Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

SỰ TƯƠNG GIAO CỦA CÁC ANH EM


  Một điều đập ngay vào mắt độc giả thông minh của Tân ước là bản chất cộng đồng của đức tin cơ đốc. Đại danh từ hợp đoàn-- chúng tôi, họ, của chúng tôi, của họ-- tìm thấy ở khắp nơi. Lý tưởng của Đức Chúa Trời là một sự tương giao của đức tin, một cộng đồng cơ đốc. Ngài không bao giờ có ý định rằng sự cứu rỗi sẽ được cá nhân tiếp nhận và vui hưởng cách xa đoàn thể các tín đồ lớn hơn.


   Thực sự, mỗi người phải có sự gặp gỡ cá nhân với Đức Chúa Trời và thường thường cuộc gặp gỡ đó xảy ra trong nơi cô độc và yên tỉnh khi người ấy ẩn dật. Trong giờ phút thánh thiện đó chỉ có Đức Chúa Trời và tâm hồn cá nhân. Sự vận hành huyền nhiệm của Đức Chúa Trời trong ân điển tái sinh và công tác tăng tiến của sự xức dầu Thánh Linh là sự thương lượng có tính cá nhân rất cao, đến nỗi không có thành phần thứ ba nào có thể biết hay hiểu điều gì đang xảy ra.

   Còn có các kinh nghiệm khác, sâu nhiệm và hoàn toàn có tính cách nội tại mà không thể chia sẻ với bất cứ ai khác: Gia cốp tại Bê tên và Phi nê ên. Môi se tại bụi gai cháy, Christ trong vườn, Giăng trên đảo Bát mô là các gương mẫu Kinh thánh, và tiểu sử các cơ đốc nhân sẽ bày tỏ thêm nữa. Một cộng đồng các tín đồ phải được bao gồm những người mà mỗi một người đã gặp Đức Chúa Trời trong kinh nghiệm cá nhân. Bất cứ gia đình có đông đảo bao nhiêu, mỗi một đứa con phải được sinh ra cách cá nhân. Thậm chí các trẻ con song đôi hay song ba đều phải được sinh ra từng lượt một. Trong một hội thánh địa phương cũng như vậy, mỗi một chi thể phải được sinh ra cách cá nhân.

    Điều sẽ không thể trốn tránh đối với độc giả biết phân biệt là đang khi mỗi đứa con được sinh đẻ cách riêng biệt đối với số còn lại, đó là sinh vào một gia đình, và sau đó đều phải sống trong sự tương giao với phần còn lại của gia tộc. Người mà đến cùng Christ trong nơi cô độc của sự hối cải và đức tin cá nhân đều cũng được sinh vào một gia đình. Hội thánh được gọi là những người nhà của Đức Chúa Trời, và đó là chỗ lý tưởng để trưởng dưỡng các cơ đốc nhân trẻ trung. Y như một đứa trẻ sẽ không lớn lên thành thanh tráng bình thường nếu đã bị cưỡng bách sống riêng biệt, nên cơ đốc nhân mà rút lui khỏi sự tương giao với các cơ đốc nhân khác phải chịu đựng một hậu quả là sự tổn hại lớn lao cho tâm hồn mình. Một người như vậy không bao giờ hi vọng được phát triển cách bình thường. Anh ta sẽ nhận được rất nhiều từ chính mình và không nhận đầy đủ từ người khác, và điều đó không tốt.

   Đức Chúa Trời đã sáng tạo chúng ta đến nỗi chúng ta cần một một anh em khác. Chúng ta có thể và sẽ đi vào phòng kín của mình và cầu nguyện cùng Cha thiên thượng của chúng ta trong sự kính nhiệm, nhưng khi sự cầu nguyện chấm dứt, chúng ta nên trở lại cùng dân mình. Đó là nơi chúng ta thuộc về.

   Sống bên trong gia đình tín ngưỡng không có nghĩa là chúng ta phải ưng thuận mọi sự đã thực hiện ở đó. Các vị tiên tri của Israel đã thường thường bị cưỡng ép phải khiển trách và cảnh cáo dân của họ, nhưng họ không bao giờ rời khỏi lòng Do thái giáo. Thậm chí Christ đã đi nhà hội mỗi ngày sa bát và thờ phượng với số dân còn lại. Các nhà cải chánh và các nhà phục hưng của các thời kỳ hậu Kinh thánh đã không thể thay đổi lối sống gần gũi với dân chúng. Kẻ cô đơn và nghiêm khắc hơn hết của họ cũng đều có đoàn thể riêng, bao gồm các hồn người có cùng khuynh hướng với anh hầu anh có thể tìm được sự giúp đỡ và niềm an ủi cho tấm lòng đau khổ của mình. Gương mẫu của họ không có quyền bính nào từ chân lý đã được khải thị, nhưng nó dự trù một luật lệ cho chúng ta noi theo cách tốt đẹp.

   Không một ai đủ khôn ngoan, hay tốt đủ, hay mạnh mẽ để sống riêng biệt. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta lệ thuộc lẫn nhau đến mức độ rộng lớn nào đó. Nhờ có anh em mình, chúng ta có thể học tập cách làm việc và đôi khi chúng ta cũng có thể học được cách đừng làm các điều đó. Ca sĩ tốt hơn hết đều có huấn luyện viên, nếu anh ta muốn tránh lỗi lầm của mình trở nên kinh niên. Một giảng sư chỉ nghe mình rao giảng sẽ sớm chấp nhận thậm chí các tật riêng tồi tệ nhất của mình như là các dấu hiệu tuyệt luân. Chúng ta cần nghe các anh em khác hầu chúng ta có thể học tập sửa sai chính mình. Điều nầy cũng thật đối với các điều thuộc luân lý và thuộc linh trong giới gia đình cơ đốc. Một cơ đốc nhân bạc nhược và lỗi lầm, mà anh không biết mình như vậy, cũng có thể chuyển xoay chúng ta với lối sinh hoạt của anh ta. Còn mọi thánh đồ thánh khiết và kết quả bên trong vòng tương giao của chúng ta trở nên mũi đót thúc đẩy chúng ta tiến đến sinh hoạt hoàn hảo hơn, vì cớ chúng ta tương giao với cả hai.

   Kế cận Đức Chúa Trời, chúng ta cần mỗi một anh em hơn hết. Chúng ta là chiên của Ngài và bản chất của chúng ta là phải sống với bầy và chúng ta nên nhớ rằng phút giây nào chúng ta lạc mất hiện diện của Đấng Chăn Chiên, chúng ta chỉ cần đến nơi chiên Ngài ở, để tìm Ngài. Đấng Chăn Chiên luôn ở với bầy của mình./.
( A.W.Tozer)