Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Cô ĐƠN-- NHƯNG KHÔNG CÔ ĐƠN


"Trong số những nhà tiên tri của Đức Jehovah, chỉ còn lại một mình ta”(1 Các Vua 18:22).
"Chỉ một mình con còn lại" (1 Các Vua 19:10,14).
"Tuy nhiên, trong Israel Ta đã để dành cho Ta bảy nghìn người chẳng hề quì gối trước thần Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó" (1 Các Vua 19:18).
"Sau đó, vua điểm lại toàn quân Israel, được bảy nghìn người" (1 Các Vua 20:15).
"Ê-li là người có cùng tính tình tương tự với chúng ta" (James 5:17).

QUYỀN NĂNG GÌN GIỮ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Kinh Thánh: 1 Tê 5:23; Dân 13:25-33; 14:4-10; Giô 14:6-12

Thật đáng buồn vì một số Cơ-đốc nhân tin nơi quyền năng cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng lại không tin nơi quyền năng gìn giữ của Ngài. Họ đã nhận lãnh ân điển cứu rỗi của Ngài, nhưng chưa nhận lãnh ân điển gìn giữ của Ngài. Họ không nhận thức rằng Đấng ban ân điển cũng là Đấng giữ chúng ta tiếp tục ở trong ân điển của Ngài. Chúng ta hãy xem Kinh Thánh để biết bằng cách nào những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi cũng được Ngài gìn giữ.

ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ TÌNH TRẠNG TỰ PHÂN TÍCH

abstract towards the light Stock Photo - 339905Kinh-thánh: Hê 4:12; Thi 139:23-24;
119:130; Êph. 5:13; Giăng 1:4;
Sáng 32:30

TỰ PHÂN TÍCH LÀ MỘT
CĂN BỆNH THUỘC LINH

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

“Thậm Chí Barnabas"

... Đến nỗi chính Barnabas cũng bị sự giả bộ của họ lôi cuốn." (Gal 2:13).

Thật
đáng thương khi các sự cố đau đớn và không hạnh phúc trên đã được đặt vào hồ sơ dành cho mọi thời đại! Một điều đáng tiếc lớn hơn vẫn còn cứ xảy ra ở tất cả mọi nơi, và quyền đó ở trung tâm của giới sứ đồ, tức trong những người quan trọng nhất và có tính sinh tử trải mọi thời đại! Đức Thánh Linh, như Vị giám sát các hồ sơ thần thượng, phải có một số lý do biện minh cho việc gây ra hoặc cho phép những điều như vậy chép trong Kinh Thánh. Và thật buồn nói - không có ít điều như vậy.

BÍ QUYẾT CẦU NGUYỆN


Kinh Thánh: Math. 7:8; Ê-sai 62:6-7

cầu nguyện là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống thuộc linh của Cơ-đốc nhân. Mỗi một Cơ-đốc nhân thật đều nhận thức điều này và cầu nguyện. Tuy nhiên, dầu một số con cái Chúa dành thì giờ cầu nguyện cho nhiều vấn đề, nhưng dường như họ không thành công trong sự cầu nguyện. Dường như họ không tìm ra được phương cách cầu nguyện. Lý do là vì họ chưa khám phá được bí quyết.
Trong mọi việc mình làm, trước hết chúng ta phải có được chìa khóa, tức là bí quyết. Nếu muốn vào một căn phòng bị khóa cửa, chúng ta sẽ không tìm được lối vào nếu không có chìa khóa. Giả sử chúng ta cần hai người khiêng một cái bàn qua một cái cửa. Một số người có thể làm việc đó mà không gặp nan đề gì, nhưng những người khác có thể khiêng cách vụng về, đụng chỗ này, va chỗ kia, ráng sức mà không đi qua cửa được. Kích thước của cái bàn và bề rộng của cánh cửa vẫn như nhau, nhưng sự khác biệt duy nhất là nơi những người khiêng bàn. Một số người biết bí quyết khiêng bàn, trong khi những người khác thì không. Những người tìm được bí quyết làm việc cách tốt đẹp, họ là những người làm việc tài giỏi. Khi một người biết bí quyết, người ấy có thể làm việc nhanh gấp đôi những người khác, trong khi những người không biết bí quyết thì lao khổ vô ích. Nguyên tắc ấy cũng được áp dụng cho sự cầu nguyện. Ma-thi-ơ chương 7 nói về những nguyên tắc liên quan đến sự cầu nguyện, một trong những nguyên tắc ấy là "Ai tìm sẽ gặp" (c. 8). Tìm kiếm đòi hỏi sự cố gắng. Ai hờ hững, không hết lòng có lẽ sẽ không tìm được gì cả. Tìm kiếm đòi hỏi phải kiên nhẫn và quyết chí, nếu không hết lòng, chúng ta sẽ không gặp được điều mình tìm. Nếu không được Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của mình, chúng ta phải kiên nhẫn và siêng năng tìm kiếm bí quyết cầu nguyện. Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của nhiều thánh đồ trong quá khứ vì họ biết bí quyết cầu nguyện. Khi đọc tiểu sử của George Muller là người đã sáng lập nhiều cô nhi viện, chúng ta có thể thấy ông là một người cầu nguyện; suốt cuộc đời mình, ông luôn luôn được Chúa đáp lời cầu nguyện. George Muller đã khám phá được bí quyết. Nhiều Cơ-đốc nhân nhiệt thành cầu nguyện lâu dài, họ cầu nguyện dài dòng, nhưng không được Đức Chúa Trời đáp lời. Trong sự cầu nguyện, lời nói là cần thiết, nhưng lời nói của chúng ta phải đi thẳng vào vấn đề, phải là những lời đụng đến lòng Đức Chúa Trời và cảm động Ngài để Ngài không có cách nào khác hơn là ban cho chúng ta điều mình cầu xin. Cầu nguyện đúng mấu chốt vấn đề là bí quyết cầu nguyện. Những lời nói này đúng với ý muốn của Đức Chúa Trời và Ngài không thể không đáp lời. Chúng ta hãy tìm ra bí quyết cầu nguyện từ một vài câu chuyện minh họa trong Kinh Thánh.

