Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI TÁM



SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT TRONG LA-MÃ CHƯƠNG 5 ĐẾN CHƯƠNG 8

Trong La-mã chương 5 đến chương 8, mà chúng ta có thể gọi là cốt lõi của Kinh Thánh, có hai từ then chốt được dùng đi dùng lại. Những từ này là sự sống và sự chết. Trong Sáng Thế Ký chương 2, sự sống được tượng trưng bằng Cây Sự sống, và sự chết được tượng trưng bằng Cây Biết Thiện-Ác (c. 9). Kết quả của Cây Biết Thiện-Ác thật ra là sự chết, chứ không phải tri thức. Vì vậy, chúng ta có thể gọi những cây này là Cây Sự Sống và Cây Sự Chết.

TRI THỨC, ĐIỀU THIỆN, VÀ ĐIU ÁC
Cây Sự Chết rất qu quyệt. Mặc dầu đem đến sự chết, nhưng nó không được gọi là Cây Sự Chết; thay vào đó, được gọi là Cây Biết Thiện-Ác. Có ba điều liên hệ với nhau về cây này -tri thức, điều thiện, và điều ác. Mặc dầu tất cả chúng ta đều đánh giá cao tri thức và điều thiện nhưng không ai thích điều ác. Chúng ta cho điều thiện và điều ác là hai loại riêng biệt. Tuy nhiên, Kinh Thánh lại có quan niệm khác về điều thiện và điều ác; Kinh Thánh xếp điều thiện và điều ác vào cùng một loại. Điều này cho thấy chúng ta nên vì sự sống, không nên vì điều thiện hay điều ác. Theo Sáng Thế Ký chương 2, tri thức và điều thiện được đặt chung với điều ác. Thuộc về cùng một gia đình, chúng là ba “chị em” chung tay làm việc để đem đến sự chết là điều, tất nhiên, trái với sự sống.


ĐƯỜNG SỰ SỐNG VÀ ĐƯỜNG SỰ CHẾT
Một số Cơ-đốc nhân nói chúng ta không nên quan tâm đến Cây Sự Sng và Cây Tri Thức được nói đến trong Sáng Thế Ký chương 2. Nhưng hầu hết những điều được tìm thấy trong Sách Sáng Thế Ký đều là hạt giống của những lẽ thật thuộc linh được phát triển ở những chỗ khác trong Kinh Thánh, và chúng ta không nên xao lãng. Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta có hạt giống sự sống và hạt giống sự chết. Nhưng vào cuối Sách Khải Thị, chúng ta thấy kết cuộc của những hạt ging này. Sự chết, là kẻ thù sau cùng, bị ném vào Hồ Lửa (Khải 20:14). Sự sng đầy dẫy trong Giê-ru-sa-lem Mới vì tại đó chúng ta thy sông nước sự sng với Cây Sự Sng mọc lên (Khải 22:1-2). Giê- ru-sa-lem Mi là thành phố sự sống từ trung tâm cho đến chu vi. Hạt giống sự sống được gieo ở phần mở đầu của Kinh Thánh, kết thúc với mùa gặt sự sng, còn hạt giống sự chết kết thúc với mùa gặt sự chết. Vì những hạt giống sự sống và sự chết mọc trải suốt Kinh Thánh nên chúng ta có thể dò theo đường sự sống và đường sự chết trong Kinh Thánh. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét hai con đường này khi chúng xuất hiện trong La-mã chương 5 và 8.
Trong Sáng Thế Ký chương 2, có tình trạng ba phía, bao gồm Đức Chúa Trời, con người, và Sa-tan. Trong chương này, con người đối diện với hai nguồn: Đức Chúa Trời là nguồn sự sống, và Sa-tan là nguồn sự chết. Trong La-mã chương 5 đến chương 8 tình trạng ba phía này lại tiếp diễn. Cuối cùng, tình trạng ba phía này đưa đến một kết cuộc hai mặt. Những điều tiêu cực cùng với sự chết sẽ bị quét vào Hồ Lửa, nhưng những điều tích cực cùng với những người được cứu chuộc sẽ tuôn chảy vào Thành có nước sự sống. Ngày nay, chúng ta đều đang hướng về kết cuộc tối hậu này, tín đồ hướng về Giề-ru-sa-lem Mới còn người vô tín hướng về Hồ Lửa. Trong kinh nghiệm hằng ngày, nhiều Cơ-đốc nhân đứng một chân trên đường sự sống và một chân trên đường sự chết. Những Cơ-đốc nhân khác dao động giữa hai con đường này. Có lẽ hôm qua anh em ở trên đường sự chết, nhưng hôm nay nhờ sự thương xót và ân điển của Chúa, một lần nữa anh em lại ở trên đường sự sống.

