Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI MƯỜI BA



ÁCH NÔ LỆ CỦA LUẬT
TRONG XÁC THỊT CHÚNG TA
(2)
II. BA LUẬT
Trong bài trước, chúng ta thấy hai người chồng được khải thị trong La-mã 7:1-6. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét ba luật được khải thị trong 7:7-25. Tôi sẽ đọc mỗi câu và nêu vài lời nhận xét về mỗi câu ấy khi cần thiết.
“Vậy thì chúng ta phải nói làm sao? Kinh Luật há là tội ư? Đời nào có vậy! Nhưng nếu không bởi Kinh Luật thì tôi chẳng biết tội là gì; vì nếu Kinh Luật không nói: ‘Ngươi chớ tham dục’, thì tôi không biết sự tham dục là gì” (c. 7). Câu này nêu rất rõ rằng Kinh Luật khiến chúng ta biết tội, vì Kinh Luật phơi bày tội và nhận định tội là tội.
“Song tội lỗi đã nhơn dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ tham dục (RcV: thèm muốn) trong tôi; vì không có Kinh Luật thì tội đã chết rồi” (c. 8). Tội dùng Kinh Luật, và Kinh Luật giúp cho tội hành động trong chúng ta. Vì vậy, Kinh Luật được ban cho không phải để giúp đỡ chúng ta mà giúp đỡ tội. Không có Kinh Luật, hay ngoài Kinh Luật thì tội chết rồi.
“Trước kia tôi không có Kinh Luật mà sng, nhưng khi điều răn đến thì tội lại sống, còn tôi thì chết” (c. 9). Chắc chắn Kinh Luật không giúp đỡ chúng ta, mà giúp-đỡ tội. Kinh Luật đến để phục hưng tội, làm cho tội sống động. Trước khi Kinh Luật đến, tội ở trong tình trạng ngủ mê. Tuy nhiên, khi Kinh Luật xuất hiện, tội được làm cho sng động và phục hưng.
“Vậy, điều răn, vn đưa đến sự sng, thì tôi lại thấy nó đưa đến sự chết” (c. 10). Mặc dầu Kinh Luật lẽ ra phải đem đến sự sng, nhưng cuối cùng, Kinh Luật là sự chết đối với chúng ta.
“Vì tội nhơn dịp bởi điều răn mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi” (c. 11). Tội là kẻ giết người, và Kinh Luật là dụng cụ giết người. Kinh Luật là con dao được tội sử dụng để giết chúng ta. Không có con dao hay dụng cụ giết người thì khó có thể giết người. Trước hết, tội dùng Kinh Luật để lừa dối, và sau đó, giết chết chúng ta. Vì hành động lừa dối và giết chết chắc chắn là hành vi của con người, nên chúng ta phải xem tội là sự nhân cách hóa của Sa-tan.

“Ấy vậy, Kinh Luật là thánh, điều răn cũng là thánh, công nghĩa và lương thiện (hoặc công bình và tốt lành)” (c. 12). Không có nan đề gì về bản chất của Kinh Luật. Bản chất, thể yếu của Kinh Luật là thánh khiết, công bình và tốt lành.
“Đã vậy thì điều lương thiện há tr nên sự chết cho tôi sao? Đời nào có vậy! Nhưng ấy là tội đã nhơn điều lương thiện mà gây nên sự chết cho tôi, để tỏ ra nó thật là tội, hầu cho tội nhơn điều răn lại trở nên tội lỗi tột bực” (c. 13). Câu này là một bằng chứng nữa cho thấy Kinh Luật không giúp đỡ chúng ta. Thay vào đó, Kinh Luật làm cho tội trở nên cực kỳ tội lỗi. Anh em vẫn bị Kinh Luật lôi cuốn sao? Chúng ta phải tránh xa nó.
“Vả, chúng ta biết Kinh Luật là thuộc linh; nhưng tôi lại thuộc xác thịt, đã bị bán [để ở dưới] (cho) tội” (c. 14). Cụm từ “bị bán ở dưới” tội nghĩa là bị bán cho tội. Tội là người mua, ông chủ mua, và chúng ta đã bị bán cho hắn.
“Vì điều tôi làm thì tôi không hiểu (RcV: thừa nhận); bởi điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi ghét thì tôi lại làm” (c. 15). Từ liệu thừa nhận trong câu này không có nghĩa là chúng ta không biết. Làm thế nào chúng ta có thể nói mình không biết điều mình làm? Chắc chắn chúng ta biết. Câu này có nghĩa là Phao-lô không thừa nhận những gì ông làm. Câu này có nghĩa là mặc dầu chúng ta có thể hành động cách sai lầm, nhưng chúng ta không công nhận điều đó hoặc không tán thành điều đó.
“Song nếu tôi làm điều tôi không mun, thì bởi đó tôi nhận (RcV: đồng ý) Kinh Luật là tt. Vậy, nay chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội ở (hay cư ngụ) trong tôi” (cc. 16-17). Phao-lô nói không còn là ông làm điều ông không muốn nữa, nhưng là tội cư ngụ trong ông. Từ cư ngụ không phải cùng một từ Hi-lạp được dịch là “cứ ở” trong những chỗ khác; đó là một từ Hi-lạp thật ra có nghĩa là lập nhà”, vì nghĩa gốc của động từ này là mái ấm hay căn nhà. Vì vậy, động từ này không có nghĩa là tội chỉ ở hay lưu lại trong chúng ta một thời gian, mà là tội lập nhà trong chúng ta. Do dó, không còn là chúng ta làm điều ác mình không mun làm, mà là tội lập nhà trong chúng ta.
