Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI MƯƠI HAI



SỰ TUYỂN CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI,
PHẦN ĐỊNH CỦA CHÚNG TA
(1)
Chúng tôi đã đề cập đến La-mã từ chương 1 đến chương 8. Chúng ta có thể xem các chương từ 9 đến 11 là phần nằm trong ngoặc đơn, và chương 12 là phần nối tiếp của chương 8. Theo ý nghĩa tiến trình sự sng hay thực hành sự sng thì nói như vậy là đúng; tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng theo quan niệm của Phao-lô, những chương này nằm trong ngoặc đơn, vì trong đó có một s yếu tố là phần nối tiếp giữa các chương 2 đến 8 và 12 đến 16. Vì vậy, theo một ý nghĩa, ba chương này là một ngoặc đơn, nhưng theo một ý nghĩa khác, chúng hình thành phần ni tiếp giữa La-mã chương 8 và 12.
I. BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG KÊU GỌI
Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời là phần định của chúng ta. Phần định đời đời của chúng ta hoàn toàn được thiết lập bởi sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời. Sự tuyển chọn và phần định này thuộc về chính Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi, không thuộc về những người [cậy vào] việc làm. Sự tuyển chọn chúng ta tuyệt đi thuộc về Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi. Để nắm được điểm này, cần đọc 9:1-13.
“Tôi nói thật trong Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi cảm Thánh Linh làm chứng cho tôi (RcV: lương tâm tôi làm chứng với tôi trong Thánh Linh)”. Câu này chứng tỏ lương tâm là một phần của nhân linh. Chúng ta đã thấy Thánh Linh làm chứng với linh chúng ta (8:16). Tuy nhiên, trong câu này, chúng ta được biết lương tâm làm chứng trong Thánh Linh. Do đó, vì Thánh Linh làm chứng với linh chúng ta và lương tâm làm chứng với Thánh Linh nên lương tâm phải là một phần của linh.

Lương tâm của Phao-lô; làm chứng rằng lòng ông vô cùng buồn rầu và không ngớt đau đn (c. 2). Đó là đau đớn Phao-lô chịu vì bà con thân thuộc của ông để họ được cứu.
“Bởi tôi nguyện có thể vì anh em, bà con tôi theo xác thịt mà chính tôi phải bị rủa sả lìa khỏi Đấng Christ, thì tôi cũng cam” (c. 3). Đó là một lời cầu nguyện nghiêm trọng. Phao-lô cầu nguyện tha thiết như vậy vì ông ước ao người I-xra-ên được cứu. Cầu nguyện để người I-xra-ên được cứu là điều cần thiết, nhưng cầu nguyện để ông bị rủa sả thì quá cực đoan. Dầu thuộc linh đến đâu và ở trong linh bao nhiêu, chúng ta vẫn có thể thốt ra một lời cầu nguyện không bởi Chúa. Khi Phao-lô cầu nguyện mình bị rủa sả, lìa khỏi Đấng Christ, tôi không tin lời cầu nguyện ấy thụộc về Chúa. Anh em có tin Chúa bắt buộc Phao-lô phải cầu nguyện rằng ông sẽ bị rủa sả, lìa khỏi Đấng Christ không? Tôi không nghĩ Chúa đòi hỏi Phao-lô điều này. Thế thì, điều gì thúc giục ông cầu nguyện như thế? Đó là ước ao mãnh liệt của Phao-lô. Ông cầu nguyện như vậy vì tình yêu lớn ông dành cho bà con họ hàng của mình.
Nhiều khi chúng ta mong muốn một điều gì đó cách mãnh liệt và mong muốn ấy khiến chúng ta thốt lên một lời cầu nguyện cực đoan. Một anh em có thể cầu nguyện cho vợ mình đang bị bệnh trầm trọng cách quyết liệt bằng mọi cách, thậm chí kiêng ăn. Chúa có thể đáp lời cầu nguyện của anh nhưng không theo cách của anh. Đó chính là trường hợp Phao-lô cầu nguyện trong câu 3. Ông cầu nguyện với lòng mong muốn tha thiết Đức Chúa Trời gạt bỏ và làm cho ông nên một sự rủa sả để anh em ông được cứu. Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện này nhưng không theo cách của ông.