SỰ CAI TRỊ CỦA SỰ SỐNG
VÀ SỰ CAI TRỊ CỦA SỰ CHẾT
Bây giờ chúng ta hãy dò tìm hai con đường này suốt từ La-mã chương 5 đến chương 8. La-mã 5:12 chép: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội”, ở đây chúng ta thấy tội và sự chết bước vào. Câu 14 chép: “Dầu vậy, từ A-đam đến Môi-se, sự chết vẫn làm vua (hoặc:cai trị)”. Trong hai câu này, chúng ta thấy con đường sự chết. Trong câu 17, chúng ta thấy con đường sự sống: “Vậy, nếu bởi sự quá phạm của một người, sự chết đã nhơn một người ấy mà làm vua rồi, thì huống chi những kẻ nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công nghĩa cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Christ mà làm vua trong sự sống càng hơn là dường nào”. Trong câu 21, Phao-lô tuyên b: “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự chết mà làm vua thể nào, thì ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà làm vua thể ấy để dẫn đến sự sống đời đời bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Tội đã đem đến sự chết, nhưng nhờ sự công chính, ân điển đem đến sự sng. Vì vậy trong chương 5, chúng ta thấy cả sự cai trị của sự chết lẫn sự cai trị của sự sống với ân điển.

SỰ MỚI MẺ CỦA SỰ SỐNG
La-mã 6:4 chép: “Chúng ta cũng phải bước đi trong sự mới mẻ của sự sống” (RcV). Thay vì cứ ở dưới sự cai trị của sự chết, chúng ta nên bước đi trong sự mới mẻ của sự sống và trên con đường sự sống. Câu tiếp theo chép: “Vì nếu chúng ta đã được liên hiệp với Ngài (RcV: cùng lớn lên với Ngài) trong hình trạng của sự chết Ngài, thì chúng ta cũng sẽ được liên hiệp với Ngài trong hình trạng của sự sống lại Ngài”. Như chúng ta cùng lớn lên với Ngài trong hình trạng của sự chết Ngài, tức là trong báp-têm được đề cập trong câu 4, thì chúng ta cũng sẽ cùng lớn lên với Ngài trong hình trạng của sự phục sinh, tức là, trong sự mới mẻ của sự sng như được đề cập trong câu 4. Cùng lớn lên trong hình trạng của sự phục sinh của Đấng Christ là được ở trong sự mới mẻ của sự sng. Kế đến, câu 11 bảo rằng hãy kể chính mình là chết đối với tội nhưng sống cho Đức Chúa Trời trong Christ Jesus. Những câu này cho thấy trong chương 6 cũng có cả con đường sự sống lẫn con đường sự chết.

“SỰ CHẾT NÀY”
Bây giờ chúng ta đến chương 7, là chương nhiều Cơ-đốc nhân không thích lắm. đây, thay vì sự sống, chúng ta thấy sự giết chết và sự chết. Câu 11 chép: “Vì tội lỗi nhơn dịp bởi điều răn mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi”. Tội là kẻ giết người dùng Luật như vũ khí để giết chúng ta. Đây nên là điều cảnh cáo chúng ta để đừng quay qua Luật. Nếu chúng ta quay qua Luật, tội sẽ chỗi dậy như thể nói: “Thật tốt biết bao, ngươi đã quay qua Luật! Ngươi cho ta một cơ hội tuyệt hảo để dùng Luật mà giết chết ngươi”. Là người bị giết như vậy, nên Phao-lô kêu lên trong câu 24: “Ôi, tôi là người khốn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” “Sự chết này” chỉ về sự chết do tội gây nên bởi vũ khí là Luật.


