Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

THANG HAI BẬC 2 Ân Điển Và Vinh Hiển-

THANG HAI BẬC 2 Ân Điển Và Vinh Hiển-
Giăng Thi Thiên 84: 11
Chiều ngày 16-9-2023
1.Hành trình đến Si-ôn: câu 5, 7
-- Si-ôn hiện tại: hội thánh- Heb. 12: 22
--Si-ôn tương lai: thành thánh: Heb. 11: 10
2.Phương tiện đi đường: Câu 5-7, 11:
-- Quyền năng sức lực Chúa ban
--Mưa ân phước
--Chúa là mặt trời và cái khiên
-- Ân điển nâng đỡ
3.Cuối cuộc hành trình: vào vinh quang: câu 11
-- Vào vinh quang- Heb. 2: 10
--Thụ hưởng vinh quang- 2 Cô. 4: 17

PHÂN CHIA ĐÚNG ĐẮN LỜI LẼ THẬT-

 


Một hội chứng ngộ nhận lầm lẫn, nếu không muốn nói là chứng đau mắt thuộc linh loạn thị khi tôi thấy rất nhiều người phát biểu hồ đồ và sai lầm về ba từ ngữ “Israel”, “Hê-bơ-rơ” (Hi bá-lai) và “Do Thái”. Hễ nghe rằng Karl Marx và Albert Eisntein là hai người Đức gốc Israel thì liền quy rằng ông là người Do thái, mới sơ bộ nghe rằng Vladimir Vladimirovich Putin, nước Nga, là người Israel, thì cũng kết luận ông là người Do thái. Khi được biết Donald Triump là người gốc Israel, cũng liền nói ông là người Do thái. Người ta thích chữ “Do thái” hơn chữ “Israel”.
Israel và Do thái khác hẳn nhau, bạn có biết không? “Hê-bơ-rơ” là chỉ danh của chủng tộc người Hi- bá- lai, nghĩa đen là “dân vượt qua sông Euphrates”, của Israel, Tiếng Hê-bơ rơ là ngôn ngữ chính thức cổ truyền của Israel. Chúng ta không nên nói nước Hê bơ rơ. Theo các sách hậu lưu đày như E-xơ-ra, Nê hê mi, dân Israel hồi hương thường được gọi là dân Giu đa. Người Pháp phiên âm tiếng “Giu đa” là Juif, người Anh dịch âm là Jew, dân Trung Hoa phiên âm là Do thái. Trong Lu ca 13:6-9, Chúa có nói cây vả (Giu đa) trong vườn nho (Israel), chứng tỏ Chúa có phân biệt giữa Do Thái và Israel. Dân Do thái chỉ là một bộ phận nhỏ, dù đông và mạnh, trong quốc gia Israel. Mọi người Do thái đều là dân Israel, nhưng mọi người dân Israel không thể là người Do thái. Có đất Israel, có quốc gía Israel, chứ không có nước Do thái, hay là ngôn ngữ Do thái, quốc kì Do thái, mà có ngôn ngữ Hê-bơ-rơ. Các bạn phải xác định rõ rang ranh giới ý nghĩa khi phát biểu những chữ “Hê bơ rơ, Do thái, và Israel”, nếu không bạn biểu hiện mình là con người đang mang chứng đau mắt loạn thị mãn tính rồi.
Tôi cũng thấy nhiều mục tử, nhiều giáo sư kinh thánh bóp mép lời kinh thánh, hoặc xâm phạm những giới hạn trong khi luận giải lời Chúa, áp dụng những câu kinh thánh chỉ dành cho hội thánh Tân ước cho dân Israel, hoặc ngược lại, khiến tạo ra nhiều loại giáo lí lầm lạc, nếu không nói là giáo lí của tà giáo.
2 Ti-mô-thê 2:15, “Ngươi hãy cần cù trình diện mình chấp-nhận được đối với Đức Chúa TRỜI như là một công nhân, là kẻ không cần bị xấu-hổ, luận-giải chính-xác lời của lẽ thật” (TKTC).
Câu “luận-giải chính-xác lời của lẽ thật” được bản Công Giáo dịch là “trung thực phân phát lời sự thật”, bản Darby dịch “cắt lời của lẽ thật theo đường thẳng”, bản Jubilee dịch” phân chia đúng đắn lời lẽ thật”. Nguyên văn Hi lạp viết, “keeping on the straight course the logos of the truth”. Ý nghĩa của nguyên ngữ Hi lạp minh họa hình ảnh người thợ mộc, phải cưa miếng ván, phải xẻ gỗ sao cho ngay với đường thẳng đã vạch trước mới đạt.