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ÁP-RA-HAM CHO THÀNH SÔ-ĐÔM (Sáng 18:16-33)
Khi Đức Chúa Trời bày tỏ cho Áp-ra-ham biết Ngài sắp thi hành án phạt trên thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ vì sự gian ác của hai thành phố ấy, Áp-ra-ham chầu chực trước mặt Đức Chúa Trời. Sau đó, ông bắt đầu cầu nguyện cho Sô-đôm. Ông không chỉ mở miệng nói: "Đức Chúa Trời ôi, xin thương xót Sô-đôm và Gô-mô-rơ!" Ông không nài nỉ Đức Chúa Trời rằng: "Ôi, nguyện Sô-đôm và Gô-mô-rơ không bị hủy diệt!" Áp-ra-ham nắm lấy sự kiện Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công chính (Sáng 18:25), đó là bí quyết cầu nguyện của ông. Với sự khiêm nhường sâu xa và thái độ hết sức tha thiết, ông bắt đầu hỏi Đức Chúa Trời hết câu hỏi này đến câu hỏi khác. Những câu hỏi ấy là lời cầu nguyện của ông. Khi tiếp tục cầu nguyện như vậy, ông đứng vững trên nền tảng là sự công chính của Đức Chúa Trời. Cuối cùng ông nói: "Ôi, nguyện Chúa đừng nổi giận, tôi chỉ xin thưa một lần này nữa: Lỡ chỉ tìm được mười người tại đó thì sao" (c. 32). Sau đó ông không hỏi hay cầu xin gì nữa. Chúng ta được biết sau khi Đức Chúa Trời trả lời, "Chúa đi đường của Ngài" (c. 33). Áp-ra-ham không cố gắng nắm lấy Đức Chúa Trời, ông không cố gắng tiếp tục cầu nguyện. Ông trở về chỗ của mình. Một số người có lẽ nghĩ rằng đúng ra Áp-ra-ham phải tiếp tục nài nỉ Đức Chúa Trời và lẽ ra không nên dừng lại với chỉ mười người. Tuy nhiên, Kinh Thánh bày tỏ rằng Áp-ra-ham biết Đức Chúa Trời và ông biết bí quyết cầu nguyện. Ông nghe Chúa phán: "Tiếng kêu của Sô-đôm và Gô-mô-rơ lớn quá, và... tội của chúng rất nghiêm trọng... tiếng kêu của nó... thấu đến Ta" (cc.20-21). Nếu thậm chí không có được mười người công chính trong một thành phố, thì đó là loại thành phố gì? Chúa yêu sự công chính và ghét sự bất pháp (Hê 1:9). Ngài không thể che đậy tội lỗi mà không phán xét. Sự hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ là hậu quả khủng khiếp của tội lỗi mà các thành ấy phạm, và đó là Đức Chúa Trời bày tỏ sự công chính của Ngài. Khi làm cho các thành phố ấy sụp đổ, Ngài không làm điều gì bất công đối với một người công chính nào, Ngài "giải cứu người công chính là Lót, tức người đã bị khốn khổ vì lối sống dâm loạn của những người bất pháp" (2Phi 2:7). Lời cầu nguyện của Áp-ra-ham đi thẳng vào vấn đề và đã được đáp lời. Không có sự bất công nơi Đức Chúa Trời. Ngài không "giết người công chính chung với kẻ gian ác" (Sáng 18:25). Chúng ta thờ phượng và ngợi khen Ngài.

GIÔ-SUÊ CẦU HỎI VỀ SỰ THẤT BẠI TẠI A-HI (Giô-suê 7)
Khi con cái Đức Chúa Trời tấn công thành A-hi, "họ chạy trốn trước mặt người A-hi. Người A-hi giết một số người của họ, khoảng ba mươi sáu người, và rượt đuổi họ từ trước cổng thành đến Sê-ba-rim và đánh họ nơi sườn đồi. Lòng của dân chúng tan ra như nước" (Giô 7:4-5). Sau chiến thắng oai hùng tại Giê-ri-cô, vì sao con cái Y-sơ-ra-ên phải chịu một sự thất bại khủng khiếp như vậy tại A-hi? Điều duy nhất Giô-suê có thể làm là phủ phục trước mặt Đức Chúa Trời, tìm kiếm Đức Chúa Trời, chờ đợi Ngài và cầu hỏi Ngài về nguyên nhân gây nên sự thất bại này. Giô-suê buồn rầu về hiểm họa Y-sơ-ra-ên đã rơi vào, nhưng ông còn buồn rầu hơn nữa vì danh Chúa bị sỉ nhục, vì vậy, ông cầu hỏi: "Chúa sẽ làm gì cho danh lớn lao của Chúa?" Đó là bí quyết trong lời cầu nguyện của ông. Ông tôn trọng danh Đức Chúa Trời. Mối quan tâm của ông là Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho danh Ngài! Khi Giô-suê đến điểm này, Đức Chúa Trời phán. Ngài phán: "Y-sơ-ra-ên đã phạm tội... Do đó con cái Y-sơ-ra-ên không đứng được trước mặt kẻ thù mình... Ta không còn ở cùng các ngươi nữa, nếu các ngươi không trừ bỏ vật đáng diệt giữa vòng các ngươi" (cc. 11-12). Đức Chúa Trời quan tâm đến danh Ngài, và Ngài không thể dung chịu tội lỗi giữa vòng dân Ngài. Ngài nghe Giô-suê cầu nguyện, và hướng dẫn ông khám phá và trừ bỏ tội đã gây nên nan đề. Sau khi Giô-suê hiểu rõ lý do dân Y-sơ-ra-ên thất bại, ông thức dậy lúc sáng sớm để giải quyết vấn đề, và khám phá ra nan đề là tội tham lam của A-can. Khi Y-sơ-ra-ên giải quyết tội ấy, thì họ chuyển bại thành thắng. Dung túng và che giấu tội là làm cho danh Đức Chúa Trời bị sỉ nhục, và cho Sa-tan cơ hội tấn công dân của Đức Chúa Trời. Giô-suê không chỉ mở miệng với lòng nhiệt thành thiếu sáng suốt, nài xin Đức Chúa Trời cứu dân Ngài và làm cho họ lại chiến thắng. Sự sỉ nhục đến trên danh lớn của Đức Chúa Trời làm cho ông buồn rầu, lời nài xin của ông nhắc Đức Chúa Trời xem xét vấn đề này vì chính danh Ngài. Lời cầu nguyện của ông đi thẳng vào vấn đề và được Đức Chúa Trời trả lời. Giô-suê trước hết phải tìm ra lý do thất bại. Ông phải khám phá tội lỗi và xử lý nó trước khi có thể dâng vinh quang cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.

