Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI



SỰ HOÀN THÀNH PHÚC ÂM
Trong tất cả những bài trước, chúng tôi đã đề cập đến by phần của Sách La-mã: phần giới thiệu, định tội, xưng công chính, thánh hóa, vinh hóa, tuyển chọn và biến đổi. Bây giờ, chúng ta đến phần cuối, là phần kết luận (15:14-16:27). Mặc dầu Phao-lô đã đề cập rất nhiều điều, nhưng trong phần này của Sách La-mã, ông cho chúng ta thấy một vài vấn đề thực tiễn, thuộc kinh nghiệm. Ông tiết lộ đầy đủ về sự hoàn thành chung cuộc của Phúc Âm. Tôi dùng từ “tiết lộ” vì rất nhiều điều quí báu đã bị che giấu. Trong bài này, tôi mun chỉ ra vài báu vật bị giấu kín và niêm phong trong phần sau cùng của Sách La-mã.
Không một bức thư nào khác của Phao-lô có phần kết luận dài như thư gửi cho người La-mã. Tại sao phần kết luận này dài như vậy? Tôi không chắc là có người trong chúng ta lại viết một bức thư theo cách ấy. Tuy nhiên, Phao-lô vừa khôn ngoan vừa sâu sắc vì biết rằng sau phần nói về sự biến đổi, ông vẫn cần trình bày về sự hoàn thành chung cuộc của Phúc Âm Đức Chúa Trời-nếp sng Hội Thánh thực tiễn. Hơn nữa, ông không viết về nếp sng Hội Thánh theo giáo lý mà theo cách vô cùng thực tiễn. Vì vậy, chúng ta không tìm thấy giáo lý trong phần kết luận; mọi sự trong phần này đều là kinh nghiệm và thực tiễn. Như chúng ta sẽ thấy, trong phần này, Phao-lô cho biết nhiệt tâm của ông trong việc rao giảng Phúc Âm và trong ước mun thăm viếng Tây-ban-nha. Ông nói thể nào ông có gánh nặng cung ứng nhu cầu vật chất cho các thánh đồ Giu-đê và tín đồ Dân Ngoại muốn giúp đỡ các thánh đồ Do-thái trong vấn đề này.
Trong La-mã chương 16, từ “Hội Thánh” và “các Hội Thánh” được dùng năm lần. Nếu đọc kỹ phần này trong linh, chúng ta sẽ thấy Phao-lô viết chương này với một mục đích rõ ràng. Trong chương này, mọi đề cập đến Hội Thánh đều mang tính kinh nghiệm và thực tiễn. Trong 16:1,: Phao-lô nói về Phê-bê, một nữ chấp sự của Hội Thánh tại Xen-cơ-rê. Trong 16:4, ông nói các Hội Thánh Dân Ngoại biết ơn Bê-rít-sin và A-qui-la vì họ liều mình đưa cổ ra vì Phao-lô và cũng vì các Hội Thánh nữa. Trong 16:5, chúng ta thấy đề cập đến “Hội Thánh nhóm họp trong n họ (nguyên văn: Hội Thánh trong nhà họ)”, nghĩa là Hội Thánh tại La-mã nhóm trong nhà của Bê-sít-sin và A-qui-la. Trong 16:16, ông đề cập đến các Hội Thánh của Đấng Christ, và trong 16:23, ông nói Gai-út là người tiếp đãi cả Hội Thánh. Câu 20 cũng rất quan trọng. “Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ kíp chà nát Sa-tan dưới chơn anh em. Nguyện ân điển của Chúa chúng ta là Jesus Christ ở cùng anh em!” Đức Chúa Trời của sự bình an chà nát Sa-tan dưới chân ai? Dưới chân của những người trong các Hội Thánh. Đức Chúa Trời sẽ chà nát Satan dưới chân của những người “sống Hội Thánh”, và ân điển của Chúa Jesus sẽ được ban phát vào trong họ. Cuối cùng, Phao-lô gửi lời chào thăm đến nhiều thánh đồ; hầu như cả chương được dành cho điều này. Tôi thán phục trí nhớ xuất sắc của Phao-lô, vì ông nhắc đến tên của rất nhiều thánh đồ và đề cập những đặc điểm cụ thể của họ.