Tôi muốn trình bày cách phân chia Lời Đức Chúa Trời cách ngay thẳng, đúng đắn theo giới hạn mà Đức Thánh Linh, Tác giả Kinh thánh, đã ấn định, đã phân chia cho mỗi lãnh vực khác nhau trong Kinh thánh.
Sứ đồ Phao-lô nhận được ánh sáng và sự khải thị lớn, ông phân chia ranh hạn ba hạng loại sự khải thị bao hàm trong Kinh thánh như sau:
1 Cor 10:32, “Đừng xúc phạm người Do Thái hay người Hi Lạp hay Hội Thánh Đức Chúa Trời”.
Phao lô nhìn thấy mọi phát biểu, mọi lời dạy dỗ của Chúa được sắp xếp thành ba đường hướng, như ba hệ thống, (mà tôi không thích dùng chữ “hệ thống”) và được ghi lại trong toàn bộ Kinh thánh. – Các lẽ thật về dân Israel, các lẽ thật về các dân tộc, mà dân Hi lạp ở đây là đại diện, và các sự dạy dỗ về Hội thánh Tân ước, có bao hàm dân Israel trong đó.
Vào thế kỉ 4 S.C, giáo phụ Augustine tuyên bố lầm lạc rằng mọi lời, mọi lịch sử của Israel trong Cựu ước đều là sự minh họa của hội thánh Tân ước. Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc sống của Israel Cựu ước cho hội thánh Tân ước theo cách thuộc linh, nhưng Israel Cựu ước tuyệt đối không phải là Hội thánh Tân ước. Sau khi Đức Chúa Trời loại bỏ dân Israel, như Mathio 23:37-39, và Rô ma 11: đã tuyên bố, Ngài cảm thúc cho các sứ đồ viết ra 27 sách Tân ước. Tôi quả quyết cùng anh em rằng bộ kinh Tân ước là phát ngôn của Chúa nói trực tiếp, nói thẳng thừng với dân các hội thánh Tân ước, mà trong các hội thánh ấy có dân Israel nhóm họp, nhưng khá nhớ kĩ rằng kinh Tân ước không chép ra và gởi cho nước Israel, không phán với dân Israel, đã bị loại bỏ. Chúa chỉ nói về dân Israel với hội thánh.
Tôi lược giải một số điểm tiêu biểu như sau:
1--Hai nhóm người 144.000:
Khải huyền 7 nói về 144.000 người Israel sẽ được Chúa cho đóng ấn, chắc là trước khi con thú lên ngôi. Họ là số người theo nghĩa đen, còn sống sót sau khi toàn bộ dân Israel trên mặt đất nầy bị tiêu diệt. Họ sẽ lập ra một tân quốc gia Israel vào đầu vương quốc Đấng Christ. Ê-sai 66: 7-8 chép, “Trước khi đau chuyển bụng Nàng đã sinh, Trước khi cơn đau kéo đến, Nàng đã sinh một đứa con trai. Ai đã nghe một việc như thế? Ai đã thấy những điều thế này, Có thể một đất nước nào được chuyển bụng sinh ra trong một ngày, Hay một nước nào được sinh ra trong một lúc không, Thế mà Si-ôn vừa chuyển bụng Đã sinh ra đàn con”.
Còn Khải huyền 14:1-6 nói về đoàn người tín đồ Tân ước trưởng thành, được cất lên trời trước khi con thú đăng quang. Họ là trái đầu mùa. Con số 144.000 ở Khải. 7 là theo nghĩa đen, còn con số 144.000 ở Khải. 14 có ý nghĩa tượng trưng.
2--Hai Babylon:
Alexander Hislop có viết một tác phẩm nhan đề hai Babylon. Rất nhiều con dân Chúa còn lẫn lộn hai Babylon nầy.
Được sống trong thời cực thịnh của đế quốc Babylon, thời Nê bu cát nết sa, tiên tri Giê-rê- mi được Chúa khải thị cho thấy hai phương diện của Babylon, là hai Babylon như sau:“Ba-by-lôn vốn là một cái chén vàng trong tay CHÚA, Làm cho thế giới say mèm, Các dân tộc uống rượu của Ba-by-lôn, Vì thế chúng phát điên”.(51:7)- "Ngươi là cây búa, Là vũ khí chiến trận của Ta, Ta dùng ngươi đập tan các nước, Tiêu diệt các vương quốc” (51:20).
