Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Các Loại Mão Miện Khác Nhau-



1 Cô-rinh-tô 9:25; Gia-cơ 1:12; Khải Huyền 2:10; 2 Ti-mô-thê 4: 8.

Trong Tân Ước, chúng ta đọc bốn loại mão miện khác nhau mà các tín đồ đắc thắng sẽ đội. Tất nhiên chúng ta không thể tiếp lấy nó theo nghĩa đen, mà là theo cách biểu hiệu. Ý nghĩa là tất cả các thánh đồ sẽ được vinh hóa. Vòng nguyệt quế hoặc mão miện được trao như một phần thưởng cho những gì các tín hữu đã làm (2 Cô-rinh-tô 5:10).

Tại Sao Có Các Vì Sao?




Thi thiên 19: 1-7
Từ ngữ "trời (thiên đàng)" có ba ý nghĩa trong Kinh Thánh: trời của bầu không khí (chỗ bay liệng của chim chóc và máy bay), bầu trời đầy sao (vũ trụ) và, tầng trời thứ ba, nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Thi Thiên 19 nói về bầu trời đầy sao.

--Có bao nhiêu ngôi sao?
    Sáng thế kí 15:5: “Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy!”
Với mắt thường bạn có thể thấy khoảng 3000 ngôi sao. Nếu bạn nhìn bán cầu nam trên bầu trời, bạn sẽ có tổng cộng khoảng 6000 ngôi sao. Người đầu tiên nhìn lên bầu trời với một kính viễn vọng tự chế là Galileo Galilei (1564-1642). Những gì nhìn thấy, ông mô tả trong tác phẩm của mình Nuncius Sidereus (Thông điệp của các ngôi sao):
    Thực sự là một cái gì đó tuyệt vời để thêm vào vô số các ngôi sao cố định đã được cảm nhận với thị giác tự nhiên của chúng ta cho đến ngày nay. Người ta dần dần liệt kê vô số những ngôi sao mà trước đó chưa bao giờ được nhìn thấy, và vượt quá mười lần những người cổ đại. Đến nổi cho ra con số khoảng 30.000 sao.

Tâm Linh Lười Biếng -


     Song, trong khi kẻ tôi-tớ vua mắc chuyện đây đó, thì tên phu-tù trốn đi—Các vua 20:40
-
Ẩn dụ về việc để người chạy mất mà một học trò nhà tiên tri đã dùng khi tìm cách khuấy động linh lười biếng của nhà vua Israel có một bài học tương tợ cho chúng ta hôm nay. Chúng ta đã được khuyên mua thì gian, nghĩa đen là mua các cơ hội để làm chứng cho Đấng Christ. Chúng ta phải được báo động để làm chứng cho người hư mất như các người đi săn lùng mặc cả để mua hàng sao cho có lợi nhất. Song le thường chúng ta chễnh mãng không sử dụng hết các cơ hội mà được đặt vào phạm vi chúng ta, nơi chúng ta có thể nói một lời cho Chúa của chúng ta và nỗ lực chỉ đường kẻ hư mất đến với Ngài. Chủ tâm của chúng ta thì tốt, nhưng chúng ta bị nhiều sự việc khác, và nhiều việc cực kỳ vụn vặt không quan trọng chiếm hữu, và trước khi chúng ta nhận thức được điều đó thì người mà chúng ta nên phải nói chuyện về Chúa, đã vượt ra ngoài tầm của chúng ta rồi.

Sự Can Đảm Thuộc Linh—



Vừa khi A-háp thấy Ê-li, thì nói rằng: Có phải ngươi, là kẻ làm rối-loạn Y-sơ-ra-ên chăng?  Ê-li đáp rằng: Chẳng phải tôi làm rối-loạn Y-sơ-ra-ên đâu; bèn là vua và nhà cha vua, bởi vì vua đã bỏ điều-răn của Đức Giê-hô-va, và đã tin theo thần Ba-anh.- 1 Các vua 18:17-18
-
Người nào mà có lời chứng của chính lương tâm mình rằng minh đang bước đi đúng theo ý chỉ được khải thị của Đức Chúa Trời sẽ có sự can đảm trong giờ phút nguy hiễm, khi các kẻ thù của Lẽ Thật chống đối cách hung hăng hay theo cách giả bộ lừa dối.

Người Cứu Chuộc Bà Con—



“Na-ô-mi có một người bà con bên chồng, người có quyền thế và giàu, về họ hàng Ê-li-mê-léc; tên người là Bô-ô.
 Ru-tơ, người Mô-áp, thưa cùng Na-ô-mi rằng: Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót. Na-ô-mi đáp: Hỡi con, hãy đi đi” (Ru 2:1-2).
-
Khi chúng ta tiếp nhận và tin sách Ru tơ là một phần của Lời được Đức Chúa Trời hà hơi, chúng ta thấy những vẻ đẹp cộng thêm mà tâm trí con người không thể nhìn thấu. Nói theo cách minh hoạ, đó là sự tiết lộ về câu chuyện của sự cúu chuộc. Qua Bô ô, người cứu chuộc- bà con, Ru tơ, một người khách lạ, được đem vào gia đình của Đức Chúa Trời và được nhìn nhận như một người thuộc trong dân tộc giao ước. Là bà cố của vua Đa-vtt, bà có địa vị mình trong dòng gia tộc của Chúa Jesus Christ chúng ta (Mathio 1:5-6). Theo sự sinh đẻ thiên nhiên, người dân Mô áp không được vào hội chúng của Chúa cho đến đời thứ mười (Phục 23:3). Bởi ân điển, Ru tơ tìm được địa vị vinh dự giữa vòng các bà mẹ của Israel.

Đức Jehovah đã tạo ra sự dự bị đặc biệt cho “người nghèo và khách lạ” (Lê. 19:9,10). Bằng cách hạ bà xuống để dành sẵn cho bà sự dự bị đó, Ru tơ đã thu hút sự chú ý của Bô ô, và đến nỗi câu chuyện tình đáng yêu nầy trong kinh thánh đã đến sự kết thúc hạnh phước”.

“Khi các ngươi gặt lúa trong xứ mình, chớ có gặt đến cuối đầu đồng, và chớ mót lại những bông còn sót; 10 các ngươi chớ cằn mót nho mình, đừng nhặt những trái rớt rồi, hãy để cho mấy người nghèo và kẻ khách: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi” (Lê. 19:9-10).
-

Du dương thay là hai tiếng “ân điển”,
Quá ngọt ngào nơi tai của chính tôi,
Tiếng vọng thiên đàng còn vang miên viễn,
Các dân mặt đất lắng nghe liên hồi.
 -

Xin ân điển Ngài trong tôi cảm thúc,
Sức mạnh cõi lòng tôi nay mở ra,
Hướng về Ngài tâm tôi nay ao ước,
Cả đời tôi hiến dâng Chúa sâu xa.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

BỤI GAI CHÁY-



Xuất Hành 3:2,3 “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng người trong ngọn lửa, giữa bụi gai kia. Người nhìn thấy cả bụi gai đương cháy, nhưng không hề tàn.  Môi-se bèn nói rằng: Ta hãy tẽ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào
Phục truyền 33:16, “Nguyện ơn của Đấng hiện ra trong bụi gai Giáng xuống trên đầu Giô-sép,..”

Tôn thờ sự giàu có-



-
"Người giàu chớ khoe sự giàu mình."
Cần phải dành nhiều thời gian trong tranh luận hoặc chỉ tỏ một thực tế là sự chiếm hữu trong vấn đề của cải, tiền bạc, và "có tất cả” đã trở thành một cái gì đó được con người tôn thờ vượt qua mọi giới hạn?  Lỗi lầm nguyên thủy bao gồm nét đặc sắc này. Nó có thể được tóm gọn trong ba cụm từ:

"Tôi đã nhìn thấy." "Tôi đã thèm muốn." "Tôi đã lấy." (Lời A-can nói trong Giô suê 7: 21).

Tác giả của sứ điệp này, trong thời gian dài nhiều năm, đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới với một mục đích tìm hiểu sự gia tăng và tăng cường sự sống thuộc linh cho dân Đức Chúa Trời. Ông đã nhiều lần có ấn tượng với thực tế là nơi mà có các mối quan tâm lớn hơn về tiền bạc, nơi mà dân Chúa mãi mê, có cuộc sống kinh doanh kiếm tiền chi phối, tác giả rất khó khăn để nói nhiều về những điều của Thánh Linh. Ấn tượng này đã được xác nhận bởi một thực tế rõ ràng là nơi nào cuộc sống đơn giản hoặc thậm chí khó khăn, thì có những tiếp cận của tấm lòng với những kiến ​​thức đầy đủ hơn về Chúa, thật mạnh mẽ hơn và tinh khiết hơn

VỊ SỨ ĐỒ--



Heb. 3:1,3,6-Thế thì, hỡi anh em thánh là kẻ dự phần ơn trên trời kêu gọi, hãy nghĩ đến Jêsus là Sứ giả và Thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta thừa nhận.  Vì Ngài đã được kể là đáng vinh hiển hơn Môi-se, khác nào kẻ dựng nên nhà được tôn trọng hơn cái nhà.  Nhưng Christ thì trung tín như con quản trị nhà Đức Chúa Trời; mà chúng ta là nhà của Ngài, miễn là chúng ta giữ lòng dạn dĩ và sự khoe khoang về hi vọng của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng.

SỰ THẬT TRONG JESUS—



Ê-phê-sô 4:20-21 chép, “Nhưng anh em đã học Đấng Christ thì chẳng phải như vậy đâu, nếu quả anh em đã nghe Ngài và được dạy dỗ trong Ngài, y theo lẽ thật trong Jêsus”.

Ngay khi đọc vào bài nầy các bạn có thể vấp phạm tôi vì thấy Danh của Chúa với một chữ “Jesus’ trơ trọi, như có vẻ bất kính với Chúa. Thật ra trong bản Kinh thánh gốc ghi là “Jesus” tại đây và nhiều chỗ khác trong Tân ước cũng chỉ ghi là “Jesus”. Trong Danh “Jesus” hàm chứa Danh “Đức Jehovah Cứu Chúa”, cho nên khi chúng ta kêu cầu, “Ôi Jesus” thì chúng ta đang kêu “Ôi Đức Jehovah Cứu Chúa”. Các bản dịch thêm chữ Đức Chúa vào, thì đó là giải nghĩa kinh tnh chứ không phải dịch Kinh thánh.

TỪ XÁC CHẾT ĐẾN HƠI THỞ--



Bảy mươi năm dân như xác chết,
Chờ Linh Chúa Trời giúp hồi sinh,
Cuối đại nạn có Linh ân điển,
Tuyển dân hối cải nước thành hình.
-
Ezekiel 37:1- 14- Tay của Đức Giê-hô-va đặt trên ta; Ngài dắt ta ra trong Thần Đức Giê-hô-va, và đặt ta giữa trũng: nó đầy những hài cốt.  Đoạn Ngài khiến ta đi vòng quanh những hài cốt ấy; nầy, có nhiều lắm trên đồng trũng đó, và đều là khô lắm.  Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, những hài cốt nầy có thể sống chăng? Ta thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, chính Chúa biết điều đó!

BỐN NGÔI ĐỀN THỜ CỦA CHÚA TẠI JERUSALEM-



-
Tại Jerusalem, Chúa sẽ cho phép xây dựng bốn ngôi đền thờ tuần tự cho Ngài, bạn có biết không?

1.Đền Thờ vua Sa-lô-môn xây dựng (970 T.C--586TC.—tồn tại 384 năm.
1 Vua 6:1-Xảy ra năm bốn trăm tám mươi, sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là năm thứ tư của Sa-lô-môn trị-vì trên Y-sơ-ra-ên, nhằm tháng Xíp, nghĩa là tháng thứ hai, thì người cất đền của Đức Giê-hô-va.

Bày Tỏ Danh Chúa Cho Tín Đồ-



Là con người phàm chúng ta phải có một tên riêng để phân biệt với nhau. Khi đã vào cõi đời đời, chúng ta cũng có một tên riêng khác dùng để liên lạc với Chúa, là Đấng duy nhất biết tên mới của chúng ta đó. (Khải 2: 17).

Đức Chúa Trời là Chân Thần độc nhất trong vũ trụ, nên theo một diện,  Ngài không cần có Tên để phân biệt với thần nào, nên Danh Tánh, Tên của Ngài chỉ có mục đích bày tỏ bản chất hay công việc của Ngài.

ÁNH SÁNG VÀ SỰ THẬT—



Thi thiên 43:3 chép, “Cầu Chúa phát ánh sáng và sự chân thật của Chúa ra: Chúng nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của Chúa”. Như tôi đã nói chữ “lẽ thật” nên đổi thành “sự thật”. Tôi muốn tương giao về ánh sáng có liên hệ với sự thật ra sao.

Ánh sáng và sự thật (truth) không phải là những điều riêng biệt, nhưng là hai phương diện của một điều. Sự thật là sự chói sáng của ánh sáng, còn ánh sáng là nguồn của sự thật. Khi ánh sáng của Đức Chúa Trời soi ra trên chúng ta, chúng ta tiếp nhận sự thật, và khi chúng ta đến cùng  Đức Chúa Trời trong sự tương giao, chúng ta ở trong ánh sáng.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cho Các Thời Đại Hầu Đến-



-
Có lời thơ rằng;
Đời nầy học tập tạm hầu việc,
Chúa đến mở phương án rõ ràng,
Những kẻ tranh giành rồi xấu hổ,
Nhu mì bị đạp được vinh quang.
-
Theo khải thị kinh thánh cả lịch sử con người trên đất có chừng 6000 năm. Còn mỗi cuộc đời của Cơ Đốc nhân thì tuổi thọ có thể là 60, 70, hay 80… Nhưng tất cả chỉ là thời kì để Cơ Đốc nhân tập tành hầu việc Chúa, hay nói cách khác là dự vào kì thi tuyển vào các địa vị trong nhiệm mạng hầu việc suốt cõi vĩnh hằng.
Tôi thấy có ba hạng loại tôi tớ Chúa ngày nay như sau. Tôi dùng chữ “tôi tớ” với ngụ ý bao gồm tất cả mọi Cơ Đốc nhân được cứu, vì theo Mathio chương 25 chỉ có ba loại đầy tớ Chúa là người một ta lâng, người hai và người 5 ta lâng, không có ai là không được kể là tôi tớ của Đấng Christ.