“Vả, tôi biết rằng trong tôi, tức là ở trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì lương thiện, vì lòng mun thì ở nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có” (c. 18). Phao-lô không nói rằng không có gì tốt trong ông; nhưng nói không có điều gì tốt trong xác thịt ông. Chúng ta phải cẩn thận chú ý đến từ b nghĩa được Phao-lô dùng -”trong xác thịt tôi”. Đừng bao giờ nói không có gì tốt trong anh em, vì trong anh em có điều tốt. Tuy nhiên, trong xác thịt chúng ta, tức là trong thân thể sa ngã của chúng ta, không có gì tốt lành cư ngụ trong đó. Trong thân thể sa ngã của chúng ta, mà Kinh Thánh gọi là “xác thịt”, tội cư ngụ với mọi dục vọng của nó. Do đó, không có gì tốt lành được tìm thấy trong xác thịt chúng ta.
“Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn điều ác tôi không mun thì tôi lại làm” (c. 19). Câu này chứng tỏ có điều tốt trong chúng ta, vì chúng ta có một ý chí tốt, một ý chí muốn làm điều tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể thực hành điều tốt mình mun làm.
“Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội ở trong tôi. Vậy, tôi thấy trong tôi có luật này: khi tôi muốn làm điều thiện thì điều ác lại cặp theo tôi” (cc. 20- 21). Câu 21 đ cập đến luật hành động mỗi khi chúng ta muốn làm điều tốt. Luật này là ác, vì bất cứ khi nào chúng ta cố gắng làm điều lành thì điều ác hiện diện với chúng ta. Từ Hi-lạp được dịch là “điều ác” trong câu này chỉ về điều ác trong đặc tính.
“Vì theo người bề trong, tôi vẫn vui thích Luật của Đức Chúa Trời; nhưng tôi thy trong chi thể tôi có một luật khác chiến đấu với luật trong tâm trí tôi, bắt tôi làm phu tù cho luật của tội vẫn ở trong chi thể tôi” (cc. 22-23). Câu 22 đề cập đến Luật của Đức Chúa Trời mà Phao-lô ưa thích theo con người bề trong. Chúng ta có thể gọi đây là luật thứ nhất. Trong câu 23, Phao-lô chỉ về luật của tâm trí mà chúng ta có thể gọi là luật thứ hai. Vì luật này là luật của tâm trí và tâm trí là một phần của hồn, nên có nghĩa là có một luật trong hồn chúng ta. Câu 23 cũng đề cập đến điều Phao-lô gọi là “trong chi thể tôi có một luật khác”. Vì luật này ở trong chi thể chúng ta, và các chi thể là một phần của xác thịt, tức thân thể sa ngã, nên có nghĩa là trong xác thịt chúng ta có một luật khác. Luật này, là luật thứ ba, chiến đấu chống lại luật của tâm trí chúng ta. Trong 7:23, chúng ta thấy hai luật chống nhau, chiến đấu nghịch nhau. Phao-lô nói “luật khác” này trong chi thể chúng ta bắt chúng ta làm phu tù cho luật của tội. “Luật của tội vẫn ở trong chi thể tôi” tương đương với “trong chi thể tôi có một luật khác” đã được đề cập trước đó trong câu này. Luật này là luật thứ 3. Do đó, trong một câu, chúng ta thấy có hai luật: một luật của điều thiện trong tâm trí, và luật kia là luật của điều ác trong các chi thể.
“Ôi, tôi là người khôn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” (c. 24). Tại sao thân thể chúng ta được gọi là thân thể của sự chết? Vì trong thân thể có luật của điều ác chiến đấu chng luật tốt của điều thiện trong hồn. Luật của điều ác này làm cho thân thể thành “thân thể của sự chết này”. “Sự chết này” là gì? Đây là sự chết do bị luật của tội trong thân thể đánh bại, sự chết do bị luật của tội trong thân thể bắt làm nô lệ và cuốn đi.
“Cảm tạ Đức Chúa Trời nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta! Như vậy, chính mình tôi lấy tâm trí phục Luật của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật của tội” (c. 25). Câu này trả lời cho câu hỏi được nêu trong câu trước. Theo câu 25, sự giải cứu khỏi thân thể của sự chết là nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta. Trong câu này, Phao-lô nói rằng ông phục vụ Luật của Đức Chúa Trời như nô lệ bằng tâm trí của ông và bởi chính ông, chứ không phải bằng linh và bởi Chúa Jesus. Ông cũng nói rằng ông phục vụ luật của tội bằng xác thịt.
Trong 7:7-25, chúng ta thấy ba luật, và chúng ta có thể định địa vị chúng.
A. Luật Của Đức Chúa Trời
Luật của Đức Chúa Trời thì công bình, tốt lành, thánh khiết và thuộc linh (cc. 12,14,16). Luật này ở bên ngoài chúng ta, hay chúng ta có thể nói luật này ở trên chúng ta. Luật của Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu và đòi hỏi trên con người sa ngã để phơi bày họ (cc. 11).
B. Luật Của Điều Thiện
Trong khi luật của Đức Chúa Trời ở trên chúng ta, ngoài chúng ta và đòi hỏi chúng ta, thì luật của điều thiện ở trong tâm trí thuộc hồn người (cc. 23,22). Có thể nói luật của điều thiện trong tâm trí chúng ta tương ứng với Luật của Đức Chúa Trời và đáp ứng những đòi hỏi của luật ấy, cố gắng giữ luật ấy (cc. 18,21,22). Bất cứ khi nào Luật của Đức Chúa Trời đòi hỏi điều gì thì luật của điều thiện trong hồn đáp ứng đòi hỏi ấy. Nếu Luật của Đức Chúa Trời nói; “Hãy hiếu kính cha mẹ”, thì luật của điều thiện trong tâm trí ngay lập tức trả lời; “A-men! Tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ hiếu kính cha mẹ”. Đó là kinh nghiệm của chúng ta suốt đời. Mỗi khi Luật của Đức Chúa Trời đòi hỏi một điều gì, thì luật của điều thiện trong hồn đáp ứng và hứa sẽ hoàn thành.
