Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI MƯƠI MỐT



NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ SỰ VINH HIỂN
2. Bề Ngoài Là Bởi Mọi Sự Hiệp Lại
Chúng ta không thể tránh quá trình được đề cập trong bài trước, vì đó là mục đích của sự cầu thay bằng sự than thở của Thánh Linh. Đức Chúa Trời Cha biết mục đích sự than thở của Linh, và do đó, Ngài làm cho mọi sự hiệp lại (cùng tác động) (c. 28). Tiếp theo câu 26 và 27, là những cầu nói về sự cầu thay của Linh, chúng ta có câu 28: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo chỉ định của Ngài”. Thánh Linh than thở trong chúng ta, cầu thay cho chúng ta, và Đức Chúa Trời Cha đáp lời cầu thay này bằng cách khiến cho mọi sự hiệp lại để có ích lợi. Trong tiếng Hi-lạp, từ được dịch là “mọi sự” có nghĩa là mọi vấn đề, mọi người, mọi vật, mọi sự trong mọi sự. Đức Chúa Trời Cha tể trị, Ngài sắp đặt mọi điều. Ngài biết anh em cần bao nhiêu tóc (Mat. 10:30) và anh em nên có bao nhiêu con. Đừng phàn nàn về con cái vì Đức Chúa Trời không ban cho anh em nhiều hơn hay ít hơn nhu cầu. Ngài là Đấng chủ tể, Ngài biết. Ngài biết anh em cần những đứa con vâng lời hay những đứa con không vâng lời. Ngài biết anh em cần con trai hay con gái. Tôi nhắc đi nhắc lại rằng Ngài biết. Ngài khiến cho mọi sự, mọi vấn đề, và mọi người tác động với nhau để anh em được ích lợi. Dường như vì anh em mà Đức Chúa Trời hi sinh mọi người. Đối với người vợ thì người chồng là một vật hi sinh, và đối với người chồng thì người vợ là một vật hi sinh. Đối với con cái, cha mẹ là một vật hi sinh, và đối với cha mẹ, con cái là một vật hi sinh. Ai có thể làm một công tác như vậy? Chỉ có Đức Chúa Trời. Tôi đã nói với Chúa: “Chúa ơi, sao Ngài hi sinh mọi người chỉ vì con?” Tôi có cảm nhận bề trong rằng mọi anh em mà tôi hợp tác và thậm chí tất cả các Hội Thánh đều là vật hi sinh vì tôi. Tuy nhiên, khi anh em chịu khổ, tôi chịu khổ nhiều hơn. Khi người vợ chịu thiệt hại, người chồng chịu khổ nhiều hơn, và khi con cái chịu khổ, cha mẹ chịu khổ nhiều hơn. Ngợi khen Chúa vì Đức Chúa Trời khiến cho mọi sự, mọi vấn đề, và mọi người cùng tác động với nhau vì ích lợi cho những người yêu mến Ngài, là những người đã được Ngài kêu gọi, để cuối cùng, Ngài có thể hoàn thành mục đích của Ngài.

Đức Chúa Trời đã quyết định trước phần định của chúng ta, và phần định này không bao giờ có thể hoàn thành nếu không có sự sắp đặt thần thượng, là điều làm cho mọi sự tác động với nhau vì chúng ta. Phần định của chúng ta là được đồng hóa theo hình ảnh của Con Trưởng Đức Chúa Trời. Chúng ta chưa được trọn vẹn trong hình ảnh của Con Trưởng Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời Cha đang hoạch định, nắn đúc, và thực hiện bằng cách làm cho mọi sự hợp tác với nhau để làm ích. Ngợi khen Chúa! Trong khi chúng ta lớn lên, Ngài đang nắn đúc.