Khoảng 6 thế kỉ sau, sứ đồ Giăng đem hai ý tưởng nầy vào sách Khải huyền, vì Chúa cho ông thấy Babylon tôn giáo là ả kĩ nữ cỡi con thú (Khải 17), và Babylon chính trị, kinh tế là một nữ vương ngồi trên ngai cao sang (Khải 18). Babylon thứ nhất sẽ bị triệt tiêu về hình thức vào cuối 3,5 năm đầu, còn Babylon thứ nhì sẽ bị đốt cháy, rồi bị sụp đất, chìm xuống biển Địa trung hải. Việc nầy xảy ra trước hoặc sau trận chiến Hạt-ma-ghê- đôn, không ai biết được.
3--Các phiên tòa án của Chúa:
Tuần lễ trước đây có một mục tử gởi cho tôi những lời nầy về phiên toà xét xử chiên và dê trong Ma-thi-ơ 25:31-46. “Chiên là tất cả nhân loại sau khi Chúa Jesus tái lâm, họ đã sống tốt tiêu chuẩn lương tâm, nhưng chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus. Dê là ngược lại, là người gian ác”.
Xin lỗi bạn tôi là người mục tử nầy, tôi nói rằng có nhiều thợ mộc xẻ gỗ đã không cut the straight on the line of the truth in the bible. Họ cầm cái cưa để xẻ gỗ, và phân giải Lời Chúa không theo đường thẳng.
Có các phiên tòa án được Kinh thánh nói trước như sau:
-- Công vụ 10: 42b; 2 Ti. 4:1-- Phiên tòa xử án kẻ sống là phiên tòa mở ra theo ghi chép của Ma thi ơ 25:31-46. Các bị cáo là “các vua trên thế giới, các lãnh tụ, các tướng lĩnh, những người giàu có và quyền thế, tất cả nô lệ và người tự do đều ẩn trốn vào các hang hầm và các khe đá trên núi” (Khải 6:15). Họ là thiểu số trong nhân lọai hiện tại còn sống sót sau chiến tranh hạt nhân trong trận Hạt- ma- ghê- đôn. Họ được xét xử theo phúc âm đời đời giảng ra trong đại nạn (Khải 14:6-7). Các con chiên sẽ trở thành công dân của nước ngàn năm, bầy dê sẽ theo chân hai quan thầy, là con thú và tiên tri giả, mà vào hồ lửa khi họ còn sống.
Phiên toà xét xử “kẻ chết” cách xa phiên tòa xử án chiên dê 1000 năm sau. Khải huyền 20:11-15 miêu tả lại cảnh tượng phiên tòa chung thẩm đại hình đó mà chính mắt sứ đồ Giăng đã thấy xảy ra rồi trước đây chừng 1930 năm. Bị cáo là toàn thể nhân loại vô tín đang bị giam cầm trong âm phủ (hades) dưới lòng trái đất. Họ là quần chúng kể từ thời cụ A-đam cho đến ngày cuối cùng của cơn đại nạn.
Vị Thẩm Phán không phán quyết định mệnh chung thân đời đời của họ theo bản tánh tội lỗi bẩm sinh trong họ, hay những hành vi tội lỗi mà họ đã làm khi còn sống. Họ bị phán quyết ném vào hồ lửa chỉ vì một lí do duy nhất,“không được ghi tên trong sách sự sống”, có nghĩa là đã không tin Chúa Giê-su. Sau khi Chúa xét qua hành vi gian ác của họ để họ nhìn nhận mình là tội nhân, nhưng xem xét không thấy tên của họ ghi trong sách sự sống, nên họ bị ném vào hồ lửa.
Rô ma 2: 12-16 còn nói đến một phiên toà mở ra xét xử thế nhân không hề nghe phúc âm qua dân Israel trong thời Cựu ước, xét xử theo lương tâm của họ và phiên tòa nầy mở ra ngày nào tôi chưa dám quả quyết. Phải chăng chung một ngày với phiên tòa đại hình của vũ trụ trên đây, vì Kinh thánh chép,“vào ngày mà Đức Chúa Trời, bởi Chúa Cứu Thế Giê-su phán xét những điều kín giấu của loài người y theo Phúc Âm của tôi”?.
