ĐỨC CHÚA TRỜI KẾT ÁN TỘI TRONG XÁC THỊT ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC Ở TRONG LINH
Kinh Thánh: Rô. 8:3-9
La-mã 8:3 chép: “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì tội lỗi mà sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi (nguyên văn: xác thịt của tội), và định tội cho tội lỗi ở trong xác thịt”. Cách nói: “Đức Chúa Trời... sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội” chỉ về sự nhục hóa, là bước đầu tiên trong tiến trình Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã trải qua. Ở đây trong câu 3, chủ từ không phải là Con Đức Chúa Trời, mà là Đức Chúa Trời. Trong câu này, Phao-lô không nói Con Đức Chúa Trời đến trong hình trạng của xác thịt của tội. Nhưng ông nói Đức Chúa Trời sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội. Điều này có nghĩa là theo câu này, chính Đức Chúa Trời là Đấng hành động. Ngài sai Con Ngài đến qua sự nhục hóa trong hình trạng của xác thịt của tội.
Sau sự nhục hóa, là bước đầu tiên của tiến trình này, Đức Chúa Trời tiếp tục kết án tội bởi sự đóng đinh. Khi Con bị đóng đinh trong hình thể, hình trâng của xác thịt của tội, Đức Chúa Trời kết án tội trong xác thịt. Vì vậy, sự chết của Con trên thập tự giá là Đức Chúa Trời kết án tội.
NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG CHÍNH CỦA KINH LUẬT
ĐƯỢC THỎA ĐÁP TRONG CHÚNG TA
Hai bước nhục hóa và đóng đinh có một mục tiêu, mục tiêu này được cho thấy trong câu 4: “Hầu cho điều nghĩa mà Kinh Luật buộc, được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi (hay: bước đi) theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh (RcV: bước theo linh)”. Từ “hầu cho” ở đầu câu này có nghĩa là “để”, cho thấy mục đích của hành động dược thực hiện trong câu trước. Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến và kết án tội trong xác thịt vì một mục đích cụ thể. Điều này có nghĩa là một điều nào đó là kết quả của sự nhục hóa và đóng đinh. Hiệu quả hay kết quả của hai bước này là đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thỏa đáp trong chúng ta cách tự phát. Chúng ta không cần cố gắng giữ những đòi hỏi công chính của Kinh Luật. Việc thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Kinh Luật là kết quả của sự nhục hóa và đóng đinh của Đấng Christ. Vì Đấng Christ nhục hóa đã bị đóng đinh trên thập tự giá nên những đòi hỏi của Kinh Luật có thể tự động được thỏa đáp trong chúng ta.
Trong câu 4, Phao-lô nói những đòi hỏi của Kinh Luật được thỏa đáp “trong chúng ta, là kẻ chẳng noi (hay: bước đi) theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh (RcV: bước theo linh)”. Điều này cho thấy Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến và kết án tội trong xác thịt để những đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thỏa đáp trong một dân không bước theo xác thịt, nhưng bước theo linh.
Trong cõi đời đời, Đức Chúa Trời có ý định hoàn thành mục đích của Ngài. Chúng ta có thể nói Đức Chúa Trời có một con đường rộng mở đặt trước mặt Ngài và Ngài sẽ chuyển động trên con dường này để thực hiện ý định của Ngài. Tuy nhiên, một kẻ thù gọi là tội đến chận đường. Vì vậy, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến và kết án tội trong xác thịt để cất bỏ chướng ngại vật khỏi con đường. Qua sự nhục hóa và đóng đinh của Đấng Christ, Đức Chúa Trời kết án tội và cất bỏ nó đi. Kết quả là, con đường lại được mở ra. Kết quả hay hiệu quả từ việc cất bỏ tội và mở lại con đường là những đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thỏa đáp trong chúng ta.
Xin lưu ý ở đây Phao-lô không nói những đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thỏa đáp trong Con Đức Chúa Trời. Trái lại, ông nói chúng được thỏa đáp trong chúng ta, là những người được Đức Chúa Trời lựa chọn, cứu chuộc, thăm viếng, tìm đến, đụng chạm. Những người mà đại từ “chúng ta” trong câu 4 nói đến đều là những người rất quan trọng vì những đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thỏa đáp trong họ. Những người này là ai? Họ là những người được lựa chọn của Đức Chúa Trời, là tuyển dân của Ngài.
