Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Miền đất của Y-sơ-ra-ên



"Chính Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta; Sự phán xét của Ngài ở khắp thế gian. Ngài nhớ giao ước Ngài mãi mãi, Nghìn đời không quên lời phán của Ngài; Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác, Đã định cho Gia-cốp làm luật lệ, Và cho Y-sơ-ra-ên làm giao ước đời đời, Khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an Là phần sản nghiệp của con” (Thi thiên 105: 7-11)
Đây là những từ ngữ ấn tượng. Đức Chúa Trời vĩnh cửu lập một giao ước vĩnh cửu với Áp-ra-ham,Y-sác và Gia-cốp, cùng với Y-sơ-ra-ên, những con cháu của họ. Chúa đã lập một lời thề nghiêm trang.
Khi ở Hà Lan chúng tôi phải tuyên thệ, chúng tôi sử dụng các từ ngữ "Vì vậy, Đức Chúa Trời ơi, xin giúp đỡ con", đôi khi bằng cách đặt một tay trên Kinh thánh và giơ tay kia- hoặc hai ngón tay- lên trời. Không có  tuyên bố nào nghiêm túc hơn được thực hiện, và phản bội lời thề sẽ bị hình phạt nghiêm khắc. Đức Chúa Trời không thể chỉ bất kỳ ai cao hơn chính Ngài để thề, vì không có người như vậy tồn tại, vì thế Ngài tự thề rằng: "Ta đã nhân danh chính Ta mà thề, Lời công chính ra từ miệng Ta Sẽ không bao giờ trở lại". Đó là lời Chúa phán với Ê-sai (Ê-sai 45:23). Và đối với Giê-rê-mi, Ngài nói, "Nhưng nếu các ngươi không lắng nghe những lời nầy, Đức Giê-hô-va khẳng định, Ta chỉ chính mình mà thề rằng cung điện nầy sẽ trở nên hoang tàn" (Giê-rê-mi 22: 5). Trong một bài thánh vịnh, Chúa nói, "Ta đã lấy sự thánh khiết Ta mà thề một lần đủ cả; Ta sẽ không nói dối với Đa-vít" (Thi Thiên 89:35). Khi Đức Chúa Trời lập một lời thề, lời đó hoàn toàn đáng tin cậy. Và Ngài đã thề một cách trang trọng với Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12: 1-9, 17: 4-8), Y-sác (Sáng thế ký 26: 2-5) và Gia-cốp (Sáng thế ký 28: 13-15, 35: 9-12) và một giao ước vĩnh cửu với Y-sơ-ra-ên khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an Là phần sản nghiệp của con".

Từ ngữ đời đời có nghĩa là gì? Chỉ dẫn đến khi Chúa Jêsus Christ hiện đến và không còn nữa sao? Cho đến khi Ngài đến và người Giu-đa chối Ngài phải không?. Khi đám đông người Do Thái từ chối Chúa Giêsu, tuyên bố: "Chúng tôi không muốn người nầy cai trị chúng tôi!" (Lu-ca 19:14), thì giao ước đời đời bất ngờ đã hủy bỏ sao? Tất nhiên là không rồi. Đời đời có nghĩa là vĩnh cửu, trường cửu, mãi mãi. Giao ước đó vẫn còn hiệu lực ngày hôm nay. Nếu bạn nói điều gì khác, bạn làm cho Đức Chúa Trời thành kẻ nói dối. Nếu Đức Chúa Trời có thể bội một lời thề, thay đổi tâm trí của mình, hủy lời hứa của Ngài, Ngài không đáng tin. Không ai có thể tin cậy Đức Chúa Trời này. Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng Ngài sẽ giữ các lời hứa và giao ước trong đó chúng ta được ghép vào, nếu Ngài không giữ lời hứa và giao ước với Y-sơ-ra-ên? Nhưng hãy ngợi khen Đức Chúa Trời! Ngài là một Đức Chúa Trời thành tín! Ngài giữ giao ước tình yêu cho hàng ngàn thế hệ! Mãi mãi!
Tiên tri Giê-rê-mi nói điều đó thật đẹp trong chương 31: 35-37: "Đức Giê-hô-va là Đấng ban mặt trời làm ánh sáng ban ngày, Ấn định quy luật cho mặt trăng, và các ngôi sao soi sáng ban đêm; Đấng khuấy động biển cả cho sóng gió gào thét, Danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân, phán rằng:Chỉ khi nào quy luật đó biến mất trước mặt Ta, Thì bấy giờ dòng giống Y-sơ-ra-ên mới vĩnh viễn không còn là một dân tộc trước mặt Ta nữa.” Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: “Nếu có ai đo được các tầng trời trên cao, Hay dò được các nền đất bên dưới; Thì Ta sẽ từ bỏ cả dòng giống Y-sơ-ra-ên Vì mọi việc chúng đã làm”.
Vì vậy, không phải vì tất cả những gì họ đã làm mà Ngài sẽ chối bỏ họ. Y-sơ-ra-ên có sự bảo đảm của Đấng Tạo Hóa trời và đất cho đến chừng nào vũ trụ còn tồn tại, thì sẽ còn Y-sơ-ra-ên! Nội dung của giao ước vĩnh cửu này, dựa trên lời thề nghiêm trọng mà Đức Chúa Trời đã tuyên thệ bởi chính Ngài phải không? "Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an". Đó là điều Đức Chúa Trời đã nói với Áp-ra-ham trong Sáng thế ký 12: 1-3, và lặp lại với Y-sác và Gia-cốp, và nhiều dịp khác. Đức Chúa Trời phán "Đây là đất của Ta" (Lê-vi-ký 25:23), "và Ta ban nó cho con, cho Y-sơ-ra-ên".
Khi Chúa hứa với Áp-ra-ham thì miền đất nầy không có người ở phải không? Không, nó là nơi cư trú của người Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít,  Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im,  A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít. (Sáng thế ký 15: 13-21; Phục truyền 7 ), thế nhưng, Đức Chúa Trời vẫn ban miền đất đó cho Y-sơ-ra-ên. Chính Ngài đã nhìn thấy nó  trước khi Y-sơ-ra-ên chiếm hữu, những dân tộc này đã sẵn lòng tiến lên không? Y-sơ-ra-ên có bước vào một miền đất trống hay không? Không, Y-sơ-ra-ên phải chinh phục Đất Hứa. Để đạt được mục tiêu đó, người kế nhiệm Môi-se, là Giô-suê, dưới sự lãnh đạo của người nầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ bước vào miền đất sau khi lang thang trong sa mạc trải 40 năm, phải mạnh mẽ và can đảm. Nhiều lần ông và dân Y-sơ-ra-ên đã được Chúa nói: "Bất cứ nơi nào bàn chân các con đạp đến thì Ta ban cho các con, như Ta đã phán với Môi-se" (Giô-suê 1: 3, xem Phục truyền 31: 1-8, 23 , Giô-suê 1: 1-9). Lời hứa này có nghĩa là Giô-suê phải tự mình can đảm, bước đi trong đức tin và đặt lòng bàn chân trần của mình đi tới. Đức tin là như thế. Có lẽ Chúa đã gọi bạn đến một cái gì đó, để hoàn thành một nhiệm vụ trọng đại. Nếu bạn đi ra trong đức tin và vâng phục, bạn thấy rằng bạn sẽ sở hữu miền đất. Chúa cung cấp cho bạn những gì Ngài đang đòi hỏi bạn. Nhưng bạn phải mạnh mẽ. Bạn phải bước đi trong đức tin. Và trong khi đi ra, bạn sẽ trải nghiệm sự ban cho của Chúa! Nhưng điều đó sẽ không được ném vào lòng bạn. Những trận chiến lớn có thể nằm trước mắt bạn!
