Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI MƯƠI BỐN



CUỘC GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRONG SỰ TUYỂN CHỌN CỦA NGÀI
Trong bài này, chúng ta đến điểm thứ hai trong phần nói về sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời, gia tể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có một gia tể, một sự sắp đặt thần thượng trong sự tuyển chọn của Ngài. Sự sắp đặt hay sự quản trị thần thượng này ở trên toàn thế giới và toàn thể nhân loại. Sự quản trị này dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong gia tể thần thượng của Ngài.
I. DÂN CÒN SÓT LẠI ĐƯỢC GÌN GIỮ BỞI ÂN ĐIỂN
Trong La-mã 11:1, Phao-lô hỏi: “Vậy, tôi nói: Đức Chúa Trời há đã xua bỏ dân Ngài chăng? Đời nào có vậy!” Phao-lô là một luật sư xuất sắc, có tài tranh luận và thắng kiện dầu ông bên nào. Nếu không có La-mã chương 11, chắc chắn chúng ta nghĩ sau khi chọn người I-xra-ên, chắc hẳn Đức Chúa Trời phải đổi ý. Chương 9 và 10 của Sách La-mã dường như bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ I- xra-ên. Vì một s người nghĩ như vậy, nên Phao-lô hỏi: “Đức Chúa Trời há đã xua bỏ dân Ngài chăng?” Rồi chính ông trả lời câu hỏi này, ông mạnh mẽ nói: “Đời nào có vậy! Vì chính tôi cũng là người I-xra-ên, do dòng dõi Áp-ra-ham, thuộc chi phái Bên-gia-min. Đức Chúa Trời chẳng xua bỏ dân Ngài mà Ngài đã biết trước. Anh em há chăng biết điều Kinh Thánh nói về Ê-li sao? Thế nào người tố cáo dân I-xra-ên trước mặt Đức Chúa Trời mà rằng: ‘Chúa ôi, họ đã giết tiên tri Chúa, đào phá bàn thờ Chúa, tôi còn lại một mình, và họ săn mạng sống tôi’. Nhưng Đức Chúa Trời đáp lại thể nào? ‘Ta đã để lại cho Ta bảy ngàn người không hề quì gối trước Ba-anh’” (11:1-4), Ê-li là tiên tri của Đức Chúa Trời đã tố cáo với Đức Chúa Trời về dân I-xra-ên. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời bảo Ê-li đừng buộc tội họ trước mặt Ngài vì Ngài đã để dành bảy ngàn người nam chưa quì gối trước Ba-anh. Phao-lô nói tiếp: “Hiện nay cũng vậy, theo sự tuyển chọn của ân điển thi có một số còn sót lại. Nhưng nếu đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải bởi công việc nữa; bằng chẳng thì ân điển không còn phải là ân điển nữa” (cc. 5-6).

Phao-lô tranh luận cách tuyệt vời, ông luôn luôn thắng bất kể , tranh luận cho bên nào của vấn đề tranh luận. Trong chương 10, khi nói I-xra-ên xấu xa, ông chứng minh họ xấu xa dường nào. La- mã 10:21 chép: “Song về dân I-xra-ên thì người nói rằng: “Ta đã giơ tay ra cả ngày hướng về dân bội nghịch hay nói trái!” Chắc chắn dân tộc tệ nhất trên đất là dân bội nghịch và hay cãi lại. Khi đọc một câu như vậy, chúng ta có khuynh hướng nói: “Tình trạng của dân I-xra-ên thật vô vọng. Thế là xong đời I-xra-ên”. Tuy nhiên, khi đến chương 11, chúng ta thấy [Kinh Thánh] ghi lại thế nào chính Chúa tranh luận với Ê-li. Ê-li nói: “Chúa ôi, họ đã giết tiên tri Chúa, đào phá bàn thờ Chúa”. Cả hai câu này đều đúng. Rồi Ê-li nói: “Tôi còn lại một mình, và họ săn mạng sng tôi”. Chúa đến với Ê-li và dường như Ngài nói: “Hỡi Ê-li, hãy nghe Ta. Ngươi không một mình. Ta đã để dành bảy ngàn người. Ê-li, ngươi đang nói gì vậy?” Trong chương 10, theo một ý nghĩa, dường như Phao-lô đang chống lại I-xra-ên. Bây giờ, trong chương 11, ông đang ủng hộ I-xra-ên. Trong 11:5, Phao-lô nói: “Hiện nay cũng vậy, theo sự tuyển chọn của ân điển thì có một số còn sót lại”. Đơn giản là Phao-lô không thể bị đánh bại. Phao-lô nói: “Không những Đức Chúa Trời đã để dành bảy ngàn người vào thời Ê-li, nhưng hiện nay, là thời chúng ta đang sống, Đức Chúa Trời vẫn còn tuyển chọn theo ân điển. Ngày nay cũng có dân sót được để dành”. Vào thời chúng ta, nguyên tắc cũng vậy. Dầu Cơ-đốc Giáo suy thoái đến đâu chăng nữa, chúng ta vẫn tin rằng giữa hàng ngàn và thậm chí hàng triệu Cơ-đốc nhân, vẫn có một số dân sót được Đức Chúa Trời để dành.
