SỰ TUYỂN
CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI,
PHẦN ĐỊNH
CỦA CHÚNG TA
(2)
A.
Đấng Christ,
Kết
Cuộc Của Kinh Luật
La-mã 10:4 chép:
“Vì Christ
là
sự kết cuộc của luật pháp, để đưa mọi kẻ tin đến sự công nghĩa”. Đấng Christ là kết
cuộc của Kinh Luật. Điều này có nghĩa là Ngài đã hoàn tất
và chấm dứt Kinh Luật. Ngài đến để làm trọn Kinh Luật (Mat. 5:17). Bằng
cách làm trọn Kinh Luật, Ngài kết thúc và chấm dứt Kinh Luật. Kết quả của việc
Đấng Christ
chấm
dứt Kinh Luật là sự công chính của Đức Chúa Trời được ban cho những ai tin Đấng
Christ.
Khi
chết trên thập tự giá, Đấng Christ đã hoàn tất và chấm dứt Kinh Luật. Kinh
Luật kết thúc trong Ngài. Vì Kinh Luật đã chấm dứt trên thập tự giá của Đấng Christ nên
chúng ta không nên ở dưới Kinh Luật nữa. Chúng ta chỉ cần nhận lãnh sự công
chính của Đức Chúa Trời bởi tin Đấng Christ.
Người Do-thái
quí trọng Kinh Luật và cố gắng giữ Kinh Luật để có thể lập công chính riêng trước
mặt Đức Chúa Trời. Họ không thấy Kinh Luật đã
được Đấng Christ
hoàn
thành cách trọn vẹn và chấm dứt rồi. Nếu
thấy điều này, hẳn họ đã dừng mọi nỗ lực giữ
Kinh Luật. Hẳn họ không bao giờ tìm cách lập công chính riêng
trước mặt Đức Chúa Trời mà đã nhận Đấng Christ làm sự công chính của mình.
Đối với rất nhiều
Cơ-đốc nhân ngày nay, nguyên tắc cũng giống như vậy. Sau khi
được cứu, họ quyết định làm việc lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Kết quả là họ
tự động đặt ra luật lệ cho chính mình, những luật lệ có thể được xem như luật-tự-đặt
và họ cố gắng thực hiện để ,đẹp lòng Đức Chúa
Trời. Cũng như người Do-thái, họ không thấy Đấng Christ là kết
cuộc, kết thúc của mọi luật lệ và họ cần nhận Ngài làm sự sống để có thể sống
cách công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Hơn nữa, họ cần nhìn thấy sự công
chính đích thực trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng Christ, Đấng đã
chấm dứt Kinh Luật để làm sự công chính sống động cho những ai tin Ngài. La-mã
chương 10 bày tỏ nhiều về Đấng Christ để chúng ta biết cách tham dự và vui hưởng
Ngài như sự công chính thật và sống động
của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.
B. Đấng Christ, Nhục Hóa
Và Phục Sinh
Chúng ta cần đọc
từ câu 5 đến câu 7. “Vả, Môi-se chép rằng, hễ người nào làm theo sự công nghĩa
(hay: sự công chính) của luật pháp thì nhơn đó mà sống. Nhưng sự công nghĩa bởi
đức tin thì nói như vầy: ‘Chở nói trong lòng ngươi rằng: ‘Ai sẽ lên trời?’ (ấy
là để đem Christ
xuống;)
hay là: ‘Ai sẽ xuống vực sâu?’ (ấy là để đem Christ từ trong
kẻ chết lên”’. Điều Phao-lô viết rất sâu sắc. Bề ngoài dường như những câu này
không đề cập đến sự nhục hóa và phục sinh của Đấng Christ nhưng thật
ra cả hai điều đó đều được bao hàm trong phân đoạn này. Mặc dầu Phao-lô không
dùng những từ nhục hóa và phục sinh, nhưng trong ý tưởng của ông có cả hai từ ấy
khi viết phần này của Sách La-mã. Phao-lô trích Phục Truyền Luật Lệ Ký 30:12:
“Chớ nói trong lòng ngươi rằng: ‘Ai sẽ lên trời?”’ Rồi
ông chĩ ra rằng điều này có nghĩa là “để đem Christ xuống”
và điều này chỉ về sự nhục hóa của Đấng Christ, vì trong sự nhục hóa của Ngài, Đấng
Christ
từ
các từng trời xuống. Hơn nữa, Phao-lô nói chúng ta không nên hỏi: “Ai sẽ xuống
vực sâu?” “Xuống vực sâu” nghĩa là “để đem Christ từ trong kẻ chết lên”, và điều
này chỉ về sự phục sinh của Đấng Christ. Xuống vực sâu nghĩa là chết và
vào trong Âm Phủ. Khi Christ
chết,
Ngài xuống vực sâu; và trong sự phục sinh, Ngài được đem lên từ giữa những người
chết, tức là ra khỏi vực. Christ là Đấng đã trải qua sự nhục hóa và phục
sinh. Vì vậy, chúng ta có thể nói Ngài là Đấng Christ “đã-trải-qua-một-
tiến-trình”, Đấng Christ
Nhục
Hóa và Phục Sinh.