Phần kết luận Sách La-mã giống như bức tranh vẽ một cánh rừng. Nếu nhìn từ xa, anh em chỉ thấy chính khu rừng mà thôi; anh em không thể nhận ra những điều giấu kín, những báu vật ẩn giấu trong khu rừng và dưới lá cây. Khi còn trẻ, mỗi lần nghiên cứu Sách La-mã, tôi bỏ qua phần kết luận, nghĩ rằng mình đã hoàn tất những phần liên quan đến giáo lý và không cần chú ý đến phần liệt kê tên người trong chương 16. Vì thấy các tên ấy kỳ lạ, khó phát âm, nên tôi quyết định nghiên cứu Sách này đến 15:13 và ba câu cuối chương 16, là giai điệu ngợi khen Đức Chúa Trời, không thể bỏ qua. Tuy nhiên, gần đây Thánh Linh đem tôi vào khu rừng và chỉ cho tôi vài báu vật được chôn giấu dưới bóng mát của cây rừng. Bây giờ, tôi tin rằng phần kết luận là phần quí báu và giá trị nhất của cả Sách La-mã. Nếp sống Hội Thánh thực tiễn ẩn giấu dưới bóng Cây. Có thể nói rằng những lời chào thăm các cá nhân thánh đồ là cây cối, còn dưới những cây này là các Hội Thánh như những báu vật-Hội Thánh tại Xen-cơ-rê, các Hội Thánh Dân Ngoại, Hội Thánh trong nhà Bê-sít-sin và A-qui-la, các Hội Thánh của Đấng Christ, và Hội Thánh nhận sự tiếp đãi của Gai-út. Bây giờ, tôi muốn xem xét một s chi tiết của những báu vật này.
I. VIỆC DÂNG NGƯỜI NGOẠI BANG
A. Nhờ Sự Cung Ứng Đấng Christ
Chúng ta cần đọc 15:16: “Để tôi có thể làm người cung ứng Đng Christ cho Dân Ngoại, phục vụ như thầy tế lễ của Phúc Âm Đức Chúa Trời hầu cho việc dâng người Ngoại Bang lên được chấp nhận [nhờ] được thánh hóa trong Thánh Linh” (RcV). Phao-lô là người cung ứng Đấng Christ, là tôi tớ của mọi người, dem Đấng Christ phục vụ mọi người, cung ứng Đấng Christ vào trong tín đồ Dân Ngoại. Ông giống như người bồi bàn, phục vụ thức ăn ngon cho người ngồi bàn. Phao-lô là người bồi bàn tại bàn ăn hoàn vũ, dọn cho người ta ăn Đấng Christ. Mọi người tại bàn ăn này đều đầy dẫy Đấng Christ, và Đấng Christ trở nên yếu tố biến đổi bên trong bản thể họ. Do đó, Dân Ngoại được biến đổi bằng thể yếu của Đấng Christ kỳ diệu, bao-hàm-tất-cả, là Linh Ban Sự Sng. Hơn nữa, câu này bày tỏ Phao-lô là một thầy tế lễ vì ông “phục vụ như thầy tế lễ của Phúc Âm Đức Chúa Trời”. Là một thầy tế lễ, ông dâng cho Đức Chúa Trời những Dân Ngoại đã tin Ngài như một sinh tế có hương thơm để thỏa lòng Ngài. Chính Dân Ngoại được ông cung ứng Đấng Christ là những người ông dâng cho Đức Chúa Trời làm của lễ.
B. Trong Việc Rao Giảng Phúc Âm Rộng Khắp
Phao-lô có thể dâng người Ngoại Bang lên nhờ rao giảng Phúc Âm rộng khắp (15:18-23). Trong 15:19, Phao-lô nói “tôi đã truyền Tin Lành (hay: Phúc Âm) của Đấng Christ cách đầy đủ từ Giê-ru-sa-lem vòng quanh đến I-ly-ri”. Trong thời Phao-lô, I-ly-ri là miền xa xôi ở góc đông bắc của châu Âu. Phao-lô giảng Phúc Âm từ Giê-ru-sa-lem, một thành phvăn hóa, đến một miền xa xôi, lạc hậu. Hơn nữa, ông mong muốn đến tận Tây-ban-nha (c. 24).