4. Các Dân tộc:
Kinh thánh thường dịch từ ngữ “các dân tộc” là “các dân ngoại”, là không chính xác. Trong Kinh thánh, Chúa có phán, có giảng giải rất nhiều về các dân tộc. Thí dụ Sáng thế kí 10:, Ê- sai 13:- 23; Giê rê mi 46:-51:, Ê-xê-chi-ên 25:-32:. Chúng ta không được thuộc linh hóa hay tượng trưng hóa các chương đó và áp dụng cho Israel hay cho Hội thánh Tân ước.
Có một điểm mà dân Chúa không phân giải Kinh thánh cách chính xác là họ lẫn lộn trận giặc của Gót và Ma-gót trong Ê-xê-chi-ên 38-39 với trận Gót, Ma gót ở Khải huyền 20. Hai trận giặc nầy cách xa nhau khoảng 1000 năm, xảy ra trước và sau vương quốc 1000 năm của Đấng Christ. Nạn nhân trong trận giặc thứ nhất là dân Israel phục quốc sau năm 1948, còn nạn nhân của trận giặc thứ hai là đoàn thể thánh đồ, nói cách cụ thể là các thành viên trong triều đình của Chúa Giê-su, đã được bổ nhiệm cai trị vương quốc 1000 năm trên trái đất cũ. Khải 2:26-27.
--Khải 21:7 và 21;24 chép, “Người đắc thắng sẽ được thừa kế những điều này và Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của người, còn người sẽ làm con Ta.-- Các dân tộc sẽ qua lại dưới ánh sáng nó (thành thánh); các vua trên thế giới sẽ mang vinh quang mình vào đó”.
Trước khi Chúa Giê su tái lâm, mọi Cơ Đốc nhân được gọi là con cái của Đức Chúa Trời và cũng là dân thánh của Ngài (1Giăng 3:1,1 Phi-e-rơ 2:10). Nhưng hai câu Kinh thánh trong Khải huyền 21 nói rằng sau khi Chúa Giê su tái lâm, Cơ Đốc nhân có thân thể phục sinh hơi giống thân thể vinh hiển của Chúa, thì họ được gọi là “con”, cư ngụ trên thiên đàng, như là tư gia đời đời, còn những người được kể là “chiên” trong Mathio 25:31-46 trở thành công dân vương quốc ngàn năm đó. Sau 1000 năm, sa tan được thả ra để trắc nghiệm số dân “chiên” đó, mà đã được sinh sản quá mức đông đảo trên mặt đất (Ê-sai 65:19-25; 11:). Những ai không theo sa tan phản loạn với Chúa, sẽ được chuyển qua trái đất mới, và cư trú ở đó đời đời. Nên Khải. 21:24 nói họ làm dân của Đức Chúa Trời đến đời đời. Cho nên mục tử nào giảng dạy các câu Khải 21: 3-4, 24-26, Ê-sai 11:6-12, 65: 18-25--- thí dụ như câu “Họ sẽ làm dân của Ngài, và chính Ngài sẽ ở với họ và Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ. Ngài sẽ lau sạch tất cả nước mắt nơi mắt họ, sẽ không còn chết chóc, tang chế hoặc khóc than hay đau khổ nữa, vì những việc trước đã qua rồi”--- rồi áp dụng cho các Cơ đốc nhân, thì họ đã vi phạm nguyên tắc keeping on the straight course the logos of the truth—xâm phạm các ranh giới của các lẽ thật riêng biệt rồi.
--5. Các Nơi Đến Của Tín Đồ-
Những tín đồ của Tân ước đi đâu sau khi chết? Sau khi toàn bộ hội chúng Đức Giê hô va trong Cựu ước, và quần chúng Tân ước sống lại, cộng với toàn bộ hội thánh Tân ước còn sống, được biến hóa, tất cả đều được cất lên hội ngộ với Chúa trên khoảng không trong một cuộc hội ngộ vũ trụ vĩ đại rồi, thì họ sẽ đi đâu (2 Tê. 2:1)? Tất cả sẽ ào ạt vào thiên đàng như giáo lí truyền thống dạy dỗ hay không?
