Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI SÁU



ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI SỰ CHT
(2)
Trong bài này, chúng ta cần xem xét vài câu đề cập đến vấn đề sự chết trong các chương từ 5 đến 8 của Sách La-mã.

SỰ CHẾT BƯỚC VÀO VÀ CAI TRỊ
La-mã 5:12 chép: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội”. Tội vào trong thế gian nghĩa là vào trong nhân loại. Qua một người là A- đam, tội đã vào trong nhân loại. Hơn nữa, qua tội, sự chết đã bước vào. Tội đến trước và sự chết theo sau. Nơi nào có tội nơi đó cũng có sự chết.
La-mã 5:17 chép: “Vậy, nếu bởi sự quá phạm của một người, sự chết đã nhơn một người ấy mà làm vua rồi”. Sự chết không những bước vào thế gian mà còn cai trị nữa. Thậm chí ngày nay sự chết vẫn dang cai trị như vua.

SỰ CHẾT, TIỀN CÔNG CỦA TỘI
La-mã 6:23 chép: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng ân tứ (sự ban cho) của Đức Chúa Trời là sự sng đời đời trong Christ Jesus, Chúa chúng ta”. Tiền công là điều gì đó chúng ta nhận được để trả cho công lao mà mình đã làm. Nếu làm việc tội lỗi, anh em sẽ nhận được tiền công là sự chết. Điều này có nghĩa là sự chết là tiền lương anh em nhận được cho việc mình đã làm. Chẳng hạn, anh em nổi nóng. Đó là việc làm tội lỗi, và tiền lương của việc làm đó là sự chết. Khi người ta làm việc quá giờ, họ nhận được lương cao hơn. Cũng vậy, nếu anh em phạm tội một chút, sẽ được trả lương chút ít, nhưng nếu phạm tội nhiều, anh em sẽ nhận thêm lương.



TỘI NHƠN ĐIỀU RĂN GIẾT CHẾT CHÚNG TA
Trong 7:11, Phao-lô nói: “Vì tội lỗi nhơn dịp bởi điều răn (hoặc: mạng lệnh) mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi”. Theo câu này, tội làm hai điều: lừa dối và giết chết chúng ta. Giết một điều gì là làm cho điều ấy chết. Do đó, nói rằng tội giết chết chúng ta là tội làm cho chúng ta chết. Điều này xảy ra bởi Kinh Luật vì bởi điều răn, tội đã nhơn dịp. Theo một ý nghĩa, tội lợi dụng Kinh Luật để giết chết chúng ta.
Trước khi được cứu hoặc trước khi được dứt dấy trong linh để tìm kiếm Chúa, có lẽ anh em nổi nóng thường xuyên mà không nhận biết một sự giết chết nào. Lý do là vì anh em chưa quyết định không nổi nóng nữa. Nhưng sau khi được cứu hay sau khi được Chúa khuấy động để tìm kiếm Ngài, anh em cầu nguyện: “Chúa ôi, con biết rằng là người tìm kiếm Ngài, con không nên nổi nóng. Tính nóng nảy phá hỏng chứng cớ của con cho Ngài giữa gia đình và bạn bè. Vì vậy, con quyết định từ nay về sau sẽ không bao giờ nổi nóng nữa”. Khi cầu nguyện như vậy, anh em đã lập một luật nghiêm khắc cho chính mình về việc nổi nóng. Luật mới này là điều răn thứ mười một của anh em. Môi-se ban b mười điều răn, nhưng anh em lập thêm một điều răn nữa, là điều răn về nổi nóng. Tuy nhiên, nếu anh em nổi nóng sau khi lập một luật như vậy, tánh nóng nảy sẽ giết chết anh em. Nó lợi dụng luật anh em tự đặt ra để giết chết anh em. Nếu nổi nóng vào buổi sáng, anh em có thể bị giết cả ngày. Nhưng khi nổi nóng trong quá khứ, anh em không cảm thấy sự giết chết vì anh em chưa đặt ra luật về nổi nóng.
Minh họa này cho thấy chúng ta cần cẩn thận trong việc đặt luật cho chính mình. Càng lập nhiều luật, càng bị giết chết. Hãy nhớ rằng tội luôn luôn lợi dụng điều răn để giết chết chúng ta.