Ý Nghĩa của Giêsu Christ trong vũ trụ của Đức Chúa Trời



-
Bây giờ chúng ta đến điều gì? Giăng luôn luôn đi vượt ngoài NHỮNG ĐIỀU với Thân Vị đó, và ông đã có một mục đích trong tâm trí của mình khi ông viết phúc âm này. Đó là mục đích  chuyển tất cả mọi thứ cho Đấng Christ, đến nỗi tin mừng của Giăng là tin mừng của sự chuyển đổi lớn.

Ở đây chúng ta thấy sự khôn ngoan của Thánh Linh trong việc đặt tin mừng này vào chỗ hiện nay trong Tân Ước. Ma-thi-ơ là tin mừng thẩm quyền tuyệt đối của Giêsu  Christ, cho thấy rằng tất cả các quyền bính được trao cho Giêsu  Christ. Mác là thông điệp của chức vụ dưới thẩm quyền của Đấng Christ. Luke là thông điệp liên quan đến nhân loại mới của Đức Chúa Trời, nhảy qua từ Luke đến sách Công vụ, đem tất cả  ba sách đó lên lập trường mới của sự phục sinh. Giăng đến giữa Ma-thio, Mác, Lu-ca, và Công vụ. Ông là sự liên kết giữa hai nhóm, (ba và một) là cây cầu mà qua đó họ vượt qua thời kỳ phân phát mới. Vì vậy, Giăng là tin mừng của sự chuyển đổi lớn. Quá trình chuyển đổi này là gì? Nó có bốn khía cạnh.

CON NGƯỜI MA-THI-Ơ




Để đạt được một kết luận về thông điệp của Ma-thi-ơ, trước tiên chúng ta phải xem xét chính con người. Ma-thi-ơ là ai và là gì? Vâng, chúng ta biết rằng tên cũ của ông là Levi, và ông có một tên kép - Ma-thi-ơ Levi. Chúng ta biết rằng ông là một nguời thâu thuế, và ông sống ở Capernaum. Xin hãy tin rằng đây không phải là quá nhiều chi tiết không cần thiết, hai điều mà tôi vừa nói có một lịch sử to lớn được ràng buộc với chúng. Ma-thi-ơ là một người thâu thuế và ông sống ở Capernaum.

Ông là một con người đã đầu tư với chính quyền La Mã, ông được “quân đội chiếm đóng” sử dụng : ông đã bán mình cho kẻ thù trong đất nước. Ông đã chấp nhận thẩm quyền La Mã, và ông là một người qui phục thẩm quyền. Nếu ông nói: "Tôi muốn có thật nhiều tiền thuế, cả đế chế La Mã đứng đằng sau ông. Điều đó cho ông rất nhiều tự do, vì ông có thể đòi hỏi thật nhiều. Bạn có nhớ khi Giăng baptist làm phép baptem dưới sông Jordan và tất cả các người thâu thuế đã đến với ông không? (Tôi tự hỏi nếu Levi là một trong số họ! Nếu ông có mặt, ông đã không bao giờ được báp-têm.)

Cái Bẫy Của Ghê-Đê-Ôn Để Lại Cho Dân Thánh—



-
Judges 8:27(ASV)  And Gideon made an ephod thereof, and put it in his city, even in Ophrah: and all Israel played the harlot after it there; and it became a snare unto Gideon, and to his house.

Quan 8:22-27-Bấy giờ, những người Y-sơ-ra-ên nói cùng Ghê-đê-ôn rằng: Xin ông, con trai, và cháu ông hãy quản trị chúng tôi, vì ông đã giải cứu chúng tôi khỏi tay dân Ma-đi-an.  Nhưng Ghê-đê-ôn đáp cùng chúng rằng: Ta chẳng quản trị các ngươi, con trai ta cũng không quản trị các ngươi đâu; Đức Giê-hô-va sẽ quản trị các ngươi.
 Đoạn, Ghê-đê-ôn nói cùng chúng rằng: Ta chỉ xin các ngươi một điều nầy, là mỗi người trong các ngươi phải giao cho ta những vòng mình đã đoạt lấy. (Vả, quân nghịch có những vòng vàng, vì chúng nó vốn là dân Ích-ma-ên).  Chúng đáp: Chúng tôi sẵn lòng giao cho ông. Họ trải một áo tơi ra, rồi hết thảy đều ném vào đó những vòng của mình đã đoạt lấy.  Những vòng vàng mà Ghê-đê-ôn đã xin, cân được một ngàn bảy trăm siếc-lơ vàng, không kể những đồ trang sức hình như trăng lưỡi liềm, hoa tai, và áo sắc điều của vua Ma-đi-an thường mặc, cùng những kiềng nơi cổ lạc đà.  Ghê-đê-ôn lấy vật đó làm một cái ê-phót, để trong thành mình tại Óp-ra. Cả Y-sơ-ra-ên đều cúng thờ cái ê-phót đó; nó trở thành một cái bẫy cho Ghê-đê-ôn và cả nhà người
-

