Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI BẢY


SỰ CÔNG CHÍNH - QUYỀN NĂNG CỦA PHÚC ÂM
Chúng ta đã thấy Sách La-mã là Phúc Âm về quyền làm con, Tuy nhiên Sách này đề cập đến một vấn đề quan trọng khác, đó là vấn đề công chính. Trong 1:16 và 17, Phao-lô nói Phúc Âm là quyền năng của Đức Chúa Trời dẫn đến sự cứu rỗi cho mọi người tin, vì sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy tại sao sự công chính là quyền năng của Phúc Âm và tại sao sự công chính là cần thiết để Đức Chúa Trời sinh ra nhiều con qua Phúc Âm.

SỰ CHẾT CỦA ĐẤNG CHRIST TRÊN THẬP TỰ GIÁ
ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐÒI HỎI
VỀ SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời tiền định cho chúng ta được làm con Ngài. Tuy nhiên, dầu là những người được tiền định, chúng ta đã sa ngã và vướng mắc vào tội. Điều này dẫn đến vấn đề công chính của Đức Chúa Trời. Nếu không sa ngã, không cần đề cập đến sự công chính của Đức Chúa Trời. Nhưng vì chúng ta sa ngã, Đức Chúa Trời phải đối xử với chúng ta theo sự công chính của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ làm gì với những người Ngài đã tiền định để trở nên các con Ngài? Một số người nói vì yêu thương chúng ta, Đức Chúa Trời không thể ném tất cả chúng ta vào Hồ Lửa. Phải, Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, nhưng Ngài ghét tội. Đức Chúa Trời không muốn từ bỏ chúng ta hay ném chúng ta vào Hồ Lửa. Tuy nhiên, Ngài không thể tha thứ chúng ta trừ khi sự công chính của Ngài được thỏa đáp. Nếu Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta cách hời hợt, Ngài sẽ tự đặt mình vào vị trí không công chính. Là một Đức Chúa Trời công chính và ngay thẳng, Ngài không thể tha thứ cho những người tội lỗi mà không đáp ứng những đòi hỏi công chính của Ngài.

Để Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho chúng ta, Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, đã trở nên xác thịt. Như 8:3 nói, Đức Chúa Trời sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội. Bằng cách nhục hóa, Chúa tự mặc lấy hình trạng xác thịt của tội và trở nên đồng nhất hóa với tội nhân trong xác thịt. Vì sự công chính của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus bị giết chết trên thập tự giá. Tại thập tự giá, Ngài đã bị làm nên tội cho chúng ta, và Đức Chúa Trời kết án tội trong xác thịt. Bằng cách chết cho chúng ta, Chúa đã hoàn thành sự cứu chuộc và thỏa đáp mọi đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời. Bây giờ Đức Chúa Trời có vị trí công chính để tha thứ cho chúng ta. Thật ra, không những Ngài có thể tha thứ cho chúng ta, mà vì sự công chính của Ngài, Ngài phải tha thứ cho chúng ta. Đức Chúa Trời tha thứ chủ yếu không phải vì yêu chúng ta, mà vì Ngài bị sự công chính của Ngài buộc phải làm như vậy.
Giăng 3:16 nói vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, Ngài ban Con Độc Sanh của Ngài để tất cả những ai tin Con ấy sẽ không bị diệt vong, nhưng có sự sống đời đời. Cầu này cho thấy Đức Chúa Trời cứu chúng ta vì Ngài yêu chúng ta. Hơn nữa, trong Ê-phê-sô 2:5 và 8, chúng ta được biết mình được cứu bởi ân điển. Tuy nhiên Sách La-mã khải thị rằng chúng ta được cứu không phải bi ân điển hay tình yêu, nhưng bởi sự công chính. Tình yêu hay ân điển đều không phải là vấn đề pháp lý. Anh em không thể tuyên bố rằng theo Kinh Luật, một người bị đòi hỏi phải yêu thương anh em hay bày tỏ ân điển với anh em. Chỉ với những điều liên quan đến sự công chính chúng ta mới có vị trí đúng đắn để đòi hỏi một điều gì đó cách hợp pháp.
