Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Hội thánh thời kì cuối cùng-



-
Tôi tin rằng tầm nhìn của Đức Chúa Trời đối với hội thánh ngày cuối cùng của Ngài dựa trên Lời được mặc khải của Ngài - bởi vì Kinh thánh đã phác hoạ rõ ràng rằng  Hội thánh của Jêsus Christ sẽ như thế nào ngay trước khi Ngài hiện đến. Hội thánh ở trên khắp thế giới quá cách xa những gì Đức Chúa Trời đã hình dung ra trước. Hầu hết các hệ phái ngày nay, gồm cả cái tạm gọi là hội thánh Philadenphi (Hội khôi phục sa bại)  hoạt động mà không có Đức Thánh Linh. Họ không có sự hiện diện của Chúa Jêsus và phá sản tất cả các ân tứ thuộc linh. Họ thực hiện một hình thức tôn giáo như máy móc với tín đồ là người máy--mà không có bất kỳ quyền năng, niềm tin hoặc sứ điệp có sự sống nào.  Họ sống ấm cúng với thế giới và có nhiều tính cách chính trị hơn thuộc linh. Họ nhân nhượng tội lỗi, nháy mắt ra hiệu bằng lòng khi có sự ly hôn và nhạo báng sự siêu nhiên trong Kinh thánh, trong khi ném bỏ mọi lời dạy dỗ về thiên đường, địa ngục, sự ăn năn và phán xét.

ĐỨC VUA HẦU ĐẾN-



"Ngài phán với họ: “Hãy nỗ lực để vào cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào đó mà vào không được.  Khi chủ nhà trỗi dậy và đóng cửa lại rồi, các ngươi ở ngoài gõ cửa kêu rằng: ‘Lạy Chúa, xin mở cho chúng tôi!’ Chủ sẽ trả lời: ‘Ta không biết các ngươi đến từ đâu.’ 26 Bấy giờ các ngươi sẽ thưa: ‘Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Chúa, và Chúa đã dạy dỗ trong các đường phố của chúng tôi.’  Nhưng Chủ sẽ nói với các ngươi: ‘Ta không biết các ngươi đến từ đâu. Tất cả những kẻ làm điều bất chính kia, hãy lui ra khỏi ta!’  Khi ấy, các ngươi sẽ thấy Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp cùng tất cả các nhà tiên tri đều ở trong vương quốc Đức Chúa Trời, còn các ngươi sẽ bị ném ra ngoài là nơi có khóc lóc và nghiến răng.  Rồi từ đông, tây, nam, bắc, người ta sẽ đến ngồi dự tiệc trong vương quốc Đức Chúa Trời.  Thật vậy, có những người cuối sẽ trở nên đầu, và những người đầu sẽ trở nên cuối”( Lu ca 13:24-30).
-
Hoàng hôn cuộc đời dần buông xuống,
Giọt thời gian tí tách nhanh thay,
Ta đến bên lề cõi vinh hiển,
Giơ bàn tay chúc tán trước ngai.
-
Ha-lê-lu-gia kìa Vua lớn,
Mọi vinh quang quy hướng Ngài thôi,
Trời cao thiên sứ khắp nơi hát,
Tụng ca về chiến thắng Con Trời.
-
"Chiến thắng ngươi đâu hỡi sự chết?
Cái nọc mồ mả ở nơi nào?
Ngươi đã bị nuốt và chiến bại,
Bởi Christ, Vua sống lại anh hào".
-
Cát đồng hồ rơi dần nhanh lắm,
Thời gian thu hẹp lại mỗi ngày,
Chàng Rễ lờ mờ hiện ra đó,
Bầu trời nhiều thiên thần lượn bay.
-
Bằng cặp mắt Đức Linh bạn thấy,
Điểm trên cao quy tụ thiên thần,
Từ trời cao sắp hàng ban hát,
Ra sức hát mừng Vua tái lâm.
-
Mọi vinh hiển quy Vua hầu đến,
Là Đấng Christ, Đấng đã phục sinh,
Vua bình an, Chiên Con tế hiến,
Đức Con thánh khiết được tôn vinh.
-
Châm dầu đầy bình cho đèn sáng,
Chủ nhà lên đường hồi gia đây,
Tỉnh thức! Chổi dậy! Quỳ gối xuống,
Đây thì giờ cầu khẩn hăng say.
-
Trán ghi dấu, dân sót đứng dậy,
Tân Lang rước Tân Phụ nay mai,
Thời hạn đến, Ngày vĩnh cửu đến,
Cánh cửa tiệc cưới còn mở đây.
-
Tỉnh thức, chổi dậy Tân Lang đến,
Mọi ràng buộc thế giới bứt tung,
Chúa đến rước Tân Phụ thánh,
Cửa vào tiệc đóng kín sau cùng.
M.K. 26-10-20`17



BẢY DANH HIỆU CỦA LUCIFER—



Khải huyền 12:9- bản TKTC-“Và con rồng lớn đó đã bị quăng xuống, con rắn thuở xưa được gọi là quỷ-vương và Satan, là kẻ lừa-dối toàn-thể trái đất có người ở; hắn đã bị quăng xuống trái đất, và các thiên-sứcủa hắn cũng đã bị quăng xuống với hắn”.
2 Cor 6:15-bản TKTC: “Hay Cơ-rít-tô (Christ) với Bê-li-an có sự hài-hòa gì?”
Mathio 12:26-27- BNC; “Nếu Sa-tan đuổi Sa-tan, thì tự nó chia xé, nước nó đứng sao nổi? Còn nếu ta nhờ Bê-ên-xê-bun mà đuổi quỉ, thì con trai các ngươi nhờ ai mà đuổi quỉ ư? Bởi vậy, chúng nó sẽ là kẻ định tội các ngươi”.
Giăng 8:44 bản TKTC—“Các ngươi thuộc về cha của các ngươi, quỉ-vương, và các ngươi muốn thự chiện các sự ao-ước của cha của các ngươi. Nó là kẻ giết người từ ban đầu, và không đứng trong lẽ thật, vì không có một lẽ thật nào trong nó. Hễ khi nào nó nói dối, nó nói từ bản-tánh riêng của nó; vì nó là một kẻ nói dối, và cha của những lời dối”

NGƯỜI CANH GIỮ MỘT QUỐC GIA-




   Trong Ê-xê-chi-ên 3: 16–21, vị tiên tri nói về cách Đức Chúa Trời biến ông thành một người canh giữ dân của Ngài, Y-sơ-ra-ên. Ông giải thích rằng nếu một quốc gia lao vào tiến trình chống lại mục đích được tiết lộ của Đức Chúa Trời, trách nhiệm của người canh giữ là cảnh báo quốc gia của mình. Nếu quốc gia chú ý và ăn năn, quốc gia sẽ được cứu thoát. Nếu quốc gia không chú ý, nó sẽ chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng chính người canh giữ sẽ chỉ cứu được tâm hồn của mình mà thôi.

BƯỚC ĐI QUA MIỀN ĐẤT HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- 4



  Trong loạt bài hiện tại của chúng tôi, “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời”, trọng tâm của chúng ta đã được giải quyết theo kinh thánh với những nan đề thường xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Trong suốt những bài dạy dỗ này, tôi đã cố gắng chỉ cho bạn một cách giải quyết thực tế các nan đề của cuộc sống - bằng cách định vị và tuyên bố những lời hứa cụ thể từ Lời Đức Chúa Trời, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Bài thứ tư này đề cập đến một trong những phiền toái phổ biến nhất trong thời đại của chúng ta - vấn đề  sự đau khổ tinh thần. Trong bài học này, tôi hy vọng bày tỏ cho bạn  phương cách có thể tận hưởng sự bình an thực sự trong tâm trí.

