Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Bảo vệ bầy chiên của Đức Chúa Trời !



2 Sử kí 1: 9-10 “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời, bây giờ nguyện lời Chúa hứa với Đa-vít, thân phụ con, được ứng nghiệm; vì Chúa đã lập con lên làm vua một dân đông như bụi đất.  Vậy, xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và tri thức để con ra vào trước mặt dân nầy. Vì ai đủ khả năng lãnh đạo dân của Chúa, một dân lớn lao như thế nầy?”
1 Phi-e-rơ 5: 2-3, “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời ở giữa anh em, theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc, chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi tình nguyện; cũng chẳng phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng; cũng chẳng phải là chủ trị cơ nghiệp đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho bầy”.

-
"Chúa đã lập con lên làm vua một dân đông như bụi đất. Vậy, xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và tri thức để con ra vào trước mặt dân nầy" (2 Sử 1: 9-10) Đây là những lời cầu nguyện tuyệt vời từ miệng của Sa-lô-môn. Ông gắn liền giá trị lớn lao cho dân Israel - không phải vì đó là dân của ông, mà là dân thánh của Đức Chúa Trời. Đó là một sự khác biệt quan trọng như vậy, ngay cả trong thời của chúng ta.
Nếu chúng ta coi bất kỳ nhóm anh chị em nào là dân riêng của minh trong mối quan hệ chung của chúng ta với hội thánh Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ theo dõi họ cách ghen tuông. Chúng ta sẽ cẩn thận canh chừng họ không được nghe bất cứ ai khác ngoài bản thân chúng ta, rồi chứng ta luôn lo lắng sắp xếp quan điểm của mình với những suy nghĩ có lẽ rất hẹp hòi của chúng ta, áp đặt cho họ tuân theo. Nhưng không có người đáng kính nào, không có vấn đề nào, có quyền sở hữu tất cả tín đồ. Dù thế nào đi chăng nữa, đây không phải là trật tự mà Đức Chúa Trời ban cho hội chúng của Ngài.
 Các nguyên tắc thần thượng hoàn toàn ngược lại. Mọi thứ đều là của chúng ta, nói chung, có thể gồm cả Phao-lô hay A-bô-lô hay Sê-pha (1 Cor 3:21-23). Do đó, mọi thứ thuộc riêng của ai, về cơ bản đều sai, vì nó ngăn cản việc thực hiện những ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân của Ngài. Do đó, dân của Đức Chúa Trời không nên coi đó chỉ là một đặc quyền, mà còn là một nghĩa vụ được hưởng lợi từ tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho một anh em nào đó  cho sự xây dựng; bởi vì tất cả là dân của Đức Chúa Trời. Những tín đồ không thuộc về bất kỳ người nào, tuy nhiên có người có thể được Đức Chúa Trời công nhận và tôn vinh một phần nào. Chỉ một người anh em như vậy đều sẽ được mọi người nhận thức rõ hơn rằng anh đó cũng nằm trong dân của Đức Chúa Trời.
Đó là điểm mà Phi-e-rơ nhấn mạnh với sự nghiêm trọng như vậy. Trong chương cuối cùng của bức thư đầu tiên của mình, ông ta khuyên nhủ những trưởng lão, "Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời!" Nếu chúng ta xem xét điều đó, chúng ta sẽ được giữ đúng vị trí. Đó là đàn chiên của Đức Chúa Trời, và chúng ta phải rất cẩn thận về những gì chúng ta cư xử với bầy. Chúng ta phải cố gắng để có được tâm trí đúng đắn và mục tiêu đúng đắn trước mắt đàn chiên của Đức Chúa Trời.
"Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời ở giữa anh em, theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc, chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi tình nguyện; cũng chẳng phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng; cũng chẳng phải là chủ trị cơ nghiệp (nghĩa đen: sở hữu) đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho bầy"(1 Phi-e-rơ 5: 2-3) ... Những trưởng lão không nên coi đàn chiên là tài sản riêng của họ, nhưng họ là gương  mẫu của đàn. Lời Phi-e-rơ khích lệ đối với những trưởng lão nói rằng họ nên bảo vệ đàn chiên của Đức Chúa Trời, bằng cách không xem chúng như tài sản của họ, nhưng như dân của Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ.
Ý thức này mang đến sự nghiêm túc và ý thức trách nhiệm, rồi đặt lương tâm vào chỗ thực hành. Kết quả sẽ là, giống như Sa-lô-môn, chúng ta cầu xin sự khôn ngoan; bởi vì khi đối mặt với một nhiệm vụ như vậy, chúng ta cần điều đó rất nhiều. Đối với tài sản của mình, chúng ta có thể có đủ trí tuệ; nhưng để bảo vệ dân của Đức Chúa Trời, chúng ta cần sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời.