Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Dong chay Cua Linh




Thật có một dòng chảy. Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta gọi đó là "dòng chảy của [Thánh] Linh". Trong mỗi thời đại, Đức Chúa Trời bảo đảm dòng chảy này không bị gián đoạn, tức là luôn luôn tiến lên. Dòng chảy của [Thánh] Linh đang tiến lên trong các hội thánh ngày nay. Cách đây ít lâu, tôi đọc một bộ sưu tập các bài giảng của Wesley. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi có thể thấy dòng chảy của [Thánh] Linh ngày nay đang tiến lên. Nếu nhìn lại và xem xét Wesley, một mặt chúng ta phải thừa nhận công tác của ông trước mặt Chúa rất lớn lao và có lẽ đời sống chúng ta không thể sánh với ông; tuy nhiên, về mặt khác, ngày nay dòng chảy của [Thánh] Linh đang tiến lên. Đây là nguyên tắc cơ bản: Nếu chúng ta làm điều Đức Chúa Trời muốn làm trong thế hệ của mình, chúng ta sẽ có dòng chảy của [Thánh] Linh. Tuy nhiên, nếu luôn luôn bám lấy quá khứ và đòi hỏi Đức Chúa Trời hành động theo những gì chúng ta cho là quan trọng và đáng ước ao, chúng ta sẽ không có dòng chảy của [Thánh] Linh.
Làm một Martin Luther vào thế kỷ thứ mười sáu là điều tốt, nhưng nếu chỉ là Martin Luther vào năm 1950 thì không đủ. Làm một Madame Guyon vào thời Trung Cổ là điều tốt, nhưng chỉ là Madame Guyon vào năm 1950 thì không đủ. Làm một Wesley vào thế kỷ thứ mười tám là điều tốt, nhưng làm một Wesley vào năm 1950 thì không đủ. Làm một Darby vào năm 1828 là điều tốt, nhưng làm một Darby vào năm 1950 thì cũng không đủ. Đức Chúa Trời luôn luôn tiến lên phía trước, và công cụ nào được dùng cũng là để làm trọn chức năng của mình đối với hội thánh. Dòng chảy của [Thánh] Linh trong hội thánh luôn luôn tiến lên.
Nhiều người có nhược điểm cơ bản này, đó là họ không nhận biết dòng chảy của [Thánh] Linh trong hội thánh. Trong hội thánh, có nhiều người khổng lồ thuộc linh là những người đem lại nhiều điều thuộc linh. Ngày nay chúng ta là những người thừa kế sự phong phú của họ. Các thánh đồ như Martin Luther, Madame Guyon, John Nelson Darby, Evan Roberts và Jessie Penn-Lewis đều để lại cho chúng ta ít nhiều sự phong phú thuộc linh. Chúng ta không đủ lời cảm tạ và ngợi khen Chúa về điều ấy. Tuy nhiên, ngày nay, dầu chúng ta thành công trong việc trở nên một Martin Luther, một Madame Guyon, một  Darby,  một  Roberts  hay  một Penn-Lewis, chúng ta vẫn thất bại vì chưa thấy trọng điểm, đó là dòng chảy của [Thánh] Linh.
Mỗi một thời đại đều tùy thuộc vào một dòng chảy. Chúng ta phải thừa nhận rằng toàn bộ chiều hướng của Kinh Thánh, từ Sáng Thế Ký đến Khải Thị, là một chiều hướng tiến lên. Đức Chúa Trời đã được mặc khải dần dần, thậm chí cách tiệm tiến từ thời đại này qua thời đại kia.
Một anh em ở Hồng Kông có lần hỏi tôi ý nghĩa của sách Hê-bơ-rơ. Tôi hỏi lại anh ấy: "Sự khác biệt giữa sách Công Vụ và sách Hê-bơ-rơ là gì?" Công Vụ là một quyển sách tiến tới. Khi đã đến chương tám, chúng ta không thể trở lại chương hai. Chúa đã đi đến Sa-ma-ri rồi. Nếu trở lại Giê-ru-sa-lem, làm thế nào chúng ta đến được đầu cùng trái đất? Nơi nào có Chúa thì có đường lối. Thánh Linh ao ước đi đến Rô-ma, và Thánh Linh ao ước đi đến đầu cùng trái đất. Đi đến Sa-ma-ri là bước thứ nhất, đó cũng là bước chuẩn bị để đi đến đầu cùng trái đất. Các sứ đồ được nảy sinh giữa vòng người Ngoại Bang là một điều đúng đắn và là một bước tiến. Nếu sau khi đã ra khỏi Giê-ru-sa-lem mà chúng ta vẫn ao ước ở lại Giê-ru-sa-lem thì thật là sai lầm. Các sứ đồ công tác cho người Ngoại Bang tiếp tục tiến lên cho tới khi họ đến Rô-ma.
Sách Hê-bơ-rơ bày tỏ cho chúng ta những người có một trong hai nhân dạng, hoặc là người Do Thái   hoặc là Cơ-đốc nhân, nhưng sách Công Vụ bày tỏ những người có hai nhân dạng, vừa là người Do Thái vừa là Cơ-đốc nhân. Trong Công Vụ, có ghi chép về đền thờ. Vào thời đó, các Cơ-đốc nhân một mặt vẫn đến viếng đền thờ, mặt khác họ cầu nguyện tại các buổi nhóm: "Chúa ôi, con dâng chính mình cho Ngài". Khi nhận biết mình phạm tội, một mặt họ xin thầy tế lễ giúp đỡ mình, và mặt khác, họ cầu nguyện. Vào thời đó, các Cơ-đốc nhân vừa làm người Do Thái, vừa làm Cơ-đốc nhân. Có hai sinh tế, hai sự tha thứ và hai của lễ chuộc tội. Có thập tự giá, và cũng có một sinh tế, là chiên con. Sách Hê-bơ-rơ nói về những Cơ-đốc nhân lùi về Do Thái giáo: "Anh em sẽ là Cơ-đốc nhân hay anh em là người Do Thái?" Trong Công Vụ, một người vừa có thể là Cơ-đốc nhân vừa là người Do Thái, nhưng trong sách Hê-bơ-rơ, người ấy không thể làm cả hai. Chúng ta phải chọn một trong hai. Chỉ có thể có một chiên con cứu chuộc, một thầy tế lễ, và một đền thờ. Vì vậy, Hê-bơ-rơ chương 10 nói đừng bỏ qua sự nhóm lại (c. 25). Nếu chúng ta ngưng nhóm lại trong Đấng Christ, sẽ không còn của lễ chuộc tội (c. 26). Vì vậy, chỉ có một tư tưởng cơ bản liên quan đến người Hê-bơ-rơ, đó là tiến lên. Chúng ta phải tiến tới. Dòng chảy của [Thánh] Linh luôn luôn tiến về phía trước.
Vì dòng chảy của [Thánh] Linh không ngừng tiến tới, những gì được thực hiện ở Giê-ru-sa-lem không đủ đáp ứng nhu cầu tại  Rô-ma.  Những  gì  hoàn  thành  tại Sê-sa-rê không đủ cho ngày nay. Sự tiến triển được nói đến ở đây liên quan đến toàn bộ dòng chảy của [Thánh] Linh. Đức Chúa Trời cho phép Titus hủy diệt Giê-ru-sa-lem vì Ngài chỉ có thể cho phép một Giê-ru-sa-lem tồn tại mà thôi. Sau khi hội Thánh được thiết lập trên đất, Đức Chúa Trời hủy diệt Giê-ru-sa-lem kia. Sự hủy phá Giê-ru-sa-lem chấm dứt các sinh tế. Người Do Thái có thể vẫn giữ lễ Vượt Qua, nhưng không còn chiên con nữa. Đó là một sự tiến bộ. Đức Chúa Trời đã hủy diệt chiên con thứ nhất. Trong sách Công Vụ, một người có thể có hai nhân dạng nhưng khi đến sách Hê-bơ-rơ, chúng ta chỉ có thể có một mà thôi. Đó là một mạng lịnh nghiêm trọng - không còn của lễ chuộc tội bằng loài vật nữa.
Vào thời của sách Công-vụ, Phao-lô vẫn còn giữ một lời thề (18:18). Xin đừng đo lường một người ở một thời đại nào đó theo tiêu chuẩn tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta phải đi theo dòng chảy của [Thánh] Linh. Bất cứ nơi nào Thánh Linh tiến tới, chúng ta phải bước theo. Không có gì sai lầm khi Phao-lô cắt tóc và đi vào đền thờ để thanh tẩy chính mình (21:26), vì dòng chảy của [Thánh] Linh chỉ đến giai đoạn đó. Tuy nhiên, sách Hê-bơ-rơ phá đổ toàn bộ Do Thái giáo. Sách Hê-bơ-rơ nói rằng vì sự hoàn hảo đã đến, Môi-se phải chấm dứt. Đức Chúa Trời đang tiến lên trong sự dạy dỗ và trong dòng chảy của [Thánh] Linh.
Suốt hai ngàn năm lịch sử hội Thánh, Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn luôn tiến tới. Thậm chí sau sách Công Vụ chương 28, Linh của Đức Chúa Trời vẫn còn tiến tới, Ngài không bao giờ dừng lại. Sách Công-vụ không có kết thúc. Chúng ta thật dại dột nếu nghĩ rằng Thánh Linh đã lìa khỏi hội-thánh. Thật ra, trong mỗi thời đại Đức Chúa Trời luôn luôn dấy lên một vài người. Trong mỗi thời đại hội-thánh vẫn tiến tới. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, hội Thánh luôn luôn tiến lên và không ngừng tiến bộ, thậm chí cho đến ngày nay. Chỉ có những người bước đi theo lòng của Đức Chúa Trời mới được ban phước bằng cách được Ngài ban cho con cái nối dõi. Mi-canh không có con (2 Sa 6:23), nhưng Bát-sê-ba, mẹ của Sa-lô-môn có các con trai (12:24). Dòng dõi là sự nối tiếp của dòng Linh, đó là điều tôi gọi là dòng chảy của [Thánh] Linh. Chúng ta đã thừa kế tất cả ân điển từ cha ông và các tổ phụ, chúng ta nhận lãnh di sản thuộc linh từ họ. Đường lối của Đức Chúa Trời có đang tiến lên giữa vòng chúng ta hôm nay không, hay Ngài đang chuyển động qua những người khác? Đó là điều tôi gọi là uy quyền của Thánh Linh. Một khi chúng ta thất bại, Thánh Linh sẽ bày tỏ chính Ngài qua những người khác. Uy quyền của Thánh Linh giống như một thân cây phát triển không ngừng. Bất cứ nơi nào có dấu ấn của Thánh Linh, tại đó có đường lối của Đức Chúa Trời.
Nếu dòng chảy này bị gián đoạn thì sao? Chúng ta nên nghiên cứu lịch sử hội Thánh để quan sát dấu chân của Đức Chúa Trời. Những dấu chân ấy có thể được khám  phá  trong  lịch  sử  và  trong hội Thánh. Khi nhìn lại Martin Luther, chúng ta có thể thấy nhiều sự yếu đuối trong ông, nhưng trong thời của ông, công việc của Luther là đỉnh cao công tác của Thánh Linh. Ngày nay chúng ta là kết quả công tác của Luther. Không ai trong chúng ta sống lâu đủ để điều khiển dòng chảy này.
Trải qua các thời đại, hội Thánh giống như những phiến đá dưới một dòng nước để người ta đặt chân lên. Công tác của Thánh Linh trên chúng ta là làm cho chúng ta trở thành những phiến đá mà qua đó Ngài có thể di chuyển. Đó là vinh quang lớn lao nhất của chúng ta. Nếu Ngài không chắc chắn có được một lối đi qua chúng ta, Ngài sẽ chọn một phiến đá khác để bước lên. Nếu Ngài không thể tuôn đổ qua chúng ta, chúng ta sẽ phải chịu mất mát vô cùng. Dấu ấn của Thánh Linh có thể ở một nơi nào đó trong hiện tại, nhưng mười năm nữa, dấu ấn ấy ở đâu là điều chúng ta không thể biết. Mỗi ngày Thánh Linh đi qua loài người rồi để họ qua một bên, từng nhóm người một. Nhiều người dường như đã mất đi sự hữu dụng của mình rồi. Vì vậy, chúng ta phải ở trên lối đi của Thánh Linh. Nếu Thánh Linh không thể hoàn thành điều gì qua chúng ta, thì Ngài sẽ phải bắt đầu cách mới mẻ với một người khác. Thật là một điều nghiêm trọng!
Chúng ta nên luôn bước trên lối đi tích cực. Trong hai mươi năm qua, Anh T. Austin-Sparks đã lưu tâm đến vấn đề phục vụ của Thân Thể. Vài người đã nêu lên điều ấy trước đó một trăm ba mươi năm, nhưng không ai bước đi theo lối ấy cả. Sự khôi phục một lẽ thật rất khác với việc thật sự bước đi trên con đường của lẽ thật ấy. Mãi đến thời T. Austin-Sparks thực tại thuộc linh này mới bắt đầu phát lộ. Bây giờ là thời điểm để chúng ta đi con đường thực hiện chức năng trong sự phục vụ của Thân Thể cách đầy trọn. Mọi sự cần phải được dâng hiến để đẩy mạnh [sự rao giảng] phúc âm. Chúng ta đi học để đẩy mạnh [sự rao giảng] phúc âm, và chúng ta làm việc để đẩy mạnh [sự rao giảng] phúc âm. Sự khôi phục của Chúa trong hội thánh cũng được phản ảnh qua những lãnh vực khác. Khi Chúa có được một chuyển động trong hội thánh, thì Ngài tạo nên một chuyển động tương ứng trên thế giới. Chúng ta phải đạt đến giai đoạn mà toàn bộ Thân Thể phối hợp với nhau trong sự phục vụ và tiến đến giai đoạn mà mọi sự đều vì phúc âm. Khi cả hội thánh đều phục vụ, thì ngày Chúa đến rất gần. Vào thời đó, không những sự dạy dỗ được tuôn tràn, mà Thánh Linh cũng tuôn tràn nữa. Hội thánh chuyển động vì Thánh Linh chuyển động trước. Ngay khi Thánh Linh chuyển động, mọi người sẽ nói "A-men" với sự chuyển động của Ngài. Thánh Linh đã chuyển động trước chúng ta, và chúng ta đang theo Ngài trong chuyển động này. Lời rao giảng và cảm nhận thuộc linh của chúng ta đều phải cập nhật với dòng chảy của [Thánh] Linh.