“Họ là người I-xra-ên, danh phận con cái (hoặc: quyền làm con), vinh hiển, giao ước, luật pháp, lễ nghi (RgV: sự phục vụ) và lời hứa đều thuộc về họ” (c. 4). Quyền làm con nghĩa là quyền thừa kế. Vinh hiển được đề cập trong câu này là gì? Vinh hiển của Đức Chúa Trời được tỏ ra cho dân I-xra-ên ít nhất hai lần: trong đồng vắng khi Đền Tạm được dựng lên (Xuất 40;-34) và ti Giê-ru-sa-lem khi Đền Thờ được xây dựng và dâng hiến (2Sử 5:13-14). Trong cả hai trường hợp, dân I-xra-ên đều thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời. Giao ước là những giao ước Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham (Sáng. 17:2; Công. 3:25; Ga. 3:16-17) và với cón cái I-xra-ên tại Si-nai (Xuất. 24:7; Phục. 5:2) và tại Mô-áp (Phục. 29:1,14). Những giao ước này được dân I-xra-ên trân trọng giữ gìn (Êph. 2:12). Việc ban Kinh Luật chỉ về luật pháp (Phục. 4:13; Thi. 147:19), là những điều quí báu đối với người I-xra-ên. Sự phục vụ được đề cập trong câu này chắc chắn là sự phục vụ của thầy tế lễ hay của người Lê-vi, vì mọi sự phục vụ liên quan đến Đền Tạm đều dưới tay các thầy tế lễ và người Lê-vi. Những lời hứa là những lời hứa Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cp và Đa-vít (La. 15:8; Công. 13:32).
Câu 5 chép: “Các tổ phụ thuộc về họ, và Đấng Christ, theo xác thịt, thì cũng từ họ mà ra, là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng chúc tụng đời đời. A-men”. Các tổ phụ là Áp-ra-ham, Y- sác, Gia-cốp và những người khác. Cũng vậy, theo bản chất con người của Ngài, Đấng Christ ra từ con cái I-xra-ên. Phao-lô nói Đấng Christ “trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng chúc tụng đời đời”. Khi viết đến điểm này, Phao-lô đầy dẫy Thân V vinh hiển của Đấng Christ đến nỗi tuôn ra những gì đang có trong lòng-“Đấng [Christ] trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng chúc tụng đời đời. A-men”. Tất cả chúng ta cần phải được ấn tượng sâu xa, nhận thức đầy đủ và quí trọng sự kiện Chúa Jesus Christ chính là Đức Chúa Trời, Đấng trên hết mọi sự và đáng chúc tụng đời dời. Đầu trong xác thịt, Ngài ra từ dòng dõi Do-thái nhưng Ngài chính là Đức Chúa Trời vô hạn. Do đó, Ê-sai 9:6 chép: “Có một con trẻ sanh cho chúng ta... Ngài sẽ được gọi là... Đức Chúa Trời toàn năng”. Chúng ta ngợi khen Ngài về thần cách của Ngài và chúng ta thờ phượng Ngài là chính Đức Chúa Trời đời đời.
“Ấy chẳng phải là nói lời Đức Chúa Trời ra hư không đâu. Vì những kẻ ra từ I-xra-ên chẳng phải hết thảy đều là người I-xra-ên đâu” (c. 6). Trong câu 3, Phao-lô cầu nguyện do mong muốn bà con mình được cứu. Khi đến câu 6, ông nói về gia tể của Đức Chúa Trời. Trong câu 3, ông thốt lên một lời cầu nguyên từ sự quyết liệt của mình, thậm chí muốn “bị rủa sả lìa khỏi Đấng Christ”. Trong câu 6, ông nói: “Vì những kẻ ra từ I-xra-ên chẳng phải hết thảy đều là người I-xra-ên đâu”. Gia tể của Đức Chúa Trời là không phải tất cả những người ra từ I-xra-ên, tức là tất cả những người do I-xra-ên sinh ra, đều là người I-xra-ên thật. Mọi người Do-thái đều do I-xra-ên sinh ra, nhưng không phải họ đều được Đức Chúa Trời tuyển chọn. Họ đều thuộc về Do-thái Giáo, nhưng không phải tất cả đều được cứu dầu bề ngoài họ có tất cả những điều tốt, kể cả Đấng Christ, mà Đức Chúa Trời đã hứa trong Lời Thánh của Ngài.