THÂN THỂ CỦA SỰ CHẾT
Trong La-mã 7:24, Phao-lô tuyên b: “Ôi! tôi là người khn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” Trong câu này, Phao-lô nói về “sự chết này”, đó chính là sự chết được định nghĩa trong La-mã chương 7. Nhận biết sự chết được bày tỏ và giải thích trong chương này là gì là rất quan trọng. Mỗi khi chúng ta quyết định giữ luật thì một điều gì đó trong xác thịt dấy lên, chiến đấu nghịch với luật tốt lành trong tâm trí, đánh bại, bắt giữ, và giết chết chúng ta. Nếu không quyết định giữ các điều răn thì yếu t này trong xác thịt vẫn ngủ yên. Nhưng hễ khi chúng ta quyết định làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời, yếu t này bị khuấy động và dường như nó nói: “Sao! Ngươi định làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời à? Ta sẽ cho người thấy ngươi không thể làm được. Ta sẽ đánh bại ngươi và giết chết ngươi”. Do đó, tội trong xác thịt nổi dậy, đánh bại, bắt giữ, và giết chúng ta. Điều này làm chúng ta phải chịu đựng điều Phao-lô gọi là “sự chết này”.
Trong La-mã chương 7, nan đề không phải địa ngục hay Ma Quỉ, mà là “thân thể của sự chết này”. Chúng ta có một thân thể mang trong nó một điều rất khủng khiếp, gọi là “sự chết này”. Để tồn tại, chúng ta cần một thân thể. Nhưng thân thể chúng ta không còn là thân thể thuần khiết, mà là thân thể kinh khủng, thân thể của sự chết này. Mỗi khi quyết định làm lành để vừa lòng Đức Chúa Trời thì một điều gì đó trong thân thể này dấy lên để giết chết chúng ta.
LUẬT CỦA TỘI VÀ SỰ CHẾT
Từ 7:24, chúng ta đi tiếp đến vấn đề luật của tội và sự chết trong 8:2. Mặc dầu khó tìm ra từ liệu để diễn tả luật là gì, nhưng theo kinh nghiệm thì luật cũng dễ hiểu. Chẳng hạn như áp dụng điện khi dùng đồ gia dụng thì dễ nhưng định nghĩa điện thì khó. Thay vì cố gắng định nghĩa luật của tội và sự chết, chúng ta sẽ nói về luật đó theo quan điểm của kinh nghiệm.
Không ai trong chúng ta muốn nổi nóng. Chúng ta nhận biết làm như vậy thật khiếm nhã. Nhưng giả sử anh em được dức dấy yêu Chúa và quyết định không nổi nóng nữa. Một buổi sáng anh em cầu nguyện về điều này và quyết định không bao giờ ni nóng nữa. Ngay sau đó, vợ anh em gây khó khăn và làm anh em nổi giận. Mặc dầu cố gắng đè nén cơn giận nhưng cuối cùng anh em đã nổi nóng. Dường như càng cố gắng kiềm hãm cơn giận thì cơn giận càng dữ dội hơn khi tuôn ra. Anh em không có ý định, cũng không mun nổi nóng, nhưng dầu sao, anh em cũng đã nổi nóng. Điều đó xảy ra do luật của tội hành động bên trong. Đè nén cơn giận giống như đè một quả banh cao-su: càng đè xuống, nó càng bung lên. Đó là luật. Khi tội hành động bởi luật, sự chết liền theo sau. Ngay khi nổi nóng, sự chết bước vào giết chết anh em. Do đó, khi nổi nóng, anh em đang bị luật của sự chết giết chết. Vì bị luật của sự chết giết nên anh em không thể cầu nguyện, tương giao, làm chứng. Nếu cố gắng làm những điều này, anh em cảm thấy mình rỗng tuếch và trống không, lời nói không có sự sng. Đó là hậu quả do luật tội lỗi và sự chết hành động.
Tội và sự chết là hai điều nhưng chỉ có một luật. Luật của tội là luật của sự chết, và luật của sự chết là luật của tội. Đó là lý do 8:2 nói về luật của tội và sự chết. Tội hành động dẫn đến sự chết, và sự chết hành động theo sau tội. Hai điều này luôn luôn đi chung với nhau. Mỗi một tội, thậm chí là một yếu đuối nhỏ, cũng đem đến sự chết.