C. Luật Của Tội (Và Sự Chết)
Tuy nhiên, trong các chi thể chúng ta có luật thứ ba là luật của tội, chiến đấu chng lại luật của điều thiện. Như chúng ta đã thấy, luật của tội ở trong chi thể của thân thể sa ngã, là xác thịt (cc. 17,18,20,23). Nó không ngừng chống lại luật của điều thiện và bắt con người làm phu tù (c. 23). Bất cứ khi nào luật của điều thiện đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời và c gắng thực hiện những đòi hỏi của Luật Đức Chúa Trời, thì luật của điều ác trong xác thịt hoạt động. Nếu luật của điều thiện không đáp ứng, luật của điều ác có lẽ cứ nằm im như thể đang ngủ. Tuy nhiên, khi luật của điều ác biết luật của điều thiện đang đáp ứng, thì luật của điều ác dường như nói: “Ngươi sẽ thực hành điều tt theo Luật của Đức Chúa Trời ư? Ta sẽ không cho phép ngươi làm điều ấy!” Luật của điều ác chống lại luật của điều thiện và luôn luôn bắt giữ chúng ta. Do đó, chúng ta bị giam cầm trong luật của tội là luật ở trong các chi thể chúng ta. Đây không phải là giáo lý, mà là lịch sử của cuộc đời chúng ta.
Mạng lệnh “Hỡi người làm chồng, hãy thương yêu vợ mình” nghe thật tốt và dễ thực hiện. Khi mạng lệnh này được ban ra, luật của điều thiện trong tâm trí con người liền đáp ứng: “Vâng, tôi sẽ làm điều ấy”. Tuy nhiên, luật của điều ác trong xác thịt người ấy biết điều này và trả lời; “Ngươi định thực hiện luật này ư? Ngươi không biết có ta đây sao?” Kết quả là thất bại. Thay vì yêu vợ, anh ta có thể tát vào mặt vợ và ném dao, nĩa cách giận dữ. Vợ cũng có kinh nghiệm giống như vậy khi tự c gắng giữ luật bảo họ thuận phục chồng. Luật của điều thiện trong tâm trí vợ ưa thích đòi hỏi này và nói: “Tôi sẽ vâng phục. Là người vợ tốt, chắc chắn tôi sẽ thuận phục chồng. Tôi sẽ làm điều này”. Nếu người nữ nói như vậy, bà ấy sẽ thấy một luật khác đang chờ cơ hội tấn công. Luật của điều ác sẽ nói: “Ngươi tin rằng ngươi làm được điều đó ư? Ta ở đây để cho ngươi biết là ngươi không thể làm được”. Một lần nữa kết quả là thất bại. Thay vì vâng phục chồng, bà giận dữ với ông. Vài phút sau, bà khóc vì tình trạng đáng thương của mình. Đó là kinh nghiệm của La-mã chương 7.
Trong La-mã chương 7, chúng ta thấy có ba luật: luật thứ nhất, tức luật của Đức Chúa Trời, yêu cầu và đòi hỏi; luật thứ hai, tức luật của điều thiện trong tâm trí, nhanh chóng đáp ứng; luật thứ ba, tức luật của tội trong các chi thể, luôn luôn cảnh giác để chống lại luật của điều thiện trong tâm trí và đánh bại, bắt giữ, giam cầm chúng ta. Mỗi luật có khía cạnh riêng của nó. La-mã chương 7 mô tả kinh nghiệm của mỗi người trong chúng ta. Có lẽ thậm chí hôm nay anh em vẫn tiếp tục lặp lại La-mã chương 7. Đừng nghĩ mình khác biệt. Tuy nhiên, theo gia tể của Đức Chúa Trời, La-mã chương 7 không cần thiết. Như chúng tôi đã nêu trong bài trước, La-mã chương 8 nối tiếp La-mã chương 6. Tuy nhiên, do tình trạng thấp kém, chúng ta cần La-mã chương 7 để phơi bày và giúp đỡ mình.
Một s Cơ-đốc nhân nhất định cho rằng La-mã chương 7 là cần thiết, vì nói theo kinh nghiệm, chương này phải ở giữa La-mã chương 6 và chương 8. Một s Cơ-đc nhân tốt có quan niệm này. Có phải anh em vẫn còn bám lấy ý tưởng cho rằng La-mã chương 7 cần phải ở giữa chương 6 và chương 8 không? Chắc chắn La-mã chương 7 mô tả kinh nghiệm của bản thân Phao-lô. Các giáo sư Kinh Thánh tranh luận về thời điểm kinh nghiệm này xảy ra “trước hay sau khi Phao-lô được cứu? Mặc dầu một số người tin rằng La-mã chương 7 nối tiếp La-mã chương 6 trong kinh nghiệm, nhưng nếu đọc kỹ La-mã từ chương 6 đến chương 8, chúng ta sẽ khám phá thấy La-mã chương 7 liên quan đến kinh nghiệm của Phao-lô trước khi ông được cứu. Trong 7:24, Phao-lô nói: Tôi là người khốn khổ dường nào!” Trong 8:1, ông nói: Cho nên hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jesus”. La-mã 8:1 chứng minh rằng kinh nghiệm được thuật lại trong La-mã chương 7 diễn ra trước khi Phao-lô được cứu. Đó không phải kinh nghiệm hiện tại của ông, vì ông nói hiện nay không có sự định tội cho những người ở trong Christ Jesus. Vì vậy, kinh nghiệm của La-mã chương 7 diễn ra trước khi Phao-lô ở trong Đấng Christ; đó là kinh nghiệm của ông trước khi được cứu.
Vậy thì tại sao sau La-mã chương 6, Phao-lô thấy cần mô tả kinh nghiệm của mình trước khi được cứu? Ông đưa vào kinh nghiệm này để chứng minh rằng chúng ta không còn ở dưới Kinh Luật. Tôi đã nói rằng La-mã chương 7 được viết để giải thích một mệnh đề ngắn trong 6:14; câu ấy nói chúng ta chẳng ở dưới Kinh Luật, bèn là ở dưới ân điển”. La-mã chương 7 nói rằng khi ở dưới Kinh Luật, chúng ta là người cũ. Đang khi người cũ của chúng ta còn sống, chúng ta ở dưới Kinh Luật. Tuy nhiên, là người mới, được tái sinh, chúng ta không còn ở dưới Kinh Luật, người chồng cũ, tức người cũ ở dưới Kinh Luật, đã bị đóng đinh. Sau đó, Phao-lô tiếp tục liên hệ đến vấn đề bất cứ ai ở dưới Kinh Luật đều đáng thương và khốn khổ dường nào. Dường như Phao-lô nói: “Các thánh đồ thân mến ơi, anh em vẫn còn muốn ở dưới Kinh Luật sao? Nếu vậy, tôi xin thuật cho anh em kinh nghiệm của tôi. Kinh Luật không giúp đỡ anh em, nó lừa dối và tạo cơ hội cho tội hành động trên anh em. Kinh Luật thậm chí còn giết chết anh em. Anh em không nên ở dưới Kinh Luật nữa. Nhưng dầu mun ở dưới Kinh Luật thì anh em cũng không bao giờ có thể giữ được Kinh Luật”. Sau đó Phao-lô mô tả trọn câu chuyện về kinh nghiệm của ông trước khi được cứu. Ông nói Luật của Đức Chúa Trời đòi hỏi ông, luật của điều thiện trong tâm trí ông đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời, nhưng luật của tội trong các chi thể của thân thể sa ngã chống lại luật của tâm trí, đánh bại luật tâm trí và giam cầm ông. Kết luận của Phao-Iô là: “Tôi là người khốn khổ dường nào. Thân thể tôi là thân thể của sự chết này. Tôi không thể thoát ra được”. Do đó, La-mã chương 7 là phần thuật lại kinh nghiệm của Phao-lô trước khi ông được cứu, là phần tường thuật để chứng minh rằng chúng ta không thể giữ Kinh Luật và khuyên chúng ta đừng cố gắng. Bất cứ khi nào cố gắng giữ Kinh Luật thì luật thứ ba sẽ bắt giữ chúng ta. Giữ Kinh Luật là điều con người sa ngã không thể làm được.
Đức Chúa Trời không ban Kinh Luật với ý định giúp đỡ chúng ta. Mục đích của Kinh Luật là khuấy động Sa-tan quấy rối chúng ta. Ý định của Đức Chúa Trời khi ban Kinh Luật là để phơi bày luật tội lỗi trong chúng ta. Nếu nghĩ phải giữ Kinh Luật, chúng ta hoàn toàn sai. Chúng ta không đủ mạnh để thực hiện những đòi hỏi của Kinh Luật. Anh em không biết rằng luật của điều ác trong anh em thật ra là thân vị mạnh mẽ của Sa-tan sao? Là con người sa ngã, anh em có thể đánh bại Sa-tan không? Không thể được. Hắn là tên khổng lồ; so với hắn, anh em là một người yếu đuối. Anh em yếu đui và luật của điều thiện trong anh em bất năng. Anh em có ý chí tốt và ước mun tích cực, nhưng không thể thực hiện được. Là người cũ, anh em chỉ thích hợp để bị đóng đinh trên thập tự và bị chôn với Đấng Christ, như anh em đã trải qua trong 6:6. Anh em không nên lôi người cũ bị chôn trong mồ m ra và mong hắn giữ mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Luật của điều thiện trong tâm trí dại diện cho sức mạnh của anh em, và luật gian ác trong xác thịt đại diện cho quyền lực của Sa-tan. Vì Sa-tan mạnh hơn sức lực của anh em nên anh em không bao giờ có thể đánh bại hắn, mà luôn luôn bị hắn bắt giữ mỗi khi anh em nỗ lực giữ Luật của Đức Chúa Trời. Đó là ý nghĩa và sự hiểu biết đúng đắn về La-mã chương 7.
Mặc dầu La-mã chương 7 mô tả kinh nghiệm của Phao-lô trước khi được cứu, nhưng chương này mô tả kinh nghiệm của hầu hết Cơ-đốc nhân sau khi được cứu. Tôi e rằng không có một trường hợp ngoại lệ nào. Sau khi được cứu, tất cả chúng ta đều hoàn toàn đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời. Hãy xem xét trường hợp một thanh niên mới được cứu gần đây. Anh ăn năn và xưng tội triệt để với Chúa. Vào đêm được cứu, anh có một quyết định và tự nhủ: Mình không nên tiếp tục cư xử như vậy nữa. Mình không nên làm những việc xấu xa đã từng làm. Đêm nay mình quyết định không bao giờ tái phạm”. Rồi người mới tin này cầu nguyện với Chúa rằng: Chúa ơi, con ăn năn về lối sống trước đây của con. Từ nay trở đi con mun làm một Cơ-đốc nhân tốt. Con không muốn làm những việc ấy nữa”. Thanh niên này là đại diện điển hình cho tất cả Cơ-đốc nhân thật. Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi đã làm điều này không biết bao nhiêu lần. Tất cả chúng ta đều làm điều tương tự như vậy trước mặt Chúa. Nhưng mọi người đều có thể làm chứng rằng chúng ta không thể làm điều mình quyết định làm. Đơn giản là chúng ta thế nào thì lộ ra thế ấy-những con người có luật của điều thiện bên trong. Sau khi chúng ta được cứu, luật của điều thiện này trong tâm trí đáp ứng vi Luật của Đức Chúa Trời ở bên ngoài chúng ta, và chúng ta quyết định làm một người tốt hơn.