Ân Điển Và Luật Pháp Trong kế Hoạch Đời Đời Của Đức Chúa Trời



Từ sau cuộc cải chánh giáo hội, các học giả Kinh thánh vẫn luôn tranh luận để kết luận chủ đề chính của Kinh thánh là gì. Người thì nói Kinh thánh chép về câu chuyện cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Người khác bảo Kinh thánh là cuốn sách đạo đức, là áng văn chương tuyệt mỹ chép nhiều câu châm ngôn hay ho. Số người khác cho rằng kinh thánh là sách tiên tri, sách đạo đức học, sách lịch sử, hay sách khoa học gì đó, vì rằng những phát minh, khám phá của khoa học vẫn đi sau các tuyên bố về mặt khoa học từ Kinh thánh. Trường phái khác lại cho rằng Kinh thánh là câu chuyện tình thần thượng giữa Đức Chúa Trời và loài người. Người Do thái cho rằng Kinh thánh chủ yếu chép về luật pháp.
Hôm nay tôi lấy một chủ đề “Ân điển và luật pháp trong kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời” để bàn bạc cùng các bạn:

LUẬT PHÁP TRONG RÔ-MA VÀ GA-LA-TI-




Có hai cuốn sách Tân Ước bàn cách đặc biệt về luật pháp: La Mã và Ga-la-ti. Sách La Mã là một sự giải thích, còn Galati thì tranh luận. Ở Rô-ma Phaolô giới thiệu các chủ đề và nêu ra một số tuyên bố tích cực. Trong Ga-la-ti ông bàn về  chủ đề đã được giới thiệu rồi (các tín hữu Ga-la-ti đã bị đảng cắt bì gây ảnh hưởng). Ông bàn về chủ đề pháp luật theo cách tranh luận để sửa sai một điều kiện hiện có.

Trong Ga-la-ti Paul nêu ra một số báo cáo rất mạnh mẽ về mức độ nghiêm trọng  khi phục dưới pháp luật. Ví dụ, ông nói, "Anh chị em nào muốn được tuyên xưng công chính bởi Kinh Luật thì bị đoạn tuyệt với Chúa Cứu Thế, mất ân sủng" (5: 4). Các tín hữu Ga-la-ti đã sa bại như con mồi ngoan ngoản đối với việc tuân thủ luật pháp, nhưng chúng ta không kém gì họ khi có khuynh hướng làm  theo luật pháp như vậy. Nhiều Cơ Đốc nhân không thấy ách nô lệ của họ đối với luật pháp vì họ thấy pháp luật chỉ là một tiêu chuẩn sống. Nếu họ không bao giờ nhìn thấy ách nô lệ của luật pháp, họ sẽ không bao giờ thấy sự tự do có trong Đấng Christ.
Luật pháp không chỉ là một tiêu chuẩn; nó là một tiêu chuẩn cố định. Khi chúng ta còn trẻ, giáo viên thể dục của chúng ta nâng lên hoặc hạ xà ngang xuống cho cho việc nhảy cao theo tuổi và khả năng của chúng ta. Các tiêu chuẩn này không cố định; nó đã được điều chỉnh. Có chỗ cho người phát triển, và chỗ cho người thiếu phát triển. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của luật pháp thì cố định. Một mặt, nó không có nhượng bộ, dù nơi đó có sự thiếu phát triển. Mặt khác, nó không dành chỗ cho sự phát triển vượt quá một điểm nhất định. Thậm chí nếu một người nào đó trong thời Cựu Ước đã cố gắng để đạt được tiêu chuẩn do pháp luật xác định, ( nhưng tiêu chuẩn như vậy có thể đã không đạt được), bởi vì tính cố định của pháp luật ngăn cản tất cả các khả năng tiến xa hơn điểm nhất định. Bởi vì tiêu chuẩn của luật pháp là cố định, chấp hành pháp luật là bị ràng buộc vào ách nô lệ. Vào giai đoạn đầu trong đời sống Cơ Đốc nhân của chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy rằng tiêu chuẩn pháp luật là quá cao, nhưng ở giai đoạn sau này chúng ta sẽ cảm thấy rằng nó là quá thấp.

ẨN GIẤU HAY NỔI BẬT



Các thánh đồ của Đức Chúa Trời không thèm muốn danh tiếng. Họ nên được ẩn giấu trong Đức Chúa Trời. Những ai theo đuổi để có được một tên tuổi lớn lao thì có nhiều khả năng bị sa-tan làm tổn hại. Những người được ẩn giấu trong bàn tay của Chúa, họ được an toàn và  bình an biết bao!