Tất cả chúng ta nên an lòng. Nếu anh em có một người vợ dễ chịu, hãy ngợi khen Chúa về người vợ đó. Nếu anh em có một người vợ khó chịu, thậm chí hãy ngợi khen Chúa nhiều hơn về người vợ đó. Dầu anh em có một người vợ dễ chịu hay khó chịu, một người chồng dễ chịu hay khó chịu, con cái vâng phục hay bất phục-bất cứ điều gì anh em có cũng nên an lòng. Anh em nên nói với Chúa: “Chúa ơi, con có thể phạm và đã phạm nhiều lỗi lầm, nhưng Ngài không bao giờ có thể bị lầm lẫn. Thậm chí lầm lỗi của con cũng ở trong tay Ngài. Nếu Ngài không cho phép con phạm lỗi, Ngài chỉ cần chuyển ngón tay út của Ngài một chút và thay đổi hoàn cảnh thì con sẽ không phạm lỗi. Mọi sự đều trong tay Ngài”. Vì vậy, tất cả chúng ta đều phải được an ủi.
Tuy nhiên, đừng quá thuộc linh đến nội đi đến chỗ cực đoan và cầu nguyện xin Cha ban cho anh em khổ. Đừng cầu xin khổ. Thay vào đó, anh em nên cầu nguyện: “Cha ơi, xin giải cứu con khỏi sự cám dỗ. Xin giải cứu con khỏi mọi loại khổ nạn. Xin giữ con cách xa mọi quấy nhiễu”. Mặc dầu cầu nguyện như vậy, nhưng một số khó khăn, và hoạn nạn cũng đến viếng anh em. Khi chúng đến, đừng phàn nàn và đừng bối rối, nhưng hãy nói: “Cha ơi, con cảm tạ Ngài về điều này. Cha ơi, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con. Nhưng Cha ơi, không phải ý con, mà ý Cha được nên”. Đó là thái độ đúng đắn. Đừng bao giờ cầu xin khổ nạn đến, nhưng hãy cầu xin Cha giữ anh em khỏi khổ nạn. Tuy nhiên, khi khổ nạn đến, đừng thất vọng; hãy chấp nhận và tiếp tục cầu nguyện: “Cha ơi, nếu có thể được, xin cất chén này đi. Xin giữ con trong hiện diện Ngài, giữ con khỏi mọi rắc rối và phân tâm”. Một mặt, chúng ta phải cầu nguyện theo cách ấy; mặt khác, chúng ta phải vui mừng với tất cả những gì Cha ban cho vì biết rằng mọi sự đều ở trong tay Ngài và mọi sự xảy đến là để chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Trưởng của Ngài. Sự đồng hóa này chuẩn bị cho chúng ta được vinh hóa.
Bây giờ hãy đến câu 31: “Đã vậy thì chúng ta phải nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời thuộc bên chúng ta, thì ai chng nghịch với chúng ta”. Không nên nhận lời này theo quan niệm thiên nhiên. Đức Chúa Trời không thuộc bên chúng ta theo cách của chúng ta, nhưng theo cách của Ngài.
Câu 32 chép: “Đấng đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng đem mọi sự luôn với Con ấy mà ban nhưng không cho chúng ta sao?” Từ “mọi sự” trong câu này cũng là từ Hi-lạp panta, có nghĩa là mọi sự, mọi vấn đề, và mọi người. Mọi sự, mọi vấn đề và mọi người đều được ban nhưng không cho chúng ta. Chúng ta phải tin rằng mọi sự hợp tác với nhau để làm ích. Ngay cả những kẻ thù của chúng ta cũng để làm ích cho chúng ta.
“Ai sẽ cáo kiện kẻ được chọn của Đức Chúa Trời? Có phải Đức Chúa Trời là Đấng xưng nghĩa cho họ chăng?” (c. 33). Chỉ có Đức Chúa Trời mới đủ điều kiện cáo tội chúng ta, nhưng Ngài lại xưng công chính cho chúng ta.
“Ai sẽ định,tội họ? Có phải Christ Jesus là Đấng đã chết, hơn nữa, cũng đã từ kẻ chết sống lại, hiện nay bên hữu Đức Chúa Trời, cũng đương cầu thay cho chúng ta chăng?” Trong câu 10, chúng ta thấy rõ Đấng Christ ở trong chúng ta, nhưng đây trong câu 34, chúng ta được biết Đấng Christ bên hữu Đức Chúa Trời. Do đó, trong cùng một chương, chúng ta đựợc biết Đấng Christ ở hai nơi -trong chúng ta và ở bên hữu Đức Chúa Trời. Đấng Christ ở đâu? Ngài là Linh (2Cô. 3:17) nên Ngài có mặt khắp nơi. Ngài vừa trên trời vừa trên đất, vừa bên hữu Đức Chúa Trời vừa trong linh chúng ta. Theo câu 26, Linh cầu thay trong chúng ta, và theo câu 34, Đấng Christ cầu thay cho chúng ta đang bên hữu Đức Chúa Trời. Có phải chúng ta có hai người cầu thay-một trong chúng ta và một bên hữu Đức Chúa Trời không? Không, hai Đấng này là một. Điều này tương tự như điện. Chúng ta có điện trong nhà cũng như trong nhà máy điện; tuy nhiên, chỉ có một loại điện. Cũng vậy, Đấng Christ cầu thay cho chúng ta vừa ở bên hữu Đức Chúa Trời vừa từ trong linh chúng ta.
Bây giờ, tôi mun anh em chú ý đến sự kiện là trong câu 30, tất cả các động từ đều thì quá khứ. Chúng ta hãy đọc câu này một lần nữa: “Lại kẻ Ngài dã dự định, thì Ngài cũng đã gọi, và kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng nghĩa; còn kẻ Ngài đã xưng nghĩa, thì Ngài cũng đã tôn vinh (hoặc: vinh hóa). Sự vinh hóa sẽ xảy ra trong tương lai, tại sao Phao-lô nói “đã vinh hóa” mà không phải là “sẽ vinh hóa”? Mặc dầu sự vinh hóa chưa xảy ra nhưng Phao-lô dùng thì quá khứ. Điều này có nghĩa gì? Một lần nữa, chúng ta thấy nếu chỉ đọc Kinh Thánh theo giấy trắng mực đen, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Tôi xin hỏi anh em, sự vinh hóa đã hoàn tất chưa? Tại sao ở đây sứ đồ Phao-lô nói “đã tôn vinh”? Anh em đã được vinh hóa chưa? Kinh Thánh nói chúng ta đã được vinh hóa rồi. Mọi sự được đề cập trong câu 30 là một sự kiện đã hoàn tất-đã định trước, đã kêu gọi, đã xưng công chính và đã vinh hóa. Không có nan đề gì khi nói “đã định trước” vì đó là hành động đã được thực hiện trong quá khứ. Chúng ta cũng có thể nói “đã kêu gọi”; nhưng nhiều người chưa được kêu gọi và chúng ta phải rao giảng Phúc Âm cho họ để họ được kêu gọi. Hơn nữa, mặc dầu chúng ta đã được xưng công chính nhưng nhiều người mới tin Chúa sẽ được xưng công chính. Hơn nữa, không ai trong chúng ta từng được vinh hóa, kể cả chính Phao-lô. Tuy nhiên, Phao-lô đặt mọi sự trong thì quá khứ.
Phải nhớ rằng chúng ta lệ thuộc thời gian. Một giáo sư lớn đã nói trên trời không có đồng hồ vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của cõi đời đời. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời; với Ngài không có thời gian. Anh em được vinh hóa khi nào? Anh em được định trước, kêu gọi, xưng công chính, và vinh hóa trong quá khứ đời đời. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời và theo quan niệm của Ngài, mọi sự đều đã hoàn tất. Xin cho tôi biết nếu sự vinh hóa chưa được hoàn tất thì làm thế nào sứ đồ Giăng nhìn thấy Giê-ru-sa-lem Mới cách đây một ngàn chín trăm năm? Không phải ông nằm mơ-ông thật sự đã thấy Giê-ru-sa-lem Mới (Khải 21:2). Anh em có bao giờ lưu ý rằng hầu như tất cả các động từ sử dụng trong sách Khải Thị, là Sách đầy dẫy những lời tiên tri về những sự kiện tương lai, đều ở thì quá khứ, cho thấy mọi sự đều đã hoàn tất không? Tại sao tôi đề cập đến điều này? Vì điều này giải thích tại sao câu 31 theo sau câu 30. Sự tiền định của chúng ta đã được bảo đảm, và chúng ta không cần một công ty bảo hiểm. Sự xưng công chính và vinh hóa của chúng ta đều được bảo đảm và bảo hiểm trong chính Đức Chúa Trời đời đời. Không có hãng bảo hiểm nào trên đất có thể sánh với Ngài. Chính Ngài là công ty bảo hiểm lớn nhất. Sự cứu rỗi, xưng công chính và vinh hóa đều được bảo đảm Ngài đã hoàn thành mọi sự. Theo cảm nhận của chúng ta, sự vinh hóa sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng theo quan niệm của Đức Chúa Trời, điều này đã xảy ra rồi. Với Đức Chúa Trời, mọi sự đều không có thời gian. Sự tiền định, kêu gọi, xưng công chính, và vinh hóa đều là những vấn đề đời đi, không phải những vấn đề thời gian. Do đó, chúng ta được bảo đảm.
