Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

MƯỜI TRINH NỮ CHÀO ĐÓN TÂN LANG TRỞ LẠI-

 -

Ma-thi-ơ 25:1-13-
Tôi muốn mượn câu chuyện về 10 trinh nữ đón Tân Lang để nói đôi lời cùng anh chị em về điều kiện hầu chúng ta có thể được Chúa cho vào vương quốc ngàn năm của Đấng Christ sau khi kèn 7 thổi lên.
--Câu 1: “Thế thì nước trời sẽ có thể so-sánh với 10 nữ đồng-trinh, cầm đèn của họ và đi ra để đón chàng rễ”.
Chữ “nước trời” theo nguyên văn là “the kingdom of the heavens” ngụ ý lãnh vực Chúa cai trị, kéo dài và bao gồm 2000 năm thời đại hội thánh Tân ước cộng thêm 1000 năm vương quốc Đấng Christ. Đây là một bộ phận của Vương quốc Đức Chúa Trời, vốn bao gồm từ cõi đời đời quá khứ đến cõi vĩnh hằng tương lai.
“Nữ đồng-trinh” Kinh thánh ví sánh Đức Jehovah là Chồng thuộc linh của dân Israel, và Đấng Christ là Chàng rễ của hội thánh Tân ước chung. Từ ngữ “trinh nữ” ngụ ý tình trạng thuộc linh của mỗi tín đồ, dù già hay trẻ, dù nam hay nữ, cũng đều phải là thanh khiết, đơn thuần, trẻ trung về mặt thuộc linh.
-“Cầm đèn”. Cây đèn ngụ ý gì? Châm 20:27 giải thích “Tâm linh trong con người là ngọn đèn của Đức Jehovah, Nó xem xét mọi nơi sâu kín nhất trong lòng”. Mỗi tín đồ tái sinh đều có một tâm linh hồi sinh, được liên kết với Chúa là Thần Linh (1 Cor 6:17), nên ngọn đèn là tâm linh của tín đồ, mãi cháy sáng ngày đêm suốt cõi đời đời, vì Đức Thánh Linh như là Dầu bất biến ở trong tâm linh đó đến đời đời.
“Đi ra để đón chàng rễ”. Cả cuộc đời của người tín đồ phải sử dụng tâm linh mình như cây đèn để soi sáng trong thế giới nầy, là một đêm tối còn kéo dài đến ngày Chàng Rễ trở lại. Họ phải sống thoát li cách thuộc linh hằng ngày đối với thế giới nầy.
.
--Câu 2- "Trong họ năm nàng dại, năm nàng khôn”.
Chữ “khôn” nói lên ân tứ do Chúa ban cho tín đồ trong tâm linh họ, vì Ê-phê-sô 1:17 nói,“Cha vinh quang ban cho anh chị em tâm linh khôn ngoan và được khải thị”. Sự khôn ngoan không phải là khả năng học thức, hay trình độ tri thức về các số liệu thế giới nầy, mà là ban tứ của Đức Chúa Trời trong tâm linh tín đồ. Chữ “dại” ở đây có nghĩa “chậm hiểu”và là “đần độn”. Do thiếu dầu Thánh Linh thấm nhuần vào hồn, nên dù cho người dại cũng có ngọn đèn tâm linh chói sáng như người khôn, nhưng hồn của họ u tối, thiếu linh sự khải thị, không có sự khôn ngoan của Chúa dầm thấm.
.
--Câu 3-“ Các nàng dại cầm đèn mà không đem dầu theo; còn các nàng khôn cầm đèn lại đem dầu theo trong bình”. Cái đèn tượng trưng tâm linh, còn cái bình ngụ ý nhân phẩm con người, là tâm hồn.
Rô ma 9:21, 23-24; “Hay người thợ gốm không có quyền từ cùng một đống đất sét mà nắn nên bình này dùng cho việc sang, bình kia dùng cho việc hèn sao? Và để cho biết sự giàu có vinh quang Ngài trên những bình được thương xót mà Ngài đã chuẩn bị sẵn để được vinh quang”. Người tín đồ là chiếc bình được thương xót, đó là hồn người đã được cứu. Kinh thánh kể chúng ta là một hồn trước mặt Ngài. “Trong ngày ấy thêm lên được độ ba ngàn hồn”. (Công 2:41). Nên chữ “bình” của các trinh nữ ngụ ý chính bản thể hay hồn của chúng ta.
“Nàng dại …không đem dầu theo; còn các nàng khôn ..đem dầu theo trong bình”. Mỗi người trinh nữ khôn hay dại đều có đèn chói sáng, là vì họ đã được tái sinh có Đức Thánh Linh trong tâm linh, nên họ có ngọn đèn cháy sáng, nhưng nàng khôn có dầu dự trử trong bình (hồn), còn nàng dại thì chỉ có bình không, là Thánh Linh chưa nhuần thấm vào hồn, vào tâm tính của người tín đồ đó.
Các bạn ai cũng có Đức Thánh Linh trong tâm linh mình, còn có người được đầy dẫy thường xuyên nữa, nhưng tâm hồn bạn, tâm tính, ý muốn, tình cảm, tâm trí của bạn có được dầm thấm dầu Thánh Linh không? Nếu bạn chỉ có Chúa trong tâm linh, mà trong hồn, trong trí, trong tư tưởng chưa có Ngài gây ảnh hưởng đến, chưa kiểm chế được, chưa biến đổi bạn, thì ngụ ý anh em chỉ có chiếc bình trống rỗng—là hồn chưa có Đức Thánh Linh. Anh em còn đang sống theo người thiên nhiên hoặc xác thịt.