--- Sự phán xét bất chấp giao ước
Tại sao xứ Ca-na-an bị cất khỏi những dân tộc ngoại đạo đã sống ở đó? Đó là vì mức lượng sự gian ác của họ đã đầy đủ (Sáng thế ký 15:16, Phục-truyền 9: 3-6). Sự phán xét của Đức Chúa Trời đã được thông qua trên những dân tộc đó. Lắm khi Y-sơ-ra-ên thậm chí không được để lại bất cứ ai còn sống; vào những thời điểm khác, thậm chí không có tài sản vật chất có thể được lấy làm chiến lợi phẩm, như trường hợp ở Giê-ri-cô, nơi vàng và bạc, và các đồ bằng đồng và sắt được tuyên bố là thánh (biệt riêng cho Chúa) (Giô-suê Giô-suê 6: 17- 19). Khi Achan lấy một ít cho mình, ông trở thành lý do cho sự thất bại nhục nhã đầu tiên của Y-sơ-ra tại A-hi (Giô-suê 7: 1-5). Chỉ sau khi gia đình A-can (người đã đồng ý với hành vi trộm cắp) đã bị giết (Giô-suê 7: 6-26) thì Y-sơ-ra-ên có thể chinh phục A-hi (Giô-suê 8: 1-29).
Nhưng như Đức Chúa Trời đã trừng phạt sự gian ác của các nước trong xứ Ca-na-an, Ngài cũng đã phạt sự gian ác của Y-sơ-ra-ên. Môi-se đã cảnh cáo họ rằng: "Nếu anh em không cẩn thận tuân giữ các lời của luật pháp được ghi trong sách nầy, không tôn kính danh vinh hiển và đáng sợ nầy là GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA ANH EM, thì Đức Giê-hô-va sẽ giáng trên anh em và dòng dõi anh em những tai ương lạ thường... Đức Giê-hô-va đã vui thích khi làm cho anh em được thịnh vượng và đông đúc thế nào thì Ngài cũng vui thích mà làm cho anh em bị diệt vong và tiêu tán thế ấy. Anh em sẽ bị trục xuất khỏi xứ mà anh em sắp vào chiếm hữu. Đức Giê-hô-va sẽ phân tán anh em giữa mọi dân tộc, từ đầu nầy cho đến cuối đầu kia của địa cầu"(Phục truyền 28: 58-68, 11: 22-32, 12: 29-32, 8: 19-20).
Lịch sử của Y-sơ-ra-ên minh chứng điều này đã xảy ra nhiều lần. Mười bộ tộc của Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày đến xứ A-si-ri (I-rắc) (2 các vua 17: 20-23) và hai bộ tộc của Giu-đa vào trong sự giam cầm ở Ba-by-lôn (2 Các vua 25: 8-12). Một số dân sót ở lại đất Giu-đa (2 Các vua 25:22) và sau bảy mươi năm một số người Do Thái mà đã bị đưa tới Ba-by-lôn (chính xác 42.360 người (E-xơ-ra 2:64)) đã trở về Y-sơ-ra-ên (E-xơ-ra 1-2). Nhưng các cộng đồng Do Thái lớn vẫn còn ở trong sự tản lạc Diaspora ("Sự tản lạc"). Giêrusalem và đền thờ được xây dựng lại sau cuộc lưu đày Ba-by-lôn, và qua trong nhiều thế kỷ, đã tồn tại trong sự độc lập tương đối. Nhưng cuối cùng khi người La mã chiếm lấy và phá hủy đền thờ cùng thành phố, Y-sơ-ra-ên lại một lần nữa bị lưu đày, nhưng lần này trên toàn thế giới, như ông Môi-se đã dự đoán trước (Phục truyền 28:64). Điều đó có làm mất hiệu lực lời tuyên thệ đời đời và giao ước vĩnh cửu mà Đức Chúa Trời đã thề với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp không? Không! Tuy nhiên, hội thánh trong nhiều thế kỷ đã tuyên bố rằng có! Khi Đức Chúa Trời lập giao ước vĩnh cửu, đó là một giao ước vĩnh cửu. Ngài không rút lại lời của Ngài. Ngài tuyệt đối đáng tin cậy. Cựu Ước chứa đựng nhiều tham chiếu về lời tuyên thệ vĩnh cửu mà Ngài đã tuyên thệ và lời cam kết của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên và lời hứa của Ngài ban xứ Ca-na-an cho họ (so sánh Xuất. 6: 7, 13: 5, 11, 32:13, 33: 1, Dân số ký  14:30, Phục-truyền 1: 8, 34-35, 6:10 (13!), 7: 8, 13, 8:18, 9: 5, 10:11, 11: 9, 21, 26: 3, 28:11, 30:20, 31: 7, Giô-suê 1: 6, 21: 43-45). Y-sơ-ra-ên có thể van xin cho điều đó.
--Phép lạ
Đức Chúa Trời đã hứa với Y-sơ-ra-ên, và Ê-sai kêu gọi Y-sơ-ra-ên, (và kêu gọi chúng ta), đòi hỏi Ðức Chúa Trời giữ lời hứa: "Cũng đừng để Ngài nghỉ ngơi Cho đến khi Ngài tái lập Giê-ru-sa-lem Và dùng nó làm sự ca ngợi trong khắp đất! Đức Giê-hô-va đã đưa tay phải Và cánh tay quyền năng của Ngài mà thề: “Ta sẽ không ban ngũ cốc của ngươi Làm lương thực cho kẻ thù ngươi nữa; Dân ngoại sẽ không được uống rượu nho mới Mà ngươi đã khó nhọc làm ra. Nhưng những người gặt hái sẽ được ăn hoa lợi mình, Và ca ngợi Đức Giê-hô-va; Những người hái nho sẽ được uống rượu Trong sân của nơi thánh Ta” (Êsai 62: 6-9).
Đây là lời cầu nguyện của dân Do thái qua các thời đại tại Pascha, Pesach, là Lễ Vượt Qua của người Do Thái, khi họ cầu nguyện "Năm sau về Giê-ru-sa-lem!" Lời cầu nguyện đó vẫn chưa được hoàn thành mãi cho đến năm 1948, khi phép lạ xảy ra. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, David Ben-Gurion tuyên bố nhà nước độc lập của Y-sơ-ra-ên ra đời. Trước ngày đó, vào ngày 29 tháng 11 năm 1947, Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch phân chia Palestine. Ngay khi kế hoạch đó được công bố, những người Ả Rập mạnh mẽ bắt tay vào một cuộc chiến dã man nhằm đẩy người Do Thái xuống biển và tàn phá nhà nước Do Thái mới đang nẩy chồi. Bất kể tổn thất nặng nề, người Do Thái vẫn thắng thế. Cuộc xung đột đẫm máu này, và sự phản đối của người Anh đối với kế hoạch (được người Ả rập hỗ trợ và tiếp tay) đã khiến cho Liên hợp quốc đề xuất giải thể kế hoạch phân chia. Nhưng trong vòng sáu tháng, trước khi kế hoạch bị thu hồi, David Ben-Gurion tuyên bố một Nhà nước Do Thái độc lập. Các binh lính Anh quốc cuối cùng đã rời khỏi đất nước vào ngày hôm sau, cùng ngày mà bảy quốc gia Ả Rập đồng loạt tấn công Y-sơ-ra-ên. Bằng một phép lạ thần thánh, trận chiến bất bình đẳng đã xảy ra trong đặc ân cho Y-sơ-ra-ên, và do đó vào đầu năm 1949 một lệnh ngừng bắn đã được tuyên bố. Tuy nhiên, Ai Cập đã chinh phục dải Ga-xa, và Jordan chiếm được Bờ Tây và Đông Giê-ru-sa-lem, và họ đã từ chối đình chiến để có hòa bình.
