NHỮNG NGƯỜI THỪA
KẾ
SỰ VINH HIỂN
(2)
D. Trái
Đầu Mùa Của Linh
La-mã 8:17 chép: “Lại nếu đã là con cái thì cũng là kẻ thừa
thọ (hoặc: thừa kế); tức là kẻ thừa thọ của Đức Chúa Trời và là đồng thừa thọ với
Christ, miễn
là chúng ta đồng chịu khổ với Ngài, hầu cho cũng đồng vinh hiển với Ngài”.
Trong câu 17, chúng ta thấy mình đã tiến từ con cái đến người thừa kế. Chúng ta
là những người thừa kế của Đức Chúa Trời và đồng thừa kế với Đấng Christ. Ở đây tư tưởng
của Phao-lô rất mạnh mẽ. Xin lưu ý dấu phẩy trong câu này. Dấu phẩy này cho thấy
có một điều kiện liên quan đến tình trạng làm người thừa kế. Không nên nói chỉ
vì là con cái nên chúng ta là người thừa kế. Như vậy là quá vội vàng. Chúng ta
không bị áp đặt một điều kiện nào để được làm cái Đức Chúa Trời. Hễ Linh làm chứng
với linh chúng ta thì chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, để tiến từ
tình trạng làm con cái đến tình trạng làm người thừa kế thì có một điều kiện.
Điều kiện này được đề cập trong phần sau của câu này.
Điều kiện để làm
người thừa kế của Đức Chúa Trời và đồng thừa kế với Đấng Christ là
“chúng ta đồng chịu khổ với Ngài, hầu cho cũng đồng vinh hiển với Ngài”. Có lẽ
chúng ta không thích chịu khổ,
nhưng chúng ta cần chịu khổ. Xin nhớ rằng chịu khổ là sự nhục hóa của ân điển.
Chúng ta không nên buồn rầu vì chịu khổ. Nếu chịu khổ với Ngài, chúng ta sẽ được
vinh hóa với Ngài. Mặc dầu tôi không thể nói nếu không chịu khổ, chúng ta sẽ
không được vinh hóa, nhưng chắc chắn mức độ chịu khổ của chúng ta quyết định mức
độ vinh hiển của chúng ta. Càng trải qua đau khổ, vinh hiển của chúng ta càng
tăng cường, vì chịu khổ làm cho vinh hiển của chúng ta gia tăng. Chúng ta muốn
được vinh hóa, nhưng không muốn kinh nghiệm
đau khổ, Tuy nhiên, đau khổ làm gia tăng vinh hiển. Trong
lGô-rin-tô 15:41, Phao-lô nói rằng “ngôi sao nầy với ngôi sao kia cũng có vinh
hiển khác nhau”, cho thấy có một số ngôi sao chiếu sáng hơn những ngôi sao
khác. Tất cả chúng ta sẽ chiếu sáng và sẽ được vinh hóa, nhưng cường độ
vinh hiển của chúng ta tùy thuộc vào mức độ chúng ta bằng lòng chịu
khổ. Vào ngày ấy, chắc chắn sứ đồ Phao-lô sẽ chiếu sáng hơn tất cả chúng ta.
Anh em có tin rằng mình sẽ chiếu sáng như Phao-lô không? Tất cả chúng ta đều sẽ
được vinh hóa, nhưng cường độ vinh hiển sẽ
khác, tùy theo sự chịu khổ. Vì vậy, Phao-lô nói trong câu 18: “Vả, tôi kể sự khổ
sở hiện nay chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển sắp được bày tỏ ra cho chúng
ta”. Sự khổ sở hiện nay không ý
nghĩa gì cả so với vinh hiển
sắp đến.
Câu 19 chép: “Thật,
mọi vật thọ tạo đều thiết tha trông đợi sự hiện ra của con cái (nguyên văn: các
con trai) Đức Chúa Trời”. Sự khải thị này chỉ về sự hiển lộ hay sự hiện ra của
các con trai Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều là con trai của Đức Chúa Trời.
Như tôi đã đề cập trước đây, nếu nói với những người ngoài đường chúng ta là
con trai của Đức Chúa Trời, họ sẽ nghĩ chúng ta điên. Họ sẽ nói: “Hãy nhìn anh
và tôi. Giữa chúng ta có gì khác nhau? Chúng ta đều là người. Anh không có gì
khác tôi. Anh chỉ là một người khác. Tại sao anh nói anh là con trai của Đức
Chúa Trời?” Tuy nhiên, sẽ đến ngày các con trai của Đức Chúa Trời được hiển lộ.