BƯỚC ĐI QUA MIỀN ĐẤT HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- 3



   Trong mỗi bài của loạt bài “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời”, tiền đề của chúng ta rất cơ bản và thiết thực. Mục tiêu của chúng tôi là phân tách nhu cầu hoặc nan đề thường phát sinh trong cuộc sống của chúng ta, sau đó tìm cách áp dụng các giải pháp theo đúng kinh thánh cho nan đề đó. Tôi đã cố gắng chỉ cho bạn một phương cách thiết thực để bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó và giải quyết những nan đề như vậy bằng cách định vị và tuyên bố những lời hứa cụ thể trong Lời Đức Chúa Trời có nói đến tình huống cụ thể đó. Trong bài giảng thứ hai vừa rồi của mình, chúng ta đã thảo luận vấn đề tội lỗi và lời hứa trong Kinh thánh có thể làm cho chúng ta chắc chắn rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho chúng ta. Trong bài này, chúng ta bàn về một chủ đề khác có tính căn bản cho đời sống thuộc linh của chúng ta: làm sao để trở thành con cái của Đức Chúa Trời.

BƯỚC ĐI QUA MIỀN ĐẤT HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- 2




-Tiếp Nhận Sự Tha Thứ Của Đức Chúa Trời-
   Trong phần giới thiệu trước đây của tôi về chủ đề loạt bài này, tôi đã vạch ra mục đích chung cho “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời”. Mục đích đó là gì?- để xác định và áp dụng những lời hứa tuyệt vời của Kinh Thánh cho cuộc sống của chúng ta. Trong mỗi bài của loạt bài giảng dạy này, tôi có ý định chỉ cho bạn cách thiết thực phương cách giải quyết các nan đề khác nhau nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó xảy ra như thế nào? Bằng cách chiếm hữu những lời hứa cụ thể trong Lời Đức Chúa Trời, và áp dụng chúng vào từng trở ngại cụ thể mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống.

   Trong bài giảng này, nan đề chúng ta giải quyết là vấn đề tội lỗi. Không cần đi vào luận án thần học dài dòng về chủ đề tội lỗi, hãy để tôi chỉ nói những gì mỗi chúng ta đã biết rất rõ. Tội lỗi là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan cơ bản của con người ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của chúng ta. Mỗi ngày, bạn và tôi phải đối mặt với thực tế là chúng ta đã phạm tội. Hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đấu tranh với câu hỏi rắc rối: “Làm thế nào tôi có thể chắc chắn rằng Chúa sẽ tha thứ cho tôi?”  Mọi người đều đã phạm tội -- không có ai không có. Tuyên bố này áp dụng cho mọi người thuộc mọi chủng tộc, mọi tín ngưỡng và mọi bối cảnh. Đó là một trong những  tính chất của con người mà tất cả chúng ta đều có điểm chung - một thực tế được sáng tỏ cách hoàn toàn bởi những gì Lời kinh thánh nói về tội lỗi.

BƯỚC ĐI QUA MIỀN ĐẤT HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- 1




   Mấy năm trước, tôi đã nói chuyện với một khán giả về những lời hứa to lớn có sẵn cho chúng ta với tư cách là những tín đồ trong Chúa Jesus Christ. Trong một thông điệp cụ thể, tôi đã quyết tâm nói chuyện với họ về những gì Chúa Jesus  đã làm trên thập tự giá, và những gì họ có thể tiếp nhận được như là kết quả.
   Như một minh họa cho những lời hứa có sẵn, tôi nói với khán giả, “Bây giờ  nếu mọi người đều đói và tôi là chủ của một ngọn đồi trồng cam, tôi có thể tiếp cận tình huống này theo hai cách. Tôi có thể đi đến khu rừng cam của mình, lấy một ít quả cam, mang nó đến cho bạn và nói, 'Đây, bạn  hãy ăn trái này đi'. Hành động đó sẽ tạm thời thỏa mãn cơn đói của bạn. Hoặc, cách tiếp cận khác sẽ là mời bạn đến khu rừng cam, cho bạn thấy những lùm cây với tất cả trái cây trên cành, sau đó mời bạn bước đi xung quanh và tự giải quyết cơn đói của mình”.
   Sau đó tôi nói với thính giả của tôi, "Cách tiếp cận thứ hai là những gì tôi sẽ làm tối nay. Tôi sẽ không cung cấp cho bạn một quả cam - tôi sẽ đưa bạn đến khu rừng cam".
   Tương tự như vậy, tôi hy vọng tiếp lấy cách tiếp cận thứ hai với bạn trong những bài nghiên cứu này về chủ đề  “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời”. Tôi sẽ đưa bạn đến khu rừng cam - và bạn sẽ tự lo cho mình.
   Trong mỗi phần của loạt bài này, tôi sẽ giải quyết một số nhu cầu hoặc nan đề thường nảy sinh trong cuộc sống của chúng ta. Về cốt yếu, ‘tôi sẽ đưa bạn đến rừng cam’- bày tỏ cho bạn những phương cách thiết thực để đáp ứng những nhu cầu đó hoặc giải quyết những nan đề đó. Thế nào? Bằng cách giúp bạn xác định vị trí và đòi hỏi những lời hứa cụ thể của Lời Đức Chúa Trời phù hợp với từng tình huống cụ thể.

--Sự Dự Bị Trong Những Lời Hứa
   Điểm đầu tiên trong bài giảng dạy khởi đầu nầy cho chủ đề “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời” là một điều rất quan trọng: - sự dự bị của Đức Chúa Trời cho chúng ta được tìm thấy trong những lời hứa của Ngài. Kinh văn chính yếu hỗ trợ cho điểm này là 2 Phi-e-rơ 1: 3–4.
  Quyền năng của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều liên quan đến sự sống và sự tin kính, qua sự nhận biết Ngài là Đấng đã kêu gọi chúng ta bằng vinh quang và nhân đức của Ngài. Cũng bởi vinh quang nhân đức ấy, Ngài ban cho chúng ta những lời hứa lớn lao và cao quý, để nhờ đó anh em có thể tránh khỏi sự băng hoại trong thế gian gây nên bởi tham dục, và trở nên người dự phần vào bản tính thiên thượng”.
   Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến hai lẽ thật trong những câu này. Cả hai đều được tuyên bố trong sự căng thẳng hoàn hảo, có nghĩa là hai điều nầy đã được thực hiện. Câu 3 cho chúng ta biết quyền năng thần thượng của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần cho sự sống và sự tin kính. Xin lưu ý rằng câu này không nói Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần. Thay vào đó, câu đó nói rằng Ngài đã ban nó cho chúng ta rồi.
   Câu 4 nhấn mạnh thêm điểm này với lẽ thật thứ hai: “[Đức Chúa Trời] đã ban cho chúng ta những lời hứa lớn lao và cao quý”. Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần rồi. Điều đó đến với chúng ta như thế nào? Ngài dự bị chúng nó dưới dạng những lời hứa của Ngài.