Đấng Christ đã trải
qua một tiến trình dài từ nhục hóa đến phục sinh. Trong
tiến trình này, Ngài hoàn thành mọi điều mà sự
công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời đòi hỏi, và cũng hoàn
thành tất cả những gì cần thiết để khiến chúng ta có thể nhận lãnh Ngài. Ngài
là Đức Chúa Trời nhục hóa làm người; và là người, qua sự phục sinh, Ngài biến
hóa thành Linh Ban Sự Sống (lCô. 15:45). Bây giờ, trong sự phục sinh, là Linh
Ban Sự Sống, Ngài rất sẵn sàng đối với chúng ta để chúng ta có thể tiếp nhận và
nhận lãnh Ngài vào bất
cứ
lúc nào và ở bất cứ nơi nào.
Chúng tôi cần
nói một lời về “vực sâu” được đề cập trong câu 7. Trong Hi văn từ, abyssos
được dịch là “vực”. Từ này được sử dụng trong Lu-ca 8:31 (được dịch là “sâu”
trong Bản King
James), chỉ
về nơi ở của các quỉ. Từ này cũng xuất hiện trong Khải Thị 9:1,2,11 (luôn luôn
được dịch là “vực sâu không đáy” trong Sách Khải Thị, Bản King James) chỉ về
chỗ mà từ đó “cào cào”, vua của chúng là A-pô-ly-ôn, sẽ đến; trong Khải Thị
11:7 và 17:8 chỉ về nơi con thú tức antichrist sẽ lên; và trong
Khải Thị 20:1,3 chỉ rõ nơi Sa-tan sẽ bị ném vào và bị cầm tù trong Vương Quốc một
ngàn năm. Bản Bảy Mươi, là bản dịch Hi văn của Cựu Ước, dùng từ này cho từ
“sâu” trong Sáng Thế Ký 1:2. Ở đây trong La-mã 10:7, chỉ về nơi Đấng
Christ đi thăm
sau khi chết và trước khi phục sinh; theo Công Vụ 2:24,27, nơi ấy là Âm Phủ. Vì
Công Vụ 2:24,27 bày tỏ rằng Đấng Christ vào Âm Phủ sau khi chết, và từ
nơi ấy, Ngài sống lại trong sự phục sinh. Cho nên theo cách dùng của Kinh
Thánh, từ liệu vực sâu luôn luôn chỉ về miền sự chết và về quyền lực tối tăm của
Satan,
là
nơi sau khi Đấng Christ
chết,
Ngài đã xuống như đi vào những miền thấp hơn của trái đất (Êph. 4:9); đó cũng
là nơi Ngài đã chinh phục, và từ đó Ngài đi lên trong sự phục sinh.
C. Đấng Christ,
Ở
Gần Anh Em
Xin lưu
ý những gì Phao-lô nói trong câu 8: “Nhưng sự ấy nói làm sao?
