SỰ
BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC TIẾP NHẬN TÍN ĐỒ
(1)
Phúc Âm của Sách La-mã thật kỳ diệu. Trong 11 chương
đầu, Phao-lô hoàn
toàn đề cập đến xưng công chính, thánh hóa, vinh hóa và tuyển chọn. Nếu đọc bốn phần chính này, chúng
ta có thể thấy Đức Chúa
Trời gần như đã hoàn thành tất cả những gì Ngài dự định thực hiện. Trong La-mã, các chương từ 1 đến 11, chúng ta thấy sự sáng tạo
của Đức Chúa Trời, sự sa ngã của con người, sự cứu chuộc của
Đấng Christ, sự xưng công
chính của Đức Chúa Trời và sự giải hòa của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Phao-lô đã bày tỏ cho chúng ta sự đồng nhất của Đức
Chúa Trời, tiến trình sự sống của sự thánh hóa, và vinh hóa. Phao-lô cũng dẫn
chúng ta vào trong nguồn của mọi hoạt động của Đức Chúa Trời-lòng yêu thương
của Ngài. Phao-lô cũng
đưa chúng ta vào phòng bí mật là sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời, là nơi chúng ta thấy gia tể của Ngài.
Chúng ta thật đã nhìn thấy một cái nhìn toàn cảnh! Hãy xem xét tất cả những điều chúng ta
đã đi qua: sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, sự sa ngã của con người, sự cứu chuộc, xưng công chính, giải
hòa, đồng hóa, thánh hóa, vinh hóa, tình yêu và sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời. Mặc dầu tất cả
những điều này đều tuyệt vời nhưng không một điều nào là sự hoàn thành sau cùng của công tác Đức
Chúa Trời. Hoàn thành sau
cùng của công tác Đức Chúa Trời là nếp sống Hội Thánh. Sa-tan quỉ quyệt đã khiến cho ngay cả nhiều
Cơ-đốc nhân yêu quí, tìm kiếm Chúa cũng ghét từ Hội Thánh. Nhiều Cơ-đốc nhân tôn
cao sự thánh hóa và sự sống, nhưng dường như ném bỏ Hội Thánh ra sau lưng, không quan tâm đến Hội
Thánh, và thậm chí chống đối Hội Thánh. Phần lớn họ giữ một quan niệm sai rằng Hội Thánh không dành cho hiện tại mà dành cho tương lai. Vì vậy, mỗi khi nói về Hội Thánh, chúng tôi thấy chính mình gặp rắc rối. Đó là sự quỉ quyệt của kẻ thù. Cách đây gần 2.000 năm, Chúa Jesus hứa Ngài, sẽ trở lại nhanh chóng; nhưng Ngài chưa đến
vì Hội Thánh chưa sẵn sàng. Hội Thánh được xây dựng cách đúng đắn như Chúa đã đề
cập trong Ma-thi-ơ 16:18 đang ở
đâu? Không có Hội Thánh được chuẩn bị đúng đắn, Chúa Jesus không có cách nào trở lại. Sự trở lại của Ngài đòi hỏi
hai điều: quốc gia I-xra-ên được phục hồi và nếp sống Hội Thánh được khôi phục. Nếu hiểu lời tiên tri, anh em sẽ
nhận biết hai vấn đề này là hai dấu hiệu quan trọng nhất về sự trở lại của
Chúa. Sự phục hồi I-xra-ên và sự khôi phục Hội Thánh là cần thiết cho sự trở lại
của Chúa. Không có sự chuẩn bị này, Chúa không thể trở lại. Trong sự khôi phục
của Chúa, chúng ta đang chuẩn bị con đường cho Ngài trở lại. Mỗi ngày chúng ta đọc báo nói
về những sự kiện tại Trung Đông. Tất cả những gì đang xảy ra tại đó là để chuẩn
bị cho sự phục hồi quốc gia I-xra-ên. Mặc dầu biết chắc Chúa đang hành động tại
Trung Đông nhưng tôi thật e ngại về công việc Ngài giữa vòng chúng ta. Ngài phải
làm cho công việc Ngài đối với dân I-xra-ên tương ứng với công việc Ngài
đối với Hội Thánh. Do đó, chúng ta phải hết sức chú ý đến nếp sống
Hôi Thánh.
Sau 11 chương, Phao-lô trình bày đến điểm cuối cùng, là nếp sống Hội
Thánh trong La-mã chương 12. Chúng ta đã thấy Phao-lô dùng năm chương để nói đến
nếp sống Hội Thánh. Trước đây tôi đã chỉ ra rằng phần nói về nếp sống Hội Thánh
bắt đầu một cách rõ ràng với lời Phao-lô nói: “Vậy, anh em ơi, tôi... nài khuyên anh em”
(12:1). Phao-lô nài khuyên chúng ta dâng thân thể mình cho nếp sống Hội Thánh
cách thuộc thể và thực tế. Sau khi nài khuyên chúng ta dâng thân thể cho nếp sống
Hội Thánh, Phao-lô tiến tới phần hai của bản thể chúng ta là hồn, và nói chúng ta cần được biến đổi bởi đổi mới
tâm trí (12:2). Hồn cần được thay đổi cách triệt để, thiết yếu và mang tính
trao đổi chất cả về bản chất lẫn hình thức. Toàn bản thể chúng ta cần được thay
đổi vì nếp sống Hội Thánh, vì không điều gì thiên nhiên, tầm thường, thế tục hay hiện
đại phù hợp với nếp sống Thân Thể. Chúng ta cần một sự biến đổi mang tính trao đổi chất qua sự
hành động ở
bề trong của yếu tố sự sống thần thượng. Chúng ta cần
một cuộc cách mạng triệt để trong tư tưởng, tình cảm và ý chí. Một khi trải qua
sự biến đổi mang tính trao đổi chất như vậy trong toàn bản thể, chúng ta sẽ hữu
ích cho nếp sống Hội Thánh. Hơn nữa, một khi thân thể đã được dâng hiến và hồn
được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí, thì linh chúng ta cần phải bốc cháy. Linh
chúng ta phải được nung đốt. Nếu có tất cả những phẩm chất này thì, từ sự lớn
lên trong sự sống, chúng ta sẽ thấy sự biểu lộ các ân tứ của ân điển trong sự sống. Những ân tứ
và chức năng khác nhau sẽ bắt đầu xuất hiện. Chúng ta không được giống như những
người ngồi trên các hàng ghế nhà thờ trong những cái gọi là Hội Thánh, là những
người đi đến nhà thờ và ngồi trên các hàng ghế như những Chi Thể chết, không có
một chức năng nào. Những người như vậy không bao giờ có thể tham dự vào nếp sống Hội Thánh.