--Sở Hữu Cơ Nghiệp Của Chúng Ta
   Bây giờ chúng ta đến điểm thứ hai trong bài giảng dạy khởi đầu này: Các lời hứa của Đức Chúa Trời là cơ nghiệp của chúng ta. Khi kiểm tra sự thật này, chúng ta có thể thấy Kinh Thánh Tân Ước phản chiếu như thế nào đối với kinh Cựu ước. Trong Cựu Ước, dưới một vị lãnh đạo tên là Giô-suê, Đức Chúa Trời đã dẫn dân Ngài vào miền đất hứa. Trong Tân Ước, dưới một nhà lãnh đạo tên là Jesus (cùng tên với Giô-suê trong hình thức tiếng Hê-bơ-rơ), Đức Chúa Trời dẫn dân của Ngài vào một vùng đất hứa hẹn. Do đó, các lời hứa của Đức Chúa Trời là cơ nghiệp của chúng ta.
   Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi trong những thông điệp này về “Bước Đi Qua Miền Đất Hứa Của Đức Chúa Trời” là khai triển một cái nhìn rõ ràng về cơ nghiệp của chúng ta và sau đó tìm hiểu phương cách để chúng ta có thể chiếm hữu nó.
   Ngoài cuộc thảo luận theo trí năng đơn thuần, loạt bài giảng này sẽ cực kỳ thực tiễn. Mỗi bài học bàn luậnvề một nhu cầu cụ thể hoặc nan đề thường phát sinh trong cuộc sống của chúng ta. Sau đó tôi sẽ chỉ cho bạn theo một phương cách rất thiết thực — cách đáp ứng nhu cầu đó hoặc giải quyết nan đề đó bằng cách định vị và tuyên bố những lời hứa cụ thể của Đức Chúa Trời áp dụng cho điều đó.

-Lời Hứa Cho Giô-suê-
    Là cơ sở cho tất cả những gì cần làm theo trong loạt bài giảng dạy này, tôi muốn đặt một nguyên tắc cơ bản tại chỗ nầy. Để làm như vậy, hãy xem xét một lời hứa, theo nghĩa nào đó, là chìa khóa để đòi hỏi (tuyên bố) tất cả các lời hứa. Đó là một tuyên bố mà Chúa đã ban cho Giô-suê khi Ngài ủy nhiệm ông dẫn dắt dân của Ngài vào cơ nghiệp của họ. Lời hứa tuyệt vời này được tìm thấy trong Giô-suê chương 1, câu 8, nơi Chúa phán những lời sau đây với Giô-suê: “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con, hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó. Vì như thế, con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công”.
   Thật là một tuyên bố lạ lùng! Tôi cho rằng không có lời hứa nào mang lại sự đảm bảo hoàn toàn về sự thành công tổng quát hơn lời hứa này dành cho Giô-suê. "Con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công”. Sự khuyến khích tuyệt vời này liên quan đến hai kết quả: sự thịnh vượng và sự thành công.
   Tôi đã khám phá ra trong các giao tiếp của tôi với nhiều người trong nhiều năm là không ai thực sự muốn thất bại. Trong nơi sâu thẳm, mỗi con người được sinh ra với một khao khát sâu sắc để thành công. Do đó, khi mọi người thất bại, không phải vì họ muốn thất bại. Họ thất bại vì họ đơn giản không biết cách thành công. May mắn thay, câu mà chúng ta vừa xem xét cho chúng ta biết chính xác làm thế nào để thành công. Lời hứa với Giô-suê là con đường chính xác bảo đảm của Đức Chúa Trời để thành công.

- Đáp Ứng Các Điều Kiện-
   Vào thời điểm này điều quan trọng là chúng ta nên kiểm tra các điều kiện mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Những điều kiện này được thể hiện trong một số cụm từ quan trọng trong câu mà chúng ta vừa học.Thứ nhất, “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con”. (Hãy đặc biệt chú ý đến từ ngữ “cái miệng” trong đoạn này). Thứ hai, “hãy suy ngẫm ngày và đêm”. Phải suy gẫm chung với tấm lòng và tâm trí - đó là bản thể bên trong của chúng ta. Hàm ý là chúng ta phải cho phép Lời của Ngài xâm nhập sâu vào bản thể bên trong của chúng ta. Thứ ba, câu nầy tiếp tục nói, "để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó".
   Những từ ngữ chủ yếu ở đây là “miệng”, “suy gẫm,” và “làm theo”. Để đáp ứng với chúng - và tôi sẽ thay đổi thứ tự trong khoảnh khắc - bạn phải làm gì? Bạn phải suy nghĩ luật pháp của Đức Chúa Trời, nói ra luật pháp của Đức Chúa Trời và hành động theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Toàn bộ quá trình này bao gồm sự suy gẫm đúng, nói đúng và hành động đúng đắn. Tính đúng đắn của những sự suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta được xác định bằng việc coi ba điều đó có phù hợp với luật pháp của Đức Chúa Trời hay không.

- Nói Những Gì Đức Chúa Trời Nói-
    Để tiếp tục thiết lập những lẽ thật này trong cuộc sống của mình, bây giờ chúng ta sẽ nhìn vào kinh Tân ước. Đoạn văn mà chúng ta sẽ xem xét là Rô-ma 10: 8–10, một đoạn trong đó nêu rõ các yêu cầu về sự cứu rỗi theo Tân ước. Phát biểu ở đây về Lời của Đức Chúa Trời, Phao-lô nói:
   Nhưng lời ấy nói gì?“Đạo (Lời) ở gần anh em, Trên môi miệng và trong lòng anh em,” Đó là đạo (Lời) đức tin mà chúng tôi giảng dạy. Vậy nếu miệng anh em xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa, và lòng anh em tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu.  Vì ai tin trong lòng thì được xưng công chính, ai tuyên xưng nơi miệng thì được cứu rỗi”.

   Một bản dịch sát nghĩa hơn cho câu 10 là: “con người tin bằng tấm lòng vào sự công bình và anh xưng nhận bằng cái miệng đạt sự cứu rỗi”. Xin lưu ý rằng trong suốt những câu này, chúng ta thấy sự kết hợp giữa tấm lòng và cái miệng. (Sau đây, trong bài giảng này, chúng ta sẽ khám phá thứ tự mà Phao-lô trình bày những bước này.)

   Trước hết, tôi cần giải thích hai khái niệm quan trọng được sử dụng ở đây. Chữ “xưng nhận” có ý nghĩa đặc biệt trong Kinh thánh. Nghĩa đen của nó là “nói cùng một điều”. Vì vậy, khi chúng ta xưng nhận (hay thú nhận), chúng ta đang nói cùng điều đó bằng miệng của mình như Đức Chúa Trời đã nói trong Lời Ngài. Điều này áp dụng cho bất kỳ chủ đề nào đang được đề cập trong Lời của Đức Chúa Trời -  dù là sự ám chỉ về tội lỗi, sự cứu rỗi, sự chữa lành, hay sự cầu nguyện. Sự xưng nhận làm cho lời của miệng chúng ta đồng ý với Lời của Đức Chúa Trời.
   Từ ngữ "cứu rỗi" trong đoạn 10 sách Rô-ma là một thuật ngữ bao gồm tất cả những lợi ích được cung cấp cho chúng ta qua sự chết của Chúa Jesus Christ trên thập tự giá. Nó bao gồm các lợi ích thuộc linh, lợi ích vật lí, lợi ích vật chất, lợi ích trong cuộc sống này và trong những lợi ích tiếp theo trong cả cõi thời gian và cõi vĩnh cửu. Ghi nhớ điều này, chúng ta hãy nhìn vào những gì Phao-lô nói về mối quan hệ giữa cái miệng và tấm lòng.