Tôi không nói tự cao, nhưng tôi xem chính mình là một người được Đức Chúa Trời để dành. Anh em cm thấy thế nào về chính mình? Trong những năm qua, nhiều lần tôi có ý tưởng ging như Ê-li. Nhưng tôi ngợi khen Chúa vì cuối cùng tôi khám phá ra rằng Chúa đã để dành nhiu người cho chính Ngài. Đức Chúa Trời đã dành lại một số dân sót cho mục đích đời đời của Ngài. Anh em đừng thất vọng.
Câu 6 chép: “Nhưng nếu đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải công việc nữa; bằng chẳng thì ân điển không còn phải là ân điển nữa”. Đừng bao giờ quên rằng tất cả chúng ta đều được ân điển dành riêng. Đó không phải là kết quả công việc của chúng ta mà hoàn toàn là ân điển của Ngài. Nếu không, ân điển không còn là ân điển nữa.
“Vậy thì làm sao? Điều mà dân I-xra-ên tìm kiếm thì họ không được; song những kẻ được chọn thì đã được điều đó, còn những kẻ khác thì ra cứng cỏi” (c. 7). Trên nguyên tắc, tình trạng ngày nay cũng giống như vậy. Chúng ta có gì để khoe khoang? Chỉ có ân điển của Chúa.
Câu 8 chép: “Như chép rằng: Đức Chúa Trời đã phú cho họ tâm linh mê muội, mắt không thấy dược, tai không nghe được, cho đến ngày nay.” Đây phải là tình trạng của chúng ta không? Một số người mắt, nhưng mắt họ mất thị giác; một s người tai, nhưng tai họ mất chức năng. Đây chính là tình trạng của thời chúng ta. Vào năm 1937, công việc Chúa phân định cho tôi là đi khắp miền bắc Trung Quốc với mục đích chia sẻ cho Cơ-đốc Giáo tất cả những lẽ thật Chúa đã ban cho chúng ta. Công tác dưới đi sự lãnh đạo của anh Nghê phân định cho tôi làm điều này. Tôi được dặn không lại một Hội Thánh địa phương nào, nhưng đi khắp miền bắc Trung Quốc. Trong khoảng thời gian ấy, tôi thi hành chức vụ lưu động rất nhiều trong các giáo phái. Qua đó tôi được biết tình hình thật đáng thương. Không bao nhiêu người có tấm lòng; hầu hết đều không có mắt để thấy và tai để nghe. Sau đó, tôi không đi đây đó nữa và lại tại Cheefoo, là quê tôi. Rõ ràng Chúa cho tôi gánh nặng không đi đây đó nữa, nhưng chỉ ở lại thành phố ấy vi Hội Thánh địa phương. Sau khi tôi ở đó bốn năm, một cuộc phục hưng đã xảy ra.