Chẳng hạn như anh em là chủ nhà còn tôi là người thuê nhà. Mỗi tháng tôi phải trả cho anh em một số tiền thuê nhà nào đó. Nếu tôi không trả tiền thuê nhà hai tháng, anh em có vị trí đúng đắn để đòi tôi trả tiền thuê nhà cách công chính, về phần tôi, tôi phải trả tiền thuê, không phải do tình yêu hay ân điển, nhưng do sự công chính. Theo luật, bắt buộc tôi phải trả tiền thuê nhà. Nếu tôi trả, tôi công chính, nhưng nếu tôi không trả, tôi không công chính.
Theo một ý nghĩa, Chúa Jesus bị người Do-thái và người La- mã giết. Nhưng theo một ý nghĩa khác, Ngài bị Đức Chúa Trời giết chết. Chúa trên thập tự giá sáu giờ. Trong ba giờ đầu, Ngài chịu đựng sự bắt bớ của con người; họ hành hạ Ngài. Nhưng trong ba giờ sau, Đức Chúa Trời chất tất cả tội lỗi trên Ngài, và sau đó phán xét Ngài, trừng phạt Ngài và giết Ngài. Điều đó được Ê-sai chương 53 chứng minh. Đức Chúa Trời giết chết Đấng Christ vì trong ba giờ sau trên thập tự giá, Đấng Christ thế chỗ cho chúng ta. Qua sự chết của Đấng Christ, những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời được thỏa đáp. Vì vậy, Chúa có thể thốt lên những lời: “Xong rồi!” (Gi. 19:30). Qua lời nói ấy, Chúa cho thấy công tác cứu chuộc đã hoàn thành. Để chứng minh cho điều này, bức màn trong Đền Thờ bị xé ra từ trên chí dưới (Mat. 27:51). Hơn nữa, cả quang cảnh quanh nơi Đấng Christ chết trở nên yên tịnh, thanh bình. Một người giàu có xin thi hài của Jesus và chôn Ngài trong mộ (Gi. 19:38). Do đó, khi sự khổ sở của Ngài qua đi, Chúa an nghỉ trong mộ. Những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời đã được sự chết của Đấng Christ thỏa đáp, và Đức Chúa Trời thỏa mãn. Để chứng minh cho sự thỏa mãn này, ba ngày sau Đức Chúa Trời làm cho Đấng Christ từ kẻ chết sống lại. Vì vậy, sự phục sinh của Đấng Christ là bằng cớ Đức Chúa Trời thỏa mãn với sự chết của Ngài thay cho chúng ta.
Trước khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, Đức Chua Trời vẫn có thể đổi ý về việc tha thứ tội lỗi của chúng ta. Ngài có thể loại bỏ tất cả chúng ta cách công chính. Nhưng sau khi Đấng Christ chết trên thập tự giá dưới sự phán xét của Đức Chửá Trời, Đức Chúa Trời không thể làm như vậy.

ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG THỂ ĐỔI Ý
Bây giờ Đấng Christ đã chết và đã từ kẻ chết sống lại, Đức Chúa Trời không thể đổi ý về việc tha tội cho chúng ta. Trái lại, chúng ta có cơ sở để nói với Ngài: “Đức Chúa Trời ơi, dầu Ngài có yêu thương con hay không, Ngài vẫn phải tha thứ cho con. Trưc khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, Ngài có thể đổi ý. Nhưng vì Đấng Christ đã chết và Ngài đã làm cho Đấng Christ từ kẻ chết sống lại nên Ngài không có vị thế hợp pháp để từ chối tha thứ cho con. Đức Chúa Trời ôi, bây giờ Ngài phải tha thứ cho con, vì Ngài không có quyền đổi ý trong điều này. Ngài bị sự công chính của Ngài ràng buộc”. Theo cách ấy, sự công chính là quyền năng của Phúc Âm.

