống này là Linh, và sự sống này ở trong Christ Jesus. Nhưng bây giờ, qua sự ban phát của Đức Chúa Trời, sự sống này có phần liên quan đến chúng ta. Không có sự sống này, chúng ta đều bị diệt vong. Ngợi khen Chúa vì khi chúng ta được tái sinh, zoe được ban phát vào trong linh chúng ta!

MỘT TIẾN TRÌNH DÀI
Để sự sống thần thượng được ban phát vào trong chúng ta, trước hết sự sống này phải trải qua một tiến trình dài bao gồm nhục hóa, cuộc sống làm người, đống đinh, chôn, phục sinh, thăng thiên và giáng xuống. Sự sống ban phát vào trong chúng ta thật sự là Đức Chúa Trời Tam-Nhất-đã-trải-qua-tiến-trình. Trong Sáng ; Thế Ký 1:1, sự sống này không thể được ban phát vào trong con người, vì sự sống này chưa trải qua những giai đoạn cần thiết. Nhưng bây giờ sự sống kỳ diệu này hoàn toàn có thể được ban phát vào trong chúng ta. Sự sống này hiện hữu và sẵn sàng, chúng ta có thể nhận lãnh đơn giản bằng cách kêu cầu danh Chúa Jesus.



LINH CHÚNG TA LÀ SỰ SỐNG
La-mã 8:10 chép: “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa mà sống (bản RcV: là sự sống)”, vấn đề linh trong câu này không phải là Thánh Linh được minh chứng bởi sự kiện ở đây Phao-lô làm cho thân thể tương phản với linh. Phao-lô nói thân thể chết nhưng linh là sự sống. Chúng ta nghĩ rằng ông sẽ nói linh sống động. Nhưng thay vào đó ông nói linh là sự sống, hay zoe. Khi chúng ta kêu cầu danh Chúa Jesus, zoe này vào trong linh và làm cho linh trở nên zoe. Bây giờ không những Đức Chúa Trời Tam-Nhất là sự sống, mà linh chúng ta cũng là sự sống.
Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ dạn dĩ công bố với cả vũ trụ và đặc biệt với Sa-tan rằng linh chúng ta là sự sống. Chúng ta sẽ tuyên bố rằng có ít nhất một phần của bản thể chúng ta, tức linh, là zoe. Ô, tất cả chúng ta đều cần sự khải thị này biết bao! Nguyện chúng ta không những thấy mình đã được cứu và được tái sinh, mà cũng thấy phần bản thể sâu thẳm nhất của mình đã trở nên sự sống.
Nhận biết linh là zoe sẽ là một sự giúp ích lớn trong cuộc sống hằng ngày. Khi bị cám dỗ nổi nóng, đừng đè nén cơn giận. Thay vào đó, anh em hãy đơn giản tuyên bố: “Linh tôi là zoe” Cũng vậy, nếu bị vợ hay chồng gây khó khăn, anh em đừng tranh luận, nhưng hãy nói với người gây rối rằng linh anh em là zoe. Nói như vậy giúp chúng ta chống trả những cám dỗ của Satan. Ngợi khen Chúa, linh chúng ta là zoe!
Lý do tôi sống động và đầy năng lực là vì linh của tôi là zoe. Tuy nhiên, tôi đã trải qua nhiều năm trong tổ chức Cơ-đốc giáo nhưng không ai nói với tôi rằng linh tôi là zoe. Tôi được dạy dỗ nhiều thực hành tôn giáo khác nhau, nhưng không ai nói linh tôi là sự sống. Nhưng bây giờ tôi biết zoe thần thượng đã được ban phát vào trong linh tôi, vào trong trung tâm của bản thể tôi. Bây giờ tôi biết linh tôi là zoe!

KHÔNG PHẢI MỸ ĐỨC SÁNG LÁNG,
NHƯNG ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT LÀ SỰ SỐNG
Khổng Tử là một triết gia đạo đức vĩ đại dạy cho môn đồ phát triển điều mà ông gọi là mỹ đức sáng láng bên trong. Điều ông gọi là mỹ đức sáng láng ấy thật ra là lương tâm. Các môn đồ của Khổng Tử có thể có mỹ đức sáng láng, nhưng chúng ta có sự sống thần thượng. Thật ra chính Ngài là Thân Vị thần thượng đã vào trong chúng ta để làm sự sống. Không thể nào so sánh mỹ đức sáng láng với Đức Chúa Trời Tam-Nhất là sự sống thần thượng.
Vì nhận biết linh mình là sự sống, nên chúng tôi có thể thuyết phục nhiều giáo sư triết học tại Trung Quốc tin Chúa Jesus. Họ khoe khoang họ biết cách phát triển mỹ đức sáng láng bên trong. Sau khi nghe họ nói chuyện một lúc, chúng tôi nói rằng điều họ có không là gì cả so với điều chúng tôi có. Một số rất ngạc nhiên và thành thật hỏi điều đó là gì. Chúng tôi giải thích rằng là Cơ-đốc nhân, chúng tôi có Đức Chúa Trời Tam-Nhất bên trong là sự sống. Chúng tôi nói với họ rằng có thể họ có mỹ đức sáng láng, một điều gì đó do Đức Chúa Trời tạo dựng, nhưng điều chúng tôi có là chính Đấng tạo nên mỹ đức sáng láng ấy. Chúng tôi giúp họ thấy Đấng Tạo Hóa này đã trải qua sự nhục hóa, cuộc sống làm người, đóng đinh và phục sinh. Bây giờ Ngài vừa ở trong sự thăng thiên, vừa sẵn sàng đến trong bất cứ ai kêu cầu danh Ngài. Do lời làm chứng này, nhiều giáo sư triết học đã mở lòng ra cho Chúa, kêu cầu danh Ngài, và tiếp nhận Ngài vào trong để làm sự sống. Rồi chính họ đã làm chứng về sự khác biệt giữa mỹ đức sáng láng và sự sống thần thượng. Qua việc rao giảng Phúc Âm trên bình diện cao như vậy, chúng tôi đã đem nhiều giáo sư, bác sĩ, y tá và luật sư đến với Chúa.

