Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI HAI



Chúng tôi đã đề cập đến Sách La-mã cách tổng quát trong 31 bài trước. Nhưng vẫn còn nhiều điểm quan trọng liên quan đến vấn đề sự sống cần được đề cập cách chi tiết. Bắt đầu từ bài này, chúng ta sẽ xem xét từng điểm đó, không quan tâm đến thứ tự các chương của Sách La-mã, nhưng quan tâm đến những phương diện quan trọng của sự sống. Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến vài điểm cơ bản trong các chương 5, 6, 7 và 8 của Sách La- mã.
Tuy nhiên, trước khi đến với những điểm cơ bản đó, tôi muốn nói đôi lời về ý niệm cơ bản của Sách này. La-mã là một Sách khá dài với 16 chương. Chắc chắn Phao-lô đã hết sức cố gắng cô đọng tất cả mọi điều liên quan đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong các chương này. Tác phẩm nào cũng có tư tưởng làm cơ sở. Sách La-mã cũng vậy. Vì La-mã là một Sách dài và đề cập đến nhiều điểm nên hầu như mọi người đọc đều thấy khó tìm ra tư tưởng cơ bản.


Nhiều Cơ-đốc nhân nói tư tưởng cơ bản của Sách La-mã là xưng công chính bởi đức tin, còn người khác nói đó là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Những quan điểm này không sai, nhưng chưa đầy đủ. Tư tưởng cơ bản của Sách này là Đức Chúa Trời làm cho tội nhân trở nên con cái để hình thành một Thân Thể cho Đấng Christ hầu Ngài được biểu lộ. Tội nhân chúng ta là vật liệu cơ bản mà Đức Chúa Trời đang dùng để sinh ra nhiều con cho chính Ngài. Phao-lô nhận được khải thị về kế hoạch đời đời, mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời là sinh ra nhiều con cho chính Ngài với phương tiện là chính Ngài như sự sống của họ. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời có ý định đem chính Ngài là sự sng vào trong nhiều tội nhân, và những tội nhân này, sau khi đã được cứu chuộc, cứu rỗi và có sự sống của Ngài, sẽ trở nên nhiều con của Ngài. Mọi tội nhân được Đức Chúa Trời sinh ra và nhận lãnh sự sng của Ngài đều trở nên con Ngài (Gi. 1:12-13). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phải là mục tiêu sau cùng của mục đích Đức Chúa Trời. Mục tiêu sau cùng của mục đích Đức Chúa Trời là xây dựng tất cả những người con này lại với nhau thành một Thân Thể để biểu lộ Đấng Christ. Đức Chúa Trời đang làm cho tội nhân nên nhiều con để hình thành Thân Thể hầu biểu lộ Đấng Christ. Đó là lời trình bày đầy đủ về ý niệm cơ bản của Sách La-mã. Tư tưởng này nằm sâu trong lòng Phao-lô và trong linh ông khi ông viết Sách La-mã. Những gì ông viết trong Thư Tín này đều dựa trên tư tưởng ấy. Với quan niệm này làm nội dung cơ bản cho Sách La-mã, Phao- lô đề cập đến nhiều chi tiết liên quan đến tư tưởng ấy trong 16 chương. Khi đi sâu vào Sách La-mã, chúng ta thấy Sách này khải thị Đức Chúa Trời đang hành động dể làm cho tội nhân trở nên con cái Ngài hầu hình thành Thân Thể nhằm biểu lộ Đấng Christ.

NHỮNG PHẦN CHÍNH
Bây giờ chúng ta cần xem xét những phần chính của Sách Lancia. Không một Sách nào khác trong Kinh Thánh có b cục chặt chẽ như La-mã. Vì vậy, có thể chia nhỏ Sách này cách dễ dàng. Sách này được chia làm ba phần chính. Các chương từ 1 đến 8 tạo nên phần thứ nhất, các chương 9 đến 11 là phần hai, và các chương 12 đến 16 là phần ba. Trong bài này, chúng ta sẽ tạm để phần giữa sang một bên và chỉ xem xét phần đầu và phần cuối.