ĐẶT TÂM TRÍ VÀO XÁC THỊT
La-mã 8:6 chép: “Đặt tâm trí vào xác thịt là sự chết” (RcV). Đặt tâm trí vào xác thịt nghĩa là sử dụng tâm trí để nghĩ đến những điều thuộc xác thịt. Chẳng hạn như đặt tâm trí vào thời trang và những quảng cáo của thế gian trên báo là đặt tâm trí vào xác thịt. Cũng vậy, suy xét những yếu điểm của vợ hoặc chồng là đặt tâm trí vào xác thịt. Hậu quả của điều này là sự chết.
Dĩ nhiên sự chết do đặt tâm trí nơi xác thịt không phải là chết về phương diện thuộc thể và bị chôn trong mộ. Không, sự chết này có những triệu chứng khác, chẳng hạn như tối tăm và bứt rứt. Khi anh em cảm thấy bứt rứt và bất an ở bề trong, đó là dấu hiệu của sự chết. Không thỏa mãn cũng là một triệu chứng khác. Có lẽ trong thì giờ ở với Chúa vào buổi sáng, anh em rất thỏa mãn với Ngài, nhưng sau bữa điểm tâm, anh em đặt tâm trí vào những quảng cáo trên báo. Càng suy nghĩ về chúng, anh em càng cảm thấy không thỏa mãn bề trong. Tình trạng không thỏa mãn này là dấu hiệu của sự chết. Yếu đui là một dấu hiệu khác. Như chúng ta đều biết, cực điểm của yếu đuối là chết. Khi một người yếu đến mức không còn thở được nữa thì người ấy chết. Đó là tận cùng của yếu đui. Vì vậy, yếu đui là biểu hiện của sự chết. Một dấu hiệu khác của sự chết là khô hạn. Khi cảm thấy khô hạn ở bề trong, không cảm thấy được tưới mát, anh em đang ở trong sự chết. Tất cả những yếu tố này -tối tăm, bứt rứt, không thỏa mãn, yếu đuối và khô hạn- đều là những dấu hiệu của sự chết thuộc linh bên trong. Hễ khi nào đặt tâm trí vào những điều thuộc xác thịt, anh em sẽ nhận biết một trong những du hiệu của sự chết này. Đầy dẫy những điều này là đầy dẫy sự chết.
Hễ khi anh em chịu đựng sự chết bên trong, những người ở trong linh sẽ cảm nhận được điều đó. Họ sẽ nhận biết ngay anh em đầy dẫy sự chết. Lời cầu nguyện của anh em cho thấy điều này. Anh em có thể cầu nguyện, nhưng sẽ không có sự sống trong lời cầu nguyện; thay vào đó có sự chết. Thay vì tưới mát, thì lại có khô hạn.

LINH LẬP NHÀ TRONG CHÚNG TA
La-mã 8:9 chép: “Nhưng nếu quả Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong (hoặc: cư ngụ trong) anh em, thì anh em không thuộc (RcV: trong) xác thịt, bèn là thuộc Thánh Linh (RcV: ở trong linh)”. Như chúng tôi đã nêu, từ Hi-lạp được dịch là “cư ngụ” không phải là từ “cứ thông thường. Từ Hi-lạp đây có cùng một gốc với từ nhà. Từ này mang ý nghĩa lập nhà tại một nơi, định cư tại nơi đó chứ không phải chỉ ở tại chỗ nào đó trong một thời gian. Nếu Linh đang lập nhà trong anh em, anh em không còn ở trong xác thịt, nhưng ở trong linh.

