Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Thành ngữ 'Cho Đến Khi' thứ hai - Cho đến khi Các Thời kỳ của Dân Ngoại được trọn


-
"Vì sẽ có đại họa trên đất và cơn thịnh nộ giáng trên dân nầy.  Họ sẽ ngã dưới lưỡi gươm và sẽ bị đem đi làm nô lệ giữa các nước. Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến khi các thời kỳ dân ngoại được trọn" (Lu-ca 21: 23-24).
    Chúng ta thực sự cần cả bốn Phúc Âm, Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng, bởi vì chúng cùng nhau đưa cho chúng ta toàn bộ bức tranh. Chúng bổ sung cho nhau, và không mâu thuẫn, mặc dù đôi khi có thể khó xác định thứ tự thời gian chính xác của các sự kiện trong đó. Nhưng khi bạn vừa suy nghĩ kỹ lưỡng và vừa cầu nguyện về các điều dường như nghịch lý, Chúa không bao giờ không hướng dẫn bạn vào sự mặc khải nhiều hơn về lẽ thật. Đó là kinh nghiệm của tôi trong cuộc đời tôi suốt 40 năm qua với tư cách là Cơ Đốc nhân, bất kể trước tất cả những lập luận của cái gọi là "Thượng tầng phê bình Kinh thánh". Bản ghi chép của Ma-thi-ơ về những lời của Chúa Jêsus liên quan đến những ngày sau cùng, nhìn vào tương lai xa vời. Ngài thấy một Giê-ru-sa-lem được xây lại, một sự gớm ghiếc trong nơi thánh, và cơn hoạn nạn lớn lao như chưa từng có hoặc sẽ không bao giờ có nữa (Ma-thi-ơ 24: 15-22). Tài liệu của Lu-ca nhấn mạnh đến những lời của Chúa Jêsus với đôi mắt của Ngài về tương lai gần, một sự hoàn thành trong những ngày trước mắt. Chúa Jêsus nói về sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem và sự tản lạc trên toàn thế giới của người Do Thái giữa các dân ngoại (người ngoài dân Do Thái) trên thế giới, sự lưu đày tại 'La mã'.

    Ngày nay, chúng ta có thể thấy được những văn kiện về những sự kiện này trong những bức ảnh được khắc trên vòm khung hình tổ tò vò ghi lại chiến thắng của Archus Titus ở Rô-ma. Titus là vị tướng lãnh đã chinh phục Giê-ru-sa-lem rồi phá hủy thành phố và đền thờ. Hình ảnh các tù nhân người Do Thái đã được chạm trổ  vào vòm đá, cũng như hình ảnh về những kho báu bị đánh cắp từ đền thờ, bao gồm Menorah (chơn đèn) vàng, có bảy nhánh. Vô số người Do Thái đã bị giết hoặc bán làm nô lệ. Những nô lệ người Do Thái tràn ngập các thị trường nô lệ ở Trung Đông mà giá nô lệ đã giảm xuống cách đột ngột. Chúa Jesus nói, Giê-ru-sa-lem sẽ bị những người ngoại bang chà đạp dưới chân, CHO ĐẾN KHI các thời kỳ dân ngoại được trọn. Khi nào những thời kỳ đó sẽ được hoàn thành? Khi Chúa Jêsus trở lại trong vinh quang!
     Tiêu đề của sách Khải huyền có nghĩa là "sự tiết lộ", cũng giống như khi bức tượng được chính thức trưng bày cho mọi người xem. Sách Khải Huyền tiết lộ hay trình bày Chúa Giêsu Christ, cho chúng ta thấy Sự Hiện Đến công khai của Ngài trong vinh quang - cũng như thế nào Giê-ru-sa-lem sẽ bị giẫm đạp dưới bàn chân của dân ngoại bang, và bao gồm sự áp bức cùng hoạn nạn cuối cùng và lớn nhất (Khải. 11: 1-2). Chỉ khi nào chính Chúa Jêsus xuất hiện, quyền năng của dân ngoại sẽ bị phá bỏ và vỡ ra như đồ gốm, bằng cây gậy sắt của Ngài (Khải huyền 19: 11-16, Thi Thiên 2: 9). Chỉ khi nào chân Ngài đứng trên Núi Ô-liu, là từ nơi mà Ngài đã lên thiên đàng trong Công vụ 1: 9-11), thì những nước họp lại chống Giê-ru-sa-lem sẽ bị đánh bại. Rồi thành phố sẽ không còn bị những người ngoại bang chà đạp nữa (Xa-cha-ri 12: 2-3, 14: 2-7, Giô-ên 3: 12-17).