ĐA-VÍT CẦU HỎI VỀ BA NĂM ĐÓI KÉM (2Sa 21:1-9,14)
"Có một nạn đói suốt ba năm vào thời Đa-vít, năm này qua năm khác; và Đa-vít cầu hỏi Chúa" (c.1). Đa-vít không chỉ mở miệng cầu nguyện: "Đức Chúa Trời ôi, nạn đói này đã kéo dài ba năm, chúng con nài xin Ngài thương xót chúng con. Xin cất nạn đói này khỏi chúng con và năm nay xin cho chúng con được trúng mùa". Không, Đa-vít không cầu nguyện như vậy. "Đa-vít cầu hỏi Chúa". Ông tìm cho ra nguyên nhân của nạn đói. Sự cầu hỏi của Đa-vít đã chạm đúng vào điểm mấu chốt; ông chạm được bí quyết. Đức Chúa Trời phán: "Ấy là vì Sau-lơ, và nhà làm đổ huyết của người, vì người đã giết dân Ga-ba-ôn" (c.1). Đức Chúa Trời không dung chịu tội không giữ một lời thề, và Đa-vít phải xử lý tội ấy. Sau khi ông xử lý điều đó, Lời Đức Chúa Trời ghi lại rằng: "Đức Chúa Trời đoái thương đến xứ" (c.14). Đa-vít biết bí quyết cầu nguyện, lời cầu nguyện của ông đã chạm đúng vào điểm mấu chốt và được Đức Chúa Trời đáp lời.

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊ-SU (Giăng 12:27-28; Math. 26:39-46)
Lời cầu nguyện của Chúa luôn luôn hoàn hảo và luôn luôn chạm đến bí quyết cầu nguyện. Khi từ chối không gặp những người Hi-lạp tìm Ngài, Ngài nói: "Bây giờ hồn Ta bối rối, Ta sẽ nói gì?" (Giăng 12:27). Ngài xem xét vấn đề cách cẩn thận và suy nghĩ: "Ta sẽ nói gì? Cha ơi, xin cứu Con khỏi giờ này". Không, Ngài biết Ngài không thể cầu nguyện như vậy. Ngài nhận biết: "Vì lý do ấy, Ta đã đến giờ này" (c.27), vì vậy, Ngài cầu nguyện: "Cha ơi, xin tôn vinh danh Cha". Lời cầu nguyện này được đáp lời ngay lập tức. "Lúc ấy, trên trời có tiếng nói: Ta đã tôn vinh danh Ta rồi và sẽ tôn vinh danh ấy nữa" (c.28). Nếu đây là cách Con của Đức Chúa Trời, với tư cách là Con Người, đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời trên đất, làm sao chúng ta dám mở miệng mình và thốt ra những lời cầu nguyện hấp tấp do sự thúc ép của hoàn cảnh! Chúng ta cần phải học bí quyết cầu nguyện.

Đêm hôm ấy trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su của chúng ta vô cùng buồn rầu, thậm chí cho đến chết. Ngài đã cầu nguyện như thế nào trong hoàn cảnh như vậy? "Cha ơi, nếu có thể được, xin cho chén này qua khỏi Con, dầu vậy, không theo ý Con, nhưng theo ý Cha" (Math. 26:39). Ngài biết bí quyết cầu nguyện. Ngài không sợ chết, và Ngài không phải không có ý muốn của mình. Nhưng Ngài không chọn lựa ý muốn của mình. Ngài muốn chọn ý muốn của Cha. Cho nên Ngài cầu nguyện lần thứ hai: "Cha ơi, nếu chén này không thể qua khỏi Con, buộc Con phải uống, thì xin ý Cha được nên" (c.42). Ngài cầu nguyện lần thứ ba, "lặp xin như lời trước" (c.44). Khi hoàn toàn sáng tỏ về ý Cha, Ngài nói với các môn đồ: "Giờ đã đến gần... Hãy đứng lên, chúng ta hãy đi" (c.45-46). Nếu Chúa của chúng ta với tư cách là một con người trên đất đã nắm vững bí quyết cầu nguyện và đặt Ngài qua một bên để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, thì làm sao chúng ta dám tùy tiện thốt lên một vài lời cầu nguyện và kết luận rằng mình đã biện biệt được ý muốn của Đức Chúa Trời!

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ CA-NA-AN (Math. 15:22-28; Mác 7:24-30)
Khi người đàn bà Ca-na-an ở trong tình trạng buồn thảm, bà kêu lên vì nhu cầu của mình: "Lạy Chúa, Con của Đa-vít! Xin thương xót tôi" (Math. 15:22). Bà có tha thiết cầu nguyện không? Thật sự là có. Nhưng lạ lùng thay, "Chúa không đáp một lời" (c.23). Dường như các môn đồ thông cảm với bà vì họ nói thay bà: "Xin bảo bà ta đi, vì bà cứ kêu la phía sau chúng ta" (c.23). Nhưng Chúa đáp lời họ ra sao? Ngài nói: "Ta được sai đến chỉ vì chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên thôi" (c.24). Câu trả lời của Chúa đã cho người đàn bà bí quyết để đến gần Ngài. Bà thấy Con của Đa-vít chỉ liên hệ đến nhà Y-sơ-ra-ên, không liên hệ đến các quốc gia khác. Cho nên bà đến thờ lạy Ngài và nói: "Chúa ôi, xin giúp đỡ tôi!" (c.25). Bà gọi Ngài là "Chúa", chứ không phải "Con Đa-vít". Bà nhận thức rằng chỉ có nhà Y-sơ-ra-ên mới có quyền dùng danh hiệu ấy, cho nên bà bỏ vị trí sai lầm mình đang đứng, và cầu nguyện với Ngài là Chúa. Lời cầu nguyện này được Ngài đáp: "Không nên lấy bánh của con cái ném cho chó con" (c.26). Câu trả lời có vẻ lạnh lùng đến nỗi nghe dường như Chúa từ chối bà và làm cho bà xấu hổ. Thật ra, Ngài đang tìm cách bày tỏ cho bà chỗ bà đang đứng để bà biết được ý nghĩa của ân điển. Người đàn bà thấy vị trí của mình, bà thấy Chúa, thấy ân điển của Ngài, và nắm lấy bí quyết cầu nguyện, bà nói: "Vâng, thưa Chúa, vì ngay cả chó con cũng ăn bánh vụn trên bàn chủ rớt xuống" (c.27). Lời này làm cho Chúa khen ngợi bà; Ngài nói với bà: "Bà kia ơi, đức tin ngươi thật lớn!" (c. 28). Bà đã tìm được bí quyết cầu nguyện và tự khắc bà có đức tin. Trong Mác chương 7, Chúa phán: "Vì lời này, hãy đi. Quỉ đã ra khỏi con gái ngươi" (c.29). Bà được đáp lời cầu nguyện "vì lời này". Lời của bà đã chạm đến bí quyết cầu nguyện. Đó là điều chúng ta cần học tập. Chúng ta thường cầu nguyện nhưng lời cầu nguyện của chúng ta dường như biến mất giống một viên đá rơi vào đại dương, nó đi mất mà không được Đức Chúa Trời đáp lời. Chúng ta không tìm được chìa khóa đúng đắn để mở cửa, nhưng chúng ta không cố gắng tìm xem vì sao Đức Chúa Trời không đáp lời cầu nguyện của mình. Anh chị em ơi, làm sao chúng ta mong Đức Chúa Trời đáp lại những lời cầu nguyện khờ dại như vậy? Trong tất cả những lời cầu nguyện của mình, trước hết chúng ta phải tìm ra bí quyết, chỉ khi nào làm như vậy chúng ta mới có thể mong được Đức Chúa Trời thường xuyên đáp lời cầu nguyện của mình.

Sau khi xem xét những câu chuyện minh họa liên quan đến sự cầu nguyện, anh chị em hãy ghi nhớ rằng khi cầu nguyện, chúng ta nên lắng nghe tiếng ở bên trong và đừng để hoàn cảnh, tư tưởng hay tình cảm cai trị mình. Khi tiếng êm dịu, nhỏ nhẹ bên trong bảo chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta có cảm nhận từ nơi sâu thẳm của bản thể mình rằng mình nên cầu nguyện, chúng ta hãy cầu nguyện ngay. Hoàn cảnh chỉ là phương tiện đẩy chúng ta vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời để trông đợi Ngài; hoàn cảnh không nên làm chủ chúng ta, và chúng ta cũng không nên để hoàn cảnh ngăn cản mình cầu nguyện. Tâm trí chúng ta chỉ nên giúp sắp xếp những cảm giác bên trong, là những cảm giác cần được diễn tả thành lời; tâm trí chúng ta không nên là nguồn của sự cầu nguyện. Cầu nguyện là diễn tả những cảm giác bên trong qua tâm trí, chứ không xuất phát từ tâm trí. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời khi đang hòa hợp với ý muốn Ngài, đó không phải là dùng [áp lực] ép buộc Đức Chúa Trời làm theo cảm xúc của con người. Nếu tình cảm của chúng ta chưa được xử lý, chúng ta không thể cầu nguyện; lời cầu nguyện sẽ không có lối thoát ra. Một khi ở dưới sự điều khiển của tình cảm mình, chúng ta sẽ cầu nguyện cách thiên nhiên, theo những ao ước chủ quan của mình; chúng ta sẽ khó cầu nguyện theo sự dẫn dắt ở bề trong. Vì vậy, chúng ta cần phải chạm đến bí quyết cầu nguyện. Những khi thấy mình cầu nguyện vô ích, không hiệu quả và không đầy đủ, chúng ta phải xin Chúa ban ánh sáng và tìm cho ra nguyên nhân. Khi cầu hỏi Chúa, chúng ta sẽ tiến đến một điểm mà tại đó chúng ta cảm thấy mình được thông suốt, khi một điều gì đó ở bên trong ra hiệu và tiếng êm dịu, nhỏ nhẹ ở bên trong nói rằng: "Chính là điều đó!" Chúng ta đã tìm được bí quyết cầu nguyện. Khi sử dụng bí quyết ấy và tiếp tục cầu nguyện, chúng ta có thể bảo đảm Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta.

Ê-sai 62:6 chép: "Ô Giê-ru-sa-lem, Ta đã chỉ định những người canh trên các tường thành ngươi; suốt ngày đêm, họ sẽ không bao giờ im lặng". Những người canh này là những người cầu nguyện. Họ phải canh gác không mệt mỏi để biết có điều gì đang xảy ra không và kêu lên nếu có điều gì xảy ra. Người cầu nguyện phải là người nhắc nhở Chúa liên tục. Đây không phải công việc của một cá nhân hay một vài người, cần phải có một nhóm người cầu nguyện như vậy. "Suốt ngày đêm, họ sẽ không bao giờ im lặng". Đây là những nhóm người cùng nhau canh gác, cùng nhau khám phá ra một điều gì đó, và cùng nhau cầu nguyện không thôi với Đức Chúa Trời. Họ cầu nguyện không ngừng nghỉ "cho đến khi nào Ngài đã lập lại Giê-ru-sa-lem và dùng thành ấy làm sự ngợi khen trên trái đất" (c.7). Chúng ta phải kiên trì trong sự cầu nguyện cho đến khi Thân Thể của Đấng Christ được gây dựng. Đức Chúa Trời cần lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài muốn chúng ta có một linh cầu nguyện, không khí cầu nguyện và bí quyết cầu nguyện. Anh chị em ơi, chúng ta hãy chỗi dậy và học tập cầu nguyện. Chúng ta hãy tìm kiếm bí quyết cầu nguyện để có thể đáp ứng nhu cầu của Đức Chúa Trời ngày hôm nay.