‘Đạo (nguyên văn: Lời) ở gần ngươi,
trong miệng ngươi và trong lòng ngươi’, tức là đạo (nguyên văn: Lời) đức tin mà
chúng tôi rao giảng đây”. Đấng Christ phục
sinh là Lời Hằng Sống ở gần
chúng ta, trong miệng chúng ta và trong lòng chúng ta. Trong
câu này, Phao-lô bất ngờ dùng từ “Lời” thay thế cho Đấng Christ, qua đó bày tỏ
Lời này chắc chắn là chính Đấng Christ. Là Linh Ban Sự Sống trong sự phục
sinh, Đấng Christ
là
Lời Sống. Điều này tương ứng với khải thị của
Tân Ước rằng Lời là Linh. Nếu đọc Ê-phê-sô 6:18 trong tiếng Hi-lạp, anh em sẽ
khám phá Linh là Lời. Như vậy, Đấng Christ trong sự
phục sinh vừa là Linh, vừa là Lời, Ngài là Linh để chúng ta đụng chạm và là Lời
để chúng ta hiểu. Chúng ta có thể tiếp nhận Ngài như Linh và như Lời. Là Linh
Ban Sự Sống, Đấng Christ
Phục
Sinh là Lời sống động ở gần chúng ta.
Ngài ở trong miệng
và trong lòng chúng ta. Miệng là để kêu cầu,
còn lòng là để tin.
Do
đó, chúng ta có thể kêu cầu Ngài bằng miệng và tin Ngài bằng tấm lòng. Khi kêu
cầu Ngài, chúng ta được cứu; khi tin Ngài, chúng ta được xưng công chính.
Sau khi trải qua
tiến trình nhục hóa và phục sinh, Đấng Christ ngày nay vừa là Chúa ngồi trên
ngai Đức Chúa Trời trên trời vừa là Linh
Ban Sự Sống đang chuyển động trên đất. Do đó, Ngài ở gần và sẵn sàng, cho
chúng ta. Ngài gần đến nỗi thậm chí ở trong
miệng và trong lòng chúng ta. Không ai có thể gần hơn. Ngài sẵn sàng đến nỗi bất
cứ ai lấy lòng tin Ngài và dùng môi miệng kều cầu Ngài, đều sẽ nhận lãnh Ngài.
Ngài đã hoàn thành mọi sự và trải qua mọi tiến
trình. Bây giờ, Ngài đang chuyển động trên đất, sẵn sàng cho bất cứ ai muốn
tiếp nhận Ngài.
D. Đấng Christ, Đấng
Chúng Ta Tin Và Kêu Cầu
Chúng ta
cần đọc từ câu 9 đến 13: “Vậy nếu miệng ngươi nhận
Jesus
là
Chúa là lòng ngươi tin Đức Chúa Trời đã khiến
Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu. Vì bởi lấy lòng tin mà được
công nghĩa (hay: công chính), và bởi lấy miệng thừa nhận mà được cứu rỗi. Bởi
chưng Kinh Thánh nói rằng: ‘Hễ ai tin Ngài sẽ chẳng
hổ thẹn’. Vì giữa người Do-thái và người
Hi-lạp chẳng có sự phân biệt gì hết, vì chính Chúa chung của hết thảy vẫn giàu
có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Vì ‘hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’”.
Phao-lô nói rằng “người tin mà được [dẫn đến sự] công nghĩa” bằng tấm lòng. “Dẫn
đến” là một từ tương đương với giới từ Hi-lạp, trong nhiều trường hợp có nghĩa
là “đưa đến kết quả”. Vì vậy, kết quả của việc tin bằng tấm lòng là sự công
chính, trong khi kết quả của việc thừa nhận bằng miệng là sự cứu rỗi. Nếu muốn
được xưng công chính, tức là có sự công chính của Đức Chúa Trời, chúng ta phải
tin Chúa Jesus.
Nếu
muốn được cứu rỗi, chúng ta cần xưng nhận Chúa Jesus, tức là
kêu cầu Ngài.