Phần đầu đề cập đến sự cứu rỗi riêng tư của những cá nhân tin Đấng Christ. Nói cách khác, đó là phần nói về sự cứu rỗi cá nhân. Chúng ta không thấy Thân Thể trong phần này. Chúng ta thấy có nhiều anh em trong Đấng Christ, nhưng chưa có nhiều Chi Thể trong Thân. Trong chương 8, chúng ta đọc thấy nhiều em của Con Trưởng (c. 29). Mặc dầu chắc chắn nhiều em là nhiều Chi Thể của Thân Thể Đấng Christ nhưng chương 8 không nói về họ như những Chi Thể mà như nhiều em của Con Trưởng. Khái niệm trong chương 8 chựa đạt đến Thân Thể. Chương đó vẫn còn là vấn đề sự sống thần thượng sinh ra nhiều con. Cho nên, nhiều con ấy không được gọi là nhiều Chi Thể của Thân Thể Đấng Christ mà được gọi là nhiều em của Con Trưởng.
Trong Tân Ước, Con Đức Chúa Trời liên quan đến sự sống. Nếu có Con Đức Chúa Trời, anh em có sự sống (lGi. 5:11-12). Nếu không có Con, anh em không có sự sống. Vì có sự sng thần thượng nên chúng ta trở thành nhiều em của Con Trưởng. Bây gi Đức Chúa Trời không những có Con Một, là Con Độc Sinh, mà Ngài cũng có nhiều con, là các em của Con Trưởng.

Phần cuối Sách La-mã, các chương từ 12 đến 16, đề cập đến Thân Thể, tức nếp sng Hội Thánh. Nhiều em trong chương 8 trở nên những Chi Thể của Thân trong chương 12. Đây không phải là vấn đề sự sng -sự sống được đề cập đầy đủ trong phần đầu- nhưng là vấn đề chức năng. Làm con là vấn đề sự sống, nhưng làm một Chi Thể của Thân là vấn đề chức năng. Tất cả chúng ta phải cùng nhau thi hành chức năng như Thân Thể để biểu lộ Đấng Christ.
Thân Thể này phải được biểu lộ ra cách thực tế tại tất cả các Hội Thánh địa phương. Nói cách khác, các Hội Thánh địa phương là biểu lộ thực tế của Thân Thể Đấng Christ. Thân Thể Đấng Christ là biểu lộ của Đấng Christ, và Đấng Christ là biểu lộ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được biểu lộ trong Đấng Christ, Đấng Christ được biểu lộ trong Thân Thể, và Thân Thể được biểu lộ trong các Hội Thánh địa phương. Vì vậy, trong chương 16, chúng ta có các Hội Thánh: Hội Thánh tại Xen-cơ-rê (c. 1); Hội Thánh tại La-mã nhóm trong nhà của Bê-rít-sin và A-qui-la (cc. 3,5); các Hội Thánh dân Ngoại (c. 4); và các Hội Thánh của Đấng Christ (c. 16). Bây giờ chúng ta ở trong các Hội Thánh. Ha-lê-lu- gia! Thân Thể ở trong các Hội Thánh, Đấng Christ ở trong Thân Thể, và Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ. Điều này kỳ diệu biết bao! Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ thấy ý niệm cơ bản của Sách này.