- Cái Miệng Tấm Lòng
    Phao-lô sử dụng cặp từ ngữ này ba lần - một lần trong mỗi câu. Trong câu 8, ông nói, “Đạo (Lời) ở gần anh em, Trên môi miệng và trong lòng anh em”. Lưu ý rằng miệng đến trước và sau đó là tấm lòng. Trong câu 9, ông nói, “Vậy nếu miệng anh em xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa, và lòng anh em tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu”. Hãy lưu ý lần nữa rằng miệng đến trước tấm lòng. Nhưng trong câu 10, trong đó Phao-lô lặp lại cặp từ ngữ này lần thứ ba, ông đảo ngược thứ tự: “Vì ai tin trong lòng thì được xưng công chính, ai tuyên xưng nơi miệng thì được cứu rỗi”. Tấm lòng đến trước cái miệng.
   Tôi tin rằng có một lý do rất thiết thực cho sự thay đổi thứ tự này. Nhiều lần, cách thức để được thuyết phục về lẽ thật của Đức Chúa Trời trong kinh nghiệm của bạn là đưa ra sự xưng nhận đúng đắn. Ngay cả khi bạn có thể không cảm thấy trong tấm lòng mình rằng mình tin một lẽ thật cụ thể trong Lời của Đức Chúa Trời, bạn khẳng định niềm tin của mình bằng môi miệng rằng đó là Lời của Đức Chúa Trời, và Lời Ngài là chân thật từ đầu đến cuối. Vì lý do này -- bởi vì Đức Chúa Trời nói điều đó - bạn sẵn sàng nói điều đó. Trong một ý nghĩa nào đó, bạn hạ mình -- bạn hạ tâm trí xác thịt của mình xuống trước thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời nói điều đó, bạn cũng nói điều đó bằng môi miệng của minh.

- Vào Trong Tấm Lòng Chúng Ta-
   Điều đáng chú ý là, từ miệng của bạn nó di chuyển vào tấm lòng của bạn. Bạn nói nó ra hai lần bằng môi miệng của mình, và vào thời điểm đó, nó được thiết lập trong tấm lòng của bạn. Thế thì bạn tự nhiên nói điều đó - bởi vì nó ở trong tấm lòng của bạn, và nó dễ dàng thoát ra từ tấm lòng bạn tới môi miệng mình.
   Đây thường là cách chúng ta thiết lập chính mình trong lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Trước hết, chúng ta xưng nhận mình đối với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Lời nói từ môi miệng chúng ta vào trong tấm lòng mình, và rồi từ tấm lòng ấy trở lại miệng của chúng ta. Bằng cách này, sự xưng nhận thực hiện sự cứu rỗi.
   Nhưng sự xưng nhận chỉ là bước đầu tiên.Phải có hành động  theo sau. Những câu sau đây từ Gia-cơ 2:17 và 26 nêu ra lẽ thật này - rằng sau khi Lời của Đức Chúa Trời được thiết lập trong môi miệng bạn và trong lòng bạn, bạn hành động cho lời đó ra:
   Đức tin cũng vậy, nếu đức tin không có hành động thì tự nó chết”. Và rồi một lần nữa: “Xác thân không có tâm hồn thì chết, đức tin không có hành động cũng chết như vậy).
   Nói cách khác, tin và nói suông điều đó thì không đủ. Chúng ta cũng phải hành động điều đó ra ngoài. Vì vậy, chúng ta quay trở lại chính xác nguyên tắc tương tự đã được thiết lập cho Giô-suê:-- suy nghĩ Lời của Đức Chúa Trời, nói Lời của Đức Chúa Trời, hành động theo Lời của Đức Chúa Trời. Kết quả được đảm bảo: sự thành công.

- Còn Bạn Thì Sao?
   Bạn có muốn thấy loại thành công được nói đến trong bài giảng này không? Bạn có khao khát thấy nó trở thành hiện thực trong cuộc sống của chính mình không? Nếu bạn muốn thưa với Chúa biết rằng đó là mong muốn của bạn tiến lên phía trước trong mối quan hệ của bạn với Ngài, hãy bày tỏ sự sẵn lòng đó với Ngài ngay bây giờ bằng lời cầu nguyện sau đây:

   Chúa ơi, con tin chắc Ngài có nhiều lời hứa dành cho con và gia đình con. Con biết những lời hứa đó được nêu rõ trong Lời của Ngài. Xin giúp con phát triển cái nhìn rõ ràng về cơ nghiệp của Ngài dành cho con, và sau đó củng cố con bước vào cơ nghiệp đó bằng đức tin.
    Hôm nay, Chúa ơi - với lời cầu nguyện này - con bày tỏ khao khát của con là thực hiện mọi lời hứa của Ngài  áp dụng chúng cho con. Con muốn suy nghĩ lẽ thật của Ngài và nói ra sự thật của Ngài. Sau đó, con muốn đặt lời xưng nhận đó vào hành động trong cuộc đời mình.
     Con tin vào quyền năng của Ngài đưa con đến kết quả cuối cùng - thành công trong Ngài. Cảm ơn Chúa, vì những lời hứa của Ngài là cơ nghiệp của con. Amen.


Vương quốc của Ngài đến-



Khi Chúa Jêsus dạy các môn đệ của Ngài một bài cầu nguyện đẹp đẽ gọi là lời cầu nguyện của Chúa, Ngài bắt đầu như sau: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời; Danh Cha được tôn thánh; Vương quốc Cha được đến, Ý Cha được nên, ở đất như ở trời!" (Ma-thi-ơ 6: 9-19).
Ngài có ý gì khi dạy các môn đồ cầu nguyện cho vương quốc đến? Chúng ta đang cầu nguyện cho một Vương quốc thuộc linh trong tấm lòng của dân chúng phải không? Chắc chắn điều đó là một phần của lời đó. Phao-lô nói: "Vì vương quốc Đức Chúa Trời không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an, vui mừng trong Đức Thánh Linh" (Rô ma 14: 17-18). Qua việc sinh ra lần nữa, một người sẽ tiếp nhận được Đức Thánh Linh: "Cũng trong Ngài, anh em đã tin và được đóng ấn bằng Đức Thánh Linh như lời hứa" (Ê-phê-sô 1:13). Và như thế, hội thánh là một hình thức của Vương Quốc Đức Chúa Trời, một cộng đồng của những người thông qua đức tin nơi Đấng Christ và sự cư ngụ của Đức Thánh Linh để phục vụ Đấng Christ trên thế giới. Bằng lời nói và hành động, họ giúp thiết lập những dấu hiệu của Vương quốc sắp đến, cũng như chính Ngài đã làm trong đời sống của Ngài trên đất. Ngài đã đề cập đến những phép lạ của Ngài như là "dấu hiệu của Vương quốc" vì họ là những điểm sáng trong bóng tối, các gương mẫu và các người chỉ dẫn về Vương quốc sắp đến. Người bệnh đã được chữa lành, người chết sống lại, người đói được nuôi dưỡng, người mù được sáng và người điếc được nghe, và các tội lỗi đã được tha thứ