La-mã 9:21,23
cho biết rằng bởi sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời mà chúng ta, là những người
được tuyển chọn, được làm nên những chiếc bình được thương xót dành cho sự tôn
trọng và vinh hiển. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhận thức rằng những chiếc
bình như vậy, tự chúng vẫn trống rỗng. Bình cần có nội dung. Mặc dầu La-mã chương
9 nói chúng ta là những chiếc bình, nhưng chương này không cho phương cách được
đổ đầy. Thật kỳ diệu khi làm một chiếc
bình được thương xót dành cho sự tôn trọng và vinh hiển, mà [nếu] không chứa đựng
gì thì thật đáng thương. Chúng ta cần được đổ đầy. Cách
đổ đầy được tìm thấy trong
La-mã chương 10. Mỗi chiếc bình có một cái miệng, một cái cửa. Nếu không có miệng
thì nó không phải là bình. Những dụng cụ như, búa, dao và rìu không có miệng. Tuy
nhiên, chúng ta là những chiếc bình; và vì là bình, chúng ta có cửa-là
miệng. Anh em có biết tại sao mình có miệng không? Anh em được tạo dựng với một
cái miệng để được đổ đầy sự phong phú của Đấng Christ. Miệng được!
tạo nên để kêu cầu danh Chúa Jesus. Chúa thật
giàu có! Ngài giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Có một câu trong Thi Thiên
nói: “Hãy hả hoác miệng ngươi ra, thì Ta sẽ làm đầy dẫy nó” (81:10). Là những
chiếc bình trống có miệng, chúng ta nên hả hoác ra để được đầy dẫy
những phong phú của Chúa.
Để được cứu,
chúng ta cần kêu cầu danh Chúa. Tuy nhiên, kêu cầu danh Ngài không những để được
cứu rỗi mà đó cũng là phương cách dể nhận được phong phú của Đấng Christ. Chúa
phong phú đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Khi kêu cầu Ngài, chúng ta tham dự và
vui hưởng phong phú của Ngài. Anh em có muốn dự phần
và vui hưởng phong phú của Đấng Christ không? Nếu muốn, đừng im lặng;
hãy mở miệng và kêu cầu Ngài. Trong những năm gần đây, Chúa đã bày tỏ cho chúng
ta rất nhiều về vấn đề kêu cầu danh Ngài. Thậm chí cách đây 10 năm, chúng ta ít
biết về điều này. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã làm cho chúng ta sáng tỏ.
Chúng ta đánh giá cao La-mã chương 10, đặc biệt
là câu 12: “Vì giữa người Do-thái và người Hi-lạp chẳng có sự phân biệt gì hết,
vì chính Chúa chung của hết thảy vẫn giàu có đối với mọi
kẻ kêu cầu Ngài”. Câu 13 đã được
sử dụng rất nhiều trong việc rao giảng Phúc Âm. Nhưng chúng ta cũng phải sử dụng
câu ấy cùng với câu 12, không phải để rao giảng Phúc Âm, nhưng để đổ đầy phong
phú của Đức Chúa Trời Tam Nhất vào tất cả những chiếc bình trống.
Nếu anh em hả hoác miệng và kêu cầu Chúa, sự
phong phú của thần tính sẽ là phần hưởng của anh em. Bây giờ,
chúng ta đã có cách đổ đầy những chiếc bình trống. Chúng ta có miệng kêu cầu
Ngài để được đầy dẫy Ngài, và có tấm lòng để tin và giữ lấy Ngài.
Kinh Thánh khải
thị rõ rằng kêu cầu Chúa là cách nhận lãnh và vui hưởng Ngài. Phục Truyền Luật
Lệ Ký 4:7 (ASV) nói rằng Chúa “gần chúng ta hễ khi nào chúng ta kều cầu Ngài”.