NỀN TẢNG CHO SỰ CỨU RỖI CỦA CHÚNG TA
Cả tình yêu lẫn ân điển đều có thể thay đổi, nhưng sự công chính thì chắc chắc và vững bền. Đức Chúa Trời được tự do yêu thương chúng ta hay không yêu thương chúng ta. Tuy nhiên, Ngài bị sự công chính của Ngài ràng buộc. Bây giờ Đấng Christ đã chết để thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã tự đặt mình vào một vị trí bị ràng buộc theo pháp lý. Dầu có yêu thương chúng ta hay không, Ngài vẫn bị sự công chính của Ngài ràng buộc phải tha thứ cho chúng ta. Do đó, nền tảng cho sự cứu rỗi của chúng ta là sự công chính, không phải tình yêu hay ân điển. Thi-thiên 89:14 chép: “Sự công bình và sự chánh trực là nền của ngôi Chúa”. Chính nền tảng của ngài Đức Chúa Trời cũng là nền tảng cho sự cứu rỗi của chúng ta. Nền tảng của ngài Đức Chúa Trời có thể nào bị rúng động không? Chắc chắn là không. Cũng vậy, nền tảng sự cứu rỗi của chúng ta cũng không thể bị rúng động, vì nền tảng này không phải là tình yêu hay ân điển, mà là sự công chính.
Kinh Thánh không nói tình yêu là quyền năng của Phúc Âm, cũng không nói ân điển là quyền năng của Phúc Âm. Nhưng Kinh Thánh khải thị sự công chính của Đức Chúa Trời là quyền năng của Phúc Âm. Nếu suy xét chính mình, chúng ta sẽ nhận thấy mình không đáng yêu hay xứng đáng với ân điển của Đức Chúa Trời. Đơn giản là chúng ta không xứng đáng với bất cứ điều gì từ Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời là công chính. Ngài giết chết Đấng Christ vì cớ chúng ta, và Ngài xem sự chết của Đấng Christ là đã thanh toán đủ cho món nợ của chúng ta. Hơn nữa, Đấng Christ phục sinh đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời là t biên nhận của sự thanh toán này. Vì Đức Chúa Trời đã viết biên nhận này, thì theo lẽ công bằng, làm thế nào Ngài có thể đòi chúng ta trả món nợ ấy? Nếu Ngài làm như vậy, chúng ta có thể chỉ Đấng Christ cho Ngài và nhắc Ngài phải giữ vị trí công chính của Ngài, tức là nền của ngai Ngài.
Chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời cách dạn dĩ: “Nếu Ngài không đi xử với con theo sự công chính của Ngài, ngai Ngài sẽ rúng động. Vấn đề quan trọng không phải là con được cứu hay bị diệt vong, nhưng là Ngài có cho phép nền của ngai Ngài bị rúng động hay không. Đức Chúa Trời ơi, con bị diệt vong là điều thứ yếu. Điều chính yếu là nền công chính của ngai Ngài. Đức Chúa Trời ơi, con nhắc nhở Ngài về sự công chính của Ngài. Đấng Christ đã chết cho tội iỗi của con, và bây giờ Đấng Christ đang ở bên tay hữu Ngài như là bằng cớ Ngài đã nhận được sự thanh toán mọi món nợ của con. Theo sự công chính của Ngài, Ngài không có lựa chọn nào khác hơn là cứu con. Đấng Christ đã chết, Ngài đã chấp nhận sự chết ấy và làm cho Đấng Christ từ kẻ chết sống lại, bây giờ Ngài bắt buộc phải tha thứ cho con cách hợp pháp. Bởi làm cho Đấng Christ sống lại, Ngài ngụ ý rằng Ngài đã thỏa mãn với sự trả nợ ấy và Ngài đã viết biên nhận cho sự hoàn trả ấy. Đức Chúa Trời ơi, nếu Ngài không thỏa mãn với Đấng Christ, hẳn Ngài đã để Đấng Christ ở lại trong mộ. Đức Chúa Trời Cha ơi, con quí báu tình yêu và ân điển của Ngài. Nhưng bây giờ con đứng trước mặt Ngài không trong tình yêu và ân điển nhiều lắm, mà trong sự công chính của Ngài. Bây giờ dầu tình trạng của con có ra sao, Ngài vẫn phải tha thứ cho con”.