(Wachtman Nee)


Giêhôva

                               GIÊHÔVA                                                   

              Kinh văn: Xuất Hành 3:13-18
Có nhiều phân đoạn trước trong kinh thánh. Sáng nay Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ánh sáng từ  phân đoạn nầy của Lời và đã nuôi dưỡng tôi. Vì vậy, tôi thích san sẻ cho anh em những gì tôi đã nhận  được.
                                          Đức Chúa Trời và Giêhôva
     Một điều ta nên ghi nhận trong kinh thánh là danh của ĐứcChúa Trời đã không được dùng cách cẩu thả. Mỗi lần Đức Chúa Trời đề cập đến danh Ngài, đều có một mục đích. Mỗi lần Đức Chúa Trời dùng đến danh Ngài, nó không được dùng cách cẩu thả. Thậm chí danh Jêsus thì rất có ý nghĩa, và không đuợc dùng cách bừa bãi. Thí dụ, có Jêsus Christ, có Christ Jêsus và cũng có Chúa Jêsus Christ v.v. Nếu ta thay đổi Jêsus Chris tthành Christ Jêsus, ta sẽ sai trật về mặt giáo lý. Điều nầy cũng đúng với danh mà Đức Chúa Trời khải thị cho con người. Trong Xuất 3:13-18 Đức Chúa Trời định ý chỉ tỏ rằng ngoài việc là Đức Chúa Trời, danh Ngài là Giêhôva. Điều nầy khải thị mối liên hệ của Ngài với Itxraên. Sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời và Giêhôva là gì? Trước hết ta hãy suy nghĩ thế nào Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài qua danh Ngài trong Sáng thế ký.Từ điều nầy ta có thể khám phá ý nghĩa của các danh Ngài. Từ Sáng thế ký đến Xuất Hành 3, Đức Chúa Trời đã dùng các danh khác nhau để khải thị chính Ngài. Trong Sáng thế ký 1 Ngài dùng danh Đức Chúa Trời. Trong Sáng thế ký 2 Ngài dùng danh khác- không phải Đức Chúa Trời, nhưng là Giêhôva Đức Chúa Trời. Tại sao Sáng thế ký 1 dùng danh Đức Chúa Trời còn Sáng thế ký 2 dùng danh Giêhôva Đức Chúa Trời? Điều kinh ngạc là Đức Chúa Trời đã không bảo cho con người ý nghĩa của danh Giêhôva. Dầu ápraham đã biết danh [ vì cớ Đức Chúa Trời đã một lần bảo cùng ông rằng danh Ngài là Giêhôva], ông đã chưa hề biết ý nghĩa của danh đó. Mãi đến Xuất 3:14-15 Đức Chúa Trời đã bắt đầu nói cho con người ý nghĩa của danh Giêhôva.
   Tại sao Sáng thế ký 1 không đề cập Giêhôva hay Giêhôva Đức Chúa Trời mà chỉ là ĐứcChúa Trời? Danh Đức Chúa Trời--Elohim- có nghĩa Đấng mạnh mẽ và quyền năng. Danh Đúc Chúa Trời liên hệ các tạo vật, ám chỉ mối liên hệ của Ngài với cõi sáng tạo. Nhưng danh Giêhôva có liên quan đến con người. Sáng thế ký 2 nói về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người. Vì vậy, Giêhôva Đức Chúa Trời được đề cập ngay tại đây. Điều nầy nói lên mối liên hệ của Đức Chúa Trời với con người. Ta không thấy con người trong Sáng thế ký 1. Thậm chí khi sự sáng tạo của con người được đề cập vào ngày thứ sáu, sự nhấn mạnh vẫn là trên cõi sáng tạo. Đây là tại sao danh Đức Chúa Trời được dùng đến. Trong Sáng thế ký 2 ta thấy con người, nên có chép về Giêhôva Đức Chúa Trời. Mỗi lần chữ Giêhôva Đức Chúa Trời được dùng đến, nó chỉ rõ Đức Chúa Trời có mối liên hệ với con người. Mỗi lần chữ Đức Chúa Trời được dùng, nó hàm ý quyền năng của Ngài và mối liên hệ của Ngài với cõi sáng tạo. Bây giờ ta hãy suy gẫm một ít phần Lời bày tỏ sự khác nhau giữa Đức Chúa Trời và Giêhôva.
   “ Một đực một cái, một trống một mái, đều đến vào tàu, y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn; đoạn Đức Giêhôva  đóng cửa tàu lại [ nhốt ngừơi vào]”[ Sáng 7:16].Anh em có thể thấy sự khác biệt ở đây không? Tất cả những gì vào tàu, đực và cái, như Đức Chúa Trời đã truyền lịnh, và Giêhôva đã nhốt Nôê vào tàu.Chúng ta có thể thay đổi không? Không, ta không thể. Chính Đức Chúa Trời đã truyền lịnh. Lịnh truyền có liên hệ quyền bính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, danh Đức Chúa Trời được dùng ở đây. Nhưng sau khi con người đến, thì Giêhôva thay vì Đức Chúa Trời đóng cửa nhốt ông vào tàu. Điều nầy vì cớ việc đóng cửa nhốt vào tàu liên hệ đến sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. Điều nầy bày tỏ sự khác biệt trong cách dùng chử Đức Chúa Trời và Giêhôva.
   “Ngày nay Đức Giêhôva sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt  đầu ngươi, và ngày nay ban thây của đạo binh Philitin cho chim trời và thú vật của đất; khắp trái đất sẽ biết rằng có một Đức Chúa Trời trong Itxraên” [1Sa 17:46].Tại đây chép rằng Giêhôva “ phó ngươi vào tay ta”, vì mục đích để “ cả trái đất có thể biết rằng có một Đức Chúa Trời trong Itxraên”.Tại sao câu nầy không nói” Đức Chúa Trời sẽ phó ngươi vào tay ta” hầu cho “ cả trái đất có thể biết rằng có một Đưc Chúa Trời trong Itxraên”? Không! Lý do là Giêhôva có liên quan đến chúng ta; Ngài chăm sóc ta và phó kẻ thù vào tay ta. Hơn thế nữa, Đức Chúa Trời không bảo cùng ta rằng cả trái đất, là những kẻ ngoài Itxraên, biết Ngài là Giêhôva.; Ngài chỉ bày tỏ cho họ rằng Ngài là Đức Chúa Trời.Giêhôva nói lên mối liên hệ với những người gần gũi Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời nói lên mối liên hệ với các người thông thường, mà trong đó Ngài khải thị quyền năng Ngài cho loài người.
   “Xảy khi các quan cai xe thấy Giôsaphát, thì nói rằng: ấy là vua Itxraên. Chúng bèn xây lại đặng áp đánh người. Giôsaphát kêu la lớn, Đức Giêhôva tiếp cứu người, Và Đức Chúa Trời chuyển động chúng dang xa khỏi người” [2Sử 18:31]. Đấng đã giúp đỡ Giôsaphát là Giêhôva, còn Đấng đã chuyển động kẻ thù là Đức Chúa Trời. Giêhôva đã giúp đỡ Giôsaphát vì cớ ông gần gũi Đức Chúa Trời và thân mật với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dùng danh Đức Chúa Trời cho kẻ thù của Giôsaphát vì cớ họ không có mối liên hệ nào với Ngài. Đây là một thí dụ khác.
   Đức Chúa Trời là danh chung; còn Giêhôva là danh của sự thân mật. Đức Chúa Trời ám chỉ đến quyền năng Ngài, còn Giêhôva ám chỉ tình yêu Ngài. Sáng Thế ký 1 không đề cập Giêhôva vì cớ nó bao gồm sự sáng tạo. Thậm chí khi chương 1 đề cập con người, nó có liên quan sự sáng tạo và quyền năng. Sáng thế ký 2 nói về sự thân thiết của Đức Chúa Trời với con người và mối liên hệ của Ngài với con người; vì vậy, nó đề cập Giêhôva Đức Chúa Trời.Tại sao chép Giêhôva Đức Chúa Trời trong chương 2, thay vì chỉ là Giêhôva? Điều nầy minh chứng rằng Giêhôva trong chương 2 là Đức Chúa Trời trong chương 1. Giêhôva Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng quyền năng; nhưng cũng là Đấng đến gần con người. Tuy nhiên, thậm chí dầu danh Giêhôva được dùng từ Sáng thế ký 2 mãi đến Xuất Hành 3, ý nghĩa của danh Giêhôva không được giải nghĩa mãi đến Xuất Hành 3:14.
                                 Ta Là Giêhôva