Vào ngày ấy sẽ không cần tuyên bố: “Từ
nay trở đi chúng ta là con trai của Đức
Chúa Trời” vì tất cả chúng ta đều sẽ được vinh hóa. Chúng ta sẽ ở trong vinh hiển,
được chứng minh là con Đức Chúa Trời bởi vinh hiển Ngài. Rồi mọi người khác sẽ
phải thừa nhận chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời. Họ sẽ nói: “Hãy nhìn những
người kia. Những người đầy vinh hiển này là ai? Họ hẳn phải là con trai của Đức
Chúa Trời”. Chúng ta sẽ không cần nói gì cả. Chúng ta sẽ được chứng minh bằng sự
vinh hóa của mình. Cả cõi thọ tạo đang mong chờ điều này với đôi mắt trông đợi,
vĩ cõi thọ tạo thiết tha chờ inong sự hiện ra của các con trai Đức Chúa Trời.
Câu 20 chép tiếp:
“Vì mọi vật thọ tạo bị phục sự hư không,
chẳng phải tự ý nó, bèn là bởi cớ Đấng đã bắt phục nó”. Chúng ta cần lưu ý từ “hư không”. Cả cõi thọ tạo đều ở dưới sự hư không.
Mọi sự dưới mặt trời đều hư không. Vua Sa-lô-môn khôn
ngoan đã nói: “Hư không của sự hư không,
thảy đều hư không” (Truyền.
1:2). Cõi thọ tạo đều không tránh khỏi sự hư không.
Kế đến câu 21
chép: “Mong cho chính vật thọ tạo cũng sẽ được buông tha khỏi ách tôi mọi của sự
hư nát (hay: sự bại hoại), để vào sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời”.
Chúng ta cần lưu ý hai từ khác “ách tôi mọi” và “sự hư nát”. Trong cả vũ trụ, không có gì ngoài hư không và bại hoại. Sự bại
hoại này là một tình trạng giam cầm, ách tôi mọi cột trói cả cõi thọ tạo. Cõi
thọ tạo đã bị buộc phải chịu sự hư không với hi vọng sẽ được thoát khỏi ách tôi
mọi của sự bại hoại để vào trong tự do của vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời.
Một
ngày kia, con cái Đức Chúa Trời sẽ được vinh hóa, được đem vào vinh hiển. Với
vinh hiển ấy sẽ có tự do, và tự do ấy sẽ là một vương quốc, một lãnh vực, hay một
phạm vi. Toàn bộ vinh hiển này sẽ là một vương quốc, một lãnh vực mà chúng ta
được đem vào. Khi được đem vào trong tự do ấy hay vương quốc
vinh hiển ấy, cõi thọ tạo sẽ được giải thoát
khỏi sự hư không, bại hoại và ách nô lệ. Đây là lý do vì sao cả cõi thọ tạo
đang chờ đợi thời điểm ấy. Chúng ta liên quan mật thiết đến cõi thọ tạo, vì tương lai của
cõi thọ tạo dựa trên chúng ta. Nếu chúng ta trưởng thành chậm chạp, cõi thọ tạo
sẽ trách móc và than phiền chúng ta. Cõi thọ tạo sẽ nói: “Hỡi các con cái yêu dấu
của Đức Chúa Trời, các anh lớn lên chậm chạp quá. Chúng tôi đang chờ đợi thời
điểm các anh trưởng thành, thời điểm các anh vào trong vinh hiển, là khi chúng
tôi được thoát khỏi sự hư không, bại hoại, và ách nô lệ”. Chúng ta phải trung
tín với cõi thọ tạo và đừng làm cõi thọ tạo thất vọng.
Câu 22 chép: “Vì
chúng ta biết rằng cả cõi
thọ tạo đồng than thở, quặn thắt cho đến ngày nay”. Dường
như ngôi sao này than thở với ngôi sao kia và mặt trăng than thở với các hành
tinh. Chúng đều cùng nhau than thở. Không những cõi thọ tạo than thở với nhau
mà còn quặn thắt như trong cơn sinh nở. Cả cõi thọ tạo đang cùng nhau than thở
và quặn thắt cho đến bây giờ.
Câu 23 chép tiếp:
“Không những thế thôi, chính chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Linh, cũng
than thở trong lòng mà trông đợi danh phận con cái, tức là sự cứu chuộc thân thể
chúng ta vậy”. Mặc dầu qua sự tái sinh, chúng ta đã được sinh ra làm con trai của
Đức Chúa Trời và có Linh làm trái đầu mùa nhưng
chúng ta cũng than thở vì vẫn ở trong thân thể liên kết với sáng tạo cũ. Chúng
ta phải thừa nhận thân thể mình vẫn còn thuộc về sáng tạo cũ. Vì thân thể thuộc
về sáng tạo cũ và chưa được cứu chuộc nên chúng ta đang than thở trong thân thể
như cõi thọ tạo đang than thở. Tuy nhiên, trong khi than thở, chúng ta có trái
đầu mùa của Linh. Trái đầu mùa của Linh là để chúng ta vui hưởng; đó là tiền vị
của mùa gặt sắp đến. Trái đầu mùa này là Thánh Linh như Vật Mẫu về sự nếm biết
trọn vẹn Đức Chúa Trời, Đấng là sự vui hưởng của chúng ta, Vật Mẫu về tất cả những
gì Đức Chúa Trời là đối với chúng ta. Đức Chúa Trời rất phong phú đối
với chúng ta. Trong ngày vinh hiển, chúng ta sẽ nếm biết Ngài cách trọn vẹn.
Tuy nhiên, trước khi đến ngày ấy, hôm nay Ngài đã ban tiền vị cho chúng ta. Tiền
vị này là Linh Thần Thượng của Ngài như trái đầu
mùa của mùa gặt vui hưởng trọn vẹn tất cả những gì Ngài là đối với chúng ta.
Nếu nói chuyện với
những người vô tín, họ sẽ thừa nhận rằng theo một ý nghĩa, họ vui hưởng phần
nào những thú tiêu khiển của họ như khiêu vũ và đánh bạc. Tuy nhiên họ cũng sẽ
nói rằng họ không được vui mừng. Anh em có thể hỏi họ: “Tại sao các anh đi
khiêu vũ hay đến sòng bạc?” Họ sẽ trả lời:.“Vì buồn chán quá, tôi cần làm một
điều gì đó”. Họ cũng đang than thở, nhưng chỉ than thở mà thôi, không có
điều gì khác. Trái lại, đang khi chúng ta than thở, bên
trong chúng ta có Linh là trái đầu mùa, là tiền vị của chính Đức Chúa Trời. Thậm
chí trong khi chịu khổ, chúng ta được vui hưởng. Chúng ta được nếm hiện diện của
Chúa. Hiện diện của Chúa đơn giản là Linh như trái đầu mùa để chúng ta vui hưởng.
Cho nên, chúng ta khác với người thế gian. Họ kinh nghiệm sự thở than mà không
vui hưởng ở bề trong. Tuy nhiên, bề ngoài chúng ta than thở, còn bề trong thì
vui mừng. Tại sao chúng ta vui mừng? Chúng ta vui mừng vì có trái đầu mùa của
Linh. Linh Thần Thượng bên trong là tiền vị của Đức Chúa Trời, dẫn dắt chúng ta
đến chỗ nếm biết trọn vẹn sự vui hưởng Đức Chúa Trời. Đó là điều lớn lao trong
những phước hạnh của quyền làm con.
Trong khi than
thở và vui hưởng trái đầu mùa của Linh, chúng ta mong đợi quyền làm con. Ở
đây, quyền làm con nghĩa là quyền làm con trọn vẹn. Mặc dầu chúng ta có quyền
làm con bên trong nhưng quyền làm con này chưa trở nên trọn vẹn. Vào ngày ấy,
chúng ta sẽ biết quyền làm con trọn vẹn. Quyền làm con trọn vẹn là gì? Đó là sự
cứu chuộc thân thể chúng ta. Chúng ta có quyền làm con trong linh qua sự tái
sinh và cũng có thể có quyền làm con trong hồn qua sự biến đổi, nhưng chưa có
quyền làm con trong thân thể qua sự biến hóa. Trong ngày đó, chúng ta cũng sẽ
có quyền làm con trong thân thể. Đó là quyền làm con trọn vẹn, là sự mong đợi
tha thiết của chúng ta.