- Sự chống đối của người Anh
Vai trò của Anh quốc trong tất cả những điều này là không rõ ràng, và thường là thẳng thừng chống Do Thái. Với sự công nhận của người Anh, phải nói rằng đã thông qua Tuyên bố Balfour năm 1917, trong đó quyền của người Do Thái được lập một 'nhà nước' (national home) ở Palestine được thừa nhận. Nhưng khi Anh quốc được giao nhiệm vụ quản lí Palestine sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kết thúc 4 trăm năm chiếm đóng của người Thổ Nhĩ Kỳ, người Anh ngày càng hỗ trợ người Ả rập. Quân đội Anh ở Palestine đã gây cho người Ả Rập và người Do thái chống lại nhau. Ngay từ năm 1923 Luân-đôn đã bí mật quyết định sử dụng các phương tiện chính trị và kinh tế để nghiền nát phong trào Si-ôn. Vị quan chức cao cấp đầu tiên của Anh tới Palestine, cao ủy Herbert Samuel, vào năm 1922, đã phê duyệt việc thành lập nước Trans-Jordan như là một khu vực không phải là một phần tạo thành nhà nước của người Do Thái trong tương lai. Năm 1923, người Anh tuyên bố rằng Trans-Jordan sẽ  tự trị, và sự phân chia đất đai thực sự được thực hiện vào năm 1928. Một phần lớn Đất hứa trong Kinh thánh đã bị cắt xén và giao cho người Ả Rập.
Đầu năm 1919, Quốc hội Ả Rập ở Đa-mách đã làm cho Sy-ri và I-rắc thành hai nhà nước riêng biệt, đến nỗi bản đồ của Trung Đông dần dần có được hình dạng hiện đại của nó. Năm 1945 Liên đoàn Ả-rập được thành lập, và nước Jordan trở nên thành viên. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1946, người Anh đã công nhận Liên đoàn Ả rập và trao sự độc lập hoàn toàn cho nước Jordan. Và rồi năm 1948, Jordan, cùng với quân đội từ Ai Cập, Sy-ri, và I-rắc, đã tấn công quốc gia mới của Y-sơ-ra-ên. Y-sơ-ra-ên đã trở lại trên sân khấu  thế giới, nhưng có quá nhiều kẻ thù của Y-sơ-ra-ên. Vai trò của Anh quốc trước chiến tranh thế giới lần thứ hai rất đau đớn khi phải kể lại. Ngay cả trước khi chiến tranh, các nhà hội Do Thái đã bị đốt cháy trong các thành phố trên toàn nước Đức, vì họ bị Đức Quốc xã và những người dân Đức căm phẩn phóng hỏa. Các báo cáo ban đầu về sự tồn tại của các trại tập trung cũng đã khởi đầu tiết lộ ra. Bất cứ ai đọc cuốn sách của Hitler nhan đề Mein Kampf (Sự tranh chiến của tôi) đều có thể phân biệt được những điều gì đã xảy ra với người Do Thái. Và vào ngày 17 tháng 5 năm 1939, Luân-đôn đã quyết định hạn chế sự nhập cư Do Thái vào Palestine tới 75.000 người. Cao Ủy Liên hiệp quốc đã được chỉ thị ngăn chặn tất cả việc người Do Thái mua đất Do Thái, và một kế hoạch đã được soạn thảo cho một sự quản trị độc lập trong vòng mười năm. Kế hoạch này sẽ đảm bảo rằng người Do Thái sẽ luôn luôn là một thiểu số thường xuyên tại Palestine, là nhà nước quê hương trong tương lai của người Do Thái. Một người Anh đã viết: "Trong chế độ sa-tan của Goebbels, một nửa triệu người Do Thái bị ngược đãi, nhiều người đang chết đói và gần chết, không có nhà ở, không có việc  làm, không có hy vọng, và đang cố gắng trốn sang Palestine, chính phủ của chúng tôi chỉ đơn giản đối xử với họ như là những 'người nhập cư bất hợp pháp'."
Anh quốc duy trì chính sách này suốt chiến tranh, mặc dù có những gì xảy ra với người Do Thái dưới chế độ Đức quốc xã. Những người Ả rập tại Palestine vui mừng vì Hitler tàn phá người Do Thái. Grand Mufti của Giê-ru-sa-lem (người đứng đầu Hồi giáo ở đó),  Amin Al-Husseini, là bạn của Hitler. Nhưng ngược lại, nước Anh lại chọn Mufti và những cận vệ của ông (thường xuyên giết hại người Do Thái trong các cuộc tàn sát ở Giê-ru-sa-lem và trong phần còn lại của thế giới Ảrập) và chống lại lợi ích của người Do Thái. Bất chấp những nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ hai, người Anh buộc những người Do Thái còn sống sót phải ở lại trong các trại tập trung và họ đánh chìm các tàu thuyền cố gắng tiếp cận cách bất hợp pháp bờ biển của Palestine. Những người Do Thái mà không bị chết đuối nhưng có thể bơi vào bờ thì đã bị người Anh vớt lên và đưa vào các trại mới ở đảo Síp. Người Do Thái yêu nước ở Palestine bị treo cổ. Giữa năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, hàng trăm người Do Thái bị sát hại trên đường phố và trong các khu vực của Palestine mỗi tháng, nhưng người Anh không cho phép người Do Thái được đưa vào các đoàn xe hộ tống an toàn. Họ nhắm mắt làm ngơ trước những kẻ sát nhân người Ả Rập.
- Không xóa khỏi bản đồ
Năm 1948, quốc gia mới ra đời của Y-sơ-ra-ên đã bị các quốc gia Ả-rập xung quanh tấn công ngay lập tức. Quân đội của Á-rập, được sự trợ giúp của Bộ Tư lệnh Anh quốc, bao gồm:
- 4.000 người trong các đội quân của Bắc Palestine, Sy-ri, và I-rắc.
- 4.000 lính đánh thuê và người Bedouin trong một đội quân từ Đông Palestine, được tuyển mộ ở Trans-Jordan dưới sự giám sát của quân đội Anh
- 3.000 người trong một đội quân từ Tây Palestine, chiếm Tel-Aviv và con đường dẫn tới Giê-ru-sa-lem
- 10.000 người trong quân đội Ai Cập rất mạnh mẽ và được trang bị tốt ở phía Nam.
Khi nước Y-sơ-ra-ên được ra đời, những đội quân này đã kiểm soát được con đường sinh tử Haifa-Tel Aviv, cô lập các vùng đất kibbutzim (khu định cư Do thái) ở Negev. Họ đã phân lập hoàn toàn những người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem và vùng kibbutz ở phía nam gần Bết-lê-hem. Họ đang ở trong một vị trí để tấn công Tel-Aviv và cắt đứt những con đường đi đến Giêrusalem và tới khu định cư ở phía nam. Khi người Anh bàn giao sự ủy trị ở Palestine, họ để lại đồn bót quân sự của mình và giao cho họ, thường với tất cả vũ khí của người Anh, cho người Ả rập. Tình hình của người Do Thái có vẻ là vô vọng.
