Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

SỰ CAI TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ GÌ? -3



11-Điều gì về Chức vụ?
Phần đa số các thành viên của Thân Thể Đấng Christ đã học biết về Đức Chúa Trời Cha, Jesus Christ, và đường lối sự sống của Đức Chúa Trời  về người khác.
Paul hỏi, "Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe đến Ngài thì tin thể nào? Nếu chẳng ai rao giảng thì làm sao mà nghe?" (Rô 10:14).
Đức Chúa Trời chắc chắn đã ấn định sẽ có một chức vụ rao giảng Tin Mừng cho thế giới, cũng như nuôi dưỡng và tăng cường dân Ngài về mặt thuộc linh (Math 28: 19-20; Eph 4: 11-16; 1Phiero 5: 1-3; 2Ti 2: 2). Những người đó thêm vào vào Thân thể của Đấng Christ bằng cách được hoán cải trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc rao giảng hoặc gương mẫu của một người đã là một phần của Thân thể.
Và cũng giống như trẻ em có xu hướng tôn trọng và học hỏi từ những người anh chị em lớn tuổi, vì vậy trẻ em trong Đấng Christ nói chung nên tôn trọng và làm theo những người mà họ nhận ra là lớn tuổi và trưởng thành hơn họ về mặt thuộc linh.
Nhưng những gì người cha phàm nhân đòi hỏi con cái trưởng thành của ông tuân theo một người anh già dặn? Hoặc những gì người anh già dặn có đòi hỏi  nơi anh chị em còn trẻ, mới lớn lên, là phải vâng phục anh trong tất cả mọi thứ chăng? Những người thuộc linh già dặn hơn đòi hỏi sự vâng phục từ anh em khác đến bao nhiêu. Sự vâng lời thuộc về Chúa Cha và Anh Cả đã  phục sinh của chúng ta,  Jesus Christ (Rô 14: 4, 10-13; 1 Phiero 5: 3-4).

Những Trích Dẫn Thú Vị từ Lịch sử Công Giáo-


-
(Rút Ra Những Điểm Tương Đồng Và Kết Luận Riêng Về Chúng Ta Hôm Nay):
-
--"Giáo Hoàng không chỉ là đại diện của Giêsu Christ, nhưng ông là  chính Giêsu Christ, ẩn mình dưới bức màn của xác thịt con người." - Catholic National, July 1895.
--"Giáo Hoàng và Đức Chúa Trời thì như nhau, vì vậy ông có tất cả quyền lực ở trên thiên đường và trái đất." - Pope Pius V, quoted in Barclay, Chapter XXVII, p. 218, “Cities Petrus Bertanous”.
-- "Chúng tôi nắm giữ địa vị của Đức Chúa Trời toàn năng trên trái đất này” - Pope Leo XIII, Encyclical Letter, June 20, 1894.

NHÂN VẬT THÁNH KINH—Bộ Mới- 9


1.     A-hi-tô-phe- 2 Sam.16:23; 17:14,23; Thi 41:9-
Mưu sĩ của vua nổi tiếng rày,
Bạn thân ăn bánh phản vì ai,
Báo thù cháu nội không thành đạt,
Thắt cổ treo thân ô nhục thay.
2.     Hu-sai- 2 Sam 15:32-37
Bạn hữu Hu-sai Đa vít đó,
Đón vua chạy loạn cảm thương thay,
Về thành phá hủy mưu không khéo,
Cứu mạng sống vua thoát họa tai.-
3.     Ê-lê-sa-sa- 2 Sam 23:9-10   
Đứng vững hiên ngang giữa trận chiến,
Thiên dân tháo chạy bỏ mình ông,
Bàn tay tê cứng huơ gươm chém,
Thắng trận Chúa ban lập đại công.
4.     Sa-ma- 2 Sam. 23:11-12-
Sa-ma anh dũng biết bao nhiêu,
Doàn lũ Phi-li-tin quá nhiều,
Dân thánh sợ run và bỏ chạy,
Một mình giữa ruộng thắng cao siêu.
5.     Bê-na- gia-2 Sam. 23 :20-22 ; 1 Vua 2 :34-
Hai người Mô-áp với sư tử,
Ông thắng cả ba quá lạ lùng,
Ai-cập không lồ ông cũng giết,
Cả luôn Giô-áp quá đau lòng.
Minh Khải—29-7-2016



Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

SỰ CAI TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ GÌ? -2



- By Dick Wiedneheft
5. Kinh Thánh Tân Ước
Nhưng kế hoạch của Đức Chúa Trời vượt quá giao ước cũ lập với quốc gia vật lý Israel. Ngài tiên đoán rằng, một ngày nào đó Ngài sẽ dấy lên một tiên tri giống như Môi-se và thực hiện một giao ước mới (Phục 18: 15-19; Giê 31: 31-34). Khi thời gian đến, Ngài đã sai Giêsu Christ cung cấp một cơ hội mới cho con người tiếp xúc với sự cai trị của Đức Chúa Trời. "Nhưng nay Jêsus đã được chức phụng sự càng tôn quí hơn, chánh như Ngài đã làm Đấng trung bảo của một giao ước tốt hơn, thiết lập trên lời hứa cũng tốt hơn" (Hê. 8: 6).
Hêbơrơ 8:10 được trích dẫn từ lời tiên tri của Giêrêmia 31, "...Ta sẽ để luật pháp ta trong tâm ý họ, Ghi tạc nó vào lòng họ; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, Họ sẽ làm dân ta". Thông qua Giao Ước Mới, các cá nhân có cơ hội trở thành một phần của vương quốc Đức Chúa Trời-- trở thành thần dân dưới sự cai trị của Ngài. Nhờ Đức Thánh Linh, pháp luật của Đức Chúa Trời có thể được viết trong tấm lòng, khắc ghi trong suy nghĩ của chúng ta. Các đường lối của Ngài có thể trở thành một phần của con người chúng ta bởi Đấng Christ sống trong chúng ta. Cuối cùng, qua kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể trở thành con người thuộc linh trong gia đình của Đức Chúa Trời và sống mãi mãi dưới sự cai trị nhân từ, yêu thương của Chúa Cha.
6. Đấng Christ Hình Thể Trung Tâm

SỰ CAI TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ GÌ? -1




- Dick Wiedneheft

[Bài viết sau đây đã được ACD công bố vào năm 1974, khi chủ đề này đã trở thành một mối quan tâm cho nhiều người. Tổ chức của giáo hội nào đó đã có thói quen tương đương là áp đặt  "sự cai trị của hội thánh" cho "sự cai trị của Đức Chúa Trời" -với các kết quả tai hại. Nhóm hội thánh như vậy vẫn còn khăng khăng và vẫn còn nhiều rối loạn về chủ đề "sự tổ chức giáo hội" và sử dụng "uy quyền" trong Thân Thể Đấng Christ. Bởi vì chân lý nầy có tính vượt thời gian và là nền tảng, nên chúng tôi in lại bài viết tốt của Dick cho bạn bè của chúng tôi đọc. ]
-
1- Liệu sự cai trị của Đức Chúa Trời còn tồn tại trên trái đất ngày hôm nay không? Nó có thể được tìm thấy trong các chính phủ quốc gia có quốc vương cai trị bởi "quyền thần thượng” không? Có phải nó là thẩm quyền trong một người nào hoặc trong nhiều tổ chức tôn giáo chăng? Đức Chúa Trời đã có chọn một con người đặc biệt làm người đại diện của Ngài trên trái đất trong thời đại của chúng ta chăng? Bất kỳ người nào hay một nhóm người nào đó có thẩm quyền thực thi sự cai trị của Đức Chúa Trời chăng?
Từ ngữ «sự cai trị» có thể được định nghĩa như là việc sử dụng các quyền lực  hành chính hoặc vận dụng quyền lực hoặc thẩm quyền trong việc kiểm soát người khác.
Sự cai trị của Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là sự quản lí, sự cai trị, sự kiểm soát mà Đức Chúa Trời vận dụng trên những người khác. Đó là sự quản lí mà qua đó Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ và mọi sự trong đó. Và khi Đức Chúa Trời tạo dựng các hữu thể thuộc linh, như cherubim, seraphim, các thiên sứ trưởng, và các thiên thần, họ đã ở dưới quyền cai trị của Ngài- họ đã ở dưới sự quản lí, cai trị của Ngài..
Ngoại trừ cuộc nổi loạn của Lucifer và một phần ba các thiên thần (Ezekiel 28; Esai 14; Luca 10:18), sự cai trị của Đức Chúa Trời đã được quản lí cách hòa bình ở trên trời kể từ thời các thiên thần được tạo ra cho đến ngày nay. Ngay cả bài cầu nguyện mà Chúa dạy cũng bao gồm lời tuyên bố, "Ý Cha được nên ở đất như trời". Ý muốn của Đức Chúa Trời đã được thực hiện trên trời. Đức Chúa Trời là Nhà cai trị hay Quân vương nhân từ. Các thiên thần và và các hữu thể thuộc linh là thần dân của Ngài, và bất cứ nơi nào họ đi trong vũ trụ, họ đều  vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời
-