THÂN THỂ CHẾT,
NHƯNG LINH CHÚNG TA LA SỰ SỐNG
Trong La-mã 8:10, Phao-lô nói: “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa mà sống (RcV: nhưng linh là sự sng bởi sự công chính)”. Vì Đấng Christ là sự sng ở trong linh nên linh chúng ta là sự sng. Tuy nhiên, vì Đấng Christ bị giam giữ trong linh nên thân thể chúng ta vẫn chết. Lãnh vực sự sống bị giới hạn trong linh chúng ta. Sự sng chưa lan vào thân thể; vì vậy, thân thể vẫn chết. Theo Ê -phê-sô chương 2 và Giăng chương 5, một người sa ngã là người chết. Ê-phê-sô 2:5 cho thấy rằng trước khi được cứu, không những chúng ta tội lỗi, mà còn chết nữa. Giăng 5:25 chép: “Quả thật, quả thật, Ta -nói cùng các ngươi, giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và kẻ nghe ấy sẽ được sống”. Câu này không chỉ về những người chết và chôn về phương diện vật lý, nhưng chỉ về người đang sống mà chết, là những người chết trong linh. Nếu đọc Giăng chương 5, anh sẽ thấy câu 28 chỉ về những người chết và chôn trong mộ về phương diện vật lý. Nhưng trong câu 25, Chúa đang nói về những người chết thuộc linh, nhưng sống về phương diện vật lý. Trong bài này, chúng ta đề cập đến những người đang sống mà chết, không phải là những người chết và chôn về phương diện vật lý. Tất cả những người chưa được cứu đều chết. Vì đã bị Con Rắn làm nhiễm độc nên thân thể họ đã chết. Satan, tức Con Rắn Xưa, đã tiêm nọc độc của hắn vào thân thể chúng ta và làm cho thân thể đó trở nên chết chóc. Thân thể chết chóc này cũng làm cho hồn và linh chết. Vì vậy, những người chưa được cứu đều chết trong thân, hồn, và linh. Mọi phần của bản thể họ đều chết.
Vào năm 1937, trong khi đi xuyên qua nội địa Trung Quốc, tôi dừng bên một con suối nhỏ đầy lá khô bị dòng nước cuốn đi. Giữa những chiếc lá ấy có vài con cá nhỏ đang lội ngược dòng. Không giống những chiếc lá khô vô định trôi theo dòng nước, những con cá nhỏ đầy dẫy sự sống đang bơi ngược dòng với một mục đích rõ ràng. Khi nhìn thấy điều đó, tôi có ấn tượng mạnh đến nỗi phải la lên: “Đây là sự sống và sự chết”. Tất cả những người chưa được cứu đều giống những chiếc lá khô: họ đang bị dòng đời cuốn trôi vô định. Ging những chiếc lá ấy, họ rối rắm, không trật tự. Nhưng là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta ging những con cá đang bơi ngược dòng đời với một mục đích rõ ràng. Hơn nữa, chúng ta không ở trong tình trạng rối rắm mà có trật tự hẳn hoi. Càng có sự sng, chúng ta càng có trật tự và được điều chỉnh. Nhưng càng chết, chúng ta càng trở nên rối rắm. Lý do xã hội ngày nay lộn xộn như vậy là vì đầy dẫy người chết, đầy dẫy những người chết trong thân, hồn, và linh. Chúng ta cần rao báo Phúc Âm và cho họ có cơ hội nghe tiếng Chúa.
Khi chúng ta nghe Phúc Âm và kêu cầu danh Chúa Jesus, ngay lập tức Thánh Linh đến trong linh chúng ta và làm cho linh ấy sống động. Bằng cách này, linh chết chóc được làm cho sống lại. Bây giờ Đấng Christ ở trong linh nên linh chúng ta là sự sống.                         
Nhưng còn về thân thể và tâm trí thì sao? Cả thân thể và tâm trí có thể vẫn còn ở trong sự chết. Nhiều người có một tâm trí của sự chết vì họ không để cho Đấng Christ nội cư trong linh lan rộng vào tâm trí. Tôi rất cẩn thận khi đọc một tờ báo, tôi chỉ đọc tin tức về những vấn đề quốc tế. Nếu đọc những tin tức khác, tôi đặt tâm trí vào xác thịt, và ngay lập tức, tâm trí tôi là sự chết. Chúng ta cần để cho Đấng Christ Nội Cư lan rộng từ linh vào tâm trí. Nếu để Ngài lan rộng như vậy, cuối cùng thậm chí sự sống sẽ truyền vào thân thể hay chết của chúng ta. Rồi linh và tâm trí sẽ là sự sống, thân thể cũng được làm cho sống động. La-mã 8:11 cho thấy: “Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”.