.
--Câu 5” Vả, đương khi tân lang chậm đến, thì họ thảy đều đừ rồi ngủ”.
Từ ngày Chúa ra đi về trời vào khoảng năm 30 S.C., đến hôm nay đã 1990 năm, mà chưa thấy Ngài trở lại rước 10 nữ đồng trinh nầy, cho nên 10 nàng đều ngủ cả.
Từ ngữ “ngủ” là từ ngữ then chốt trong ẩn dụ nầy. Bạn phải hiểu đúng ý nghĩa chữ “ngủ” bạn mới có thể giải nghĩa thí dụ mười trinh nữ nầy cách chính xác, bằng không bạn sẽ hiểu sai ẩn dụ nầy với toàn bộ các lẽ thật có liên quan khác trong kinh Tân ước. Do đó chúng ta sẽ đi lạc vào mê hồn trận trong các lẽ thật về sự tái lâm của Chúa Giê-su. Đó là lí do có quá nhiều giáo sư Kinh thánh cãi vả nhau về lịch trình sự tái lâm của Chúa.
Ngủ là gì? Có 3 ý nghĩa về chữ “ngủ” trong kinh Tân ước: a/ “Ngủ” là ngủ nghỉ, như Phi-e-rơ ngủ trong nhà giam (Công. 12:6). b/ “Ngủ” là yếu đuối thuộc linh, ngủ mê trong đời sống xác thịt, như Ê-phê-sô 5:14 chép, “Này, người đang ngủ, hãy thức dậy, Đứng lên từ cõi chết”.c/ “Ngủ” là chết, là qua đời, như La-xa-rơ ở Bê-tha-ni-“Bạn La-xa-rơ chúng ta đã ngủ rồi, nhưng ta đi đánh thức người.” Vả, Jêsus nói đó chỉ về sự chết của La-xa-rơ, song môn đồ tưởng Ngài nói về sự ngủ nghỉ. Jêsus bèn nói tỏ tường rằng:“La-xa-rơ chết rồi”(Giăng 11: 11-14), như ông Ê-tiên, Công 7:60, “Cầu nguyện như thế xong thì ông ngủ”. Một khi xác nhận chính xác từ ngữ “ngủ” rồi, các bạn sẽ hiểu ẩn dụ nầy cách dễ dàng”. Tôi xác nhận chữ “ngủ” ở đây là chết, là qua đời, là tắt thở.
Câu 1--“Mười gái đồng trinh”. Tại sao 10 mà không phải là 7 hay 6 nữ trinh? Trên có nói 10 trinh nữ của vương quốc, mà khi nói đến vương quốc, thì phải có con số 12 như trong Jerusalem mới, mọi thứ đều 12, như 12 nền, 12 thiên sứ, 12 cổng… nhưng tại sao tại đây chỉ có 10 trinh nữ?
Số 10/ 12 là ngụ ý đa số, như có 10/12 thám tử thời Môi se phản lại Chúa, khiến dân Israel không chịu vô chiếm hữu đất hứa; có 10/12 chi phái Israel theo Giê-rô bô am thờ bò con vàng và lìa bỏ nhà Đa vít. Ở đây 10 nàng đều ngủ, là 10/12 tổng số tín đồ Tân ước đều đã chết vì đợi Chúa quá lâu, vì chờ đợi gần 2000 năm rồi. Tôi ví dụ, toàn bộ tín đồ Tân ước có 12 tỉ người, thì 10 tỉ đã chết rồi, còn hai tỉ đang sống là chúng ta hôm nay. Như còn hai nàng nữa là số tín đồ (giả dụ) 2 tỉ hiện còn sống trên mặt đất hiện nay. “Ta bảo các con, trong đêm ấy, hai người nằm chung giường, một người sẽ được đem đi, người kia bị bỏ lại; hai người nữ cùng xay cối, một người sẽ được đem đi, người kia bị bỏ lại” (Lu ca 17:34-36). Đó là những người còn sống hôm nay, tượng trưng cho 2 trinh nữ, không được nhắc đến chung với 10 trinh nữ trên đây.
.
--Câu 6- “Đến nửa đêm có tiếng kêu rằng: 'Kìa, tân lang đến! Hãy đi ra nghinh tiếp chàng“. Chừng nào chàng rễ đến? Ngài sẽ hiện ra vào kèn thứ mấy? Những câu nầy bày tỏ Chúa Giê-su đến cách công khai để tiếp rước tất cả những người tin, cả người đang sống (2 trinh nữ) và những người đã chết (10 trinh nữ). Đấy không phải là cách Chúa đến như Kẻ Trôm để thu gom từng người một ngay trước khi con thú đăng quang như Khải 3:3 chép, “Vậy, nếu con không tỉnh thức, Ta sẽ đến như kẻ trộm và con không thể biết được giờ nào Ta đến với con (nguyên văn là : bên con, mà con không hay biết).”
