Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI BỐN


ĐƯỢC CHỨNG MINH BỞI SỰ PHỤC SINH
Trong 1:1, chúng ta đã thấy Phao-lô nói ông được “biệt riêng ra cho Phúc Âm của Đức Chúa Trời”, và sau đó ông nói tiếp Phúc Âm của Đức Chúa Trời về Con Ngài, là Jesus Christ Chúa chúng ta (1:3). Điều này cho thấy Phúc Âm của Đức Chúa Trời là Phúc Âm của quyền làm con. Mục tiêu của Phúc Âm này là biến dổi tội nhân thành các con của Đức Chúa Trời để hình thành Thân Thể Đấng Christ.
TIẾN TRÌNH PHỤC SINH
Khi xem xét vấn đề quyền làm con này, chúng ta phải chú ý đến một số từ quan trọng: chứng minh, phục sinh, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, vinh hóa và hiển lộ. Chúng ta đang được chứng minh là các con Đức Chúa Trời qua tiến trình phục sinh. Tiến trình này gồm có nhiều bước. Những bước này bao gồm thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa. Sự vinh hóa này cũng sẽ là hiển lộ. Ngày nay có thể người ta không nhận biết chúng ta là Cơ-đốc nhân. Nhưng vào ngày vinh hóa, không ai cần hỏi chúng ta có phải là Cơ-đốc nhân không, vì chúng ta sẽ lộ ra là các con của Đức Chúa Trời. Sự lộ ra ấy sẽ là sự hoàn thành tiến trình chứng minh bởi sự phục sinh.

Thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa không phải hoàn toàn là bốn bước riêng rẽ. Nhưng đang khi sự thánh hóa diễn ra thì chúng ta cũng đang được biến đổi. Hơn nữa, đang khi được biến đổi thì tiến trình đồng hóa bắt dầu diễn ra. Cuối cùng, trong sự tiếp diễn và hoàn thành tự phát của những tiến trình này, chúng ta sẽ đạt đến giai đoạn vinh hóa hay hiển lộ. Khi sự thánh hóa, biến đổi và đồng hóa đạt đến đỉnh điểm, đó sẽ là lúc chúng ta được vinh hóa. Sự vinh hóa này sẽ là chúng ta được lộ ra như các con của Đức Chúa Trời. Hiện nay chúng ta đang trải qua tiến trình được chứng minh bởi sự phục sinh, là tiến trình mà cuối cùng sẽ đem chúng ta đến chỗ hiển lộ. Bí quyết cho tiến trình này là phục sinh. Vì vậy, chúng ta nói về sự chứng minh bởi phục sinh.

KINH NGHIỆM SỰ PHỤC SINH
Trong bài này chúng ta cần xem xét vấn đề phục sinh cách chi tiết. Chúng ta không nên nhìn vấn dề này cách khách quan, từ quan điểm của giáo lý, nhưng nên nhìn cách chủ quan, từ quan điểm của kinh nghiệm sự sống. La-mã 6:5 nói về kinh nghiệm phục sinh. Câu này nói chúng ta dự phần trong hình trạng của sự phục sinh Ngài. Một số người nghiên cứu Lời [Chúa] nói rằng sự phục sinh được đề cập ở đây là sự phục sinh thứ nhất được nói đến trong Khải Thị 20:4 và 5. Nhưng tôi không tin đó là điều Phao-lô hiểu về sự phục sinh ở đây. Phao-lô không nói chúng ta phải chờ đợi đến thời đại một ngàn năm để dự phần trong sự phục sinh của Đấng Christ. Trong 6:5, Phao-lô nói chúng ta đã cùng lớn lên với Đấng Christ trong hình trạng của sự chết Ngài và chúng ta cũng sẽ ở trong hình trạng của sự phục sinh Ngài. Điều này không chỉ về sự phục sinh khách quan trong tương lai, nhưng chỉ về kinh nghiệm hiện nay của chúng ta về sự sống phục sinh của Đấng Christ. Chúng ta không nên xem sự phục sinh chỉ như một sự kiện tương lai, như Ma-thê đã nghĩ trong Giăng chương 11. Chúa Jesus bảo Ma-thê Ngài là sự phục sinh và sự ..sống (c. 25). Lời Ngài cho thấy chúng ta không cần chờ đợi đến một ngày trong tương lai mới có Ngài là sự phục sinh. Sự phục sinh không phải là vấn đề thời gian hay không gian, nhưng là vấn đề về Đấng Christ. Nếu có Ngài, chúng ta có sự phục sinh. Nhưng nếu không có Ngài, chúng ta không có sự sống phục sinh, dầu là bây giờ hay trong tương lai. Ha-lê-lu-gia, sự phục sinh là Jesus, Con Đức Chúa Trời! Hễ có Jesus Christ thì có sự phục sinh dầu chúng ta ở đâu chăng nữa.
Thật khác biệt dường nào giữa sự dạy dỗ mang tính giáo lý về sự phục sinh và khải thị mang tính chủ quan về Đấng Christ là sự phục sinh! Điều chúng ta cần ngày nay không phải là dạy dỗ khách quan về phục sinh, mà là kinh nghiệm chủ quan, sống động, cập nhật về Đấng Christ là sự phục sinh.