   “Đức Chúa Trời phán cùng Môise rằng, Ta là đấng Tự Hữu Hằng hữu [ Ta Là Đấng Ta Là]; rồi Ngài lại  rằng: hãy nói cho dân Itxraên như vầy: Đấng Ta Là [I Am] đã sai ta đến cùng các ngươi. Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: ngươi sẽ nói cùng dân Itxraên như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Apraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của Ta trải qua các đời”Xuất 3:14-15]. Đây là đáp ứng của Đức Chúa Trời đối cùng câu hỏi của Môise về những gì ông phải nói với dân Itxraên về danh Đức Chúa Trời của tổ phụ họ khi Ngài bảo họ rằng Đức Chúa Trời của tổ phụ họ sai ông đến cùng họ. Đức Chúa Trời đã bảo cùng Môise rằng Ngài là “ Ta Là Đấng Ta Là”[ tức là Giêhôva], tức là Đấng tự thực hữu và Đấng hằng hữu đời đời.Chính Giêhôva là Đấng đã sai Môise. Danh Ngài là gì? Danh Ngài là “ Ta là Đấng Ta là”. Ai đã sai Môise? Đấng Ta Là đã sai ông.
   Ta Là! Ta là đấng Ta là! Anh chị em ơi, anh em có thấy sự quí báu trong danh nầy chăng? Tôi cảm thấy sự quí giá đặc biệt của nó hôm nay. Ta là…Ta là  Ta là…Diệu kỳ biết bao! Ta là…Anh em có nhận thức rằng Đức Chúa Trời là… không? Lời Đức Chúa Trời rất là kinh ngạc. Những gì Ngài nói rất kinh ngạc, và những gì Ngài đã không nói cũng rất là kinh ngạc. Những gì Ngài nói cách đầy đủ thì kinh ngạc, và những gì Ngài đã không nói cách đầy đũ cũng kinh ngạc. Những gì Ngài đã nói cách thẳng thắn thì kinh ngạc, và những gì Ngài đã nói cách lưỡng lự cũng rất kinh ngạc.Tại đây Đức Chúa Trời đã không nói cách đầy đũ Ngài là gì. Ngài chỉ nói Ngài là…Điều nầy hàm ý rằng có đôi điều gì đó chưa nói. Đấng “ Ta Là’ đã sai Môise. Môise đã tiếp nhân sự khải thị của Đức Chúa Trời vào ngày đó.
   Nếu Đức Chúa Trời thêm chữ quyền năng vào các chữ Ta Là , khi ấy Ngài không phải là tình yêu. Nếu Ngài thêm chữ tình yêu vào các chữ đầu tiên, khi ấy Ngài chỉ là tình yêu và không phải là quyền năng, khôn ngoan, công nghĩa, thánh hoá, cứu chuộc, an ủi, che chở, tháp cao, và nơi trú ẩn. Đức Chúa Trời chỉ nói rằng Ngài là, không nói rằng Ngài là gì. Điều nầy cho phép những ai tin Ngài thêm các từ liệu khácvào; thực ra chúng không phải là các từ liệu, chúng là các thực tại thuộc linh! Chúng ta có thể thêm vào bất cứ điều gì ta mong muốn bằng đức tin. Nếu ta có nhu cầu và đức tin, ta có thể thêm vào bất cứ điều gì ta cần đối với những chữ Đức Chúa Trời là và tiếp nhận sự trả lời của Đức Chúa Trời cho nhu cầu của chúng ta. Nếu ta cần sự an ủi, Đức Chúa Trời là sự an ủi của ta. Nếu ta cần nơi ẩn náu, Đức Chúa Trời là nơi nương náu của chúng ta. Nếu ta cần tháp cao, Đức Chúa Trời là tháp cao của ta. Nếu ta cần sự chiến thắng, Đức Chúa Trời là sự chiến thắng của ta. Nếu ta cần sự thánh khiết, Đức Chúa Trời là sự thánh khiết của ta. Nếu ta cần đường lối, Đức Chúa Trời là đường lối của ta [ Giăng 14:6]. Nếu ta cần bánh sự sống, Đức Chúa Trời là bánh sự sống của ta. Bất luận anh em cần điều gì đều có thể được thêm vào danh Ngài. Ta không nên có sự hoài nghi nào.Ta có thể thêm bất cứ điều gì ta muốn vào danh Ngài.
   Điều nầy giống như tập chi phiếu với các chữ ký tên trên mọi chi phiếu.. Khi anh em được ban cho tập chi phiếu, anh em có thể đặt vào bất cứ lượng tiền nào anh em muốn. Nếu anh em xé một chi phiếu và viết số 1000 đồng trên chi phiếu, anh em sẽ có 1000 đồng. Nếu anh em viết 10.000 trên đó anh em sẽ có 10.000 đồng.Vì một ai đã ký tên trên các chi phiếu, những gì anh em phải làm là viết những gì anh em cần trên một trong các chi phiếu đó. Nhiều người không biết Đức Chúa Trời, và nhiều người không biết Giêhôva. Tôi cảm thấy rằng chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của danh nầy là có đủ bao hàm mọi sự.
   Sau khi thấy điều nầy không ngạc nhiên tại sao những ai biết Đức Chúa Trời đều có thể nói rằng danh của Chúa là ngọn tháp mạnh mẽ; người công nghĩa có thể chạy đến đó và được an toàn [Châm 18:10]. Sau khi ta hiểu ý nghĩa của danh nầy, ta sẽ đồng công bố với Đavít rằng, “phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài” [Thi 9:10].Vì cớ các thánh đồ Cựu ước đã biết  danh của Đức Chúa Trời là Giêhôva, họ có thể cầu nguyện, “Đức Giêhôva ôi, vì cớ danh Ngài, xin hãy tha tội ác tôi, vì nó lớn” [Thi 25:11]; “Đức Chúa Trời ôi, hãy cứu tôi bởi danh Ngài” [54:1]; “hỡi Đức Chúa Trời là Chúa, vì cớ danh Ngài , hãy hậu đãi tôi”. Họ cũng công bố, “qua danh Chúa, chúng tôi giày đạp những kẻ dấy nghịch cùng chúng tôi” [44;5]; “Ngài dẫn tôi trong các lối công bình vì cớ danh Ngài” [23;3];” trong danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên” [63:4]. Đây là tại sao họ đã có thể ngợi khen,”hỡi Đức Chúa Trời, danh Chúa thể nào, thì sự ngợi khen cũng thể ấy”[48:10]; “hằng ngày họ vui mừng trong danh Chúa”[89:16]; hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời, hãy ngợi khen danh Ngài…danh Ngài là Jah [ Giêhôva] [Thi 68:4].Chính Đức Chúa trời cũng tuyên bố, “Ta sẽ đặt người lên nơi cao , bởi vì người biết danh ta”[91:14].
   Danh Đức Chúa Trời khải thị chính mình Đức Chúa Trời. Danh Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin chúng ta. Nếu ta có thể bước vào thực tại của danh Đức Chúa Trời trong quyền năng của Đức Thánh Linh, những điều phi thường có thể được hoàn thành qua danh Ngài.
                             Chúa Jêsus là Giêhôva
   Một số người dốt nát về điều nầy: họ nghĩ rằng Giêhôva là sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Cựu ước và ngạc nhiên nếu ta có thể vui hưởng lợi ích của danh nầy trong Tân ước. Ta cảm tạ Đức Chúa Trời! Giêhôva trong Cựu ước là Jêsus trong Tân ước. Ý nghĩa  của Jêsus là Giêhôva Cứu Chúa của chúng ta.
   Khi Chúa Jêsus ở trên trái đất, Ngài đã nhìn nhận rằng Ngài vốn là Đức Giêhôva trong Cựu ước. Ngài phán “vì nếu các ngươi không tin ta là Đấng hằng hữu [ Ta là], thì các ngươi chắc chết trong các tội lỗi mình”[ Giăng 8:24]. Trong câu nầy Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng Ngài là Đấng “Ta là”[I Am].
   Ít lâu sau Ngài phán, “khi các ngươi treo Con Người lên, bấy giờ sẽ biết Ta là Đấng hằng Hữu [Ta là]” [câu 28]. “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Ápraham, Ta vẫn hằng hữu [Ta Là]’ [câu 58] . Chúa Jêsus phán cách tỏ tường rằng Ngài vốn là Giêhôva. Dân Do thái đã hiểu điều nầy có nghĩa là gì; vì vậy, “họ nhặt đá để ném Ngài” [câu 59].
   Ta có thể vui mừng vì cớ Chúa Jêsus là đấng Ta Là! Ngài là mọi sự vì cớ chúng ta. Ngài là! Ngài là mọi sự vì cớ chúng ta. Ngài là đấng Ta Là! Ngài nói về chính Ngài rằng Ngài là sự sống, Ngài là sự phục sinh, Ngài là ánh sáng của sự sống, và Ngài là người chăn tốt. Ta có thể nhận được mọi loại cung cấp từ danh của Chúa. Một khi ta có danh Chúa, ta có mọi sự. Ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban danh nầy cho chúng ta.
                                           