“Tiếng kêu”. Chàng rễ sẽ đến cách công khai nên mới phát tiếng kêu. 1 Cor.15:52 và 1 Tê. 4:16-17 “Vì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống với tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời, thì những kẻ chết trong Christ sẽ sống lại trước; đoạn, chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, đều sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây để nghinh tiếp Chúa tại khoảng không”. Tiếng kêu nầy vang ra trước khi Chúa rước 12 trinh nữ lên trời, hay thu họach mùa vụ lúa mì mà Khải 14: 14-16 đã miêu tả vậy.
Ma-thi-ơ 25:6 nói “Đến nửa đêm có tiếng kêu” thì 1 Tê. 4;16 giải nghĩa đó là “tiếng kêu bảo”.Trong nguyên ngữ, thành ngữ nầy là “a cry of command” – tiếng kêu mênh lệnh, tiếng kêu triệu tập. Chàng rễ phát một tiếng kêu lớn để triệu tập 12 nữ đồng trinh lên không trung gặp Ngài. Cũng có tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời vang động cặp theo như giờ rước dâu vậy.
.
--Câu 7-" Các gái đồng trinh bèn thức dậy cả, sửa soạn đèn mình”. 1 Cor 15:52 “Trong tích tắc, trong nháy mắt, khi tiếng kèn chót thổi. Vì kèn sẽ thổi lên, những người chết sẽ sống lại không hư nát và chúng ta sẽ được biến hóa”. 1Tê. 4:16,“những kẻ chết trong Christ sẽ sống lại trước; đoạn, chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, đều sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây để nghinh tiếp Chúa tại khoảng không”.
Khi được nghe tiếng kêu mệnh lệnh từ Chúa, như tiếng kêu Ngài phát ra kêu La xa rơ trong mồ bước ra, 10 trinh nữ, là 10/12 toàn thể Hội thánh đã ngủ từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 21 đều thức dậy một lượt. Họ bừng thức dậy. Rồi tất cả 2/12 hội thánh mà đã chạy trốn con rắn suốt 3,5 năm sau, cũng sẽ được biến hóa và cất lên, hiệp chung với 10/12 hội thánh để cùng hôi ngộ Chúa tại khoảng không. Trong 1Tê. 2:1, Phao lô gọi đó là “việc hội hiệp của chúng ta với Ngài”. Ô một cuộc họp mặt, một cuộc hội ngộ lần đầu tiên của cả quần chúng thánh đồ bao gồm hội chúng Cựu ước và toàn bộ 12/12 hội thánh Tân ước. Ô thật long trọng thay, huy hoàng, hoành tráng thay! Không bút mực nào tả xiết! Bằng lời văn hoa mĩ, tiên tri Ê-sai diễn tả, “Kẻ chết của Chúa sẽ sống; Các xác chết của họ sẽ chỗi dậy. Các ngươi, là kẻ nằm trong bụi-đất, thức-dậy và reo hò vì niềm vui, Vì giọt sương của ngươi như sương của hừng đông, Và trái đất sẽ đẻ ra các linh đã ra đi” (26:19).
Các nàng “sửa soạn đèn mình”. Khi người tín đồ qua đời, thân xác họ rả tan vào bụi đất, linh hồn họ thì ở trong lạc viên (paradise), trong âm phủ (hades) dưới lòng trái đất. Khi đó, Chúa sẽ ban cho họ môt thân thể phục sinh và linh hồn họ vào ở trong thân thể mới đó đến đời đời. Đương nhiên tâm linh họ cháy sáng như ngọn đèn. Sửa soạn ngọn đèn đây là họ vận dụng linh mình, kêu Danh Chúa hay cầu nguyện cảm tạ ngợi khen Ngà,i thì linh họ bừng sáng như ngọn đèn ngay sau khi sống lại.
-
--Câu 8- “Các nàng dại nói với các nàng khôn rằng: 'Xin chia dầu của các chị cho chúng tôi với, vì đèn chúng tôi gần tắt'. Dầu là bản thể Đức Thánh Linh, đâu phải như dầu ô-liu vật lí đâu mà chia sẻ. Mỗi người tín đồ đều được ban cho một ban tứ bằng nhau là thân vị Đức Thánh Linh sau khi họ tin Chúa. Công 2:38 chép,“Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh”. Ban tứ hay quà tặng đó là chính Đức Thánh Linh, không phải ân tứ hay các khả năng của Đức Thánh Linh ban cho.
-
--Câu 9- “Nhưng các nàng khôn đáp rằng: 'E chẳng đủ cho chúng tôi và các chị; thà các chị đi đến người bán mà mua'. Có một giáo sư kinh thánh của hội Anh em dạy rằng 5 nàng dạy nầy có thể đi mua dầu Thánh Linh tại hai chứng nhận là Ê-li và Môi-se trong cơn đại nạn. Xin thưa rằng, sau khi 12/12 trinh nữ Hội thánh sống lại rồi thì cơn đại nạn gần xong, và hai ông đó chắc cũng bay về trời rồi, còn đâu mà bán dầu cho họ.
Chữ “mua” ở đây ngụ ý phải trả giá, phải chịu thiệt hại mới có được trử lượng dầu trong bình. Ban đầu, Chúa ban dầu Linh của Ngài miển phí vào tâm linh bạn khi bạn tin Ngài, nhưng sau khi được tái sinh, bạn phải trả giá, bạn phải vâng phục Chúa, bạn phải từ bỏ bản ngã, phải vác thập tự gíá của mình… bạn mới có dầu dầm thấm hồn mình, tức là dầu cất giấu trong bình của thân vị mình. Bạn phải ưu tiên, tuyệt đối lo cho có dầu, lo mua dầu bằng giá cao trước khi bạn ngủ, hay trước khi bạn chết. Ai không lo mua dầu, sẽ thiếu dầu thấm nhuần trong hồn để biến đổi nó, sẽ không được vào tiệc cưới, là không được vào nước ngàn năm của Chúa.