Một s Cơ-đôc nhân đã sai lầm khi nói với người khác rằng trong họ không có gì tốt. Khi một s người giảng đạo nói như vậy, một s giáo sư tranh luận với họ rằng: Tôi không tin. Tôi có thể làm chứng rằng trong tôi có một điều gì đó tt. Tôi hiếu kính mẹ và thật lòng yêu bà. Đó không phải là điều tốt trong tôi sao? Và tôi quyết định không đối xử bất công với học sinh của mình. Không phải như vậy nghĩa là có một điều gì đó tốt trong tôi sao? Sao ông nói không có gì tt trong con người?” Chúng ta phải cẩn thận về điều này như Phao-lô đã cẩn thận khi viết La-mã chương 7. Phao-lô nói: Trong tôi, tức là trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì lương thiện”. Nếu ông không bổ nghĩa như vậy thì ông tự mâu thuẫn, vì trong câu sau ông đề cập đến ý mun làm lành của mình. Con người có ba phần: linh, hồn với tâm trí, và thân thể với nhiều chi thể. Trong các chi thể của thân thể sa ngã, không có điều gì tốt lành cư trú. Tuy nhiên, phải nhớ rằng con người được Đức Chúa Trời tạo nên là tốt lành và có một mức độ tốt lành nào đó vẫn còn lại trong mọi người. Chẳng hạn, nếu lấy một miếng kim loại ném xuống đất, nó có thể bị bẩn nhưng bản chất của nó vẫn là kim loại. Anh em không thể tuyên bố miếng kim loại không còn là kim loại. Con người được Đức Chúa Trời tạo nên, và Đức Chúa Trời không bao giờ tạo nên điều gì xấu. Mọi điều Đức Chúa Trời tạo nên đều tốt, kể cả con người là tạo vật của Ngài. Bất kể con người sa ngã đến đâu, sự tốt lành mà con người sở hữu khi được tạo nên vẫn còn trong họ. Ngay cả những tên cướp ngân hàng cũng có yếu t tốt bên trong, tức yếu tố được Đức Chúa Trời tạo nên.
Mặc dầu con người được tạo nên là tt, nhưng bản chất gian ác của Sa-tan đã tiêm vào trong thân thể họ khi họ ăn trái Cây Tri Thức. Cây Tri Thức chỉ về Sa-tan, tức kẻ ác, là kẻ có quyền lực của sự chết. Do đó, khi con người ăn trái Cây Tri Thức, Sa-tan vào trong thân thể của họ. Nguyên tắc của Sa-tan, tức nhân tố của mọi điều ác, chính là luật của tội. Trong tâm trí, chúng ta có một nguyên tắc được Đức Chúa Trời tạo nên, đó là luật của điều thiện. Do đó, nếu hiểu La-mã chương 7 cách đầy đủ, chúng ta sẽ biết mình ở đâu và mình có gì ở bên trong. Chúng ta có luật của điều thiện trong tâm trí và một luật gian ác trong xác thịt, hai luật này xung khắc nhau. Luật tốt lành đại diện cho nguyên tắc tốt lành được Đức Chúa Trời tạo nên, còn luật gian ác là nguyên tắc của Sa-tan trong xác thịt. Sa-tan trong xác thịt chúng ta ghét Đức Chúa Trời, lừa dối con người, và hết sức c gắng phá hoại, làm hỏng nhân loại. Do đó, bất cứ khi nào tâm trí con người, bởi luật của điều thiện, nghĩ đến việc làm lành thì luật của điều ác liền dấy lên chiến đấu, đánh bại, và bắt giữ con người đáng thương, khn khổ. Đó là kinh nghiệm của Phao-lô trước khi được cứu, khi còn là một người theo Do-thái Giáo nhiệt thành và yêu mến Kinh Luật. Ngày đêm ông cố gắng giữ Luật của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông nhận biết rằng Luật của Đức Chúa Trời ở bên ngoài mình; luật của điều thiện ở trong tâm trí, tương ứng với Luật của Đức Chúa Trời; và bất cứ khi nào ông mun làm lành thì một luật khác trong các chi thể ông chng lại luật của điều thiện trong tâm trí, bắt giữ và làm cho ông khốn khổ. Phao-lô khám phá ra rằng thân thể của ông là thân thể của sự chết. Trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời, trong việc làm điều tốt để đẹp lòng Đức Chúa Trời, thân thể của sự chết này chỉ như một xác chết. Phao-lô đi đến chỗ nhận biết mình là một trường hợp vô vọng vi yếu tố tội lỗi mạnh mẽ đang cư trú trong thân thể sa ngã của ông. Đó là bc tranh rõ ràng được trình bày trong La-mã chương 7. Một khi thấy bức tranh này, chúng ta sẽ ngợi khen Chúa vì Ngài không có ý định cho chúng ta giữ Luật của Ngài.
La-mã chương 7 cho thấy một trận chiến đang diễn ra trong chúng ta. Luật của điều thiện ở trong tâm trí đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời, còn luật của tội trong các chi thể chống lại luật của điều thiện. Trận chiến cực kỳ căng thẳng. Một số giáo sư Kinh Thánh nói trận chiến trong La-mã chương 7 ging như cuộc xung đột trong Ga-la-ti chương 5. Tuy nhiên, chúng khác nhau. Nếu xem xét kỹ Ga-la-ti chương 5, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Nhưng trước khi quay sang Ga-la-ti chương 5, tôi muốn chia sẻ đôi lời về xác thịt.
Một số Cơ-đốc nhân quan niệm rằng trước khi được cứu, họ có dục vọng trong xác thịt, nhưng sau khi được cứu, dục vọng biến mất. Có một trường phái dạy người ta như vậy. Sự dạy dỗ này nói rằng trước khi được cứu, chúng ta có dục vọng trong xác thịt, nhưng sau đó dục vọng được cất đi. Theo sự dạy dỗ này, xác thịt của người được cứu trở nên tốt:
Tương phản với trường phái này, chúng ta có Ga-la-ti 5:16, câu đó chép: “Hãy bước đi trong Linh, thì anh em hẳn chẳng làm trọn tư dục (hoặc dục vọng) của xác thịt”. Chắc chắn từ “anh em” chỉ về Cơ-đốc nhân thật. Vì vậy, tín đồ thật vẫn có thể làm trọn dục vọng của xác thịt, vì dục vọng ấy vẫn còn ở trong chúng ta. Bất kể chúng ta có là một tín đồ chân chính đến mức nào đi nữa thì cũng phải cảnh giác và đừng để kẻ thù lừa dối; hắn bảo rằng chúng ta không còn dục vọng trong xác thịt. Quan niệm ấy thật là kinh khủng và lầm lạc.