Anh em có biết Đức Chúa Trời đã lựa chọn mình không? Trong số hàng tỉ người sống trên đất từ thời A-đam, Đức Chúa Trời đã lựa chọn anh em. Chúng tôi có thể dùng một hình ảnh minh họa đơn giản để giúp chúng ta hiểu sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Anh em có thể đi chợ mua táo. Giữa đống táo ấy, anh em chọn mua mười hai quả, là những quả anh em thích. Phần nào tương tự như vậy, Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta. Thay vì tự đánh giá mình cao và nghĩ mình quí báu, có thể chúng ta khinh ghét chính mình. Tuy nhiên Đức Chúa Trời không ghét chúng ta. Trong cõi đời đời, Ngài thích anh em và lựa chọn anh em. Nếu anh em hỏi Ngài tại sao Ngài thích con, có lẽ Ngài đáp: “Đơn giản là Ta thích con”. Chúng ta là những người được lựa chọn của Đức Chúa Trời. Hờn nữa, chúng ta là những người Ngài đã cứu chuộc, tìm đến và đụng chạm. Theo bốn Sách Phúc Âm, được Đức Chúa Trời đụng chạm là điều lớn lao. Được Ngài đụng chạm làm cho chúng ta khác đi. Tôi có thể làm chứng rằng cách đây năm mươi năm Ngài đã đụng chạm tôi và ngay lập tức tôi trở nên một con người khác. Chúng ta thuộc về từ “chúng ta” trong câu 4; chúng ta đã được Đức Chúa Trời đụng chạm.
BƯỚC THEO LINH
Chúng ta phải tin lời Đức Chúa Trời và không suy xét tình trạng của mình hay nhìn vào chính mình. La-mã 8:4 chép: “được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi (hay: bước đi) theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh (RcV: bước theo linh)”. Khi đọc những từ này, có lẽ chúng ta nói: “Gần như tôi luôn luôn bước theo xác thịt, chứ không theo linh”. Nếu có ai hỏi anh em bước theo linh hay theo xác thịt, có lẽ anh em không dám dạn dĩ nói mình bước theo linh. Theo nhận thức của mình, anh em không có đủ nền tảng để nói với lòng tin chắc: “Tôi bước theo linh”. Thay vào đó, sau khi ngập ngừng, có lẽ anh em trả lời: “Thỉnh thoảng tôi bước theo linh, nhưng hầu như tôi luôn luôn bước theo xác thịt”.
Về vấn đề bước theo linh, chúng ta cần nhớ có hai thế giới, hai lãnh vực, lãnh vực thuộc thể và lãnh vực thuộc linh. Trong lãnh vực thuộc linh, Đức Chúa Trời làm mọi sự bằng lời phán. Một khi Đức Chúa Trời phán một điều gì đó, vấn đề đó được giải quyết ổn thỏa. Trong 4:17, chúng ta được biết rằng Đức Chúa Trời gọi những điều không có như có rồi. Điều này có nghĩa là bằng cách phát ngôn, Ngài gọi nhiều điều xuất hiện. Chẳng hạn, theo Sáng Thế Ký 1:3, Đức Chúa Trời phán: “Hãy có sự sáng”, thì có sự sáng.
NÓI TRONG ĐỨC TIN
Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta cần nhận thức rằng khi nói một điều gì đó phát xuất từ tấm lòng chân thật, hoàn cảnh của chúng ta sẽ theo điều chúng ta nói. Giả sử một người nào đó hỏi anh em đã được cứu chưa. Anh em nên trả lời cách dứt khoát: “Tôi được cứu rồi”. Anh em không nên nói cách lưỡng lự: “Để tôi suy nghĩ về điều này ít lâu. Theo một số bằng cớ, có lẽ tôi được cứu rồi”. Nếu anh em nói có lẽ mình được cứu, thì có lẽ anh em được cứu. Nhưng nếu anh em nói về các dấu hiệu chứng tỏ anh em chưa được cứu, thì có lẽ còn nghi vấn. Hiện nay, là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta nên cẩn thận về lời nói của mình, vì khi nói mình là gì thì chúng ta là điều đó. Trong một bài trưức đây, tôi đã chỉ ra rằng chúng ta là điều mình ăn. Bây giờ tôi muốn chỉ ra rằng chúng ta là điều mình nói.