Tôi xin kể cho anh em nghe một câu chuyện khác. Trong năm 1934, tôi tại Thượng Hải ít lâu với anh Nghê. Một ngày kia, khi chúng tôi lái xe đến một thành phố khác, anh nói với tôi: “Anh ơi, các giáo phái đã khước từ chúng ta”. Trích lời Phao-lô trong Công Vụ 13:46, anh nói: “Chúng tôi xây qua Dân Ngoại”. Từ thời điểm ấy, công tác trong sự khôi phục của Chúa dứt khoát chuyển hướng sang Dân Ngoại. Từ khi tôi ở lại với anh Nghê lần đầu vào năm 1933 cho đến thời điểm chúng tôi chia tay nhau vào năm 1950, anh không nhận được một lời mời của bất kỳ giáo phái nào tại Trung Quốc. Mặc dầu không giáo phái nào mời anh cung ứng, nhưng sách của anh rất phổ biến. Dầu tình huống có ra sao, ngày nay Chúa vẫn còn dân sót của Ngài.
Chúng ta tiếp tục sang câu 9: “Đa-vít cũng nói: ‘Nguyện bàn tiệc của họ trở nên lưới và bẫy, và làm đá vấp chơn để báo ứng cho họ”. Chúng ta thấy chính điều này xảy ra trong tình trạng ngày nay.
Câu 10 chép: “Nguyện mắt họ mù tối không thấy được, và Ngài làm cho lưng họ khom luôn”. Cơ-đốc Giáo ngày nay không giống như vậy sao? Không phải là mắt của nhiều người tối tăm và lưng họ khom sao? Họ thiếu ánh sáng để thấy và không thể đứng thẳng được.
II. CÁC QUỐC GIA ĐƯỢC CỨU
NHỜ SỰ VẤP NGÃ CỦA DÂN I-XRA-ÊN
Gia t của Đức Chúa Trời trong sự tuyển chọn của Ngài trước hết là vi dân sót được ân điển gìn giữ và thứ hai là với các quốc gia, là Dân Ngoại được cứu nhờ sự vấp ngã của dân I-xra-ên. Trong câu 11, Phao-lô nói: “Vậy, tôi lại hỏi rằng: Có phải họ vấp để mà ngã ư? Đi nào có vậy! Trái lại, nhơn sự quá phạm (Bản RcV: sự lầm lỡ) của họ mà sự cứu rỗi đã đến Dân Ngoại, để giục họ ganh đua”. Trong 0:32, Phao-lô nói rằng dân I-xra-ên “vấp phải hòn đá vấp chơn”. Bây giờ, trong 11:11, ông nói họ không vấp để mà ngã. Phao-lô khai triển lời tranh luận của mình rất cẩn thận, ông nói họ vấp nhưng không ngã. Trong phần tiếp theo của câu 11, Phao-lô mô tả sự ngã của họ là “lầm lỡ”. Hậu quả của sự lầm lỡ vì vô tín này là sự cứu rỗi đến với các dân tộc. Phao-lô đã đưa ra một vụ kiện và ông thật là một luật sư! Không ai có thể đánh bại ông. Mọi người đều phải phục ông. Trong 11:12, Phao-lô nói: “Vả, nếu sự lầm lỡ của họ là sự giàu có của thế gian, sự thiếu kém của họ là sự giàu có của Dân Ngoại, thì hung chi là sự đầy đủ của họ!” Sự lầm lỡ của I-xra-ên tr nên sự giàu có của thế gian và sự thiếu kém của họ là sự giàu có của các dân. Ngoài Phao-lô ai có thể tranh luận như vậy?
Trong 11:13, Phao-lô nói ông tôn đại chức vụ của ông giữa các dân. “Tôi nói cùng anh em là Dân Ngoại: nhơn tôi là sứ dồ của Dân Ngoại nên tôi tôn trọng chức vụ của tôi, bất cứ cách nào miễn là tôi có thể giục lòng ganh đua của cốt nhục tôi, để cứu một vài người trong vòng họ”. Mặc dầu Phao-lô tôn trọng chức vụ của mình giữa Dân Ngoại, nhưng thật ra ông đang tranh biện cho I-xra-ên.