Thi Thiên 145:18 chép: “Đức Giê-hô-va ở
gần mọi người cầu khẩn Ngài”. Thi Thiên 18:6 và 118:5 nói Đa-vít
cầu khẩn Chúa trong cơn gian truân. Trong Thi Thiên
50:15, Chúa bảo chúng ta hãy kêu cầu Ngài trong ngày hoạn nạn, và trong Thi
Thiên 86:7, Đa-vít làm theo điều đó. Thi Thiên 81:7 nói con cái I-xra-ên cũng
làm, như vậy (Xuất. 2:23) và Chúa bảo họ: “Hãy hả hoác miệng ngươi ra, thi Ta sẽ
làm đầy dẫy nó” (c. 10). Thi Thiên 86:5 nói Chúa tốt lành, sẵn sàng tha thứ và
dư dật lòng thương xót cho mọi kẻ kêu cầu Ngài. Thi Thiên 116:3- 4 chép: “Dây sự
chết vương vấn tôi,/ Sự đau đớn Âm Phủ áp hãm tôi,/Tôi
gặp sự gian truân và sự sầu khổ./Nhưng tôi kêu cầu danh Đức Giê-hô-va”. Câu 13
của chính Thi Thiên này chép: “Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi mà cầu khẩn danh Đức
Giê-hô-va”. Để cầm cái chén cứu rỗi, tức là để dự phần và vui hưởng sự cứu rỗi
của Chúa, chúng ta cần kêu cầu danh Chúa. Ê-sai 12:2-6 bảo rằng Chúa là sự cứu
rỗi, sức mạnh, bài ca của chúng ta, và chúng ta có thể vui mừng múc nước từ các
giếng cứu rỗi của Ngài. Phương cách múc nước từ các giếng cứu rỗi của Chúa, tức
vui hưởng Chúa là sự cứu rỗi của mình, là ca ngợi Ngài, kêu cầu danh Ngài, hát
cho Ngài, và thậm chí kêu lớn và la lên. Trong Ê-sai 55:1-6, chúng ta thấy lời
Chúa kêu gọi dân Ngài cách kỳ diệu. Ngài kêu gọi người khát đến các dòng nước,
vui hưởng sự phong phú mà Chúa chu cấp, như rượu, sữa, thức ăn ngon, và làm cho
mình vui thích nơi của béo. Cách làm điều này là tìm kiếm Chúa và “kêu cầu Ngài
đang khi Ngài ở gần”. Ê-sai 64:7 cho thấy rằng bằng cách kêu cầu Chúa, chúng ta
có thể dứt dấy chính mình để nắm lấy Ngài.
Ca Thương 3:55-57
nói rõ rằng khi chúng ta kêu cầu Chúa, Ngài đến
gần, và kêu cầu Ngài là hít thở, là kêu la. Bằng
cách này, chúng ta có thể nhận thức rằng kều cầu danh Chúa không những là kêu
la cùng Ngài mà cũng để kinh nghiệm hít thở thuộc linh (Xuất.
2:23), trong đó, chúng ta thở ra tất cả những
gì ở trong mình, dầu đó là thống khổ,
đau đớn, hay đè nén, v.v... Giê-rê-mi làm điều này khi ông kêu cầu Chúa từ
trong ngục tối dưới thấp, tức là từ đáy hố
sâu. Bất cứ khi nào ở trong ngục tối thuộc linh hay hố sâu thuộc linh, dưới
một đè nén nào đó, chúng ta đều có thể kêu cầu Chúa, thở ra nặng nề
trong mình, và nhờ đó được giải cứu khỏi hố sâu nhất. Kêu cầu
Chúa như vậy không những làm cho chúng ta có thể thở ra những điều tiêu cực từ
bên trong, mà cũng hít chính Chúa vào với tất cả những giàu có của Ngài như là
sức mạnh, sự vui hưởng, yên ủi và an nghỉ của chúng ta. Bằng cách này, chúng ta
nhận lãnh phong phú của Chúa. Như vậy, trong La-mã 10:12 này, Phao-lô cho biết
rằng: “Chúa…giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài”. Ngày nay trong sự phục sinh,
Chúa sẵn sàng và có sẵn để chúng ta dự phần, và Ngài thật phong phú để chúng ta
vui hưởng. Chúng ta chỉ cần kêu cầu Ngài luôn luôn. Khi kêu cầu Ngài, chúng ta
nhận lãnh và vui hưởng mọi phong phú của Ngài.