Tôi đã thấy từ nhiều năm, các ông thợ mộc xẻ gỗ lệch đường thẳng, đã ru ngủ đa số thánh đồ, đã cho tín đồ uống thuốc an thần, ngậm thuốc bọc đường. Họ giảng “sau khi Chúa tái lâm, tất cả chúng ta sẽ vào thiên đàng làm vua, sống hạnh phúc đời đời, tối ngày chỉ vui ca hát…”.
Tất cả con dân Chúa sẽ được vào thiên đàng ngay sau khi Chúa tái lâm không? Bạn đừng vội lên án tôi là giáo sư giả mà chưa đọc kĩ lời kinh thánh. Vì tôi đã nghiên cứu rất kỉ các khúc Kinh văn như 2 Cor 5:10, Mathio 24:45-51; Lu ca 13: 25-29…. Tôi chỉ thấy có hai nơi đến cho quần chúng thánh đồ Cựu và Tân ước là: 1/ vương quốc ngàn năm của Đấng Christ trên trái đất cũ nầy; 2/ Nơi kỉ luật khóc lóc nghiến răng, là chỗ tối tăm, ở bên ngoài vương quốc đó.
Những người được vào vương quốc ngàn năm thì có tư gia trên thiên đàng—vì “người công chính sẽ chiếu sáng như mặt trời trong nước của Cha họ”(Math 13:43). Nước đó ở đâu? Phao lô giải nghĩa, “Chúa sẽ …đem ta về an toàn trong Nước trên trời của Ngài”. Thật rõ ràng những tín đồ đắc thắng, thánh đồ trưởng thành sớm của cả Cựu và Tân ước được sống trên thiên đàng, và xuống trái đất cai trị các dân tộc “chiên” trong 1000 năm – Khải 2:26-27.
Điểm bí của vấn đề là số lượng quần chúng được cứu của cả hai thời đại Cựu và Tân ước thì khổng lồ, có thể hàng tỉ người chăng?, Thì có bao nhiêu phần trăm tổng số được vào thiên đàng thường trú và xuống trái đất cai trị, còn bao nhiêu phần trăm tổng số quần chúng đó đã rớt kì thi vương quốc và bị xua đuổi vào chỗ tối tăm để chịu kỉ luật? Không ai có thể chối cãi sự thật phủ phàng như vậy, nhưng cũng không thể biết số phận của chính mình là phải vào nơi khóc lóc nghiến rang hay vào vương quốc? Và khi vào chỗ kỉ luật rồi, thì phải chịu đựng đau khổ ở đó đến bao giờ? Cuối cùng số người đó sẽ được lên thiên đàng chừng nào đây? Tất cả những vấn nạn hóc búa nầy, không ai biết được, trừ ra Chúa Giê-su là Vị Thẩm Phán vô tư, công nghĩa, không vị nễ một ai.
Sau khi Chúa tái lâm, bạn sẽ được Chúa chấm đậu để vào vương quốc ngàn năm, hay bạn bị đánh rớt và phải chịu đi vào chỗ kỉ luật mà lòng vẫn còn ấm ức Chúa khôn nguôi?
Gút lại, chúng ta đừng mở tưởng toàn bộ dân Chúa từ các thời đại sẽ ào ạt vào thiên đàng ngay sau khi Chúa tái lâm, chúng ta còn phải qua cửa ải gay go, là phải được tòa án Đấng Christ phê duyệt cho vào vương quốc mới đạt. Nếu không được Chúa phê chuẩn, chúng ta phải áo não, vì phải đi vào nơi kỉ luật vậy.
-6- Hội Chúng Israel Và Hội Thánh Tân Ước-
Trong Cựu Ước thánh dân được gọi là hội chúng của Đức Jehovah, dân trong Tân ước thì được gọi là Hội thánh của Đấng Christ. Hai tổng thể nầy khác nhau một số điểm như sau:
--Đền thờ:-- thời Cựu ước đền thờ vật chất là một thực thể tách rời với thánh dân. Thời Tân ước, không cần đền thờ vật chất, chỉ cần hội trường, hay phòng nhóm. Vì các thánh dân chính là đền thờ, nơi nào thánh dân họp lại, trên núi, bờ biển, thành phố, đó là đền thờ. Ngày nay, nhiều người chưa thấy điều đó ,nên mới có lễ cung hiến thánh đường, biến các phòng nhóm ngày nay thành bản sao của đền thờ thánh ở Jerusalem xưa kia.