Vấn đề này đáng được chúng ta hết lòng chú ý. Phần đầu của La-mã đề cập đến sự cứu rỗi cá nhân, và phần cuối đề cập đến Thân Thể, tức không phải vấn đề cứu rỗi cá nhân mà là chức năng tập thể. Phần đầu nói về sự cứu rỗi cá nhân, và phần cuối nói về chức năng tập thể. Chức năng tập thể này là Thân Thể, được biểu lộ tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn địa phương như các Hội Thánh địa phương. Đây là lý do Phao-lô đã viết chương 16 cách kỳ diệu như vậy, không theo cách giáo lý, nhưng theo kinh nghiệm thực tiễn, theo cách chào thăm. Qua những lời chào thăm này, Phao-lô mở ra một cửa sổ, qua đó, chúng ta có thể nhìn vào các Hội Thánh của thế kỷ đầu tiên. La-mã chương 16 là một cửa sổ. Ngợi khen Chúa về cửa sổ này! Không có chương này, chúng ta không bao giờ có thể sáng tỏ về những gì đã xảy ra trong các Hội Thánh vào thời ấy.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét vài vấn đề được tìm thấy trong phần đầu. Trong phần này, trước hết Phao-lô phơi bày chúng ta trong những gì chúng ta làm. Tôi không đủ lời diễn tả những điều bị Phao-lô phơi bày trong các chương đầu của Sách này là dơ bẩn, gian ác, tối tăm và xấu xa là dường nào. Các chương này không phơi bày con người mà phơi bày việc làm của họ. Chúng ta nên tuân thủ nguyên tắc này trong việc rao giảng Phúc Âm. Đừng vội phơi bày người ta là gì. Trước hết anh em cần phơi bày những gì họ làm -việc làm, hành vi, và sinh hoạt của họ. Chẳng hạn như khi rao giảng Phúc Âm, anh em có thể hỏi một người xem anh ta làm gì vào mười giờ tối hôm qua. Chúng tôi đã làm điều này nhiều lần. Có một lần đang khi rao giảng Phúc Âm trong hiện diện của Thánh Linh, tôi chỉ vào một học sinh trẻ và nói: “Em có biết em đã làm điều gì không? Em đã ăn cắp phấn ở trường đem về nhà”. Khi tôi chỉ tay vào cậu ấy và nói như vậy, cậu ấy tự nhủ: “Điều đó chẳng có ý nghĩa gi cả”. Ngay lập tức, tôi trả lời: “Có phải em đang nói điều đó không có ý nghĩa gì cả không?” Câu hỏi này làm cho cậu ta sợ hãi. Rồi tôi nói: “Em đã đem phấn về nhà và vẽ những vòng tròn trên nền nhà”. Đó chính xác là điều cậu ấy đã làm. Sau bài giảng, cậu học sinh ấy là người đầu tiên đứng lên tiếp nhận Đấng Christ. Cậu ta run rẩy nói: “Anh Lý đã chỉ đúng điều tôi đã làm. Tôi đã ăn cắp phấn ở trường đem về nhà. Khi anh cho biết tôi nói điều đó không có ý nghĩa gì cả, thì tôi cũng vừa nói như vậy. Và tôi thật đã vẽ những vòng tròn trên nền nhà y như anh ấy nói”. Cậu thanh niên này đã bị phơi bày qua những việc làm của mình. Anh em có tin rằng mình có thể chịu nổi sự phơi bày của Đức Chúa Trời không? Nếu Đức Chúa Trời phơi bày tất cả những gi chúng ta đã làm trong quá khứ, chúng ta sẽ không thể chịu nổi, vì những gì chúng ta làm là dơ bẩn, xấu xa; gian ác và tối tăm.

Bắt đầu từ 5:12, Phao-lô không phơi bày những gì chúng ta làm, mà những gì chúng ta là. Chúng ta là tội nhân trong cấu tạo. Trước khi phạm tội, chúng ta đã bị cấu tạo là tội nhân. Hãy lấy cây táo làm ví dụ. Trước khi kết trái, nó đã là cây táo. Nó mang trái táo vì là cây táo. Nếu không phải là cây táo, nó không thể mang trái táo. Cũng vậy, chúng ta phạm tội vì chúng ta là tội nhân. Đừng nghĩ rằng chúng ta trở nên tội nhân do phạm tội. Không, chúng ta phạm tội vì chúng ta là tội nhân, cũng như cây táo kết trái táo vì nó là cây táo. Đừng nói: “Tôi không phải tội nhân vì tôi không làm gì xấu. Tôi luôn luôn tốt”. Mặc dầu anh em có thể tốt nhưng vẫn là tội nhân, vì bẩm sinh anh em là tội nhân. Anh em bị cấu tạo là tội nhân thậm chí trước khi sinh ra. Chúng ta vào thế giới này với tư cách là tội nhân. Đừng nghĩ rằng anh em trở nên tội nhân sau khi ra đời. Không, anh em có cấu tạo là tội nhân trong A-đam từ lâu trước khi được sinh ra. Đó là quan niệm của Phao-lô. Do đó, chúng ta có tội trong hành vi, và có cấu tạo là tội nhân trong bản chất.