-
--Câu 10- “Song đương khi họ đi mua, thì tân lang đến, các nàng chực sẵn đều cùng đi với chàng vào tiệc cưới, rồi cửa đóng lại”. Rất nhiều mục tử dạy rằng cửa ở đây là cửa thiên đàng, là cửa cứu rỗi. Đó là lời giảng sai lầm. Vì vào thời điểm đó không một kẻ vô tín vào được phép bén mảng đến cửa phòng tiệc cưới Tân lang, và trong kinh thánh, trinh nữ không bao giờ được ví sánh với người vô tín.
Lu ca 13: 25-28, “Khi chủ nhà chờ dậy, đóng cửa lại rồi, các ngươi mới đứng ngoài gõ cửa, kêu rằng: 'Chúa ơi, xin mở cho chúng tôi.' Ngài sẽ đáp rằng: 'Ta không biết các ngươi từ đâu đến.' Bây giờ các ngươi sẽ thưa rằng: 'Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài đã dạy dỗ trong các đường phố chúng tôi.' Ngài lại sẽ đáp rằng: 'Ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi từ đâu đến; hãy lìa khỏi ta, ớ hết thảy các ngươi là kẻ làm bất nghĩa kia!' Các ngươi thấy Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, cùng hết thảy các tiên tri đều ở trong nước Đức Chúa Trời, còn các ngươi thì bị quăng ra ngoài,khi ấy các ngươi sẽ khóc lóc và nghiến răng”.
.
--Câu 11-“Kế đó những gái đồng trinh khác cũng đến nói rằng: 'Chúa ơi, Chúa ơi, xin mở cửa cho chúng tôi!'. Người vô tín không bao giờ có thể dám đến gõ cửa phòng tiệc cưới và biện luận nầy nọ với Chúa.
--Câu 12” Nhưng chàng đáp rằng: 'Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu.' Vậy,hãy thức canh, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ”.
Chúa Giê- su xua đuổi những trinh nữ dại ra khỏi hiện diện Ngài, như Ngài nói với những công nhân bất pháp,“Trong ngày ấy, nhiều kẻ sẽ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa, há chúng tôi đã không nhân Danh Người mà nói tiên tri, nhân Danh Người mà trừ quỉ, nhân Danh Người mà làm nhiều phép lạ đó sao!" Và bấy giờ Ta sẽ tuyên bố với chúng rằng: Ta không hề biết các ngươi; hãy xéo đi xa Ta, hết thảy phường tác quái!" (Ma-thi-ơ 7:21-23).
Kết luận:
Vào thời điểm 9/2020 nầy, thực tình chúng ta không biết khi nào có hiệp ước hòa bình, khi nào kèn 5 thổi lên, và khi nào kèn 7 trổi giọng vang lừng. Một điều duy nhất và tối khẩn cấp là các bạn phải trả giá để mua cho được dầu Thánh Linh ngay hôm nay, hầu dầu ấy thấm nhuần hồn của bạn, hay là chứa trong bình thật đầy đủ. Rồi nếu bạn qua đời sớm, hay còn sống sót qua cơn đại nạn, khi nghe tiếng kêu triệu tập của Chúa, tất cả chúng ta sẽ được tham dự cuộc họp mặt vũ trụ của hàng tỉ thánh đồ. Chúa sẽ có cách để phân loại những thánh dồ có dầu trong bình và những ai không có. Hãy nhớ kĩ rằng NƠI ĐẾN của những ai không có dầu Linh trong hồn, mà tỉnh thức và tìm cách mua dầy ngay hôm nay. Nếu hôm nay bạn không chịu trả giá cao để mua dầu cho sớm, thì sau nầy khi vào nơi khóc lóc nghiến răng rồi, bạn cũng phải trả giá đắt hơn mới mua được dầu như vậy. A men.

David Và Solomon


Mathio 12:3-6, “Ngài bèn phán rằng: "Các ngươi há chưa đọc đến điều Đa-vít làm trong khi người cùng những kẻ đi theo bị đói sao? Thể nào người vào nhà Đức Chúa Trời ăn bánh trần thiết, mà người và kẻ đi theo không phép ăn, chỉ để riêng cho các thầy tế lễ thôi? Hay là các ngươi há chưa đọc trong luật pháp rằng, nhằm ngày Sa-bát các thầy tế lễ trong đền thờ phạm ngày Sa-bát mà không mắc tội sao? Nhưng ta nói cùng các ngươi, tại đây có một người lớn hơn đền thờ”.
Mathio 12: 42, “Trong cuộc xét đoán, nữ vương Nam phương sẽ đứng lên với dòng dõi nầy mà định tội nó, vì bà đã từ đầu cùng trái đất đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn; huống chi đây có một người lớn hơn Sa-lô-môn!”
Trong kinh Cựu ước. Đức thánh Linh dùng các hình thể của các nhân vật như: A-đam, David, Solomon; các động vật như sư tử, chim ưng…; kim loại như vàng, bạc.., cõi thiên nhiên như mặt trời, núi non, sao mai….để làm hình bóng tiêu biểu cho Chúa Jesus.