Thật là dị thường khi một thánh đồ tìm kiếm vinh quang trần thế. Những người yêu mến Chúa không muốn làm lớn trong thế giới này. Tuy nhiên, giữa vòng các thánh đồ trong hội thánh của Đức Chúa Trời, nhiều người vẫn khao khát có một vị trí cao cả và muốn được người ta gọi mình là Ra-bi (Thầy). Sự khủng hoảng có với các thánh không phải xảy ra trên thế giới nhưng trong hội thánh!

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Người Cứu Chuộc Bà Con—,



“Na-ô-mi có một người bà con bên chồng, người có quyền thế và giàu, về họ hàng Ê-li-mê-léc; tên người là Bô-ô.
 Ru-tơ, người Mô-áp, thưa cùng Na-ô-mi rằng: Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót. Na-ô-mi đáp: Hỡi con, hãy đi đi” (Ru 2:1-2).
-
Khi chúng ta tiếp nhận và tin sách Ru tơ là một phần của Lời được Đức Chúa Trời hà hơi, chúng ta thấy những vẻ đẹp cộng thêm mà tâm trí con người không thể nhìn thấu. Nói theo cách minh hoạ, đó là sự tiết lộ về câu chuyện của sự cúu chuộc. Qua Bô ô, người cứu chuộc- bà con, Ru tơ, một người khách lạ, được đem vào gia đình của Đức Chúa Trời và được nhìn nhận như một người thuộc trong dân tộc giao ước. Là bà cố của vua David, bà có địa vị mình trong dòng gia tộc của Chúa Jesus Christ chúng ta (Mathio 1:5-6). Theo sự sinh đẻ thiên nhiên, người dân Mô áp không được vào hội chúng của Chúa cho đến đời thứ mười (Phục 23:3). Bởi ân điển, Ru tơ tìm được địa vị vinh dự giữa vòng các bà mẹ của Israel.

Tiền Bạc Đối Chọi Đức Chúa Trời-



-
Tục ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”
-
Câu tục ngữ trên đúng với mọi người ở mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì cơ chế thị trường hiện nay. Theo nghĩa thông thường “tớ” là người hầu hạ, phục dịch, “chủ” là người nắm quyền, điều khiển, sai khiến. Khi “tiền bạc là người tớ tốt” chính là lúc con người ta làm chủ được đồng tiền, sử dụng nó vào mục đích tốt. Còn lúc đồng tiền lên làm chủ thì con người bị điều khỉển, bị chi phối bởi đồng tiền. Qua vài chữ tuy rất ngắn nhưng câu tục ngữ mang ý nghĩa thật sâu sắc. Nó khuyên răn con người phải biết làm chủ, không nên bị nô lệ bởi đồng tiền
Đừng ngưỡng mộ tiền bạc thái quá, vì nó là một tên đầy tớ tốt và là một ông chủ xấu.(Alexandre Duma con)
-

BA BÀN THỜ VÀ DANH CỦA CHÚA-



Sáng thế kí 22: 13-14, “Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình.  Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va, nghĩa là Đức Giê-hô-va sẽ sắm-sẵn tại đó. Bởi cớ ấy, ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Đức Giê-hô-va sẽ có sắm sẵn”

Xuất Hành 17:11-16, “Vả, hễ đương khi Môi-se giơ tay lên, thì dân Y-sơ-ra-ên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân A-ma-léc lại thắng hơn. Tay Môi-se mỏi, A-rôn và Hu-rơ bèn lấy đá kê cho người ngồi, rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn. Giô-suê lấy lưỡi gươm đánh bại A-ma-léc và dân người. Môi-se lập lên một bàn thờ, đặt tên là ‘Giê-hô-va cờ xí của tôi’”.

Đức Thành Tín Của Đức Chúa Trời-



Trong các lời lành mà Đức Giê-hô-va đã phán cho nhà Y-sơ-ra-ên, chẳng có một lời nào là không thành: thảy đều ứng nghiệm hết—Giô suê 21:45
-
Thật là một lời chứng tốt lành cho đức thành tín của Đức Chúa Trời. Ngài đã làm ứng nghiệm lời Ngài cho đến từng chữ, hoặc trong ân điển hay trong sự tể trị, khi Ngài đã đem dân Ngài qua sa mạc và vào cơ nghiệp đã hứa.  Khi nhìn lại, họ đã có thể nói, “Mọi điều gì Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài đã hoàn thành”. Nên sẽ xảy ra như vậy cho những ai bây giờ biết Ngài như được khải thị trong Christ Jesus. Khi chúng ta đã chấm dứt cuộc hành trình trên đất và nhìn lướt qua con đường đã qua thì chúng ta đến chỗ thấy rõ hơn về ngôi nhà đời đời trong nhà của Cha, chúng ta sẽ ngợi khen và tôn kính Ngài. Ngài đã cứu và hướng dẫn chúng ta vào một nơi cư ngụ bảo đảm, và lời Ngài đã là sự tin tưởng của chúng ta trải suốt cuộc hành trình.
-