2. Sự cai trị của Đức Chúa Trời trên trái đất
Như có ghi lại trong sách Sáng Thế 2, Đức Chúa Trời đã dự trù cho sự cai trị của Ngài sẽ được mở rộng cho con người. Ngài đã tạo ra Adam và Eve và đã cho họ một cơ hội tự nguyện trở thành thần dân của Ngài –sống dưới sự cai trị của Ngài. Đức Chúa Trời đã nói với Adam, ".Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn;  nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết " (Sáng 2 : 16-17).
Adam là một tác nhân đạo đức có sự tự do: ông đã có thể chọn vâng lời hoặc không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông có thể đã tự nguyện thuận phục sự cai trị của Đức Chúa Trời và chấp nhận quy luật của Đức Chúa Trời. Nhưng Adam đã chọn lựa sự phạm tội. Ông bác bỏ sự cai trị của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, một số con cháu của Adam đã chấp nhận sự cai trị của Đức Chúa Trời. A-bên, Enoch, Noah, và, sau đó, Abraham, là những người như vậy. Trong Sáng thế ký 26: 5, Đức Chúa Trời nói về Abraham "đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta". Trong suốt nhiều năm thử nghiệm và thử thách Abraham luôn vâng lời Đức Chúa Trời, thậm chí đến mức sẵn lòng hy sinh con trai của mình, Isaac.
Đức Chúa Trời đã phán cách cá nhân với Abraham và tiết lộ ý muốn của Ngài cho ông cách  trực tiếp. Qua sự vâng phục, Abraham chấp nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời và sẵn sàng trở thành thần dân đối với sự sự cai trị của Ngài.
-
3. Đức Chúa Trời đối xử với một quốc gia
Khoảng 400 năm sau đó, Đức Chúa Trời đã cho dân tộc Israel cơ hội đi theo sự cai trị của Ngài. Ngài đã đem dân Israel ra khỏi Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses và tại núi Sinai, Ngài cung cấp cho họ một giao ước: nếu họ vâng lời Ngài, Ngài sẽ chúc phúc cho họ; nếu họ chấp nhận sự cai trị của Ngài, Ngài sẽ làm cho họ thành một dân lớn. Dân Israel đã đồng ý giao ước. Họ đã hứa sẽ chấp nhận Đức Chúa Trời là Nhà cai trị của họ và tuân theo các luật lệ cùng điều răn của Ngài (Xuất 19: 5-8).
Tại thời điểm đó họ không biết cách chi tiết những gì Đức Chúa Trời mong đợi  họ như là một quốc gia. Họ vẫn chưa biết ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời đã tiết lộ điều đó cho họ, và Ngài đã chọn lựa cách  làm điều này qua Moses. (Phục 5: 1-5, 23-33; 6: 1-2).
Lúc đó không có Kinh Thánh, không có Cựu Ước. Cách duy nhất họ có thể biết ý muốn của Đức Chúa Trời -  cách duy nhất mà họ có thể đi theo sự cai trị của Đức Chúa Trời  –là qua Moses. Moses là người trung gian giữa Đức Chúa Trời và dân tộc.
Chú ý những gì Đức Chúa Trời nói với Môi se về Aaron: "Ấy là người đó sẽ nói cùng dân chúng thế cho ngươi, dùng làm miệng ngươi, còn ngươi sẽ dường như Đức Chúa Trời cho người vậy" (Xuất 4:16). Sau đó Đức Chúa Trời nói với Môi se, "Hãy xem, ta lập ngươi như là Đức Chúa Trời cho Pha-ra-ôn, còn A-rôn, anh ngươi, sẽ làm kẻ tiên tri của ngươi" (Xuất 7: 1).