Tôi xin thuật lại một việc xảy ra tại miền bắc Trung Quốc cách đây nhiều năm. Phong trào Ngũ Tuần rất thắng thế tại vùng đó, lan rộng khắp miền bắc Trung Quốc. Họ nói rằng vì đã nhận được báp-têm Thánh Linh nên họ hoàn toàn không còn dục vọng. Do sự dạy dỗ này, nam và nữ bắt đầu sống chung; họ tuyên bố rằng họ thuộc linh và không còn dục vọng. Ít lâu sau, nhiều vụ gian dâm xảy ra, và phong trào ấy gần như bị chấm dứt. Thật ra, suốt một thời gian, thậm chí khó có thể rao giảng Phúc Âm do sự dạy dỗ đạo đức của Khổng Tử, người Hoa ghét mọi hình thức gian dâm. Do đó, phong trào Ngũ Tuần ấy đã làm cho Cơ-đốc Giáo bị tai tiếng tại miền bắc Trung Quốc. Chúng ta đừng bao giờ chấp nhận sự dạy dỗ lừa dối quả quyết rằng vì là con cái của Đức Chúa Trời và có Thánh Linh nên chúng ta không còn dục vọng trong xác thịt.
Phao-lô nói: “Hãy bước đi trong Linh, thì anh em hẳn chẳng làm trọn tư dục của xác thịt”. Ông nói tiếp rằng dục vọng của xác thịt đối nghịch với Linh và Linh đối nghịch với xác thịt (Ga. 5:17). Đây không phải là cuộc chiến giữa luật của điều ác và luật của điều thiện, mà là cuộc chiến giữa xác thịt và Linh. Xác thịt và Linh đối nghịch nhau. Điều này chứng tỏ rằng mặc dầu bước đi trong Linh, chúng ta vẫn có dục vọng trong xác thịt, và xác thịt vẫn là kẻ thù của Linh. Chúa Jesus phán: “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt” (Gi. 3:6). Xác thịt là xác thịt, và không điều gì có thể thay đổi bản chất của xác thịt. Đừng bao giờ chấp nhận tư tưởng là sau khi trở nên thuộc linh, xác thịt của anh em được cải thiện. Sự dạy dỗ này là sai lầm ln và nguy hiểm.
Ga-la-ti 5:24 chép: “Vả, hễ ai thuộc về Christ Jesus thì đã đóng đinh xác thịt cùng với tà tình, tư dục (hay dục vọng) của nó trên thập tự giá rồi”. Không giống như La-mã 6:6, là câu nói rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá, Ga-la-ti 5:24 không nói xác thịt, tà tình và dục vọng đã bị đóng đinh. Câu này nói chúng ta phải đóng đinh xác thịt cùng với tà tình và dục vọng. Tư tưởng ở đây ging như tư tưởng trong La-mã 8:13; câu ấy nói rằng nhờ Linh, chúng ta làm cho chết những việc làm của thân thể. Chúng ta không thể đóng đinh người cũ của mình, vì người cũ là bản thể của chúng ta. Không ai có thể tự đặt mình trên thập tự giá và tự tử bằng cách đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể đóng đinh xác thịt nhờ Linh, nghĩa là chúng ta liên tục làm cho chết xác thịt. Người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ một lần đủ cả, nhưng chúng ta phải đóng đinh xác thịt mình liên tục hằng ngày. Sau đó Ga-la-ti 5:25 chép: “Nếu sng trong Linh thì chúng ta cũng bước đi trong Linh”.
Do đó, Ga-la-ti chương 5 bày tỏ cuộc chiến giữa xác thịt và Linh. Mặc dầu hầu hết các dịch giả đều thấy khó quyết định về linh trong Ga-la-ti 5:25 là nhân linh hay Thánh Linh, nhưng tôi tin rằng dó là linh hòa quyện, sự hòa quyện của Thánh Linh với linh được tái sinh của chúng ta. Chúng ta phải bước đi trong một Linh như vậy. Do đó, chiến trận trong Ga-la-ti chương 5 là chiến trận giữa xác thịt của chúng ta và Linh, là cuộc xung đột hoàn toàn khác với cuộc chiến được mô tả trong La-mã chương 7.
Cuộc chiến được đề cập trong La-mã chương 7 là cuộc chiến giữa hai luật, luật của điều thiện và luật của điều ác. Cuộc chiến ấy không liên quan gì đến Linh. Thậm chí trong cổ thư Trung Hoa, cuộc chiến ấy còn được gọi là cuộc chiến giữa nguyên tắc và dục vọng. Nguyên tắc mà những tác phẩm ấy đề cập đến chắc chắn là luật của điều thiện. Họ cũng nói rằng dục vọng chiến đấu chng lại nguyên tắc chính là dục vọng trong thân thể con người. Khi còn trẻ, tôi so sánh cuộc chiến giữa nguyên tắc và dục vọng này với La-mã chương 7 và ngạc nhiên thấy chúng ging nhau. Do đó, khi nghe một vài giáo sư Cơ-đc quả quyết rằng La-mã chương 7 mô tả kinh nghiệm của Phao-lô sau khi được cứu, tôi hoàn toàn bối rối. Ngay cả các cổ thư Trung Hoa cũng đề cập đến cuộc chiến giữa nguyên tắc và dục vọng, và điều này giống như kinh nghiệm của Phao-lô trong La-mã chương 7, thì làm sao có thể nói La-mã chương 7 là kinh nghiệm của một Cơ-đốc nhân?