Trong khi chờ đợi,
chúng ta cần lớn lên. Chúng ta không cần than thở nhiều như
cần được lớn lên. Mặc dầu cần vui mừng liên tục, nhưng đang
khi vui mừng, chúng ta cần lớn lên. Nhiều người giữa vòng chúng ta còn quá non
trẻ, quá ấu trĩ. Tất cả chúng ta phải lớn lên và trưởng thành. Thời điểm ngày
vinh hiển ấy đến tùy thuộc vào sự lớn lên trong sự sống của chúng ta. Chúng ta
càng lớn lên nhanh, ngày ấy càng mau đến.
Trong câu 24,
Phao-lô nói: “Vì chúng ta được cứu trong sự hi vọng; nhưng sự hi vọng đã
thấy được thì chẳng phải là hi vọng nữa, vì ai lại hi vọng điều mình- đã thấy rồi
ư?” Hi vọng được đề cập ở đây là gì? Đó là hi vọng về vinh hiển. Chúng ta đã được
cứu với hi vọng một ngày nào đó sẽ bước vào vinh hiển. Phao-lô nói “hi vọng đã
thấy dược thì chẳng phải là hi vọng nữa, vì ai lại hi vọng điều mình đã thấy rồi
ư?” Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là điều
chúng ta hi vọng sẽ tuyệt vời vì chúng ta chưa bao giờ thấy.
Vì vậy, đó là hi vọng thật. Nếu chúng ta đã thấy một chút, đó không là một niềm
hi vọng tuyệt vời như vậy. Nếu anh em hỏi tôi về vinh hiển tương lai, tôi sẽ
nói tôi không biết gì về vinh hiển ấy vì tôi chưa
bao giờ thấy. Tôi không thể nói về vinh hiển ấy vì tôi chưa thấy. Đó là hi vọng
tuyệt vời.
Câu 25 chép tiếp:
“Song nếu chúng ta hi vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà
trông đợi”. Rất nhiều thánh đồ trông đợi đã hỏi: “Chúa ơi, bao lâu? Mười năm nữa?
Hay một thế hệ nữa? Chúa ơi, còn bao lâu?” Đó là thử thách cho sự nhẫn nại của
chúng ta.
E. Sự Giúp Đỡ Của Linh
“Cũng một lẽ ấy
(hoặc: tương tự như vậy), Thánh Linh giúp đỡ cho sự yếu đuối
của chúng ta vì chúng ta chẳng biết thể nào cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng
chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng
ta”. Cụm từ “cũng là gì? Tại sao Phao-lô nói điều này? Khó
có thể hiểu cụm từ này. Tôi tin nó có một ý nghĩa bao hàm tất cả. “Cũng một lẽ ấy”
bao hàm tất cả những điểm trong các câu trước-mong đợi,
tha thiết, than thở, nhẫn nại, hi vọng, v.v... Cụm từ “cũng một lẽ ấy” liên
quan đến tất cả những điểm này. Đang khi chúng ta than thở, Thánh Linh cũng
đang than thở. Đang khi chúng ta mong đợi, Ngài cũng mong đợi. Đang khi chúng
ta hi vọng và nhẫn nại, Ngài đang hi vọng và nhẫn nại. Bất cứ chúng ta đang làm
gì, Ngài cũng vậy. “Cũng một lẽ ấy” Linh cùng
tham dự vào để giúp đỡ chúng ta. Điều này thật là
một sự an ủi! Đang khi chúng ta than thở, thức canh, và
mong đợi, Ngài cũng than thở, thức
canh và mong đợi. Ngài y như chúng ta. Nếu chúng, ta yếu đuối,
dường như Ngài cũng yếu đuối, dầu thật ra Ngài không yếu đuối. Ngài cảm thông với
sự yếu đuối của chúng ta. Ngài dường như yếu đuối vì sự yếu đuối
của chúng ta để Ngài có thể cùng dự phần vào đó. Khi chúng ta cầu nguyện lớn tiếng:
“Cha ơi”, Ngài cũng cầu nguyện lớn tiếng. Ngài cũng cầu nguyện nhỏ khi chúng ta
cầu nguyện nhỏ. Chúng ta có thể nói: “Cha ơi, con rất đáng thương. Xin thương
xót con”. Khi chúng ta cầu nguyện như vậy, Ngài cũng cầu nguyện cho chúng ta
“tương tự như vậy”. Chúng ta cầu nguyện bất cứ cách nào, Ngài cũng cầu nguyện
như vậy. Chúng ta như thế nào, Ngài như thế ấy. Nếu chúng ta cầu nguyện nhanh,
vui mừng và la lớn, Ngài cũng cầu nguyện như vậy. Cách của chúng ta là cách của
Ngài. Đừng nghĩ Thánh Linh rất khác với chúng ta nên khi chúng ta tiếp nhận
Thánh Linh chúng ta sẽ là người khác thường. Đó không phải là tư tưởng chứa đựng
trong La-mã chương 8. La-mã chương 8 bày tỏ rằng Thánh Linh ở trong cung cách của
chúng ta. Các chị có thất vọng không? Một vài chị em nói: “Chúng tôi không thể
la lớn. Chúng tôi không thể cầu nguyện lớn như các anh. Vì vậy, dường như chúng
tôi bị bỏ quên”. Các chị hãy an lòng. Linh cầu nguyện theo cách của các chị.