“Cũng không phải vì họ là dòng dõi Áp-ra-ham mà hết thảy đều là con cái đâu; bởi ‘Duy kẻ ra từ Y-sác mới gọi là dòng dõi ngươi’ “ (c. 7). Trong câu 6 và 7, Phao-lô ở trong ánh sáng của gia tể Đức Chúa Trời và nhìn thấy mọi sự cách rõ ràng. Chỉ có phần dòng dõi của Áp-ra-ham trong Y-sác mới được kêu gọi. Ngoài Y-sác, Áp-ra-ham có một con trai khác tên là Ích-ma-ên. Dầu Ích-ma-ên do Áp- ra-ham sinh ra, nhưng chính Ích-ma-ên cũng như dòng dõi ông, tức người Ả-rập, đều không được Đức Chúa Trời chọn. Họ là con cái của xác thịt và không thể được kể là con cái của Đức Chúa Trời. Chỉ có Y-sác và một phần của dòng dõi ông được Đức Chúa Trời chọn và kể là con cái của Đức Chúa Trời.
Câu 8 nói tiếp: “Nghĩa là chẳng phải con cái thuộc xác thịt là con cái của Đức Chúa Trời, duy con cái thuộc lời hứa mới được kể là dòng dõi vậy”. Theo gia tể của Đức Chúa Trời, không phải con cái thuộc xác thịt là con cái của Đức Chúa Trời, nhưng con cái của lời hứa mới được kể là dòng dõi. Không phải, tất cả dòng dõi của Áp-ra-ham đều là con cái của Đức Chúa Trời. Sự sinh ra tự nhiên không đủ làm cho họ thành con cái của Đức Chúa Trời; họ cần được tái sinh (Gi. 3:7). Cụm từ “con cái thuộc lời hứa” chỉ về sự ra đời lần thứ hai, vì chỉ bởi được, sinh ra lần thứ hai họ mới được kể là con cái thuộc lời, hứa, và do đó, được kể là dòng dõi.
“Vì đây là lời hứa: ‘Cũng kỳ nầy Ta sẽ đến, thì Sa-ra sẽ có một con trai’. Chẳng những thế thôi, Rê-bê-ca cũng chỉ bởi một người là Y- sác, tổ phụ chúng ta, mà thọ thai. Khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi hoặc thiện hoặc ác-hầu cho chỉ định của Đức Chúa Trời theo sự tuyển chọn cứ còn mãi, chẳng phải bởi việc làm, bèn là bởi Đấng kêu gọi-thì có lời phán cùng nàng rằng: ‘Đứa lớn sẽ hầu việc đứa nhỏ’; Chính như có chép rằng: ‘Ta yêu Gia-cốp, nhưng ghét Ê-sau’ “ (cc. 9-13). Những câu này cho chúng ta thấy sự kiện Đức Chúa Trời không tuyển chọn theo việc làm của con người, nhưng tuyệt đối theo sự tuyển chọn của Ngài. Chúng ta được biết rằng bởi một người là Y-sác mà Rê-bê-ca có thai và sinh ra hai con trai, là Ê-sau và Gia-cốp. Trước khi hai con được sinh ra và trước khi chúng làm điều thiện hoặc ác, Đức Chúa Trời đã bảo Rê-bê-ca rằng đứa lớn, là Ê-sau, sẽ phục vụ đứa nhỏ, là Gia-cốp. Điều này chứng tỏ sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào Ngài yêu hay Ngài ghét.
Do đó, Đức Chúa Trời phán: “Ta yêu Gia-cốp, nhưng ghét Ê-sau” (Mal. 1:2-3). Lời này rất mạnh. Chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời chỉ yêu thôi và Ngài không bao giờ ghét, nhưng ở đây nói Đức Chúa Trời ghét. “Ta yêu Gia-cốp, nhưng ghét Ê-sau”. Chỉ có những ai được Đức Chúa Trời yêu và chọn mới được kể là dòng dõi. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Tri tùy thuộc vào chính Ngài là Đấng kêu gọi theo ưa thích của Ngài, không theo việc làm của con người. Dầu Đức Chúa Trời nói: “Trong Y-sác sẽ được gọi là dòng dõi ngươi” (Sáng 21:12), nhưng chỉ một trong hai con trai của Y-sác được Đức Chúa Trời chọn. Điều này bày tỏ một sự thật là sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời cũng không do dòng dõi của một người. Đức Chúa Trời không tuyển chọn người ta theo bất cứ điều gì khác hơn chính Ngài.