La-mã chương 7 mô tả kinh nghiệm của Phao-lô trước khi được cứu. Trước khi được cứu, ông rất nhiệt thành về Luật của Đức Chúa Trời, cố gắng giữ Luật này và làm điều tốt để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Cách đây hàng trăm năm, người Hoa tuy không biết Luật của Đức Chúa Trời, nhưng đã hiểu bản chất tốt lành của con người được đề cập trong La-mã 2:14-15. Theo La-mã chương 2, khi mới được tạo nên, con người có ba điều tích cực trong cấu tạo. Trước hết là bản chất tốt lành của con người, vì dân Ngoại theo bản chất làm những điều của Kinh Luật (2:14), cho thấy rằng chức năng của Kinh Luật được viết trong lòng họ (2:15). Thứ hai, con người có lương tâm (2:15). Thứ ba, con người có lý trí để buộc tội, bào chữa, kết án, và biện minh (2:15). Người nào cũng có ba yếu t này bên trong. Không cần phải là tín đồ trong Đấng Christ mới có những điều này. Mọi người đều có bản chất tốt, lương tâm, và lý trí. Do sự hiện diện của ba yếu t này trong con người nên có một cuộc chiến giữa luật của điều thiện và luật của điều ác, hay theo cổ thư Trung Hoa, có cuộc chiến giữa nguyên tắc và dục vọng.
La-mã chương 7 chỉ về cuộc chiến này. Tại sao rất nhiều Cơ-đc nhân lại trải qua cuộc xung đột như vậy sau khi được cứu? Vì hành vi của họ cẩu thả trước khi họ được cứu. Khác với Phao-lô, họ không mong mun làm điều tốt và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, không những giữa vòng người Hoa mà trên khắp thế giới, nhiều người tt mun chiến thắng dục vọng của mình. Chắc chắn những người như vậy kinh nghiệm La-mã chương 7. Họ kinh nghiệm sự xung đột giữa luật của điều thiện và luật của điều ác. Như vậy, La-mã chương 7 không mô tả cuộc chiến giữa Linh và xác thịt; cuộc chiến ấy được bày tỏ trong Ga-la-ti chương 5. Cuộc chiến trong Ga-la-ti chương 5 là kinh nghiệm tiêu biểu của Cơ-đc nhân; cuộc chiến trong La-mã chương 7 là kinh nghiệm của những người c gắng làm điều tốt, bất kể họ là Cơ-đốc nhân hay không. Nhiều Cơ-đc nhân kinh nghiệm La-mã chương 7 sau khi được cứu vì chỉ sau khi được cứu, họ mới quyết định cẩn thận về cách cư xử của mình và hết sức c gắng trở nên tốt. Vì vậy, sau khi được cứu, họ kinh nghiệm những gì Phao-lô đã biết trước khi ông được cứu. Thật ra, những Cơ-đốc nhân này đang làm chính những điều mà người Hoa đã c gắng làm hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, cuộc chiến được ghi lại trong La-mã chương 7, dầu xảy ra trước hay sau khi được cứu, cũng không phải là kinh nghiệm Cơ-đốc tiêu biểu. Đó là kinh nghiệm của con người thiên nhiên. Những người c gắng làm điều tt trước khi được cứu đều có kinh nghiệm này. Nhiều người khác chỉ kinh nghiệm điều này sau khi được cứu, sau khi họ quyết định làm điều tốt và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Dầu được cứu hay chưa, ai cũng có yếu tố tốt trong tâm trí và yếu tố xấu trong thân thể, tức xác thịt. Phao-lô dùng ít nhất ba từ để mô tả yếu tố xấu -tội, điều ác và luật của tội. Phao-lô đặt tên cho yếu tố tốt trong tâm trí là “luật của tâm trí tôi”. Luật của tâm trí này là luật của điều thiện. Do đó, chúng ta có hai luật, một trong tâm trí và một trong thân thể sa ngã. Chúng ta có hai luật này vì chúng ta có ít nhất là hai sự sng. Với mỗi sự sng đều có một luật. Tại sao chúng ta có luật của điều thiện? Vì chúng ta có sự sống tốt. Tại sao chúng ta có luật của tội? Vì chúng ta có sự sng tội. Mỗi người đều có hai sự sng -sự sống Đức Chúa Trời tạo nên là tốt lành, còn sự sng của Sa-tan vào trong thân thể con người là hậụ quả của sự sa ngã.
Một s người khăng khăng cho rằng bản chất của con người là gian ác; người khác lại bảo bản chất con người là tốt lành. Một ngày nọ, đang khi đọc La-mã chương 7, tôi tìm được câu trả lời cho sự tranh luận này. Cả hai trường phái đều đúng; nhưng họ chỉ đúng một phần. Cả hai trường phái đều đúng vì con người không đơn giản. Con người rất phức tạp. Chẳng hạn như vào buổi sáng, một người có thể rất tử tế, cư xử như một người lịch sự. Anh ta có sự sng của con người và cư xử như một người theo luật của sự sng con người. Tuy nhiên, tối hôm ấy, anh đi đánh bạc và cư xử như một con quỉ. Anh ta là quỉ hay người? Câu trả lời đúng là cả hai.