Các chị như thế nào, Ngài như thế ấy. Ngợi khen Chúa!
Phao-lô cũng nói
rằng Linh cùng tham dự vào để giúp đỡ chúng ta. Ngài cùng tham dự vào sự yếu đuối
của chúng ta để giúp đỡ chúng ta. Linh không yêu cầu chúng ta tham dự với Ngài;
Ngài cùng tham dự với chúng ta. Linh không nói: “Hãy cố
lên đến tiêu chuẩn cao nhất để dự phần với Ta”. Không ai trong chúng ta làm được
điều đó. Do đó, Linh tham dự theo cách của chúng ta. Nếu cách của chúng ta
nhanh chóng, Ngài cũng sẽ nhanh chóng. Nếu anh em chậm chạp, Ngài sẽ chậm chạp.
Hãy cố gắng cầu nguyện. Dầu anh em cầu nguyện mạnh mẽ hay yếu đuối,
lớn tiếng hay thì thầm, điều đó không thành vấn đề đối với Ngài. Nếu anh em cầu
nguyện, Ngài sẽ cầu nguyện trong anh em “tương tự như vậy”. “Tương tự như vậy”
Ngài sẽ tham dự vào để giúp đỡ anh em.
Nếu muốn giúp một
người què bước đi, tôi phải theo cách của họ. Cũng vậy, nếu
muốn đến gần một cậu bé, tôi phải làm theo cách của một cậu bé. Tôi không nên nói: “Cậu bé ơi, ta là một
người khổng lồ to lớn đến giúp ngươi đây”. Nếu làm như vậy, cậu bé sẽ nhìn tôi
và nói: “Tôi không cần ông. Ông khác tôi hoàn toàn”. Nếu muốn
giúp cậu bé, tôi phải khòm người xuống
và ép mình thành một cậu bé và nói: “Tôi chơi với em được không?” Nếu
tôi nói như vậy, cậu bé sẽ vui vẻ trả lời: “Tốt lắm! Chúng ta chơi chung nhé”.
Điều này có nghĩa là tôi cùng tham dự vào để giúp cậu theo cách của cậu.
Trong nếp sống
Hội Thánh, đôi khi những
anh em lớn tuổi lại quá lớn,
quá cao. Mặc dầu họ cố gắng giúp đỡ thánh đồ nhưng họ không giúp thánh đồ theo
cách của thánh đồ. Vào ngày phục sinh, Chúa Jesus đến với hai môn đồ trên đường đến
Em-ma-út (Lu. 24:13-33). Chúa tham dự với họ hoàn toàn theo cách của họ. Trong
khi họ nói chuyện, Chúa Jesus
giả
vờ không biết gì cả. Dường như Ngài hỏi: “Các anh đang nói chuyện gì vậy?” Hai
môn đồ trách Ngài: “Anh không biết chuyện gì đã xảy ra mấy
ngày nay sao?” Chúa nói: “Chuyện gì?” Họ đáp: “Chuyện Jesus người
Na-xa-rét, một tiên tri quyền năng trong việc làm
và lời nói đã bị kết án tử hình và bị đóng đinh”. Chúa Jesus không
trách họ cũng không bày tỏ Ngài cho họ. Ngài hoà mình theo cách của họ, bước đi
với họ cho đến khi họ đến gần làng. Họ mời Ngài ở lại và Ngài đã ở lại. Khi họ ngồi trong phòng,
Chúa lấy bánh bẻ ra. Chỉ khi ấy mắt họ mới mở ra và thấy đó là Chúa. Khi họ nhận
biết Ngài là Chúa, Ngài biến mất.