Kinh Thánh gọi tín đồ là thánh đồ. Anh em có phải là một thánh đồ không? Nếu anh em ngẫm nghĩ vấn đề này và nói: “Tôi không phải thánh đồ như Theresa hay Francis. Thật sự tôi không nghĩ mình thánh khiết lắm. Làm thế nào tôi có thể nói mình là thánh đồ?”, thì như vậy, anh em vẫn còn ở trong tình trạng một tội nhân đáng thương. Nhưng nếu anh em trả lời bằng cách tuyên bố: “Phải, tôi là một thánh đồ!” thì anh em thật sự là thánh đồ.
Chúng ta phải học tập không nói theo sự thành thật thiên nhiên của mình, nhưng nói trong đức tin. Phao-lô bảo chúng ta nói vì chúng ta có linh của đức tin: “Vậy, vì chúng tôi có đồng một lòng tin (RcV: đồng một linh của đức tin), y như có chép: ‘Tôi đã tin, cho nên tôi nói’, chúng tôi cũng tin, cho nên chúng tôi cũng nói” (2Cô. 4:13).
Cơ-đốc nhân chúng ta giỏi lưỡng lự, nghi ngờ, suy xét và suy đi nghĩ lại các vấn đề. Giả sử một người nào đó hỏi anh em có yêu Chúa không. Có lẽ anh em rất chậm trả lời. Có lẽ anh em suy nghĩ về câu hỏi, không muốn nói gì khác với tình trạng thật của mình. Có lẽ anh em nghĩ mình cẩn thận và khiêm nhường. Thật ra anh em đang bị kẻ thù lừa dối và gạt gẫm. Trong đức tin, chúng ta cần dạn dĩ tuyên bố mình yêu Chủa.
Về việc ở trong linh và tiếp nhận Linh, nhiều người trong chúng ta đã bị giáo dục sai. Một số người dạy rằng để tiếp nhận linh, một Cơ-đốc nhân phải ăn năn, xưng tội và kiêng ăn cầu nguyện. Rồi sau một thời gian, anh sẽ bất ngờ nhận được Linh. Vì ảnh hưởng của bối cảnh tôn giáo như vậy nên chúng ta lưỡng lự trả lời khi có ai hỏi mình đã nhận được Thánh Linh chưa. Nếu được dạy dỗ cách đúng đắn về những điều thuộc linh, chúng ta có thể trả lời ngay: “Có, tôi đã nhận được Thánh Linh rồi!”
BA CÂU HỎI
Ở điểm này, tôi muốn hỏi ba câu. Trước hết, anh em có bước theo linh không? Thứ hai, chính anh em có lệ thuộc linh không? Thứ ba, anh em có ở trong linh không? Bước theo linh là làm các điều theo linh. Nhưng lệ thuộc linh có nghĩa là bản thể chúng ta theo linh. Ngoài bước theo linh và lệ thuộc linh, chúng ta cần ở trong linh. Anh em có tin chắc để nói mình bước theo linh, đang lệ thuộc linh và ở trong linh không? Thỉnh thoảng anh em không nổi nóng sao? Vậy làm sao anh em nói mình ở trong linh? Làm thế nào anh em tuyên bố mình bước theo linh và lệ thuộc linh khi vẫn còn bị tính nóng nảy quấy rầy? Cách trả lời những câu hỏi như vậy là hãy nói: “Có, tôi ở trong linh! Tuy nhiên khi nổi nóng, tôi tạm thời phạm lỗi. Nhưng ngay lập tức, tôi ăn năn và nhận được sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, tôi vẫn có thể dạn dĩ tuyên bố mình ở trong linh”.