TÂM TRÍ CHÚNG TA TRỞ NÊN SỰ SỐNG
Chúng tôi đã nhấn mạnh sự kiện linh chúng ta đã trở nên sự sống vì Đấng Christ nội cư bên trong. Nhưng còn hồn và thân thì sao? Xin xem câu 6: “Vì tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, nhưng tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an” (RcV). ở đây chúng ta thấy tâm trí cũng có thể là zoe. Khi chúng ta đặt tâm trí vào linh, thì tâm trí, tức phần tượng trưng cho hồn, trở nên zoe. Chúng ta không cần đi theo con đường của Khổng Tử để trau dồi mỹ đức sáng láng. Thay vào đó, chỉ cần đặt tâm trí vào linh và tâm trí đó sẽ trở nên zoe. Đó là ban phát sự sống thần thượng vào trong hồn chúng ta.
Trong cuộc sống hằng ngày, cần thực hành xoay tâm trí về linh. Anh em sắp nói hành ư? Hãy xoay tâm trí về linh. Anh em bị cám dỗ nổi nóng ư? Hãy xoay tâm trí về linh. Hãy bỏ những dạy dỗ mang tính đạo đức và tôn giáo và trở về với Lời sống động của Đức Chúa Trời, là Lời khải thị rằng sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất được ban phát vào trong linh làm cho linh trở nên sự sống và cũng khải thị rằng tâm trí đặt vào linh là sự sống. Chúng ta có một điều gì đó cao hơn mỹ đức sáng láng, đạo đức và luân lý chúng ta có Đức Chúa Trời Tam-Nhất được ban phát vào trong chúng ta. Điều gì có thể sánh với điều này? Đó không phải là triết học hay dạy dỗ của tôn giáo. Đó là sự sống zoe được ban phát vào trong linh và vào trong tâm trí chúng ta.

SỰ SỐNG ĐƯỢC TRUYỀN ĐẠT VÀO
TRONG THÂN THỂ HAY CHẾT CỦA CHÚNG TA
Câu 11 thậm chí khải thị nhiều hơn nữa về sự ban phát của Đức Chúa Trời. Ở đây Phao-lô nói: “Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ-Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống”. Tội ngạc nhiên trước sự gián tiếp của câu này. Câu này khải thị rằng nhờ Linh, zoe có thể được truyền vào thân thể hay chết của chúng ta. Vì vậy, không những cả linh và tâm trí là zoe, mà ngay cả thân thể cũng đầy dẫy zoe.
THẤY KHẢI TƯỢNG
Tất cả chúng ta cần thấy khải tượng về sự ban phát sự sống của Đức Chúa Trời Tam—Nhất vào trong ba phần của bản thể mình. Nếu thấy khải tượng thần thượng này, quan niệm thiên nhiên của chúng ta về đạo đức và luân lý sẽ vỡ tan. Chúng ta cần nói với Chúa: “Chúa ơi, con cảm tạ Ngài. Từ khi Ngài vào trong con, linh con đã trở nên sự sống. Bây giờ nếu con đặt tâm trí vào linh, tâm trí con cũng sẽ là sự sống. Ôi Chúa, con ngợi khen Ngài biết bao! Nhờ Linh Nội Cư của Ngài, sự sống zoe của Ngài thậm chí có thể ban phát vào thân thể hay chết của con. Chúa ơi, con thờ phượng Ngài về điều này, con vui hưởng điều này, và con hiệp một với Ngài trong sự ban phát này”. Đó là sự ban phát sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất vào trong con người ba phần. Nhờ sự ban phát ấy, Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên một với con người ba phần, và con người ba phần trở nên một với Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Nhờ sự ban phát sự sống thần thượng này, chúng ta trở nên các con của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, nhờ sự ban phát này, chúng ta được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Đó là đời sống Cơ-đốc và nếp sống Hội Thánh.

NHỮNG CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG
Chúng ta hãy xoay khỏi những sự dạy dỗ của tôn giáo, đạo đức, triết học và trở về với khải thị đơn sơ nhưng sâu xa trong Lời thánh về gia tể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã trải qua sự nhục hóa, đóng đinh, phục sinh và thăng thiên. Bây giờ Ngài là Linh bao hàm- tất-cả để làm zoe thần thượng cho chúng ta dự phần, kinh nghiệm và vui hưởng. Trước hết Ngài ban phát chính Ngài vào trong linh, là trung tâm của bản thể chúng ta. Từ trung tâm này, Ngài lan rộng vào trong tâm trí và dầm thấm tâm trí bằng zoe. Rồi Ngài lan rộng vào trong thân thể hay chết, bởi đó làm cho toàn bản thể chúng ta trở nên zoe. Bằng cách này, chúng ta trở nên những con người của zoe. Ha-lê-lu-gia, chúng ta không phải là những con người tôn giáo, luân lý hay đạo đức mà là những con người của sự sống!