Chính Ngài cũng phán rằng vua David và vua Solomon tiêu biểu cho Ngài. Dĩ nhiên, các điểm tiêu cực của David như sát nhân, ngoại tình không thể áp dụng cho Chúa, chỉ áp dụng các điểm tích cực mà thôi.
1.David—Đấng Christ Toàn Thắng:
David lượm 5 cục đá, và chỉ dùng một cục mà giết được Gô-li-át. Người giềng giàng nầy còn 4 người em nữa. Các bộ tướng của David đều giết tất cả. Điều nầy ngụ ý David chinh phục tất cả và xây dựng một nước đại thắng trên mọi thù nghịch xung quanh.
Trong thời hội thánh Tân ước nầy, chúng ta đang sống dưới sự trị vì an toàn của Đấng Christ toàn thắng.
2. Solomon- Đấng Christ Trong Vương Quốc Ngàn Năm:
Thời trị vì của Solomon tiêu biểu sự trị vì của Đấng Christ trong vương quốc 1000 năm. Tôi xin nêu lên bốn sự việc vua Solomon làm khi khởi sự trị vì. Những điều nầy nói trước việc của Chúa Jesus hình phạt tín đồ khi Ngài khởi sự làm vua trên đất. tôi không nói các việc làm tích cựa như cai trị của Ngài ở đây
a/Phạt A-đô-ni-gia:
Ông nầy tượng trưng các tôi tớ tự biên tự diễn trong hội thánh ngày nay. Ông cũng tượng trưng những kẻ cướp công sang đoạt công trình thuộc linh của người khác. Họ ung dung hưởng thụ thành quả người khác và được nổi danh cùng tài lộc vật chất. Khi Chúa đến Ngài sẽ lật mặt nạ họ và hình phạt họ cách nặng nề.
Chúa nói, “Trong ngày đó (ngày Chúa đến) nhiều người sẽ nói cùng ta rằng: 'Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi há chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhơn danh Chúa mà đuổi quỉ sao? và nhơn danh Chúa mà làm nhiều việc quyền năng sao?' Khi ấy ta sẽ công bố với họ rằng: 'Ta chẳng hề biết các ngươi; hãy lìa khỏi ta, ớ những kẻ làm ác kia.' (Mathi 7;22-23).
b. Hình phạt Áp-ne:
Áp-ne tượng trưng các công nhân của Chúa mà từng đánh đập, chà đạp, hãm hại bạn đồng lao của mình. Chúa sẽ trừng phạt loại công nhân gian ác đó vào đầu vương quốc. Ngài nói trước, “Nhưng nếu đầy tớ ác kia thầm nói rằng: 'Chủ ta đến chậm,' bèn đánh bạn đồng công, và ăn uống với phường say rượu, thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ, giờ nó không hay, mà phân thây nó, và định cho nó đồng phần với kẻ giả hình; tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến rang” (Mathio 24:48-51).
c/ Sa Thải A-Bia-Tha:
A-bia-tha là hậu tự của thượng tế Hê-li, thuộc chi tộc Y-tha-ma. Chúa nói trước với tiên tri Samuel là Ngài sa thải dòng dõi tế lễ nầy. Solomon đuổi không cho A-bia-tah làm thầy tế lễ nữa.
Phao-lô nói chính ông cũng sợ mình bị Chúa sa thải khi Ngài đến. 1Cor. 9: 26, 27, “Vậy, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ, tôi đấu quyền, chẳng phải là đánh gió; song tôi khắc khổ thân thể tôi, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã rao giảng cho kẻ khác, mà chính mình tôi phải bị loại ra chăng”. Chữ “loại ra” theo nghĩa đen là “disapproved”== nghĩa là không được ưng thuận vì mất phẩm chất.
Rất nhiều người sẽ bị Chúa loại bỏ như vậy vào đầu vương quốc Ngài.
d/ Si-mê-i:
Khi David bôn tẩu khỏi mặt Ap-sa-lôm, Si-mê-i, con cháu vua Sau lơ đã đi cặp kè Davis chửi rũa, rũa sả và nèm đá vào David, là người được xức dầu của Chúa.
Khi Solomon lên ngôi được ba năm, ông đã hình phạt Si-mê-i và nêu ra tôi trạng cũ cho Si-mê-i nghe.
Chúa sẽ trừng phát những ai hôm nay tra tay vào những người mà Ngài đã lập lên cai trị dân Chúa.
“Dầu vậy, những kẻ mơ mộng kia cũng theo cách ấy mà làm ô uế xác thịt, khinh dể dể chủ quyền, nhạo báng tôn trưởng” (Giu-đe câu 8”.
Năm mươi năm trước có một câu chuyện thật mà tôi biết. Có một tôi tớ Chúa giảng lời Kinh thánh quá thẳng thắn. Một tín đồ tưởng mục sư giảng về minh. Tối hôm đó ông mài dao, định hôm sau sẽ đón đường và đâm vị mục sư. Sao trong đêm đó ông ngủ và chết luôn, không còn cơ hội đâm chết tôi tớ của Chúa.
Tôi khuyên bạn chuẩn bị trước sự xét xử của Chúa khi Ngài thành lập vương quốc ngàn năm sắp đến đây.
