Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

KHÁ LÀM TAY MÌNH NÊN MẠNH


Lời này: “khá làm cho tay mình nên mạnh” (Xa 8: 9, 13) trước hết diễn giảng cùng dân sót mà đã từ Ba-by-lôn trở về theo như lời Chúa phán qua Giê-rê-mi (II Sử 36: 21-23, Đa 9: 2, Giê 29: 10,11), và được ứng nghiệm qua tuyên cáo của đại đế Si-ru (E-xơ-ra 1: 1-3). Với tấm lòng sẵn sàng và từ bỏ, họ đã rời bỏ tiện nghi cùng sự dễ chịu ở Ba-by-lôn để trở về Giê-ru-sa-lem, tái thiết Nhà của Chúa. Với tinh thần nhiệt tình và thiện cảm, họ khởi sự xây bàn thờ, cùng nhau ca hát lập nền
ngôi nhà (E-xơ-ra 3: 3,11). Trong E-xơ-ra chương 4 chúng ta đọc: “bấy giờ dân của xứ xui cho dân Giu-đa ngã lòng, nhát sợ trong khi họ xây cất… chúng đem hối lộ cho những mưu sĩ chống đối dân Giu-đa, đặng phá việc họ lo toan… vậy công việc xây cất nhà của Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem bị đình lại…” (câu 4,5,24).

Sau đó gần 14 năm, qua việc nói tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri, các trưởng lão dân Giu-đa chung với phần còn lại của dân thánh đã bước đến và làm công tác tại nhà của Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của họ. Họ đã thịnh vượng xây dựng và hoàn thành theo như mệnh lệnh của Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên. “Đức Giê-hô-va giục linh Xô-rô-ba-bên, con trai Sa-la-thi-ên, quan trấn thủ Giu-đa, và giục linh Giê-hô-sua, con trai Giô-xa-đác, thầy tế lễ cả, và giục giả linh của dân sót lại, họ đều đến làm việc nơi nhà Đức Giê-hô-va vạn quân, là Đức Chúa Trời mình” (A-ghê 1: 14). “Những kẻ ở xa sẽ đến, xây đền thờ Đức Giê-hô-va, và các ngươi sẽ biết rằng Đức Giê-hô-va vạn quân sai ta đến cùng các ngươi, nếu các ngươi siêng năng vâng theo tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, thì sự đó sẽ xảy đến” (Xa 6: 15).

Tiên tri A-ghê cũng khuyến khích họ rằng mục tiêu thần thượng phải chiếm chỗ ưu tiên trong cuộc đời họ, dù họ phải đối diện các tình cảnh không thích hợp. Ông nói: “vậy bây giờ Đức Giê-hô-va phán: hỡi Xô-rô-ba-bên, ngươi khá can đảm, còn ngươi Giê-hô-sua, con trai Giô-xa-đác, thầy tế lễ cả, cũng khá can đảm, Đức Giê-hô-va lại phán: cả dân chúng trong đất, các ngươi hãy khá can đảm, và hãy làm việc, vì ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (A-ghê 2: 4). Qua môi miệng Xa-cha-ri, Chúa cũng phán “Ta vì Giê-ru-sa-lem và Si-ôn động lòng ghen quá lắm… Ta lấy lòng thương xót trở về cùng Giê-ru-sa-lem, nhà ta sẽ xây lại trong nó, dây mực sẽ giăng trên Giê-ru-sa-lem” (Xa 1: 14,16). Chúa muốn làm ứng nghiệm lời Ngài đã phán qua môi miệng Giê-rê-mi. Sau 70 năm lưu đày, và sau đó là 15 năm kể từ ngày hồi hương, công cuộc tái thiết chỗ cư trú của Ngài phải hoàn thành. Dù có các lỗi lầm kinh sợ của dân mình, Đức Giê-hô-va vẫn không thay đổi tâm trí. Ngài vẫn là Đức Chúa Trời giữ giao ước, thậm chí trong sự phân phát cuối thế kỷ XX, làm ứng nghiệm các mục đích tiền định của Ngài trong Christ Jesus, Chúa chúng ta, trong và qua chúng ta, là dân do huyết Ngài mua chuộc, và Linh Ngài nội trú.

Danh Đức Giê-hô-va vạn quân cứ lại xuất hiện trong các lời tiên tri của A-ghê, Xa-cha-ri và trong sách Ma-la-chi, đánh dấu sự hư hoại của thể chế tế lễ và sự suy đồi không tránh được của dân Ngài (A-ghê 1: 2,5,9; 2: 4,7,9; Xa 1: 14,16; 4: 6,9; 8: 9). Chúng ta đọc ở Giê 32: 18 “Đấng Toàn năng Danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân”. Nên Đức Giê-hô-va vạn quân có khả năng củng cố tay chúng ta. Chúng ta có thể được lợi ích khi suy nghĩ vài đặc tính của danh đó và các thuộc tính của Đức Chúa Trời liên quan cách dùng của danh đó trong thánh kinh.