Anh em có bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời như vậy chưa? Ngài hài lòng mỗi khi có người cầu nguyện như vậy. Đó là lời cầu nguyện khẩn xin Đức Chúa Trời theo sự công chính của Ngài. Phúc Âm của Đấng Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời vì sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong đó.

SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐC CHÚA TRỜI
ĐƯỢC BÀY TỎ VÀ THỂ HIỆN
Trong 3:21, Phao-lô nói thêm về sự công chính: “Nhưng hiện nay sự công nghĩa của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra ngoài Kinh Luật, có Kinh Luật và các tiên tri làm chứng cho”. Nói rằng sự công chính của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra bên ngoài Kinh Luật nghĩa là sự công chính của Đức Chúa Trời không dựa trên việc làm của chúng ta, tức không dựa trên việc chúng ta giữ Kinh Luật.
Trong sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời, sự công chính của Đức Chúa Trời được biểu hiện ra trong việc Ngài bỏ qua các tội phạm .. xảy ra trước đó (3:25). Điều đó có nghĩa là bởi nhìn thấy sự cứu chuộc sắp đến của Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các tội phạm của nhiều thánh đồ trong Cựu Ước, chẳng hạn như A-bên, Nô-ê, Áp-ra-ham, Gia-cốp và Đa-vít. Trong thời Cựu ước, Đức Chúa Trời không định tội những người như vậy phải vào Hồ Lửa, Ngài cũng không tha thứ cho họ. Nói đúng hơn, Ngài b qua tội lỗi họ. Tội lỗi của họ vẫn còn đó, nhưng được bao phủ bi hình bóng, bởi huyết của các sinh tế tượng trưng cho sự hi sinh của Đấng Christ. Hình bóng Cựu Ước trong vấn đề này có thể được ví sánh với một giấy hẹn trả tiền. Hình bóng này không thật sự là tiền trả nợ, nhưng là một lời hứa chắc chắn rằng số nợ sẽ được thanh toán đủ. Vì Đấng Christ chưa đến để chết trên thập tự giá nên Đức Chúa Trời cho tội nhân trong Cựu Ước một giấy hẹn trả nợ. Sinh tế vãn hồi hay sinh tế chuộc tội, là điều báo trước về Đấng Christ, thỏa đáp mọi đòi hỏi về sự công chính của Đức Chúa Trời. Do đó, Ngài có thể bỏ qua tội mà người ta vi phạm vào thời Cựu Ước. Hơn nữa, để thể hiện sự công chính của mình, Ngài phải làm như vậy.
Đó là điều La-mã 3:25 nói đến. Câu này cho thấy rằng Chúa Jesus là nơi vãn hồi, là nắp vãn hồi, là nơi Đức Chúa Trời định để biểu lộ sự công chính của Ngài trong việc bỏ qua tội lỗi của các thánh đồ Cựu Ước, vì với tư cách là sinh tế vãn hồi, Ngài đã thực hiện sự vãn hồi đầỳ trọn trên thập tự giá cho tội lỗi của họ và dã thỏa đáp mọi đòi hỏi về sự công chính của Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jesus chết trên thập tự giá, Ngài hoàn thành mọi hình bóng về sự chết hi sinh và cứu chuộc của Ngài. Lúc ấy, giấy hẹn trả nợ được thay thế bằng sự thanh toán nợ thật sự.
Bằng cách tha thứ cho chúng ta, Đức Chúa Trời thể hiện sự công chính của Ngài. Ngài tuyên bố với cả vũ trụ rằng vì Ngài công chính, nên Ngài phải tha tội cho chúng ta. Vì Con Ngài, là Chúa Jesus Christ, đã bị Ngài giết chết trên thập tự giá vì chúng ta, nên theo pháp lý, Ngài buộc phải tha thứ cho chúng ta. Dầu có vui về chúng ta hay không, Ngài vẫn phải tha thứ cho chúng ta theo sự công chính của Ngài. Đức Chúa Trời biết rằng bất cứ khi nào một người đưa Đấng Christ phục sinh và thăng thiên làm biên nhận cho sự trả nợ tội, thì Đức Chúa Trời phải tha thứ cho người ấy. Trong vấn đề này, Đức Chúa Trời không có lựa chọn nào khác.