Đức Chúa Trời đã làm cho Moses thành một người cai trị trên dân chúng. Ngài đã làm Moses thành nhà lập pháp, người trung gian của Cựu Ước. Moses là quản trị viên cho sự cai trị của Đức Chúa Trời trên trái đất vào thời điểm đó.
Ê-tiên đã kể lại trong Công vụ 7: 34-35, "Ta (Đức Chúa Trời) thật đã thấy sự khốn khổ của dân ta tại Ai-cập, đã nghe tiếng than thở của họ, nên xuống để giải cứu họ. Bây giờ hãy đến, ta sẽ sai ngươi (Môi se) qua Ai-cập.' “Môi-se nầy là người họ cự tuyệt mà rằng: 'Ai lập ngươi lên làm thủ lãnh và quan án?' Ấy là người Đức Chúa Trời đã sai làm thủ lãnh và đấng giải cứu, nhờ tay thiên sứ hiện ra cho người trong bụi gai”
-
4. Từ chối sự cai trị của Đức Chúa Trời -
Khi Cô-rê, Đa-than, và Abiram nổi dậy chống lại Môi-se, họ đã nổi loạn chống lại nguồn gốc duy nhất mà nhờ đó họ đã biết ý muốn Đức Chúa Trời --  bởi vì Đức Chúa Trời đã  tiết lộ ý muốn của Ngài  qua Moses.
Họ nói với Môi-se và A-rôn "Thôi đủ rồi! Vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va?" (Dân 16: 3).
Những gì họ nói thì không đúng sự thật. Môi-se và A-rôn đã không lấy gì cho bản thân mình trừ những gì Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Vì chỉ qua Môi-se mà dân chúng đã được ban cho kiến ​​thức về pháp luật, quy luật, pháp lệnh của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm đó chỉ qua Môi-se là người trung gian của giao ước, họ mới có thể tiếp cận Đức Chúa Trời.
Sau khi luật pháp đã được ban cho bởi Môi-se, Chúa vẫn tiếp tục dấy lên các thẩm phán để quản lý dân chúng. Nhưng người Israel nhiều lần từ chối cả những thẩm phán và luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ không sẵn sàng thuận phục sự cai trị của Ngài. Và khi thời gian của Samuel đến, họ yêu cầu một vị vua (1Sa 8: 4-5). Samuel được Chúa bảo phải tuân theo: "Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân chúng nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa. "(1Sa 8: 7).
Họ đã thực sự từ chối sự trị vì của Đức Chúa Trời! Họ đã từ chối nó, trên thực tế, trong vài trăm năm (Quan 21:25; Giê 7: 22-28; Eze 20).
Đức Chúa Trời đã tiếp tục nói, "Chúng nó đối ở cùng ngươi y như chúng nó đã thường làm từ khi ta đem chúng nó ra khỏi xứ Ai cập cho đến ngày nay: chúng nó đã lìa bỏ ta đặng hầu việc các thần khác" (1Sa 8: 8).
Họ đã chối từ Đức Chúa Trời kể từ khi họ ra khỏi Ai Cập (Eze 20: 5-9). Họ đã từ chối sự cai trị của Đức Chúa Trời. Bây giờ họ chỉ từ chối Samuel là người phát ngôn của Ngài.
Cựu Ước là lịch sử của các cá nhân và của quốc gia từ chối Đức Chúa Trời. Một số ít người đã chọn lựa tuân theo đường lối của Ngài (David, vua Hezekiah, các tiên tri, vv), nhưng toàn thể quốc gia Israel và Giu-đa thì không. Họ bác bỏ sự cai trị của Đức Chúa Trời.
Còn--