II. BỞI SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
“Vậy chúng ta phải nói gì? Phải chăng với Đức Chúa Trời có sự bất công? Chắc chắn là không! Vì Ngài phán vi Môi-se rằng Ta sẽ thương xót người nào Ta thương xót, và Ta sẽ bày tỏ lòng trắc ẩn cho người nào Ta bày tỏ lòng trắc ẩn” (c. 15, RcV). Khi Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ”, chúng ta không nên tranh luận với Ngài. Chúng ta không phải là Đức Chúa Trời và không có quyền tể trị của Ngài. Chúng ta có thể lý luận và hỏi: “Sao Ngài yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau?” Có lẽ Đức Chúa Trời trả lời: “Đừng tranh luận với Ta. Ta sẽ làm như vậy. Ta sẽ thương xót kẻ nào Ta thương xót. Mọi sự tùy thuộc vào ý muốn của Ta”.
Có gì khác biệt giữa lòng thương xót và lòng trắc ẩn? Thật khó phân biệt. Mặc dầu lòng trắc ẩn rất gần với lòng thương xót nhưng tôi muốn nói lòng trắc ẩn sâu xa hơn, tinh tế hơn, phong phú hơn lòng thương xót. Đặt lòng trắc ẩn cùng với lòng thương xót trong câu này làm cho mạnh mẽ sự kiện Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót.
“Vậy, điều đó chẳng phải bởi kẻ mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót” (c. 16). Thương xót vượt xa hơn ân điển. Nếu tôi ở trong một tình trạng tốt đẹp và địa vị của tôi tương xứng với địa vị của anh em, thì khi anh em tặng tôi một món quà, đó là ân điển. Tuy nhiên, khi tôi ở trong một tình trạng nghèo nàn và địa vị của tôi cách xa địa vị của anh em, và anh em tặng tôi một điều gì đó, thì ấy là thương xót. Nếu tôi đến với anh em như bạn thân và anh em tặng tôi một quyển Kinh Thánh làm quà, đó là ân điển. Nhưng nếu tôi là một người ăn xin nghèo nàn dơ bẩn, không thể làm gì cho chính mình, và anh em cho tôi 10 Mỹ kim, thì đó không phải ân điển mà là thương xót. Do đó, thương xót vượt xa hơn ân điển. Ân điển chỉ mở rộng đến một tình cảnh tương xứng với ân điển, nhưng sự thương xót vượt xa hơn nhiều, đến một tình cảnh nghèo nàn và không, xứng đáng với ân điển. Theo tình trạng thiên nhiên của mình chúng ta xa cách Đức Chúa Trời, hoàn toàn không xứng đáng với ân điển Ngài. Chúng ta chỉ đáng nhận sự thương xót của Ngài. Do đó, 9:15 không nói: “Ta sẽ ban ân điển cho kẻ Ta sẽ ban ân điển”. Không, câu này nói: “Ta sẽ thương xót kẻ Ta thương xót”. Có lẽ anh em nghĩ không có gì tốt nơi Gia-cốp, ông ta hoàn toàn là một người xảo quyệt, mưu mô, còn Ê-sau tốt hơn Gia-cốp nhiều. Anh em đúng. Đó là cách Đức Chúa Trời bày tỏ thương xót của Ngài. Gia-cốp đáng khinh, nhưng Đức Chúa Trời thương xót ông. Sự thương xót của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào tình trạng tốt đẹp của con người; trái lại sự thương xót của Ngài được tỏ ra trong tình trạng đáng thương của con người. Thương xót vượt xa hơn ân điển.