Kêu cầu Chúa
khác với chỉ cầu nguyện với Ngài. Trong tiếng Hi-lạp, từ được dịch là “kêu cầu”
nghĩa là cầu khẩn một người, gọi tên một người. Mặc dầu có thể cầu nguyện với
Chúa cách yên lặng, nhưng kêu cầu Chúa thì đòi hỏi phải kêu la cùng Ngài hay
nói với Ngài thành tiếng. Từ Hê-bơ-rơ cho từ “kêu cầu” trong Sáng Thế Ký 4:26
trước hết có nghĩa là “kêu lên” hay “la
lên”. Ê-sai 12:4 và 6 cho thấy kêu cầu danh Chúa có nghĩa là “kêu lên và la lớn”.
Ca Thương 3:55 và 56 khải thị cùng một điều-kêu cầu
danh Chúa là “kêu la” với Chúa. Do đó, Đa-vít nói: “...Tôi cầu khẩn Đức
Giê-hô-va, Tôi kêu la cùng Đức Chúa Trời tôi” (2Sa. 22:7). Kêu cầu Chúa là kêu
la cùng Ngài.
Theo như Kinh
Thánh ghi lại, vấn đề kêu cầu danh Chúa bắt đầu với thế hệ thứ ba của loài người.
Từ thời Ê-nót “người ta bắt đầu cầu khẩn danh
Đức Giê-hô-va” (Sáng. 4:26). Kế đến Áp-ra-ham
(Sáng. 12:8), Y-sác (Sáng. 26:25), Gióp (Gióp 12:4), Môi-se (Phục. 4:7), Gia-bê
(lSử. 4:10), Sam-sôn (Quan. 16:28), Sa-mu-ên (lSa. 12:18), Đa-vít (2Sa. 22:4;
lSử. 21:16), Giô-na (Giôna 1:6), Ê-li (lVua. 18:24), Ê-li-sê (2Vua. 5:11),
Giê-rê-mi (Ca. 3:55)-họ đều thực hành vấn đề kêu cầu danh Chúa. Hơn nữa, Giô-ên
2:32, Sô-phô-ni 3:9, và Xa-cha-ri 13:9 cũng nói tiên
tri rằng người ta sẽ kêu cầu danh Chúa.
Vào Lễ Ngũ Tuần,
tín đồ Tân Ước cũng kêu cầu danh Chúa để nhận lãnh Linh
để ra, là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-ên (Công.
2:17-21). Đức Chúa Trời đổ Linh Ngài ra và tín đồ mở miệng
để nhận lãnh Linh bằng cách kêu cầu danh Chúa. Linh
được Đức Chúa Trời đổ ra, nhưng chúng ta phải nhận lãnh Ngài. Cách nhận lãnh
Ngài là mở miệng và kêu cầu danh Chúa. Vì vậy, tín đồ Tân Ước, như Ê-tiên
(Công. 7:59), đã thực hành điều này. Do thực hành điều này, họ bày tỏ họ là môn
đồ của Chúa (Công. 9:14). Khi Phao-lô còn là Sau-lơ, người bắt bớ Hội Thánh, dự
định bắt tín đồ, ông nhận ra họ nhờ họ kêu cầu danh Chúa. Sau khi được hoán cải,
ông được khuyên hãy rửa sạch tội mình (chủ yếu là việc ông bắt bớ những người
kêu cầu danh Chúa) bằng cách chính ông kêu cầu danh Chúa (Công. 22:16). Chắc chắn
thực hành này là phổ biến giữa vòng các thánh đồ đầu tiên.
Khi gửi bức thư
đầu tiên cho Hội Thánh tại Cô-rin-tô, Phao-lô nói: “...Hết thảy những người bất
luận ở nơi nào, cầu khẩn danh
Chúa chúng ta là Jesus
Christ” (lCô.