Liên đoàn Ả Rập đã ra lệnh cho người Ả Rập địa phương rời khỏi Y-sơ-ra-ên trong khi họ sẽ nhanh chóng kết liễu người Do Thái. "Trong hai tuần bạn sẽ có thể trở lại, vì tất cả những người Do Thái sẽ chết và mọi thứ sẽ thuộc về bạn". Họ được cảnh báo: "Nếu bạn ở đó như một người Ả Rập, bạn có thể bị giết". Lệnh này là sự khởi đầu cuộc khủng hoảng người tị nạn Palestine. Người Do Thái đã không tạo ra điều đó; những người Ả rập đã làm vậy. Vì nhà nước Do thái đã không bị quét sạch khỏi bản đồ thế giới trong hai tuần. Điều đó dường như không thể tin được, rằng một quốc gia có 600.000 người Do Thái lại có thể sống sót sau một cuộc tấn công được các nhà lãnh đạo của 45 triệu kẻ thù xung quanh họ sắp xếp cách có bài bản. Từ ngữ 'phép lạ' xuất hiện trên môi mọi người. Chúa đã chiến đấu bên cạnh dân Ngài, như trong thời Cựu Ước.
Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về các sự kiện năm 1956. Ngay sau khi quốc hữu hoá kênh đào Suez, Tổng thống Nasser của Ai Cập tuyên bố rằng ông đã sẵn sàng đối phó với 'nan đề người Do Thái' một lần đủ cả. Y-sơ-ra-ên trả đũa, vượt qua sa mạc Si-nai, và sớm đứng ở rìa kênh đào Suez. Trong hành lý của những người lính Ả Rập bị bắt làm tù binh, họ đã tìm thấy hàng chục bản sao của Mein Kampf, dịch sang tiếng Ả Rập. Năm 1967, chính xác vào ngày quốc khánh lần thứ 19 sự độc lập của Y-sơ-ra-ên, Nasser lại đưa xe tăng của mình vào Si-nai, đóng cửa vịnh Aqaba và đe doạ sử dụng không quân để đánh bom các thành phố Do Thái. Lực lượng không quân Y-sơ-ra-ên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ táo bạo, phá hủy toàn bộ không lực của Ai Cập trên mặt đất. Jordan đã bị đánh bại, bờ Tây của sông Giô-đanh (mà Jordan đã chiếm đóng từ năm 1948) và Đông Giê-ru-sa-lem trở về quyền sở hữu của Y-sơ-ra-ên. Lần đầu tiên trong gần hai ngàn năm, Giê-ru-sa-lem đã trở thành thủ đô không phân chia của Y-sơ-ra-ên, một Nhà nước Do thái.
- Khởi đầu của Sự Cứu Chuộc
Vào năm 1973, vào ngày Chuộc Tội, là ngày thánh thiêng nhất của lịch Do Thái, Sy-ri và Ai Cập đã tấn công. Y-sơ-ra-ên thua thiệt lớn, nhưng đã đạt được chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur. Tuy nhiên, quốc gia đã rất ngạc nhiên. Càng nhiều máu Do Thái sẽ chảy ra trước khi có hòa bình thực sự phải không? Câu trả lời chỉ có thể được ban cho khi Đấng Mê-si-a đến. Chỉ sau đó sẽ có được sự bình an thực sự. Thậm chí kể từ khi tiến trình hòa bình ở Trung Đông bắt đầu, hàng trăm người Do Thái đã bị các nhà chính thống Hồi giáo Ảrập giết chết. Và trước mắt họ không thấy sự cuối cùng ở đâu cả. Chỉ cần suy nghĩ về cuộc chiến tranh Li-ban năm 1982, Intifada Palestine lần đầu tiên và thứ hai, cuộc chiến tranh Li-ban lần thứ hai năm 2005, việc làm sạch Ga-xa năm 2008 khỏi cơn mưa tên lửa mà Hamas nhắm tới Y-sơ-ra-ên hàng ngày...v..v..
Còn Giê-ru-sa-lem thì sao? Áp lực chia thành phố theo một cách nào đó để cho người Palestine có 'thủ đô' riêng của họ tiếp tục tăng, trong khi thế giới Cơ Đốc thúc đẩy sự quốc tế hóa Giê-ru-sa-lem. Làm thế nào bạn nghĩ rằng chính phủ Ý sẽ đáp ứng nếu điều này được đề xuất cho thành phố Rome? Đây không phải là một quyển sách về chính trị hay lịch sử, nhưng khi bạn cố gắng nhìn vào tình hình của Nhà nước Do Thái của Y-sơ-ra-ên - hiện nay đã tồn tại gần 65 năm - từ viễn cảnh Kinh Thánh, bạn không thể bỏ qua tình hình lịch sử và chính trị. Có một điều chắc chắn: phép lạ sự tồn tại của Y-sơ-ra-ên vẫn tiếp tục trong lịch sử gần đây của nó. Đó là điều không thể, và Y-sơ-ra-ên vẫn tiếp tục tồn tại. Vì Đức Giê-hô-va đã phán rằng: "Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an Là phần sản nghiệp của con". Nhưng, trước khi sự an nghỉ có thể trở thành hiện thực, nhiều điều sẽ xảy ra, và hầu hết trong số họ sẽ là điều khó chịu.
Tuy nhiên, "sự khởi đầu của sự giải cứu" như những thầy ra-bi gọi, đó là sự hình thành một nhà nước Do Thái và sự hồi hương của dân Do Thái về Y-sơ-ra-ên, đã bắt đầu và nó là một quá trình không thể đảo ngược. Tiên tri A-mốt nói: "Ta sẽ lại trồng Y-sơ-ra-ên trên đất của họ Và họ sẽ không hề bị nhổ khỏi đất mà Ta đã ban” (A-mốt 9:15). Ê-xê-chi-ên đã nhơn danh Đức Chúa Trời mà nói tiên tri: " Họ (Y-sơ-ra-ên) sẽ biết rằng Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ, khi Ta để họ bị lưu đày trong các nước [đã ứng nghiệm rồi] rồi quy tụ họ lại trong xứ của họ, chẳng để sót một ai" (Ê-xê-chi-ên 39:28). Y-sơ-ra-ên đang ở đây để định cư. Họ sẽ không bị di dời một lần nữa.
--Kích Thước Của Quê Hương
Theo Kinh Thánh, biên giới của Đất Hứa là gì? Câu trả lời mang tính toàn cầu hơn là cụ thể. Từ sông Ai Cập (Wadi el Arish, nhánh phía đông của sông Nile) đến Sông Lớn, sông Ơ-phơ-rát (Sáng thế ký 15:18). Khu vực từ Biển Đỏ đến biển Philistine (biển Địa Trung Hải) và từ sa mạc đến sông Ơ-phơ-rát (Xuất 23:31). Từ sa mạc Xin đến Rê-hốp, nơi đường đến Ha-mát bắt đầu (Dân số ký 13:21). "... tiến vào vùng đồi núi dân A-mô-rít và các miền lân cận, tức là vào vùng A-ra-ba, vùng đồi núi, vùng Sơ-phê-la, vùng Nê-ghép, và vùng duyên hải, tiến đến đất dân Ca-na-an và Li-ban, đến tận sông lớn tức là sông Ơ-phơ-rát" (Phục-truyền 1: 7). Từ đồng vắng đến Li-ban và từ sông Ơ-phơ-rát đến biển phía Tây (Phục truyền 11:24). Từ lối vào của Ha-mát đến suối (wadi) của Ai Cập (1 Vua 8: 65, 2 Sử 7: 8). Từ lối vào của Ha-mát đến tận biển A-ra-ba (II Các vua14:25). Từ sông Ơ-phơ-rát tới dòng suối (wadi) của Ai cập (Ê-sai 27:12).