      “ Hãy đi, hội hiệp các trưởng lão Itxraên, mà nói cùng họ rằng: Giêhôva, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác, của Giacốp, đã hiện ra cùng ta mà phán rằng:Thật vậy , ta đã thăm viếng các ngươi, thấy điều họ đãi các ngươi tại xứ Ai cập: nên Ta đã phán rằng: Ta sẽ rút các ngươi ra khỏi cảnh khổ tại Ai cập đặng đem lên xứ của dân Canaan…tức là một xứ đượm sữa và mật”[ Xuất 3;16-17]. Danh đã được dùng cách đặc biệt trong suốt hành trình từ Ai cập đến Canaan. Danh “Ta Là” đã được dùng trong suốt cuộchành trình nầy. Từ thời kỳ họ được cứu đến thời kỳ của vương quốc, bất luận ta có trải qua nhiều hoạn nạn đến đâu, Giêhôva

KIỂU MẪU TRÊN NÚI


             Kinh văn: Hêbơrơ 8:5; Thi thiên 19:13

   Trong công việc thuộc linh, điều tối quan trọng là biết “kiểu mẫu…trên núi” [Hêb. 8:5]. Có nhiều điều quan trọng trong công việc thuộc linh; thiếu hụt bất cứ một trong những điều nầy đều làm cho công việc chúng ta mất sự hữu dụng thuộc linh và làm cho Đức Chúa Trời không hài lòng. Nhưng giữa vòng nhiều  điều nầy, điều rất quan trọng là “kiểu mẫu…trên núi”. Kiểu mẫu trên núi là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu không có sự am hiểu kế hoạch Đức Chúa Trời, không thể có công tác của Đức Chúa Trời.

ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG - Phần II


III.KHI NÀO CHRIST ĐẾN SỐNG TRONG CHÚNG TA

Chỉ tìm được sự sống đắc thắng trong Christ. Nhưng khi nào Christ đến để sống trong chúng ta? Vào lúc ta đã được cứu. Vào lúc đó ta đã tiếp nhận Christ, vì “ai có Con có sự sống” (I Giăng 5: 12). Nhưng về những nguời đã tiếp nhận Ngài, Ngài đã ban cho họ “quyền bính trở nên các con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin vào danh Ngài” (Giăng 1: 12). Chúng ta tiếp nhận Christ vào lúc chúng ta tin. II Cô 13: 5 chép, “về phần anh em há không biết rằng Jesus Christ ở trong anh em sao? – miễn là anh em

ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG - Phần I

ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG - Phần I

Trong ngày của Chúa vừa qua, ta đã nhìn thấy đời sống mỗi cơ đốc nhân có thể đạt đến giai đoạn hoàn hảo. (Xem bài Phạm vi sự cứu rỗi của các tín đồ). Mỗi cơ đốc nhân có thể có lương tâm tinh sạch và lòng thanh sạch, và anh ta có thể không lo lắng gì cả. Anh có thể thánh khiết trong tâm trí và tập trung trong các tư tưởng mình. Anh có thể vâng phục Đức Chúa Trời cách hoàn toàn và tôn trọng cùng yêu Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Anh có thể đắc thắng sự cấu tạo đặc biệt của bản thể vật lý của anh và trình dâng các chi thể mình như khí giới của sự công nghĩa cho Đức Chúa Trời làm nên sự thánh hóa. Mỗi cơ đốc nhân đều có thể đạt đến giai đoạn nơi đó anh có thể nói rằng anh đã được đóng đinh với Christ và rằng anh không còn sống nữa, nhưng Christ đang sống trong anh. Điều này hoàn toàn có thể và đạt được. Hôm nay tôi sẽ nói cùng anh em về sự việc khác: đường lối để chiếm được đời sống đắc thắng.

I. ĐỜI SỐNG CỦA CHRIST TRÊN TRÁI ĐẤT

Ta biết rằng khi Christ còn sống trên đất, Ngài hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, Ngài đã không yêu thế giới gì cả, và đã không nói hay hành động theo ý riêng của Ngài bao giờ. Ngài không bao giờ cho phép chính mình bị các sự cám dỗ chiến thắng, Ngài đã không bao giờ phạm tội một lần nào. Ngài đã thuận phục Đức Chúa Trời đến chết. Đây là đời sống của Christ.

Chúng ta thì thế nào? Chúng ta có thuận phục Đức Chúa Trời cách đầy đủ không? Không. Chúng ta có hoàn toàn từ bỏ ý muốn của bản ngã không? Không. Chúng ta có trọn vẹn không phạm tội không? Không. Chúng ta có tự do không yêu thế giới cách hoàn toàn không? Không. Chúng ta có thể không yêu thế giới ở bề ngoài, nhưng trong lòng mình, chúng ta vẫn yêu thế giới cách bí mật. Ai trong chúng ta không bao giờ bị rung động bởi các sự cám dỗ. Không một ai. Điều này gây sốc chúng ta biết bao! Theo kinh thánh, cơ đốc nhân nên là người hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, là người trọn vẹn thoát khỏi sự yêu mến thế giới, là người không đi theo ý muốn của bản ngã bao giờ, là người không phạm tội gì cả, và là người không bao giờ bị các sự cám dỗ làm khuấy động một lần nào. Song le, anh chị em ơi, anh em sẽ nói rằng điều này không có thể. Tôi nói rằng điều này cũng không có thể. Một số người chúng ta ít nhất đã là cơ đốc nhân trãi một hay hai năm rồi. Đa số anh em chúng ta đã là cơ đốc nhân trãi ba, bốn hay thậm chí năm năm rồi. Trong suốt mấy năm nay ta đã đạt được những gì? Nhiều lúc ta ăn năn, hối tiếc và thậm chí khóc lóc. Nhưng sự đắc thắng ở đâu? Ta biết tiêu chuẩn của việc làm cơ đốc nhân theo kinh thánh. Ta không nên bước theo chính mình gì cả. Ta phải công nghĩa như Đức Chúa Trời là công nghĩa, và ta nên tìm kiếm vương quốc với tấm lòng đơn thuần. Nhưng chúng ta thích điều gì? Ta thường phạm tội. Lòng chúng ta nhơ phớp. Ta vẫn nổi giận. Ta vẫn còn kín đáo yêu mến thế giới, và ta bị các tham dục mình kiểm soát. Ta không yêu thích đọc kinh thánh hay cầu nguyện. Đôi lúc thậm chí ta nghĩ rằng: không làm cơ đốc nhân gì cả là tốt hơn.