Con Người Trọn Lòng-




Các anh em đồng đi lên với tôi làm cho bá tánh sờn lòng; còn tôi trung thành vâng theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tôi.—Giô suê 14:8.
-
Tính cách lớn lao của Ca lép bày tỏ trong tên họ của ông. Ông không có hai lòng. Những động cơ pha trộn đã không có chỗ trong đời sống ông. Ông đã giải quyết điều đó nhiều năm trước khi ông hoàn toàn thuộc về Chúa, và ông sống như người trọn tấm lòng cho Ngài. Chắc chắn lý do nhiều lỗi lầm của chúng ta ngày nay là chúng ta rất thiếu hụt tâm linh tận hiến nầy đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngày xưa, các môn đề đã được Ba na ba “khuyên lơn mọi người hãy vững lòng gắn bó với Chúa” (Công 11:23). Jesus đã tuyên bố, “Nếu mắt ngươi tốt, thì cả thân thể ngươi đều sáng sủa” (Mathio 6:22). Khi chúng ta biệt riêng Chúa Đức Chúa Trời là thánh trong lòng mình và dâng cho Ngài địa vị có uy quyền tối thượng, mọi tranh luận sẽ chấm dứt, và cuộc đời chúng ta hoàn toàn ở dưới sự kiểm chế của Ngài. Đấy là lối đi chiến thắng và phước hạnh. Không ai có thể thành công trong nếp sống Cơ Đốc nhân của mình, mà lại nỗ lực để cho Đức Chúa Trời và thế giới chia sẻ tấm lòng của mình (1 Giăng 2:15).
-

Tất cả cho Jesus Chúa tôi,
Mọi quan năng dâng hiến Ngài rồi,
Việc làm, lời nói và tư tưởng,
Cả thời gian và cả cuộc đời.
-
Lệnh Chúa hai tay tôi thi hành,
Đường lối Ngài chân tôi chạy nhanh,
Mắt tôi đây chỉ nhìn Jesus,
Thần khúc Ngài môi miệng tôn vinh.

Thổ Sản-



Ngày mà chúng đã ăn lúa mì của xứ, thì đến sáng mai ma-na hết; vậy, dân Y-sơ-ra-ên không có ma-na nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Ca-na-an.-Giô suê 5:12-
-
Ma na là thức ăn cho đồng vắng- Nó tượng trưng Đấng Christ từ trời xuống củng cố hồn dân Ngài đang khi họ trải qua khung cảnh tiêu điều nầy. Ngài tiếp lấy địa vị thấp hèn chung với họ và họ nuôi mình bằng Ngài, họ có đủ khả năng tiến lên trên đường lữ hành. Nhưng thổ sản của miền đất nói về Đấng Christ phục sinh. Hột lúa rơi xuống đất và chết. Trong sự phục sinh, Ngài trở thành thức ăn của dân Ngài đang khi bởi đức tin họ bước vào cơ nghiệp thuộc thiên của họ. Bây giờ Ngài được tôn cao, ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời, nơi đức tin chúng ta ngắm xem Ngài như Đấng Chiến Thắng hùng mạnh. Được Ngài chiếm hữu, các thánh đồ của Ngài sẽ giống như Ngài, được mạnh mẽ trong Chúa và  năng lực của sức mạnh Ngài.-
-

Hồn ơi, chổi dậy đi thôi,
Nhìn xem Đấng Christ tuyệt vời trước ngươi,
Ngắm xem Ngài ngự trên ngôi,
Tội ngươi Ngài đã xóa bôi đời đời.
 -
Chúa Trời tiếp lấy ngươi rồi,
Vào nơi dự tiệc thỏa vui với Ngài,
Ngài luôn mời gọi ngươi hoài,
Phần ngươi vui hưởng quý thay trên đời.


Chúa mang thập tự một mình-




Cái hòm đi xuống Giô đanh phô diễn Cứu Chúa đáng chúc tán của chúng ta bước vào dòng nước phán xét cho chúng ta. Ngài đã tiến lên một mình, không ai chia sẻ với Ngài trong công tác tạo ra sự chuộc tội. Y như dân Israel phải chờ đến khi có khoảng cách 2000 thước mộc (cubits = 0,45 mét) ở giữa họ và hòm giao ước, và đã không bước vào dòng sông cho đến khi lòng sông đã khô cạn, nên chúng ta đã không góp phần trong sự chuộc tội, nhưng bây giờ chiếm lấy lợi ích của sự chết đó mà Jesus đã chịu đựng một mình để chúng ta có thể được cứu. Chúng ta chỉ có thể nhìn lại cách im lặng kinh sợ khi Ngài đã tiếp lấy chỗ của chúng ta và mang hình phạt của chúng ta.
Gi 16:32- Nầy, giờ sắp đến, thật đến rồi, các ngươi sẽ tan tác, ai đi đường nấy, bỏ ta lại một mình; nhưng ta không ở một mình đâu, vì Cha ở cùng ta.