Những người trong nếp sống Hội Thánh phải có thân thể được dâng hiến, hồn được
biến đổi bởi đổi mới tâm trí, và linh nóng cháy. Rồi những ân tứ cần thiết sẽ
được vận dụng, và chúng ta sẽ có nếp sống Hội Thánh.
Vì nếp sống Hội Thánh đúng đắn, chúng ta cần có đời sống Cơ-đốc đúng đắn.
Do đó, bắt đầu từ 12:9 và tiếp tục suốt 13:14, Phao-lô đề cập đến đời sống Cơ-đốc
bình thường. Chúng ta đã thấy trong phần này của Sách La-mã, Phao-lô đề cập đến nhiều điểm:
thái độ và hành vi của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, đối với những
người cùng là Chi Thể, đối với chính mình, và đối với những người bắt bớ; thái
độ của chúng ta đối với chính quyền và những uy quyền được thiết lập; vận dụng
nguyên tắc yêu thương; và chiến trận chống xác thịt. Để thực hành nếp sống Hội
Thánh, chúng ta cần có đời sống Cơ-đốc bình thường hằng ngày, một đời sống
tương xứng với nếp sống Hội Thánh. Chúng ta cần có thận thể được dâng hiến, hồn
dược biến đổi, tâm trí, được đổi mới, linh nóng cháy và các ân tứ được vận dụng.
Đo đó, vào cuối La-mã chương 13, nếp sống Hội Thánh đã được trình bày và đời sống Cơ-đốc
được mô tả cách đầy đủ.
Tuy nhiên, vẫn còn một nhu cầu lớn. Chúng ta phải quan tâm đến việc tiếp
nhận thánh đồ. Trong vấn đề tiếp nhận thánh đồ, chúng ta cần vận dụng sự biện
biệt đến từ việc thực hành nếp sống Hội Thánh và sống đời sống Cơ-đốc
bình thường. Nếu không sáng tỏ về việc tiếp nhận tín đồ, chúng ta sẽ làm thiệt
hại nếp sống Hội Thánh và cắt nếp sống Hội Thánh thành từng mảnh. Trong rất nhiều
chi tiết, chúng ta giống như một người chăm sóc thân thể vật lý của mình, nhưng lại cẩu thả về
một vấn đề có thể làm cho mình mất mạng. Nếu không cẩn thận về việc tiếp nhận
thánh đồ, Hội Thánh sẽ bị thiệt hại. Hơn 40 năm trong nếp sống Hội Thánh,
tôi đã gặp nhiều thánh đồ yêu dấu tuyên bố rằng họ thấy Thân Thể, nhưng sau một thời gian ngắn
họ lại chia rẽ về giáo lý, làm thiệt hại Hội Thánh, và tự cắt mình khỏi sự
tương giao của Hội Thánh. Khi mới tiếp xúc với Hội Thánh, họ nói:
“Ha-lê-lu-gia, tôi đã thấy Hội Thánh”, nhưng vài tháng sau, họ lại bất đồng quan điểm.
Vì vậy, tôi nói rằng chúng ta phải rất cẩn thận trong việc tiếp nhận thánh đồ
cách đúng đắn.
Để tiếp nhận những người cùng là tín đồ trong Chúa, chúng ta cần được biến
đổi. Nếu vẫn còn thiên nhiên, chúng ta sẽ không thể sống hòa hợp với người khác. Thật ra, theo tính khí thiên nhiên, thậm chí
chúng ta không thể đồng ý với chính mình cách nhất quán. Tất cả chúng ta đều
chiến đấu với chính mình. Do đó, Cơ-đốc nhân nào còn ở trong tính khí thiên nhiên đều khó
sống hòa hợp với người khác. Việc tiếp nhận thánh đồ đòi hỏi sự biến đổi.
Tôi tin rằng lời của Phao-lô trong La-mã 12:2 về sự biến đổi bởi sự đổi mới tâm
trí không những chi phối phần thực hành nếp sống Thân Thể, mà cũng chi phối tất
cả các chương liên quan đến việc thực hành nếp sống Hội Thánh. Sự biến đổi
chi phối những điều được tìm thấy trong chương 13 cũng như một số phương diện của
chương 14 và 15. Nếu không được biến đổi, ít nhất ở một mức độ nào đó, chúng ta sẽ không thể làm một với tín đồ
khác. Mặc dầu có thể nhóm với họ nhưng chúng ta không thể tương giao với họ hay
mở [lòng] mình ra cho họ. Nếu buộc phải mở [lòng] mình ra với họ thì cuối cùng
chúng ta cũng sẽ cãi cọ với họ vì chúng ta chưa được biến đổi
và còn rất thiên nhiên trong quan niệm, cách cư xử và trong tất cả những gì
chúng ta là và làm. Do đó, để tiếp nhận những người cùng là tín đồ, chúng ta cần
được biến đổi. Cả La-mã chương 14 và một phần chương 15 được dành cho vấn đề
này. Như chúng ta sẽ thấy, Phao-lô đề cập đến việc tiếp nhận tín đồ với năm điểm
chính.