XÁC THỊT CỦA TỘI
Khi vào trong thân thể chúng ta, tội làm cho thân thể trở nên xác thịt sa ngã. Vì vậy, trong 6:6, thân thể gọi là “thân thể của tội”. Thân thể cũng được gọi là “xác thịt của tội” (8:3) vì đã bị tội làm cho bại hoại. Cả thân thể của tội lẫn xác thịt của tội đều chỉ về cùng một điều. Có nhiều dục vọng trong thân thể bại hoại, tức xác thịt của tội. Trong 7:17, Phao-lô nói: “Vậy, nay chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi trong tôi”. Nói rõ ra, tội cư ngụ trong xác thịt chúng ta, qua đó làm cho nó trở nên xác thịt của tội.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CHẾT
Tội nội cư này là nguyên nhân gây ra sự chết. Nơi nào có tội, nơi đó cũng có sự chết. Sự chết được mô tả trong La-mã chương 5 đến chương 8 chủ yếu không phải là sự chết làm cho người ta chết thuộc thể, mà là sự chết đang giết họ hôm nay. Sự chết này đang thực hiện công tác giết chết trên chúng ta. Lý do rất nhiều người yếu đuối trong cầu nguyện và thiếu hụt trong việc thi hành chức năng trong các buổi nhóm là vì sự chết đang hành động. Một số anh chị em không hiệp nhất. Tình trạng thiếu hiệp nhất này đến từ sự chết. Nếu không thể mở miệng làm chứng cách sống động, đó là vì sự chết đã làm cho anh em chết, sự chết đang hành động. Nếu không ở trong tình trạng chết chóc, anh em hẳn đã sôi nổi, cầu nguyện, ngợi khen, thực hiện chức năng, và làm chứng luôn luôn. Hơn nữa, anh em sẽ hiệp một với tất cả thánh đồ. Một khi không như vậy thì anh em đang chết, dầu anh em có thể tốt lành, đúng đắn, và rất theo Kinh Thánh.
Như chúng tôi đã nêu, La-mã 8:6 nói tâm trí đặt nơi xác thịt là sự chết, ở đây sự chết này không làm người ta chết và bị chôn về mặt vật lý; đó là sự chết làm cho họ chết chóc suốt ngày. Khi làm nhiều điều khác, có thể anh em đầy dẫy năng lực, nhưng trong sự cầu nguyện, anh em yếu ớt và không có sự sng. Điều này có nghĩa là sự chết trong thân thể đã làm cho ảnh hưởng và quyền lực gây chết của nó lan tràn vào trong tâm trí và linh của anh em.
Một lần nọ, trong khi đang giảng dạy, anh Nghê yêu cầu các chị cho biết Phúc Âm Ma-thi-ơ có bao nhiêu chương. Phải khó khăn lắm họ mới cho được con schính xác. Ngay lập tức, anh Nghê nói: “Các chị không thể nói Sách Ma-thi-ơ có bao nhiêu chương. Nhưng nếu tôi hỏi các chị có bao nhiêu áo đầm, thì các chị có thể cho tôi biết con số chính xác. Không những con số mà cả màu sắc và kiểu áo nữa”. Nhiều Cơ-đôc nhân khó có thể nhớ các câu Kinh Thánh, nhưng họ có thể nhớ nhiều chi tiết về của cải của họ. Điều này cho thấy tâm trí họ chết chóc. Khi tâm trí chết chóc, nó chỉ thích hợp cho những điều xác thịt và thế gian, nhưng không thích hợp cho những điều thuộc linh.
Chúng ta cần để cho Đấng Christ Nội Cư lan rộng từ linh đến tất cả các phần bên trong bản thể mình. Chúng ta nên cầu nguyện: “Chúa Jesus ơi, con xin để cho Ngài lan rộng trong con. Con muốn Ngài được tự do trong con”. Nếu anh em làm như vậy, tâm trí sẽ tnh táo và trí nhớ sẽ nhạy bén. Tự nhiên anh em sẽ dễ dàng nh các câu Kinh Thánh.
Sự chết đang hành động từ ngoài vào trong, từ thân thể đến linh, nhưng sự sống hành động từ trong ra ngoài, từ linh đến thân thể. Hướng hành động của sự chết là từ chu vi vào trung tâm, trong khi hướng hành động của sự sống là từ trung tâm ra chu vi. Vì vậy, sự chết và sự sống hành động theo hướng ngược nhau. Khi sự chết hành động từ chu vi vào trung tâm, nó làm cho tâm trí và linh chết chóc.