MỘT SỰ SỐNG CÓ BỐN PHƯƠNG DIỆN
Khi đi tiếp từ chương 7 đến chương 8, chúng ta thấy trong chương này sự sống là chính yếu chứ không phải sự chết. La-mã 8:2 chép: “Vì luật của Linh Sự Sống trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật của tội và sự chết”. Ha-lê-lu-gia về luật của Linh Sự Sống! Câu 10 chép tiếp: “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa (hoặc: sự công chính) mà sống”. Theo câu 6, nếu tâm trí đặt vào linh, tâm trí đó cũng sẽ là sự sống. Hơn nữa, nếu Linh Ban Sự Sống cư ngụ trong chúng ta, tức là lập nhà Ngài trong chúng ta, thì thậm chí Ngài sẽ truyền sự sống thần thượng vào trong thân thể hay chết của chúng ta (c. 11). Vì vậy, không những linh và tâm trí là sự sống, mà thậm chí thân thể hay chết cũng có thể nhận được sự sống. Theo La-mã chương 8, tất cả ba phần của bản thể chúng ta là linh, hồn, và thân đều có thể nhận được sự sống. Linh chúng ta là sự sống vì Jesus Christ đã vào trong linh ấy. Tâm trí có thể là sự sống vì Đấng Christ Nội Cư đang lan rộng từ linh vào trong tâm trí. Hơn nữa, sự lan rộng này của sự sống thần thượng thậm chí sẽ đến với thân thể hay chết và làm cho nó sống động. Ngợi khen Chúa về sự sống trong La-mã chương 8!
Như chúng tôi đã nêu, trong chương này có một sự sống bn phương diện: sự sng trong Linh thần thượng, sự sống trong nhân linh, sự sống trong tâm trí, và sự sống trong thân thể hay chết. Nhưng mặc dầu trong La-mã chương 8 có một sự sống bn phương diện như vậy thì sự chết vẫn hiện diện. Mãi tới khi đến với Khải Thị chương 20 thì mới chỉ có sự sng mà không có sự chết. Vào thời điểm ấy, sự chết, tức kẻ thù sau cùng, sẽ bị ném ra khỏi nhân loại, vào trong Hồ Lửa. Vì vậy, trong Giê-ru-sa-lem Mới chỉ có yếu t sự sống, không còn yếu tố sự chết. Tuy nhiên, ngày nay trong chúng ta có cả yếu t sự chết lẫn yếu t sự sng.