Điều nổi bật ở đây là các tài liệu tham khảo định kỳ liên quan đến Ơ-phơ-rát. Dòng sông này có phải là ranh giới phía bắc hay phía đông hay cả hai? Nếu Ơ-phơ-rát là biên giới phía đông, thì Chúa đã hứa một vùng rộng lớn phía đông của sông Giô-đanh! Nếu Ơ-phơ-rát là biên giới phía bắc, thì Sy-ri (A-ram) cũng thuộc về Y-sơ-ra-ên, nhưng khu vực về phía đông có thể bị hạn chế. Mặc dù có thông báo rằng trong thời kỳ vào chiếm Đất Hứa, các bộ tộc của Ru-bên, Gát và nửa bộ Ma-na-se định cư ở bên kia sông Giô-đanh, điều này không phải lúc nào cũng được chấp nhận mà không có thảo luận (Dân 32, Giô-suê 13: 8-33, 22: 1-4, 9, 25, Phục-truyền 3: 16-18). Nhiều mô tả khác nhau trong Kinh Thánh có vẻ như cho rằng Giô-đanh là biên giới phía đông của vùng đất hứa Ca-na-an (Dân 32: 29-42, 34: 2-12, 35:10, Phục truyền 32:49, Giô-suê 22: 9 -11) có nghĩa là Ơ-phơ-rát được xem là biên giới phía bắc (bao gồm cả Sy-ri và Cao nguyên Gô-lan). Ga-la-át, phần phía bắc của miền đất bên kia sông Giô-đanh, mà cũng được hứa với Y-sơ-ra-ên rằng: "Ta sẽ đem chúng vào đất Ga-la-át và Li-ban, Nhưng chúng vẫn chưa tìm đủ chỗ ở" (Xa-cha-ri 10:10, Giê-rê-mi 50:19).
Tiên tri Áp-đia nói: "Những người Bên-gia-min sẽ được đất Ga-la-át" (Áp-đia 1: 19-20)  Việc phân chia vùng đất được tiên tri Ê-xê-chi-ên mô tả là một câu chuyện khác. Trong các chương 40 đến 48, ông nói về đền thờ, và mô tả nó một cách chi tiết. Theo một số người, Đền thờ này dường như không nằm ở Giê-ru-sa-lem, nhưng ở khu vực nơi mà Si-lô đã từng có mặt ở đó, tức là nơi mà Đền Tạm an nghỉ trước tiên sau chuyến đi bộ vất vả qua vùng hoang dã. Khu vực của Đất Hứa cũng được định nghĩa (Ê-xê-chi-ên 47: 15-20, 48: 1, 28). Một cuộc khảo sát dữ liệu đưa ra một số kết luận rằng trung tâm của Đất Hứa và Đền thờ sẽ ở phía tây sông Giô-đanh, và rằng một khi Đền thờ cuối cùng đã được xây dựng và yên chỗ, thì Ơ-phơ-rát thực sự là biên giới phía bắc và phía đông.
-Học tập vâng phục
Tất cả những điều này dẫn đến đâu? Trước hết, hãy nhận ra rằng Y-sơ-ra-ên không tồn tại bởi ân huệ của Liên Hợp Quốc, nhưng nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Chúa là chân thật với giao ước vĩnh cửu của Ngài với Y-sơ-ra-ên. Mặc dù biên giới đất đai không hoàn toàn rõ ràng, nhưng nan đề được nhìn nhận từ quan điểm của Kinh Thánh không phải là Dải Đất Bờ Tây (Dải Đất Bờ Tây đã luôn thuộc về Đất Hứa) nhưng Dải Đất Bờ Đông, và do đó, Jordan và Sy-ri. Hai nước nầy cũng có thể trở thành một phần của Y-sơ-ra-ên. Và sau khi Đấng Mê-si-a đến, Đấng sẽ ban cho hòa bình thế giới thật sự- có lẽ như là một sự ứng nghiệm trước các lời hứa cho vương quốc của Đức Chúa Trời, cuối cùng sẽ bao gồm một thế giới mới và một trái đất mới- có thể thậm chí còn có nhiều lãnh thổ hơn, với tới điểm càng xa như Ơ-phơ-rát trên biên giới phía bắc và phía đông.
- Y-sơ-ra-ên có thể có được những 'quyền' chính trị nào từ những lời hứa của Kinh thánh?
Câu trả lời cho vấn đề đặt ra là Y-sơ-ra-ên phải quyết định. Quá nhiều người Do Thái đã sống trong hoàn cảnh và tại các quốc gia nơi họ đã được thông báo chính xác về những gì họ là người Do Thái được phép làm hay không làm. Về mặt chính trị, Y-sơ-ra-ên là một đất nước tự do chọn một mô hình dân chủ phương Tây, ngược với các nền độc tài Ả Rập xung quanh họ. Do đó, trong chỗ đầu tiên, quyết định thuộc về dân Do Thái. Nếu xem xét các cuộc tranh luận đang diễn ra ở nghị viện dân chủ Knesset của Y-sơ-ra-ên ở Giê-ru-sa-lem- người ta thấy tất cả các quan điểm chính trị từ cực tả sang cực hữu đang được tranh luận sôi nổi. Họ thực sự không cần những người bên ngoài như chúng ta nói cho họ biết phải làm gì. Họ sẽ tự quyết định theo cách dân chủ.
Hơn nữa, điều đáng chú ý là Y-sơ-ra-ên thậm chí đã chấp nhận kế hoạch phân chia đất đai của Liên Hợp Quốc vào năm 1947, khi các quốc gia Ả-rập từ chối! Tất cả các cuộc chiến tranh xâm lăng mà các nước láng giềng đã tiến hành để tiêu diệt nhà nước Do Thái và đẩy người Do Thái xuống biển đã dẫn đến việc mở rộng lãnh thổ của Y-sơ-ra-ên. Trong suốt thời kỳ lịch sử, các nước châu Âu đã chiến đấu những cuộc chiến thuộc địa để mở rộng lãnh thổ của mình. Y-sơ-ra-ên, ngược lại, đã tiến hành các cuộc chiến phòng vệ khác hơn những thực dân thuộc địa. Gọi những người tiên phong Do Thái, là những người định cư ở những khu vực kém phát triển mang lại hương vị tiêu cực (có chủ tâm?), được các phương tiện truyền thông phương Tây khuyến khích, những người thường đưa ra hình ảnh phiến diện về Palestine và bức tranh về sự phát triển chuyên nghiệp của Ả Rập ở Trung Đông.
Y-sơ-ra-ên muốn hòa bình và sẵn sàng nhận lấy những rủi ro lớn, ngay cả trong phạm vi trao đổi đất đai cho hòa bình. Nhưng các bên khác thực sự muốn có hòa bình hay không? Hoặc là quá trình hòa bình chỉ là một hình thức tiến hành chiến tranh cho người Palestine và người Ả Rập? Họ đang thực hành 'chiến thuật salami', cố gắng dần dần chiếm toàn bộ vùng đất của Y-sơ-ra-ên, cắt từng miếng phải không? Thời gian sẽ trả lời. Có một điều chắc chắn: Y-sơ-ra-ên phải và có thể học tập tin cậy Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Điều đó đã trở nên rõ rệt đối với thế giới trong năm mươi năm qua. Chúa ở với dân Ngài. Nhưng đồng thời, chính dân Do Thái cũng cần mạnh mẽ và can đảm, như Giô-suê, và đặt những bàn chân của mình vào Đất Hứa và do đó trải nghiệm sự ban phước của Chúa. Ngài sẽ trao đất nầy cho họ. Nếu Y-sơ-ra-ên chỉ chọn lựa dựa vào vũ khí hoặc trên nền chính trị quốc tế khôn khéo của mình, thì những lời tiên tri của Cựu Ước sẽ được áp dụng, vì từ xưa họ đã nhiều lần được cảnh báo chống lại việc tin tưởng vào liên minh với Ai Cập, A-si-ri, hay Ba-by-lôn. Những lời cảnh báo của họ đã được thành lập, bởi vì cuối cùng các cường quốc lớn xung quanh Y-sơ-ra-ên đã quay lưng lại Y-sơ-ra-ên. Nhưng khi Y-sơ-ra-ên tin cậy nơi Chúa, thì có phước, sự thịnh vượng, bình an, và chiến thắng trên các kẻ thù đang đe dọa. 