(W. Nee)









         
                                                                                                                               

ÂN ĐIỂN ĐẶC BIỆT VÀ ÂN ĐIỂN DỰ TRỮ



Bài Nói Chuyện
Của Watchman Nee

Hỏi: Lý do gây ra tình trạng nghèo nàn trong đời sống các Cơ-đốc là gì? Làm thế nào một Cơ-đốc nhân có được [ân điển] dự trữ trước mặt Đức Chúa Trời?

Đáp: Trong Khải-thị chương 3, Chúa nói: "Ngươi... nghèo nàn" (c. 17). Chúa nói những lời này với hội-thánh tại Lao-đi-xê. Sự nghèo nàn này ngụ ý không có gì được tích trữ, không những chỉ  

TÍNH LƯỠNG DIỆN CỦA CHÚA JESUS

Thân vị, công tác Chúa Ta kỳ diệu
Qua tính lưỡng diện Ngài đã phô bày:

Môi-se tiêu biểu chức sứ đồ Ngài,
Đến với ta từ Chúa Cha quí hóa;
Dường A-rôn là Thầy tế lễ cả,
Mang vác ta đến với Đức Chúa Trời.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

MA MÔN


      
Mamôn là Thần Tượng

Thứ nhất, Kinh thánh mô tả mamôn là thần tượng. Kinh thánh luôn luôn đặt mamôn đối nghịch Đức Chúa Trời. Không có người vô thần chân thật nào trong thế giới. Kinh thánh không nhìn nhận những người ngoài cơ đốc nhân là những người theo các tôn giáo khác. Kinh thánh xếp loài người thành hai hạng loại: những người hầu việc Đức Chúa Trời và những

MẤT MÁT VÀ KHÔI PHỤC THỂ CHẾ TẾ LỄ


1.      Đức Chúa Trời Chiếm Được Thể Chế Tế Lễ Qua Các Thầy Tế Lễ:

Các thầy tế lễ là những người hầu việc Đức Chúa Trời. Những ai hầu việc Đức Chúa Trời được gọi là thầy tế lễ. Họ có thể làm nhiều việc khác, nhưng không việc nào có thể được coi là sự hầu việc thât. Chỉ một điều là sự hầu việc thật, đó là ở trong đền thờ. Trong Cựu Ứớc có đền tạm. Tiếp sau đền tạm có đền thờ. Bên trong đền thờ có chỗ cư ngụ của các thầy tế lễ. Sách Thi Thiên đề cập 7 hay 8 lần sự việc ở trong Nhà Đức Chúa Trời. Công việc của thầy tế lễ là vì cớ con người mà đi đến cùng Đức Chúa Trời, và vì cớ Đức Chúa Trời đi đến  cùng con người. Để cho Đức Chúa Trời ở giữa loài người, ở với loài người, và tìm sự  an nghỉ ở giữa loài người, Ngài phải có các thầy tế lễ. Chỉ khi nào Đức Chúa Trời chiếm được các thầy tế lễ, Ngài sẽ tìm được chỗ an nghỉ.

KHẢI TƯỢNG VÀ THỰC TẾ


“Đất khô sẽ biến thành suối nước” Ê-sai 35: 7.
Chúng ta sẽ luôn luôn có các khải tượng trước khi một sự việc trở nên thiết thực. Khi chúng ta nhận thức rằng dù khải tượng thiết thực, nó không thiết thực trong chúng ta, đấy là lúc Sa-tan bước đến với đủ loại cám dỗ và chúng ta dễ nói: tiến lên nữa là vô ích. Thay vì khải tượng trở nên thiết thực, chúng ta phải đến trũng sỉ nhục:

CÔ DÂU CỦA CHRIST


Kinh văn: Sáng 2: 18 – 23

Trong sáng thế ký 2: 18 – 23 có hai tiêu biểu: A-dam tiêu biểu Christ, và Ê-va tiêu biểu Hội thánh (Êph 5: 31 – 31).

Ê-phê-sô 5: 25 – 29 nói về mối liên hệ giữa các tín đồ với Christ; Sáng 2: 18 – 23 nói về mối liên hệ của các tín đồ với Đức Chúa Trời.

ĐỨC CHÚA TRỜI ẨN MÌNH



“Lạy Đức Chúa Trời của Israel là Cứu Chúa, Ngài thật là Đức Chúa Trời ẩn mình” (Ê sai 45:15).
Dầu thình lình nhà tiên tri bị chìm ngập và chấn động cách kinh ngạc về những gì ông phải nói tiên tri! Ở giữa chức vụ mình, một vài điều kỳ lạ đã nổ ra trên ông và lời đột xuất nầy chen vào ông

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

CÔNG TÁC VÀ THỜ PHƯỢNG


Để hiểu được tầm quan trọng liên hệ của công tác và sự thờ phượng cần phải biết lời giải đáp cho câu hỏi quen thuộc, “cứu cánh chủ yếu của con người là gì?”. Câu trả lời được ghi trong tập phúc âm yếu nghĩa “để tôn vinh Đức Chúa Trời và vui hưởng Ngài đời đời”, có thể khó được chấn hưng, dù dĩ nhiên nó chỉ là một nét đại cương và cần được mở rộng ở chỗ nào đó nếu muốn có được một câu trả lời đầy đủ thỏa mãn hơn.

SINH HOẠT CƠ ĐỐC NHÂN KHÔNG DỄ DÀNG


Đang khi chúng ta di động xa thêm lên và leo cao hơn trong sinh hoạt Cơ đốc nhân, chúng ta có thể chờ đợi chạm trán với các trở ngại lớn hơn trên đường đi và bắt gặp sự thù nghịch gia tăng từ kẻ thù của tâm hồn chúng ta. Dù hiếm khi nào điều này được giới thiệu rõ cho các Cơ đốc nhân như một thực sự của đời sống, nhưng nó đích thực là một thực sự rất kiên cố mà mọi Cơ đốc nhân có kinh nghiệm đều biết, và một thực sự là chúng ta sẽ học tập để làm sao điều động hay vầp ngã trên việc chưa hoàn tất.