QUAN TÂM ĐẾN SỰ SỐNG
Tất cả những anh chị em lập gia đình đều biết chồng nên yêu vợ và vợ nên thuận phục chồng. Tuy nhiên, trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta không đọc thấy gì về chồng yêu vợ hay vợ thuận phục chồng. Dầu vậy, những điều như thế được bao hàm trong từ “điều thiện” trong câu 17. Vì chồng yêu vợ và vợ thuận phục chồng là làm điều thiện. Trái lại, chồng ghét vợ hay vợ nổi loạn với chồng là làm điều ác. Vào cuối Kinh Thánh, chúng ta lại tìm thấy những từ “sự sống” và “sự chết”, nhưng không phải từ “thương yêu” và “thuận phục”. Vì vậy, cả trong phần mở đầu lẫn trong phần kết thúc của Kinh Thánh, cả trong Sáng Thế Ký lẫn trong Khải Thị, chúng ta đều có sự sống và sự chết. Trong La-mã chương 5 đến chương 8 cũng giống như vậy. Trong các chương này, Phao-lô không nói gì về chồng yêu thương vợ hay vợ thuận phục chồng, ông nói về những điều này ở nơi khác chứ không nói đây. Thay vào đó, trong các chương này ông nhấn mạnh về sự sống, sự chết, và dường như không quan tâm đến yêu thương hay ghen ghét, thuận phục hay nổi loạn.
Một người có thể rất yêu thương hay thuận phục nhưng vẫn chết. Trong gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời không chủ yếu quan tâm chúng ta tốt hay xấu, thuận phục hay nổi loạn; Ngài chỉ quan tâm chúng ta sống hay chết. Tất cả những người vợ chết và được chôn trong nghĩa địa đều thuận phục; họ không bao giờ biểu lộ ý kiến. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn một sự thuận phục chết chóc. Ngài muốn tất cả chúng ta đều sống động. Đó là lý do vì sao trong La-mã chương 5 đến chương 8, Phao-lô không nói gì về thuận phục hay nổi loạn mà nói về sự sống và sự chết. La-mã 8:6 không nói rằng tâm trí đặt vào linh là thuận phục còn tâm trí đặt vào xác thịt là phản loạn. Khi Phao-lô viết phân đoạn Lời này, ông hoàn toàn trong Linh của Đức Chúa Trời và trong gia tể của Ngài; ông không quan tâm đến thiện hay ác, chỉ quan tâm đến sự sống và sự chết.
Thiện và ác thuộc về Cây Biết Thiện-Ác, tức là Cây Sự Chết. Đúng và sai cũng thuộc về cây này. Do đó, chúng ta không nên quan tâm đến đúng sai, nhưng nên quan tâm đến sống và chết. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, tốt vẫn chưa đủ. Chúng ta có thể tốt mà vẫn chết chóc. Gia tể của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta ở trong sự sống. Có thể đúng đn cách chết chóc và sai lầm cách sống động. Một nhà trẻ thì đông đúc những bé trai, bé gái lao nhao, nhưng những đứa bé này rất sống động. Mặc dầu trẻ em trong nhà trẻ có thể ồn ào và đôi khi nghịch ngợm nhưng tôi thích tình trạng của chúng hơn sự yên tĩnh và trật tự của nghĩa trang. Tất cả những người bị chôn trong nghĩa trang đều hợp pháp và đàng hoàng, nhưng họ đều chết. Anh em thích sai lầm cách sống động hay đúng đắn cách chết chóc? Tôi thích sống động hơn.

SỰ SỐNG TRONG LINH
VÀ SỰ CHẾT TRONG XÁC THỊT
Di chuyển từ sự chết qua sự sng hay từ sự sng qua sự chết là điều dễ dàng. Nói cách khác, không có gì khó trong việc chuyển từ lãnh vực này sang lãnh vực khác. Chẳng hạn, bật đèn hay tắt đèn đều dễ dàng như nhau. Đối với sự chết và sự sống cũng vậy. Chúng ta có thể bật linh lên và trong sự sống, hoặc có thể tắt đi và ở trong sự chết.
Điện là hình ảnh minh họa tuyệt hảo về Linh Sự Sng. Điện vô hình và người ta không thể hiểu thấu đáo về điện. Linh Sự Sống cũng vậy. Để áp dụng điện, trước hết chúng ta phải lắp điện vào nhà và cần dùng một công-tắc. Cảm tạ Chúa vì Linh thần thượng là điện thiên thượng đã được lắp đặt vào linh chúng ta. Bất kể chúng ta có cảm nhận thế nào thì cả Linh là điện thần thượng, và công-tắc, đều ở trong linh chúng ta.
 Sự sống ở trong linh còn sự chết trong xác thịt. Khi A-đam trong vườn, Cây Sự Sng và Cây Tri Thức đều bên ngoài ông. Nhưng ngày nay, hai cây này đều ở trong chúng ta, Cây Sự Sống trong linh và Cây Sự Chết trong xác thịt. Trong Kinh Thánh, từ “xác thịt” không những ngụ ý đến thân thể bại hoại mà còn chỉ về toàn bản thể sa ngã của chúng ta. Vì lý do này, Kinh Thánh gọi con người sa ngã là xác thịt (La. 3:20).

