Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

SỰ CAI TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ GÌ? -1




- Dick Wiedneheft

[Bài viết sau đây đã được ACD công bố vào năm 1974, khi chủ đề này đã trở thành một mối quan tâm cho nhiều người. Tổ chức của giáo hội nào đó đã có thói quen tương đương là áp đặt  "sự cai trị của hội thánh" cho "sự cai trị của Đức Chúa Trời" -với các kết quả tai hại. Nhóm hội thánh như vậy vẫn còn khăng khăng và vẫn còn nhiều rối loạn về chủ đề "sự tổ chức giáo hội" và sử dụng "uy quyền" trong Thân Thể Đấng Christ. Bởi vì chân lý nầy có tính vượt thời gian và là nền tảng, nên chúng tôi in lại bài viết tốt của Dick cho bạn bè của chúng tôi đọc. ]
-
1- Liệu sự cai trị của Đức Chúa Trời còn tồn tại trên trái đất ngày hôm nay không? Nó có thể được tìm thấy trong các chính phủ quốc gia có quốc vương cai trị bởi "quyền thần thượng” không? Có phải nó là thẩm quyền trong một người nào hoặc trong nhiều tổ chức tôn giáo chăng? Đức Chúa Trời đã có chọn một con người đặc biệt làm người đại diện của Ngài trên trái đất trong thời đại của chúng ta chăng? Bất kỳ người nào hay một nhóm người nào đó có thẩm quyền thực thi sự cai trị của Đức Chúa Trời chăng?
Từ ngữ «sự cai trị» có thể được định nghĩa như là việc sử dụng các quyền lực  hành chính hoặc vận dụng quyền lực hoặc thẩm quyền trong việc kiểm soát người khác.
Sự cai trị của Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là sự quản lí, sự cai trị, sự kiểm soát mà Đức Chúa Trời vận dụng trên những người khác. Đó là sự quản lí mà qua đó Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ và mọi sự trong đó. Và khi Đức Chúa Trời tạo dựng các hữu thể thuộc linh, như cherubim, seraphim, các thiên sứ trưởng, và các thiên thần, họ đã ở dưới quyền cai trị của Ngài- họ đã ở dưới sự quản lí, cai trị của Ngài..
Ngoại trừ cuộc nổi loạn của Lucifer và một phần ba các thiên thần (Ezekiel 28; Esai 14; Luca 10:18), sự cai trị của Đức Chúa Trời đã được quản lí cách hòa bình ở trên trời kể từ thời các thiên thần được tạo ra cho đến ngày nay. Ngay cả bài cầu nguyện mà Chúa dạy cũng bao gồm lời tuyên bố, "Ý Cha được nên ở đất như trời". Ý muốn của Đức Chúa Trời đã được thực hiện trên trời. Đức Chúa Trời là Nhà cai trị hay Quân vương nhân từ. Các thiên thần và và các hữu thể thuộc linh là thần dân của Ngài, và bất cứ nơi nào họ đi trong vũ trụ, họ đều  vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời
-