Miền đất của Y-sơ-ra-ên



"Chính Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta; Sự phán xét của Ngài ở khắp thế gian. Ngài nhớ giao ước Ngài mãi mãi, Nghìn đời không quên lời phán của Ngài; Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác, Đã định cho Gia-cốp làm luật lệ, Và cho Y-sơ-ra-ên làm giao ước đời đời, Khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an Là phần sản nghiệp của con” (Thi thiên 105: 7-11)
Đây là những từ ngữ ấn tượng. Đức Chúa Trời vĩnh cửu lập một giao ước vĩnh cửu với Áp-ra-ham,Y-sác và Gia-cốp, cùng với Y-sơ-ra-ên, những con cháu của họ. Chúa đã lập một lời thề nghiêm trang.
Khi ở Hà Lan chúng tôi phải tuyên thệ, chúng tôi sử dụng các từ ngữ "Vì vậy, Đức Chúa Trời ơi, xin giúp đỡ con", đôi khi bằng cách đặt một tay trên Kinh thánh và giơ tay kia- hoặc hai ngón tay- lên trời. Không có  tuyên bố nào nghiêm túc hơn được thực hiện, và phản bội lời thề sẽ bị hình phạt nghiêm khắc. Đức Chúa Trời không thể chỉ bất kỳ ai cao hơn chính Ngài để thề, vì không có người như vậy tồn tại, vì thế Ngài tự thề rằng: "Ta đã nhân danh chính Ta mà thề, Lời công chính ra từ miệng Ta Sẽ không bao giờ trở lại". Đó là lời Chúa phán với Ê-sai (Ê-sai 45:23). Và đối với Giê-rê-mi, Ngài nói, "Nhưng nếu các ngươi không lắng nghe những lời nầy, Đức Giê-hô-va khẳng định, Ta chỉ chính mình mà thề rằng cung điện nầy sẽ trở nên hoang tàn" (Giê-rê-mi 22: 5). Trong một bài thánh vịnh, Chúa nói, "Ta đã lấy sự thánh khiết Ta mà thề một lần đủ cả; Ta sẽ không nói dối với Đa-vít" (Thi Thiên 89:35). Khi Đức Chúa Trời lập một lời thề, lời đó hoàn toàn đáng tin cậy. Và Ngài đã thề một cách trang trọng với Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12: 1-9, 17: 4-8), Y-sác (Sáng thế ký 26: 2-5) và Gia-cốp (Sáng thế ký 28: 13-15, 35: 9-12) và một giao ước vĩnh cửu với Y-sơ-ra-ên khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an Là phần sản nghiệp của con".

Thành ngữ 'Cho Đến Khi' thứ hai - Cho đến khi Các Thời kỳ của Dân Ngoại được trọn


-
"Vì sẽ có đại họa trên đất và cơn thịnh nộ giáng trên dân nầy.  Họ sẽ ngã dưới lưỡi gươm và sẽ bị đem đi làm nô lệ giữa các nước. Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến khi các thời kỳ dân ngoại được trọn" (Lu-ca 21: 23-24).
    Chúng ta thực sự cần cả bốn Phúc Âm, Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng, bởi vì chúng cùng nhau đưa cho chúng ta toàn bộ bức tranh. Chúng bổ sung cho nhau, và không mâu thuẫn, mặc dù đôi khi có thể khó xác định thứ tự thời gian chính xác của các sự kiện trong đó. Nhưng khi bạn vừa suy nghĩ kỹ lưỡng và vừa cầu nguyện về các điều dường như nghịch lý, Chúa không bao giờ không hướng dẫn bạn vào sự mặc khải nhiều hơn về lẽ thật. Đó là kinh nghiệm của tôi trong cuộc đời tôi suốt 40 năm qua với tư cách là Cơ Đốc nhân, bất kể trước tất cả những lập luận của cái gọi là "Thượng tầng phê bình Kinh thánh". Bản ghi chép của Ma-thi-ơ về những lời của Chúa Jêsus liên quan đến những ngày sau cùng, nhìn vào tương lai xa vời. Ngài thấy một Giê-ru-sa-lem được xây lại, một sự gớm ghiếc trong nơi thánh, và cơn hoạn nạn lớn lao như chưa từng có hoặc sẽ không bao giờ có nữa (Ma-thi-ơ 24: 15-22). Tài liệu của Lu-ca nhấn mạnh đến những lời của Chúa Jêsus với đôi mắt của Ngài về tương lai gần, một sự hoàn thành trong những ngày trước mắt. Chúa Jêsus nói về sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem và sự tản lạc trên toàn thế giới của người Do Thái giữa các dân ngoại (người ngoài dân Do Thái) trên thế giới, sự lưu đày tại 'La mã'.

CÁC GIAO ƯỚC VỚI Y-SƠ-RA-ÊN-1



     Nhiều người đã có một nền giáo dục Cơ Đốc giáo, như tôi đã có, có lẽ đã được dạy dỗ về Y-sơ-ra-ên và người Do Thái theo cách tương tự. Các giáo viên trong trường học Cơ Đốc giáo, hay trường chủ nhật, hoặc trong một lớp giáo lý, hoặc có thể ngay cả ở tại nhà mình sẽ nói, "Cựu Ước, phần đầu tiên của Kinh thánh, đề cập đến Giao ước Cũ mà Đức Chúa Trời lập với Y-sơ-ra-ên; kinh Tân Ước, phần thứ hai của Kinh thánh, đề cập đến Giao Ước Mới của Đức Chúa Trời được lập ra với các Cơ-Đốc nhân, với Hội thánh. Dân tộc mới mẻ của Đức Chúa Trời, là Hội thánh, được tạo thành từ những ai tin Chúa Jêsus, cho dù là người Do Thái hay người ngoại bang, người Hà Lan hoặc người Hoa, người da trắng hoặc nâu hoặc đen, giàu hay nghèo, trẻ hay già, người nam hay người nữ (Ê-phê-sô 2:11 -21). Mọi người tin Chúa Jêsus đều được hoan nghênh tham gia vào dân tộc mới nầy của Đức Chúa Trời".
     Nhưng một số điều đó có thể đúng, gần như tự động có ý nghĩ nảy sinh là dân Do Thái - Y-sơ-ra-ên - đã ngừng làm tuyển dân của Đức Chúa Trời rồi. Đức Chúa Trời đã loại bỏ con trai đầu lòng của Ngài rồi sao. Một người được ban cho ấn tượng rằng Y-sơ-ra-ên đã là tuyển dân của Đức Chúa Trời CHO ĐẾN KHI họ nói "không" với Chúa Jêsus. Sau đó Đức Chúa Trời nói 'không' với người Do Thái. Và vị trí của họ đã được một dân tộc mới của Đức Chúa Trời tiếp lấy. Bởi Hội thánh. Bởi những người tin Chúa Jêsus. Lời dạy dỗ nầy của các nhà thần học trong Hội thánh được gọi là: Thần học-Sự Thay thế. Hội thánh thay thế Y-sơ-ra-ên làm tuyển dân của Đức Chúa Trời.