Kinh thánh nói rằng ta nên, nhưng ta nói rằng ta không thể. Ta nên làm những gì ta nên. Nhưng ta không thể làm những gì ta không có thể. Anh em có thể nói rằng lẽ thật của Đức Chúa Trời nên hạ thấp xuống một ít chăng? Chúng ta có thể nói rằng thật không quan hệ nhiều nếu ta phạm tội một lần thôi? Hay chúng ta có thể nói rằng hoàn toàn đúng cho một số người yêu Đức Chúa Trời, thuận phục Ngài, từ chối chính mình và sống thánh khiết, nhưng tiêu chuẩn như vậy không dành cho chúng ta, nhưng chỉ dành cho một giai cấp đặc biệt của dân chúng?

Anh chị em ơi, ta phải thấy rằng thậm chí dầu chính chúng ta không thể làm điều đó, có một Đấng có thể làm điều đó. Đấng này là Christ. Ta phải được hoàn hảo, nhưng ta không. Tuy nhiên, Christ đã đạt được điều này; Ngài đã đạt đến sự hoàn hảo này. Điều này bảo chúng ta ba điều:

1. Tiêu chuẩn nếp sống mà Đức Chúa Trời đã ấn định là đôi điều mỗi một cơ đốc nhân có thể đạt được.

2.Chúng ta không thể đạt được điều đó.

3.Trãi suốt lịch sử, chỉ có một Đấng đã đạt được điều đó – Christ.

Anh em có tin rằng ta không thể làm điều đó chăng? Vâng. Chúng ta có tin rằng Christ có thể làm điều đó chứ? Vâng. Chúng ta nên làm, nhưng chúng ta không thể. Tất cả chúng ta nhìn nhận rằng Christ hoàn hảo. Khi ấy ta sẽ nói gì? Tiêu chuẩn sống theo Đức Chúa Trời chỉ có thể do Đức Chúa Trời sống bày tỏ ra. Không chỉ điều này là thật trong trường hợp của Đức Chúa Trời, Đấng cao hơn chúng ta; nó cũng thật trong trường hợp các đời sống thấp hơn đời sống của ta. Ta phải có cùng sự sống trước khi ta có thể có cùng nếp sống. Lấy con chim làm thí dụ. Một người phải có sự sống của loài chim trước khi anh ta có thể có nếp sống của con chim. Cũng hãy lấy con thú làm thí dụ. Một người phải là con thú trước khi anh ta có thể sống cuộc đời con thú. Chỉ Đức Chúa Trời có thể sống cuộc đời Đức Chúa Trời. Christ là Đức Chúa Trời; vì vậy, chỉ Christ có thể sống sự sống Đức Chúa Trời.

II.ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN ĐƯỢC MIÊU TẢ TRONG KINH THÁNH

Phi-líp 1: 21 chép: “vì đối với tôi, sống là Christ”. Tại đây câu này có nói ta nên nên sống giống như Christ không? Không. Nó có nói ta nên bắt chước Christ không? Không. Nó có nói rằng ta nên tiếp lấy Christ làm khuôn mẫu của mình và theo Ngài không? Không. Nó nói, “sống là Christ”. Việc bắt chước thì tuyệt đối vô dụng. Thậm chí, nếu ta có thể nghiên cứu kinh thánh, cầu nguyện, cư xử một cuộc đời tốt đẹp, và có sự theo đuổi đúng đắn, khi sự sống của chúng ta là sự sống sai trật, chúng ta sẽ có nếp sống sai trật. Ta có thể khao khát, khóc lóc, ăn năn và thưa với Đức Chúa Trời, “Ô, lạy Đức Chúa Trời, con thực sự khao khát vâng lời Ngài”. Chắc chắn điều này tốt đẹp. Nhưng có một điều sai: sự sống của anh em sai trật.

Đức Chúa Trời đã không chỉ ấn định Christ phải chết cho chúng ta trên đồi Gô-gô-tha, nhưng Ngài phải trở nên sự sống của chúng ta. Anh chị em ơi, xin vui lòng sáng tỏ về điều này. Đức Chúa Trời đã không yêu cầu chúng ta làm cơ đốc nhân theo cách đau thương như vậy. Đức Chúa Trời đã không bao giờ yêu cầu ta làm cơ đốc nhân theo cách như con khỉ được dạy dỗ mặc quần áo, ăn thức ăn, hay vận dụng như con người. Có thể là sự đau đớn lớn lao cho con khỉ khi nó cố sức làm con người. Có thể là dễ chịu khi cho con khỉ làm con khỉ, hơn là cho con khỉ cố gắng làm con người. Đức Chúa Trời đã không đối đãi với chúng ta theo đường lối đó.

Khi ta đọc kinh thánh chừng 5 phút, ta có thể không tìm được hương vị gì cả; ta có thể thích thú đọc sách khác hơn. Khi ta cầu nguyện, ta có thể không tiếp nhận được gì cả. Song le, nếu ta không cầu nguyện, lương tâm không định tội chúng ta. Thật khó cho ta không yêu thế giới; song le, chúng ta không có sự bình an khi yêu thế giới. Theo cách này, ta nhận thấy khó làm cơ đốc nhân và không thể sống sự sống của Đức Chúa Trời được. Ta là những người khốn khổ biết dường nào! Thật tốt hơn khi ta cảm thấy mình khốn khổ, vì điều này có nghĩa ta vẫn còn ở trên con đường đi tới. Nếu ta không cảm thấy sự khốn khổ nào, tôi cảm thấy buồn vì cớ điều này có nghĩa là ta đã lìa bỏ lối đi đúng đắn.

Nhiều lúc dầu ta thấy rằng sự cám dỗ của thế giới là dữ dội, ta không thể nói bất cứ điều gì nghịch lại nó, vì cớ bên trong ta, ta cảm thấy có cái gì đó đang gây ảnh hưởng chính chúng ta và ta không thể hoàn toàn định tội những kẻ trong thế giới đang bị thế giới ảnh hưởng. Nhiều lúc ta thấy người ta dâng mình cho Đức Chúa Trời, hướng mặt về Đức Chúa Trời và quay lưng lại thế giới, thuận phục Đức Chúa Trời, và ta nghĩ, “thật diệu kỳ biết bao nếu tôi giống như họ!”. Nhưng khi ta nỗ lực thực hành điều đó, ta khám phá điều đó thật là một sự đau khổ cho chúng ta là dường nào. Anh chị em ơi, đích thực là một sự đau khổ lớn lao nếu Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta làm cơ đốc nhân như vậy. Nếu tiêu chuẩn quá cao, làm thế nào chúng ta có thể với tới. Yêu cầu cậu bé lên 5 tuổi mang một khối nặng 100 cân Anh là một việc tàn nhẫn. Thật còn tàn nhẫn hơn nữa nếu yêu cầu cậu bé này mang đến 13000 cân Anh. Yêu cầu cơ đốc nhân sống sự sống Đức Chúa Trời còn đau khổ hơn là yêu cầu cậu bé 5 tuổi nhấc lên 400 hay 15000 cân Anh.

Nhiều lúc ta nghĩ ta có thể nỗ lực, ta nỗ lực chịu đựng các nỗi đau khổ và các sự thèm muốn. Nhưng kết quả là có tội lỗi này tiếp nối tội lỗi kia. Ta khô nước mắt kết thúc sự hối tiếc thì điều mà ta hối tiếc lại trở lại cùng ta lần nữa. Nước mắt chúng ta khóc khó ráo trước khi điều mà làm ta đổ nước mắt lại trở lại. Anh chị em ơi, thật là lạ lùng nếu ta có thể tin rằng ta không có thể làm những gì ta cố sức. Kinh thánh bảo chúng ta rằng sự sống mà chúng ta đã tiếp nhận từ Đức Chúa Trời thì không phải là sự sống thất bại và yêu cầu ta ăn năn, chỉ thất bại lại và ăn năn lại. Đó là sự sống mà trong đó “sống là Christ”. Đó cũng là sự sống mà trong đó Chúa Jesus đã sống bày tỏ chính mình Ngài từ trong chúng ta ra. Bà Ma-ri đã ban cho Chúa một thân thể, và Chúa đã có thể biểu lộ sự sống của Đức Chúa Trời từ trong thân thể ấy. Cũng một thể ấy, chúng ta dâng chính mình cho Chúa và nên tiếp nhận Đấng Christ này vào trong ta đến nỗi Ngài có thể sống bày tỏ sự sống Ngài từ trong chúng ta và ta có thể sống như Ngài sống.

Anh chị em ơi, xin hãy sáng tỏ: sống thánh khiết, từ bỏ bản ngã, và yêu Chúa với tấm lòng đơn thuần không phải là những điều cơ đốc nhân nên nỗ lực làm, hay là những điều cơ đốc nhân có thể bắt chước. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Christ cho chúng ta. Đây là sự cứu rỗi đầy đủ. Đức Chúa Trời đã ấn định Christ trong hai đường lối. Về một mặt, Christ đã giữ luật pháp cho ta. Về mặt kia, Ngài ở bên trong ta khiến ta giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Về một mặt, Ngài đã chết vì chúng ta. Về mặt kia, Ngài đang sống bên trong chúng ta. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi trên Gô-gô-tha, và bây giờ Ngài đang hoàn thành trong ta những gì mà Gô-gô-tha đã hoàn thành. Trên Gô-gô-tha, Ngài đã xưng nghĩa chúng ta. Bây giờ Ngài đang sống bên trong ta để làm ta được xưng nghĩa. Ngài đã không chỉ vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng ở bên trong ta Ngài cũng đang khiến ta vâng lời Đức Chúa Trời. Ngài đã không chỉ làm đôi điều cho chúng ta, nhưng Ngài đang làm đôi điều bên trong chúng ta.