2. Sự cai trị của Đức Chúa Trời trên trái đất
Như có ghi lại trong sách Sáng Thế 2, Đức Chúa Trời đã dự trù cho sự cai trị của Ngài sẽ được mở rộng cho con người. Ngài đã tạo ra Adam và Eve và đã cho họ một cơ hội tự nguyện trở thành thần dân của Ngài –sống dưới sự cai trị của Ngài. Đức Chúa Trời đã nói với Adam, ".Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn;  nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết " (Sáng 2 : 16-17).
Adam là một tác nhân đạo đức có sự tự do: ông đã có thể chọn vâng lời hoặc không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông có thể đã tự nguyện thuận phục sự cai trị của Đức Chúa Trời và chấp nhận quy luật của Đức Chúa Trời. Nhưng Adam đã chọn lựa sự phạm tội. Ông bác bỏ sự cai trị của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, một số con cháu của Adam đã chấp nhận sự cai trị của Đức Chúa Trời. A-bên, Enoch, Noah, và, sau đó, Abraham, là những người như vậy. Trong Sáng thế ký 26: 5, Đức Chúa Trời nói về Abraham "đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta". Trong suốt nhiều năm thử nghiệm và thử thách Abraham luôn vâng lời Đức Chúa Trời, thậm chí đến mức sẵn lòng hy sinh con trai của mình, Isaac.
Đức Chúa Trời đã phán cách cá nhân với Abraham và tiết lộ ý muốn của Ngài cho ông cách  trực tiếp. Qua sự vâng phục, Abraham chấp nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời và sẵn sàng trở thành thần dân đối với sự sự cai trị của Ngài.
-
3. Đức Chúa Trời đối xử với một quốc gia
Khoảng 400 năm sau đó, Đức Chúa Trời đã cho dân tộc Israel cơ hội đi theo sự cai trị của Ngài. Ngài đã đem dân Israel ra khỏi Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses và tại núi Sinai, Ngài cung cấp cho họ một giao ước: nếu họ vâng lời Ngài, Ngài sẽ chúc phúc cho họ; nếu họ chấp nhận sự cai trị của Ngài, Ngài sẽ làm cho họ thành một dân lớn. Dân Israel đã đồng ý giao ước. Họ đã hứa sẽ chấp nhận Đức Chúa Trời là Nhà cai trị của họ và tuân theo các luật lệ cùng điều răn của Ngài (Xuất 19: 5-8).
Tại thời điểm đó họ không biết cách chi tiết những gì Đức Chúa Trời mong đợi  họ như là một quốc gia. Họ vẫn chưa biết ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời đã tiết lộ điều đó cho họ, và Ngài đã chọn lựa cách  làm điều này qua Moses. (Phục 5: 1-5, 23-33; 6: 1-2).
Lúc đó không có Kinh Thánh, không có Cựu Ước. Cách duy nhất họ có thể biết ý muốn của Đức Chúa Trời -  cách duy nhất mà họ có thể đi theo sự cai trị của Đức Chúa Trời  –là qua Moses. Moses là người trung gian giữa Đức Chúa Trời và dân tộc.
Chú ý những gì Đức Chúa Trời nói với Môi se về Aaron: "Ấy là người đó sẽ nói cùng dân chúng thế cho ngươi, dùng làm miệng ngươi, còn ngươi sẽ dường như Đức Chúa Trời cho người vậy" (Xuất 4:16). Sau đó Đức Chúa Trời nói với Môi se, "Hãy xem, ta lập ngươi như là Đức Chúa Trời cho Pha-ra-ôn, còn A-rôn, anh ngươi, sẽ làm kẻ tiên tri của ngươi" (Xuất 7: 1).
Đức Chúa Trời đã làm cho Moses thành một người cai trị trên dân chúng. Ngài đã làm Moses thành nhà lập pháp, người trung gian của Cựu Ước. Moses là quản trị viên cho sự cai trị của Đức Chúa Trời trên trái đất vào thời điểm đó.
Ê-tiên đã kể lại trong Công vụ 7: 34-35, "Ta (Đức Chúa Trời) thật đã thấy sự khốn khổ của dân ta tại Ai-cập, đã nghe tiếng than thở của họ, nên xuống để giải cứu họ. Bây giờ hãy đến, ta sẽ sai ngươi (Môi se) qua Ai-cập.' “Môi-se nầy là người họ cự tuyệt mà rằng: 'Ai lập ngươi lên làm thủ lãnh và quan án?' Ấy là người Đức Chúa Trời đã sai làm thủ lãnh và đấng giải cứu, nhờ tay thiên sứ hiện ra cho người trong bụi gai”
-
4. Từ chối sự cai trị của Đức Chúa Trời -
Khi Cô-rê, Đa-than, và Abiram nổi dậy chống lại Môi-se, họ đã nổi loạn chống lại nguồn gốc duy nhất mà nhờ đó họ đã biết ý muốn Đức Chúa Trời --  bởi vì Đức Chúa Trời đã  tiết lộ ý muốn của Ngài  qua Moses.
Họ nói với Môi-se và A-rôn "Thôi đủ rồi! Vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va?" (Dân 16: 3).
Những gì họ nói thì không đúng sự thật. Môi-se và A-rôn đã không lấy gì cho bản thân mình trừ những gì Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Vì chỉ qua Môi-se mà dân chúng đã được ban cho kiến ​​thức về pháp luật, quy luật, pháp lệnh của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm đó chỉ qua Môi-se là người trung gian của giao ước, họ mới có thể tiếp cận Đức Chúa Trời.
Sau khi luật pháp đã được ban cho bởi Môi-se, Chúa vẫn tiếp tục dấy lên các thẩm phán để quản lý dân chúng. Nhưng người Israel nhiều lần từ chối cả những thẩm phán và luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ không sẵn sàng thuận phục sự cai trị của Ngài. Và khi thời gian của Samuel đến, họ yêu cầu một vị vua (1Sa 8: 4-5). Samuel được Chúa bảo phải tuân theo: "Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân chúng nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa. "(1Sa 8: 7).
Họ đã thực sự từ chối sự trị vì của Đức Chúa Trời! Họ đã từ chối nó, trên thực tế, trong vài trăm năm (Quan 21:25; Giê 7: 22-28; Eze 20).
Đức Chúa Trời đã tiếp tục nói, "Chúng nó đối ở cùng ngươi y như chúng nó đã thường làm từ khi ta đem chúng nó ra khỏi xứ Ai cập cho đến ngày nay: chúng nó đã lìa bỏ ta đặng hầu việc các thần khác" (1Sa 8: 8).
Họ đã chối từ Đức Chúa Trời kể từ khi họ ra khỏi Ai Cập (Eze 20: 5-9). Họ đã từ chối sự cai trị của Đức Chúa Trời. Bây giờ họ chỉ từ chối Samuel là người phát ngôn của Ngài.
Cựu Ước là lịch sử của các cá nhân và của quốc gia từ chối Đức Chúa Trời. Một số ít người đã chọn lựa tuân theo đường lối của Ngài (David, vua Hezekiah, các tiên tri, vv), nhưng toàn thể quốc gia Israel và Giu-đa thì không. Họ bác bỏ sự cai trị của Đức Chúa Trời.
Còn--