Chữ ‘Cho Đến Khi’ thứ ba cho đến khi hội thánh đã đến



   "Thưa anh em, tôi muốn anh em hiểu sự mầu nhiệm này, để anh em không tự cho mình là khôn ngoan: đó là một phần dân Y-sơ-ra-ên cứ cứng lòng cho đến khi số dân Ngoại gia nhập đầy đủ. Như vậy cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có lời chép: "Đấng Giải Cứu sẽ đến từ Si-ôn; cất bỏ sự vô đạo khỏi nhà Gia-cốp”. Và đây là giao ước Ta lập với họ, khi Ta xóa bỏ tội lỗi họ" (Rô-ma 11: 25-27).
   Cơ Đốc nhân thường xuyên thảo luận về việc hoặc có cần phải công bố Tin Mừng cho Y-sơ-ra-ên hay không?. Có nên sai các nhà truyền giáo đến cùng người Do thái hay không? Liệu chúng ta có nắm giữ được điều quan trọng nhất nếu chúng ta không cố gắng đưa người Do Thái đến với niềm tin trong Chúa Jêsus Christ không?
   Trong suốt nhiều thế kỷ, có những người Do Thái đã tin Chúa Jêsus. Nhưng phần lớn, người Do Thái đã không tin vào Ngài, mặc dù bây giờ một số người có thể coi Ngài là một ra-bi Do Thái quan trọng, mặc dù không phải Con Đức Chúa Trời đã chết vì các tội lỗi của thế gian, và do đó cũng vì tội lỗi của Y-sơ-ra-ên. Hôm nay thậm chí một người Do- thái có thể nghiên cứu kinh thánh Tân Ước tại Đại học Hê-bơ-rơ ở Jerusalem. Các giáo sư của bạn sẽ là những người Do Thái, những chuyên gia về các lời dạy dỗ của ra-bi thế kỷ thứ nhất sau công nguyên! Họ không phải là Cơ Đốc nhân Do thái, mà là các học giả Do Thái, những người nhìn vào Chúa Giêsu và kinh thánh Tân Ước như các giáo lý rất thích thú và có tính nguyên thủy của ra-bi --cũng nằm trong Do thái giáo như vậy!

Thành ngữ ‘Cho Đến Khi’ thứ nhất- cho đến khi Con Đa-vít đến-



    “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các nhà tiên tri và ném đá những người được sai đến với ngươi! Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi như gà mẹ túc con mình lại, ấp ủ dưới cánh mà các ngươi không muốn!  Nầy, nhà các ngươi sẽ bị hoang phế! Vì Ta bảo các ngươi, các ngươi sẽ không thấy Ta nữa, cho đến lúc các ngươi nói: ‘Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!” (Ma-thi-ơ 23: 37-39).
    Khi còn nhỏ, chúng tôi vẫn tổ chức Lễ Chúa nhật Lá chà là ở Hà Lan. Có những cây gậy bằng gỗ đặc biệt với thịt gà bánh mì nướng đặc biệt (hoặc chúng được cho là thịt gà trống?) trên đầu gậy. Những dải ru-băng đầy màu sắc, trứng, cam, lá và cành cây màu xanh tươi, và các bài hát đặc biệt - tất cả đều cử hành Ngày Chúa Nhật, ngày mà Chúa Giêsu vào thành phố Giê-ru-sa-lem, cùng với đám đông đang hoan hô cổ vũ xung quanh Ngài. Y-sơ-ra-ên đã gào lên cách khải hoàn biết bao, "Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến". Những đám đông đông đi trước và đám đông đi theo Ngài, tay vẫy các nhánh chà là và trải áo của họ trên đường. Ngài cởi lừa, đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Xa-cha-ri, người đã nói, "Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy reo hò mừng vui! Nầy, Vua ngươi đến với ngươi; Ngài là Đấng Công Chính và ban sự cứu rỗi, Khiêm tốn và cưỡi lừa, Một con lừa con, là con của lừa cái"(Ma-thi-ơ 21: 1-11, Xa-cha-ri 9: 9).

Tính chất ham mê thế giới trong công việc Chúa-



2 Ti-mô-thê 3:2-4, “Vì người ta (tín đồ) đều sẽ ái kỷ, ham tiền, vênh vang, kiêu ngạo, nhạo báng, bội nghịch cha mẹ, vong ân phụ nghĩa, không thánh khiết,  không thân tình, cừu hờn, hay nói gièm, không thìn mình, dữ tợn, không ưa mến điều lành,  lường thầy phản bạn, táo bạo, lên mặt, ưa thích sự vui chơi hơn là kính mến Đức Chúa Trời”.
Nhưng tính chất ham mê thế giới không nhất thiết là phải bước ra với thế giới, dự vào các hoạt động đua bơi của nó, như lạc thú, niềm đam mê, sở thích của nó. Tính ham mê thế giới là giống như thế giới, và tình trạng giống thế giới được linh thế giới kích hoạt. Cái đó là gì? Chỉ cần nói lên bằng một từ ngữ, đó là lợi ích cá nhân. Điều này có thể mạnh mẽ đối chọi những sự thuộc về Nước Đức Chúa Trời.
Tham vọng, danh tiếng, uy tín, ảnh hưởng, quyền lực, có lợi thế, được công nhận, đánh giá cao, thành công, sau đó là được  chấp nhận, ủng hộ, có địa vị vv, tất cả điều này là tinh thần (linh) của thế giới. Chúng cũng chứa đựng việc: - được công nhận hay không được công nhận, kiêu ngạo, ghen ghét, đố kỵ, tham lam, thành kiến, vô tín, cay đắng, và nhiều thứ khác, khi bạn có thể suy nghĩ ra giữa vòng những người mệnh danh là “tôi tớ Chúa”. Bạn thấy những điều như vậy trong hội thánh không?
"Chúa nhìn thấy trong lòng". “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật". Sự lừa dối này được tìm thấy trong thực tế là có rất nhiều người đã bắt đầu hầu việc Chúa cách tốt đẹp, có sự hi sinh lớn lao, phải trả một giá rất lớn, chịu đau khổ nhiều cho chỗ đứng của họ, và được Đức Chúa Trời sử dụng rất nhiều, nhưng cuối cùng đi đến một nơi tự cho mình là người quan trọng, quan trọng đối với Đức Chúa Trời, có tầm quan trọng bức thiết cho công việc của Đức Chúa Trời, mà điều này ông lại hoàn toàn không nhận thấy, vì vậy ông vẫn coi mình là người chân thật và khiêm tốn nhất, nhưng không nhận ra rằng chức vụ và sứ điệp thuộc linh thực sự của ông đã biến mất. Rồi “một khả năng” từ con người thay chỗ cho khả năng từ Đức Chúa Trời xuất hiện, qua tính độc lập và đổ vỡ của ông.
Sự lừa dối này vận hành rất chậm chạp, rất tỉ mỉ, lo tô điểm cho người tôi tớ Chúa đến nỗi che lấp bất kỳ sự phát hiện nào từ đôi mắt "như ngọn lửa", nhưng về lâu về dài, đối với tất cả các mục đích thuộc linh sâu xa nhất của Đức Chúa Trời, đầy tớ đó là một sự thất vọng, một nỗi đau xé lòng, và bị Chúa loại sang một bên.
Lu-ca 14:34-35, “Vả, muối vốn tốt; song nếu muối mất mùi đi, thì lấy chi mà nêm lại?  Hoặc dùng để bón đất hay trộn phân đều không đáng, chỉ phải quăng ra ngoài đó thôi. Ai có tai mà nghe, hãy nghe.”
Bạn có thấy ai bị quăng ra ngoài chưa?