--Kết thúc các thời kỳ của người ngoại bang
Chúng ta đang trên đường đến giờ phút vinh quang đó. Thời kỳ của các dân ngoại đang sắp kết thúc. Theo một số người, thời kỳ của các dân ngoại đã kết thúc. Họ nói, "hãy nhìn xem sự  tái thiết Nhà nước Do Thái năm 1948". Mặc dù có tất cả các nan đề, Y-sơ-ra-ên đã có thể kỷ niệm quốc khánh lần thứ 50 vào năm 1998, năm đầu tiên của Năm Hân Hỉ (Lê-vi-ký 25, 27) kể từ khi thành lập Nhà nước, mặc dù năm tôn giáo thực sự của Năm Hân hỉ là một vài năm sau đó. Hôm nay  (2013)  Y--sơ- ra- ên đã chuẩn bị cho lễ kỷ niệm quốc khánh 65 năm của nhà nước Y-sơ-ra-ên trong năm 2013! Một số người nói, "chắc chắn, thời kỳ của người ngoại bang kết thúc vào năm 1967, khi thành phố của Giê-ru-sa-lem được tái thống nhất và trở thành thủ đô không phân chia của Nhà nước Y-sơ-ra-ên".
    Trong năm đó Y-sơ-ra-ên đã giải phóng Đông Giê-ru-sa-lem ra khỏi sự chiếm đóng của nước Jordan. Một phần của thành phố đã phải chịu đựng đau khổ kể từ khi có tuyên ngôn độc lập của nhà nước Do Thái vào năm 1948. Trong 19 năm đó, vô số nhà hội ở Đông Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy hoặc biến thành nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, những 19 năm đó, chỉ là một đốm sáng thông thường  trong lịch sử 3.000 năm của Giê-ru-sa-lem, là thời gian duy nhất mà thành phố được chia ra, và do đó bất kỳ người Palestine nào yêu cầu sở hữu một phần của thành phố này về mặt lịch sử là không hợp lệ. Sau đó, Y-sơ-ra-ên đã tuyên bố Giê-ru-sa-lem thành thủ đô không phân chia của nhà nước Y-sơ-ra-ên độc lập. Những người chỉ ra sự kiện này để lập luận rằng sự kết thúc thời đại của người ngoại bang xảy ra vào năm 1967. Họ nói, "Bạn hãy tự nhìn xem Giê-ru-sa-lem không còn ở dưới chân người ngoại bang nữa kìa".
     Nhưng đó có là tình huống thực sự không? Không có người ngoại bang nào đang cai trị ở Giê-ru-sa-lem sao? Điều gì về việc Châu Âu và Liên Hợp Quốc đang nói đến sự kiện về Y-sơ-ra-ên, cùng những gì liên quan đến đất Y-sơ-ra-ên của họ và thành phố Giê-ru-sa-lem của họ? Và thế giới Ả Rập có đang kiểm soát nơi chí thánh tại Giê-ru-sa-lem, Núi Đền thờ không? Và người Ảrập / người Palestine tuyên bố Đông Giê-ru-sa-lem là thủ đô của một quốc gia Hồi giáo Á-rập mới, họ muốn gọi Palestine là tên của La Mã cho khu vực này. Há đây không phải là một cái tên được Hoàng đế Hadrian đặt cho phần đất nầy của Đế chế La Mã xưa, bởi vì ông ghét người Do Thái đến nỗi ông đã chọn tên kẻ thù tinh quái của họ - "Phi-li-tin" - đặt cho tỉnh La mã nầy của ông ta sao? Hoặc giáo hoàng có tuyên bố Giê-ru-sa-lem là thủ đô của ba tôn giáo lớn của thế giới, thay vì thủ đô của một quốc gia Do Thái bằng tên của Y-sơ-ra-ên không?-- Không, thời kỳ của dân ngoại cai trị Giê-ru-sa-lem chưa kết thúc!
    Kinh Thánh cũng có vẻ như chỉ ra một cách khác, vì kinh thánh nói rằng các thời kỳ của Dân Ngoại sẽ chấm dứt với sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a, sự trở lại của Đấng Christ. Chúng ta không được bỏ qua sự kiện quan trọng rằng địa điểm thánh khiết nhất ở Giê-ru-sa-lem, ở trung tâm thành phố, vẫn còn khép kín với người Do Thái. Dân Ngoại / Ả Rập còn cai trị ở đó. Thế giới Hồi giáo còn chi phối Núi Đền.  Vẫn còn bảng ghi chép : 'für Juden verboten' (cấm đoán cho người Do Thái).