I.
THEO SỰ TIẾP NHÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI,
KHÔNG
THEO QUAN NIỆM GIÁO LÝ
Chúng ta phải tiếp nhận thánh đồ theo Đức Chúa Trời tiếp nhận họ. Hễ ai
được Đức Chúa Trời tiếp nhận, chúng ta bắt buộc phải tiếp nhận. Chúng ta không
có lựa chọn. Hãy suy xét một gia đình đông con. Một số đứa tốt còn những đứa
khác thì xấu; một số thật dễ thương còn những đứa khác lại khó dạy. Có lẽ trong
một gia đình đông con như vậy, một vài đứa con không vui vẻ với tất cả anh chị
em của mình. Tuy nhiên, con cái phải nhận biết rằng việc quyết định ai là anh
chị em không phải là việc của chúng. Điều đó tùy thuộc vào cha mẹ. Nếu một người
con trong gia đình ấy nghĩ rằng anh mình xấu và phàn nàn về người anh đó, thì lời
phàn nàn như vậy không trực tiếp nhắm vào anh mình, mà là phàn nàn cha mẹ là người sinh
ra anh mình. Cha thiên thượng của chúng ta đã sinh ra nhiều con, nhiều Cơ-đốc
nhân, và Ngài đã tiếp nhận tất cả. Vì vậy, chúng ta cũng phải tiếp nhận họ,
không theo thị hiếu hay sở thích của mình, nhưng theo sự tiếp nhận của Đức Chúa
Trời.
Tuy nhiên, trong Cơ-đốc Giáo, việc tiếp nhận tín đồ không theo tiếp nhận
của Đức Chúa Trời mà theo những quan niệm giáo lý. Hãy suy xét ví dụ về
báp-têm. Có nhiều quan niệm khác nhau về báp-têm. Một số nhất định phải rảy nước,
một số khác nhất định phải dìm trong nước, một số khác tranh luận
về việc phải báp-têm người ta vào trong danh nào, và còn người khác nữa tranh luận
chống báp-têm thuộc thể, cho rằng báp-têm chỉ thuần thuộc linh. Chỉ riêng về một
vấn đề báp-têm mà đã có biết bao nhiêu trường phái ý kiến! Thật đáng sợ. Đó mới
chỉ là một giáo lý! Phải mất nhiều tháng để đề cập đến những quan niệm khác
nhau về giáo lý, chẳng hạn như sự an ninh đời đời, sự tiền định, ý chí tự do, sự cất lên,
v.v... Thậm chí dạy dỗ về việc trùm đầu cũng đã gây nên một số chia rẽ. Một số
nhóm Cơ-đốc nhân nào đó đã chú ý nhiều đến việc trùm đầu của chị em. Thậm chí
có nhiều tranh luận về điều này khi người ta thảo luận về kích thước, màu sắc,
độ dày của vải dùng để trùm đầu. Tôi biết một nhóm nọ nhất định vải trùm phải
màu trắng, không cho phép bất cứ màu nào khác. Thậm chí điều nhỏ nhặt ấy cũng
gây chia rẽ.
Không ai có thể nói các Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa là tà giáo.
Chúng ta tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và được linh cảm cách thần thượng
từng lời từng chữ. Chúng ta tin Jesus là Con của Đức Chúa Trời, Ngài nhục hóa như một con
người sống trên đất này, Ngài chết trên thập tự giá vì các tội phạm của chúng ta,
Ngài phục sinh về mặt thuộc thể và thuộc linh, Ngài đã thăng thiên lên các từng
trời và là Chúa của tất cả, ở bên hữu Đức Chúa Trời, và Ngài cư ngụ trong chúng ta. Chúng ta
tin Đức Chúa Trời duy nhất, Đức Chúa Trời Tam Nhất, Cha, Con, và Linh.
Chúng ta tin Chúa Jesus sẽ trở lại và
sẽ thành lập Vương Quốc Ngài trên trái đất này. Không có gì tà giáo về tất cả
những điều này. Nhưng một số người phê phán và bắt lỗi chúng ta vì chúng ta
không đồng ý với tất cả ý kiến của họ về giáo lý. Một số người khăng khăng phải
làm báp-têm cho người khác ba lần và đòi Hội Thánh phải thực hành điều này. Tuy
nhiên, nếu thực hành điều này, chúng ta sẽ tự đặt tên cho mình là “Hội Thánh báp-têm-ba-lần”. Người khác khăng khăng về việc nói các thứ tiếng [lạ].
Chắc chắn Kinh Thánh có bao hàm việc nói các thứ tiếng, nhưng chúng ta không thể
làm cho Hội Thánh thành một Hội Thánh nói-các-thứ-tiếng. Hội Thánh phải phổ
quát. Nhiều thánh đồ yêu dấu đã cố gắng làm cho Hội Thánh trong sự khôi phục của
Chúa thành một loại Hội Thánh nào đó theo quan niệm giáo lý của họ, nhưng đơn
giản là chúng ta không thể đồng ý với điều đó. Vì vậy, một số đã tách khỏi chúng ta vì họ chia rẽ do các giáo lý hay những thực hành
nào đó.