ĐẤNG CHRIST QUYN NĂNG CỦA SỰ SỐNG
Nói rằng Đấng Christ là sự phục sinh nghĩa là Đấng Christ là quyền năng của sự sống. Sự phục sinh là quyền năng của sự sống. Với sự sống có thể yếu của sự sống, hình dạng của sự sống, và quyền năng của sự sống. Trước hết chúng ta có thể yếu của sự sống và sau đó có quyền năng của sự sống. Tiếp theo điều này, chúng ta có hình dạng của sự sống, hình thức của sự sống. Sự phục sinh là Đấng Christ như quyền năng của sự sống đối với chúng ta. Đó là vấn đề rất quan trọng.
Vào năm 1936, tôi đến thăm một trong những đại học hàng đầu Trung Quốc. Một sinh viên nói với tôi rằng anh khó có thể tin sự phục sinh. Anh bảo tôi do kiến thức khoa học hiện đại của anh, anh không thể tin. Đối với anh, sự phục sinh trái với chân lý khoa học. Bên ngoài căn phòng nơi chúng tôi đang họp là một cánh đồng lúa mì. Hướng sự chú ý của anh về lúa mì đang mọc ngoài đồng, tôi nêu lên rằng lúa mì được sinh ra do một số hạt giống bị chôn dưới đất. Tôi nói với anh rằng theo một ý nghĩa, những hạt lúa ấy chết đi, nhưng bây giờ chúng xuất hiện trong sự phục sinh là cây lúa mì. Qua minh họa về sự chết và phục sinh ấy, thanh niên này đã được cứu. Hiện nay anh là một trong những anh em đồng công hàng đầu tại Đài Loan. Minh họa này cho thấy sự phục sinh là vấn đề quyền năng của sự sống.
NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA SỰ PHỤC SINH

Đánh Bại Những Điều Tiêu Cực
Quyền năng Sự sống này có nhiều chức năng. Chức năng đầu tiên là đánh bại. Sự phục sinh có thể đánh bại mi điều tiêu cực, kể cả sự chết. Ngoài chính Đức Chúa Trời, sự chết là điều mạnh nhất trong vũ trụ. Một khi sự chết đến viếng ai, người ấy không thể chống cự; họ phải đầu phục quyền lực của nó. Mặc dầu sự chết mạnh mẽ như vậy nhưng sự phục sinh còn mạnh mẽ hơn. Sự chết không thể nắm giữ sự phục sinh (Công. 2:24). Trái lại, sự phục sinh đánh bại sự chết và chiến thắng sự chết.
Trong lCô-rin-tô 15:26, Phao-lô nói: “Thù nghịch bị diệt trừ sau cùng là sự chết”. Điều này cho thấy sự chết là kẻ thù mạnh nhất. Một kẻ thù mạnh mẽ như vậy chỉ có thể bị sự phục sinh đánh bại. Vì vậy, chức năng đầu tiên của sự phục sinh, của quyền năng sự sống, là đánh bại những điều tiêu cực, đặc biệt là sự chết. Càng được đặt trong một tình huống chết chóc, sự phục sinh càng có cơ hội thực hiện chức năng đánh bại sự chết.

Nuốt Mất Sự Chết
Chức năng thứ hai của quyền năng sự sống là nuốt mất sự chết. Sự phục sinh không chỉ đánh bại và đắc thắng sự chết, mà còn nuốt mất nó đi. Trong Dân Số Ký 14:9, Ca-lép nói kẻ thù của con cái I-xra-ên sẽ là thức ăn của họ. Sự chết, tức kẻ thù sau cùng và lớn nhất, là thức ăn cho sự phục sinh. Đôi khi một kẻ thù bị đánh bại, nhưng hắn vẫn hiện diện. Qua chức năng của quyền năng sự sống, sự chết không những bị đánh bại mà còn bị nuốt đến nỗi biến mất. Khi quyền năng sự sống nuốt mất sự chết thì sự chết tiêu tan.