Y-sơ-ra-ên đang trên đường đến sự an nghỉ của mình. Chúa sẽ tái lâm để cho Y-sơ-ra-ên nghỉ ngơi, nhưng con đường còn dài. Nó sẽ chỉ kết thúc với sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a, sự trở lại của Chúa Jêsus Christ và sự xuất hiện của vương quốc của Ngài. Kinh thánh tuyên bố "vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ lúc sáng thế đến bây giờ chưa từng có" (Ma-thi-ơ 24:21), nhưng sau đó sẽ không bao giờ có thêm thời kỳ khổ nạn như vậy.
Chúa sẽ giải cứu họ khỏi "thời kỳ khốn đốn cho Gia-cốp" (Giê-rê-mi 30: 7-9). Ngài sẽ không từ bỏ công việc mà tay của Ngài đã bắt đầu. Tiên tri Đa-ni-ên viết trong chương 12: "Lúc ấy, đại thiên sứ Mi-ca-ên, đấng bảo vệ con dân ngươi [Y-sơ-ra-ên] sẽ đứng dậy. Sẽ có một thời kỳ ngặt nghèo chưa từng thấy kể từ khi lập nước cho đến bấy giờ. Nhưng lúc ấy, những ai trong dân ngươi có tên trong quyển sách kia sẽ được giải cứu". Giê-rê-mi 30: 7-9 nói: "Khốn thay! Ngày ấy thật kinh khiếp Chưa từng có ngày nào như ngày ấy; Đó là thời kỳ khốn đốn cho Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được giải cứu khỏi ngày ấy.’ Đức Giê-hô-va vạn quân phán: ‘Trong ngày ấy, Ta sẽ bẻ ách khỏi cổ con; Bứt dây trói cho con, Dân ngoại sẽ không bắt con phục dịch nữa. Nhưng chúng sẽ phục vụ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, Và vua mình là Đa-vít Mà Ta sẽ dấy lên cho chúng". Với tất cả sự bất trung của chúng ta, Ngài vẫn thành tín. Đó chỉ là hy vọng của chúng ta, và của Y-sơ-ra-ên. Và cuối cùng, sẽ có những phước lành cho các quốc gia xung quanh và một xa lộ từ Ai Cập đến A-sy-ri (I-rắc). Kinh Thánh chép tất cả các quốc gia này sẽ phục vụ Chúa, và Y-sơ-ra-ên chỉ đứng thứ ba trong số đó (Ê-sai 19: 23; 25).
-- Còn người Palestine ngày nay, họ có các quyền theo Kinh Thánh nữa không?
Chúng ta hãy lắng nghe tiên tri Ê-xê-chi-ên. Ông nói: "Các ngươi phải chia đất nầy cho nhau theo từng bộ tộc Y-sơ-ra-ên. Các ngươi phải bắt thăm để chia sản nghiệp cho chính các ngươi và cho những người ngoại cư ngụ giữa các ngươi và sinh con cái giữa các ngươi. Các ngươi sẽ coi họ như những người dân sinh trưởng tại Y-sơ-ra-ên; họ cũng được phân chia sản nghiệp giữa các bộ tộc Y-sơ-ra-ên. Người ngoại cư ngụ trong bộ tộc nào thì các ngươi sẽ lấy sản nghiệp ở đó mà cấp cho họ,” Chúa Giê-hô-va phán vậy"( Ê-xê-chi-ên 47: 21-23). Vì vậy, đất đai vẫn là của Y-sơ-ra-ên, và không nên có một nhà nước Palestine độc lập nào trên đất hứa của Y-sơ-ra-ên với quân đội của mình và tất cả những gì họ đòi hỏi.
Mặc dù một số thầy ra-bi giải kinh cho rằng văn bản này áp dụng cho người ngoài dân Do Thái mà đã trở thành những người cải đạo (nghĩa là những người ngoại đạo đã trở thành người Do Thái), bản văn không nói cụ thể. Nó có thể bao gồm những khách lạ mặt thực sự, chẳng hạn như người Palestine, những người có thể sở hữu một vài phần đất cách cá nhân, như ngôi nhà hoặc vườn cây. Nhưng chính miền đất ấy là của Y-sơ-ra-ên, và đã được Chúa hứa với dân Do thái bằng một giao ước đời đời. Và những người khách lạ sống trong đó phải tuân theo luật pháp của Y-sơ-ra-ên. Y-sơ-ra-ên có đầy đủ các quyền  theo Kinh Thánh để chiếm hữu toàn bộ Đất Hứa, trong đó có một số phần đất theo Dải Đất Phía Đông, thậm chí không có liên quan đến biên giới trong thời vua Đa-vít và Sa-lô-môn, đôi khi được một số nhà bình luận chính trị gọi là Y-sơ-ra-ên Lớn Hơn. Nếu chúng ta chỉ đơn giản cắm ranh giới của Đất Hứa dưới thời Giô-suê, sau khi ra khỏi Ai Cập, Y-sơ-ra-ên nên bao gồm Gô-lan (Ba-san theo Kinh thánh), Giu-đa và Sa-ma-ri, Dải Đất Bờ Tây, và có thể thậm chí là một phần nhỏ của Dải Đất Bờ Đông. Và Giê-ru-sa-lem phải là thủ đô không phân chia của nhà nước Y-sơ-ra-ên. Nơi duy nhất cho một nhà nước Palestine độc lập sẽ ở Jordan, hoặc một nơi nào khác trong thế giới Ả Rập.
Chúng ta hãy nhìn vào một số địa điểm quan trọng trong vùng đất Y-sơ-ra-ên này. Bởi vì ngày nay các phần  của miền đất được gọi là 'các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng', 'dải đất bờ Tây'. Nhưng tất cả những khu vực này là một phần của Đất Hứa. Đây là những vùng đất theo Kinh thánh của Giu-đa và Sa-ma-ri. Chúng ta hãy xem như một ví dụ về lịch sử phong phú của một số thành phố ở đó, để nhận ra tầm quan trọng của chúng đối với Y-sơ-ra-ên ngày nay. Một số trong những thành phố này thậm chí có thể nằm trong số các thành phố 'thánh thiêng nhất' của Y-sơ-ra-ên.