NHỮNG SỰ PHONG PHÚ CHƯA ĐÒI HỎI CỦA CHÚNG TA


Những phước hạnh thuộc linh đó trong các nơi thiên thượng mà thuộc về chúng ta trong Christ có thể được chia thành ba hạng loại.
Hạng loại thứ nhất mà đến ngay trên chúng ta khi chúng ta tin nơi sự cứu rỗi, như sự tha thứ, sự xưng nghĩa, sự tái sinh, quyền làm con đối với Đức Chúa Trời và sự báp têm vào trong Thân thể của Christ. Trong Christ, chúng ta sở hữu những điều này thậm chí trước khi chúng ta biết rằng chúng thuộc về chúng ta, kiến thức như vậy đến cùng chúng ta về sau xuyên qua sự nghiên cứu Kinh Thánh.

SỐNG MỘT SINH HOẠT CẢM THỨC ĐỨC CHÚA TRỜI


Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tối Hảo thì hạnh phước cao đại hơn hết của chúng ta  trên trái đất phải nằm trong khâu hiểu biết Ngài càng toàn hảo nếu có thể.
Cứu cánh tối hậu mà sự sứu chuộc dẫn đưa đến là cái nhìn trực diện về Thần Cách đáng chúc tụng đời đời. Trong tình trạng hiện hữu của chúng ta, với đôi mắt thiên nhiên, chúng ta không thể nhìn vào Đức Chúa Trời, vì có chép rằng, “ngươi không thể thấy mặt Ta, vì sẽ không có người nào thấy Ta và còn sống” (Xuất 33:20).

NHỮNG DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI THUỘC LINH


Quan niệm về sự thuộc linh thì khác hẳn nhau ở giữa vòng các tập thể Cơ đốc dị biệt. Trong một vài giới, người nào có âm thanh cao vút, nói năng liên tục về tôn giáo thì được tưởng là rất mực thuộc linh; một số khác chấp nhận sự huyên náo hăng say như là một dấu hiệu của sự thuộc linh, còn đối với một số giáo hội, con người nào cầu nguyện trước nhất, dài nhất và to tiếng nhất nhận được danh tiếng vì là người thuộc linh hơn hết trong hội chúng.

TRI THỨC GIA TĂNG VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI


Chắc chắn nhu cầu lớn lao hơn hết của nhân phẩm con người là kinh nghiệm chính mình Đức Chúa Trời. Điều này vì cớ Đức Chúa Trời là Ai và con người là ai và là gì?

THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÍN ĐỒ ĐỐI VỚI SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST

Kinh văn: Khải 12:5; 14:1; Lu 21:36; I Tê 4:16-17; II Tê 2:8; II Ti 4:8; Phil 3:20b-21; II Ti 4:1; Math 24:42-44; 25:13
DÀN BÀI
I. Sự quang lâm - Parousia (hiện diện) của Christ:
A. Khởi đầu từ các từng trời trước đại nạn - Khải 12:5; 14:1; Lu 21:36.
B. Xuống khoảng không vào gần cuối đại nạn - I Tê 4:16-17.

SỰ TƯƠNG GIAO CỦA CÁC ANH EM


  Một điều đập ngay vào mắt độc giả thông minh của Tân ước là bản chất cộng đồng của đức tin cơ đốc. Đại danh từ hợp đoàn-- chúng tôi, họ, của chúng tôi, của họ-- tìm thấy ở khắp nơi. Lý tưởng của Đức Chúa Trời là một sự tương giao của đức tin, một cộng đồng cơ đốc. Ngài không bao giờ có ý định rằng sự cứu rỗi sẽ được cá nhân tiếp nhận và vui hưởng cách xa đoàn thể các tín đồ lớn hơn.

VỰC GỌI VỰC



Kinh Thánh: Thi 42:7; Mác 4:5-6; Ê-sai
39:1-6; 2 Côr. 12:1-4; Công 5:1-5

Thi-thiên 42:7 chép: "Vực gọi vực". Chỉ có tiếng gọi từ nơi sâu thẳm mới khơi dậy sự đáp ứng từ nơi sâu thẳm. Không một điều gì nông cạn có thể chạm được nơi sâu thẳm, không một điều gì hời hợt bề ngoài có thể chạm đến những phần bên trong. Chỉ có vực mới trả lời cho vực. Bất cứ điều gì không ra từ nơi sâu thẳm không thể chạm đến nơi sâu thẳm. Những người khác chỉ đáp ứng từ nơi sâu thẳm của họ đối với những gì phát xuất từ nơi sâu thẳm bên trong chúng ta. Khi

Mũi Tên Của Jonathan

Một mũi tên thường được làm biểu tượng hoặc công cụ của một cuộc khủng hoảng nào đó trong thời kỳ Kinh Thánh. Trong thời kỳ của Elisha, nó làm biểu hiệu cho sự giải thoát khỏi Syria (2 Các Vua 13). Nó là biểu tượng phán xét của Đức Chúa Trời trên vua A-háp trong những năm của vua Jehu (2 Kings 9). Đây là những điểm diễn biến trong lịch sử. Vì vậy, trong trường hợp mũi tên của Jonathan, nó cũng có ý nghĩa lớn.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Timothy và Demas

The 18th Annual ING Hartford Marathon: Keeping it Great, Gratifying, and Green                                      

         Phán Quyết Về Cuộc Chạy Đường Dài

“ Vậy nên, chớ vì chứng cớ của Chúa chúng ta,cũng đừng vì ta (Paul) là tù nhân của Ngài, mà hổ thẹn; nhưng hãy cậy quyền năng của Đức Chúa Trời mà đồng chịu khổ với phúc âm” (2 Tim. 1:8).

Thánh Kinh Số Mục--Con số 2

Trong Thánh Kinh, con số 2 nói lên ý nghĩa “sự tương giao”. Tương giao là đồng dự phần, là dùng chung với nhau. Sự tương giao thuộc linh của hai hữu thể biểu lộ qua hai khía cạnh: làm chứng và đồng công.