Tạo Ra Sự lớn Lên, Biến Đổi Và Định Hình
Những chức năng đánh bại và nuốt mất [sự chết] là những chức năng tiêu cực. Tuy nhiên sự phục sinh cũng có nhiều chức năng tích cực. Chức năng tích cực đầu tiên là tạo ra sự lớn lên và biến đổi. Một điều càng lớn lên thì nó càng thay đổi, biến đổi. Một lần nữa, sự lớn lên của một đóa hoa cẩm chướng minh họa điều này. Hoa cẩm chướng bắt đầu là một hạt giống nhỏ bé. Nhưng sau khi hạt giống được gieo xuống đất, nó bắt đầu mọc, trước hết thành một mầm mềm mại và cuối cùng là một cây cẩm chướng phát triển trọn vẹn và nở hoa. Khi còn là mầm non, khó có thể phân biệt nó với những loại cây khác. Nhưng càng lớn, nó càng thay đổi và được biến đổi. Nó biến đổi nhờ lớn lên.
Trên nguyên tắc, một loại thay đổi tương tự cũng diễn ra trong trẻ em. Khi một đứa bé lớn lên, cơ thể nó biểu lộ một hình dạng nào đó. Khi biến đổi, quyền năng sự sống cũng định hình. Càng lớn lên, chúng ta càng được định hình. Do đó, sự phục sinh tạo nên sự lớn lên, thay đổi và định hình.

Phóng Thích Những Điều Tích Cực
Sự phục sinh cũng phóng thích những điều tích cực. Kết trái là một loại phóng thích như vậy bởi chức năng của sự phục sinh. Trong việc kết trái, thể yếu sự sống từ bên trong một cây nào đó được phóng thích. Điều này cho thấy qua việc kết trái, sự phong phú của sự sống bên trong cây đó được phóng thích. Bởi chức năng phóng thích của quyền năng sự sống, tất cả những gì ở trong một hạt giống - rễ, cuống, nhánh, lá, hoa và quả - được phóng thích. Khi hạt giống phục sinh, mọi điều tích cực bên trong nó được tuôn đổ ra.
Chúng ta thường nói đến sự phong phú của Đấng Christ. Đấng Christ với mọi phong phú của Ngài đã được gieo vào trong chúng ta như một hạt giống. Chúng ta thấy điều này trong ẩn dụ về người gieo giống trong Ma-thi-ơ chương 13. Theo ẩn dụ này, Đấng Christ đã gieo chính Ngài vào trong chúng ta như một hạt giống sự sống. Hạt giống này bao hàm mọi điều tích cực: yêu thương, thánh khiết, công chính, khiêm nhường, kiên nhẫn, nhẫn nại. Trong hạt giống này có cả thuộc tính thần thượng lẫn những mỹ đức phàm nhân. Điều duy nhất cần thiết là sự phóng thích. Sự phục sinh phóng thích thể yếu của tất cả sự phong phú của Đấng Christ từ bên trong hạt giống.

Quyền Năng Chỗi Dậy
Với sự phục sinh cũng có quyền năng chỗi dậy. Giống như xương bồ được dùng làm dầu xức trong Xuất Ai-cập Ký chương 30, sự phục sinh cũng vượt lên trên những tình huống “sình lầy”. Xương bồ là hình ảnh của quyền năng chỗi dậy trong Đấng Christ.