--Hếp-rôn
Một thành phố rất quan trọng đối với Y-sơ-ra-ên là Hếp-rôn. Vị trí của nó là 35 km về phía nam Giê-ru-sa-lem, với nhiều vườn nho và vườn cây ăn trái. Thành phố được ban cho Ca-lép (Giô-suê 14: 6-15) là người cùng với Giô-suê đã đưa ra một báo cáo tích cực về Đất Hứa, Dân. 13. Hếp-rôn, còn gọi là Ki-ri-át A-ra-ba, là thành phố nơi Sa-ra chết (Sáng thế ký 23: 2) và được chôn cất (so với 19). Y-sác cũng chết ở đây (Sáng thế ký 35: 27-29). Áp-ra-ham, Y-sác  và Gia-cốp được chôn cất ở đây (Sáng thế ký 49: 29-33), cũng như Sa-ra, Rê-be-ca và Lê-a. Trong hang động trong cánh đồng Mặc-bê-la, gần Mam-rê, nơi Áp-ra-ham đã mua để làm một nơi chôn cất từ tay của Ép-rôn, người Hê-tít, cùng với cánh đồng (Sáng thế ký 50: 12-14). Đây là thành phố mà tất cả các tổ phụ của Y-sơ-ra-ên và vợ của họ đều được an táng. Và há không phải Danh của Ngài, là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp hay sao?.
Trong thế kỷ 19 một số lượng lớn dân Do Thái sống ở đây. Năm 1929, một cuộc tàn sát của người Ả Rập diễn ra, và năm 1936, người Do Thái đã bỏ đi. Nhưng ngày nay lại có một khu định cư của người Do Thái - hoặc đúng hơn là một làng- tại Hếp-rôn, Ki-ri-át A-ra-ba, thường bị người Ả Rập tấn công tàn bạo. Thành phố Hếp-rôn được thành lập 7 năm trước thành phố Xô-an ở Ai Cập, (Dân. 13:22), có lẽ là khoảng năm 1700 TCN. Con cháu của A-nác (Phục- truyền 2:10, 9: 2, Giô-suê 11:22) đã sống ở đây: A-hi-man, Sê-sai và Thanh-mai, những người khổng lồ trong con mắt của những người Y-sơ-ra-ên, Dân. 13:22. Ca-lép đuổi họ đi, (Giô-suê 15: 13-14).
Ở đây Áp-ra-ham dựng trại của mình và sống ở đó, (Sáng thế ký 13:18). Ở đây, Chúa hiện ra với ông và hứa cho ông một người con trai ruột, và Sa-ra cười, (Sáng thế ký 18: 1-15). Nó được gọi là thành phố của một vị vua (Giô-suê 12:10). Khi Giô-suê chinh phục thành phố, ông đã giết vua nầy (Giô-suê 10: 36-39 và 22-28). Sau đó, Hếp-rôn trở thành một trong những thành phố ẩn náu, (Giô-suê 20: 7). Đây là một thành phố được giao cho các con cháu của A-rôn (Giô-suê 21: 9-13). Đa-vít đã làm vua ở đây trong 7 năm và 6 tháng, (2 Sa-mu-ên 2: 1-4, 11). Áp-ne bị giết ở đây, (2 Sa-mu-ên 3: 22-27). Đầu của Ích-bô-sết được chôn ở đây, (2 Sa-mu-ên 4:12), và Đa-vít giết những kẻ sát nhân ở đây. Ở đây, các bộ tộc của Y-sơ-ra-ên xức dầu cho Đa-vít làm vua (2 Sa-mu-ên 5: 1-5). Áp-sa-lôm được sinh ra ở đây (và 5 người con khác), và Áp-sa-lôm nổi loạn chống lại cha mình (2 Sa-mu-ên 15:10). Sau đó Rô-bô-am củng cố thành phố (2 Sử. 11: 5-12). Sau khi trở về từ cuộc lưu đày Ba-by-lôn, thành phố này lại có cư dân lần nữa (Nê-hê-mi 11:25).
Sau đó người Ê-đôm đã bị Giu-đa Ma-ca-bê đuổi đi, (1 Ma-ca-bê 5:26). Sử gia Flavius Josephus nói với chúng ta rằng người La Mã phá hủy thành phố trong suốt các cuộc chiến tranh Do Thái, khoảng năm 70 sau Công nguyên. Trong thời của đế quốc Byzantines, một hội thánh Cơ đốc, một nhà thờ, được xây dựng  bên trên hang đá Mặc-bê-la. Trong thời kỳ người Ả Rập chiếm đóng, Mặc-bê-la trở thành một điện thờ Hồi giáo. Hôm nay nó là một nơi duy nhất, phục vụ như một điện thờ cho người Hồi giáo và người Do Thái như nhau: có cả một điện thờ Hồi giáo và một nhà hội Do thái ... mãi cho đến khi có một cuộc tắm bằng máu trong những năm gần đây bởi một người có tên là Goldstein.
Baruch Kopel Goldstein là một bác sĩ người Do Thái đã gây ra cuộc tàn sát hang động Mặc-bê-la năm 1994 tại thành phố Hếp-rôn, giết chết 29 người thờ phượng Hồi giáo Palestine và gây thương tích 125 người khác. Chính phủ Y-sơ-ra-ên đã lên án cuộc thảm sát và đáp trả bằng cách bắt giữ những người theo Meir Kahane, cấm những người định cư nào đó vào các thị trấn Ả Rập và yêu cầu những người định cư đó trả lại những súng trường do quân đội cấp. Do Thái giáo chính thống chủ đạo đã kịch liệt lên án Goldstein và được người Y-sơ-ra-ên mô tả cách rộng rãi là một người điên cuồng. Mồ mả của Goldstein đã trở thành một địa điểm hành hương cho những người cực đoan Do Thái. Năm 1999, sau khi ngành lập pháp Y-sơ-ra-ên thông qua đạo luật phá bỏ tượng đài kỉ niệm đối với người khủng bố, quân đội Y-sơ-ra-ên đã phá hủy ngôi đền đã được xây dựng cho Goldstein, tại nơi ông ta được mai táng.
--Sa-ma-ri-
Đây là cái tên cho toàn bộ khu vực, với các thành phố, các địa điểm cao và các đền thờ (1 Các vua 13:32, 2 Các vua 17:26). Một nơi có rất nhiều tội phạm và sự bội đạo (Ô-sê 7: 1). Đây cũng là tên của một thành phố: Sa-ma-ri, (1 Các Vua 16: 23-24), thủ đô của vương quốc 10 chi phái Y-sơ-ra-ên. Đây là một khu vực đẹp đẽ, như Ê-sai 28: 1-6 nói. Nhưng có rất nhiều  sự 'khốn thay' đối với Sa-ma-ri - vì cũng có những lời 'khốn thay' chống lại Giê-ru-sa-lem (Mi-chê 1: 5-6).
Các cuộc khai quật đã tìm thấy những tàn tích các cung điện của các vua Ôm-ri, A-háp (cung điện khảm bằng ngà voi), Giê-rô-bô-am, và A-cha-xia. Vua A-háp đã được chôn ở đây, và có hồ chứa nước (1 Các Vua 22: 37-39). A-mốt nói tiên tri về sự phán xét Sa-ma-ri, (A-mốt 3: 9-15). Vào năm 722 trước Công nguyên, Sanh-ma-na-se của A-si-ri đã lục soát thành phố và di dời người Y-sơ-ra-ên sang A-si-ri (2 Các vua 17: 5-6, Ô-sê 10:14), vì tội lỗi của Y-sơ-ra-ên (2 Các vua 17: 7-23). Ông di chuyển những dân khác đến Sa-ma-ri (II Các Vua 17: 24-40). Vì vậy, Sa-ma-ri trở thành một loại dân hỗn hợp. Ê-li và Ê-li-sê (1 Các Vua 17-19, 2 Các Vua 1-13) đã cảnh báo người Y-sơ-ra-ên và các vua của họ, và chống lại việc phục vụ các thần tượng, như Ba-anh. Giê-hu đã lắng nghe, (2 Các vua 10), và hủy hoại sự thờ phượng Ba-anh trong Y-sơ-ra-ên. Sự cải cách dưới thời vua Giô-si-a cũng ở trong khu vực này (2 Các vua23:19). A-lịch-sơn Đại Đế đã thành lập tại đây một thuộc địa với người Macedonia, và thành phố đã được Hi lạp hóa. Johannes Hyrcanus chinh phục nó cho người Do Thái. Người La Mã lấy lại và đưa nó cho người Sa-ma-ri. Sê-sa Au-gút-tơ đưa thành phố nầy cho Hê-rốt đại vương. Và là người xây dựng nó, Hê-rốt đã xây những tòa nhà cao lớn ở Sa-ma-ri. Tên thành phố theo tiếng Hy Lạp là Sebastos, và do đó Hê-rốt gọi nó là Sebaste. Người Ả Rập sau đó gọi nó là Sabastiya.