Trật Tự Thần Thượng-



1. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của trật tự.
2. Sa-tan là kẻ chủ mưu của tất cả các rối loạn.
3. Đấng Christ trong thân vị và công việc Ngài, là hiện thân của trật tự thần thượng.
4. Hội Thánh là chiếc bình được lựa chọn, trong đó và thông qua đó mà trật tự thần thượng được thể hiện và quản lý ở các thời đại sắp đến.
Trật tự là tác thành tự phát của sự sống. Nó chứng tỏ rằng sự sống không bị cản trở, không bị tắc nghẽn, và hoạt động bình thường. Điều gì là đúng trong thiên nhiên thì cũng đúng trong cơ cấu thuộc linh-- Hội thánh. Kinh Thánh gọi điều này là "sự xức dầu".
 Còn khi có một cuộc xâm lược của một cái gì đó trái với "luật của Linh sự sống" (Rô 8:2), từ bản ngã hay thế giới, thì sẽ làm cho sự sống bị cản trở và có một sự mất quyền năng, mất hiệu quả và năng suất. Sự sống trong hội thánh ngày nay bị tắc nghẽn chứng tỏ có sự xúi giục của sa-tan làm đảo lộn trật tự thần thượng của Đức Chúa Trời rồi.
 Mọi chiếc bình, mỗi chức vụ, mỗi chức nhiệm, mọi vị trí, mọi chức năng trong  Hội thánh địa phương nên ở dưới sự xức dầu cách hiển nhiên. Sự xức dầu phải  hiển nhiên đối với tất cả những gì mà con người ở vị trí đó đang làm, làm cách không lầm lẫn và hoạt động dưới sự xức dầu; mà Đức Chúa Trời đặt anh ta vào vị trí đó, và do đó sự sống chảy qua anh và chức năng của anh.
Người ta xếp đặt một ủy ban mặc định, áp đặt sự cai trị trên các hội thánh để tạo ra một trật tự giả mạo, một giai cấp giáo phẩm trong cái gọi là Thân thể Đấng Christ. Cái đó phải là trật tự thần thượng của Đức Chúa Trời.
Nhưng rất khó thấy được tình trạng trật tự thuộc linh trong hội thánh ngày nay. Chúng ta chỉ thấy trật tự của Ba-by-lôn mà thôi.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng …tôi về tay không —



Ru-tơ 1:21
-Bạn thấy đấy, chúng ta không có thể giữ gìn sự đầy dẫy của chúng ta (1:21). "Tôi đã ra đi đầy dẫy". Chúng ta không thể bảo toàn sự đầy dẫy của mình bên ngoài lập trường của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể có phần cơ nghiệp, nhưng khi ra khỏi lập trường của Đức Chúa Trời, bạn không thể gìn giữ  nó. Họ nghĩ rằng họ sẽ gìn giữ  tất cả bằng cách vào xứ Mô-áp. Rõ ràng, họ mang theo tất cả mọi thứ mình có. Họ nghĩ rằng họ sẽ được an toàn.

-PHÁN QUYẾT CỦA LỊCH SỬ-



-
-Phán quyết của lịch sử nói lên cách rõ ràng là Đức Chúa Trời KHÔNG còn hoặc ràng buộc chính mình với, cũng không bảo toàn những điều gì đó trên trái đất này mà vốn là thuộc về Ngài trước kia.
Nhà thơ Tennyson cho biết:
"Hệ thống của chúng tôi có một thời của chúng;
Chúng có một thời của mình và sẽ chấm dứt".
Phao-lôl nói: "vì những sự thấy được chỉ là tạm thời,  [thoáng qua]" (2 Cor 4:18).

Người Tôi Tớ Như Là Dụng Cụ Đập Lúa-



Ê-sai 49 :2, «Ngài đã khiến miệng ta giống như gươm bén; lấy bóng tay Ngài mà che ta; làm cho ta như tên nhọn, và giấu ta trong bao tên » 
Ê-sai 41 :13, «Nầy, ta sẽ lấy ngươi làm cái bừa nhọn, thật mới và có răng bén. Ngươi sẽ tán các núi và nghiền nhỏ ra, làm cho các gò nên giống như cám mịn ». 
Giê rê mi 23 :29, «Lời ta há chẳng như lửa, như búa đập vỡ đá sao? Đức Giê-hô-va phán vậy ». 
Dụng cụ đập lúa sắc bén ... một chức vụ có tính cách như vậy sẽ luôn luôn khám phá ra điều nào đó là đúng hay giả mạo. Đó là một điều rất cần thiết. Nó cần thiết vì nó phải được thực hiện trong bạn và trong tôi – khám phá ra bất kỳ sự lừa dối nào về vị trí đang ngự trị trong hội thánh, bất kỳ sự nói dối nào đang cho mình là ông lớn gì đó giữa dân Chúa- nhưng điều hội thánh đang có có là sự thật chăng?. Và tôi nói một lần nữa, Đức Chúa Trời cần một chức vụ sẽ làm được điều này, bởi lòng thương xót của Ngài, khiến những người đang ở trong một vị trí giả mạo nhận ra vị trí giả mạo của họ, và lo tìm kiếm thực tế.
Tôi không khuyến khích ai đó lên tiếng công kích hay bôi nhọ những tôi tới của Đức Chúa Trời bằng tư liệu, dù có thật, về đời tư của họ. Tôi khuyến khích những lời giảng thuộc linh sắc bén như gươm, hay có sức nặng như búa để phơi bày bản ngã giả mạo của các sứ đồ giả, tiên tri giả, giáo sư giả.

Cây Có Nhiều Trái-



 Rồi người đem ta trở lại nơi bờ sông. Khi đến đó rồi, nầy, bên nầy và bên kia bờ sông có cây rất nhiều.  Gần bên sông ấy, trên bờ nầy và bờ kia, sẽ sanh đủ thứ cây có trái ăn được, lá nó không hề héo rụng, và trái nó không hề dứt. Mỗi tháng nó sẽ sanh ra trái mới, vì những nước tưới nó chảy ra từ nơi thánh. Trái nó dùng để ăn, lá nó dùng để làm thuốc.

Si-ôn Đối Lập Các thành Phố Của Sa-tan-



-
Ta sẽ nói đến Ra-háp và Ba-by-lôn, là những người trong bọn quen biết ta; Kìa là Phi-li-tin, và Ty-rơ, với Ê-thi-ô-bi: Kẻ nầy đã sanh ra tại Si-ôn. Phải, người ta sẽ nói về Si-ôn rằng: Kẻ nầy và kẻ kia đã sanh ra tại đó; Chính Đấng Chí Cao sẽ vững lập Si-ôn.  Khi Đức Giê-hô-va biên các dân vào sổ, thì Ngài sẽ kể rằng: Kẻ nầy đã sanh tại Si-ôn. (Thi 87 :4-6)

Phụng Sự Đức Chúa Trời—



-
Có "nhiều công việc quyền năng" trong Danh Chúa mà không có mối quan hệ chân thật với Ngài, và vì cớ đó mà Chúa Cha không cung cấp tài nguyên thuộc linh của Ngài cho công việc đó. Họ không nhận được sự xức dầu tiếp tục. Cần có sự biện biệt thuộc linh mới hiểu thấu những công việc hầu việc Chúa sai lầm như vậy.
Không phải tất cả công việc VÌ Đức Chúa Trời đều là phụng sự CHO Đức Chúa Trời. Một đứa trẻ chân thành mong muốn giúp đỡ mẹ của nó. Thì chỉ có thể đem lại tình trạng lộn xộn, hư hỏng cho mẹ nó, vì nó còn quá bé bỏng, không đủ tư cách và trình độ làm việc gì cho mẹ nó.