Chính sự thương xót của Đức Chúa Trời đã đến với tất cả chúng ta. Không ai trong chúng ta ở trong tình trạng tương xứng với ân điển của Ngài. Chúng ta nghèo nàn và đáng khinh đến nỗi cần sự thương xót của Đức Chúa Trời lấp đầy khoảng cách giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Chính sự thương xót của Đức Chúa Trời đã đem chúng ta vào trong ân điển của Ngài. Chúng ta cần nhận thức điều này và thờ phượng Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài biết bao! Thậm chí bây giờ, sau khi đã được cứu và dự phần trong sự sống phong phú của Ngài, nhưng về vài phương diện nào đó, chúng ta vẫn ở trong tình trạng cần sự thương xót của Đức Chúa Trời để lấp đầy khoảng cách. Đó là lý do Hê-bơ-rơ 4:16 nói rằng trước hết chúng ta cần nhận thương xót và rồi mới tìm được ân điển cho thì giờ cần dùng. Ô, chúng ta cần sự thương xót của Ngài biết bao! Chúng ta phải quí trọng sự thương xót của Đức Chúa Trời như quí trọng ân điển của Ngài. Sự thương xót của Đức Chúa Trời luôn luôn làm chúng ta đủ điều kiện tham dự vào ân điển Ngài.
Cho nên “điều đó chẳng phải bởi kẻ mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót”. Quan niệm của chúng ta là người mong muốn sẽ-nhận được điều mình mun nhận và ai bôn ba sẽ đạt được điều mình bôn ba theo đuổi. Nếu đứng như vậy thì sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời sẽ tùy theo nỗ lực và công khó của chúng ta. Nhưng không phải như vậy. Điều đó hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời là Đấng thương xót. Chúng ta không cần mun hoặc bôn ba, vì Đức Chúa Trời thương xót chúng ta. Nếu biết rõ sự thương xót của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không đặt lòng tin cậy nơi nỗ lực của mình; chúng ta cũng không thất vọng vì sự thất bại của mình. Hi vọng cho tình trạng khốn cùng của chúng ta là lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
“Vì Kinh Thánh có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: “Ta đã dấy ngươi lên, cốt để tỏ ra quyền năng Ta trong ngươi, hầu cho danh Ta được truyền ra khắp đất” (c. 17). Trong Pha-ra-ôn, Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài chứ không phải lòng thương xót, để danh Ngài được công b khắp đất. Điều này cho thấy thậm chí kẻ thù của Đức Chúa Trời cũng hữu dụng cho Ngài trong việc thực hiện mục đích của Ngài. Câu 18 chép: “Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng cỏi ai thì làm”. Chúng ta sẽ nói gì về điều này? Chúng ta không nên nói gì cả, nhưng hãy thờ phượng Đức Chúa Trời về đường li Ngài. Mọi sự tùy thuộc vào những gì Ngài muốn làm. Ngài là Đức Chúa Trời!
III. BỞI QUYỀN CHỦ TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phao-lô nói tiếp: “Vậy, anh em chắc hỏi tôi rằng: ‘Sao Ngài còn chỉ trách? Vì có ai chống cự ý chỉ Ngài được ư?’ Nhưng ớ người kia, ngươi là ai mà dám gạn lại Đức Chúa Trời?” Tất cả chúng ta đều phải nhận biết mình là ai. Chúng ta là tạo vật của Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Là tạo vật của Ngài, chúng ta không nên nói gì với Ngài là Đấng Tạo Hóa. Cho nên Phao-lô hỏi: “Vật được nắn nên há lại nói với kẻ nắn nên nó rằng: ‘Sao ngươi làm nên ta như vậy?’ Thợ gốm há chẳng có quyền bính trên đất sét, cùng trong một đống mà làm phần này ra khí mạnh sang trọng, phần kia ra khí mạnh hèn hạ sao?” (cc. 19-21). Đức Chúa Trời là thợ gm, và chúng ta là những mảnh đất sét. Là thợ gốm, Đức Chúa Trời có uy quyền trên đất sét. Nếu muốn, Ngài có thể làm ra một chiếc bình sang trọng, và một chiếc bình khác hèn hạ. Điều đó không tùy thuộc lựa chọn của chúng ta-tùy thuộc vào quyền chủ tể của Ngài.