Chúng ta cần đọc câu 15 cách cẩn thận. “Vì nếu sự vứt bỏ họ (RcV: gạt họ sang một bên) là sự phục hòa cho thế gian, thì sự nhận lại họ há chẳng phải là sự sng từ trong kẻ chết sao?” Xin lưu ý Phao-lô không nói “ném bỏ họ”. Ném b là một điều gạt sang một bên là điều khác. Trong 11:1, Phao-lô hỏi: “Đức Chúa Trời há đã xua bỏ dân Ngài chăng?” Chính Phao-lô trả lời câu hỏi này: “Đời nào có vậy!”. Vì thế, có một sự khác biệt quan trọng giữa ném bỏ và gạt sang một bên. Ném bỏ nghĩa là từ bỏ, trong khi gạt sang một bên nghĩa là để qua một bên một thời gian. Vì vậy, tư tưởng của Phao-lô là Đức Chúa Trời đã gạt I-xra-ên sang một bên, không phải là ném bỏ họ.
Chúng ta hãy đọc các câu từ 16 đến 18: “Vả, nếu bột đầu mùa (Bản RcV: bột được dâng như hoa quả đầu mùa) là thánh thì cả đống cũng thánh; và nêu gốc là thánh, thì các nhánh cũng thánh. Vì bằng có một vài nhánh bị bẻ đi, mà ngươi, vốn là cây ô-liu hoang, được tháp vào giữa nó, cùng nó được dự phần trong gốc và nhựa của cây ô-liu, thì chớ khoe khoang với các nhánh kia; còn nếu ngươi khoe khoang, thì hãy nhớ ấy chẳng phải ngươi chịu đựng cái gốc, bèn là cái gốc chịu đựng ngươi”. Ai là gốc của cây ô-liu và ai là bột đầu mùa? Tôi tin câu trả lời đúng là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Trong 11:28, Phao-lô nói I-xra-ên “là kẻ yêu dấu vì cở các tổ phụ”. “Các tổ phụ” chỉ về các tộc trưởng, chỉ về Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Ba tổ phụ này là gốc của cây ô-liu và bột được dâng lên như hoa quả dầu mùa.
Chúng ta cần sáng tỏ về sự khác biệt giữa bột được dâng như hoa quả đầu mùa và khối bột. Giả sử anh em có một khối bột để nướng bánh và lấy ra một miếng bột từ khối bột ấy. Miếng bột ấy có thể được gọi là bột đầu mùa. Trong Kinh Thánh, bột được dâng làm hoa quả đầu mùa không phải để người ta ăn; trước hết bột đó được dâng cho Đức Chúa Trời và sau đó được ban cho các thầy tế lễ để làm thức ăn cho họ. Theo Dân Số Ký 15:18-21, Đức Chúa Trời bảo I-xra-ên rằng sau khi vào miền đất, họ phải dâng miếng bột đầu mùa cho Chúa. Miếng bột ấy được gọi là bột đầu mùa và cụm từ “bột được dâng như hoa quả đầu mùa” trong La-mã 11:16 chỉ về bột này. Sứ đồ Phao-lô dùng miếng bột đầu tiên này để minh họa Áp-ra-ham, cùng với Y-sác và Gia-cốp. Khi đến với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong Nghiên Cứu Sự Sng trong Sách Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ khám phá ba tộc trưởng này nên được kể là một người và những kinh nghiệm thuộc linh của cả ba thật ra là kinh nghiệm của một người. Ba tộc trưởng này đã là và vẫn là miếng bột đầu tiên dâng cho Đức Chúa Trời như trái đầu mùa và tết cả con cháu họ là cả khối bột. Cũng vậy, ba tộc trưởng đã là và vẫn là gốc của cây ô-liu được vun trồng của Đức Chúa Trời (Giê 11:6), và cả đòng dõi họ đều là các nhánh. Vì vậy, lời tranh luận của Phao-lô là nếu bột dâng cho Đức Chúa Trời là thánh, thì cả khi bột cũng là thánh. Điều này có nghĩa là cả dân I-xra-ên đều là thánh. Hơn nữa, nếu gốc tức các tộc trưởng là thánh, thì mọi nhánh, là con cháu của các tộc trưởng cũng đều là thánh. Mặc dầu I-xra-ên đã vấp nhưng họ không ngã. Tạm thời họ bị chặt đi; nhưng về sau họ sẽ được tháp lại.
Trong La-mã chương 9, những người được chọn của Đức Chúa Trời được ví như đất sét và trong La-mã chương 11, họ được ví như miếng bột được sử dụng để làm bánh. Anh em nghĩ điều nào tốt hơn? Anh em muốn làm một miếng đất sét hay một miếng bột? Mặc dầu tôi thích làm miếng bột hơn, nhưng làm đất sét vẫn tốt vì đất sét được dùng làm chiếc bình thương xót để chứa đựng Đấng Christ. Do đó, trong 2Cô-rin-tô 4:7, chúng ta được biết “chúng tôi đựng của báu này trong khí mạnh (hay: chiếc bình) bằng đất”. Hơn nữa, 2Ti-mô-thê 2:20 nói: “có khí mạnh (hay: chiếc bình) bằng vàng bằng bạc... dùng việc sang trọng”. Chúng ta đã thấy những bình bằng đất sét trong La-mã chương 9 được để đầy bằng cách kêu cầu danh Chúa như được khải thị trong La-mã chương 10. Điều này cũng đúng cho những chiếc bình trong 2Ti-mô-thê 2:20. Trong câu 22 của chương này, chúng ta được biết những người tìm kiếm Chúa cần lấy lòng thuần khiết kêu cầu Ngài. Vì vậy, những chiếc bình tôn trọng được đổ đầy bằng cách kêu cầu danh Chúa.
La-mã chương 9 cho thấy chúng ta là những miếng đất sét được làm thành những chiếc bình chứa đựng Đấng Christ. Đó là điều kỳ diệu. Tuy nhiên, thậm chí tôi còn vui mừng hơn nữa vì được làm một miếng bột nhào, một phần của khối bột. Đất sét không có sự sng, nhưng khối bột là vấn đề sự sống, được làm ra từ bột mì mịn. Mặc dầu đất sét hữu dụng để làm nên những chiếc bình chứa đựng Đấng Christ cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng bột lại làm cho Đức Chúa Trời thỏa mãn; bột được dâng lên cho Đức Chúa Trời như thức ăn để làm thỏa lòng Ngài. Một-miếng đất sét không có sự ĩ sống không tìíể làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Chỉ trong khối bột chúng ta mới có yếu tố sự sống làm thỏa mãn Đức Chúa Trời.
Trong khi bột nhào làm thỏa mãn Đức Chúa Trời thì rễ làm thỏa mãn chúng ta. La-mã 11:17 nói chúng ta “vốn là cây ô-liu hoang, được tháp vào giữa nó, cùng nó được dự phần trong gốc và nhựa của cây ô-liu”. Khi đến với đời sng của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ thấy họ là rễ đầy nhựa cây ô-liu. Cả cây ô-liu đều nương dựa vào nhựa của họ. Ngợi khen Chúa vì chúng ta là cây ô-liu hoang, đã được tháp vào cây ô-liu được vun trồng của Đức Chúa Trời để được dự phần trong nhựa từ rễ cây ấy! Đó là sự vui hưởng của chúng ta. Đức Chúa Trời vui hưởng bột; chúng ta vui hưởng rễ. Cả bột và rễ đều thuộc về sự sng thực vật, là sự sng làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và con người. Cả lúa mì và ô-liu đều đem lại sự vui thỏa và làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và con người. Ngợi khen Chúa! Một lần nữa chúng ta thấy Phao-lô là tác giả sâu nhiệm biết bao. Không một điều gì trong Sách La-mã là nông cạn.
Trong câu 17, Phao-lô nói chúng ta là Dân Ngoại, “vốn là cây ô-liu hoang, được tháp vào giữa nó, cùng nó được dự phần trong gốc”. Tháp vào là vấn đề sự sng. Một nhánh cây hoang được tháp vào cây vun trồng là để nó nhận sự sống từ cây được vun trồng. Vì vậy, vấn đề không phải là Dân Ngoại thay đổi tôn giáo mà là để nhận sự sống của rễ, sự sống ấy là Đấng Christ. Nhiều Dân Ngoại đã quay khỏi các tôn giáo ngoại đạo của họ, hướng về Cơ-đốc Giáo nhưng vẫn không hề nhận lãnh sự sống của Đấng Christ. Họ chưa bao giờ được tháp vào cây ô-liu do Đức Chúa Trời vun trồng, với Đấng Christ là sự sng. Nhưng chúng ta đã được tháp vào để vui hưởng sự phong phú của sự sống Đấng Christ cùng với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-côp. Ngợi khen Chúa!