Lịch sử đáng thương của Cơ-đốc Giáo là một lịch sử chia rẽ và rối loạn.
Những quan niệm khác nhau về giáo lý đã gây nên phần lớn các sự chia rẽ này.
Chúng ta đã học được bài học này sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử Hội Thánh,
và chúng ta không muốn lặp lại bi kịch của lịch sử Cơ-đốc Giáo. Vì vậy, chúng
ta sẽ không bao giờ tranh luận về trùm đầu hay báp-têm, hay ngày thánh, hay về
rượu dùng tại Bàn của Chúa. Chúng ta sẽ không bao giờ tranh luận về những vấn đề
lặt vặt như bánh và chén dùng tại Bàn của Chúa, loại nước dùng trong báp-têm và
cách làm báp-têm cho người ta. Sự khôi phục của Chúa không quan tâm đến những
điều đó. Sự khôi phục của Chúa là vì Đấng Christ như sự sống và vì Hội Thánh là sự biểu lộ Đấng Christ trong sự hiệp một tại mỗi địa phương. Sau khi tuyên
bố nhìn thấy Hội Thánh, một số thánh đồ yêu dấu vẫn tiếp tục giữ sự hiểu biết nào
đó của họ về giáo lý. Hậu quả là họ gây ra nhiều rắc rối, làm cho chính họ bị khốn khổ
và tự tách mình khỏi sự khôi phục của Chúa trong nỗ lực cất Hội Thánh thành nhiều
mảnh. Do dó, chúng ta phải cẩn thận để không tiếp nhận người khác theo quan niệm
giáo lý, nhưng theo tiếp nhận của Đức Chúa Trời.
Phao-lô biết vấn đề tiếp nhận tín đồ quan trọng là dường nào, do đó, ông
dành trọn chương 14 cộng với một phần chương 15 cho đề tài này. Trong La-mã
chương 12, chúng ta thấy Thân Thể. Trong La-mã chương 14, chúng ta-nhận được một lời cảnh cáo. Nếu
không nghe theo lời cảnh cáo này, chúng ta sẽ dùng giáo lý như một con dao để cắt chính
Thân Thể được khải thị trong chương 12 ra làm nhiều mảnh. Nhiều Cơ-đốc nhân nói
về Thân Thể Đấng Christ theo La-mã
chương 12; tuy nhiên, họ phải chịu trách nhiệm về việc giết chết Thân Thể và cắt
Thân Thể làm nhiều mảnh bằng cách sử dụng con dao giáo lý gây chia rẽ. Đó là lý
do vì sao Thân Thể được khải thị theo La-mã chương 12 phải được sống bày tỏ ra
theo La- mã chương 14. Không có La-mã chương 14, chúng ta không thể thực hành
Thân Thể đúng đắn được khải thị trong chương 12. Nhiều Cơ-đốc nhân chú ý đến
La-mã chương 12, nhưng bỏ qua La-mã chương 14; họ nói về Thân Thể nhưng vẫn cứ
chia rẽ và bị chia rẽ vì cứ nắm giữ những quan niệm giáo lý của mình, không muốn buông bỏ. Do
đó, họ không thể kinh nghiệm nếp sống Thân Thể. Vì vậy, sau khi bày tỏ nếp sống Thân Thể
đúng đắn và đời sống Cơ-đốc bình thường, Phao-lô đề cập đến điểm trọng yếu là tiếp nhận tín
dồ. Nếu không quan tâm đến điểm này, chúng ta sẽ tự sát thuộc linh trong mối
quan hệ với nếp sống Hội Thánh. Để có nếp sống Thân Thể, chúng ta phải tiếp nhận tín đồ
theo như Đức Chúa Trời đã tiếp nhận họ cách bình thường, chứ không theo quan niệm
giáo lý của mình cách đặc biệt.
Những quan niệm giáo lý kinh khủng nhất chủ yếu là những quan niệm mà tín
đồ người Do-thái nặng tính tôn giáo nắm giữ. Những quan niệm này thuộc hai loại: ăn uống và giữ
ngày. Những ai nắm giữ các quan niệm này nhấn mạnh rằng một số thức ăn là thánh
khiết còn những thức ăn khác là ô uế, một số ngày nào đó là thánh và những ngày khác là tầm thường.
Những luật lệ ăn uống của họ dựa trên Lê-vi Ký chương 11. Theo cách nhìn của họ,
Dân Ngoại chỉ hơn những con thú ăn tạp một chút mà thôi. Công Vụ chương 10 bày
tỏ rằng ngay cả Phi-e-rơ, vi sứ đồ đầu tiên cũng rất nặng tính tôn giáo về vấn
đề ăn uống. Bản chất tôn giáo của ông bắt buộc Đức Chúa Trời phải bày tỏ cho ông ba lần
cùng một khải thị về những gì được thánh hóa và những gì là phàm tục (Công.
10:9-16). Khi Chúa bảo Phi-e-rơ hãy “làm thịt và ăn”, Phi-e-rơ nói: “Thưa Chúa,
chẳng vậy; vì tôi chẳng hề ăn vật gì phàm tục hay bất khiết bao giờ” (Công.
10:13-14). Chúa trả lời Phi-e-rơ: “Hễ vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, tin ngươi chớ cho là tục” (Công. 10:15). Qua đó chúng ta
thấy rằng, giống như nhiều người khác, Phi-e-rơ cũng bám lấy những quan niệm giáo lý vì
ông nặng tính tôn giáo. Khi những người như vậy tranh luận cho quan niệm của
mình, họ nghĩ họ đang chiến đấu cho lẽ thật của Đức Chúa Trời. Thật ra, họ đang
ngăn trở chuyển động của Đức Chúa Trời trong sự xây dựng Thân Thể Đấng Christ. Không một quan niệm giáo lý nào được là lập trường của
chúng ta trong việc tiếp nhận tín đồ. Nền tảng duy nhất để tiếp nhận tín đồ là
sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời.