Việc rao giảng Phúc Âm của chúng ta phải được nâng cao. Phúc Âm của chúng ta không nên là Phúc Âm lên-thiên-đàng mà phải là Phúc Âm cung ứng Đấng Christ cho người khác. Chúng ta cần cung ứng Đấng Christ cho người khác để họ được thánh hóa và được biến đổi bằng chính thể yếu của Đấng Christ, và bởi đó, trở nên của lễ cho Đức Chúa Trời. Dù Hội Thánh rao giảng Phúc Âm bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào, chúng ta đều phải rao giảng với lòng tin chắc rằng chúng ta đang cung ứng Đấng Christ cho người khác, đang dọn Đấng Christ là thức ăn cho tội nhân đói khát. Chúng ta phải cúng ứng Đấng Christ cho họ để Đấng Christ trở nên yếu tố thánh hóa bên trong họ hầu thay đổi chính bản thể họ.
C. Được Thánh Hóa Trong Thánh Linh
Và Được Đức Chúa Trời Chấp Nhận
Trong 15:16, Phao-lô nói “việc dâng người Ngoại Bang lên được chấp nhận [nhờ] được thánh hóa trong Thánh Linh” (RcV). Được thánh hóa nghĩa là được phân rẽ, được làm nên thánh với sự biến đổi trong sự sng. Phao-lô xem tín đồ Dân Ngoại như của tế lễ có hương thơm cho Đức Chúa Trời. Họ từng là những người bất khiết và ô uế, nhưng bây giờ đã được thánh hóa và trở nên của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời. Họ đã được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và do đó được Ngài hoàn toàn chấp nhận. Đó là kết quả của việc Phao-lô cung ứng Đấng Christ vào trong Dân Ngoại. Khi Đấng Christ được đem vào trong họ, trở nên chính yếu tố của họ, Dân Ngoại trở nên một của lễ tập thể cho Đức Chúa Trời, một của lễ đã được dầm thấm Đấng Christ và được lan tỏa thể yếu thần thượng của Ngài. Vì vậy, họ được dâng cho Đức Chúa Trời để làm Ngài thỏa lòng.
II. THÔNG CÔNG TRONG TÌNH YÊU
A. Giữa Thánh Đ Dân Ngoại Và Thánh Đ Do-thái
Từ sự cung ứng Đấng Christ cho Dân Ngoại và dâng họ làm sinh tế cho Đức Chúa Trời nên sự tương giao của tình yêu thương, sự thông công trong tình yêu thương giữa thánh đồ Dân Ngoại và thánh đồ Do-thái được phát triển (15:25-28,30,32). Thánh đồ Dân Ngoại thông công với thánh đồ Do-thái bằng cách trao tặng vật chất cách thiết thực. Trước đây, theo cách nhìn của người Do-thái, Dân Ngoại là loài lợn; bây giờ họ đã trở nên thánh đồ, là của lễ tỏa hương thơm cho Đức Chúa Trời. Do đó, lòng tín đồ Dân Ngoại quan tâm đến nhu cầu vật chất của các anh em Do-thái và họ đã dâng của cải để bày tỏ lòng mong muốn chăm lo cho nhu cầu của các thánh đồ tại xứ Giu-đê. Khi sứ đồ Phao-lô đến với Dân Ngoại, ông đến cùng với Đấng Christ và cung ứng Đấng Christ vào trong họ. Khi từ nơi họ trở về Giu-đê, ông trở về với của cải vật chất cho các thánh đồ thiếu thốh. Phao-lô đến cùng với Đấng Christ và trở về với của cải vật chất từ lòng yêu thương của các thánh đồ. Đó là kết quả của chức vụ Phao-lô.