Trong 8:4, Phao-lô nói về bước theo linh, và trong câu 5 ông nói về lệ thuộc linh. Để bước theo linh, trước hết chúng ta phải lệ thuộc với linh. Điều này có nghĩa là bước theo linh xuất phát từ tình trạng lệ thuộc linh, vì những gì chúng ta làm luôn luôn đến từ những gì chúng ta là.
Trong câu 9, Phao-lô nói về việc ở trong linh. Một người lệ thuộc linh là người ở trong linh. Lệ thuộc linh là kết quả của việc ở trong linh. Vì vậy, bước theo linh phát xuất từ tình trạng lệ thuộc linh, và lệ thuộc linh phát xuất từ tình trạng ở trong linh. Điều này cho thấy nhu cầu cơ bản của chúng ta là ở trong linh. Nếu không ở trong linh, chúng ta không thể lệ thuộc linh. Hơn nữa, nếu không lệ thuộc linh, chúng ta không thể bước theo linh. Một khi ở trong linh, chúng ta sẽ lệ thuộc linh, và một khi lệ thuộc linh, chúng ta sẽ bước theo linh.
Gánh nặng của tôi trong bài này không phải là bước theo linh hay đơn giản là lệ thuộc linh, mà là ở trong linh. Từ liệu bé nhỏ “trong” rất ý nghĩa và quan trọng. Tôi xin nhắc lại, chúng ta bước theo linh vì chúng ta lệ thuộc linh, và chúng ta lệ thuộc linh vì chúng ta ở trong linh. Tất cả chúng ta cần phải làm chứng: “Tôi bước theo linh vì tôi lệ thuộc linh, và tôi lệ thuộc linh vì tôi ở trong linh”, ở bất cứ nơi đâu và làm bất cứ điều gì, chúng ta cũng cần phải ở trong linh. Nếu cứ ở trong linh, chúng ta sẽ không nổi nóng và chắc chắn sẽ không nói dối. Ồ, ở trong linh là vấn đề quan trọng biết bao!
HAI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG
Anh em có nhận biết mình ở trong linh không? La-mã 8:9 giúp chúng ta dạn dĩ nói mình ở trong linh: “Nhưng nếu quả [thật] Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em, thì anh em không thuộc xác thịt (RcV: không ở trong xác thịt), bèn là thuộc Thánh Linh (RcV: ở trong linh). Song nếu ai không có Thánh Linh của Christ thì nấy chẳng thuộc về Ngài”. Các từ “nếu quả thật” đã được dịch đúng. Tuy nhiên từ “nếu” chỉ về một điều kiện, chỉ về điều gì đó có điều kiện. Từ “vì” cũng chỉ về một điều kiện, nhưng điều kiện đã được thỏa đáp và đã trở nên một sự kiện đã hoàn tất. Chẳng hạn, tôi có thể nói với một anh em: “Nếu anh đến tôi sẽ cho anh một quyển Kinh Thánh”. Từ “nếu” được dùng ở đây chỉ về một điều kiện cần được thỏa đáp. Nhưng tôi có thể nói: “Vì anh đã đến nên tôi sẽ cho anh một quyển Kinh Thánh”. Trong câu này, từ “vì” chỉ về một điều kiện đã được thỏa đáp và bây giờ là một sự kiện đã hoàn thành. Nói: “Nếu anh đến” chỉ về một điều kiện phải được thỏa đáp. Nhưng nói: “Vì anh đã đến” chỉ về một điều kiện đã được thỏa đáp. Ý nghĩa trong câu 9 thuộc về trường hợp thứ hai —một điều kiện đã được thỏa đáp. Do đó, ở đây Phao-lô có ý nói chúng ta ở trong linh, vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta. Linh nội cư trong chúng ta là một sự kiện. Đó không phải một điều kiện phải được thỏa đáp nhưng là một điều kiện đã được thỏa đáp rồi và đã trở nên sự thật. Vậy, vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta nên chúng ta ở trong linh.
Tôi hoàn toàn tin chắc rằng Linh của Đức Chúa Trời đang nội cư trong chúng ta là tín đồ. Đó là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Theo 8:9, chúng ta có thể tin chắc rằng không phải Linh của Đức Chúa Trời sẽ cư ngụ trong chúng ta, hay chỉ là Ngài đã cư ngụ trong chúng ta, mà là Ngài đang cư ngụ trong chúng ta ngay bây giờ. Ô, thật là một sự kiện kỳ diệu, Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta! Vì có sự kiện này nên chúng ta có thể dạn dĩ nói rằng mình ở trong lỉnh.