A.
Tiếp Nhận Người Yếu Đức Tin
Trong 14:1, Phao-lô nói: “Anh em hãy tiếp nhận kẻ yếu đức tin”. Một số tín đồ yếu đức
tin vì họ chưa nhận được nhiều yếu tố của Đức Chúa Trời truyền vào trong mình. Tuy nhiên,
họ thật có một mức lượng đức tin và chúng ta phải tiếp nhận họ.
Vì yếu đức tin, một số tín đồ không dám dùng mọi món ăn hoặc không dám xem
mọi ngày đều như nhau. Nhưng họ thật có một lượng đức tin và là những tín đồ chân thật trong Đấng
Christ. Cho nên, dựa
trên mức lượng đức tin của họ và sự kiện họ là tín đồ, chúng ta phải tiếp nhận
họ.
B.
Không Xét Đoán Ý Kiến Của Họ
Chúng ta cần đọc trọn 14:1-5: “Anh em hãy tiếp nhận kẻ yếu đức tin, nhưng
không nên xét đoán ý kiến của họ. Người này tin rằng mọi vật đều ăn được cả, còn kẻ
yếu đuối kia chỉ ăn rau mà thôi. Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn, người không
ăn chớ xét đoán kẻ ăn; vì Đức Chúa Trời đã tiếp nhận người. Ngươi là ai mà xét đoán gia bộc của
kẻ khác? Nó đứng hay ngã chỉ can hệ với chủ nó. Mà nó chắc đứng, vì Chúa có quyền
khiến nó đứng. Người nầy coi ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia coi mọi ngày đều như nhau.
Ai nấy đều phải định chắc trong tâm trí mình”. Trong La-mã chương 14, chính
Phao-lô là gương mẫu nổi bật trong việc không xét đoán những lý luận về giáo lý
vì ông không bày tỏ ý kiến về giáo lý nào đúng, giáo lý nào sai. Chắc chắn ông
biết giáo lý đúng đắn về việc ăn và giữ ngày. Tuy nhiên, ông không theo phe
nào, nhưng truyền cho tất cả chúng ta phải bao hàm và không phê phán người
khác. Hãy để người khác tự do ăn những gì họ muốn ăn và giữ những gì họ muốn giữ.
Đối với họ, ngày này thánh hơn ngày kia, nhưng đối với những người mạnh mẽ hơn
trong đức tin, mọi ngày đều như nhau.
Chúng ta cũng phải học tập không xét đoán những lý luận về giáo lý. Khi
người ta hỏi anh em về phương pháp làm báp-têm hay loại nước sử dụng, anh
em không nên đi đến chỗ tranh luận về giáo lý. Nói cách khác, đừng phê phán vấn
đề. Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi về giáo lý là giúp người ta quay khỏi
những quan niệm về giáo lý mà hướng về Đấng Christ là sự sống. Theo bản chất, tất cả chúng ta đều có
khuynh hướng thuyết phục người khác và tranh luận với họ về những quan niệm của
mình. Chúng ta phải tránh điều đó.
C. Tiếp Nhận Người,
Vì
Đức Chúa Trời Đã Tiếp Nhận Người
Trong 14:3, Phao-lô nói: “Vì Đức Chúa Trời đã tiếp nhận người”. Đó là cơ
sở cho việc chúng ta tiếp nhận người khác. Một khi Cha đã tiếp nhận một người,
chúng ta cũng phải tiếp nhận người ấy. Chúng ta không có quyền lựa chọn. Dầu một
tín đồ yếu đuối hay kỳ quặc đến đâu, chúng ta vẫn phải tiếp nhận người.
D.
Tất Cả Đều Thuộc Về Chúa
Và
Tất Cả Đều Sống Cho Chúa
Xin đọc 14:6-9: “Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa. Kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ cảm
tạ Đức Chúa Trời; kẻ không ăn, cũng không ăn vì Chúa, và họ cũng cảm tạ Đức
Chúa Trời. Bởi chẳng một ai trong chúng ta vì chính mình mà sống. Cũng chẳng một
ai vì chính mình mà chết. Vì nếu chúng ta sống là sống cho Chúa, nếu chúng ta
chết là chết cho Chúa. Vậy nên, chúng ta hoặc sống hoặc chết đều
thuộc về Chúa cả. Bởi cớ ấy Christ đã chết và sống lại, cốt để làm Chúa của cả kẻ chết lẫn kẻ sống”. Tất cả Cơ-đốc nhân
thật đều thuộc về Chúa. Tất cả đều được cùng một Chúa sinh ra bất kể họ đã chịu
báp-têm cách nào, họ dùng thức ăn gì, hay họ giữ những ngày nào. Các câu từ 6 đến
9 cho chúng ta thấy điều gì là quan trọng và điều gì là không quan trọng. Sống cho Chúa và
thuộc về Chúa là quan trọng. Hễ một người thuộc về Chúa và sống cho Chúa thì tốt
rồi. Chúng ta không được áp đặt những đòi hỏi khác trên người ấy theo những
quan niệm giáo lý của mình. Mặt khác, nếu bắt đầu tranh luận về giáo lý, chúng
ta sẽ sớm chia rẽ theo những quan niệm khác nhau của mình. Chúng ta phải quan
tâm đến những điều quan trọng. Một khi Đức Chúa Trời Cha đã tiếp nhận tất cả
chúng ta và một khi chúng ta tin Chúa và sống cho Ngài, chúng ta nên tiếp nhận
lẫn nhau.