Tình trạng thuộc linh của nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay quá thiếu thực tế. Họ nói: “Tôi vì Đấng Christ và tôi sẽ đem Đấng Christ đi khắp nơi, nhưng tôi không quan tâm đến tiền bạc hay của cải vật chất”. Nếu nói như vậy, có nghĩa là tình trạng thuộc linh của anh em không thực tế. Hãy xem xét gương sứ đồ Phao-lô. Ông đến A-chai và Ma-xê-đô-ni, cung ứng Đấng Christ cho người khác. Kết quả của điều này là gì? Kết quả là tín đồ Dân Ngoại đã đóng góp của cải vật chất để chăm lo cho những người trước kia là kẻ thù của họ, tức là những anh em người Do-thái trong Đấng Christ. Sau khi Dân Ngoại đã được hoán cải, tái sinh, thánh hóa, và biến đổi, lòng cũ của họ đã được cất đi và lòng mới đưc thay vào, một lòng quan tâm đến các anh em Do-thái. Họ bày tỏ mối quan tâm này cách thực tế bằng cách trao tặng vật chất. Họ không nói: “Phao-lô ơi, chúng tôi ủng hộ anh, đi với anh, và lời cầu nguyện của chúng tôi đi theo anh. Xin cho chúng tôi gửi lời thăm các thánh đồ yêu dấu tại Xứ Thánh”. Phao-lô đã minh họa cho nếp sống Hội Thánh thực tiễn bằng việc ra đi cùng với Đấng Christ và trở về với của cải vật chất. Đó là sự thông công thật trong tình yêu và sự biểu lộ thực tế về lòng quan tâm.
B. Để Tham Dự Vào
Phước Hạnh Đầy Dy Của Đấng Christ
Chúng ta đã thấy mối quan hệ của Phao-lô với hai bên: vi Dân Ngoại, ông cung ứng Đấng Christ, còn với người Do-thái, ông đem đến của cải vật chất. Tuy nhiên, 15:29 cho thấy môi quan hệ của Phao-lô với bên thứ ba: tín đồ tại La-mã mà ông hi vọng gặp mặt trên đường đến Tây-ban-nha. Trong câu này, chúng ta thấy Phao-lô mong đến với các thánh đồ tại La-mã biết bao. “Tôi biết khi tôi đến cùng anh em thì sẽ đem theo hạnh phước đầy dẫy của Đấng Christ”. Phao-lô không nói điều này trong một Thư Tín nào khác. Phao-lô đem Đấng Christ đến với Dân Ngoại, trở về với các anh em Do-thái bằng của cải vật chất, và mong thăm viếng La-mã với phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ. Đó là nếp sống Hội Thánh. Nếp sng Hội Thánh đầy dẫy Đấng Christ, đầy dẫy tình yêu trong sự thông công về của cải vật chất, và đầy dẫy phước hạnh của Đấng Christ. Trong tất cả các Hội Thánh khôi phục của Chúa, tôi mong nhìn thấy Đấng Christ được cung ứng cho người ta ở khắp mọi nơi, những người ấy đáp ứng với lòng chân thật và yêu thương qua của cải vật chất, và cũng tham dự hỗ tương vào phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ. Chúng ta không nên là những, người chia sẻ các lẽ thật mang tính giáo lý ở những nơi mình đến. Dù đi bất cứ nơi nào, chúng ta đều phải ra đi bằng phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ. Tuy nhiên, trước khi có thể ra đi bằng phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ, chính chúng ta phải kinh nghiệm điều đó. Phao-lô có thể đi khắp mọi nơi để chia sẻ phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ vì ông kinh nghiệm điều này cách đầy đủ. Khi đi lại giữa các Hội Thánh, chúng ta đừng đem theo giáo lý và ân tứ, nhưng đem theo phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ. Vấn đề không chỉ là cung cấp của cải vật chất dù sự thông công ấy là biểu hiện thật về thực tại của Đấng Christ. Nếu có thực tại của Đấng Christ, chúng ta sẽ dốc đổ chính mình ra để bày tỏ tình yêu đối với các thánh đồ thiếu thốn. Phao-lô rất khôn ngoan, ông cho chúng ta một bức tranh về sự thực hành đúng đắn nếp sống Hội Thánh theo kinh nghiệm, không phải theo giáo lý. Với Phao-lô, chúng ta thấy kinh nghiệm về mọi phong phú của Đấng Christ. Khi ông đến với người ta bằng phước hạnh đầy dẫy của Đấng Christ, điều đó có nghĩa là ông đến với họ để cung ứng mọi phong phú của Ngài.
III. TƯƠNG GIAO VỀ MỐI QUAN TÂM
A. Giữa Các Thánh Đồ, Giữa Các Hội Thánh
Tôi tin rằng sứ đồ Phao-lô đã đi đầu trong việc tương giao về mi quan tâm giữa các thánh đồ và giữa các Hội Thánh (16:1-19,21-23). Phao-lô khởi đầu sự tương giao về mối quan tâm. Ông quan tâm đến các thánh đồ, các tôi tớ của Chúa và các Hội Thánh. Ông là một anh em hoàn toàn chìm đắm trong sự tương giao về mối quan tâm. Tất cả những lời chào thăm cụ thể được ghi lại trong La-mã chương 16 là một bằng cớ về sự quan tâm sâu rộng của ông. Tôi thích chương này vì nó cho thy hàm chứa trong sự tương giao đầy quan tâm như vậy là các Hội Thánh. Sự tương giao đầy quan tâm như vậy là giữa vòng các thánh đồ trong các Hội Thánh và giữa các Hội Thánh.