Hơn nữa, chúng ta cũng thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời (3:23). Tư tưởng thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời có thể nghe lạ tai đối với nhiều người. Không có quan niệm nào của loài người kể đến điều này. Người ta có thể hiểu khi chúng ta nói việc làm của họ tội lỗi, và họ có thể được thuyết phục rằng họ đã được cấu tạo là tội nhân. Nhưng nếu nói rằng vì họ có cấu tạo là tội nhân, làm những điều xấu xa, nên thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời, họ sẽ nói: “Anh muốn nói gì? Vinh hiển của Đức Chúa Trời là gì?” Vinh hiển của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời được biểu lộ ra. Khi Đức Chúa Trời được biểu lộ, người ta nhìn thấy vinh hiển. Chúng ta được Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh của Ngài để biểu lộ vinh hiển Ngài. Nhưng chúng ta đã phạm tội. Bây giờ thay vì biểu lộ Đức Chúa Trời, chúng ta biểu lộ tội và bản ngã tội của mình. Vì vậy, chúng ta thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta tội lỗi trong những gì mình làm, chúng ta có cấu tạo là tội nhân trong những gì mình là, và chúng ta thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là tình cảnh của chúng ta, tình trạng của chúng ta.

TRỜI ĐƯỢC KỂ CHO CHÚNG TA
Làm thế nào từ những tội nhân như vậy Đức Chúa Trời có thể làm họ nên con cái? Ngài chỉ làm được điều đó bằng ba điều - bằng công chính, thánh khiết, và vinh hiển của Ngài. Trong Sách La-mã, Phao-lô nói Đức Chúa Trời đã mặc công chính của Ngài cho chúng ta, và Ngài kể công chính của Ngài là công chính của chúng ta (4:22-24). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta công chính của Ngài. Vì được mặc công chính của Đức Chúa Trời nên chúng ta có thể nói: “Tôi công chính vì tôi ở trong sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi đã và đang được công chính của Ngài bao phủ hoàn toàn”. Điều đó được hoàn thành như thế nào? Làm thế nào công chính của Đức Chúa Trời được kể là của chúng ta? Đó là nhờ sự chết cứu chuộc của Đấng Christ. Vì công chính của Đức Chúa Trời đã được kể cho chúng ta qua sự chết của Đấng Christ nên những hành vi phạm tội của chúng ta đã được xóa khỏi hồ sơ, và công chính của Đức Chúa Trời bao phủ toàn bản thể của chúng ta. Đó là công chính của Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta để bao phủ chúng ta qua sự chết cứu chuộc của Đấng Christ. Đấng Christ chết trên thập tự giá để chúng ta nhận được công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã mặc công chính của Ngài cho chúng ta như người cha mặc chiếc áo tốt nhất cho đứa con hoang đàng trở về. Trong ẩn dụ ấy của Lu-ca chương 15, người cha bảo tôi tớ: “Hãy mau mau lấy áo dài tốt nhất mặc cho nó” (c. 22). Chiếc áo dài này tượng trưng cho công chính của Đức Chúa Trời, là Đấng Christ. Ngợi khen Chúa vì công chính của Đức Chúa Trời đã được mặc cho chúng ta! Công chính của Đức Chúa Trời giải quyết tất cả những gì chúng ta đã làm. Nhờ sự chết cứu chuộc của Đấng Christ, điều này đã được hoàn thành cách trọn vẹn.