D. Vinh Hóa
1. Sự Lộ Ra Của Các Con Trai Đức Chúa Trời
Trong Tự Do Vinh Hiển
Bây giờ, chúng ta đến vấn đề vinh hóa và tiếp tục với câu 19. “Thật mọi vật thọ tạo đều thiết tha trông đợi sự lộ ra của con cái (nguyên văn: các con trai) Đức Chúa Trời”. Từ “sự lộ ra”, một cách dịch chính xác hơn của từ Hi-lạp được sử dụng trong câu này, là từ tốt hơn từ “hiện ra”. Lộ ra có nghĩa là mở bức màn. Một điều gì đó bị một bức màn che đậy, bao phủ. Một ngày kia, bức màn sẽ được cất đi và những điều giấu kín sẽ được lộ ra. Mặc dầu là những con trai của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta bị che phủ, chưa được lộ ra. Khi Chúa Jesus ở trên đất, Ngài là Con Đức Chúa Trời, nhưng Ngài bị xác thịt con người của Ngài che phủ. Một ngày nọ, trên núi, Ngài được bày tỏ và được lộ ra (Mat. 17:1-2). Với chúng ta cũng vậy. Mặc dầu là các con trai của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta ở dưới một bức màn. Một ngày kia, bức màn sẽ được cất đi-đó sẽ là sự vinh hóa của chúng ta. Tất cả các con trai của Đức Chúa Trời sẽ từ dưới bức màn bước ra và được lộ ra. Khi ấy cả vũ trụ sẽ thấy các con trai của Đức Chúa Trời.
Cõi thọ tạo thiết tha và nóng lòng nhìn thấy sự lộ ra của các con trai Đức Chúa Trời, vì “mọi vật thọ tạo bị phục sự hư không, chẳng phải tự ý nó, bèn là bởi cớ Đấng đã bắt phục nó, mong cho chính vật thọ tạo cũng sẽ được buông tha khỏi ách tôi mọi của sự hư nát, để vào sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời” (cc. 20-21). Như chúng ta đã thấy, cả cõi thọ tạo đều phục sự hư không, cảnh nô lệ và tình trạng tôi mọi cho sự bại hoại. Hi vọng duy nhất của cõi thọ tạo là được thoát khỏi tình trạng nô lệ cho sự bại hoại này để vào trong tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời khi các con trai của Đức Chúa Tri được lộ ra. Mặc dầu cả cõi thọ tạo hiện nay đều bị cầm giữ trong tình trạng hư không và hư nát, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đem đến một Vương Quốc để thay thế tình trạng hiện tại này. Tình trạng hiện tại là tình trạng hư không và là nô lệ cho sự hư nát. Vương quốc sắp đến sẽ là Vương Quốc của vinh hiển Đức Chúa Trời, một Vương Quốc chủ yếu bao gồm các con trai của Đức Chúa Trời được lộ ra. Vào thời điểm Vương Quốc này lộ ra, cả cõi thọ tạo sẽ được giải phóng. Cõi thọ tạo thiết tha trông đợi và nóng lòng chờ Vương Quốc này đến. Do đó, “cả mọi vật thọ tạo đồng than thở, quặn thắt cho đến ngày nay” (c. 22). Cả vũ trụ đang than thở, quặn thắt trong sự sinh nở, chờ đợi các con trai Đức Chúa Trời được lộ ra. Hơn nữa, chính chúng ta, “là kẻ có trái đầu mùa của Thánh Linh cũng than thở trong lòng mà trông đợi danh phận con cái, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (c. 23).