Aurielius Augustine (354-430) Giáo Phụ Hội Thánh Đầu Tiên



Aurielius Augustinus  còn được gọi là Augustine thành Hippo hoặc thánh Augustine;  sanh ngày 13 tháng 11, 354 qua đời ngày 28 tháng 8, năm 430, là một trong những nhân vật quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của Cơ Đốc giáo phương Tây. Ông được Giáo hội Công giáo phong thánh và công nhận là Tiến sĩ Hội thánh. Trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant), nhiều người xem nền thần học Augustine là một trong

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

NHỮNG ĐIỀU THIẾU KÉM TRONG BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ

Iznik, Turkey
İznik is located in TurkeyWe believe in one God,
the Father, the Almighty,
maker of heaven and earth,
of all that is, seen and unseen.

We believe in one Lord, Jesus Christ,
the only son of God,

THỜI ĐẠI THUỘC HỒN NẦY


Các tính năng tăng cường vốn có trong tất cả các lĩnh vực
: vật lý, siêu hình, và thuộc linh. Trong tự nhiên, mùa gặtsự tăng cường của một quá trình. Kết cuộcsự gia công hay sự phát triển đầy đủ những gì vốn có ở ban đầu. Chúng ta đang sống trong một thời đại, khi trong mỗi lĩnh vực, quá trình này đã đạt đến một tỷ lệ rất lớn. Nó không phải là tiềm năng mới. Tất cả những gì mà chúng ta đang nhìn thấy hôm nay chỉ là sự khám phá ra những gì đã có mặt trong tất cả các thời kỳ trước. Ví dụ, năng lượng nguyên tử không phải là một cái gì đó mới được tạo ra trong thế kỷ XX. Nó đã có ở trong cơ cấu của những sự vật từ ban đầu; nó chỉ được phát hiện chiếm đoạt được trong thế kỷ XX này.

CÁC SỨ ĐỒ CHẾT NHƯ THẾ NÀO?


1 . Matthew 
Chịu tử đạo ở Ethiopia, bị gươm đâm chết


2. Mark 
Chết tại Alexandria, Aicập, sau khi bị ngựa kéo lê trên đường phố cho đến khi ông chết

THẾ GIỚI THÁNH KINH LÀ THẾ GIỚI THIẾT THỰC


    Khi đọc kinh văn, người có cảm thức chắc phải cảm xúc sự dị biệt đáng ghi nhận giữa thế giới mà Kinh thánh khải thị và thế giới ngày nay được dân chúng tôn giáo quan niệm. Sự tương phản không phải đặc ân của chúng ta.

CHÚNG TA LẠI CẦN NHỮNG NGƯỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


   Ngay lúc nầy Hội thánh cần các con người, tức loại người đúng, các con người can đảm. Nói rằng chúng ta cần sự phục hưng, chúng ta cần báp têm mới mẻ của Đức Linh—và Đức Chúa Trời biết chúng ta phải có cả hai, nhưng Đức Chúa Trời sẽ không phục hưng các con thỏ.
   Chúng ta khao khát những con người tự cảm thấy cần tiêu hao chính mình cho tình trạng chiến

TIỀM NĂNG CỦA HỒN NGƯỜI


                               Lời Nói Đầu
 Vào năm 1924 lần đầu tiên khi tôi kêu gọi con cái Đức Chúa Trời chú ý sự khác biệt giữa linh và hồn, một số anh em có ý tốt nghĩ rằng đây chỉ là sự tranh luận về lời lẽ chớ không có ý nghĩa thiết thực nào. Họ đã ít có sự nhận thức rằng chúng tôi không tranh luận về lời lẽ nhưng về những gì nằm phía sau các lời lẽ đó. Linh và hồn là hai cơ quan khác biệt và phân biệt. Một thuộc về Đức Chúa Trời và cái kia thuộc về con người. Ta có thể gọi chúng bằng bất cứ tên nào ta muốn, nhưng trong thể yếu hai điều nầy khác nhau. Nguy hiểm đối với các tín đồ là lẫn lộn linh với hồn và hồn với linh. Khi làm như vậy, họ bị lừa dối để chấp nhận các sự giả mạo của các ác linh, kết quả họ làm xáo trộn công việc của Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao chúng tôi đã lôi kéo sự chú tâm của người ta vào chủ đề nầy.

KHÁ LÀM TAY MÌNH NÊN MẠNH


Lời này: “khá làm cho tay mình nên mạnh” (Xa 8: 9, 13) trước hết diễn giảng cùng dân sót mà đã từ Ba-by-lôn trở về theo như lời Chúa phán qua Giê-rê-mi (II Sử 36: 21-23, Đa 9: 2, Giê 29: 10,11), và được ứng nghiệm qua tuyên cáo của đại đế Si-ru (E-xơ-ra 1: 1-3). Với tấm lòng sẵn sàng và từ bỏ, họ đã rời bỏ tiện nghi cùng sự dễ chịu ở Ba-by-lôn để trở về Giê-ru-sa-lem, tái thiết Nhà của Chúa. Với tinh thần nhiệt tình và thiện cảm, họ khởi sự xây bàn thờ, cùng nhau ca hát lập nền

TÌM KIẾM SỰ NHU MÌ


Sô-phô-ni 2: 3 là một trong các câu kinh thánh chúng tôi được hướng dẫn san sẻ cùng các bạn đồng công của chúng tôi. “Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của trái đất… hãy tìm kiếm sự công nghĩa, tìm kiếm sự nhu mì”. Đây là lời khuyên của đấng tiên tri trong ngày khi mà bóng tối tăm và sự u ám nguy cấp. Chúng ta đang sống vào cuối thời kỳ phân phát khác, và cũng trong trường hợp chúng ta, bóng tối, sự buồn chán và sự phán xét sớm giáng trên thế giới này, e rằng có thể chúng ta không nhận lấy lời đó như lời khuyên của Chúa cho mình trong một thời kỳ y như vậy, “hãy tìm kiếm sự công nghĩa, tìm kiếm sự nhu mì”.