      Đã một lần đền thờ đứng ở nơi này. Ở đó, trên núi Mô-ri-a, là núi Si-ôn, Áp-ra-ham đã chuẩn bị dâng hiến Y-sác (Sáng thế ký 22: 1-19). Niềm tin và sự tin cậy của ông đặt nơi Chúa đến mức độ ông tin rằng Đức Chúa Trời có thể đem con trai của ông từ kẻ chết sống lại và, theo một ý nghĩa, điều này đã xảy ra (Hê-bơ-rơ 11: 17-19). Đức Chúa Trời đã chọn nơi này làm nơi cư ngụ cho danh của Ngài (Phục truyền  12:11). Ngài hướng dẫn Đa-vít chọn vị trí chính xác (1 Sử ký 21: 21-22: 1) và Sa-lô-môn, con trai của ông, đã xây dựng Đền Thờ ở đó (I Các Vua 5: 8). Tiếp sau cuộc lưu đày Ba-by-lôn, đền thờ đã bị vua Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy, rồi đã được xây dựng lại dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra và Nê-hê-mi. Đền thờ nầy nhỏ hơn nhiều so với đền thờ của Sa-lô-môn xây cất, đến nỗi những người hồi hương cao tuổi, những người nhớ lại đền thờ nguyên thủy, đã khóc khi có lễ dâng hiến đền thờ tái thiết nầy (E-xơ-ra 3:12). Đền thờ thứ hai này, được vua Hê-rốt (là Hê-rốt đã tàn sát con trẻ của Bết-lê-hem) mở rộng và trang điểm cách lớn lao, rồi sau đó đã bị Titus phá hủy trong năm 70 sau Công nguyên. Hôm nay là địa điểm của hai đền thờ Hồi giáo. Vì vậy, nơi này vẫn còn bị giẫm đạp dưới chân người ngoại bang (tức là người ngoài dân Do Thái). Người Ả Rập vẫn còn vẫy quyền trượng của họ ở đó.
--Sự thống trị của người ngoại bang
    Tất nhiên có rất nhiều người Hồi giáo, vì sự giáo dục của họ, thành thật tin rằng Allah là Đức Chúa Trời có một và duy nhất và do đó họ cố gắng hết lòng phục vụ Ngài. Có hàng triệu người Hồi giáo yêu chuộng hoà bình trên khắp thế giới. Đồng thời, nhờ thấy hoa quả mà ta biết cây cối thuộc loại nào. Điều đó áp dụng cho mỗi người, cho Cơ Đốc nhân, người Do thái, người Hồi giáo và người của các tôn giáo khác, hoặc thậm chí những người có tư tưởng phi tôn giáo. Trong tôn giáo Cơ Đốc cũng như tôn giáo Hồi giáo đã có những đường hướng cực đoan dẫn đến sự đổ máu, thù hận và vân vân. Nhưng khi bạn thực sự biết và phục vụ cho Đấng, là Đức Chúa Trời duy nhất, thì có tình yêu trong tấm lòng của bạn, không có sự ghen ghét, bởi vì Đức Chúa Trời là tình yêu.
    Một phụ nữ Do Thái cao tuổi đã từng nói với tôi: "Tôi không quan tâm đến những quan điểm cá nhân hay tôn giáo mà bạn được sinh trưởng ra trong đó. Bạn không thể làm gì được. Đó không phải là sự lựa chọn của bạn. Cho dù bạn sinh ra trong một gia đình Ấn Độ giáo, hoặc Hồi giáo, Do Thái giáo, hoặc một gia đình Cơ Đốc giáo, hoặc lớn lên trong Khổng giáo của Trung Quốc, hoặc trong thần giáo của Nhật Bản, bạn không cần được chất vấn. Nhưng khi bạn đến một độ tuổi nhất định và bắt đầu suy nghĩ cho bản thân bạn và có thể đưa ra quyết định về đức tin cùng lối sống của mình và trở thành một người tôn giáo, từ lúc đó bạn đã tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Vì vậy, khi bạn muốn chắc chắn liệu Đức Chúa Trời mà bạn đang phục vụ có là Đấng  duy nhất và là Đức Chúa Trời chân thật không, bạn có thể kiểm tra. Bởi vì khi bạn biết và phục vụ Đức Chúa Trời duy nhất và chân thật, sẽ có tình yêu trong tấm lòng của bạn, chứ không phải sự ghen ghét, bởi vì Đức Chúa Trời là tình yêu. Bạn sẽ yêu mến Đức Chúa Trời, và yêu những người đồng hương của bạn như chính mình. Tất nhiên, các Cơ Đốc nhân cũng nên biết điều này. Khi người ta đọc những lời căm thù do các giáo phụ hội thánh, do hội thánh thời trung cổ, do ông Martin Luther và những người khác rao giảng, tấm lòng của một người đã được ướp lạnh và người ta nhận ra rằng điều này không thể đến từ Đức Chúa Trời, điều này cũng không thể đến từ Đức Chúa Jêsus Christ mà phải đến từ những nguồn hung dữ xấu xa, mặc áo choàng Cơ Đốc nhân. Vì vậy, mỗi người nên nhìn sâu vào tấm lòng của mình để xem thấy. Hoa quả của tâm linh luôn là của Đức Chúa Trời mà họ đang phục vụ. Đó là tình yêu hay hận thù?