II.
TRONG ÁNH SÁNG CỦA NGAI PHÁN XÉT
Hơn nữa, chúng ta cũng phải tiếp nhận các thánh đồ
trong ánh sáng của ngai phán xét. Chúng ta cần đọc các câu từ
10 đến 12: “Nhưng, hỡi người kia, sao ngươi xét đoán anh em mình? Còn người kia
ơi, sao ngươi lại khinh dể anh em mình? Vì chúng ta thảy đều sẽ đứng trước tòa
án (hay: ngai phán xét) của Đức Chúa Trời. Vì có chép rằng: ‘Chúa phán: Ta chỉ
sự sống Ta mà thề: Mọi đầu gối sẽ quì lạy Ta, mọi lưỡi sẽ thừa nhận Đức Chúa Trời’.
Như vậy, mỗi người trong chúng ta đều khai trình công việc của
chính mình với Đức Chúa Trời”. “Ngai phán xét của Đức Chúa Trời” trong câu 10 là “ngai phán
xét của Đấng Christ” trong
2Cô-rin-tô 5:10. Sự phán xét tại ngai phán xét của Đức Chúa Trời sẽ diễn ra trước
thời đại một ngàn năm, ngay sau khi Đấng Christ trở lại (1Cô. 4:5; Mat.
16:27; 25:19; Lu. 19:15), đời sống và công tác của
tín đồ sẽ bị phán xét vào thời điểm ấy (Khải 22:12; Mat. 16:27; 1Cô. 4:5; 3:13-15; Mat. 25:19; Lu. 19:15). Sự phán xét này không liên hệ đến
sự cứu rỗi của tín đồ, vì tất cả những người xuất hiện tại ngai phán xét của Đức
Chúa Trời đều đã được cứu rồi. Sự phán xét này sẽ đánh giá đời sống và công tác của tín đồ sau khi được
cứu. Sự phán xét này sẽ quyết định phần thưởng của tín đồ trong Vương Quốc một
ngàn năm (Mat. 25:21, 23; Lu.
19:17, 19; 1Cô. 3:14-15; Mat. 16:27; Khải
22:12; Lu. 14: 14; 2Ti. 4:8). Tín đồ sẽ đứng trước ngai phán xét này để khai
trình với Đức Chúa Trời về đời sống và công tác của mình. Đây là tư tưởng của
Phao-lô: chúng ta không nên tranh luận. với người khác hay phê phán họ, nhưng
hãy quan tâm đến chính mình vì một ngày kia, chúng ta sẽ đứng trước ngai phán
xét của Đức Chúa Trời để khai trình về đời sống và công tác của mình sau khi được cứu. Vì sự phán xét này
liên quan đến cách sống của tín đồ trước mặt Chúa và những gì họ đã làm cho Chúa sau
khi được cứu, và vì sự biến đổi của tín đồ liên quan rất nhiều đến sự phán xét này, nên sự phán xét được đề cập ở đây trong phần nói về sự biến đổi.
Vì lẽ thật về sự phán xét tín dồ hầu như hoàn toàn giấu kín đối với các
thánh đồ nên chúng ta cần đọc và bình luận một vài câu có sẵn trong phân đoạn trước để tham
khảo. Chúng ta có thể bắt đầu với 2Cô-rin-tô 5:10: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu
trước ngai phán xét của Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh những điều mà bản thân
đã làm ra, theo như sở hành hoặc thiện hoặc ác vậy”. Đây không phải là sự phán
xét đời đời của Đức Chúa Trời được đề cập đến trong La-mã 2:2,3,5,16 và 3:8, là
sự phán xét chủ yếu sẽ được thực hiện tại ngai trắng được bày tỏ trong Khải Thị 20:11-15. Sự phán xét đời
đời tại ngai trắng sau thời đại một ngàn năm, sẽ phán xét tất cả những người vô tín đã chết,
và sẽ liên quan đến hình phạt đời đời trong Hồ Lửa. Sự phán xét tại ngai phán
xét của Đấng Christ sẽ phán xét đời
sống và việc làm của tín đồ, và sẽ quyết định tín đồ hoặc nhận được phần thưởng cho điều “thiện” hoặc
chịu đựng một loại mất mát nào đó cho điều “ác”. Sau đó, 1Cô- rin-tô 4:5 chép:
“Vậy, chớ nên xét đoán gì sớm quá, hãy đợi Chúa đến, Ngài sẽ phơi sáng những điều
giấu kín ở nơi tối tăm, và bày
tỏ các mưu định của mọi lòng. Bấy giờ ai nấy sẽ được Đức Chúa Trời ngợi khen”.
Câu này cũng chỉ về sự phán xét tại ngai phán xét của Đức Chúa Trời hoặc của Đấng
Christ. Nếu hành động
đúng đắn, chúng ta sẽ được “Đức Chúa Trời ngợi khen”. Ma-thi-ơ 16:27 cũng nói về
sự phán xét tín đồ. “Vì Con [Loài] Người sẽ lấy vinh hiển của Cha Ngài mà ngự đến
với các thiên sứ Ngài, lúc đó Ngài sẽ báo ứng cho từng người tùy việc làm của họ”.
Câu này cho biết khi Chúa đến, Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta tùy theo việc
làm của chúng ta. Chúng ta tìm thấy một tư tưởng tương tự trong Ma-thi-ơ 25:19.