Trong nếp sống Hội
Thánh, những anh chị lớn tuổi cần phải giúp những người trẻ
tuổi theo
cách của họ. Họ cần cùng tham dự để giúp những người
trẻ tuổi trong sự yếu đuối của họ. Không ai trong chúng ta thật mạnh mẽ. Tất cả
chúng ta đều đang than thở, mong đợi và nói:
“Chúa ơi, bao giờ?” Hằng ngày chúng ta đang chịu khổ. Tuy nhiên,
Thánh Linh có mặt, tham dự để giúp chúng ta theo cách của chúng ta.
F. Sự Cầu Thay Của Linh
Phao-lô nói tiếp:
“Vì chúng ta chẳng biết thể nào cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Thánh
Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta”. Linh cầu
thay cho chúng ta với sự thở than theo cách của chúng ta. Sự thở than này dường
như là thở than của chúng ta, nhưng trong sự thở than của chúng ta là thở than
của Linh. Đó là lý do vì sao sự thở than của Ngài theo cách thở than của chúng
ta. Ngài ở trong chúng ta và sự thở than của Ngài ở trong sự thở than của chúng
ta. Ngài thở than với chúng ta “cũng một cách ấy”. Đó là lời cầu nguyện tốt nhất
chúng ta có thể có được để lớn lên trong sự sống. Hầu hết những lời cầu nguyện
của chúng ta đều có thể nói ra bằng lời rõ ràng, nhưng có thể những lời cầu
nguyện ấy không ra từ linh. Nhưng khi chúng ta có một gánh nặng thật để cầu
nguyện mà không biết làm thế nào nói ra, thì tự phát chúng ta chỉ than thở với
gánh nặng ấy mà không nói được lời nào. Đó sẽ là lời cầu nguyện tốt nhất, trong
đó Linh cầu thay cho chúng ta bằng cách thở than cùng với chúng ta.
Lời Cầu
nguyện không thể nói ra được này chủ yếu là dể lớn lên trong sự sống, liên quan
đến nhu cầu thật mà chúng ta không hiểu nhiều về nhu cầu ấy. về nhu cầu vật chất
và công việc làm ăn của mình, chúng ta sáng tỏ và có lời nói để cầu nguyện,
nhưng về vấn đề lớn lên trong sự sống, chúng ta thiếu
cả hiểu biết lẫn lời nói. Tuy nhiên, về lớn lên trong sự sống,
nếu chúng ta tìm kiếm Chúa thì thường là sâu thẳm trong linh, chúng ta sẽ có
gánh nặng cầu nguyện về điều mình không hiểu rõ và không hói ra được. Cho nên tự
nhiên chúng ta bắt buộc phải than thở. Trong
khi chúng ta than thở từ sâu
thẳm
trong linh thì Linh cư ngụ trong linh chúng ta tự động tham dự vào sự thở than ấy,
Ngài cầu thay chủ yếu là để chúng ta được
biến đổi trong sự sống hầu lớn lên đến chỗ trưởng thành của
quyền làm con.
Câu 27
chép: “Đấng dò xét lòng dạ hiểu biết chí hướng (hoặc tâm trí) của Thánh
Linh; vì Thánh Linh theo ý chỉ của Đức Chúa Trời mà cầu thay cho các
thánh đồ”. Linh cầu thay tùy theo Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là gì? Có
nghĩa là Linh cầu Thay đã cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta được biến đổi
theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ xem xét điều này nhiều hơn trong
bài tiếp theo.
G. Quyền Làm Con Trọn Vẹn
Chúng ta đã thấy
mình là con trai của Đức Chúa Trời, vui hưởng mọi phước hạnh của quyền làm con.