    Trong lịch sử, Hồi giáo lan truyền đạo của họ bằng lửa và thanh gươm. Châu Âu của Cơ đốc giáo gần như đã bị tràn ngập trong hai lần. Lần đầu tiên là vào thời Trung Cổ, khi cuộc tiến quân Hồi giáo bị tạm dừng ở Pyrenees, một dãy núi nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha, bởi các hiệp sĩ Cơ Đốc của Charles Martel, ông nội của Charlemagne: năm 732 S.C. tại Tours. Lần thứ hai là vào thế kỷ thứ mười sáu, khi quân đội Hồi giáo tới được cửa Vienna vào năm 1683. Ngày nay, trong thời gian này, Hồi giáo lan truyền bởi sự nhập cư ôn hòa của các công nhân Hồi giáo, những người đang nắm giữ sự phát triển nền kinh tế của châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Khi còn là  thiểu số, họ sẽ tuân theo luật pháp của quốc gia mà họ đang sống. Ngay khi họ trở thành đa số, mọi thứ sẽ nhanh chóng thay đổi. Sau đó luật Hồi giáo, pháp luật sharia, được quy định.
    Tôi chưa bao giờ quên kinh nghiệm cá nhân, khoảng 25 năm trước, khi tôi vẫn là nhà sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình tại một mạng lưới Cơ Đốc của Hà Lan. Chúng tôi đã sản xuất một bộ phim tài liệu về nạn diệt chủng mà người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo đã gây đau đớn cho những người Armenia Cơ Đốc giáo trong suốt những năm 1895-1918. Người Armenia là quốc gia lâu đời nhất trên trái đất, người đã chính thức thừa nhận Cơ Đốc giáo làm quốc giáo của họ, vào năm 301 sau Công nguyên. Khoảng 1,5 đến 2,5 triệu người Armenia bị tàn sát, nhiều người trong số họ thậm chí đã bị đóng đinh. Vào ngày chương trình được phát sóng 2000 người Thổ Nhĩ Kỳ đứng giải thích trước tòa nhà văn phòng của chúng tôi ở Hà Lan. Tôi nhận được những bức thư đe dọa từ các cá nhân và tổ chức Hồi giáo khác nhau. Họ nói với tôi, "Vâng, bây giờ bạn vẫn có thể nói những gì bạn thích, nhưng ngày kia đang nhanh chóng đến, mà chúng tôi sẽ cho bạn biết phải nói gì hoặc phải im lặng về điều gì. Và chúng tôi đang ở bên chiến thắng. Hãy nhìn xem có bao nhiêu nhà thờ Cơ Đốc giáo bị đóng cửa hoặc biến thành nhà thờ Hồi giáo và có bao nhiêu nhà thờ Hồi giáo mới được mở ra". Lần đầu tiên tôi hiểu rằng một số công nhân từ các quốc gia Hồi giáo tự hiểu họ không chỉ ở đây để giữ nền kinh tế của chúng ta phát triển, không chỉ ở đây để kiếm tiền hoặc thoát khỏi những tình huống khủng khiếp ở quê nhà của họ, nhưng họ cũng ở đây để chinh phục thế giới cho Allah. Một ngày nào đó cả thế giới sẽ thuộc về Allah, Ma-hô-mết đã hứa với họ như vậy. Không cần phải nói, chúng tôi đã cứ phát sóng bộ phim tài liệu đó, nhưng gia đình tôi và tôi đã phải có sự bảo vệ của cảnh sát cách cá nhân trải một thời gian!