HỎI VÀ ĐÁP LỜI KINH THÁNH-



-
1. Chỉ Phạm tội Với Chúa?
--Câu hỏi: Thi thiên 51: 4 có nghĩa là gì khi chép, "Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi"?
--Trả lời: Thánh vịnh này là lời thú nhận của Đa-vít về tội ngoại tình của ông với Bát-sê-ba. Mặc dù ông đã phạm tội với U-ri, và đã phạm tội với Bát-sê-ba, hối tiếc sâu sắc của ông trước mặt Đức Chúa Trời khiến ông phải xem xét cách ông đã làm cho Đức Chúa Trời đau buồn và thiếu hụt vinh quang của Ngài. Trong sự hối hận và hối tiếc sâu sắc như vậy, ông nghĩ rằng mình đã chỉ phạm tội chống lại chính Đức Chúa Trời mà thôi. Thật là điều đáng tiếc khi các tín hữu ngày nay hầu hết chỉ xin lỗi cho bản thân và không có một tâm linh hối lỗi như vậy với Chúa! Nếu một người không khóc lóc trước mặt Chúa sau khi anh ta phạm lỗi, anh ta có thể sẽ phạm tội một lần nữa.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Những Kinh Nghiệm Đồng Vắng



Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng—Phục 8:2
-
Tất cả những kinh nghiệm đồng vắng của dân mà Đức Chúa Trời cứu chuộc đã được thiết kế để đem họ đến sự kết liễu chính mình họ và càng ngấm ngầm đẩy họ về phía Ngài. Nếu Ngài cho phép chúng ta đói ấy là để chúng ta học tập đánh giá cao Bánh từ trời. Nếu Ngài cho phép chúng ta khát, ấy là để chúng ta càng vui hưởng đầy trọn hơn các dòng chảy của ân điển trong suốt như thủy tinh từ Vầng Đá bị đập vỡ. Nếu Ngài cho chúng ta gặp đau khổ ấy là Ngài ngầm đẩy chúng ta càng dựa vào ngực yếu thương của Ngài. Ồ những kỷ niệm về mọi con đường của Chúa sẽ khuấy động chúng ta, khi chúng ta đã về đến nhà cách an toàn vào lúc cuối cùng.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Công Việc Vô Ích-




   Thật tuyệt vời khi Đức Thánh Linh đã nói trước những lời sau đây về Chúa Jesus bằng những lời tiên tri:
Ê-sai 49:4 “Ta có nói rằng: Ta đã làm việc luống công, đã hao sức vô ích và không kết quả. Song lẽ ngay thẳng của ta ở nơi Đức Giê-hô-va, sự ban thưởng cho ta ở nơi Đức Chúa Trời ta”.

   Chúa đã cúi xuống thấp đến nỗi công việc của Ngài có vẻ vô ích phải không? Thật là một ân sủng tuyệt vời khi Ngài cúi xuống như vậy!
Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng công việc không phải là vô ích, và cần cả cõi vĩnh cửu để tiết lộ ý nghĩa và phước lành của công việc tuyệt vời đó; nhưng hiện tại công việc này dường như vô ích. Ước ao cảm giác về ân sủng này thâm nhập sâu vào trái tim chúng ta.

Hội Thánh Của Đức Chúa Trời-



   Cộng đồng của Đức Chúa Trời hằng sống trong thời gian này là "vườn niềm vui -paradise" của Đức Chúa Trời trên trái đất, mặc dù không phải lúc nào cũng rõ ràng. Theo những tư tưởng của Đức Chúa Trời, Hội thánh nên là "một khu vườn  khóa kín" và một "nguồn nước khóa lại" cho Ngài và cho Chúa Jêsus. Hai hình ảnh này nói về sự biệt lập hoàn hảo khỏi điều tà ác và sự tận tụy đối với chú rể trên trời.

    Điều này đưa chúng ta đến những gì chúng ta tìm thấy trong bài hát của Sa-lô-môn 4, như đã chỉ ra trước đó. Chú rể nói về cô dâu, "Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín,  Là nguồn nước khóa lại, là suối niêm phong.  Đám cây mình là vườn địa đàng, Có thạch lựu và trái ngon, Hoa phụng tiên và cây cam tòng; Cam tòng và hồng hoa, xương bồ và nhục quế, Cùng mọi thức cây có mùi thơm, Một dược, lư hội với các hương liệu có danh "(4: 12-14).