La-mã 9:21 nói lên mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng con người. Câu này có một không hai trong sự khải thị về mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng con người. Không có câu này, chúng ta khó có thể nhận biết rằng mục đích của Đức Chúa Trời khi tạo dựng con người là làm cho con người thành chiếc bình để chứa đựng Ngài. Tất cả chúng ta đều phải hiểu một cách thông suốt rằng mình là vật chứa, và Đức Chúa Trời là nội dung. 2Cô-rin-tô 4:7 chép: “Chúng tôi đựng của báu này trong khí mạnh (hay: chiếc bình) bằng đất”. Chúng ta là những chiếc bình bằng đất, còn Đức Chúa Trời là báu vật và nội dung. Đức Chúa Trời có quyền chủ tể để tạo dựng chúng ta thành những vật chứa đựng Ngài theo tiền định của Ngài.
2Ti-mô-thê 2:20-21 cũng truyền đạt ý tưởng này, rằng chúng ta là những chiếc bình sang trọng. Vì vậy, chúng ta cần thanh tẩy chính mình khỏi những điều hèn hạ để được thánh hóa và thích hợp cho Đức Chúa Trời sử dụng. Tuy nhiên, được làm những chiếc bình sang trọng không phải là kết quả lựa chọn của chúng ta; điều đó bắt nguồn từ quyền chủ tể của Đức Chúa Trời. Do quyền chủ tể của Đức Chúa Trời, Ngài làm cho vinh hiển của Ngài được biết đến bằng cách tạo. dựng những chiếc bình được thương xót chứa đựng Ngài. Đó là một lời sâu sắc. Quyền chủ tể của Đức Chúa Trời là nền tảng cho sự tuyển chọn của Ngài. Sự tuyển chọn này tùy thuộc vào quyền chủ tể của Ngài.
“Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thanh nô và làm cho biết quyền năng của Ngài, đã lấy nhiều kiên nhẫn mà chịu những khí: mạnh (hay: chiếc bình) đáng giận sắm sẵn cho sự hư mất…thì còn nói làm sao?” (c. 22). Chúng ta nên nói gì về điều này? Chúng ta không có gì để nói. Ngài là Thợ Gốm và Ngài có quyền. Loài người chỉ là đất sét.
“Lại cũng để làm cho biết sự giàu có của vinh hiển Ngài đối với những khí mạnh (hay: chiếc bình) đáng thương xót mà Ngài đã sắm sẵn trước cho sự vinh hiển, tức là chúng ta, là kẻ Ngài đã gọi, chẳng những từ trong người Do-thái thôi, mà cũng từ trong Dân Ngoại nữa, dường ấy thì còn nói làm sao?” (cc. 23-24). Tất cả đều tùy thuộc vào uy quyền của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có quyền làm cho chúng ta, là những người Ngài đã chọn và kêu gọi, không những từ trong người Do-thái mà cũng từ trong Dân Ngoại, thành những chiếc bình thương xót chứa đựng Ngài, để giàu có của vinh hiển Ngài được biết đến, tức là được bày tỏ ra. Theo uy quyền chủ tể của Ngài, Ngài đã chuẩn bị trước cho chúng ta cho vinh hiển này. Quyền chủ tể của Ngài đã tiền định chúng ta là những bình chứa, những chiếc bình tôn trọng để bày tỏ những gì Ngài là trong vinh hiển. Đó không chỉ là vấn đề thương xót mà còn là quyền chủ tể của Ngài.
Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời có một mục tiêu-có nhiều chiếc bình để chứa đựng Đức Chúa Trời và bày tỏ Ngài đời đời. Rất nhiều người trong chúng ta lệch mục tiêu của Đức Chúa Trời, nghĩ rằng mục tiêu của Ngài đơn giản là bày tỏ tình yêu trong việc cứu chúng ta. Phải, Ngài yêu chúng ta. Tuy nhiên, tình yêu của Ngài không những được bày tỏ để cứu chúng ta mà còn làm cho chúng ta thành những chiếc bình của Ngài. Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta theo cách như vậy để có thể tiếp nhận Ngài vào trong và chứa đựng Ngài làm sự sng và nguồn cung ứng sự sng, cuối cùng chúng ta làm một với Ngài để biểu lộ những gì Ngài là và để Ngài được tôn vinh trong chúng ta và với chúng ta. Đó là mục tiêu đời đời của sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời. Đó cũng là phần định đời đời của chúng ta.