Tại đây chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của sự phục sinh. Phao-lô nói, “còn nếu Christ chẳng đã được sống lại, … anh em vẫn còn ở trong các tội lỗi mình”. Ông đã không nói văn kiện về tội lỗi vẫn còn, vì cớ văn kiện về tội lỗi đã được cất bỏ khi Christ chết. Nhưng nếu Christ đã không sống lại, chúng ta vẫn còn ở trong các tội lỗi mình. Những gì chúng ta có chỉ là sự cứu rỗi phân nửa. Khi rao giảng phúc âm, chúng ta thường dùng minh họa là các sự quá phạm của ta giống như nợ nần mà đã được gánh chịu. Christ giống như người bạn giàu có. Khi Ngài chết, Ngài đã trả nợ cho chúng ta. Điều này đúng, và đây là phúc âm. Đáng tiếc, đây chỉ là phân nửa sự cứu rỗi. Chúa Jesus đã trả nợ cho chúng ta là thật. Nhưng chúng ta phải hỏi có phải sự trả nợ là điều duy nhất mà Ngài đã làm không. Có nghĩa chúng ta sẽ không bao giờ mắc thêm nợ? Christ đã trả nợ, nhưng há điều này có nghĩa tôi vẫn có thể mắc nợ tiền bạc trong tương lai? Thật vậy, bạn tôi đã trả các nợ quá khứ của tôi. Nếu tôi vay mượn trở lại, bạn tôi phải giúp đỡ tôi lần nữa, há không có nghĩa tôi chỉ tiếp nhận được phân nửa sự cứu rỗi hay sao? Dầu bạn tôi đã trả cho tôi, tôi vẫn tiếp tục mắc nợ. Dầu Christ đã chết cho tôi, tôi vẫn tiếp tục trong tội lỗi. Có phải đây là sự cứu rỗi hay không?

Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Jesus chết cho tôi trên Gô-gô-tha, và nó cũng khiến Ngài sống trong tôi. Ngài đã trả mối nợ nần cho chúng ta, và Ngài đang sống bên trong chúng ta đến nỗi chúng ta không cần vay mượn thêm nữa. Đức Chúa Trời không dừng lại ở sự việc cứu chúng ta khỏi địa ngục và vào Thiên đàng. Ngài cứu chúng ta đến mức độ Christ trở nên sự sống của chúng ta. Nếu ta đã chỉ tiếp nhận sự cứu rỗi phân nửa, ta sẽ vẫn đau khổ và không có niềm vui của sự cứu rỗi. Jesus Christ là sự sống chúng ta. Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng cơ đốc nhân phải làm điều này và điều kia. Phao-lô nói, “đối với tôi, sống là Christ”. Phao-lô đã không chỉ có thể chịu đựng các sự đánh đập và bắt bớ của người khác, nhưng cũng vượt qua nhiều sự hiểm nguy và việc bị từ bỏ ở Giê-ru-sa-lem và giải đi La-mã, vì cớ Christ đã sống bên trong ông. Ông không giống như Christ hay bắt chước Christ. Đúng ra, Christ sống trong ông. Không có Christ ở trong, ông đã không có thể vượt qua các điều đó. Còn khỉ không thể trở nên con người. Cũng vậy, một cơ đốc nhân không thể trở thành Christ do sự bắt chước.

Phi-líp 2: 12-13 chép, “hãy lấy lòng sợ sệt run rẫy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em; vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Trong Phi-líp 1: 21 ta thấy kinh nghiệm cá nhân của Phao-lô. Còn trong hai câu này, ta được bảo rằng mỗi cơ đốc nhân có thể có cùng kinh nghiệm.

“Hãy làm nên sự cứu rỗi của anh em với sự sợ sệt và run rẫy”. Khi nhiều người đọc câu này, họ suy nghĩ rằng sự cứu rỗi là đôi điều gì đó họ nên làm nên. Vì lý do này, họ chuẩn bị tâm trí mình thức dậy sớm, nghiên cứu kinh thánh, và trở nên nhiệt thành làm chứng đạo cho người khác. Song le, họ nhận thấy rằng họ không có thể thành công. Họ đã quên các lời trong câu 13: “vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Vì có chữ “vì” trong câu 13, có nghĩa câu 13 là “nguyên do”, còn sự làm nên sự cứu rỗi trong câu 12 chỉ là “hiệu quả”.

Các hoạt động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày bao gồm hai điều:

(1) việc muốn, đó là sự quyết tâm ở bên trong.
(2) việc làm việc, đó là sự cư xử bên ngoài.

    Toàn thể nếp sống của ta gồm có hai điều này, sũ quyết tâm bên trong và sự làm việc bên ngoài. Cả muốn và làm là kết quả của việc Đức Chúa Trời vận hành bên trong ta. Đây không nói ta phải muốn và làm. Đúng ra, kinh thánh chép rằng ấy là Đức Chúa Trời vận hành bên trong ta đến mức độ ta có thể muốn và làm. Vận hành là làm việc. Ấy là Đức Chúa Trời hành động bên trong ta đến điểm ta có thể muốn và làm. Lý do ta có thể làm nên đôi điều là vì cớ Đức Chúa Trời đã hành động bên trong. Không có sự hành động bên trong, không bao giờ có thể có sự làm nên ở bên ngoài.

   Nhiều lúc ta nói cùng Đức Chúa Trời, “lạy Đức Chúa Trời, con muốn vâng lời Ngài cách đầy trọn. Song le, điều này rất khó. Con muốn không yêu thế giới. Song le khó quá!”. Đây là con đường sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời có thể hành động bên trong anh em đến mức độ anh em có thể trọn vẹn vâng lời Đức Chúa Trời. Ngài có thể hành động bên trong anh em đến mức độ anh em không yêu thế giới và không làm theo ý muốn của mình. Dầu anh em không thể làm điều đó ở bên trong, Đức Chúa Trời có thể hành động đến mức anh em có thể.

Sự cứu rỗi hoàn hảo là gì? Không phải để cơ đốc nhân cất bỏ tội lỗi hôm nay và loại trừ sự gian ác ngày mai. Sự cứu rỗi hoàn hảo là tiếp nhận Đấng Christ hoàn hảo. Khi ta có Christ, ta có sự cứu rỗi hoàn hảo. Người cơ đốc nhân rất khó giúp đỡ là người không xây mặt mình hướng về Christ! Những gì anh ta thấy chỉ là sự tốt đẹp của anh và sự xấu xa của anh mà thôi! Anh chú ý vài tội lỗi nào đó của anh, vài ách nô lệ đối với người nào đó, và vài sự hấp dẫn đối với điều gì đó. Anh định tội mình, buồn rầu về mình và có sức đắc thắng mọi nan đề của mình. Song le, anh vi phạm một lỗi lầm lớn lao. Đức Chúa Trời đã không định ý cho anh đắc thắng các điều này từng điều một. Đức Chúa Trời muốn anh tiếp nhận Christ hoàn hảo.

Giả sử một cậu bé thích trái cây. Khi cậu muốn trái lê, cậu đi đến vườn cây ăn quả để mua ít trái lê. Nếu ngày hôm sau cậu muốn ăn cam hay chuối, cậu sẽ đi mua cam hoặc chuối. Về sau cậu nhận thấy rằng cha cậu làm chủ một vườn trái cây và cha cậu đã ban vườn ấy cho cậu. Từ lúc đó trở đi, việc ăn trái cây của cậu sẽ khác biệt. Mọi trái cây thuộc về cậu. Là cơ đốc nhân, ta muốn thi hành điều này hôm nay và hoàn thành điều kia ngày mai. Hôm nay ta muốn kiên nhẫn và ngày mai yêu thương; ta giống như cậu bé hôm nay muốn ăn lê và ngày mai muốn trái cam. Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta tiếp nhận Christ hoàn hảo. Cả vườn cây ăn quả thuộc về chúng ta. Nếu ta mua cách riêng biệt, sẽ có nhiều lần thiếu hụt và cần mua rồi lại mua nữa

Tôi không đang nói rằng anh em không phải sống kiên nhẫn hay yêu thương. Anh em nên kiên nhẫn, và anh em nên yêu thương. Nhưng nếu anh em thực hành các điều này từng điểm một, anh em sẽ nhận thấy rằng anh em không thể thực hành chúng. Nếu anh em làm điều này, ngày ngày anh em sẽ khám phá ra rằng, anh em yêu thế giới hơn nữa, anh em sẽ càng trở nên kiêu ngạo hơn và anh em sống theo ý muốn mình hơn nữa. Anh em phải nhận thức rằng cả vườn trái cây thuộc về anh em. Đức Chúa Trời muốn chúng ta có một mục tiêu chung, đó là chiếm được một Christ hoàn hảo.Ngài có thể vận hành bên trong chúng ta đến mức độ ta có thể muốn và làm để hoàn thành sự đẹp lòng Ngài. Chúng ta có thể nghe về lẽ thật Christ đang sống sự sống Ngài bên trong chúng ta. Nhưng hôm nay tôi xin hỏi, “Anh em có kinh nghiệm ngày chăng?”. Nhiều lúc ta biết đôi điều. Song le, ta chỉ muốn nỗ lực làm nên điều đó. Kết quả là lỗi lầm.

I Cô-rinh-tô 1: 30 chép, “nhưng ấy là nhờ (từ) Ngài mà anh em được ở trong Christ Jesus, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công nghĩa, sự thánh hóa và sự cứu chuộc cho chúng ta”. Nếu chúng ta chậm rãi đọc câu này, ta sẽ thấy rằng khi ta đã được cứu, Đức Chúa Trời đã làm cho Christ trở nên sự công nghĩa và sự thánh hóa của chúng ta. Vì vậy, nếu bất cứ ai đã hỏi sự thánh hóa là gì, câu trả lời của chúng ta nên là: Christ là sự thánh hóa. Sự đắc thắng là gì? Đó chỉ là Christ. Sự kiên nhẫn là gì? Đó chỉ là Christ. Sự khiêm nhường là gì? Đó là Christ. Nếu chúng ta có thể trả lời theo cách này, ta sẽ được đắc thắng. Toàn thể con người chúng ta là xác thịt và không có gì cả trừ ra sự hư hoại. Nhưng Christ là sự thánh hóa. Ngài là sự thánh hóa của chúng ta. Không ai có sự thánh hóa và sự đắc thắng trong chính mình. Chỉ có một đường lối; ta phải thưa cùng Đức Chúa Trời, “Ô, lạy Đức Chúa Trời! Con tiếp nhận Con Ngài!”.