1:2). Điều này cho thấy tất cả tín đồ đầu tiên đều thực hành kêu cầu như vậy.
Trong bức thư thứ hai gửi cho Ti-mô-thê, Phao-lô bảo ông hãy theo đuổi những điều
thuộc linh “cùng với kẻ lấy lòng trong sạch kêu cầu Chúa” (2:22). Cho nên, chúng
ta cũng phải thực hành điều này. Các thánh đồ Cựu
ước kêu cầu Chúa hằng ngày (Thi. 88:9) và suốt đời họ (Thi. 116:2). Còn chúng
ta thì sao? Chúng ta nên thực hành nhiều hơn, kêu cầu Chúa với “lòng trong sạch”
(2Ti. 2:22) và với “môi miếng thanh sạch” (Sô. 3:9). Nếu thực hành điều này, chắc
chắn chúng ta sẽ nhặn lãnh và vui hưởng phong phú của Chúa. Kêu cầu Chúa không
những để được cứu rỗi mà cũng để vui hưởng Chúa với
mọi giàu có của Ngài.
Thư Cô-rin-tô Thứ
Nhất mở đầu với việc kêu cầu danh Chúa, bày tỏ rằng đó là Sách vui hưởng
Ngài. Sách này cho thấy Đấng Christ là sự khôn ngoan và quyền năng của chúng
ta (1Cô. 1:24) và Ngài đã được lậm nên sự công chính, thánh hóa, cứu chuộc
(1:30) và rất nhiều điều khác để chúng ta vui hưởng. Cuối
cùng trong sự phục sinh, Ngài trở nên Linh Ban Sự
Sống để chúng ta uống (1Cô. 15:45; 12:13). Cách uống Ngài như Linh
Ban Sự Sống là kêu cầu danh Ngài. Do đó,
lCô-rin-tô 12:3 cho thấy nếu nói: “Chúa Jesus”, ngay lập tức chúng ta ở trong
linh. Nói “Chúa Jesus”
là
kêu cầu danh Chúa. Jesus
là
danh của Chúa, và Linh là thân vị của Ngài. Khi kêu cầu danh Chúa, chúng ta nhận
được thân vị của Chúa. Khi kêu “Chúa Jesus”, chúng ta nhận được Linh. Kêu cầu
danh Chúa để nhận lãnh Linh như vậy không những là hít thở thuộc linh, mà còn
là uống thuộc linh. Khi kêu cầu danh Chúa, chúng ta hít Ngài vào như hơi thở sự
sống và uống Ngài như là nước sự sống. Câu hai của
Thánh Ca 73 viết:
Jesus đáng chúc tụng!
Cứu Chúa Toàn Năng!
Tất cả những gì
con cần dều ở trong Danh Ngài;
Chỉ cần hít
thở Danh Jesus,
Là thật sự uống
Sự Sống.
Đó là cách chúng
ta nhận lãnh và vui hưởng Chúa. Tất cả chúng ta đều cần làm điều này. Nguyện
Chúa ban phước cho chúng ta trong điều này. Nguyện điều
này được hoàn toàn khôi phục trong những ngày này.
E. Đấng
Christ,
Được
Giảng Và Nghe
Trong
các câu 14 và 15, Phao-lô nói: “Nhưng họ
chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe đến Ngài thì tin thể nào? Nếu
chẳng ai rao giảng thì làm sao mà nghe? Lại nêu chẳng ai được sai đi, thì rao
giảng thể nào? Như có chép rằng: “Chơn kẻ giảng Phúc Âm đẹp đẽ là dường nào!”
Kêu cầu danh Chúa đòi hỏi phải tin Ngài, tin Ngài đòi hỏi phải nghe về Ngài, và
nghe,về Ngài đòi hỏi tin mừng phải được rao giảng. Nếu muốn Phúc Âm được rao giảng
thì một người nào đó phải được Đức Chúa Trời sai đi.