Thay mặt cho Dân Ngoại, Phao-lô nói trong câu 19: “Vậy, ngươi chắc nói rằng: Các nhánh kia đã bị bệ đi là để ta được tháp vào”. Dân Ngoại có thể nghĩ như vậy. Phao-lô trả lời “Phải, họ vì vô tín nên đã bị bẻ đi, còn ngươi nhờ đức tin mà được đứng đó. Ngươi chớ tự cao, nhưng hãy sợ sệt. Vì nếu Đức Chúa Trời đã chẳng tiếc những nhánh tự nhiên, thì chắc cũng chẳng tiếc ngươi đâu. Hãy xem sự nhơn từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: sự nghiêm nhặt đối với kẻ vấp ngã, còn sự nhơn từ đi với ngươi, miễn là ngươi cứ ở trong sự nhơn từ của Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt đi” (cc. 20-22). Lời lẽ của Phao-lô khôn ngoan dường bao.
Vì vậy, do sự quá phạm của I-xra-ên, do họ bị vấp nên sự cứu rỗi đã đến với Dân Ngoại. Tuy nhiên, I-xra-ên không ngã; họ chỉ vấp. Đó là gia tể của Đức Chúa Trời trong sự tuyển chọn của Ngài.
III. I-XRA-ÊN ĐƯỢC PHỤC HỒI
NHỜ SỰ THƯƠNG XÓT DÂN NGOẠI
“Còn họ, nếu không ghì mài trong sự vô tín, thì cũng sẽ được tháp lại, vì Đức Chúa Trời có thể lại tháp họ vào. Vì nếu ngươi đã bị cắt khỏi cây ô-liu hoang thuận tánh, mà được tháp vào cây ô-liu tốt nghịch tánh, thì huống chi những kẻ ấy nguyên là nhánh thuận tánh, sẽ lại được tháp vào chính cây ô-liu của mình” (cc. 23-24). Mặc dầu Phao-lô dường như nói thay cho Dân Ngoại, nhưng thật ra ông ủng hộ người Do-thái nhiều hơn vì chính ông là người Do-thái. n dưới những lời ông nói về Dân Ngoại là gánh nặng của ông đối với người Do-thái.
Anh em ơi, tôi chẳng muốn anh em không biết sự mầu nhiệm này, e anh em tự khoe mình là khôn ngoan chăng: ấy là sự cứng cỏi đã xen vào dân I-xra-ên đôi phần cho đến chừng nào số Dân Ngoại được đầy đủ” (c. 25). “Số Dân Ngoại được đầy đủ” chỉ về những người mới hối cải giữa vòng Dân Ngoại. Bây giờ là thời điểm nhiều Dân Ngoại hối cải. Vì vậy, “số Dân Ngoại” chưa đầy đủ; số này hiện vẫn đang tiếp tục. “Số Dân Ngoại được đầy đủ” khác với cụm từ “cho đến chừng các thời kỳ Dân Ngoại được trọn” (Lu 21-24). Một số Cơ-đốc nhận lẫn lộn hai cụm từ này. Cụm từ “cho đến chừng các thời kỳ Dân Ngoại được trọn” ngụ ý lời tiên tri nói về sự chấm dứt thế lực Dân Ngoại; “số Dân Ngoại được đầy đủ” ngụ ý đủ số người hối cải giữa vòng Dân Ngoại.                                                                             ...