“Cách lâu ngày chủ của các tôi tớ ấy trở về tính sổ với họ”. Điều này có nghĩa
là gì? Có nghĩa là Chúa sẽ nhìn vào sổ sách của chúng ta và chúng ta sẽ phải
khai trình đầy đủ về đời sống và công việc của mình sau khi được cứu. Điều này
sẽ xảy ra tại ngai phán xét của Đấng Christ. Lu-ca 19:15 liên quan mật thiết với điều này: “Khi
người đã nhận lấy nước trở về, bèn truyền đòi các tôi tớ mà người đã giao bạc cho đến, để biết họ buôn
lời được bao nhiêu”. Một lần nữa, lời này chỉ về việc tính sổ với Chúa tại ngai
phán xét của Đấng Christ.
Chúng ta cần chú ý kỹ lCô-rin-tô 3:13-15. “Công trình của mỗi người đều sẽ
bộc lộ; vì ngày đó sẽ biểu thị nó ra, nó phải hiển lộ trong lửa, chính lửa ấy sẽ
thử nghiệm công trình của mỗi người là thuộc thứ nào. Ví bằng công trình của ai
xây cất trên nền đó được còn lại, thì người ấy sẽ lãnh phần thưởng. Nếu công
trình của ai bị thiêu hủy, thì người ấy sẽ bị lỗ (hay: bị mất mắt) còn chính
người thì sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy”. Các từ “bị lỗ (hay: bị mất mát)”
trong câu 15 không có nghĩa là hư mất. Sự cứu rỗi của chúng ta là đời đời và
chúng ta không thể hư mất. Tuy nhiên, nếu bị lỗ, anh em sẽ được cứu “dường như qua lửa”. Nhiều
Cơ-đốc nhân xao lãng câu này. Hầu như tất cả Cơ-đốc nhân đều tuyên bố rằng một
khi đã được cứu, họ không có nan đề gì liên quan đến sự phán xét trong tương
lai. Nếu anh em bảo họ có thể chịu lỗ, họ sẽ khăng khăng cho tư tưởng ấy là tà
giáo. Tuy nhiên, chúng ta phải lắng nghe lời Phao-lô nói rõ trong lCô-rin-tô
3:15. Phao-lô nói dứt khoát rằng nếu công việc của một người bị thiêu hủy, người
ấy sẽ bị lỗ. Loại công việc nào sẽ bị thiêu hủy? Gỗ, cỏ khô và rơm rạ được đề;
cập trong câu 12. Đây sẽ là loại mất mát gì? Mặc dầu chúng ta không thể nói
cách chắc chắn một sự mất mát nào đó nhưng rõ ràng người ấy sẽ phải chịu. Đó
không phải là mất sự cứu rỗi, vì Phao-lô nói người có công việc bị thiêu hủy
thì “chính người sẽ được cứu”. Tuy nhiên, chúng ta không nên tự mãn vì để kết
luận câu này, Phao-lô nói: “song dường như bởi lửa vậy”; tốt hơn nên dịch cụm từ
này là “dường như qua lửa vậy”. Khi nghe điều này, một số người có thể phản ứng
rằng đây là sự dạy dỗ của Công Giáo về ngục luyện tội. Tôi quá quen thuộc với sự
dạy dỗ của Công Giáo về ngục luyện tội và quen thuộc với sự kiện Công Giáo
không dùng câu này trong Cô-rin-tô Thứ Nhất để làm cơ sở cho sự dạy dỗ về ngục luyện tội. Theo sự dạy dỗ của Công Giáo ve ngục
luyện tội, anh em có thể thu ngắn sự khôn khổ của một người thân đang chịu đựng
lửa tinh luyện của ngục luyện tội sau khi người ấy chết bằng cách đóng góp tiền
bạc thay cho người ấy. Tuy nhiên, khi nói đến Lời thuần khiết của Kinh Thánh,
trong tâm trí chúng tôi không có quan niệm về ngục luyện tội. Cùng với Phao-lô,
chúng tôi chỉ nói rằng chúng ta phải cẩn thận vì khi Chúa trở lại, Ngài sẽ bảo
chúng ta trao cho Ngài bản khai trình đầy đủ về, đời sống và công việc của
chúng ta. Ngài sẽ nói: “Ta đã ban cho con một ân tứ nào đó. Con đã làm gì cho Ta? Con đã hoàn
thành điều gì cho Ta từ khi con được cứu? Con đã thực hiện loại công tác xây dựng
nào? Con đã xây dựng bằng gỗ, cỏ khô, rơm rạ, hay bằng vàng, bạc và đá quí?” Điều
này sẽ quyết định việc Chúa có thưởng cho chúng ta hay không. Trong lCô-rin-tô
chương 3, Phao-lô nói rõ rằng nếu công việc của chúng ta còn lại, chúng ta sẽ
nhận được phần thưởng, nhưng nếu công việc của chúng ta bị thiêu hủy, chúng ta
sẽ bị mất mát, mặc dầu chúng ta sẽ được cứu rỗi đời đời. Tôi
không dám nói sự mất mát ấy là gì, nhưng tôi biết điều đó sẽ không dễ chịu đâu.
Tôi đơn giản trình bày cho anh em Lời thuần khiết. Đây là một phương diện về
ngai phán xét của Đấng Christ. Đó là lời rõ
ràng của Kinh Thánh, và Kinh Thánh không bao giờ sai. Được cứu là một điều; nhận
được phần thưởng tích cực từ nơi Chúa cho công tác của chúng ta là một điều
khác; và chịu mất mát vì công trình không đúng đắn của mình lại là một điều
khác nữa. Điều đó rất nghiêm trọng, và chúng ta không nên lơi lỏng về điều này.