Tôi đã nói từ liệu Hội Thánhcác Hội Thánh được đề cập năm lần trong La-mã chương 16. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét từng chỗ đó cách chi tiết hơn; Trong 16:1, Phao-lô nói: “Tôi tiến dẫn Phê-bê, chị em của chúng ta, cho anh em, bà là nữ chấp sự của Hội Thánh tại Xen-cơ-rê”. Phê-bê là nữ chấp sự, tức là người phục vụ. Phao-lô tôn trọng bà đến nỗi trong câu sau ông nói “bà là người đỡ đầu cho nhiều người và cho chính tôi nữa” (RcV). Từ “người đỡ đầu” trong tiếng Hi-lạp là một từ bày tỏ sự tôn trọng, chỉ về một người giúp đỡ, hỗ trợ và cung ứng. Người đỡ đầu là người đứng bên cạnh anh em, phục vụ, nuôi dưỡng, ẵm ấp, và quan tâm đến mọi nhu cầu của anh em. Phao-lô dùng từ này để chỉ về Phê-bê cho thấy bà được quí mến và đánh giá cao dường nào. Phê-bê là chị em phục vụ người khác bằng bất cứ giá nào. Nếu hết lòng với Chúa trong nếp sng Hội Thánh, chúng ta cũng cần phục vụ Hội Thánh và quan tâm đến Hội Thánh bằng bất cứ giá nào. Nếu thiếu tấm lòng quan tâm đến Hội Thánh, chúng ta không xứng đáng thực hành nếp sống Hội Thánh. Điều kiện đầu tiên để thực hành nếp sng Hội Thánh là phục vụ Hội Thánh. Chị Phê-bê là người đỡ đầu của Hội Thánh. Cũng vậy, tất cả chúng ta phải là những người phục vụ trong nếp sng Hội Thánh.
Thứ hai, Phao-lô cho thấy rằng chúng ta cần liều mình đưa cổ ra vì Hội Thánh, về Bê-rít-sin và A-qui-la, Phao-lô nói trong 16:4 rằng họ “vì mạng sống tôi mà đưa cổ ra, nên chẳng những chỉ một mình tôi cảm tạ họ mà cả các Hội Thánh Dân Ngoại cũng vậy. Chúng ta cần liều mạng sống mình vì nếp sống Hội Thánh. Bê-rít-sin và A-qui-la không kể mạng sống minh là quí; họ sẵn sàng chăm lo cho các Hội Thánh dầu phải trả giá bằng mạng sống mình. Vì vậy, tất cả các Hội Thánh của các nước, thuộc thế giới Dân Ngoại, rất biết ơn họ. Đừng nghĩ Phao-lô nói về Bê-rít-sin và A-qui-la cách hời hợt. Ông viết với một mục đích rõ rệt, cho thấy rằng nếu thật sự yêu mến nếp sống Hội Thánh, chúng ta cần liều mạng sống mình cho nếp sống Hội Thánh. Chúng ta phải bằng lòng trả giá không những cho một Hội Thánh mà cũng cho các Hội Thánh nữa. Một vài thánh đồ yêu dấu chỉ quan tâm đến Hội Thánh tại địa phương mình. Điều này hoàn toàn sai. Bê-rít-sin và A-qui-la vì tất cả các Hội Thánh. Mặc dầu được Chúa đặt tại một nơi nào đó là đúng nhưng lòng chúng ta nên mở rộng đủ để bao hàm tất cả các Hội Thánh.