K.Đạo

-THÔNG CÔNG-


Nguyên văn bởi Hodos -
Tôi đang nhóm họp với một nhóm các thánh đồ bên ngoài cái gọi là HT LSM ở Việt Nam. Có một vài thánh đồ trong HT họ nói với tôi một số nhận xét của họ như sau, mong các bạn là những người đi trước chúng tôi trong con đường phục hồi đúng đắn, xin hãy hướng dẫn để chúng tôi có thể giúp được nhiều thánh đồ khác ở Việt Nam-
1 / Một thánh đồ trẻ đã nói với tôi vào năm 2013: “Tôi tin rằng qua W.N. và W.L. Sự phục hồi của Chúa lên đến đỉnh cao, và đỉnh cao đó là việc đọc hàng ngày sách Lời thánh phục hưng buổi sáng do LSM xuất bản. Tôi không thể rời bỏ W.L. để đi theo Titus Chu hay John So, vì những lời dạy và sách của họ thua xa và thua kém sách của W.L.”
2 / Một vị thánh lớn tuổi nói với tôi: “Đừng đưa chúng tôi trở lại thời kỳ đồ đá, ở chỗ khi chúng tôi đã phải vất vả tìm vài câu kinh thánh để chia sẻ trong các buổi họp sáng Chủ nhật theo 1 Cô-rinh-tô 14:26. Hôm nay với sự giúp đỡ của LSM, mọi thứ đã sẵn sàng, tại sao không nhận tài liệu họ in ra chứ? "
-
Xin chào Hodos!
Người Cô-rinh-tô dường như có cùng nan đề như bạn mô tả ở trên. Khi họ nói với Phao-lô về vấn đề của họ, đây là những gì ông ấy nói với họ và chúng tôi, với một vài "cập nhật" để mang điểm chính của những câu này cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
1 Cô-rinh-tô 1:11
11.Vì, anh em tôi ơi, người nhà Cơ-lô-ê (Việt Nam) đã tỏ cho tôi rằng trong anh em có sự phân tranh.
12 Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói: “Ta thuộc về Phao-lô,” - “Ta thuộc về A-bô-lô,” - “Ta thuộc về Sê-pha,” - “Ta thuộc về Christ.” (Tôi thuộc về W.L, Tôi thuộc Titus Chu, Tôi thuộc John So)
13 Đấng Christ há bị chia xé ra sao? Phao-lô (W. L) há vì anh em đã chịu đóng đinh trên thập tự giá sao? Hay là anh em đã nhơn danh W.L mà chịu báp-têm sao?
14 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, vì, ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm báp-têm cho một ai trong anh em,
15 e có ai nói rằng anh em đã nhơn danh tôi mà chịu báp-têm chăng.
16 Tôi cũng đã làm báp-têm cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà
đó,tôi chẳng biết tôi đã làm báp-têm cho ai khác nữa.
17 Vì Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm báp-têm đâu, nhưng để
giảng Tin Lành, chẳng phải bằng sự khôn ngoan trong lời nói, e thập tự giá của Đấng Christ ra hư không chăng.
.
Khi các Cơ Đốc nhân hỏi họ nên theo người nào, họ đang hỏi câu hỏi sai lầm. Họ đang hỏi họ làm phân chia Thân thể của Đấng Christ bằng cách theo người nào đó nhiều như thế nào.
Phao-lô đặt câu hỏi tuyệt vời: "Đấng Christ có bị phân chia không?"
Đương nhiên câu trả lời là không!"
Chúng ta phải theo Christ. Không theo người nào. Chúng ta có thể tự do đọc các sách vở của những người khác đã đi trước chúng ta, khi chúng ta được chính Chúa dẫn dắt. Chúng ta cũng có thể tự do từ chối các bài viết của những người khác có mục đích lôi kéo chạy theo họ bằng cách nhấn mạnh "Tôi thuộc về W.L.".
Ga-la-ti 5 (KJV)
1 Vậy hãy đứng vững trong sự tự do, nơi Đấng Christ đã làm cho chúng ta được tự do, và không bị vướng vào ách nô lệ nữa”..
Chúng ta có thể tự do đọc các tác phẩm của W L, nhưng chúng ta không bị trói buộc vào ách nô lệ bằng cách đi theo Lee hay bất kỳ người đàn ông nào khác.
Giăng 8:36 (KJV)
36 Vì vậy, nếu Con sẽ khiến bạn được tự do, thì bạn sẽ được tự do thực sự.
Theo WL sẽ không làm cho bất cứ ai được tự do cả .
Tôi hi vọng điều này giúp đỡ bạn được.
Nell

Một Linh Hồn Có Giá Trị Thế Nào? -


Mỗi một ngày trong năm có hơn 150.000 người chết trên trái đất này.
Mỗi giây – ngay bây giờ và bây giờ, và bây giờ một lần nữa - hai người đã chết và đi về cõi vĩnh hằng. Trẻ em và người lớn, người nghèo và người giàu. Điều quan trọng không phải là con người sống ở rìa xã hội hay là có "cuộc sống hưng thịnh" và nhận được sự chú ý của thiên hạ ở khắp mọi nơi. Cuộc sống ở đây đã kết thúc, không phải để khôi phục-- câu hỏi duy nhất là con đường dẫn đến đâu? Đến Chúa Jêsus? – lên thiên đàng? - hay đi vào sự xa cách vĩnh cửu với Chúa - địa ngục? - Đó là câu hỏi quan trọng!