KINH NGHIỆM
Là tín đồ, chúng ta có Đấng Christ bên trong như sự phục sinh và sự phục sinh này là quyền năng sự sống của chúng ta. Hằng ngày quyền năng này hoạt động để đánh bại sự chết. Sự chết có nhiều phương diện: yếu đuối, ghen ghét, tối tăm, kiêu ngạo, chỉ trích, đồn đãi. Dầu chỉ lằm bằm hay tham gia nói hành một chút, anh em cũng đụng đến sự chết. Tất cả những điều tiêu cực đều bao hàm trong nội dung của sự chết. Sự phục sinh bên trong chúng ta đánh bại mọi hình thức của sự chết và nuốt nó đi. Sự phục sinh nuốt đi tánh kiêu ngạo, thói chỉ trích và sự khiêm nhường giả tạo của chúng ta. Hơn nữa, quyền năng sự sống này tạo nên sự lớn lên, biến đổi và định hình. Quyền năng sự sống cũng phóng thích những điều tích cực và làm cho chúng ta vượt lên trên mọi tình huống “bùn lầy”.
Dầu không nhận biết quyền năng sự sống này ở trong mình nhưng chúng ta thật có thực tại của quyền năng này. Nếu nhìn lại kinh nghiệm của mình với Chúa suốt nhiều năm, chúng ta sẽ thấy sự phục sinh bên trong mình đã và đang đánh bại sự chết và nuốt đi những điều tiêu cực. Kinh nghiệm của chúng ta cũng làm chứng rằng quyền năng sự sống này làm cho chúng ta lớn lên, biến đổi và thậm chí được định hình theo hình ảnh của Đấng Christ. Hơn nữa, kinh nghiệm của chúng ta cũng cho thấy rằng quyền năng sự sống đã phóng thích rất nhiều điều tích cực từ trong chúng ta. Khi sự phục sinh phóng thích thì sự phục sinh cũng chỗi dậy bên trong chúng ta.
Sa-tan luôn luôn hết sức cố gắng đè chúng ta xuống. Hắn làm mọi sự có thể để đè bẹp chúng ta, làm chúng ta nản lòng và áp bức chúng ta. Nhưng ngợi khen Chúa về “xương bồ” chỗi dậy trong chúng ta! Thỉnh thoảng Chúa cho phép kẻ thù ném chúng ta vào một tình huống “bùn lầy” chỉ để cho sự phục sinh có cơ hội hoạt động, nâng chúng ta lên cao trên tình trạng ấy. Sự phục sinh mang tính chủ quan như vậy là sự phục sinh được nói đến trong Sách La-mã. Trong sự phục sinh này, Đấng Christ trong nhân tính của Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời. Bởi sự phục sinh ấy, chúng ta cũng ở trong tiến trình được chứng minh là các con trai của Đức Chúa Trời.

LINH LÀ THỰC TẠI CỦA SỰ PHỤC SINH
La-mã 8:11 chép: “Nhưng nếu Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Linh Ngài trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Trong câu này, sự phục sinh được gắn liền với Linh. Linh là thực tại của sự phục sinh. Linh của Đấng đã làm cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cư ngụ trong chúng ta như thực tại của sự phục sinh. Nếu một người không có Thánh Linh, người ấy không thể có sự phục sinh. Sự phục sinh chúng ta kinh nghiệm thật ra là chính Thánh Linh. Nếu có La-mã chương 6 mà không có chương 8, chúng ta không thể dự phần trong Đấng Christ là sự phục sinh cách thực tế. Trong La-mã chương 8, chúng ta có thực tại của sự phục sinh, tức là chúng ta có Thánh Linh Nội Cư. Chúng ta đừng bao giờ tách rời sự phục sinh khỏi Linh.

TIẾN TRÌNH CHỨNG MINH
Chúng ta đang được chứng minh là các con trai của Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh. Hằng ngày chúng ta đang trải qua tiến trình chứng minh, và sự chứng minh này là bởi sự phục sinh. Tất cả chúng ta đều cần thấy rằng điều Chúa đang thực hiện bên trong chúng ta ngày nay là vấn đề chứng minh.
Tôi muốn tiếp tục với minh họa về hạt giống cẩm chướng. Một hạt cẩm chướng được chứng minh không do dán nhãn, nhưng nhờ gieo xuống đất và dần dần lớn lên đến tình trạng trưởng thành, làm một cây cẩm chướng nở hoa. Hạt giống được chứng minh khi nó lớn lên. Càng lớn lên, nó càng được chứng minh. Khi đạt đến chỗ hoàn toàn nở hoa, nó sẽ được chứng minh cách trọn vẹn. Điều này có nghĩa là hoa cẩm chướng hoàn toàn nở rộ là sự chứng minh trọn vẹn của nó. Giống như hạt cẩm chướng, tất cả chúng ta đang trong tiến trình chứng minh. Càng lớn lên và được biến đổi, chúng ta càng được chứng minh là các con trai của Đức Chúa Trời.