“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 10-




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Có Ai Truy Tố Bạn Ra Tòa Án Đấng Christ Chăng?
-
Mathio 5:23-26-Ấy vậy, nếu ngươi dâng lễ vật nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình,  thì hãy để lễ vật trước bàn thờ, trở về hoà lại với anh em mình trước đã, rồi hãy đến dâng lễ vật của ngươi.  Hãy kíp hoà hiệp với kẻ nghịch ngươi đương khi ngươi đi đường với người, kẻo người nộp ngươi cho quan án, quan án giao ngươi cho nha dịch, mà ngươi phải bị bỏ tù chăng.  Quả thật, ta nói cùng ngươi, ngươi trả còn thiếu một đồng ăn sáu, cũng hẳn chẳng ra khỏi đó được.

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 9




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Thành thánh Jerusalem mới-
-
Heb 11:10; 13:14- Vì người trông đợi một thành có nền tảng, mà Đấng kiến trúc và tạo lập thành ấy là Đức Chúa Trời-Vì tại đây chúng ta chẳng có thành nào còn lại luôn, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến.
Khải-21:9-14-“Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là vợ của Chiên Con.”  Tôi bèn cảm Thánh Linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,  có sự vinh quang của Đức Chúa Trời, vị sáng của thành giống như bửu thạch rất quí, dường như bích ngọc, trong như thuỷ tinh.  Thành có bức tường cao lớn, có mười hai cửa, nơi những cửa có mười hai thiên sứ, trên đề những danh của mười hai chi phái của con cái Y-sơ-ra-ên:  phía đông có ba cửa, phía bắc có ba cửa, phía nam có ba cửa.  Tường thành có mười hai nền, trên đề mười hai danh của mười hai sứ đồ của Chiên Con.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 21




  
ĐỨC CHÚA TRỜI BẢO TOÀN DÂN NGÀI

Trong sách Khải Thị có nhiều chỗ là phần xen vào và chương 7 là phần xen vào đầu tiên. Chương này không tiếp theo chương 6. Đây là phần xen vào giữa ấn thứ sáu và thứ bảy, cho thấy thể nào Đức Chúa Trời quan tâm đến dân Ngài trong khi Ngài sắp thi hành sự phán xét của Ngài trên đất. Chương 8 tiếp theo chương 6. Đến cuối chương 6, chúng ta có ấn thứ sáu và đầu chương 8 chúng ta có ấn thứ bảy. Việc tháo ấn thứ bảy sẽ đem đến bảy tiếng kèn mà ba tiếng kèn sau cùng cấu thành đại nạn (8: 1 – 2). Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Đức Chúa Trời sẽ đóng ấn những người Israel mà Ngài có ý định bảo toàn (7: 3).

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 20




TIẾNG KÊU LA CỦA CÁC THÁNH ĐỒ TỬ ĐẠO VÀ SỰ ĐÁP LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - ẤN THỨ NĂM VÀ ẤN THỨ SÁU
Trong bài này, chúng ta suy xét ấn thứ năm và thứ sáu. Theo kí thuật của sách Khải Thị, bốn ấn đầu tiên không nối tiếp nhau liên tục nhưng đồng thời diễn ra. Tất cả các ấn ấy đều bắt đầu xảy ra gần như cùng một lúc và sẽ chấm dứt cùng một lúc. Điều này rất giống với cuộc đua tứ mã; bốn con ngựa bắt đầu và chấm dứt gần như cùng một lúc. Bảy ấn có thể được chia thành hai nhóm bao gồm bốn ấn đầu và ba ấn sau. Trong khi bốn ấn đầu không nối tiếp nhau liên tục còn ba ấn sau thì tiếp nhau liên tục.
Như chúng ta thấy, bốn ấn đầu tiết lộ về thời đại Tân Ước, tức thời đại rao giảng phúc âm. Sự rao giảng phúc âm sẽ diễn tiến giữa sự thăng thiên của Đấng Christ và sự trở lại của Ngài. Những điều chính yếu khác là chiến tranh, đói kém và sự chết cộng tác với nhau để đẩy mạnh việc rao giảng phúc âm. Đức Chúa Trời  có một mục đích duy nhất trong thời đại này; đó là rao giảng phúc âm để sản sinh và xây dựng Hội thánh hầu thực hiện kế hoạch đời đời của Ngài. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quát như vậy. Nhưng những nhân vật quan trọng trên đất không có cái nhìn này. Thậm chí những vị vua và tổng thống của các nước cũng không biết họ đang làm gì. Nhưng chúng ta biết. Mọi điều các bậc cai trị ấy thực hiện cũng đều giúp cho việc rao giảng phúc âm. Đức Chúa Trời đang tể trị trong vấn đề này.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 19


LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ KHI ĐẤNG CHRIST THĂNG THIÊN ĐẾN          
        CUỐI THỜI ĐẠI NÀY - ẤN THỨ NHẤT ĐẾN ẤN THỨ TƯ
Trong bài này, chúng ta đến với bốn ấn đầu tiên gồm có bốn con ngựa và bốn người cưỡi (6: 1 – 8).
I. CHIÊN CON MỞ RA BÍ MẬT TRONG SỰ QUẢN TRỊ CỦA ĐỨC  
                                           CHÚA TRỜI
Khải Thị 6: 1 chép: “Tôi đã thấy khi Chiên con mở một trong bảy ấn và tôi nghe một trong bốn sinh vật nói như tiếng sấm rằng: Hãy đến!”  Việc Chiên Con mở bảy ấn xảy ra ngay sau khi Đấng Christ thăng thiên lến các tầng trời. Qua sự nhục hóa, đóng đinh và phục sinh của Ngài, Đấng Christ trong sự thăng thiên hoàn toàn xứng đáng mở ra huyền nhiệm của cuộc gia tể Đức Chúa Trời, được chứa trong bảy ấn. Vì cuộc gia tể của Đức Chúa Trời về các tạo vật được chứa trong bảy ấn nên bốn sinh vật thích thú công bố việc mở ra bốn ấn đầu tiên.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 18





SƯ TỬ - CHIÊN CON XỨNG ĐÁNG
Trong chương 4, chúng ta thấy quang cảnh trên trời sau khi Đấng Christ thăng thiên. Ngai của Đức Chúa Trời là trung tâm của quang cảnh trong chương 4 và Đức Chúa Trời đang ngồi trên ngai sẵn sàng thi hành sự quản trị hoàn vũ của Ngài để thực hiện mục đích đời đời của Ngài. Trong chương 5, chúng ta có cùng một quang cảnh sau khi Đấng Christ thăng thiên. Như chúng ta sẽ thấy trong bài này, trung tâm của quang cảnh này là Sư tử - Chiên con xứng đáng.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

LƯỢC GIẢI SÁCH THI THIÊN—39-




Nhẫn Nại Chịu Kỉ Luật Chúa-
-
Tôi tự nhủ, sẽ cố giữ gìn Không để cho lưỡi tôi phạm tội, Và khi kẻ ác xuất hiện,
Tôi sẽ khóa chặt miệng.
2 Nhưng khi tôi âm thầm, câm nín, Phải quấy chẳng góp lời, Nỗi đau xót trào dâng.
3 Lòng bồn chồn nóng nảy, Như lửa đốt cháy thiêu Lúc trầm mặc đăm chiêu. Tôi liền mở miệng:
4 Chúa Hằng Hữu ôi! Xin cho con biết hồi chung kết, Đời con thắm thoắt được bao lâu?, Thân phận mong manh đến bực nào?
5 Đời con dài lắm độ gang tay, Khác chi bèo bọt trước mặt Ngài, Thế nhân đều ví như hơi thở,
6 Chập chờn như chiếc bóng bên song Chen chúc lợi danh trò ảo mộng, Tiền tài tích trữ để cho ai ?
7 Lạy Chúa, có ai đáng cho con tin tưởng? Con chỉ đặt hy vọng nơi Ngài!
8 Xin cứu con khỏi mọi tội khiên, Để kẻ ngu si đừng sỉ nhục.
9 Miệng con vẫn khép chặt, lặng yên,Vì Chúa đã áp dụng khuôn phép.
10 Xin Chúa thương, ngừng tay đánh phạt, Vì con mòn mỏi và kiệt sức.
11 Khi Chúa quở trách trừng phạt ai, Dù trẻ đẹp cũng chóng tàn phai, Mong manh chẳng khác gì cánh bướm, Thế nhân cũng như màn sương sớm Tan biến ngay dưới ánh thái dương.
12 Chúa Hằng Hữu! Xin lắng tai nghe tiếng kêu van, Đừng thờ ơ khi lệ con tuôn tràn; Con chỉ là khách lạ, Phiêu bạt khắp mọi miền Không một nơi nương tựa Con là kẻ lữ hành Tha hương như tổ tiên.
13 Xin Chúa thương tha tội Trước khi con qua đời, Cho con phấn khởi, vui tươi. (BHĐ)
 Câu 11 “Khi Chúa trách phạt loài người vì cớ gian ác, Thì Chúa làm hao mòn sự đẹp đẽ họ khác nào như con mọt (con sâu): Thật, mọi người chỉ là hư không. (Bản Truyền thống)