     Đối với người Hồi giáo, chinh phục thế giới là một lời hứa và một nhiệm vụ đã ăn sâu trong kinh Koran. Điều này đã được 'khải thị"cho Ma-hô-mết từ năm 589 đến 632 sau Công nguyên, một quyển sách thánh chia sẻ những câu chuyện với các văn bản Giu đa- Cơ Đốc, được 'chuyển dịch'  thành một bối cảnh Hồi giáo. Vì vậy, trong những năm 711-718 người Ả Rập chinh phục Tây Ban Nha, biến nước đó thành trung tâm thương mại và văn hoá Hồi giáo. Và vào năm 1453, người Thổ Nhĩ kỳ Ottoman đã chiếm lấy Constantinople, thủ đô của Cơ đốc  Chính thống giáo. Năm 1492, vua Ferdinand đuổi người Moor ra khỏi Tây Ban Nha và tiếp theo là trục xuất người Do Thái. Năm 1683 người Otto bao vây Vienna, nước Áo, nhưng thất bại, chấm dứt sự mở rộng Hồi giáo. Khái niệm 'cuộc chiến jihad', hay thánh chiến, là một học thuyết chính thức về đức tin Hồi giáo. Trong Kinh Thánh không có chép truyền bá đức tin Cơ Đốc giáo bằng thanh gươm. Nói như vậy là làm méo mó các lời dạy dỗ của Chúa Jêsus. Theo kinh Koran, bất cứ ai chết trong khi tham gia vào một cuộc thánh chiến sẽ đi thẳng tới thiên đàng. Những người khác không bao giờ có thể chắc chắn về số phận của họ, và chỉ có thể hy vọng rằng mọi thứ sẽ làm tốt vào lúc cuối cùng, và Allah sẽ chấp nhận họ. Do đó, người Hồi giáo phải giao thác  chính mình cách hoàn toàn với các nhiệm vụ tôn giáo do Hồi giáo quy định.
-- Năm điều quan trọng nhất trong số này là:
1. Nói bài salat, là những lời cầu nguyện theo yêu cầu, năm lần một ngày, bằng cách hướng mặt về thành phố thánh của Mecca
2. Đóng thuế Zakat, là thuế hội thánh
3. Bố thí cho người nghèo
4. Cử hành lễ Ramadan, trong đó một người ăn chay từng ngày trong suốt ba mươi ngày và chỉ có thể ăn và uống sau khi hoàng hôn mỗi ngày.
5. Thực hiện hadj, cuộc hành hương đến Mecca, ít nhất một lần trong đời mình, nhưng thường xuyên hơn thì tốt hơn.
    Đây là năm cột trụ của Hồi giáo và 'jihad', cuộc thánh chiến, có thể được coi là cột trụ thứ sáu. Hồi giáo trị vì ở trung tâm Giê-ru-sa-lem, họ thống trị Núi Đền. Họ hăm dọa người Do thái và Cơ Đốc nhân không được lên đó. Một số người nói rằng không cần phải chờ đợi thêm "điều gớm ghiếc gây nên cảnh hoang tàn" nữa ở nơi thánh. Điều đó đã có mặt trên núi Si-ôn và đã tồn tại từ nhiều thế kỷ rồi.
- Những Cơ Đốc nhân bắt bớ những người theo Cơ Đốc giáo
    Một số người sẽ trả lời những bình luận trên bằng cách chỉ ra rằng những gì đã được thực hiện dưới ngọn cờ thập tự giá trong lịch sử cũng vượt qua trí tưởng tượng của một người. Hãy suy nghĩ về hành vi của các hiệp sĩ "Cơ đốc" trong các cuộc thập tự chinh thời Trung cổ, trong đó họ đã giành được những nơi thánh từ đạo Hồi và cai trị Đất Thánh trong hai trăm năm. Khi chinh phục xong thành Giê-ru-sa-lem, họ đuổi những người Do thái đã sống ở đó, gồm đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ, và người già, đến nhà hội lớn, đốt lửa, và thiêu sống những người đó, và ngay ngày hôm sau họ cử hành tiệc thánh. Và họ cũng tàn sát hàng ngàn người Hồi giáo trong cuộc Thập tự chinh của họ chống lại Hồi giáo, từ năm 1096 đến năm 1291 S.C.
   Cũng đúng là sau năm 650 sau Công nguyên, người Do Thái đã sống tốt hơn dưới thời Hồi giáo, hơn là khi họ ở miền đất của Cơ Đốc giáo giới trong 1300 năm tiếp theo. Mặc dù người Do Thái trong thế giới Hồi giáo đã từng bị cướp tiền và hàng hoá, nhưng hiếm khi họ bị giết chết, mặc dù đôi khi điều đó đã xảy ra, và thậm chí trong một cách tàn bạo nhất không phải để nói về việc ép buộc cải đạo theo Hồi giáo. Nhưng nói chung họ đã có thể thực hành tôn giáo và văn hoá của họ. Ngược lại, trong các vùng đất của Cơ Đốc giáo giới, nơi mà sứ điệp Cơ Đốc giảng rằng người Do Thái là những kẻ giết Chúa Jêsus, người ta thấy rằng người Do Thái bị bắt bớ, bị cướp và giết chết một cách có hệ thống và sách tôn giáo của họ bị đốt cháy. Người Do Thái sống dọc theo sông Rhine bị giết hại và bị cướp bóc để tài trợ cho các cuộc thập tự chinh thời trung cổ. Những người Đức Quốc xã đã nêu ra ý tưởng bắt người Do Thái đeo ngôi sao màu vàng của Đa-vít trong Thế chiến II, thực ra thực hành nầy bắt đầu từ thời Trung Cổ khi hội thánh ép người Do Thái mặc quần áo đặc biệt, chẳng hạn như buộc một miếng vải vòng ngang ngực hoặc đội mũ đặc biệt của người Do Thái.