"Một người nếu được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người ấy sẽ lấy gì mà đổi lại linh hồn mình? " (Mác 8:36, 37)
Đây là điều mà Chúa Giêsu làm rõ trong những câu này -- thực tế là con người cố gắng tìm mọi cách để có được sự thỏa mãn trong thế giới này, nhưng không làm gì khác hơn là chỉ gãi nhẹ cho linh hồn mình trên bề mặt. Thời hoàng kim của nấc thang sự nghiệp, như đầu tư chống khủng hoảng, gia đình trưng bày sự thịnh vượng và sức khỏe hoàn hảo—tất cả những gì con người mong muốn không đưa họ tiến thêm một bước nào trong việc cứu rỗi linh hồn họ. Vậy là anh ta sẽ mất linh hồn mình?
Thật tốt khi nhớ rằng mỗi con người rất cần sự cứu rỗi của linh hồn mình, vì anh ta bị tội lỗi làm mình lìa khỏi Thiên Chúa. Tội lỗi đã tạo nên một sự tách biệt như một bức tường cao, rộng và vô tận, không thể vượt qua đối với chúng ta! Rô-ma 3:23: “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời”.
--Một người có thể đưa ra cái gì để làm tiền chuộc cho linh hồn của mình chăng?
Chúng ta có thực sự nhận thức được rằng mọi người trên thế giới không thể tự cứu lấy mình chăng? Nếu họ không hoán cải, cải đạo, họ sẽ bị hư vong mãi mãi. Chúa Jêsus cũng nói rõ với chúng ta rằng linh hồn của một người có giá trị hơn nhiều so với bất cứ điều gì có thể đạt được trong thế giới này, chỉ vì nó bất tử. Linh hồn của con người là vĩnh cửu, cơ thể của con người thì không. Thành công và sự giàu có qua đi, sức khỏe có thể được thay thế bằng một căn bệnh tồi tệ, nhưng còn linh hồn thì sao?
Giá trị thực sự của một linh hồn trở nên đặc biệt rõ ràng khi chúng ta nghĩ về giá trị mà Thiên Chúa gắn liền với một linh hồn. Vì vậy, chúng ta phải tìm đến đồi Gô-gô-tha. Ở đó, Chúa Jêsus đã sẵn sàng trả giá cho một linh hồn bằng mạng sống của mình! Ngài đã ban mạng sống trong sạch và vô tội của Ngài cho những linh hồn đã hư mất. Đó là giá trị của một linh hồn. Đối với giá trị của một linh hồn, Chúa Jesus đã trả giá cực điểm.
"Vì anh em biết rằng không phải nhờ vào những vật dễ hư hoại như bạc hoặc vàng mà anh em được chuộc khỏi lối sống phù phiếm từ tổ tiên mình truyền lại, nhưng bởi huyết báu của Đấng Christ, như huyết của chiên con không khuyết tật, không tì vết" (1 Phiero 1:18,19)
Chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa để mình có sức nhận biết một lần nữa về giá trị của các linh hồn hầu chúng ta có một tấm lòng cháy bỏng và nói với mọi người về Đấng Cứu Rỗi duy nhất của linh hồn họ.
-
“Mở mắt con lần nữa Chúa ơi,
Nhận biết rõ giá trị hồn người,
Nung nấu lòng con nóng cháy,
Chinh phục hồn người không thôi”.

Xức dầu-


“Chúa dọn bàn cho con trước mặt kẻ thù nghịch con; Chúa xức dầu cho đầu con, Chén con đầy tràn”(Thi Thiên 23: 5).
Trong câu thứ hai của bài Thánh Vịnh nổi tiếng này, chúng ta thấy sự cung cấp của Chúa cho sự đói lòng và khát khao của chúng ta. Trong câu hiện ra trước mặt chúng ta, chúng ta thấy sự cung ứng của Ngài cho sự hiệp thông của chúng ta với Ngài. Không nghi ngờ gì, tất cả những gì xảy ra trước điều này được chuẩn bị cho điều này. Ở đó Ngài đã dẫn dắt, Ngài cho ăn, Ngài phục hồi, và Ngài an ủi. Nhưng để chuẩn bị bàn ăn trước mặt chúng ta, Ngài cung cấp cho một cái gì đó trên hết những điều này. Trong hình thức đơn giản nhất của nó, đây là một khu vực được chuẩn bị sẵn trên mặt đất. Và Đấng chuẩn bị nó cũng là Đấng Phục Sinh. Bạn và tôi là khách mời của Ngài. Nhưng theo phần còn lại của bài Thánh Vịnh, chúng ta có những gì ở đây là sự kết giao cá nhân với Chủ Nhà của chúng ta. Chính sự hiệp thông cá nhân này với Chúa nên đi trước sự tụ họp của chúng ta, như là một hội đồng để nhớ đến Ngài về sự chết của Ngài cho chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng cái bàn ăn này được nhắc đến sau "thung lũng bóng tối của sự chết". Trong bữa Tiệc thánh của Chúa, chúng ta nhìn lại Gô gô tha và hướng về sự trở lại của Ngài (I Cô-rinh-tô 11:26).
Vì vậy, khi nhớ về Chúa chúng ta đang làm điều gì cho Ngài? Nhưng đồng thời Ngài cũng làm điều gì đó cho chúng ta. "Chúa xức dầu đầu tôi," là cách được diễn tả ở đây. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Đa-vít đã được xức dầu ba lần; lần đầu tiên bởi Sa-mu-ên (1 Sam 16:13), rồi bởi người Giu-đa (2 Sa-mu-ên 2: 4), và cuối cùng bởi các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên (2 Sa 5: 3). Nhưng ở đây ông nói với chúng ta về một sự xức dầu khác của chính Chúa. Và đó là sự xức dầu thần thượng này thay thế cho tất cả những sự xức dầu khác.
Chúa đã tìm thấy Đa-vít và đã xức dầu ông bằng dầu thơm của Ngài (Thi 89:20—“Ta đã tìm được Đa-vít là đầy tớ Ta, Xức cho người bằng dầu thánh của Ta”). do đó biệt riêng ông ra ngoài cho chính Ngài. Đây là điều mà Ngài làm cho mỗi người mà Ngài tìm thấy. Sự cứu rỗi và thánh hóa đi chung với nhau. "Nếu ai không có Linh của Đấng Christ, thì người ấy không thuộc về Ngài" (Rôma 8: 9). Chính nhờ Thần Linh của Ngài, Ngài biệt riêng chúng ta cho Ngài.
Sự tách biệt này không phải là sự chia li chính thức, hay chết chóc. "Dầu thánh" mà chúng ta đã được xức cũng là "dầu hưng phấn" (Thi 45: 7). Chủ yếu, tất nhiên, điều này áp dụng cho Đấng Mê-si-a. Nhưng sự đề cập đến "đồng bạn" của Ngài khuyến khích chúng ta tin rằng mình cũng chia sẻ trong sự xức dầu vui mừng này, không đến cùng mức độ như Ngài có, vì chắc chắn Ngài đã "ở trên các anh em của Ngài." Trong đó, cũng như mọi thứ khác, Ngài phải có tính ưu việt. Nhưng nhờ ân sủng của Ngài chúng ta có thể hát,
"Có một nơi đức thương xót tuôn tràn
Dầu vui vẻ xức trên đầu chúng tôi ".
Chúng ta thu thập từ thi thiên 23, chúng ta thấy rằng nơi đó là bàn ăn của Ngài.
Nó hoàn toàn phù hợp sự việc là đầu được xức dầu. Như vậy "dầu thơm quý giá" có thể tuôn đổ trên y phục – ngụ ý cách cư xử, các thói quen,-- đều được dầu ảnh hưởng (xem Thi thiên 133). Và bởi vì chúng ta thuộc về chức tế lễ thánh mà chức năng của nó là dâng các sinh tế thuộc linh nhờ Chúa Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã chấp nhận (1Phiero 2: 5). Cả A Rôn và các con của người đều được xức "dầu xức thánh" (Xuất 30:30).
Chúng ta thấy rằng mình "được xức dầu mới" (Thi Thiên 92:10). Kinh Thánh nói về sự đổi mới của Đức Thánh Linh, Ngài đã đổ ra trên chúng ta cách phong phú qua Chúa Giê Su Christ, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta (Tít 3: 5, 6). Nhưng ngày hôm qua "sự cung cấp của Thánh Linh" (Phil 1:19) sẽ không như cho hôm nay. Bằng cách đến với cái bàn mà Ngài đã chuẩn bị cho chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng sự xức dầu mới làm cho khuôn mặt chúng ta tỏa sáng -Thi 104: 15-.”Rượu nho khiến lòng người hứng khởi, Dầu làm cho mặt mày rạng rỡ, Và bánh để ăn cho đỡ đói lòng”.
"Chính Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho cả chúng tôi và anh em vững vàng trong Đấng Christ, đã xức dầu cho chúng tôi. Ngài cũng đã đóng ấn Ngài trên chúng ta, và ban Thánh Linh của Ngài vào lòng chúng ta để làm bảo chứng "(II Côr 1:21, 22). "Vì chúng tôi là hương thơm của Đấng Christ dâng lên Đức Chúa Trời " (2 Cor 2:15). Nguyện Đức Chúa Trời cho phép chúng ta mang hương thơm này bất cứ nơi nào chúng ta đi vì vinh quang của Ngài vì "Danh Ngài là dầu thơm đổ ra".

Định kiến-


Một nhà văn Pháp nói: “Các định kiến ​​chết rất chậm và bạn không bao giờ có thể chắc chắn rằng chúng đã thực sự chết".
Đó chẳng phải cũng là một mối nguy hiểm đối với Cơ đốc nhân chúng ta sao? Chúng ta đã nghe rất nhiều điều tốt, hoặc có thể là điều xấu, về một người nào đó. Và cho dù anh ta có thể làm tốt hơn bao nhiêu đi nữa - anh ta có thể dính vào ký ức của nhiều người là anh không đáng tin cậy nữa, đó chỉ qua một hành động ngu ngốc (và sai trái).
Chúa Giê-su đã cho Phi-e-rơ không chỉ một cơ hội thứ hai, mà là cơ hội thứ ba và thứ tư. Đức Chúa Trời cũng làm như vậy với Gia-cốp. Và Phao-lô cũng cho công tử Giăng mác cơ hội thứ hai. Một người có thể tiếp tục. Chúng ta có muốn rà soát căn phòng định kiến ​​của mình và loại bỏ nó không?.