Chúng ta có thể liệt kê những phước hạnh này: Linh của quyền làm con, sự làm chứng
của Linh, sự dẫn dắt của Linh, trái dầu mùa của Linh, sự giúp đỡ của Linh và sự
cầu thay của Linh. Sau cùng chúng ta sẽ có quyền làm con trọn vẹn của các con
trai Đức Chúa Trời được bày tỏ ra trong sự tự do vinh hiển (cc. 19,21).
Trong phần Lời
này, ba từ quan trọng được sử dụng-con trẻ,
con trai và người thừa kế. Ba từ này tương ứng với ba giai đoạn của quyền làm
con. Sự sống của Đức Chúa Trời hành động trong ba giai đoạn
để làm cho chúng ta nên con trai của Đức Chúa Trời. Sự sống của Đức Chúa Trời
tái sinh chúng ta trong linh, biến đổi chúng ta trong hồn và biến hóa thân thể
chúng ta. Vì vậy, chúng ta có sự tái sinh, biến đổi và biến
hóa. Những điều này hợp lại với nhau cho chúng ta quyền làm con trọn vẹn. Kết
quả của ba bước này là các con trai của Đức Chúa Trời được trưởng thành
trọn vẹn.
Trong phần Sách
La-mã này, chúng ta được biết Linh làm chứng với linh chúng ta rằng chúng ta là
con cái của Đức Chúa Trời (c. 16). Câu 16 không nói các con trai hay
những người thừa kế, vì trong giai đoan đầu của quyền
làm con, chúng ta chỉ là con cái nhỏ bé được
tái sinh bởi sự sống của Đức Chúa Trời. Sau đó chúng ta sẽ lớn lên. Kế đến câu
14 chép: “Bởi chưng phàm ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều
là con (nguyên văn: con trai) của Đức Chúa Trời”. Trong câu 14, chúng ta không
còn là em bé hay trẻ con nữa, mà là các con trai. Khi được Linh dẫn dắt, có
nghĩa là chúng ta đã đạt đến một mức độ lớn lên nào đó
trong sự sống. Chúng ta đã từ con trẻ lớn lên thành con trai là người có thể nhận
sự dẫn dắt của Linh. Điều này có nghĩa là chúng
ta ở trong giai đoạn hai, giai đoạn biến đổi. Cuối cùng, chúng ta sẽ trở thành
những người thừa kế. Theo luật thời xưa, người thừa kế phải trưởng thành, tuyên
bố mình là người thừa kế hợp pháp để có thể đòi hỏi di sản. Vì vậy, trong phần
này của Sách La-mã, chúng ta có con trẻ bởi được tái sinh, có con trai bởi được
biến đổi và người thừa kế bởi được biến hóa hay vinh hóa. Chúng ta được sinh ra
làm con cái của Đức Chúa Trời, đang lớn lên làm con trai của Đức Chúa Trời, và
đang chờ đợi thời điểm được trưởng thành trọn vẹn và được công bố
cách hợp pháp là người thừa kế của Đức Chúa Trời với đầy đủ quyền hạn. Thủ tục
làm cho chúng ta nên những người thừa kế hợp pháp là biến hóa thân thể, tức là
sự cứu chuộc thân thể, là sự cứu chuộc trọn vẹn (c. 23). Sự biến hóa thân thể sẽ
làm cho chúng ta đủ điều kiện làm những người thừa kế di sản thần thượng. Sự biến
hóa này sẽ được hoàn thành bởi sự vinh hóa.
Phần này của
Sách La-mã vô cùng phong phú và chúng ta cần
vài bài để đề cập đến những phong phú ấy. Trong bài này, chúng ta đã thấy sơ lược
ba giai đoạn làm nên các con trai của Đức Chúa Trời: tái sinh, biến đổi và vinh
hóa. Kết quả của ba giai đoạn này là chúng ta sẽ nhận được quyền làm con trọn
vẹn. Ba giai đoạn này tương ứng với ba giai đoạn trong sự cứu rỗi của Đức Chúa
Trời: giai đoạn thứ nhất, sự xưng công chính sinh ra con trẻ; giai đoạn hai, sự
thánh hóa làm cho con trẻ có khả năng lớn lên
thành con trai; và giai đoan ba, sự vinh hóa, dẫn đến
sự biến hóa thân thể để chúng ta có thể trở nên
những người thừa kế di sản thần thượng cách hợp pháp.