Những người được Đức
Chúa Trời sai đi phải rao giảng tin mừng để người ta nghe, tin, kêu cầu danh
Chúa và được cứu. Sau khi tin Chúa và kêu cầu Ngài, chúng ta cũng phải rao giảng
Ngài. Đấng Christ
đã
được rao giảng và nghe trên cả đất. Những người được
sai đi đã rao giảng Ngài, cả người Do-thái lẫn các dân tộc đều đã nghe Ngài.
Nhiều người đã tin để được công chính và đã kêu cầu để
được cứu rỗi.
F. Đấng Christ, Được Tiếp
Nhận Và Bị Khước Từ
Trong các câu từ
16 đến 21, chúng ta thấy Đấng Christ được tiếp nhận và bị khước từ. Một mặt,
Đấng Christ
được
các dân tộc tiếp nhận, nhưng mặt khác Ngài bị người I-xra-ên khước từ.
Cả chương 9 và
10 của Sách La-mã đề cập đến một điểm-sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời. Sự tuyển
chọn của Đức Chúa Trời là phần định của chúng ta. Sự tuyển chọn này thuộc về Đức
Chúa Trời là Đấng kêu gọi; điều đó là bởi thương xót và quyền chủ tể của Đức
Chúa Trời, bởi sự công chính của đức tin, và qua Đấng Christ.
Trong tất cả các
chương của Sách La-mã, chương 10 trình bày Đấng Christ nhiều nhất.
Trong 10:4, Đấng Christ
được
gọi là “kết cuộc của Kinh Luật”. Trong cả Tân Ước, không một chương nào khác
bày tỏ Đấng Christ
theo
cách như vậy. Do đó, La-mã chương 10 cho chúng ta một danh xưng rất quan trọng
của Đấng Christ:
kết
cuộc của Kinh Luật. Đấng Christ
đã
nhục hóa bằng cách từ trời xuống,
và phục sinh bằng cách lên khỏi vực. Sau khi trải qua tiến trình này, Đấng Christ là kết
cuộc của Kinh Luật, đã trở nên Lời Sống. Ngài ở gần chúng ta, thậm chí ở trong
miệng và trong lòng chúng ta. Hai cụm từ “trong miệng
ngươi” và “trong lòng ngươi” ngụ ý Đấng Christ giống như không khí. Chỉ có không
khí mới có thể ở trong miệng và trong tim anh em. Đấng Christ phục
sinh là Lời sống động, tức là Linh; Ngài giống như không khí, hơi thở, để chúng
ta nhận vào bản thể mình. Tất cả những gì chúng ta cần là dùng miệng để hít
Ngài vào, dùng lòng để
tiếp nhận Ngài, và dùng linh để giữ Ngài
lại. Nếu làm như vậy,
chúng ta sẽ được cứu và được cung ứng tất cả những phong phú của Ngài bằng cách
kêu cầu danh Ngài. Chúng ta cũng cần rao giảng Ngài. Khi chúng ta rao giảng
Ngài và người ta nghe Ngài, một số sẽ tin và một số
khác sẽ khước từ.
La-mã chương 10
đưa ra một lời mô tả và định nghĩa tuyệt hảo về Đấng Christ để chúng
ta dự phần. Không những chúng ta phải tin Ngài bằng tấm lòng mà còn phải kêu cầu
Ngài bằng miệng. Chúng ta phải kêu cầu Ngài không những để được cứu mà cũng để
vui hưởng phong phú của Ngài. Chúng ta được dựng nên là những chiếc bình để chứa
dựng Ngài; chúng ta được chọn và tiền định để làm vật chứa đựng Ngài. Điều này
đòi hỏi chúng ta phải hợp tác trong việc tiếp nhận Ngài và đem
Ngài vào. Để làm điều này, chúng ta cần mở chính mình ra từ
những nơi sâu thẳm của bản thể và kêu cầu Ngài bằng miệng từ sâu trong linh. Do
đó, trong chương 9, chúng ta có những chiếc bình, và trong chương 10, chúng ta
được ban cho phương cách để có những chiếc bình đầy dẫy sự phong phú của Đấng Christ. Đó là
gia tể của sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời, là mục đích của khát vọng lòng
Ngài.