Vì Cơ-đốc nhân không sáng tỏ về Lời thuần khiết của Đức Chúa Trời nên có
hai trường phái chính là trường phái Calvin và trường phái Arminius. Theo trường
phái Calvin, một khi anh em được cứu, anh em được cứu đời đời và sẽ không
có nan đề nào cả trong tương lai. Theo trường phái Arminius, anh em có thể lại
bị hư mất nếu không sống và làm việc cách đúng đắn sau khi được cứu. Hai trường phái này trình
bày hai thái cực, và không có trường phái nào tìm được trong Kinh Thánh một chiếc
cầu để bắt ngang qua khoảng cách giữa hai thái cực ấy. Chiếc cầu này là ngai
phán xét của Đức Chúa Trời. Một khi đã được cứu, chúng ta được cứu đời đời và
không bao giờ có thể hư mất. Điều này khác với sự dạy dỗ của Ngũ Tuần tuyên bố
rằng người ta không được cứu đời đời trong đời sống này, và có thể được cứu và
hư mất nhiều lần trong suốt một đời người. Đó là sự cứu rỗi giống như một chiếc
thang máy lên xuống. Tuy nhiên, Kinh Thánh tuyên bố sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời
là đời đời. Trong Giăng 10:28-29, chúng ta được biết một khi đã có sự sống đời đời, chúng
ta sẽ không bao giờ hư mất. Nhưng có những câu như lCô-rin-tô 3:15 cho biết
trong tương lai, chúng ta có thể bị mất mát. Khi Chúa trở lại, Ngài sẽ nhóm họp
tất cả tôi tớ lại trước mặt Ngài để họ khai trình về đời sống và công việc của
họ. Mặc dầu được cứu đời đời, nhưng chúng ta vẫn phải khai trình với Chúa về đời
sống và việc làm của mình tại ngai phán xét của Đấng Christ. Chúa sẽ nhìn vào sổ sách của chúng ta và quyết định
chúng ta sẽ được phần thưởng hay bị mất mát. Trong 2Ti-mô-thê 4:8, Phao-lô có
thể nói: “Từ rày về sau mão miện công nghĩa đã để dành cho ta, Chúa là quan án
công nghĩa, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, chẳng những cho ta mà thôi,
nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện ra của Ngài nữa”. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là tất cả tín đồ đều nhận được mão miện công chính. Anh em có nhận
được mão miện công chính hay không là tùy thuộc vào kết quả tại ngai phán xét.
Cuối cùng, trong Khải Thị 22:12, chính Chúa Jesus phán: “Kìa, Ta đến mau chóng, đem tiền công theo để trả
cho mỗi người tùy công việc của họ”. Tôi tin rằng hiện nay vấn đề phán xét tại
ngai phán xét của Đấng Christ đã được sáng tỏ.
Chúng ta phải cẩn thận về việc phán xét người khác, vì chính chúng ta sẽ bị Đức
Chúa Trời phán xét.
Chúng ta phải tiếp nhận tín đồ trong ánh sáng ngai phán xét của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không nên phê phán người khác mà hãy phán xét chính mình. Nếu không
phán xét mình, chúng ta sẽ phải khai trình trước ngai phán xét của Đấng Christ. Một số tín đồ phán xét những người muốn loại bỏ tình
trạng cũ kỹ của họ bằng cách chôn cất bằng nước, nhưng lại không phán xét chính
mình vì đi đến rạp chiếu bóng. Nếu anh em phê phán người khác mà không phán xét
chính mình vì đi xem phim thì tại ngai phán xét, Chúa sẽ yêu cầu anh em khai
trình về điều đó. Một số chị em trong một nhóm nọ trùm đầu bằng khăn trùm dài màu trắng và thường phán
xét, lên án những chị em khác cầu nguyện mà không trùm đầu hoặc cùng lắm chỉ đội
một cái chóp nhỏ. Mặc dầu những chị em này trùm khăn trùm trắng, dài trong các
buổi nhóm, nhưng ở nhà, một số người trong họ lại chiếm quyền làm đầu của chồng.
Họ cần phải phán xét chính mình về vấn đề này. Đừng phán xét người khác, hãy tự
phán xét chính mình. Mỗi khi sắp tiếp nhận một tín đồ khác trong Chúa, chúng ta
phải vận dụng sự biện biệt trong ánh sáng của ngai phán xét và nói: “Ôi Chúa, xin
thương xót con. Con không xứng đáng phán xét anh em mình. Xin bao phủ con, Chúa
ơi. Con muốn được Ngài phán xét. Con muốn phán xét chính mình về đời sống và nếp sống
của mình”. Đó nên là thái độ của chúng ta.
Chúng ta không nên phê phán người khác nhưng nên phán xét chính mình. Nếu
không phán xét chính mình bây giờ thì khi đứng trước ngai phán xét của Đức Chúa
Trời, chúng ta sẽ phải làm như vậy. Tất cả chúng ta cần phải được ngai phán xét
soi sáng. Mỗi khi một tín đồ mới đến với mình, chúng ta phải vận dụng sự biện
biệt khi tiếp nhận người ấy. Tuy nhiên, trong ánh sáng của ngai phán xét của Đức
Chúa Trời, chúng ta phải tự phán xét chính mình nhiều hơn. Do đó, tư tưởng của
Phao-lô trong La-mã 14:10-12 là không nên phán xét người khác mà hãy để Chúa giải
quyết họ. Chúng ta nên phán xét chính mình. Khi sắp phán xét người khác, hãy nhớ Chúa sẽ tính sổ
với chúng ta khi Ngài trở lại. Đây là vấn đề nghiêm trọng.