ĐƯỢC ĐEM VÀO TRONG CHÚNG TA
Ngoài ra, Đức Chúa Trời hiện đang đem sự thánh khiết của Ngài vào trong chúng ta. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không ở trên mà đang được đem vào trong chúng ta. Đó không chỉ là vấn đề bao phủ bề ngoài mà là truyền vào bên trong. Như chúng ta đã thấy, thánh khiết là bản chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đem sự thánh khiết của Ngài vào trong chúng ta bằng cách truyền bản chất của Ngài vào trong chúng ta. Ngài làm điều này bằng cách đến trong chúng ta để làm sự sống. Đức Chúa Trời đến trong chúng ta như sự sống để có thể dầm thấm mọi phần bề trong của bản thể chúng ta bằng những gì Ngài là. Thậm chí ngay bầy giờ, Đức Chúa Trời cũng đang dầm thấm mọi phần của bản thể chúng ta bằng yếu tố của Ngài. Bằng cách này, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta thánh khiết. Đó không phải công chính bề ngoài mà là thánh khiết bề trong. Điều này làm cho chúng ta nên thánh không những về địa vị mà cũng về bản tính. Đó là thánh hóa.
Công chính của Đức Chúa Trời đã được kể cho chúng ta nhờ sự chết cứu chuộc của Đấng Christ, và bây giờ, thánh khiết của Đức Chúa Trời đang được đem vào trong chúng ta qua Đấng Christ sống trong chúng ta. Đấng Christ chết trên thập tự giá để công chính của Đức Chúa Trời có thể được mặc cho chúng ta, và Đấng Christ sng trong chúng ta để thánh khiết của Đức Chúa Trời được đem vào trong chúng ta. Ngợi khen Chúa vì tôi có thể đứng đây để mạnh mẽ làm chứng rằng: “Nhờ sự chết cứu chuộc của Đấng Christ nên công chính của Đức Chúa Trời được mặc cho tôi. Tôi có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời không sợ hãi gì. Tôi hoàn toàn bình an trong hiện diện của Đức Chúa Trời vì công chính của Ngài trên tôi”. Tôi cũng có thể làm chứng rằng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đang được đem vào trong tôi do Đấng Christ sống trong tôi. Ngày nay, Đấng Christ đang sống trong những nơi sâu thẳm của bản thể tôi để dầm thấm tôi bằng tất cả những gì Đức Chúa Trời là. Tôi có thể thường xuyên ở trong tiến trình dầm thấm. Mỗi khi tôi nói chuyện với vợ con, Đấng Christ đang hành động để dầm thấm và lan rộng trong tôi cách trọn vẹn và tuyệt đối. Hằng ngày, bản chất thần thượng đang truyền vào bên trong để làm cho tôi nên thánh về phương diện bản tính. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng mặc dầu đang được tiến hành khá tốt, công tác này vẫn chưa hoàn tất, vì một số phần của bản thể tôi chưa được dầm thấm bản chất của Đức Chúa Trời. Sự truyền dẫn thần thượng vẫn đang diễn ra.
Đôi khi dường như sự truyền dẫn này có tính cách tạm thời, không thấm sâu vào bản thể chúng ta. Nó có vẻ như chiếc cầu vồng hiện ra trên trời chỉ vài phút: khi anh em cố gắng xác định vị trí của nó, nó biến mất. Sự thánh khiết của chúng ta đôi khi cũng giống như vậy. Chúng ta có thể thánh khiết và phân rẽ, nhưng chỉ trong vòng vài phút. Chẳng hạn như một chị em nọ có thể rất thánh thiện ngay sau giờ thức canh buổi sáng. Nhưng chi vài phút sau, chị có thể hành động như chính Ma Quỉ. Dầu thánh khiết của chúng ta có vẻ tạm thời nhưng sự thật là chúng ta đang được Đức Chúa Trời truyền dẫn, thấm vào. Công tác dầm thấm của Ngài vẫn tiếp tục. Anh em đừng thất vọng. Không sớm thì muộn, cách cư xử giống như Ma Quỉ của anh em sẽ biến mất. Sẽ đến lúc, anh em không thể hành động như Ma Quĩ nữa cho dầu có hết sức cố gắng. Anh em sẽ là người hoàn toàn được thánh hóa bằng bản chất của Đức Chúa Trời.