Trong 16:5, Hội Thánh được đề cập đến lần thứ ba; trong câu đó Phao-lô nói: “Cũng xin chào thăm Hội Thánh nhóm họp tại nhà họ nữa”, chỉ về nhà của Bê-rít-sin và A-qui-la. Một mặt, cặp vợ chồng này vì tất cả các Hội Thánh; mặt khác họ vì Hội Thánh địa phương của mình nói riêng. Khi họ sống tại Ê-phê-sô (Công. 18:18-19), Hội Thánh tại Ê-phê-sô ở trong nhà họ (1Cô. 16:19). Khi họ tại La-mã, Hội Thánh tại La-mã nhóm họp trong nhà họ. “Hội Thánh nhóm họp tại nhà họ” trong câu 5 là Hội Thánh tại La-mã. Có Hội Thánh trong nhà anh em là một gánh rất nặng. Nếu thử, anh em sẽ khám phá thấy gánh ấy nặng biết bao. Tuy nhiên, Bê-rít-sin và A-qui-la tuyệt đối vì nếp sống Hội Thánh; họ không quan tâm đến gánh nặng.
Trong 16:16, Phao-lô nói: “Hết thảy các Hội Thánh của Christ đều chào thăm anh em”. Bỗng nhiên Phao-lô đề cập đến “các Hội Thánh của Christ”. Dù các Hội Thánh bất cứ nơi nào, tại thành ph của anh em hay thành ph của tôi, thì đó phải là các Hội Thánh của Đấng Christ. Đừng nói Hội Thánh là Hội Thánh của anh em nào đó. Nói như vậy là sai. Tất cả chúng ta phải học nói “các Hội Thánh của Đấng Christ”.
Lần cuối cùng Hội Thánh được đề cập trong Sách La-mã là nói về lòng hiếu khách. “Gai-út là người tiếp đãi tôi, cùng tiếp đãi cả Hi Thánh, chào thăm anh em” (c. 23). Không tiếp khách là thiếu một điều gì dó trong nếp sống Hội Thánh thực tế. Nếu một Hội Thánh nào đó không tiếp khách, Hội Thánh ấy hẳn phải nghèo nàn. Nhưng càng tiếp khách, nếp sống Hội Thánh của anh em sẽ càng phong phú. Gai-út không những tiếp đãi một sứ đồ, ông còn tiếp đãi cả Hội Thánh. Tôi không tin ông tiếp đãi cả Hội Thánh cùng một lần, nhưng có thể các thánh đồ đi đến thành phố của ông và có lẽ họ lưu lại đó một thời gian, được ông tiếp đãi. Nhà ông mở rộng và sẵn sàng cho mọi thánh đồ. Nếp sống Hội Thánh đích thực tùy thuộc vào lòng hiếu khách như vậy. Khi một căn nhà mở rộng để tiếp khách, nhà ấy sẽ đầy dẫy phước hạnh của Đấng Christ. Chúng ta cảm tạ Chúa vì càng bày tỏ lòng hiếu khách, kinh nghiệm của chúng ta về nếp sống Hội Thánh càng phong phú. Đó là thực tế.
Tóm lại, chúng ta có thể liệt kê năm phương diện của nếp sng Hội Thánh: phục vụ Hội Thánh, liều mạng sng vì Hội Thánh; có Hội Thánh trong nhà; không bao giờ xem Hội Thánh là Hội Thánh của một người nào, nhưng nhận biết Hội Thánh là Hội Thánh của Đấng Christ; mở rộng lòng hiếu khách đối với mọi người trong Hội Thánh và tiếp đãi tất cả các Hội Thánh. Trong lời chào thăm của ông đưc ghi lại trong La-mã chương 16, Phao-lô đã để lộ những dấu chỉ quan trọng về nếp sng Hội Thánh đúng đắn tại một Hội Thánh địa phương cụ thể và giữa các Hội Thánh. Lời chào thăm của ông cũng nhấn mạnh phẩm chất của nhiều thánh đồ yêu dấu. Do đó, trong La-mã chương 16, chúng ta thấy các Hội Thánh tại các địa phương và những chi tiết về nếp sng Hội Thánh đích thực được biểu lộ qua các thuộc tính và mỹ đức của nhiều thánh đồ. Đó là bức tranh trọn vẹn về nếp sng Hội Thánh thời xưa. Một lần nữa tôi nói rằng trong Sách La-mã, chúng ta không tìm thấy giáo lý về Hội Thánh; chúng ta thấy thực tế của nếp sống Hội Thánh. Vì vậy, sự hoàn thành sau cùng của Phúc Âm là nếp sống Hội Thánh.