Cho đến ngày nay, có khoảng 500 người Sa-ma-ri thực sự đang sống cùng với bản dịch 5 quyển sách của Môi-se và sự dâng tế lễ của họ tại Pesach. Họ là hậu duệ của dân cư hỗn hợp mà đã được hình thành sau khi vận chuyển 10 chi phái của Y-sơ-ra-ên vào tình trạng phu tù ở A-si-ri. Có núi Ê-banh, cao 941 mét, phía bắc của Si-chem, nơi Giô-suê xây dựng một bàn thờ. Và có núi Ga-ri-xim, và ở đây Giô-suê đã sao chép  bộ Luật Môi-se, (Giô-suê 8: 30-34). Và một ngày kia (ngày nay) Y-sơ-ra-ên sẽ sống trên những ngọn núi và đồi của Sa-ma-ri, trồng vườn nho của họ ở đó và tận hưởng hoa trái của mình (Giê-rê-mi 31: 1-6). Cũng như trong đất Giu-đa (Giê-rê-mi 31: 23-30).
-Si-chem
Nằm giữa núi Ê-banh, và núi Ga-ri-xim. Áp-ra-ham đã dựng một bàn thờ ở đây (Sáng thế ký 12: 6-7). Gia-cốp cất trại của ông ở đây, mua chỗ này và xây dựng một bàn thờ cho Chúa (Sáng thế ký 33: 18-20). Ở đây, các con trai của Gia-cốp là Si-mê-ôn và Lê-vi đã trả thù cho em gái họ là Đi-na (Sáng thế ký 34). Giô-sép được cha sai đến Si-chem, và tại đó các anh em ông bán ông cho người Ma-đi-an, là người đã bán lại ông ta cho Phô-ti-pha ở Ai Cập (Sáng thế ký 37: 12-36). Lâu lắm về sau Giô-sép được chôn ở đây (Giô-suê 24:32). Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến toàn bộ sự báng bổ nơi này của các người theo chủ nghĩa dân tộc Á-rập Hồi giáo. Ban đầu, họ phóng hỏa nơi này- cả ngôi mộ của Giô-sép, một đền thờ của người Do Thái - rồi họ đổi nó thành điện thờ Hồi giáo. Ở đây, dưới thời Giô-suê, Giao ước với Chúa, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã được làm mới lại (Giô-suê 24: 1-27). Ở đây diễn ra lịch sử của A-bi-mê-léc (Các quan xét 9). Giê-rô-bô-am sống ở đó (I Các Vua 12:25). Ngày nay chính thành phố cũ là một Tell (ngọn đồi)  trong vùng lân cận của Nablus.
-Si-lô
Nơi đây, Giô-suê đã lập Đền tạm và bắt thăm cho các chi phái để phân chia đất đai cho dân Y-sơ-ra-ên trước mặt Chúa (Giô-suê 18: 1-10, 19:51). Trong thời gian của các thẩm phán, Nhà của Đức Chúa Trời đã ở Si-lô (Các quan xét 18:31, 1 Sa-mu-ên 1: 3). Đó là nơi đầu tiên mà Ngài đã tạo ra nơi ở của Ngài (Giê-rê-mi 7:12).
Từ đây, người Y-sơ-ra-ên đã lấy Hòm giao ước để đưa nó đến trận chiến với người Phi-li-tin (1 Sa-mu-ên 4). Sau đó, cái hòm đi từ Ê-bên Ê-xe đến Ách-đốt - “Vinh quang đã lìa khỏi Y-sơ-ra-ên, vì Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời đã bị chiếm đoạt!” (1 Sa-mu-ên 4:22). Sau đó, Cái Hòm đi đến Éc-rôn. Rồi đến Bết-Sê-mết, và đến Kê-ri-át Giê-a-rim. Sau đó, Đa-vít di chuyển lên núi Si-ôn - (2 Sa-mu-ên 6) - thành Đa-vít, và từ đó Sa-lô-môn đã mang hòm và đặt nó trong đền thờ (I Các Vua 8: 1). Ở đây tại Si-lô, An-ne đã nhận được lời hứa rằng nàng sẽ có một người con trai tên là Sa-mu-ên (1 Sa-mu-ên 1), và hiến dâng người cho Nhà của Chúa. Tôi luôn tự hỏi vì sao trong phước lành của Gia-cốp chúc cho Giu đa (Sáng thế ký 49:10), thì có lời đó khởi đầu, "Cho đến khi Đấng Si-lô đến" - mặc dù bản NIV dịch là, "... cho đến khi Ngài đến với ai mà nó thuộc về", cây gậy của người cai trị. Bản NIV đề cập đến lời dịch của họ đến Ê-xê-chi-ên 21:27, và Dân 24:17. Nhưng liệu nó có nghĩa là ngôi đền thờ ở Ê-xê-chi-ên 40-48 sẽ được tọa lạc ở Si-lô, sau khi toàn bộ cảnh quan khu vực Giê-ru-sa-lem đã bị động đất làm thay đổi chăng? Xem Xa-cha-ri 14: 3-4, Khải huyền 11:13. Bởi vì Núi Ô-liu sẽ tách ra, và chắc chắn các ngọn núi còn lại xung quanh Giê-ru-sa-lem cũng sẽ thay đổi! Vì vậy, có thể vẫn có một vai trò quan trọng đối với Si-lô trong tương lai!
Chúng ta có thể tiếp tục nói về những nơi khác ở Sa-ma-ri và Giu-đa, như Bê-tên, Bết-lê-hem, Ga-ba-ôn, và tất cả các thành phố trong những khu vực mà ngày nay được gọi là 'lãnh thổ bị chiếm đóng'. Nhưng chỉ cần nói rằng vùng đất Sa-ma-ria và Giu-đa này là trung tâm của Y-sơ-ra-ên, với Giê-ru-sa-lem ở giữa. Gần như toàn bộ lịch sử của Cựu Ước đã xảy ra ở đây. Đây là vùng đất của Kinh thánh. Đây là vùng đất lịch sử của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Miền đất của các tiên tri Y-sơ-ra-ên. Đây là vùng đất từ 'Đan đến Bê-e Sê-ba' (Các quan xét 20: 1, 1 Sa-mu-ên 3:20, 2 Sa-mu-ên 3:10, 17:11, 24: 2, 15, 1 Các Vua 4:25, 1 Sử ký 21: 2, 2 Sử Ký 30: 5).
Đó là miền đất mà Áp-ra-ham phải đi bộ, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây (Sáng thế ký 13: 14-17), và là miền đất đã được Đức Chúa Trời vĩnh cửu hứa với ông và với Y-sơ-ra-ên bằng một lời hứa đời đời, và một giao ước đời đời /.