Trong câu 24, Phao-lô nói: “Vì chúng ta được cứu trong sự hi vọng; nhưng sự hi vọng đã thấy được thì chẳng phải là sự hi vọng nữa, vì ai lại hi vọng điều mình đã thấy rồi ư?” Hi vọng được đề cập trong câu này là hi vọng về vinh hiển. Vì không ai trong chúng ta từng thấy hi vọng này nên đó là hi vọng trọn vẹn và đích thực. Một hi vọng nào đó chỉ là một phần vì chúng ta đã thấy hy vọng đó ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, hi vọng về vinh hiển là một hi vọng trọn vẹn vì chúng ta chưa thấy gì về hi vọng này. Vì vậy, chúng ta đang trông đợi hi vọng ấy, “nhẫn nại mà trông đợi” (c. 25).
2. Dự Phần Vinh Hiển Của Đức Chúa Trời
La-mã 5:2 nói chúng ta “khoe khoang trong sự hi vọng về vinh hiển của Đức Chúa Trời”, và 9:23 nói chúng ta là “khí mạnh đáng thương xót mà Ngài đã sắm sn trước cho sự vinh hiển”. Vinh hiển này sẽ trong sự hiển lộ của Vương Quc sắp đến, và chúng ta là những con trai được-lộ-ra của Đức Chúa Trời, sẽ dự phần trong Vương Quốc ấy. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta vào vinh hiển này (lTê. 2:12; 2Tê. 2:14; lPhi. 5:10). Chính Đấng Christ là hi vọng của vinh hiển này (Côl. 1:27) mà chúng ta đang trông mong và chờ đợi. Hi vọng của chúng ta không gì khác hơn là chính Đấng Christ sẽ được lộ ra như vinh hiển của chúng ta. Bây giờ, chúng ta khoe khoang và vui mừng trong hi vọng về vinh hiển này. Chúng ta s cùng chia sẻ vinh hiển này vào ngày được vinh hóa. Khi Đấng Christ hiện ra, chúng ta sẽ cùng hiện ra với Ngài trong vinh hiển (Côl. 3:4). Đó là phần định của chúng ta.
III. NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG THỂ PHÂN
RẼ KHỎI TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Christ? Há có phải hoạn nạn, khốn khổ, bắt bớ, đói kém, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: ‘Vì cớ Ngài chúng tôi bị giết cả ngày; chúng tôi bị coi như chiên định để làm thịt’ “ (cc. 35,36). Mặc dầu điều này chắc chắn nói về hoạn nạn, nhưng những câu tiếp theo tuyên bố: “Trái lại, trong mọi sự ấy, chúng ta nhờ Đấng thương yêu mình mà đắc thắng có thừa. Bởi vì tôi tin chắc rằng bất cứ hoặc sự chết, hoặc sự sống, hoặc thiên sứ, hoặc chấp chánh, hoặc việc bây giờ, hoặc việc hầu đến, hoặc quyền năng, hoặc bề cao, hoặc bề sâu, hoặc một vật thọ tạo nào khác đều chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Đức Chúa Trời vẫn ở trong Christ Jesus, Chúa chúng ta” (cc. 37-39). Chúng ta không bị đánh bại, chúng ta đắc thắng có thừa vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Vì sao Đức Chúa Trời quan tâm đến chúng ta nhiều và làm nhiều điều cho chúng ta như vậy? Đơn giản vì chúng ta là những người yêu dấu của Ngài. Không ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu Ngài. Một khi yêu chúng ta, Ngài sẽ yêu mãi mãi với tình yêu đời đời. Không điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi Ngài. Vì Ngài yêu chúng ta và vì chúng ta là những người yêu dấu của Ngài, nên không sớm thì muộn, tất cả chúng ta đều sẽ được thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa.