Trong câu 26, Phao-lô tuyên bố: “Dường ấy cả dân I-xra-ên đều sẽ được cứu, như có chép rằng: ‘Đấng giải cứu sẽ đến từ Si-ôn, cất sự bất kỉnh khỏi Gia-cốp”. Vào thời điểm ấy tất cả dân I-xra-ên còn sót lại sẽ được cứu. “ ‘y là giao ước mà Ta lập với họ, khi Ta ct tội lỗi họ đi’. Cứ như Phúc Âm mà nói, thì họ là kẻ thù nghịch vì cớ anh em; còn cứ như sự tuyển chọn mà nói, thì họ là kẻ yêu dấu vì cớ các tể phụ” (cc. 27-28). Xin lưu ý hai từ “vì cớ” trong câu 28: “vì cớ anh em” và “vì cớ các tổ phụ. Họ là kẻ thù vì cớ chúng ta, nhưng được yêu dấu vì cớ các tổ phụ. “Vì các ân ban nhưng không và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề hối cải” (c. 29). Những ân ban và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là đời đời, không ăn năn, không thay đổi. Một khi ân ban của Đức Chúa Trời được ban cho thì được ban cho đời dời. Một khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta, Ngài kêu gọi chúng ta cho đến đời đời. Ngài không bao giờ ăn năn về sự ban cho và sự kêu gọi. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời biết bao vì “trong Ngài... chẳng có bóng dời đi” (Gia 1:17). “Bởi chưng như trước kia anh em chẳng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng nay nhơn sự chẳng vâng phục của họ mà anh em lại được thương xót, thì cũng một thể ấy, bây giờ họ chẳng vâng phục, hầu cho bởi sự thương xót đã ban cho anh em mà họ cũng được thương xót. Vì Đức Chúa Trời đã nhốt mọi người trong sự không vâng phục, cốt để thương xót hết thảy” (cc. 30-32). Ở đây, chúng ta thấy Phao-lô dùng cả sự không vâng phục lẫn thương xót làm phương tiện tranh luận. Sự không vâng phục của con người tạo cơ hội cho sự thương xót của Đức Chúa Trời, và sự thương xót của Đức Chúa Trời đem đến sự cứu rỗi con người. Do đó, một lần nữa chúng ta thấy Phao-lô đã thắng trong mọi trường hợp. Đức Chúa Trời đã nhốt mọi người trong sự không vâng phục để bày tỏ lòng thương xót đối với mọi người. Đó là gia tể của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói gì? Tất cả những gì chúng ta có thể nói là: “Ha-lê-lu-gia về sự thương xót của Ngài!” Thậm chí Ngài dừng sự không vâng phục của chúng ta như một mảnh đất có rào để giữ chúng ta làm những chiếc bình hầu bày tỏ sự thương xót của Ngài trên đó.
IV. NGI KHEN SỰ TUYỂN CHỌN
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đến đây Phao-lô dâng lên lời ngợi khen Đức Chúa Trời, ngợi khen sự tuyển chọn của Ngài. “Ôi, sâu thẳm thay là sự giàu có của cả sự khôn ngoan lẫn tri thức của Đức Chúa Trời! Sự phán đoán của Ngài nào ai dò lường được, đường lối của Ngài nào ai tìm dấu được! ‘Vì ai biết tâm trí của Chúa, Ai đã làm mưu sĩ cho Ngài ư?’ ‘Hay là ai đã cho Ngài trước, hầu sau sẽ được đền đáp lại ư?’ Vì mun vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời! A-men” (cc. 33-36). Dường như trong La-mã từ chương 9 đến 11, Phao-lô cho chúng ta một bản dồ để có thể dò theo đường li của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nhận được lời khen ngợi và vinh hiển trong ba giai đoạn: trong quá khứ, về mọi sự đến từ Ngài; trong hiện tại, về mọi sự tồn tại nhờ Ngài, trong tương lai, về mọi sự sẽ qui về Ngài. Mọi sự hiện hữu đều ra từ Đức Chúa Trời trong quá khứ, mọi sự tồn tại nhờ Ngài trong hiện tại và mọi sự sẽ qui về Ngài trong tương lai. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời là theo chính Ngài, tùy sự tuyển chọn của Ngài, không tùy thuộc một điều gì khác. Mọi sự đều thuộc về Ngài, bởi Ngài và cho Ngài. “Vinh hiển cho Ngài đời đời. A-men”.