ĐẤNG TIEN TRI LÀ MỘT NGƯỜI RIÊNG BIỆT


    Hội thánh là chứng nhân của Đức Chúa Trời cho mỗi thế hệ, còn các người cung phụng Lời là tiếng nói của Hội thánh. Nhờ họ, Hội thánh có thanh âm. Bởi họ, Hội Thánh vẫn luôn phát ngôn cùng thế giới, và qua họ Đức Chúa Trời cứ phát ngôn cùng Hội Thánh. Chứng cớ của các anh em kỉnh kiền nói chung bao giờ cũng là một sự trợ lực quyền năng trong công tác của Hội thánh. Nhưng các anh em ấy không bao giờ có thể làm, và chắc chắn không được gọi là công tác của các người cung phụng Lời. Nhờ ân tứ và sự kêu gọi, người cung phụng Lời là một người riêng biệt.

SỰ THÔNG TUỆ THUỘC LINH


“Nếu các ngươi biết những điều này, các ngươi được phước nếu các ngươi thi hành” Giăng 13: 17.
Nếu các bạn không chặt dây neo, Đức Chúa Trời phải phá vỡ chúng bằng bão tố và đẩy bạn ra khơi. Hãy đẩy thuyền về phía Đức Chúa Trời, hãy ra khơi trên thủy triều nổi sóng to của mục đích Ngài, bạn sẽ có đôi mắt rộng mở. Nếu dám tin Jesus, bạn đừng dùng tất cả thì giờ mình ở trong

CÁC TÔI TỚ THỰC HIỆN SỰ HỈ LẠC CỦA CHÚA


Chúng tôi xin san sẻ Thi thiên 103: 21 “… các tôi tớ thực hiện sự hỉ lạc của Ngài” (bản Anh văn). Người tôi tớ ngụ ý “phụng sự” và điều đó nên áp dụng cho mọi con cái Ngài, được gọi là các thánh đồ. Trong thời đại này của ân điển, chính họ sẵn sàng và có ích cho Chúa trong vài khả năng, như các người làm theo ý chỉ Ngài và các con người cổ động mục đích Ngài trong Christ Jesus, Chúa chúng ta. Chúng ta suy nghĩ ba lĩnh vực của chức vụ  mà trong đó chúng ta được kêu gọi làm theo ý chỉ Ngài hay sự hỉ lạc Ngài, làm thỏa mãn lòng Ngài.

Polycarp: Bị Thiêu Sống Vì Danh Chúa


Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, hay có lẽ đầu thế kỷ thứ hai, sứ đồ Giăng đã qua đời sau một thời gian dài thi hành chức vụ ở vùng Tiểu Á, bây giờ là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ.  Sứ đồ Giăng là người còn lại cuối cùng trong số mười hai sứ đồ, nhưng chân lý của Cơ Đốc Giáo không phải vì vậy mà mai một cùng theo với ông.  Những đứa con thuộc linh của ông tiếp tục đứng vững trong đức tin nơi Đấng Christ là Con Yêu Dấu của Đức Chúa Trời mà sứ đồ Giăng đã nghe, thấy, và từng rờ mó được (như Giăng đã nói cho chúng ta biết trong 1 Giăng 1: 1-2).

Martin Luther - người thay đổi thời đại



Thời niên thiếu 
Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh (nay thuộc lãnh thổ nước Đức), con của Hans và Margaretha Luther. Cậu bé chịu rửa tội vào ngày lễ thánh Martin nên được đặt tên theo vị thánh này. Thân phụ của Martin sở hữu một mỏ đồng gần Mansfeld. Xuất thân nông dân, Hans quyết tâm biến con trai của mình thành một công chức và gởi chàng Martin trẻ tuổi đến học tại các trường ở Mansfeld, Magdeburg và Eisenach. Năm 1501, vào tuổi 17, Martin Luther đến học

CHÚNG TA LẠI CẦN NHỮNG NGƯỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Ngay lúc nầy Hội thánh cần các con người, tức loại người đúng, các con người can đảm. Nói rằng chúng ta cần sự phục hưng, chúng ta cần báp têm mới mẻ của Đức Linh—và Đức Chúa Trời biết chúng ta phải có cả hai, nhưng Đức Chúa Trời sẽ không phục hưng các con thỏ.

Chúng ta có đánh mất tiếng “ô” của chúng ta chăng?


Những người nói tiếng Anh đều nhìn nhận rằng trong ngôn ngữ đó có một lợi khí đáng kể để truyền thông các ý tưởng.
Emerson nói về Shakespeare rằng ông ấy giỏi hơn bất cứ ai khác là vì ông ta đã có khả năng nói bất cứ điều gì ông ta muốn nói; bất cứ ý tưởng nào ông ta có thể nuôi dưỡng, miệng ông ta đều có thể thốt lên. Điều Emerson không nhớ để nói (nếu ký ức của tôi đúng) đến là: thiên tài của Shakespeare vốn đã vay mược cách lớn lao nơi tính lưu loát và tình trạng đầy đủ của Anh ngữ. Không có một kho ngữ vựng tự do và sung mãn như Anh ngữ

Phẩm chất quan hệ chớ không phải kích thước


Đối với Đức Chúa Trời, phẩm chất quan trọng cách lớn lao, còn kích thước ít đáng kể. Khi chúng ta đối đầu với kích thước, phẩm chất là mọi sự, còn kích thước không ra gì.

QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI HƯỚNG VỀ CHÚNG TA


“Đức Chúa Trời có phán một lần, tôi có nghe sự này hai lần, rằng quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời” (Thi 62:11)
Thật khó cho chúng ta các con cái của thời đại cơ khí nhớ rằng ngoại trừ Đức Chúa Trời, không có quyền năng nào khác. Hoặc vật lý, thông minh, luân lý hay thuộc linh, quyền năng đều chứa đựng trong Đức Chúa Trời, từ Ngài

TRẠNG THÁI GẦN GŨI LÀ TRẠNG THÁI GIỐNG NHAU


     Một nan đề nghiêm trọng và thường gây âu lo cho nhiều Cơ đốc nhân là họ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời ở xa đối với họ, hay họ ở xa cách Đức Chúa Trời, cũng giống  như  nhau.