--Giai cấp tư tế trung gian:--Hồi ban đầu (Xuất 19) Chúa muốn Israel là một nước thầy tế lễ, có nghĩa mỗi công dân đều có quyền trực tiếp tiếp cận Chúa. Sau biến cố bò con vàng, Chúa cho phép lập giai cấp tư tế trung gian. Đáng lẽ Hội thánh Tân ước cũng sống theo chế độ nước thầy tế lễ như vậy (1 Phiero 2:9), nhưng sau khi hội thánh trở thành quốc giáo năm 313 S.C, một hệ thống cấp bậc của đoàn tăng lữ đã xuất hiện… và càng ngày càng trở nên bình thường trong niềm tin và sự theo đuổi của mọi loại hệ phái. Người ta rao giảng bệnh vực địa vị độc tôn của các kẻ tạm được gọi là kẻ “chịu xức dầu” của Chúa. Thật tối tăm thay trong ách nộ lệ vào đảng Nicola!
-- Bằng chứng sự chúc phước, sự chấp thuận của Chúa là thánh dân trong Cựu ước phải thịnh vượng vật chất, kẻ nghèo là đang bị rủa sả. Ngày nay người ta cũng tối tăm rao giảng phúc âm thịnh vượng cho hội thánh Tân ước và kết luận rằng tín đồ Tân ước nào nghèo khổ là đang bị rủa sả. Họ không thấy những câu Kinh thánh dạy rằng tiền bạc thuộc về thế giới, Cơ đốc nhân chỉ là quản gia của Chúa, và dân Tân ước có khi được Chúa cho giàu có, cũng lắm khi họ sống cuộc đời khó khăn như Phao lô, chẳng hạng.
-7-Cựu Uớc Và Tân Ước-
Đa số tín đồ lẫn lộn Cựu ước và Tân ước. Họ xâm phạm những ranh hạn thẳng tắp mà Chúa phân chia cho hai giao ước nầy trong khi giải nghĩa Kinh thánh, nên phát sinh những giáo lí hầu như tà đạo là: chứng nhân Đức Jehovah, Đạo Sa- bát, Độc nhất thần luận, Tam Thần thuyết, giáo lí Hậu Thiên hi niên….
Tôi chỉ tóm tắt rằng mọi luật lệ trong Cựu ước về lễ nghi như tuân thủ ngày sa bát, lễ cắt bì, dâng của lễ bằng súc vật, quy chế về chế độ ăn uống, về sự thờ phượng theo lễ nghi, tất cả đều đã được bãi bỏ rồi. Mọi luật lệ về dân sự, mọi điều răn về lãnh vực luân lí đều phải duy trì và được Chúa Giê su và các sứ đồ nâng cấp đến tuyệt đối trong tiêu chuẩn. Thí dụ Xuất hành 20: 17 chép điều răn thứ 10: “Không được tham muốn… “. Tham muốn tức là tham lam, là ham muốn vô độ. TRong Cựu Ước, điều răn nầy chủ ý nói về sự tham muốn những điều vật chất. Trong Cô-lô-se 3:5, Chúa cho Phao lô gia cấp điều răn nầy như sau: “tham lam là thờ thần tượng” (Col. 3:5). Người tham muốn, tham lam, là người đang thờ thần tượng, là vật chất.
Ngày nay chúng ta không nên tuân hành các luật lệ về lễ nghi, nhưng có thể áp dụng các nguyên tắc trong các lễ nghi đó. Thí dụ Phao lô ứng dụng sự cắt bì của dân Israel xưa là: “Vì chúng ta mới thật là những người được cắt bì, những người nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà thờ phượng, hãnh diện trong Chúa Cứu Thế Giê-su chứ không nhờ cậy vào thân xác phàm tục “ (Philip 3:3 NVB).
Kết Luận:
Cầu xin Chúa cho anh em chúng ta trở thành những công nhân không xấu hổ với Chúa mỗi ngày, những thợ mộc lành nghề xẻ gỗ ngay ngắn, những con người phân giải Lời kinh thánh cách thẳng thớm theo đúng ranh hạn mà Chúa đã quy định trong Kinh thánh về ba dòng lẽ thật như Israel, Hội Thánh, và các dân tộc. A-men.
Minh Khải-