THEO LINH
Theo xác thịt, tất cả chúng ta đều gây rắc rối, cả cho Hội Thánh lẫn cho những người sống với chúng ta. Chồng gây rắc rối cho vợ, vợ gây rắc rối cho chồng. Nhưng chúng ta không cần đặt bản thể mình theo xác thịt, vì chúng ta có sự lựa chọn [sống] theo Linh. Khi các anh chị em đặt bản thể theo Linh, họ thật kỳ diệu và vinh hiển. Anh em đặt bản thể mình theo xác thịt hay theo Linh tùy thuộc vào sự lựa chọn của mình. Bởi ý chí của riêng mình, anh em có thể quyết định đặt bản thể mình theo xác thịt hay theo Linh. Nguyện Chúa thương xót để chúng ta lựa chọn sống theo Linh. Chúng ta cần cấp bách học tập bước theo Linh. Nếu bước theo xác thịt, nếp sống Hội Thánh sẽ là điều khó chịu nhất. Nhưng nếu bước theo Linh, nếp sống Hội Thánh sẽ ở trên các từng trời.
Quyền làm con được sự phục sinh thực tại hóa, và quyền làm con là ở trong Linh. Linh nội cư trong chúng ta là Linh chỗi dậy và là Linh chứng minh. Hằng ngày Linh này đang chứng minh chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời.
Giống như Phao-lô, nếu muôn hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm về Con Ngài, chúng ta phải biết quyền làm con là gì và quyền làm con được thực tại hóa như thế nào. Tạ ơn Chúa vì Phao-lô viết Thư Tín này cho người La-mã! Sách này cho chúng ta thấy không những nên giúp người ta được cứu mà cũng giúp họ kinh nghiệm quyền làm con. Điều này có nghĩa là chúng ta cần giúp họ nhìn thấy vấn đề được chứng minh bởi sự phục sinh, bao hàm sự thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa.

CÁC CON TRAI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC HIỂN LỘ
Vũ trụ đang mong chờ các con trai của Đức Chúa Trời được hiển lộ (8:19). Sự hiển lộ này sẽ không đến cách tình cờ, nhưng đến như sự hoàn thành tiến trình chứng minh, giống như hoa cẩm chướng nở rộ là sự hoàn thành của tiến trình tăng trưởng và thay đổi đã lâu. Càng lớn lên, chúng ta càng được chứng minh bởi sự phục sinh. Một ngày kia, vào thời điểm vinh hóa của mình, chúng ta sẽ hoàn toàn được nở rộ và được lộ ra là các con trai của Đức Chúa Trời.
Nhiều Cơ-đốc nhân chuyên chú học những sự dạy dỗ khách quan về điều gọi là các thời kỳ phân phát trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, từ dispensation không chỉ về một thời đại, nhưng chỉ về hành động ban phát. Sự khải thị của Tân Ước cần phải trở nên rất chủ quan đối với của chúng ta. Tôi không tin rằng một người sống bên ngoài hiện diện của Chúa sẽ đột nhiên được cất lên vào trong hiện diện của Ngài. Được đem vào trong hiện diện của Chúa liên quan đến cả tiến trình thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa.
Không tín đồ nào trong Đấng Christ từng được thánh hóa cách ngẫu nhiên. Theo một ý nghĩa, tôi nhận biết chúng ta đều đã được thánh hóa khi được cứu. Nhưng chúng ta vẫn cần trải qua tiến trình thánh hóa để được thánh hóa về phương diện bản tính. Trong Kinh Thánh, các từ thánh hóa, thánh khiết và sự thánh khiết chỉ về sự phân rẽ. Vì vậy, được thánh hóa là được phân rẽ, được làm cho khác với những điều tầm thường.
Khi một cây cẩm chướng là một mầm mềm mại, có thể trông nó không khác với những loại mầm khác bao nhiêu. Nhưng cây cẩm chướng càng lớn lên, nó càng phân biệt, khác với mọi cây khác. Khi nở hoa, nó hoàn toàn tách biệt, tuyệt đối khác với tất cả các hoa khác. Đó là một minh họa về sự thánh hóa trong kinh nghiệm, là sự thánh hóa về bản tính.

HOÀN THÀNH TIẾN TRÌNH BIẾN ĐỔI
Sự thánh hóa trong Sách La-mã không những chỉ về thay đổi vị trí, mà còn chỉ về thay đổi bản tính. Nó bao hàm thay đổi về hình dạng là kết quả của sự thay đổi bề trong của sự sống. Điều này cho thấy sự đồng hóa, tức là thay đổi về hình dạng, liên quan đến sự lớn lên và biến đổi. Cây cẩm chướng cũng minh họa điều này. Khi cây cẩm chướng lớn lên và được biến đổi, nó được định hình theo một dạng nào dó. Bởi lớn lên, nó thay đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác. Sự thay đổi này tiếp tục cho đến khi cây nở hoa. Nở hoa là hoàn thành tiến trình biến đổi.

ĐƯỢC ĐỊNH HÌNH THEO HÌNH DẠNG SỰ SỐNG
Được biến đổi là được định hình theo hình dạng sự sống bởi quyền năng sự sống với thể yếu sự sống. Giả sử trong vườn của anh em có hai loại cây đang lớn lên, cẩm chướng và hoa huệ. Khi những cây hoa này lớn lên, cẩm chướng sẽ mang một hình dạng và hoa huệ mang một hình dạng khác. Mỗi cây được tạo hình bởi sự sống với thể yếu sự sống bên trong nó.
Mỗi sự sống đều có một hình dạng riêng. Chẳng hạn như chó có một hình dạng và gà có một hình dạng khác. Sự lớn lên của một loại sự sống đem đến hình dạng trọn vẹn của sự sống ấy. Ngày nay chúng ta là các con trai của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta chưa có hình dạng đầy trọn, là hình dạng của các con trai Đức Chúa Trời. Vì vậy, bởi được lớn lên và biến đổi, chúng ta cần được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Cuối cùng chúng ta sẽ được đồng hóa cách trọn vẹn theo hình ảnh Ngài. Khi ấy chúng ta sẽ có hình dạng sự sống đầy trọn đến từ quyền năng sự sống với thể yếu sự sống. Hoa cẩm chướng, gà và chó đều có một hình dạng sự sống khác nhau theo thể yếu sự sống của chúng. Cây cẩm chướng có hình dạng của cây cẩm chướng vì nó có thể yếu sự sống của cây cẩm chướng. Thể yếu của cẩm chướng phát triển thành hình dạng cẩm chướng bằng quyền năng sự sống bên trong cây cẩm chương. Ngợi khen Chúa vì chúng ta có thể yếu sự sống và quyền năng sự sống bên trong mình! Quyền năng sự sống này đang định hình chúng ta thành hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Qua chức năng định hình này của quyền năng sự sống, chúng ta sẽ được đồng hóa cách đầy trọn theo hình ảnh của Đấng Christ.

VUI HƯỞNG LINH CHỨNG MINH
Ngợi khen Chúa, thay vì chỉ có những dạy dỗ khách quan, chúng ta có linh chứng minh bên trong! Chúng ta có Đấng Christ chứng minh là sự phục sinh bên trong. Đừng cố gắng tự cải thiện hay làm cho mình hoàn hảo vô tội. Nhưng hãy vui hưởng và kinh nghiệm Linh chứng minh. Nếu bởi Linh làm cho chết các hành vi của thân thể, chúng ta sẽ sống (8:13). Chúng ta cần bước theo Linh, đặt tâm trí vào Linh và bởi Linh làm cho chết các hành vi của thân thể. Nếu hằng ngày bước theo Linh, chúng ta sẽ hoàn toàn trong tiến trình chứng minh bởi sự phục sinh. Bởi quyền năng phục sinh, chúng ta sẽ được biến đổi, đồng hóa và cuối cùng được vinh hóa.
Càng tiếp xúc Chúa bằng cách kêu cầu danh Ngài, chúng ta càng cảm nhận hiện diện của Ngài và càng nhận biết sự xức dầu của Ngài bên trong. Bằng cách kêu cầu danh Chúa, chúng ta được tưới nước, được tươi mới, được thánh hóa, được làm cho thỏa mãn và được làm cho mạnh mẽ. Bằng cách này, chúng ta được đem vào hiện diện của Ngài và được chuẩn bị sẵn sàng cho sự hiện đến của Ngài. Sự dạy dỗ chúng ta cần ngày nay, không phải là dạy dỗ khách quan về lời tiên tri hay về các thời kỳ phân phát, mà là dạy dỗ về về việc làm thế nào để được chứng minh bằng cách vui hưởng và kinh nghiệm Đấng Christ là quyền năng sự sống. Nếu có dạy dỗ này, chúng ta sẽ nhận biết rằng trong chính mình, chúng ta vô vọng, bất năng và không còn cố gắng tự cải thiện. Thay vào đó chúng ta sẽ vận dụng linh tiếp xúc với Chúa để vui hưởng sự xức dầu của Ngài và tham dự vào tiến trình được chứng minh bởi sự phục sinh.