Sự Nhượng Bộ Của Dân Thánh— -



Sách Các quan xét mở đầu: “Đức Giê-hô-va ở cùng người Giu-đa; người Giu-đa hãm lấy núi, còn dân cư ở trũng, thì họ đuổi đi không đặng, vì chúng nó có những xe bằng sắt” (1:19).
Còn 8 lần tuyên bố nữa:
1:21: Nhưng con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít ở tại Giê-ru-sa-lem, nên dân Giê-bu-sít hãy còn ở chung cùng con cháu Bên-gia-min cho đến ngày nay.

HOẠN KHỔ-



Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại Ai cập, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó—Xuất 3:7
-
Đức Chúa Trời không phải một khán giả lãnh đạm về sự đau khổ của loài người. Ngài cảm biết dân Ngài trong mọi nỗi buồn rầu và hoạn nạn mà họ phải chịu đựng. Có chép rằng, “Hễ khi dân Ngài bị khốn khổ, chính Ngài cũng khốn khổ, và thiên sứ trước mặt Ngài đã cứu họ rồi. Chính Ngài đã lấy lòng yêu đương thương xót mà chuộc họ. Ngài đã ẵm bồng, và mang họ trong các ngày thuở xưa” (Ê sai 63:9). Tấm lòng làm Cha vĩ đại của Ngài đã cảm thông những sầu khổ và cùng khổ mà chúng ta phải trải qua, và tai Ngài lúc nào cũng mở ra nghe tiếng kêu la của chúng ta. Chúng ta làm thiệt hại cho tâm hồn mình khi chúng ta không quay lại cùng Ngài trong cơn gian truân của mình và hạn chế cầu nguyện trước mặt Ngài.

Kinh Thánh—



-
Ta làm gì khi không Kinh thánh,
Mà Chúa Trời ban lệnh đọc hoài,
Nông dân còn có giống đây
Mà sao dân thánh hai tay không rày.

Lấy gì kể chuyện hay muôn thuở
Về Chúa Trời ân huệ, tình yêu,
Ai làm vũ trụ nhiệm mầu,
Ba tầng trời thẳm trên cao nhân loài.

Không có phúc âm và Công vụ,
Làm sao ta hiểu thấu cuộc đời,
Tín đồ phải hiểu đầu đuôi,
Về bao sự kiện tuyệt vời Chúa ta.

Lối Đi Đức Tin Và Cuộc Sống Thịnh Vượng-


So sánh chương 22 và 23 của sách 2 Sa mu ên chúng ta sẽ thấy lối đi đức tin của Đa vít khi chưa lên ngôi, và cuộc sống thịnh vượng của ông sau 40 năm ngất ngưỡng trên ngai vàng.
Đa-vít từng gặp:” Các lượn sóng của tử vong đã phủ bao tôi,  Lụt gian ác chảy cuộn làm cho tôi sợ hãi;  Những dây của địa ngục đã vấn tôi, Lưới sự chết có hãm bắt tôi”. Ông từng gặp: kẻ thù nghịch cường bạo, kẻ ghét tôi, vì chúng nó mạnh hơn ông.”
Lối đi đức tin và những nỗi gian khó của nó, trong đó chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời từng bước một mỗi ngày. Cuối cùng chúng ta ca ngợi Chúa vì sự đắc thắng khải hoàn của Ngài đã bảo vệ chúng ta vượt qua.
Lối đường lắm lúc phải vượt qua thung lũng tử thần, nhưng chúng ta vẫn cứ hát bằng đức tin, “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi”.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Giô-na-than và Đa-vít-



1 Sa-mu-ên 18:4 “Giô-na-than cởi áo khoác mình đang mặc đưa cho Đa-vít cùng với áo giáp, cả gươm, cung, và thắt lưng của mình nữa”.
 Giô-na-than là một người có tâm hồn trung thành, tình bạn của anh với Đa-vít đúng theo nghĩa đen. Chúng ta hãy xem Giô-na-than đã gặp Đa-vít như thế nào:
Giô-na-than yêu Đa-vít. Anh ta sẵn sàng cho Đa-vít quần áo và vũ khí của mình. Thật là bất thường khi một người lính được hoàng tử đối đãi tốt như vậy (1 Sa-mu-ên  18: 4)!
Giô-na-than bênh vực cho Đa-vít. Khi Sau-lơ sỉ nhục Đa-vít, anh che chở Đa-vít cách dữ dội (1 Sa-mu-ên  19: 4-5).

Bảo vệ bầy chiên của Đức Chúa Trời !



2 Sử kí 1: 9-10 “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời, bây giờ nguyện lời Chúa hứa với Đa-vít, thân phụ con, được ứng nghiệm; vì Chúa đã lập con lên làm vua một dân đông như bụi đất.  Vậy, xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và tri thức để con ra vào trước mặt dân nầy. Vì ai đủ khả năng lãnh đạo dân của Chúa, một dân lớn lao như thế nầy?”
1 Phi-e-rơ 5: 2-3, “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời ở giữa anh em, theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc, chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi tình nguyện; cũng chẳng phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng; cũng chẳng phải là chủ trị cơ nghiệp đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho bầy”.

Đa-ni-ên- Người Rất Được Yêu Quý-



Đa-ni-ên 9:23 “Ngay khi ngươi bắt đầu cầu xin thì lời đã ban ra, và ta đến để công bố lời đó cho ngươi, vì ngươi rất được yêu quý”.
Khi Đa-ni-ên hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời, xưng nhận tội lỗi của dân chúng, ông được Đức Chúa Trời xưng nghĩa trong những hành động của ông và đồng thời ông cầu xin sự thương xót của Đức Chúa Trời cho dân của mình, thì  Gáp-ri-ên, thiên sứ trưởng, đến với ông và gọi ông là là  người "yêu quý" theo lệnh của Đức Chúa Trời. Tại sao Đa-ni-ên nhận được danh hiệu này (Đa. 9:23)? Đức Chúa Trời có yêu Đa-ni-ên nhiều hơn những người khác trong con dân của Ngài không? Không, Đức Chúa Trời yêu thương tất cả các con của mình với cùng một tình yêu bằng nhau. Có thể không có mức lượng khác nhau trong tình yêu hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài vẫn gọi Đa-ni-ên là "người yêu quý", bởi vì:-
...Đa-ni-ên rất khiêm nhường đến mức ông ta có thể đáng được sự ban thưởng này
... Đa-ni-ên tự coi mình là một với dân tộc của của mình, ông tự mình tuyên bố không có sự khác biệt này.
... Đức Chúa Trời muốn cho Đa-ni-ên thấy rằng ông đã hi vọng đúng về tình yêu phục hồi của Đức Chúa Trời dành cho dân sót biết hối lỗi của Ngài. Đa-ni-ên cầu nguyện kiêng ăn cho dân mình suốt 21 ngày.
... Đức Chúa Trời muốn khuyến khích người đàn ông cúi đầu này, chịu khổ vì  sự bất tuân của dân tộc mình.
... Ít nhất thái độ mềm mại và xưng tội của Đa-ni-ên cho thấy sự phù hợp tuyệt vời của ông với những tư tưởng của Đức Chúa Trời, nên ông thực sự xứng đáng với danh hiệu này—người rất được yêu quý..