ĐẶT TÂM TRÍ VÀO LINH
La-mã 8:6 chép: “Vì tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, nhưng đặt vào linh là sự sống và bình an” (RcV). Đặt tâm trí vào những gì mình là chính là đặt tâm trí vào xác thịt. Đặt tâm trí vào xác thịt không chỉ có nghĩa là hướng tâm trí vào thân thể, mà còn là đặt tâm trí vào bản thể, bản ngã của mình. Chẳng hạn như một người cảm thấy trong quá khứ mình gian ác và bây giờ mình cố gắng sống tốt. Đó là đặt tâm trí vào xác thịt, vào bản ngã vô vọng. Một số Cơ-đốc nhân nghĩ rằng nếu họ đặt tâm trí vào những thú tiêu khiển thế gian thì họ đang đặt tâm trí vào xác thịt. Chắc chắn đặt tâm trí vào những điều như vậy là đặt tâm trí vào xác thịt. Nhưng đó không phải là cách duy nhất đặt tâm trí vào xác thịt. Thậm chí quyết định yêu vợ cũng là đặt tâm trí vào xác thịt một cách tinh tế. Khi bị cám dỗ quyết định làm lành, chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa Jesus ơi, xin thương xót con. Ngoài Ngài, con không thể làm gì được”. Bằng cách cầu nguyện như vậy, chúng ta đặt tâm trí vào linh, không vào bản ngã tồi tệ của mình.
Hơn nữa, chúng ta không nên đặt tâm trí vào những điều có thể xảy ra trong tương lai. Hãy giao tương lai cho Chúa. Giả sử, sau khi được Đức Chúa Trời kêu gọi, Áp-ra-ham xin Chúa cho ông biết ngày hôm sau ông nên đi đâu; nếu vậy hẳn Chúa đã phán: “Hởi Áp-ra-ham, hãy bình an và vui hưởng Ta. Hãy giao ngày mai cho Ta”. An nghỉ trong Chúa hôm nay và giao ngày mai cho Ngài là đặt tâm trí vào linh.
Vì nhiều Cơ-đốc nhân không thấy điều này nên họ thường chỉ bảo hoặc khuyên lơn người khác nên làm những gì. Điều này khích lệ người ta đặt tâm trí vào xác thịt và kết quả là chết. Trong giai đoạn đầu của chức vụ tôi, không những tôi khuyên người khác mà còn động viên chính mình. Kết quả là tôi bị giết chết và người khác cũng vậy.

PHÁT TRIỂN MỘT THÓI QUEN MỚI
Ngợi khen Chúa vì Đức Chúa Trời của sự sống ở trong linh chúng ta! Mặc dầu biết như vậy, chúng ta vẫn cần học cách sống bởi Linh Ban Sự Sống nội cư. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu kiến thức mà là sng bởi Đấng Christ bao nhiêu.
Tôi xin thuật cho anh em một câu chuyện để minh họa điều này. Khi tôi còn bé, tại quê tôi, đa số người dân dùng đèn dầu; họ không có điện. Là một đứa bé, tôi thường chùi đèn, châm dầu, và đốt đèn. Thậm chí khi điện đã được lắp vào nhà rồi, tôi vẫn còn thói quen dùng đèn dầu. Thỉnh thoảng người khác cười tôi khi tôi bắt đầu thắp đèn dầu và họ nhắc tôi chỉ cần bật công- tắc lên. Mặc dầu điều mới mẻ là điện đã được lắp đặt nhưng tôi vẫn chưa có thói quen sử dụng điện.
Nguyên tắc cũng tương tự như vậy trong đời sống Cơ-đốc. Chúng ta đã được trưởng dưỡng và huấn luyện để sng bởi chính mình. Đó là thói quen của chúng ta. Thậm chí sau khi Chúa Jesus đã được “lắp đặt” vào rồi, chúng ta vẫn tiếp tục thói quen sống bởi mình. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển một thói quen mới, là thói quen sống bởi Đấng Christ. Vì nhiều người được cứu không có thói quen mới này, nên La-mã chương 7 thật cần thiết. Chúng ta cần thấy khải tượng Đấng Christ là sự sng đang sống trong linh mình. Vì Ngài sống trong chúng ta, nên không những chúng ta phải buông bỏ những điều tội lỗi mà còn phải buông bỏ cả lối sống cũ. chúng ta cần quay khỏi tình trạng sống bởi chính mình để sống bởi Đấng Christ. Điều này đòi hỏi phải trong linh và bước theo linh.
Ngay khi mất tình trạng tiếp xúc với linh, chúng ta bị cắt khỏi sự sống và ngay lập tức trong sự chết. Sự chết không cần bước vào. Chẳng hạn, ngay khi tắt đèn trong phòng, chúng ta ở trong bóng tối. Bóng tối không cần bước vào. Cũng như tắt đèn đặt chúng ta vào bóng tối, thì bị phân rẽ khỏi linh cũng đem chúng ta vào sự chết. Ngay cả một miếng cách điện mỏng cũng có thể ngắt dòng điện. Cũng vậy, ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng có thể dứt chúng ta khỏi sự sống trong linh. Vì chúng ta trong tình trạng ba phía, gồm có Đức Chúa Trời là sự sống trong linh, và Sa-tan là sự chết trong xác thịt, nên chúng ta cần phát triển thói quen ở trong linh. Thay vì quyết định làm lành, chúng ta nên đơn sơ quay qua linh và ở đó với Đấng sng động. Thói quen này không dễ phát triển nhưng là điều có thể thực hiện.