Suốt cuộc hành trình của con cái I-xra-ên trong đồng vắng, họ nói nghịch với Đức Chúa Trời và Môi-se, họ bị rắn lửa cắn, làm cho nhiều người trong họ phải chết (Dân. 21:4-9). Khi họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời bảo Môi-se treo con rắn bằng đồng lên một cây sào. Con cái I-xra-ên là rắn hay người? Họ là người, vì họ thật sự có hình dng bên ngoài và sự sống của con người. Họ cũng là rắn vì nọc độc của rắn đã vào trong họ và dầm thấm họ. Do đó, một con rắn bằng đồng đã được treo lên làm đại diện của họ và để thay thế cho họ. Con cái I-xra-ên vừa là người, vừa là rắn. Cũng vậy, Chúa Jesus quở trách người Pha-ri-si rằng: “Hỡi dòng dõi rắn lục”. Một mặt, người Pha-ri-si là dòng dõi loài người; mặt khác, họ là dòng dõi rắn độc. Tất cả chúng ta đều có hai bản chất: một bản chất tốt vì đã được Đức Chúa Trời tạo nên; bản chất kia là gian ác vì đó là bản chất của Sa-tan tiêm vào trong thân thể chúng ta vào thời điểm sa ngã. Bản chất tốt ở trong tâm trí còn bản chất xấu ở trong xác thịt, tức thân thể sa ngã của chúng ta. Với mỗi bản chất có một luật, và hai luật ấy chiến đấu chống lại nhau. Dầu đã được cứu hay chưa, nếu cố gắng làm điều tốt, anh em sẽ khám phá ra chiến trận giữa hai luật này. Tuy nhiên, nếu là một người cẩu thả, có thể anh em không nhận ra chúng. Nhưng mỗi khi cố gắng làm người tt, anh em sẽ khám phá thấy có hai luật này bên trong. Trước khi được cứu, anh em hết sức cố gắng trở nên tốt, nhưng cuối cùng, anh em bị đánh bại. Anh em khám phá thấy bên trong mình có hai điều chống chọi với nhau. Đó là lý do một s người tìm cách phát triển một ý chí mạnh mẽ để kiểm chế và đè nén dục vọng trong thân thể mình. Bất kể những nỗ lực của họ, cuối cùng, không một ai có thể thành công trọn vẹn.
Vì vậy, La-mã chương 7 không phải là kinh nghiệm tiêu biểu của một Cơ-đốc nhân. Hễ là một người c gắng làm điều tốt, anh em sẽ có kinh nghiệm về cuộc xung đột được mô tả trong La-mã chương 7. Kinh nghiệm của La-mã chương 7 dành cho loại người ấy.
D. Thân Thể Của Sự Chết Này
Trong La-mã 6:6, thân thể sa ngã của chúng ta được gọi là “thân thể của tội”, nhưng trong 7:24 nó được gọi là “thân thể của sự chết này”. “Thân thể của tội” nghĩa là thân thể đó bị tội nội cư, chiếm đóng, sở hữu, và sử dụng để làm những việc tội lỗi. Do đó, trong việc phạm tội, thân thể tích cực, có khả năng, và đầy sức mạnh. “Thân thể của sự chết” nghĩa là thân thể bị nhiễm độc, bị làm cho suy yếu, bại liệt và làm cho chết, không thể giữ Kinh Luật và không thể làm điều tt để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Do đó, trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời và trong việc làm điều tốt để hài lòng Đức Chúa Trời, thân thể yếu đui và bất năng giống như một xác chết. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm là khi làm những điều tội thì thân thể chúng ta có khả năng và mạnh mẽ; không bao giờ mệt mỏi. Nhưng khi giữ Luật của Đức Chúa Trời hay làm điều tốt để đẹp lòng Đức Chúa Trời, thân thể lại yếu đuối vô cùng, dường như đã chết rồi vậy. Vì thế, nếu tự cố gắng giữ Kinh Luật hay làm hài lòng Đức Chúa Trời thì cũng giống như kéo theo mình một xác chết. Càng c gắng làm điều tốt, thân thể chúng ta càng đem sự chết đến với mình. Cho nên sứ đồ Phao-lô gọi thân thể chúng ta là “thân thể của sự chết này”, tức là sự chết do cố gắng giữ Kinh Luật và cố gắng làm hài lòng Đức Chúa Trời.
Về thân thể của tội, tức thân thể tích cực và đầy năng lực với dục vọng trong việc phạm tội, chúng ta không cần cố gắng đè nén bằng một ý chí mạnh mẽ hay bằng một phương tiện khác. La-mã 6:6 cho biết rằng vì người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, nên “thân thể của tội” đã bị “diệt trừ” (RcV: vô hiệu hóa), nghĩa là bây giờ nó thất nghiệp. Vì người phạm tội, là người cũ, đã bị đóng đinh vào thập tự giá nên thân thể của hắn không có gì để làm và bị thất nghiệp.
Về thân thể của sự chết, chúng ta không cần kéo lê nó theo mình nữa. Vì là người mới, đã được tái sinh và được thoát khỏi luật của người cũ nên chúng ta không cần nỗ lực giữ Kinh Luật, vì nỗ lực ấy chỉ gây thêm sự chết qua thân thể sa ngã, tức xác thịt. Hễ sống bởi người mới với người chồng mới là Đấng Christ sng động, thì chúng ta được giải thoát khỏi Kinh Luật, được giải cứu khỏi xác thịt và khỏi luật của tội bên trong xác thịt.
E. Sự Khốn Khổ
Của Người Cố Gắng Làm Trọn Kinh Luật
Con người đã trở nên xác thịt, bị bán dưới tội (c. 14). Trong xác thịt của con người, không có điều tốt nào cư ngụ (c. 18), và con người không thể làm chủ trên tội (cc. 15-20). Trong một tình trạng như vậy, nếu con người c gắng hoàn thành Luật của Đức Chúa Trời như Phao-lô đã làm, chắc chắn con người sẽ không làm được gì ngoài thất bại. Người nào cố thử làm như vậy cũng bị đánh bại, và trở nên người khốn khổ. Con người sa ngã với luật của tội trong xác thịt đều ở trong hoàn cảnh bất lực và vô vọng. Sau khi được cứu, chúng ta không nên nỗ lực hoàn thành Luật của Đức Chúa Trời hay làm điều tốt để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu làm như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ kinh nghiệm La-mã chương 7 và trở nên một người khốn khổ. cần nhận biết rằng là người cũ, chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ, và là người mới, chúng ta được giải thoát khỏi luật của người cũ và được kết hôn với người chồng mới, tức Đấng Christ Phục Sinh, để kết trái cho Đức Chúa Trời và phụng sự Chúa trong sự mới mẻ của linh.