Có một sự khác biệt lớn giữa La-mã chương 1 và chương 16. Trong La-mã chương 1, chúng ta thấy những tội nhân, những người gian ác, ô uế và bị định tội; trong chương 16, chúng ta thấy các Hội Thánh thánh khiết và vinh hiển. Không thể so sánh được. Làm thế nào những tội nhân cực kỳ xấu xa lại trở nên các Hội Thánh vinh hiển? Qua một tiến trình dài được bày tỏ từ chương 1 đến chương 16, đó là tiến trình cứu chuộc, xưng công chính, thánh hóa, vinh hóa, tuyển chọn và biến đổi. Kết quả của tiến trình lâu dài ấy là tội nhân đã trở nên các Hội Thánh vinh hiển, những Hội Thánh thánh khiết nhưng cũng rất thực tế.
B. Để Chà Nát Sa-tan
Sau lời chào thăm bày tỏ mối tương giao đầy quan tâm giữa vòng các thánh đồ và giữa các Hội Thánh, vị sứ đồ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ chà nát Sa-tan và sẽ sớm chà nát hắn  dưới chân các thánh đồ là những người ở trong nếp sng Hội Thánh (16:20). Điều này cho thấy việc Đức Chúa Trời chà nát Sa-tan có liên quan đến nếp sống Hội Thánh. Nếu chúng ta không ở trong Hội Thánh và không thực hành nếp sống Hội Thánh, Sa-tan khó có thể bị Đức Chúa Trời chà nát dưới chân chúng ta. Nếp sống Hội Thánh là phương tiện mạnh mẽ nhất nhờ đó Đức Chúa Trời đắc thắng Sa-tan. Hễ khi nào tách rời Hội Thánh, chúng ta trở nên một miếng mồi cho Sa-tan vì chúng ta khó chiến đấu với Sa-tan cách cá nhân. Nhưng ngợi khen Chúa, khi chúng ta trong Hội Thánh và làm một vi Thân Thể, Sa-tan dưới chân chúng ta, và chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự bình an trong nếp sống Hội Thánh. Chúng ta kinh nghiệm và dự phần sự bình an của Đức Chúa Trời bởi đắc thắng kẻ quấy rối là Sa-tan. Chừng nào kẻ quấy rối là Sa-tan không dưới chân chúng ta thì chúng ta khó có thể bình an. Khi hắn bị chà nát dưới chân chúng ta trong nếp sng Hội Thánh, chúng ta sẽ có sự bình an của Đức Chúa Tri là dấu hiệu cho thấy chúng ta đắc thắng Sa-tan. Cho nên cả sự chà nát Sa-tan lẫn sự bình an của Đức Chúa Trời đều được kinh nghiệm trong nếp sống Hội Thánh.
C. Để Ân Điển Của Đấng Christ
Được Ban Phát Cho Mọi Thánh Đồ
Sau lời tuyên bố Đức Chúa Trời sẽ chà nát Sa-tan dưới chân của những người trong Hội Thánh, vị sứ đồ chúc phước cho họ, nói rằng ân điển của Chúa Jesus sẽ ở với họ (16:20). Điều này cho thấy trong nếp sng Hội Thánh, ân điển của Chúa Jesus được ban phát cho mọi thánh đồ. Rất nhiều thánh đồ hụt mất ân điển này vì họ tách ri nếp sống Hội Thánh. Tất cả chúng ta đều có thể làm chứng rằng chúng ta vui hưởng ân điển của Chúa cách phong phú khi sống trong các Hội Thánh và thực hành nếp sống Thân Thể với mọi thánh đồ. Hội Thánh là nơi Chúa ban phát ân điển của Ngài và nơi chúng ta có thể dự phần ân điển. Hội Thánh không những là nơi Sa-tan bị giày đp dưới chân chúng ta và nơi chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời của sự bình an, mà còn là nơi chúng ta vui hưởng ân điển phong phú của Chúa.