NHÌN VÀO ĐẤNG CHRIST THĂNG THIÊN
Chúng ta không nên nhìn vào chính mình, nhưng hãy nhìn vào Đấng Christ thăng thiên. Hê-bơ-rơ 1:3 nói rằng sau khi Đấng Christ làm xong sự tẩy sạch tội, Ngài ngồi xuống bên tay hữu Đấng Oai nghiêm nơi chí cao. Đấng Christ thăng thiên ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời là biên nhận cho giá đã trả để chúng ta được tha thứ. Đó là điều vô cùng quan trọng, vì đó là nền tảng cho sự cứu rỗi của chúng ta. Mỗi khi bị lương tâm lên án vì thất bại, chúng ta cần phải nhớ đứng trên nền tảng công chính của Đức Chúa Trời. Hôm nay anh em có thể nóng cháy cho Chúa. Nhưng trong tương lai, anh em có thể làm Ngài thất vọng và trở nên thất vọng về chính mình, không thể tin Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho mình. Nếu tiếp tục ở trong tâm trạng định tội và thất vọng, anh em sẽ không thể chỗi dậy được. Thay vào đó, anh em có thể trở nên đối tượng cho sự quỉ quyệt và lừa dối của kẻ thù. Vào những lúc như vậy, cần ngợi khen Đức Chúa Trời về sự công chính của Ngài. Hãy nói với Ngài rằng dầu anh em thất bại đến đâu chăng nữa, Đấng Christ vẫn ở bên tay hữu Ngài như biên nhận cho giá đã trả mọi món nợ của anh em kinh nghiệm của chúng ta có thể dao động, nhưng Đức Chúa Trời vẫn công chính. Mỗi khi chúng ta tuyên b huyết của Jesus và kêu nài sự công chính của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không thể làm gì khác hơn là tha thứ cho chúng ta (1 Giăng 1:9).

NỀN TẢNG KINH NGHIỆM CỦA CHÚNG TA
VỀ ĐẤNG CHRIST
Kinh nghiệm của chúng ta về Đấng Christ dựa trên nền tảng là sự công chính của Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ tin cậy chính mình, nghĩ rằng mình không thể sa sút hay làm Chúa thất vọng. Đừng ging như Phi-e-rơ nói là sẽ trung tín với Chúa dầu mọi người khác có thể chối Ngài. Nền tảng của chúng ta không phải tình trạng nóng cháy hay đắc thắng, mà là công chính của Đức Chúa Trời, tức nền không thể rúng động của ngai Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã thể hiện sự công chính Ngài bằng cách bỏ qua tội lỗi của các thánh đồ Cựu Ước và bằng cách tha thứ tội lỗi của chúng ta trong thời đại Tân Ước. Khi làm những điều này, Đức Chúa Trời chứng minh Ngài là công chính. Bây giờ chính sự công chính này là nền tảng của chúng ta. Công tác làm cho các con của Đức Chúa Trời được chứng minh dựa trên nền tảng này. Tuy nhiên, chúng ta phải sáng tỏ rằng nền tảng không phải là tiến trình chứng minh, mà là sự công chính của Đức Chúa Trời.

ĐẤNG CHRIST LÀ KẾT CUỘC CỦA KINH LUẬT
 DẪN ĐẾN SỰ CÔNG CHÍNH
La-mã 10:3 và 4 chép: “Bởi họ không biết sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, và tìm cách lập sự công nghĩa riêng của mình, nên họ không chịu thuận phục sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Vì Christ là kết cuộc của Kinh Luật, để đưa mọi kẻ tin đến sự công nghĩa”, ở đây chúng ta thấy người I-xra-ên đã sai lầm khi tim cách lập công chính riêng. Ngày nay nếu làm như vậy, chúng ta cũng sai lầm. Đấng Christ là kết cuộc của Kinh Luật dẫn đến công chính. Ngài là kết cuộc của Kinh Luật để chúng ta có được sự công chính của Đức Chúa Trời.