Phao-lô khôn ngoan và rất sâu sắc. Như tôi đã nêu trước đây, ông soạn bạ phần của Sách La-mã theo ba thuộc tính của Đức Chúa Trời-công chính, thánh khiết và vinh hiển. Tuy nhiên, cuối cùng, Phao-lô dẫn chúng ta vào trong tình yêu của Đức Chúa Trời. Rốt cuộc, sự an ninh của chúng ta không những-là sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà cũng là tình yêu Ngài. Tình yêu của Đức Chúa Trời là gì? Tình yêu là tấm lòng của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Đức Chúa Trời phát xuất từ lòng Ngài. Công chính là đường lối của Đức Chúa Trời, thánh khiết là bản chất của Đức Chúa Trời, vinh hiển là biểu lộ Đức Chúa Trời và tình yêu là tấm lòng của Đức Chúa Trời. Sau khi nói về sự công chính, thánh hóa và vinh hiển của Đức Chúa Trời, Phao-lô đem chúng ta vào lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Vì sao Đức Chúa Trời biểu hiện sự công chính của Ngài? Vì con người sa ngã. Con người sai phạm đối với Đức Chúa Trời và cần sự công chính của Ngài. Vì sao Đức Chúa Trời phải thi hành sự thánh khiết của Ngài? Vì con người tầm thường. Đức Chúa Trời phải thánh hóa tất cả những người tầm thường, được chọn của Ngài. Vì sao Đức Chúa Trời phải ban cho chúng ta vinh hiển Ngài? Vì tất cả những người được chọn của Ngài đều thấp hèn, đồi bại và cực kỳ xấu xa. Vì vậy, Ngài phải dùng vinh hiển Ngài để biến hóa chúng ta. Nhưng từ ban đầu, điều gì ở trong lòng Đức Chúa Trời? Tình yêu. Trước khi Đức Chúa Trời dùng sự công chính, thánh khiết và vinh hiển, Ngài đã yêu chúng ta. Tình yêu là nguồn suối, tình yêu là gốc rễ, và tình yêu là nguồn cội của cả các điều đó. Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước khi tiền định chúng ta, Ngài yêu chúng ta trước khi kêu gọi chúng ta, Ngài yêu chúng ta trước khi xưng công chính cho chúng ta, và Ngài yêu chúng ta trước khi vinh hóa chúng ta. Trước khi có mọi sự và bất cứ điều gì khác thì Ngài đã yêu chúng ta. Sự cứu rỗi chúng ta phát xuất từ tình yêu của Đức Chúa Trời. Tình yêu là nguồn của tất cả những gì Đức Chúa Trời làm cho chúng ta, và tình yêu này là tấm lòng của Ngài. Tình yêu là nguồn của sự cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời, bao gồm cứu chuộc, xưng công chính, giải hòa, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa. Sự cứu rỗi bắt đầu với tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, sau khi sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã hoàn thành cách trọn vẹn, tình yêu của Ngài vẫn là sự an ninh của chúng ta. Tình yêu của Đức Chúa Trời không những là nguồn của sự cứu rỗi mà còn là sự an ninh cho sự cứu rỗi của chúng ta. Nhiều Cơ-đốc nhân nói về sự an ninh đời đời. Sự an ninh đời đời là tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không thể sai trong bất cứ thuộc tính nào của Ngài. Sự an ninh của chúng ta là tình yêu của Ngài. Trong câu 31, Phao-lô hỏi: “Đã vậy thì chúng ta phải nói làm sao?” Chúng ta phải nói sao về sự tiền định, kêu gọi, xưng công chính và vinh hóa? Chúng ta không có gì để nói ngoài “Ha-lê-lu-gia!” “Nếu Đức Chúa Trời thuộc bên chúng ta, thì ai chng nghịch vi chúng ta?” Bây giờ, chúng ta có thể hiểu lời này sâu xa hơn. Đức Chúa Trời thuộc bên chúng ta vì từ cõi đời đời, lòng Ngài đã yêu chúng ta. Do đó, tình yêu của Ngài là sự an ninh của chúng ta.