Phần Lời này cũng cho thấy đỉnh điểm sự hữu dụng của chúng ta cho Đức Chúa Trời, tức là không phải được Ngài sử dụng như tôi tớ, thầy tế lễ hay nhà vua, mà như những chiếc bình chứa đựng và biểu lộ Ngài. Nếu chúng ta mun được Đức Chúa Trời sử dụng như những chiếc bình, chắc chắn Ngài phải làm một với chúng ta. Chúng ta là chiếc bình chứa dựng và biểu lọ Ngài; Ngài là nội dung và sự sng của chúng ta. Ngài sống trong chúng ta để chúng ta sng bởi Ngài. Ngài và chúng ta, chúng ta và Ngài, cuối cùng sẽ làm một trong sự sng và bản chất. Đó là mục tiêu tuyển chọn của Ngài theo quyền chủ tể của Ngài. Đó cũng là phần định của chúng ta theo sự tuyển chọn của Ngài, là phần định sẽ được lộ ra đầy đủ trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Các câu từ 25 đến 26 là phần trích từ Sách Ô-sê, khẳng định sự kiện một s Dân Ngoại đã được Đức Chúa Trời tuyển chọn và kêu gọi để làm dân Ngài.
Các câu 27 đến 29 là những phần trích từ Sách Ê-sai khẳng định sự kiện không phải tất cả dân I-xra-ên đều được chọn, nhưng chỉ có dân sót của họ, là dòng dõi được Chúa gìn giữ, mới được cứu.
IV. BỞI SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC TIN
Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời cũng do sự công chính bởi đức tin. “Vậy, chúng ta phải nói làm sao? Dân Ngoại chẳng theo đuổi sự công nghĩa, lại đã được sự công nghĩa, tức là sự công nghĩa bởi đức tin” (c. 30). Các dân tộc, nghĩa là Dân Ngoại, đã nhận được sự công chính, mặc dầu họ không theo đuổi điều này. Sự công chính này không phải sự công chính của Kinh Luật mà là sự công chính của đức tin. Các dân tộc đã dự phần trong sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời bởi sự công chính của Đức Chúa Trời đến từ đức tin.
“Nhưng dân I-xra-ên theo đuổi sự công nghĩa của Kinh Luật, mà lại không đạt đến sự công nghĩa ấy. Tại sao? Tại họ chẳng nhờ đức tin mà tìm, nhưng nhờ công việc. Họ đã vấp phải hòn đá vấp chân, như có chép rằng: ‘Kìa ta để tại Si-ôn, một hòn đá vấp chơn, một vầng đá vấp phạm; Ai tin đến đá ấy t không bị hổ thẹn” (cc. 31- 33). Chúng ta không bao giờ có thể đạt đến sự công chính bởi theo đuổi luật của sự công chính. Dân I-xra-ên tìm cách lập công chính riêng của mình, nhưng đã vấp nhằm “hòn đá vấp chân” là Đấng Christ, “Vầng đá vấp phạm”. Tuy nhiên, “Ai tin đến đá ấy ắt không bị h thẹn”.
Trong phần nối tiếp này, chúng ta cũng cần đọc ba câu đầu của chương 10. “Anh em ơi, sự ước ao của lòng tôi và điều tôi vì dân I-xra-ên mà cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là để cho họ được cứu. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng không phải là theo tri thức đầy đủ. Bởi họ không biết sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, và tìm cách lập sự công nghĩa riêng của mình, nên họ không chịu thuận phục sự công nghĩa của Đức Chúa Trời”. Có thể có tình trạng cực kỳ nhiệt thành cho Đức Chúa Trời trong khi lại thiếu hiểu biết đúng đắn về đường lối Ngài. Người Do-thái đã lệch và tiếp tục lệch mục tiêu tuyển chọn của Đức Chúa Trời do không biết sự công chính của Đức Chúa Trời, họ đã nỗ lực lập công chính riêng bằng cách cố gắng giữ Kinh Luật và không vâng phục sự công chính của Đức Chúa Trời, là chính Đấng Christ. Vì vậy, họ đã hụt mất sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Bất cứ nỗ lực nào, giữ Kinh Luật hay làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời, tức là nỗ lực lập công chính riêng của con người, đều sẽ làm cho người ta hụt mất đường lôi cứu rỗi của Đức Chúa Trời.