ĐƯỢC CẤU TẠO
NÊN SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐC CHÚA TRỜI
Trong 2Cô-rin-tô 5:21, Phao-lô nói: “Đức Chúa Trời đã khiến cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta trong Ngài được [cấu tạo] trở nên sự công nghĩa của Đức Chúa Tròi”. Theo câu này, chúng ta không những công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, mà còn được cấu tạo nên sự công chính. Trong Đấng Christ, chúng ta trở nên chính sự công chính của Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm này có tính chủ quan và khá sâu xa. Trong Cô-rin-tô thứ nhất, chúng ta có sự công chính khách quan, nhưng trong Cô-rin-tô thứ nhì, chúng ta có sự công chính chủ quan. Điều đó có nghĩa là chúng ta không những công chính trước mặt Đức Chúa Trời, mà còn là sự công chính của Đức Chúa Trời.
Điều này diễn ra nhờ công tác biến đổi. Đức Chúa Trời ở trong tiến trình biến đổi chúng ta bằng Đấng Christ. Càng được Đức Chúa Trời biến đổi như vậy, chúng ta càng trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời. Là con cái của A-đam, chúng ta là tội. Nhưng là những chi thể của Đấng Christ, Đấng Christ đang được đem vào trong chúng ta để biến đổi chúng ta từ tội dần dần trở nên công chính.
Công chính nghĩa là đúng đắn với Đức Chúa Trời về mọi phương diện. Điều đó có nghĩa là dù gì đi nữa, anh em cũng không sai lầm hay bất công theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Mọi phần của bản thể anh em đều đúng đắn theo Đức Chúa Trời. Anh em công chính, đúng đắn và công bình như Đức Chúa Trời. Trước hết, đó không phải là vấn đề cách cư xử bề ngoài, tính tình hay hành vi, mà là vấn đề bản thể bề trong. Theo cách nhìn của người khác, anh em có thể khá tốt. Nhưng khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời, anh em nhận biết mình không tốt lành gì cả. Anh em có thể tốt hơn người khác, nhưng chắc chắn không tốt lành như Đức Chúa Trời. Được Đức Chúa Trời xưng công chính nghĩa là trở nên giống như Ngài. Khi được cứu, chúng ta được Đấng Christ bao phủ như chiếc áo công chính của mình. Đó là sự công chính khách quan. Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đang hành động để làm cho con người chúng ta, bản thể chúng ta trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời. Đó không chỉ là một chiếc áo mặc vào cách khách quan, mà là chính yếu tố của Đấng Christ được đem vào trong chúng ta cách chủ quan. Bằng cách này, không những chúng ta có nền tảng, mà cũng có sự xây dựng.
Trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời bề trong và chủ quan cũng liên quan đến sự chứng minh. Càng được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời, chúng ta càng trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời. Đây là vấn đề Đấng Christ được đem vào trong bản chất, yếu tố, bản thể, t chất của chúng ta. Đây không phải một điều gì đó được quy cho chúng ta cách khách quan, mà là vấn đề biến đổi chủ quan. Ngợi khen Chúa vì chúng ta, những tín đồ trong Đấng Christ, đang đứng trên nền tảng là sự công chính của Đức Chúa Trời. Bây giờ sự công chính này đang được đem vào trong chúng ta để cấu tạo chúng ta nên chính sự công chính của Đức Chúa Trời.
Về sự công chính, có một khác biệt giữa Cô-rin-tô thứ nhất và Cô-rin-tô thứ nhì. lCô-rin-tô 1:30 nói Đấng Christ là sự công chính của chúng ta cách khách quan, trong khi 2Cô-rin-tô 5:21 nói Đấng Christ đang được đem vào trong chúng ta để làm cho chúng ta nên sự công chính của Đức Chúa Trời cách chủ quan. Về sự công chính khách quan, từ khi được cứu, tất cả chúng ta đều công chính. Nhưng về sự công chính chủ quan, chúng ta đang trong một tiến trình. Nói cách khác, về mặt vị trí, chúng ta công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, nhưng về mặt bản tính, chúng ta chưa phải là sự công chính của Đức Chúa Trời.