Phao-lô đề cập đến tình yêu này trong 5:8 khi ông nói “Đức Chúa Trời chứng tỏ sự thương yêu của Ngài đi với chúng ta, là khi chúng ta còn là tội nhân, thì Christ vì chúng ta mà chịu chết”. Điều này thật sự là lời mở đầu và lời giới thiệu về tình yêu của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta tin Jesus, Thánh Linh đổ tình yêu của Đức Chúa Trời vào lòng chúng ta (5:5). Mặc dầu đề cập đến vấn đề tình yêu trong La-mã chương 5, nhưng Phao-lô không đề cập đến cách đầy đủ. Ông đã chờ đến khi nắm được hết phạm vi rộng lớn về sự tiền định, kêu gọi, xưng công chính và vinh hóa của Đức Chúa Trời. Sau khi ghi lại xong tất cả những điều ấy thì mới đúng thời điểm và đúng chỗ để ông trình bày cho chúng ta khải thị trọn vẹn về tình yêu của Đức Chúa Trời. Phao-lô được thuyết phục rằng không điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời vì ông biết rằng tình yêu này không ra từ chúng ta hay tùy thuộc vào chúng ta mà tùy thuc vào chính Đc Chúa Trời. Tình yêu này không do chúng ta khởi xướng mà do Đức Chúa Trời khởi xướng từ trong cõi đời đời. Vì vậy, Phao-lô có thể nói chúng ta đắc thắng trong mọi sự. Phao-lô được thuyết phục rằng không điều gì có thể “phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Đức Chúa Trời vẫn trong Christ Jesus, Chúa chúng ta”.
Cụm từ “trong Christ Jesus” này rất quan trọng. Vì sao Phao-lô nói điều này? Vì ông biết sẽ có nan đề nếu tình yêu của Đức Chúa Trời được bày tỏ ngoài Christ Jesus. Ngoài Christ Jesus thì ngay cả một hội nhỏ, chẳng hạn như nổi nóng, cũng phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tình yêu của Đức Chúa Trời không chỉ là tình yêu của Đức Chúa Trời trong chính tình yêu ấy, mà là tình yêu của Đức Chúa Trời trong Christ Jesus. Vì tình yêu của Đức Chúa Trời ở trong Christ Jesus nên mọi sự được bảo hiểm và chúng ta được bảo đảm rằng không điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu ấy. Anh em có được bảo hiểm không? Phao-lô được. Tôi dùng từ bảo hiểm; Phao-lô dùng từ “được thuyết phục”, ông nói: “tôi được thuyết phục rằng-Bản RcV”. Phao-lô được thuyết phục rằng trong mọi sự “chúng ta nhờ Đấng thương yêu mình mà đắc thắng có thừa”. Điều này không có nghĩa là tự mình chúng ta có khả năng đắc thắng mà có nghĩa là Đức Chúa Trời là tình yêu và Đấng Christ là người đắc thắng. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và Đấng Christ đã hoàn thành mọi sự cho chúng ta. Vì tình yêu của Đức Chúa Trời là đời đời nên tình yêu của Ngài trong Christ Jesus là sự an ninh cho chúng ta. Không những chúhg ta ở dưới sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời mà còn trong lòng yêu thương của Ngài. Bây giờ, chúng ta có thể hiểu 2Cô- rin-tô 13:14: “Nguyện ân điển của Chúa Jesus Christ, sự thương yêu của Đức Chúa Trời, và sự cảm thông của Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” Tình yêu của Đức Chúa Trời là nguồn. Vì vậy, Sứ đồ Phao-lô đã đem chúng ta qua sự xưng công chính của Đức Chúa Trời, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và vinh hiển của Đức Chúa Trời để vào trong lòng của Đức Chúa Trời yêu thương. Đó là nơi chúng ta đang ở. Ha-lê-lu-gia! Đó là hợp đồng bảo hiểm đời đời của chúng ta. Bây giờ, anh em đã biết cách trả lời khi người ta hỏi anh em có bảo hiểm không. Anh em có thể nói: “Tôi có bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm của tôi là La-mã 8:31-39. Tôi được bảo hiểm bởi tình yêu của lòng Đức Chúa Trời”. Chúng ta được bảo hiểm bởi tình yêu đời đời của Đức Chúa Trời trong Christ Jesus.