Thứ nhất, đức thánh khiết của Ngài, như đang khi tiên tri Ê-sai thấy vinh quang Ngài và đã chịu thuyết phục cách mới mẻ về tình trạng bất khiết cùng bất lực của mình. “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy vinh quang Ngài… Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức Đức Giê-hô-va vạn quân” (Ê-sai 6: 3,5). Thời điểm đó là “Vào năm vua Ô-xia băng”. Có lẽ đấng tiên tri đã tự coi mình là người tốt hơn vị vua băng hà đó, vì vua là người bệnh cùi. Vì bệnh nhân ấy vẫn la lên: “ô uế, ô uế”, cấm người khác đến gần. (lê 13: 45-46). Nhưng khi Ê-sai đã thấy Đức Giê-hô-va vạn quân, Vua chân thật, được nhấc cao trong ngai cao sang của Ngài, tiên tri ghê tởm chính mình như Gióp thưở xưa (Gióp 42: 6). Ông đã thấy và nghe sự thờ lạy của các Sê-ra-phim quanh ngai vinh quang rằng: thánh thay, thánh thay, Thánh thay. Vì chịu thuyết phục ông gào lên về sự hư đốn của mình: “khốn nạn cho tôi”. Ê-sai đã được ban cho ân điển để thấy và nghe: “nầy, cái nầy đã chạm đến môi ngươi, lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi”. Than lửa đỏ không do tay người nhóm lên, nhưng do lửa thiên đàng, hoàn toàn thiêu hóa của lễ chuộc tội và của lễ thiêu trên bàn thờ mà đã truyền đạt quyền năng tẩy sạch và thánh hóa cho tấm lòng nào tan vỡ, hối cải và tin tưởng. Do đó, của lễ hi sinh của thân thể Christ, nhờ Linh hằng hữu và huyết tuôn đổ của Ngài (Hê 9: 14; 10: 10) có thể đưa đời sống ta tiến lên trong sự thánh hóa, không chỉ về địa vị nhưng về mặt diễn tiến, thực tiễn, truyền một sự thay đổi thường trực vào cuộc sống và sự hiến thân của chúng ta. Điều này phát sinh sự thông công mới mẻ với Ngai Ngài và sẵn sàng giao thác cùng cung hiến theo các đòi hỏi và chỉ đạo của Ngai ấy. Chúng ta có thể nói bàn tay Ê-sai đã được củng cố cho trách vụ khó khăn do Chúa vạn quân ủy nhiệm. Lạ lùng thay, dù có tình trạng cứng cỏi và thờ hình tượng giữa dân Y-sơ-ra-ên, ông đã dự ngôn về sự sinh ra của Chúa, và danh Ngài là Em-ma-nu-ên (Ê-sai 7: 14; Lu 1: 35, Math 1: 23). Chỉ có được môi miệng cùng nếp sống tinh sạch chúng ta mới có thể được giao thác sứ điệp chân thật của Đức Chúa Trời, rồi nhờ đó chúng ta khuyến khích, gây dựng, thắp sáng hy vọng cùng sự bảo đảm trong tấm lòng dân Chúa, trong những ngày xáo trộn này. “Luật pháp của lẽ thật ở trong miệng người, trong môi miệng người chẳng có sự không công bình nào… vì môi miệng của thầy tế lễ giữ sự thông biết” (Mal 2: 6-7). Khốn nạn cho chúng ta nếu chúng ta không thắng nổi các cuộc song chiến thế tục như các tín đồ, khi Thi 12: 4 hầu như chiến thắng chúng ta: “nhờ lưỡi mình chúng ta sẽ được thắng, môi chúng ta thuộc về cảnh cáo, ai là chúa của chúng ta”. Trừ khi môi miệng chúng ta được than lửa bàn thờ chạm đến, thánh hóa và tẩy sạch, chúng ta không thể được kể trong hàng những kẻ “rải sự tri thức ra” (Châm 15: 7).

Thứ hai, nếu chúng ta đặt tên cho điều trên là sự thánh hóa của các thánh đồ, thì điều kế tiếp trong sự liên tiến và kinh nghiệm thuộc linh, có thể được gọi là sụ vận hành của Linh. Trong Xa 4: 6 chúng ta được nhắc nhở về lời phán cùng Xô-rô-ba-bên, “ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Linh ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”. Đã học được bí quyết này, tay chúng ta có thể được mạnh mẽ cho công tác kiến tạo Nhà thuộc linh của Ngài (I Phi 2: 5). Mọi đòi hỏi và tài nguyên cho công tác Ngài đều có được do Thánh Linh Ngài, vì Ngài cấp cho chúng ta dưới quyền thủ lĩnh của Christ, Đấng chịu xức dầu. Đức Thánh Linh chỉ có thể đầy dẫy và tuôn đổ khi chúng ta đủ sức giết chết các hành vi của thân thể - tức là làm chết các chi thể của anh em ở dưới đất như gian dâm, ô uế, tham lam (Cô-lô-se 3: 5). Chúng ta cũng được Linh Ngài củng cố người bề trong (Ê-ph 3: 16). Chúng ta cũng đọc rằng Lời Đức Chúa Trời là gươm hai lưỡi, đâm thấu đến nỗi chia hồn và linh (Hê 4: 12), đến nỗi công tác của Ngài có thể được Linh Ngài thực hiện. Các năng lực và sức mạnh thuộc hồn không bao giờ có thể củng cố tay ta hoạt động cho nhà Đức Chúa Trời. Đang khi chúng ta quyết định tiếp lấy thập giá, từ bỏ chính mình, bỏ sự sống thuộc hồn của mình hàng ngày (Lu 9: 23), chúng ta sẽ kinh nghiệm và vui hưởng  sức mạnh cùng sự đầy đủ để hoàn thành những gì mà trong ân điển mình Ngài đã khởi sự qua chúng ta.

Bởi Thánh linh chúng ta được liên kết với Chúa (I Cô 6: 17) đến nỗi chúng ta có thể học tập phụng sự trong lĩnh vực Lê-vi, và Lê-vi có nghĩa liên kết, như thể chế tế lễ thánh (I Phi 2: 5). Do đó bắt đầu với sự thánh hóa, tiếp theo là sự vận hành của Linh, chúng ta được đề khởi vào phụng vụ nơi thánh trong nhà Ngài bởi Chúa vạn quân. Xin Chúa giúp đỡ chúng ta./.̣ Sưu tầm). Ấn Độ