IV. LỜI NGỢI KHEN KẾT LUẬN
Xin đọc La-mã 16:25-27. “Duy Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm vững vàng anh em theo Tin Lành (hay: Phúc Âm) của tôi và sự rao giảng Jesus Christ, theo sự khải thị lẽ mầu nhiệm, vốn lặng lẽ trải các đời từ trước vô cùng, nhưng hiện nay được tỏ ra bởi các Sách Tiên Tri y theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời đời đời, để cho muôn dân đều biết, hầu đem họ đến sự vâng phục của đc tin: nguyện vinh hiển bởi Jesus Christ về nơi Đức Chúa Trời khôn ngoan duy nhứt cho đến đời đời! A-men”. Lời ngợi khen kết luận này giống như một giai điệu. Phao-lô nói về Đức Chúa Trời là Đấng có “quyền năng làm vững vàng anh em”. Trong La-mã chương 16, nhu cầu của chúng ta không còn là cứu rỗi hay thánh hóa; chúng ta cần được vững vàng. Mọi sự đã hoàn thành, chúng ta chỉ cần được vững lập. Chúng ta không được vững lập theo các giáo lý hay những lẽ thật mang tính thời kỳ, nhưng theo Phúc Âm, sự rao giảng Đấng Christ, và sự khải thị về huyền nhiệm. , các thánh đồ ngày nay cần được giải cứu khỏi các giáo lý chia rẽ, những thực hành chia rẽ, được vững vàng bởi Phúc Âm thuần khiết và đầy dủ của Đức Chúa Trời, bởi sự rao giảng và cung ứng Đấng Christ sống động bao-hàm-tất- cả và bởi khải thị về huyền nhiệm của Đức Chúa Trời biết bao! Chỉ có Phúc Âm thuần khiết, Đấng Christ sống động và huyền nhiệm được Đức Chúa Trời khải thị, mi có thể làm cho chúng ta vững vàng và giữ chúng ta trong sự hiệp một cho nếp sống Hội Thánh.
Huyền nhiệm mà đã được giữ lặng lẽ suốt; các thời đại, chưa được khải thị, chủ yếu gồm hai phương diện: một là huyền nhiệm của Đức Chúa Trời (Côl. 2:2 Bản ASV), tức là Đấng Christ, Đấng ở trong tín đồ (Côl. 1:26-27) là sự sống và mọi sự của họ để họ trở nên các Chi Thể của Thân Thể Ngài; một phương diện khác là huyền nhiệm của Đấng Christ (Êph. 3:4-6), tức Hội Thánh là Thân Thể Ngài để bày tỏ sự đầy đủ của Ngài (Êph. 1:22-23). Vì vậy, Đấng Christ Hội Thánh là huyền nhiệm lớn (Êph. 5:32). Trước hết, Sách La-mã cho chúng ta biết tín đồ đã được báp-têm vào trong Đấng Christ là như thế nào (6:3), Đấng Christ đã được đem vào trong tín đồ là như thế nào (8:10), và tín đồ đã mặc lấy Đấng Christ là như thế nào (13:14). Sau đó Sách này cho thấy tất cả tín đồ được xây dựng lại với nhau thành một Thân Thể (12:4-5) để bày tỏ Đấng Christ là như thế nào. Do đó, các Hội Thánh đã hiện hữu tại nhiều thành phố một cách thực tiễn và theo địa phương, với tất cả các thánh đồ yêu thương nhau và tương giao với nhau giữa tất cả các Hội Thánh để bày tỏ Thân Thể của Đấng Christ hầu hoàn thành huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Đó là sự hoàn thành sau cùng của Phúc Âm trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Qua điều này, Sa-tan bị giày đạp dưới chân các thánh đồ (16:20), ân điển của Đấng Christ được ban phát cho mọi thánh đồ (16:20), vinh hiển đang qui về và sẽ qui về Đức Chúa Trời cho đến đời đời (16:27). Đức Chúa Trời đời đời đã bày tỏ huyền nhiệm này cho mọi dân để dẫn đến vâng phục của đức tin.
Trong La-mã chương 15 và 16, Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và khích lệ (15:5), Đức Chúa Trời của hi vọng (15:13), Đức Chúa Trời của bình an (16:20), Đức Chúa Trời đời đời (16:26), và Đức Chúa Trời khôn ngoan duy nhất (16:27). Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời phong phú trong nhiều phương diện-trong sự nhẫn nại, khích lệ, hi vọng, bình an, khôn ngoan và đời đời-Phúc Âm trong Sách La-mã là Phúc Âm của một Đức Chúa Trời phong phú như vậy. Phúc Âm của một Đức Chúa Trời phong phú như vậy hoàn thành trong nếp sống Hội Thánh thực tế. Ha-lê-lu-gia!