VINH HÓA
BẰNG VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhưng thậm chí còn hơn như vậy. Có thể chúng ta được hoàn toàn dầm thấm thánh khiết của Đức Chúa Trời mà vẫn chưa ở trong vinh hiển. Hãy nhớ rằng bước cuối cùng Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta là vinh hóa. Một ngày kia, tất cả chúng ta sẽ được vinh hóa (8:30). Chúng ta đã được xưng công chính bằng công chính của Ngài, chúng ta đang được thánh hóa bằng thánh khiết của Ngài, và chúng ta sẽ được vinh hóa bằng vinh hiển Ngài. Tất cả chúng ta sẽ được đem vào vinh hiển. Là những người con được vinh hóa của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chiếu sáng bằng vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn cho tất cả những ai tin Đấng Christ. Mỗi một người tin Chúa Jesus cuối cùng sẽ trở thành một người con được vinh hóa của Đức Chúa Trời, mang sự công chính của Đức Chúa Trời ở bề ngoài, được dầm thấm sự thánh khiết của Đức Chúa Trời ở bề trong, và chiếu sáng trong lãnh vực vinh hiển trọn vẹn của Ngài như một trong những người con của Ngài. Ngày vinh hóa của chúng ta sẽ là thời điểm các con trai của Đức Chúa Trời được lộ ra (8:19). Lúc ấy, tất cả chúng ta sẽ vào trong tự do của vinh hiển Đức Chúa Trời (8:21). Rồi sẽ không còn tình trạng nô lệ, giới hạn, chán nản, đè nén. Thay vào đó, chúng ta sẽ vui hưởng tự do trọn vẹn và chiếu sáng vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn.

LÒNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Như chúng tôi đã nêu trong bài trước, sau khi Phao-lô chỉ cho thấy hành động công chính Đức Chúa Trời, sự dầm thấm của thánh khiết Ngài, và sự vinh bóa của vinh hiển Ngài, ông đem chúng ta vào lòng của Đức Chúa Trời (8:31-39). Đức Chúa Trời làm rất nhiều điều cho chúng ta chỉ vì Ngài yêu chúng ta. Ngài yêu chúng ta đời đời. Từ quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta, và hôm nay Ngài vẫn yêu chúng ta. Lòng Ngài là nơi ở, sự an ninh, còn tình yêu Ngài là sự bảo vệ an toàn cho chúng ta. Đừng nghi ngờ gì về sự cứu rỗi cá nhân của anh em. Đức Chúa Trời yêu anh em, và bảo đảm rằng Ngài sẽ hoàn thành mọi sự vì anh em. Nếu anh em hợp tác với Ngài, Ngài sẽ hoàn thành điều này cách êm ả. Nếu anh em không hợp tác với Ngài, Ngài sẽ gặp một vài khó khăn nhưng cuối cùng Ngài sẽ làm xong. Mặc dầu có thể gây khó khăn cho Ngài nhưng anh em không thể cản trở Ngài. Sự khó khăn ấy không có ý nghĩa gì lắm đối với Ngài. Không sớm thì muộn, anh em sẽ nói “Cha ơi, con thờ phượng Ngài vì Ngài yêu con. Ngài lựa chọn con, tiền định con, kêu gọi con, và xưng con là công chính. Ngợi khen Chúa vì Ngài đã thánh hóa con và thậm chí vinh hóa con. Bây giờ con ở đây trong vinh hiển Ngài”. Một ngày kia, chúng ta đều sẽ cầu nguyện như vậy. Chúng ta sẽ không còn ngợi khen Chúa về những điều như xe cộ, nhà cửa. Thay vào đó, chúng ta sẽ ca ngợi Ngài về công chính của Đức Chúa Trời, thánh khiết của Đức Chúa Trời, vinh hiển của Đức Chúa Trời, và tình yêu của Đức Chúa Trời. Đó là cấu trúc của tám chương đầu trong Sách La-mã.