PHƯƠNG CÁCH
ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI SỰ CHẾT
Chúng ta đã thấy cách thoát khỏi tội, luật, và xác thịt. Bây giờ chúng ta phải tìm ra cách thoát khỏi sự chết. Căn cứ của sự chết trong chúng ta là xác thịt. Cách duy nhất thoát khỏi sự chết và được giải thoát khỏi sự chết là ẩn náu trong linh. Xác thịt là căn cứ của sự chết, còn linh là nơi ẩn náu. Chúng ta cần chạy trn vào trong nơi ẩn náu này và thoát khỏi sự chết. Sự chết đối kháng sự sng, và sự sống đối kháng sự chết. Sự chết ở trong xác thịt còn sự sống trong linh. Không điều gì có thể đuổi sự chết hay nuốt nó đi, cũng như không điều gì có thể đuổi bóng tối đi. Tuy nhiên, khi ánh sáng đến, bóng tối biến mất. Không cần ra sức xua đuổi bóng tối hay ra lệnh cho nó biến đi. Chỉ đơn giản để cho ánh sáng chiếu vào. Ánh sáng vào càng nhiều, bóng tối càng tan biến. Cùng một nguyên tắc được áp dụng cho vấn đề sự sống đối kháng sự chết. Chúng ta không thể xua đuổi sự chết hay nuốt nó bằng nỗ lực riêng. Chỉ sự sống mới có thể nuốt sự chết, và sự sống thì ở trong linh. Hễ khi nào sự sống đến, sự chết biến mất.
Sự chết là Sa-tan còn sự sống là Đấng Christ. Đừng cộng tác với Sa-tan trong xác thịt, nhưng phải luôn luôn trong linh vi Đấng Christ là Sự Sống. Khi ấy, anh em sẽ thấy Đấng Christ là sự sống, Ngài được tự do hành động bên trong để lan rộng vào từng phần của bản thể anh em. Cuối cùng, Ngài sẽ dầm thấm từng phần một. Đó là sự sống làm cho sống động, làm hồi sinh. Sự sống sẽ làm tâm trí, tình cảm, ý chí của anh em sng động, và thậm chí sự sng sẽ được truyền vào thần thể hay chết của anh em. Do đó, mọi phần của bản thể anh em sẽ là sự sống. Linh là sự sống, tâm trí sẽ là sự sng, và thân thể cũng sẽ là sự sống. Khi điều này xảy ra, sự chết, tức kẻ thù sau cùng, sẽ bị nuốt mất.

SỰ CHẾT LÀ KẺ THÙ SAU CÙNG
Sự chết không những là kẻ thù sau cùng của Đức Chúa Trời mà cũng là kẻ thù sau cùng của chúng ta. Kẻ thù sau cùng không phải tội, luật, hay xác thịt, mà là sự chết. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, không điều gì gớm ghiếc như sự chết. Thậm chí tội cũng không gớm ghiếc như sự chết. Đức Chúa Trời ghét sự chết thậm chí còn hơn tội. Tội chống lại những gì Đức Chúa Trời làm, nhưng sự chết xúc phạm đến những gì Ngài là. Tội chóng lại sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng sự chết xúc phạm đến chính bản thể Ngài. Giả sử một đứa bé chơi trong sình và rất dơ bẩn. Nhưng dù nó dơ bẩn đến đâu, chúng ta vẫn yêu thương và sẵn sàng chơi vi nó. Tuy nhiên, giả sử đứa bé chết và được đặt vào hòm thì dù nó hoàn toàn sạch sẽ, chúng ta cũng không mun ở với nó. Thay vào đó, chúng ta tránh xa, không phải vì nó dơ bẩn mà vì nó chết.
Tôi bận tâm trước sự kiện rất nhiều Cơ-đốc nhân sợ ô uế mà lại không quan tâm đến sự chết. Nhưng tôi xin nhắc lại, Đức Chúa Trời ghét sự chết thậm chí hơn cả tội. Theo hình bóng, nếu một người bị ô nhiễm do một vật ô uế, người ấy có thể được tẩy uế khá dễ dàng và chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu người ấy đụng đến một vật chết thì mất một thời gian dài hơn, ít nhất là 7 ngày để tẩy sạch. Điều này cho thấy theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, sự chết nghiêm trọng hơn tội.

QUAN TÂM ĐẾN SỰ SỐNG TRONG LINH
Thà phạm lỗi khi thi hành chức năng trong những buổi nhóm còn hơn là chết chóc và không phạm lỗi nào cả. Sai phạm không nghiêm trọng bằng chết chóc. Nếu không thi hành chức năng, anh em có thể đúng đắn, nhưng đúng đắn cách chết chóc. Thà tôi thấy anh em sai lầm cách sống động hơn là đúng đắn cách chết chóc. Tôi không khích lệ anh em phạm lỗi. Nhưng đôi khi anh em nên quan tâm đến tình trạng sống động hơn là quan tâm đến tình trạng đúng đắn. Chúng ta cần nhận biết những triệu chứng chết chóc để biết mình chết hay sống.