ĐỨNG TRÊN SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tuy nhiên, chúng ta phải ngợi khen Chúa về vị trí công chính của mình. Dầu bản tính của chúng ta kém cỏi đến đâu, chúng ta vẫn có vị trí công chính. Vì có vị trí và nền tảng này, nên chúng ta có thể dạn dĩ nói với Đức Chúa Trời rằng Ngài không có quyền từ bỏ chúng ta. Chúng ta có thể nói: “Đức Chúa Trời Cha ơi, dầu Ngài không thích con, Ngài vẫn phải chp nhận con. Ngài đặt Chúa Jesus lên thập tự giá và phán xét Chúa Jesus thay cho con. Hơn nữa, Ngài đã làm cho Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết và làm cho ngồi bên tay hữu Ngài như bằng c Ngài đã nhận sự chết của Chúa Jesus làm giá trả cho tội lỗi của con. Con tin Ngài yêu con, nhưng dầu Ngài không yêu con, Ngài vẫn phải tiếp nhận con theo sự công chính của Ngài”.
Chúng ta đã được cứu bởi tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng đặc biệt chúng ta dã được cứu bởi sự công chính của Đức Chúa Trời. Tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời có thể thay đổi đi với chúng ta, nhưng sự công chính của Đức Chúa Trời không thể thay đổi. Trước khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, Đức Chúa Trời có thể đổi ý về chúng ta. Vào phút chót, Ngài có thể quyết định để cho tất cả chúng ta bị diệt vong và tạo nên một dòng dõi loài người mới để hoàn thành mục đích của Ngài. Nhưng như chúng tôi đã nêu, bây giờ Đấng Christ đã chết cho tội lỗi chúng ta và đã được phục sinh cho sự xưng công chính chúng ta, Đức Chúa Trời không thể đổi ý được. Đức Chúa Trời đã ký di chúc, và Ngài bị di chúc ấy ràng bụộc về mặt pháp lý. Vì vậy, để được cứu rỗi, chúng ta không đứng trên tình yêu hay ân điển của Đức Chúa Trời, mà đứng trên sự công chính của Ngài.
Sách La-mã nói về tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng Sách La-mã không nói tình yêu hay ân điển là quyền năng của Phúc Âm. Trái lại, trong Sách này, Phao-lô tuyên bố rõ rằng quyền năng của Phúc Âm là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi biết ơn Đức Chúa Trời cách sâu xa về tình yêu và ân điển của Ngài. Nhưng tôi đứng trên sự công chính của Ngài, là nền tảng của ngai Ngài. Sự công chính của Ngài không thể rúng động. Nếu muốn được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều phải biết nền tảng không thể rúng động này và đứng vững trên đó.
Nhiều Cơ-đốc nhân ngợi khen Đức Chúa Trời về tình yêu và ân điển Ngài, nhưng không bao nhiêu người ngợi khen Ngài về sự công chính của Ngài. Ngợi khen Ngài vì nền tảng cho sự cứu rỗi của chúng ta là sự công chính của Ngài! Chúng ta cũng ngợi khen Ngài vì Ngài đang biến đổi chúng ta trong Đấng Christ để trở nên chính sự công chính của Ngài. Cui cùng, Đức Chúa Trời có thể nói: “Hỡi Sa-tan hãy nhìn các con Ta. Không những họ công chính trước mặt Ta, mà họ còn trở nên sự công chính của Ta”. Một khi đã được cứu theo sự công chính của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể hư mất. Nếu sáng tỏ về sự công chính của Đức Chúa Trời trong Phúc Âm, chúng ta s an nghỉ vì biết sự công chính của Đức Chúa Trời là an ninh đời đời cho chúng ta.