THANG HAI BẬC 1 Ân Điển Và Lẽ Thật-

 

THANG HAI BẬC 1 Ân Điển Và Lẽ Thật-
Giăng 1: 17
Sáng ngày 16-9-2023
1.Công dụng của luật pháp: Rô ma 7: 7
--Luật pháp đòi hỏi sự công nghĩa, ân điển đáp ứng qua Chúa Giê-su
--Luật pháp vạch trần tình trạng con người, Lẽ thật vạch trần rõ hơn
2.Ân điển là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta
--Ban chính Ngài- Giăng 1: 16
--Ban Đấng Christ- Giăng 3: 16
--Ban Đức Thánh Linh- Công 2: 38
3.Lẽ Thật là Đức Chúa Trời soi sáng cho chúng ta: Giăng 16: 13-
--Nói thật về Đức Chúa Trời
--Nói thật về tội lỗi
-- Nói thật về moi sư…..

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

ƯỚC NGUYỆN KHÔNG THÀNH 2 Ê-xê-chia-.

 

ƯỚC NGUYỆN KHÔNG THÀNH 2 Ê-xê-chia-.
Ê-sai 38: 9-20
Chiều 15-9-2023
Sau khi lành bệnh Ê-xê-chia cầu nguyện bài nầy.
1.Muốn sống tôn vinh Chúa: Ê-sai 38: 19-
--2 Sử ký 32: 25
2.Muốn đờn ca hát trong nhà Chúa trọn đời: Ê-sai 38: 20
3.Nhưng ông sống khoe khoang, ích kỷ: 2 Sử 32: 27-31
Ê-sai 39: 1-2
4.Tại sao ông không cầu nguyện sám hối như khi cầu nguyện khi bệnh? Ê-sai 39: 5-8

ĐỜI NGƯỜI MAU QUA-


 


Đời con bóng câu qua cửa sổ,

Cuộc lữ hành nhanh chóng, Chúa ơi,

Tổ phụ con ở đậu vội vã,

Cõi tạm nầy không thể nghỉ ngơi.

(1 Sử ký 29: 15)

-

Ôi xin cho biết ngày kết cuộc,

Cuộc đời con mỏng mảnh, hư không,

Dài bàng gang tay nhanh chóng lắm,

Quyết tâm không rối động luống công.

(Thi thiên 39: 4-6).

-

Đời con người khác chi hơi nước,

Hiện ra một lát lại tan ngay,

Ngày qua mau hơn thoi dệt cửi,

Nhanh hơn kẻ trạm phát thơ rày.

(Gióp 7: 6: 9: 25; Gia cơ 4: 14)

-

Đời loài người dường như cây cỏ,

Sanh trưởng khác nào bông hoa đồng,

Sống tạm ít ngày rồi tàn héo,

Cuộc sống ngoài ý Chúa luống công.

(Thi thiên 103: 15-16; Châm ngôn 14: 1-2).

-

Như người cuốn vải, kẻ dời trại,

Mạng sống con chấm dứt nhanh thay,

Trước khi về ở bên cạnh Chúa,

Con nguyền hết sức đẹp lòng Ngài.

(Ê-sai 38: 12; 2 Cỏ. 5: 9).

Minh Khải 15-9-2023

ƯỚC NGUYỆN KHÔNG THÀNH 1 Ba-la-am.

 

ƯỚC NGUYỆN KHÔNG THÀNH 1 Ba-la-am.
Dân số ký 23: 10
Sáng 15-9-2023
Dân số ký 23: 10 là phát biểu thật lòng của Ba-la-am, không phải lời Chúa đặt vào miệng ông.
1.Mong chết như người công nghĩa:
--Thi thiên 116: 15, Rô ma 14: 8, Khải huyền 14: 13
2.Mong có kết cuộc của người công nghĩa:
-- Trung tín đến chết : Khải huyền 2: 10
3.Ước nguyện không thành: chết trong ô nhục
-- Dân số ký 31: 7-8; Rô ma 7: 18-21