Trong Phúc Âm Giăng, Chúa Jesus không trả lời đúng sai trước những câu hỏi người ta nêu ra cho Ngài. Chẳng hạn như người đàn bà Sa-ma-ri nói: “Tổ phụ chúng tôi thờ lạy trên núi này, còn các ông lại nói nơi đáng thờ lạy là tại Giê-ru-sa-lem” (Gi. 4:20). Bà đang hỏi Chúa nơi nào là đúng đắn để thờ phượng. Tại núi Sa-ma-ri hay tại Giê-ru-sa-lem? Chúa Jesus trả lời: “Nhưng giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ phượng thật lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy Ngài” (Gi. 4:23). Dường như Chúa Jesus phán: “Thờ phượng Đức Chúa Trời là vấn đề sự sống, và sự sống ở trong linh. Vấn đề không phải là thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Đã đến lúc phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong linh”.
Chúng ta tìm thấy một ví dụ khác trong Giăng chương 9. Khi nhìn thấy một người bị mù bẩm sinh, các môn đồ hỏi Chúa: “Ra- bi, ai đã phạm tội, người này hay cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù?” (Gi. 9:2). Chúa trả lời: “Người nầy không phạm tội, cha mẹ người cũng không, nhưng ấy để cho công việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (c. 3). Trong Sách Giăng, là Sách sự sống, không có những câu trả lời đúng sai, thay vào đó là sự sng.
Trong Giăng chương 7, các em ruột của Chúa đề nghị Ngài nên lên Giê-ru-sa-lem (cc. 3-4). Chúa phán với họ: “Giờ Ta chưa đến, còn về các ngươi, thì giờ được tiện luôn.... Các ngươi hãy lên dự lễ, còn Ta chưa lên dự lễ nầy, vì giờ Ta chưa trọn” (cc. 6,8). Tuy nhiên, câu 10 chép: “Nhưng sau khi anh em Ngài đã lên dự lễ rồi, thì Ngài cũng lên, mà dường như kín giấu, chớ không tỏ tường”. Ở đây chúng ta thấy Chúa trả lời và hành động theo sự sống.
Chúng ta đều quen thuộc với phần ghi lại về La-xa-rơ trong Giăng chương 11. Khi các chị em của La-xa-rơ báo cho Chúa biết ông bị bệnh và mời Ngài đến thì Ngài từ chối. Sau khi nghe La- xa-rơ bệnh, Ngài “ở lại hai ngày nữa trong nơi Ngài đương (c. 6). Khi các môn đồ mong Chúa Jesus đến với La-xa-rơ, Ngài không đi. Nhưng khi họ quyết định không đi thì Chúa phán: “Nào, chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê” (c. 7). Trong tất cả những trường hợp này, chúng ta thấy rằng những gì Chúa Jesus làm luôn luôn là vấn đề sự sống.
Trong Sáng Thế Ký chương 2, có hai Cây, Cây Sự Sống và Cây Biết Thiện-Ác. Điều thiện và điều ác cũng là vấn đề phải hay không phải. Phải và không, đúng và sai, thiện và ác, đều bắt nguồn từ Cây Biết Thiện-Ác. Chúng ta cần quên quan niệm phải hay không, và hãy ở trong linh. Đó là cách được giải thoát khỏi sự chết. Cách được giải thoát khỏi sự chết không phải là vấn đề làm một s điều nào đó, mà là trong linh. Nếu ở trong linh, chúng ta sẽ bước đi và cư xử theo linh. Chúng ta sẽ để toàn bản thể theo linh; sẽ suy nghĩ, biểu lộ, và làm mọi sự trong linh. Khi ấy sẽ không có sự chết. Đây là cách được giải thoát khỏi sự chết và đắc thắng kẻ thù sau cùng.
Bất cứ sự chết nào còn tồn tại trong bản thể chúng ta cũng đều gớm ghiếc theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải loại bỏ. Chúng ta phải thoát ra khỏi căn c của sự chết trong xác thịt mà vào trong linh, là nơi Đấng Christ, tức sự sng của chúng ta, đang ở. Chúng ta cần trong linh và cư xử theo linh. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi sự chết.