    Trong thời tôn giáo pháp đình của Công giáo La Mã ở miền nam châu Âu, hàng ngàn người Do Thái từ chối cải đạo theo Cơ Đốc giáo đã bị đốt cháy trên cọc, với những người khác bị đóng đinh treo trước mắt họ. Các cuộc tàn sát ở các nước Cơ Đốc giáo Đông Âu thường được các thầy tế lễ và hàng tăng lữ Chính Thống giáo Nga khuyến khích và đưa ra, đặc biệt là vào khoảng có lễ Phục Sinh, khi họ kêu gọi dân chúng "dạy người Do Thái, những kẻ giết Chúa một bài học".
     Lò hỏa thiêu người Do thái đã xảy ra tại nước Đức của Matin Luther-- vào cuối đời mình, nhà Cải chánh hội thánh Martin Luther đã nói những điều khủng khiếp nhất về người Do Thái: "đốt nhà hội của họ, đốt sách của họ, đuổi họ ra khỏi miền đất của bạn, không bao giờ cho họ một việc làm tốt, cho họ một sự trừng phạt đích đáng"; điều duy nhất ông không nói là: "giết họ", nhưng trong suốt phần cuối đời mình, ông nói mọi thứ, vì vậy Đức Quốc xã có thể trích dẫn lời của Luther, và họ đã làm theo như vậy. Có vẻ như không có đủ người phản đối những gì đã xảy ra với người Do Thái để ngăn chặn cái chết khủng khiếp của sáu triệu người Do Thái (bao gồm cả một triệu rưỡi trẻ em) trong các trại tập trung. Các Cơ Đốc nhân cá nhân, cả Tin Lành và Công giáo La Mã, ở các nước như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Ba Lan và Đan mạch, đã liều mạng làm những  gì có thể làm được để giúp người Do Thái. Nhưng tất cả chúng ta đều biết - và người Do Thái cũng biết - rằng Đức Giáo hoàng ở Rô-ma (người được người Do Thái coi là lãnh tụ của Cơ Đốc giáo) đã im lặng. Và cũng được biết rằng các tội phạm chiến tranh đã được lưu giữ ở một số tu viện Công giáo sau chiến tranh- mặc dù không nên quên rằng trong chiến tranh nhiều người Do Thái ở Ý cũng được che chở trong các tu viện Công giáo Rô-ma. Chúng ta biết về hành vi của người Đức.
    Các Cơ Đốc nhân và các hội thánh hợp tác với chế độ Đức quốc xã, mặc dù ngược lại, những cá nhân như Dietrich Bonhoeffer đã dâng hiến cuộc sống của họ trong một nỗ lực để chống lại cuộc bức hại này của người Do Thái. Ở Hà Lan, cha mẹ tôi đã giấu người Do Thái trong chiến tranh, và bà Corrie ten Boom (trong quyển sách "Chỗ Ẩn Giấu") cá nhân  tôi biết 'cô Corrie'. Cô rất quen biết cha mẹ tôi.
     Trong suốt lịch sử, nhiều hành vi man rợ đã được tận tâm thực hiện dưới tên gọi của Cơ Đốc giáo và dưới ngọn cờ thập tự giá, bao gồm việc chiếm làm thuộc địa các phần đất lớn của thế giới bởi các quốc gia Cơ đốc Châu Âu và giết hại người bản địa để cướp bóc vàng, các kim loại quý khác và tài nguyên thiên nhiên của họ. Thậm chí họ còn trích dẫn Kinh Thánh để bảo vệ sự nô lệ hóa thuộc địa. Bất cứ ai biết Kinh Thánh, đều biết rằng hành vi khủng khiếp như vậy đã tuyệt đối không thực sự liên quan đến Kinh Thánh hay với Chúa Giê Su Christ. Điều đó không thể được suy luận từ những lời dạy của Kinh thánh, nhưng nó là một sự bắt chước kinh khủng của họ. Niềm tin Cơ Đốc không tôn trọng khái niệm 'một cuộc thánh chiến'.