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 8


Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Hỏi Đáp-1
Có một bạn gởi cho tôi câu hỏi nầy-
1-Thầy ơi! Cho học trò hỏi nha, Đa vít và các tổ phụ đức tin qua đời sẽ được vào nơi paradise, còn những người không vâng lời Chúa và phạm tội như Sa lô môn liệu ông có được vào đó không?
Trả Lời-
Chúa đã hai lần hiện ra với Sa-lô-môn. Sa-lô môn được gặp Chúa  thì đã là con cái của Ngài rồi.
·        Lần thứ nhất khi ông khởi sự lên ngai. Ông tìm kiếm Chúa và được gặp Ngài.- 1 Vua 3:4-15-
4 Vua đi đến Ga-ba-ôn để dâng tế lễ, vì đó là ngôi đền trên nơi cao quan trọng nhất. Tại đó Sa-lô-môn dâng trên bàn thờ một ngàn sinh tế làm của lễ thiêu. 5 Tại Ga-ba-ôn, ban đêm Chúa hiện ra cùng Sa-lô-môn trong một giấc chiêm bao, Đức Chúa Trời phán rằng: “Hãy cầu xin Ta bất cứ điều gì ngươi muốn, Ta sẽ ban cho.”6 Sa-lô-môn thưa: “Ngài đã lấy lòng nhân từ đối cùng tôi tớ Ngài là Đa-vít, cha con, vì cha con đã hết lòng bước đi cách trung thành, ngay lành, và trung chính trước mặt Ngài. Ngài lại tiếp tục bày tỏ lòng nhân từ lớn lao ấy đối với cha con mà ban cho cha con một con trai để ngồi trên ngai của cha con cho đến ngày nay.7 Bây giờ, ôi lạy CHÚA là Đức Chúa Trời của con, Ngài đã cho kẻ tôi tớ Ngài được làm vua thay thế cho Đa-vít, cha con, nhưng con chỉ là một đứa trẻ, không biết phải điều khiển việc nước như thể nào. 8 Tôi tớ Ngài lại ở giữa tuyển dân của Ngài, là một dân lớn và thật đông đúc, không thể đếm hết được. 9 Vậy xin Ngài ban cho kẻ tôi tớ Ngài một tâm trí khôn sáng, một khả năng phân biệt chính tà để trị vì dân Ngài, vì ai là người có thể trị vì một dân lớn của Ngài như thế nầy được?”

LƯỢC GIẢI SÁCH THI THIÊN- 40-




Thơ Đa-vít làm. Cho thầy nhạc chánh
1 Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va, Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi.
2 Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, Khỏi vũng bùn lấm; Ngài đặt chân tôi trên hòn đá, Và làm cho bước tôi vững bền.
3 Ngài để nơi miệng tôi một bài hát mới, Tức là sự ngợi khen Đức Chúa Trời chúng tôi. Lắm người sẽ thấy điều đó, bắt sợ, Và nhờ cậy nơi Đức Giê-hô-va.
4 Phước cho người nào để lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, Chẳng nể vì kẻ kiêu ngạo, hoặc kẻ xây theo sự dối trá!
5 Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, công việc lạ lùng Chúa đã làm, Và những tư tưởng của Chúa hướng cùng chúng tôi, thật là nhiều, Không thể sắp đặt trước mặt Chúa; Nếu tôi muốn truyền các việc ấy ra, và nói đến, Thật lấy làm nhiều quá không đếm được.
6 Chúa không thích đẹp hi sinh hoặc của lễ chay: Chúa đã xỏ tai tôi. Chúa không có đòi của lễ thiêu hay là của lễ chuộc tội.