Watchman Nee

PHẦN CUỐI CÙNG CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH

  


                                                              Mác 6:45-52  
   Thường thường khúc nầy của Kinh thánh là sự giúp đỡ cho tôi; thậm chí bây giờ nó cũng tiếp tục là sự giúp đỡ cho tôi. Khúc Kinh thánh trước Mác 6:45-52 nói về việc Chúa Jêsus nuôi dưỡng 5000 người bằng 5 ổ bánh và 2 con cá. Khúc Kinh Thánh theo sau Mác 6:45-52 nói về việc Chúa Jêsus chữa lành nhiều người bệnh. Ba sự việc nầy hình thành một sự tiêu biểu lớn lao làm dự biểu cho thời gian Chúa Jêsus chết trên Thập tự giá kéo dài đến thời kỳ thành lập vương quốc.Chúng nói lên cho chúng ta biết thế nào Chúa: (1) đã bị đóng đinh vì chúng ta, (2) lên trời để trở nên Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vì chúng ta , và (3) sẽ giáng xuống trong tương lai để thiết lập vương quốc.

LUONG TAM CUA CAC TIN DO


1Giăng 3:20-21
Sau khi linh cua tín đồ đă được tái sinh, lương tâm anh ta được sinh động. Huyết quí báu của Chúa Jêsus tẩy sạch lương tâm anh để được thanh khiết, nhạy bén và giúp đỡ lương tâm theo Đức Linh là công việc Ngài. Công việc được Đức Linh đổi mới v
à thánh hóa thực hiện trong con người và công việc do lương tâm anh ta thực hiện có liên hệ và liên kết

KIỆT TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Eph. 2:1-10
Trước khi tôi giải thích phần kinh thánh nầy, tôi thích anh em chú ý đến Ê-phê-sô chương một. Chương này có thể chia làm hai phần lớn. Phần thứ nhất nói về những gì một người tiếp nhận đựơc do các sự giàu có của ân điển Đức Chúa Trời - vị sứ đồ bảo cùng

GÁNH NẶNG VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


Kinh Thánh: Giê 33:2-3; 1 Tê 5:19

MỘT

Mỗi người con của Đức Chúa Trời cần có một gánh nặng nào đó do Ngài ban cho. Không người con nào của Ngài có thể nói Đức Chúa Trời chưa bao giờ ban cho mình một gánh nặng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận được những gánh nặng từ Đức Chúa Trời khi mở linh mình ra cho Ngài. Linh mở ra cho Đức Chúa Trời là điều

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÀM VIỆC CHO CHÚA VÀ HẦU VIỆC CHÚA


                             Êxêchiên 44:9-26,28,31; Luca 17:7-10

   Chúa muốn ta hầu việc Ngài hơn Ngài muốn ta làm việc cho Ngài. Hầu việc ngôi nhà và hầu việc

BỐN NHÀ CẤP DƯỠNG TRONG TÂN ƯỚC

Sứ 9:20-28;Math.4:18-22; Êph.1:22-23;2:22;1Phi 2:3-5; IGiăng1:12-13;Giăng 21:18;21; Sứ 28:23; IITim 1:15;II Phi 2:1;I Giăng 4:1;IIGiăng 7.

Sáng nay tôi muốn nói chuyện về bốn nhà cấp dưỡng khác nhau trong Tân Ước.Theo tiếng Hi lạp, chữ nhà cấp dưỡng không chỉ ám chỉ đến các chấp sự nhưng cũng chỉ về các người phục vụ. Tất cả những ai làm việc cho Đức Chúa Trời và rao phúc âm đều là nhà cấp dưỡng. Nên khi chúng tôi nói bốn nhà cấp dưỡng, chúng tôi ngụ ý bốn công nhân khác nhau. Trong các khúc kinh văn trên mà chúng ta vừa đọc, có bốn chủ đề khác nhau, đó là bốn chủ đề chính yếu của Tân Ước. Những người đã rao giảng bốn chủ đề nầy là bốn nhà cấp dưỡng.

Nhà Tù – Khải Tượng - Sự Dự Bị


 “Chủ Joseph bắt ông bỏ vào ngục, nơi giam cầm các phạm nhân của vua. Vậy Joseph bị cầm tù ở đó”(Genesis 39:20).
“ Pharaoh truyền gọi Joseph. Người ta lập tức đưa chàng ra khỏi ngục, cạo mặt mày, thay áo xống, rồi vào chầu Pharaoh. Pharaoh nói với Joseph: trẩm có một giấc mộng mà không ai giải thích được, trẫm nghe nói rằng ngươi chỉ cần nghe kể lại giấc mộng là có thể giải nghĩa được. Joseph thưa với vua: đó chẳng phải hạ thần mà là Đức Chúa Trời sẽ đem lời giải đáp an lành cho bệ hạ...
“Pharaoh bàn với các triều thần: chúng ta tìm đâu ra một người như người nầy, một người có Linh của Đức Chúa Trời.

"Joseph thu góp tất cả lương thực của bảy năm được mùa tại Ai-cập, và trữ lại trong các thành. Lương thực thu hoạch được từ các đồng ruộng chung quanh thành nào thì ông cho chứa trong thành đó”..
“Joseph thu trữ lúa mì rất nhiều, nhiều như cát biển, đến mức ông không đong lường nữa, vì không thể đong lường nỗi”.
“Khi nạn đói lan rộng khắp xứ, Joseph mở các kho lúa mì và bán cho dân Ai-cập”.
“Các nước khác cũng kéo đến Ai-cập gặp Joseph để mua lúa mì, vì nạn đói hoành hành khắp nơi trên thế giới”.

“Bởi cớ Felix muốn được lòng dân Do-thái, nên cứ giam cầm Phao-lô tại đó” (Công 24:27).
“ Khi chúng tôi đến La –mã rồi, Phao-lô được phép ở riêng với tên lính coi giữ” (Công 28:16).
“Vậy, tôi là tù nhân trong Chúa...”(Eph. 4:1).

“Tôi là John, là anh của anh em,..vì cớ lời Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jesus mà ở trong đảo gọi là Bát-mô. Tôi ở trong linh nghe đằng sau có tiếng lớn như tiếng kèn, nói rằng: điều ngươi đã thấy hãy chép vào sách, gởi cho bảy hội thánh...“ (Khải 1:9-11).


" Những đoạn trích dẫn ở trên là một bản tóm tắt của
cuộc sống và chức vụ của ba người trong vòng các tôi tớ của Đức Chúa Trời, bông trái từ kinh nghiệm của họ có ngụ ý ban sự sống cho dân của Đức Chúa Trời, theo một cách rất đầy đủ. Nhưng cách lựa chọn theo tối thượng quyền của Đức Chúa Trời không phải là đặc thù đối với ba người nầy. Có nhiều câu chuyện về nhiều người khác nữa, cả những người trong thời kỳ của Kinh Thánh và  thời kỳ sau đó. Đối với những người trong Kinh thánh, chúng ta có thể thêm Giê-rê-mi và Daniel, như là các trường hợp nổi bật.


Có rất nhiều
văn kiện như vậy trong Sách Ghi Nhớ” (Mal.3:16) chép về những người mà con đường vất vả của họ có ý nghĩa - và bây giờ có nghĩa--ban bánh cho cơn đói thuộc linh. Nhà tù không luôn luôn có nghĩa đen là xiềng xíchsự giam giữ. Đôi khi nó một căn phòng bệnh tật mãn tính, đôi khi là sự cô lập, cô đơn của một nơi do Chúa chỉ định để phục vụ; đôi khi là tình  trạng bị từ chối và loại trừ của một tôi tớ Chúa bởi vì thành kiến, ganh tỵ, đui mù, hoặc sự hẹp hòi thuộc linh t những con người đã có thể ép buộc anh ấy ra đi. Về mọi điều đó có thể - và có thể được nói là: "lời của Đức Chúa Trời chứng cớ của Giêsu".


Có một số
đặc điểm về “các sự ở tù” như vậy mà nó có thể hữu ích và chúng ta cần lưu ý. Tất nhiên, về mặt bao hàm, chúng ta phải có tấm lòng an nghỉ về tính chắc chắn của sự tể trị thần thượng. Khi chúng ta được ban cho địa vị “ở tù” như vậy, thì không phải luôn luôn do chúng ta ương ngạnh, ý chí ngoan cố, hoặc không vâng lời. Về phần chúng ta, là những người liên quan, và tình trạng của chúng ta không do bất cứ điều gì giống như tình trạng khó khăn của Jonah, mặc dù có thể có một số nhược điểm và những sai lầm của con người, nhưng Đức Chúa Trời là lớn hơn tất cả, và ban cho chúng ta một trái tim thực sự đúng với Ngài, Ngài có thể chuyển đổi tất cả mọi sự để phục vụ cho chính cứu cánh của Ngài: " Đấng vận hành mọi sự theo nghị quyết của ý chỉ Ngài” (Eph 1:11)

 Trong những tình huống khó khăn và dường như không thể có được nhiều chỗ cho sự phản ánh các lỗi lầm và những sai lầm, thể được kể là các rắc rối. Nếu chỉ là một sự phản ánh về sự điêu tàn. Nếu Paul đã không kháng án lên Caesar! Nếu Joseph đã chỉ nói vài lời với Potiphar về vợ của ông ấy, thì đã thực sự thực hiện được điều gì! Loại phản ánh nầy không có kết thúc, và có rất ít người, nếu họ có cơ hội lần nữa, họ nghĩ rằng họ sẽ thực hiện cách khác, và vì vậy đã tránh rất nhiều rắc rối. 