    ‘Gott mit uns’- "Đức Chúa Trời với chúng ta" in trên dây thắt lưng của những người lính Đức liên quan nhiều hơn đến lạm dụng Danh Đức Chúa Trời (so sánh với Xuất. 20: 7)- "Con không được lạm dụng danh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, vì Đức Giê-hô-va sẽ chẳng dung tha kẻ nào lạm dụng danh Ngài")- hơn là cầu nguyện. Cơ Đốc giáo giới có rất nhiều lỗi lầm riêng của mình rằng họ có chút ít quyền hành chỉ ngón tay vào người khác. Nhưng Cơ Đốc giáo giới cũng có rất ít liên quan đến đức tin Cơ Đốc thiết thực là sống bày tỏ sự chuộc tội của Đấng Christ, nói về sự tha thứ và yêu mến Đức Chúa Trời, ngay cả khi Ngài yêu thương chúng ta, và yêu thương người lân cận của chúng ta như chính chúng ta. Ngược lại, trong kinh Koran, một cuộc thánh chiến, một 'jihad', được trình bày như một phương tiện truyền bá đức tin Hồi giáo trên toàn thế giới. Đó là một phần thiết yếu của tôn giáo này.
- Sự xung đột thuộc linh
   Do Thái giáo bắt đầu với Áp-ra-ham, khoảng 2000 năm trước Đấng Christ; Cơ đốc giáo bắt đầu với Chúa Jêsus vào lúc bắt đầu lịch Cơ-đốc; Hồi giáo bắt đầu với Ma-hô-mết, khoảng 600 năm sau Đấng Christ. Trong khi Hồi giáo thừa nhận các sự liên kết với Do thái giáo và Cơ-đốc giáo, họ lại tự coi mình như là được giao thác sự mặc khải cuối cùng và xác định của một vị thần có tên là Allah. Thật không thể tưởng tượng được rằng những địa điểm thánh ở Y-sơ-ra-ên lại nằm trong tay của các tôn giáo mà chỉ là các trạm dừng trên đường đi đến Hồi giáo. Giê-ru-sa-lem là thành phố thánh thứ ba của Hồi giáo (sau Mecca và Medina). Giê-ru-sa-lem được coi là thánh - mặc dù nó không bao giờ được đề cập trong kinh Koran- bởi vì vào một đêm trong giấc mơ, Ma-hô-mết đã báo cáo lên trời khi cỡi ngựa của mình từ ngôi nhà ở Giê-ru-sa-lem. Dấu vết móng chân con ngựa đó vẫn còn được chỉ ra trong Đền thờ Hồi giáo Omar trên Núi Đền!
     Trong Koran, có một chỗ được nhắc đến như là đền thờ Hồi giáo / thánh địa xa nhất -Al Quds- mà không nói nơi đó tọa lạc ở đâu. Nhưng trong những năm Ma-hô-mết còn sống, không có đền thờ Hồi giáo hay đền thờ nào ở Giê-ru-sa-lem. Vì vậy, một số sử gia tin rằng kinh Koran đang đề cập đến làng Janad ở Yemen, nơi mà vào năm 615 S.C. đền thờ Hồi giáo Al-Janadiya đã được xây dựng. Các học giả này tin rằng từ đây Ma-hô-mết đã thực hiện chuyến đi của mình lên trời. Nhưng ngày hôm nay vì bất cứ lý do nào đó mà người Hồi giáo chỉ ra Giê-ru-sa-lem là nơi thánh mà Koran đề cập đến, mặc dù, khi người Hồi giáo ở Y-sơ-ra-ên cầu nguyện, họ quay lưng lại Giê-ru-sa-lem và cầu nguyện theo hướng Mecca. Người Hồi giáo nhấn mạnh rằng toàn bộ Giê-ru-sa-lem sẽ được trả lại cho họ và phải trở lại dưới sự cai trị của họ. Nó không thể dưới quyền thống trị của người Do Thái hoặc Cơ Đốc nhân vì vậy họ yêu cầu thu hồi. Y-sơ-ra-ên đã ở dưới quyền Allah trong hơn 1000 năm. Allah toàn năng. Không thể đơn giản cho rằng mảnh đất nhỏ này- Y-sơ-ra-ên- và thành phố linh thiêng thứ ba của Hồi giáo -Giê-ru-sa-lem- sẽ bao giờ trở lại với các tôn giáo được Hồi giáo coi là các trạm thông qua, như Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Họ cho rằng mình có một tôn giáo duy nhất và chân thật, và nếu cho phép các thánh địa Hồi giáo này nằm trong tay của người khác, cho dù là người Do thái hoặc người Cơ Đốc, sẽ tạo ấn tượng rằng những tôn giáo đó và Đức Chúa Trời của họ mạnh hơn Allah. Và từ đó nảy sinh ra vấn đề.