Mặc dầu chúng ta thất bại và phạm lỗi lầm, nhưng Linh của Đức Chúa Trời tiếp tục cư ngụ trong chúng ta. Chẳng hạn, thỉnh thoảng có thể chúng ta nổi nóng, nhưng điều này không thay đổi ! sự kiện Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta. Ngài cư ngụ liên tục, không gián đoạn. Bây giờ, vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta nên chúng ta ở trong linh. Điều này cũng là một sự kiện. Do đó, trong câu 9 có hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất, sự kiện là linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta, và chúng ta có Linh. Thứ hai, cự kiện là chúng ta ở trong linh.
ĐỊA VỊ VÀ TÌNH TRẠNG
Một mặt, trong câu 9 Phao-lô nói chúng ta ở trong linh vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta. Mặt khác, ông nói nếu ai không có Linh của Đấng Christ, người ấy chẳng thuộc về Ngài. Giả sử chúng ta nói: “Vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong tôi, nên tôi ra từ Linh”. Giả sử chúng ta cũng nói tiếp: “Nếu ai không có Linh của Đấng Christ, thì người ấy không ở trong Ngài”. Những thay đổi giới từ như vậy sẽ tạo nên khác biệt lớn.
Nói rằng vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta nên chúng ta ra từ Linh là sai. Nói rằng nếu ai không có Linh của Đấng Christ thì người ấy không ở trong Ngài cũng sai. Ở đây giới từ “ra từ” chỉ về địa vị, trong khí giới từ “trong” chỉ về tình trạng. Nếu không có Linh của Đấng Christ, chúng ta không ra từ Đấng Christ. Đây là vấn đề địa vị. Bất cứ ai không có Linh của Đấng Christ đều không ra từ Đấng Christ và không thuộc về Ngài. Là tín đồ, chúng ta không có nan đề về địa vị. Chúng ta có Linh của Đấng Christ, và chúng ta ra từ Ngài. Tuy nhiên, chúng ta có thể có nan đề liên quan đến tình trạng, như được cho thấy qua giới từ “trong”. Tất cả chúng ta đều có thể nói với lòng tin chắc rằng mình ra từ Đấng Christ và thuộc về Ngài. Nhưng như chúng tôi đã nêu, có thể chúng ta do dự trước khi nói mình ở trong linh.
Địa vị ra từ Đấng Christ của chúng ta không bao giờ thay đổi. Vì lý do này, nói rằng thỉnh thoảng chúng ta ra từ Đấng Christ và những lúc khác chúng ta không ra từ Ngài là sai. Không, chúng ta luôn luôn ra từ Đấng Christ, cung giống như chúng ta luôn luôn ra từ gia đình mà mình được sinh ra trong đó. Dầu ở đâu, anh em vẫn ra từ gia đình mình. Đó là vấn đề địa vị, và không thể thay đổi. Nhưng mặc dầu chúng ta luôn luôn ra từ một gia đình nào đó nhưng có thể chúng ta không luôn luôn ở trong gia đình ấy, Cũng như ở trong linh, ở trong một gia đình là thuộc về tình trạng. Phải thừa nhận rằng thỉnh thoảng chúng ta có nan đề về việc ở trong linh. Tôi xin nhắc lại, chúng ta không bao giờ có nan đề về địa vị ra từ Đấng Christ. Tuy nhiên thỉnh thoảng chúng ta có nan đề về tình trạng ở trong linh. Trong bài này, chúng ta đang đề cập đến tình trạng, chứ không đề cập đến địa vị. Vấn đề địa vị đã được giải quyết ổn thỏa một lần đủ cả. Ha-lê-lu-gia, tất cả chúng ta đều thuộc về Đấng Christ! Chúng ta đều ra từ ngài. Nhưng tình trạng của chúng ta liên quan đến việc ở trong linh có thể không ổn định hay vững bền. Vì vậy, trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để tình trạng ở trong linh của chúng ta được bền vững.