Chúng tôi không đề cập đến tội lỗi đặc biệt, nhưng nói về " những sai lầm". Các vấn đề của các tội lỗi trong quá khứ đã qua đi, mà không nói rằng chúng ta nên - với ánh sáng hiện tại của chúng ta - không lặp lại. Với rất nhiều điều chúng ta nhìn nhận như nhầm lẫn, sau đó chúng ta đã hành động theo ánh sáng tốt nhất mà chúng ta đã có hôm nay. Điều này cung cấp một lĩnh vực rất lớn cho ân điển tối thượng, và ân sủng tối thượng là khá bình đẳng với nhiệm vụ.

 
Kẻ thù của Đức Chúa Trời bước đi của chúng ta với Ngài, sẽ đánh chúng ta ̀ng roi cứng với lời buộc tội để làm cho chúng ta không tin tưởng Ngài. Như vậy, một lĩnh vực lớn, đã được giao thác cách xác định vào sự hiểu biết và lòng thương xót của Chúa Cha.

Có nói rằng, chúng ta có thể nhìn vào một số
đặc tính đáng an ủi hơn của nghịch cảnh.

1. 
Đức Chúa Trời không bao giờ bị trường hợp khẩn cấp nào vượt qua, Ngài cũng không phải là nạn nhân của các hoạt động bất lợi. Thực tế này là rất hiển nhiên trong các trường hợp trên.

Phán quyết cổ điển của Joseph về toàn thể kinh nghiệm tâm hồn đã bị tàn phá là “các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay”, và sau đó ông đưa ra lý do biện minh cho tất cả mọi người- "Đức Chúa Trời lại định cho việc đó”. Paul và John sẽ chân thành xác nhận và tán thành phán quyết đó.

C
hính sự biết trước của Đức Chúa Trời trong việc lựa chọn và kêu gọi các tôi tớ của Ngài, Ngài làm sạch tấm lòng họ khỏi những tham vọng ích kỷ và thế tục, có liên quan đến những gì xảy đến với họ trong con đường do lòng sùng kính của họ đối với Ngài. Ngay cả Gióp, hơn hẳn người ta, vì không ai từng có một lịch sử bối rối như ông, nhưng ông vẫn có thể nói: "Nhưng Chúa biết con đường tôi đi "(Job 23:10).

Không, ngay cả trong những
sự bỏ cuộc lớn nhất và khủng khiếp nhất của con người, và chiến thắng dường như thuộc về Sa-tan - "sự sa ngã" – Đức Chúa Trời chuẩn bị và được cung cấp đường lối cho Ngài để vượt qua. Câu trả lời đã có với Ngài, trước khi nhu cầu được thực hiện - "Chiên Con đã bị giết chết từ khi sáng tạo thế giới. Kết cuộc của Đức Chúa Trời đã biện minh cho sự cho phép của Ngài. Ân điển và vinh quang  sẽ vượt trên đau khổ và nỗi buồn rất nhiều. Đối với Đức Chúa Trời, không có các tai nạn không lường trước được. "Ngài là Chúa của tất cả".


2. Trong khi
người tôi tớ được yêu cầu sẽ trải qua các thử thách tối tăm, lạnh lẽo, và hoang vắng của "nhà tù", anh ta không biết  tất cả mọi sự có ngụ ý gì. Tốt nhất và nhiều nhất là anh ta nên biết rằng Chúa là Đức Chúa Trời. Tất cả khung cảnh bên ngoài bị cắt giảm, anh bị nhốt kín hoặc bị lãng quên, chịu đựng sự phản bội, không trung thành, sự tàn ác, sự thay lòng đổi dạ của con người - thậm chí từ các anh em, hay luẩn quẩn từ các quyền lực xấu xa, con người và Ma quỷ. Sự nhẫn tâm có thể ăn vào tâm hồn anh, vì nó đã tác động Joseph. Cuộc chiến chống lại cay đắng của tâm linh, trầm cảm, thất vọng và tuyệt vọng, có thể là ác liệt. Joseph đã không có sự hiểu biết trước về mười bốn năm tới, về sự biện minh, hay kết quả sự đau khổ của mình. Vỡ mộng là một kẻ thù tàn bạo, vì kinh nghiệm hiện tại ban cho lập trường hữu ích để chế giểu các ác linh, làm phấn khởi những giấc mơ đầu tiên của ông về vinh dự.

Paul và John
đã không bao giờ tưởng tượng ra rằng trải 2000 năm sau, mọi người sẽ đọc những gì mà họ viết ra từ nhà tù của họ, đọc với lợi ích bao lathu đạt được nhiều điều từ đó. Họ đã không biết về việc làm nên lịch sử thuộc linh trong suốt khoảng thời gian dàicõi đời đời. Tuy nhiên, đó là tất cả.

3. Yếu tố quan trọng trong các
sự giam cầm và hạn chế rõ ràng là bông trái dành cho thời gian chưa đến. Những giấc mơ của Pharaoh và lời giải thích của Joseph liên quan đến thời gian chưa đến và đã được chuẩn bị cho đức tin tuyệt đối. Đức Chúa Trời biết những gì đang đến, và chính Ngài chuẩn bị cùng cung cấp cho một tình huống vượt quá cái hiện tại. Trong đêm tối sâu thẳm của nghịch cảnh, Đức Chúa Trời có thể làm điều gì đó, đảm bảo một cái gì đó, mà sẽ “cứu nhiều người còn sống ". Trong thời gian riêng của chúng ta, bởi vì đói nghèo và nông cạn từ nguồn tài nguyên hiện đại ( đồng thời), có một sự quay trở lại và tái tạo chức vụ mình sâu nhiệm hơn, mạnh mẽ hơn, và làm thỏa mãn lòng người hơn qua những lần trả giá sâu sắc để "vâng phục khải tượng trên trời" ( Sứ 26:19).


Tác giả thuộc trong số bạn bè cá nhân của mình, là một tôi tớ của Đức Chúa Trời, mà tên họ ông được biết đến trên toàn thế giới, là người có chức vụ giảng dạy kinh thánh. Người thân yêu nầy trước đây là quản nhiệm của một hội thánh nào đó. Rồi đến thời kỳ, khi những người chịu trách nhiệm trong hội thánh đó quyết định việc áp dụng các chính sách và thủ tục mà ông tin rằng hoàn toàn trái với các nguyên tắc thuộc linh. Người cung pụng lời chịu đựng điều này trên cơ sở Kinh Thánh. Ông đã bị ép buộc phải rời khỏi hội thánh, và bởi vì "điều này không được thực hiện ở một góc (xó tối- Công 26:26b)", nó đã được đưa lên báo chí thế tục và tôn giáo, chủ yếu là để lên án ông.

 Trong nhiều năm, ông không có nhà nguyện hoặc dân chúng, hay đã làm bất cứ công việc gì. Ông đã bị tẩy chay, loại trừ, cô lập, và giới hạn trong nhà riêng của mình. Ông suy sụp cùng với vợ của mình - để cuối cùng họ chỉ còn một đồng shilling và đồng sáu xu. Tuy nhiên, ông đã nói với tôi, “Nhờ trong những năm lao đó mà tôi đã có thể cung cấp cho bản thân mình sự hiểu biết Kinh Thánh cách hoàn toàn, để đặt nền tảng cho sự rao giảng Kinh thánh trên cả thế giới trong những năm tiếp theo! " Không có nhà thờ, dầu quan trọng, và không có hội đồng, dù là việc lớn, có thể sẽ không chào đón ông ta (nếu họ trung thành với Kinh Thánh), nhưng trường đại học của thành phố lo cho chức vụ sau này của ông, đã vinh danh ông với một học vị tiến sĩ thần học.

Không phải
--tất cả trong cuộc đời của họ - đều đem lại sự biện minh về họ đâu, nhưng nguyên tắc nắm giữ điều tốt, trong thời gian gặp nghịch cảnh, Đức Chúa Trời chuẩn bị và cung cấp lương thực cho một thời gian tới.

Vì vậy, Israel đã được bảo tồn
trải các thế kỷ tiếp theo, mặc dù có sự  phản bội của các anh, bởi vì Joseph đi tù và tại đó chứng minh Đức Chúa Trời của mình.
Vì vậy, chúng ta có những kho tàng vô hạn từ chức vụ tù của Phaolô trong các Thư của ông. Vì vậy, chúng ta có các tài sản vô giá từ các khải tượng và các bài viết của John ở Bát-mô. Những người về sau này không có thể làm, nhưng chỉ viết và viết lại - mặc dù họ không biết nó là thực phẩm cho các thánh đồ trải nhiều thế hệ tới.

Nhà Tù. Đức Chúa Trời chỉ biết tất cả các bài tập của một tấm lòng mong muốn khi bị đóng cửa để chịu đứng ngoài,bị đóng cửa nhốt bên trong, bởi những gì có vẻ là –tình trạng không thân thiện của người ta, hay sự ngự trị của nghịch cảnh!

Khải Tượng. Tuy nhiên những lần như vậy có thể là thời kỳ có "thiên đàng mở ra” và nhiều cơ hội được phong phú hóa thuộc linh.

Sự Dự Bị. bông trái có thể là sự sống truyền cho nhiều người trong một thời gian nạn đói thuộc linh
T.A.S.