CHẾT ĐỐI VỚI TỘI
VÀ SỐNG ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
La-mã 6:11 bảo chúng ta kể chính mình chết đối với tội và sống đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, kinh nghiệm này trong linh trong La-mã chương 8. Khi trong linh với Chúa, chúng ta tự động chết đối với tội và sống đối với Đức Chúa Trời. Nếu không trong linh mà cố gắng kể như vậy, anh em sẽ thấy càng kể, càng ở trong sự chết.                            
Chúng ta đã thấy bị dứt khỏi linh là ở trong sự chết. Chẳng hạn, lý do anh em nổi nóng là vì giữa anh em với linh mình đã bị cách ly. Không phải anh em nổi nóng và rồi bị dứt khỏi linh, mà là đã bị dứt khỏi linh cho nên anh em mới ni nóng. Nếu không cách ly linh thì không một điều tiêu cực nào có thể thắng hơn anh em. Trái lại, sự sống thần thượng trong linh anh em sẽ nuốt tất cả sự chết. Kinh nghiệm của chúng ta khẳng định điều này. Khi chúng ta ở trong linh thì sự sống thần thượng bên trong nuốt đi mọi điều tiêu cực. Nhưng khi bị cách ly, và do đó, bị dứt khỏi linh, chúng ta trong sự chết và không thể giải quyết thậm chí một nan đề nhỏ nhất.

MỘT TRẬN CHIẾN MANG TÍNH HOÀN VŨ
Gia tể của Đức Chúa Trời không phải là vấn đề thiện hay ác, đúng hay sai. Hơn nữa, đó không phải vấn đề đạo đức. Theo tiêu chuẩn đạo đức, chúng ta nên làm lành và không nên làm ác. Tuy nhiên, gia tể của Đức Chúa Trời hoàn toàn là vấn đề sống hay chết. Ở trong sự sng là sống biểu lộ Đức Chúa Trời, và ở trong sự chết là sống biểu lộ Sa-tan. Chúng ta là một chiến trường, và trận chiến hoàn vũ giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan đang diễn ra trong chúng ta. Kết cuộc của trận chiến này được quyết định do chúng ta đặt tâm trí mình ở đâu. Nếu chúng ta đặt tâm trí vào bản ngã, và do dó, bị dứt khỏi linh, thì Sa-tan lấn chiếm. Nhưng nếu chúng ta trong linh và đặt tâm trí vào linh, thì Đức Chúa Trời giành được chiến thắng.
Điều này được mô tả chính xác trong 8:13, là câu Phao-lô nói: “Vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết, song nếu nhờ Thánh Linh làm cho chết các hành vi của thân thể thì anh em sẽ sống”. Chúng ta phải làm cho chết những việc làm của người cũ nhờ Linh Nội Cư. Làm như vậy là sống. Chúng ta hãy cầu nguyện về điều này, thực hành điều này và phát triển thói quen ở trong linh. Càng phát triển thói quen này, chúng ta càng sống động và càng tránh xa sự chết.