     Ngày nay, nhiều người đánh giá thấp vai trò của Hồi giáo trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Cuộc xung đột đó không chỉ chủ yếu về dầu mỏ, về đất nước quê hương hoặc các quyền nhân đạo đối với người Palestine bị di dời, hoặc về bất kỳ lợi ích chính trị hoặc kinh tế nào. Về mức độ sâu nhất, đó là cuộc xung đột tôn giáo, giữa Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, Cha của Chúa Giêsu Christ chúng ta, và các vị thần khác, các quyền lực, các hệ tư tưởng của thế giới. Cơ Đốc nhân và người Do Thái không có 'Các Nơi Thánh', nhưng họ có một Đức Chúa Trời thánh khiết, Đấng mà họ muốn phục vụ bằng cuộc sống thánh thiện của mình. Tuy nhiên, có một số nơi có giá trị tượng trưng cho đức tin của họ. Và thực tế vẫn là địa điểm thánh khiết nhất ở Giê-ru-sa-lem dành cho người Do Thái, địa điểm của Đền Thờ, nằm trong tay người ngoài dân Do Thái, và người Do Thái thậm chí không thể tiếp cận nó để cầu nguyện. Họ phải ở phía dưới, dưới chân những tàn tích của những bức tường khổng lồ được vua Hê-rốt xây dựng, mà đã một lần bao quanh khu đền thờ phức hợp. Họ cầu nguyện tại bức tường phía Tây (bức tường than khóc), là một tàn tích của những bức tường khổng lồ bao quanh ngôi đền thứ hai - được xây dựng sau khi dân bị lưu đày Ba-by-lôn hồi hương, do E-xơ-ra và Nê-hê-mi lãnh đạo--và được vua Hê-rốt mở rộng. Họ mong muốn càng gần đến được nơi mà đã một lần có nơi 'Holy of Holies', 'Nơi Chí Thánh' ở đó. Đó là chỗ trong đền thờ, nơi mà sự vinh hiển của Chúa ngự xuống. Vì vậy, bằng cách ở bên ngoài bức tường bao quanh của ngôi đền phức hợp này, họ không dám mạo hiểm bước cách vô ý thức đến địa điểm thánh khiết nhất.
Nhìn vào các sự kiện này, thay vì nói về 'ba tôn giáo độc thần': Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, một số người nói rằng chúng ta nên nhận ra một thực tế rằng chỉ có một tôn giáo độc thần, là Do thái giáo. Còn Cơ Đốc giáo chỉ là một chi nhánh phát triển trên gốc rễ cũ. Và Hồi giáo là một tôn giáo khác, mặc dù độc thần họ nhưng phục vụ một vị thần khác.
-- Ích-ma-ên hoặc Y-sơ-ra-ên
   Khi một ai nhìn vào cuộc xung đột đau lòng ở Trung Đông, người ta không thể không nghĩ đến bối cảnh Kinh thánh. Một người có thể tìm ra một số giải pháp và sự hiểu biết ở đó không? Kinh Thánh có thể nói gì về cuộc xung đột giữa hai anh em có cùng một người cha là Áp-ra-ham, nhưng với hai bà mẹ khác nhau không? Ích-ma-ên, người được coi là tổ tiên của các quốc gia Ả rập, được sinh ra từ mẹ A-ga người Ai Cập, là đầy tớ gái bà Sa-ra, vợ của Áp-ra-ham. Y-sác được sinh ra từ vợ của Áp-ra-ham, Sa-ra,  và là tổ phụ của dân Do Thái, Y-sơ-ra-ên. Các vị trí và quyền lợi của hai anh em cùng cha khác mẹ này là gì, khi bạn nhìn vào nó từ viễn cảnh Kinh thánh?
   Khi Áp-ra-ham được 99 tuổi- và Sa-ra đã qua tuổi sinh đẻ - Chúa là Đức Chúa Trời đã đến thăm Áp-ra-ham, và nói rằng chính vợ ông, bà Sa-ra, sẽ có một đứa con của riêng mình. Rồi chúng ta đọc trong Sáng thế Ký 17: 17-22: "Áp-ra-ham quỳ sấp mặt xuống đất, cười và thầm nghĩ trong lòng: “Một người đã trăm tuổi mà vẫn có con chăng? Sa-ra đã chín mươi tuổi mà còn sinh đẻ được sao?” Áp-ra-ham thưa với Đức Chúa Trời: “Ước gì Ích-ma-ên được phước trước mặt Ngài!” Đức Chúa Trời phán: “Không phải vậy đâu, Sa-ra, vợ của con sẽ sinh cho con một trai, và con sẽ đặt tên nó là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước với nó, là giao ước đời đời cho dòng dõi nó.  Còn Ích-ma-ên, Ta đã nghe lời con cầu xin. Nầy, Ta sẽ ban phước cho nó, làm cho nó sinh sôi nẩy nở thật nhiều. Nó sẽ là tổ phụ của mười hai công hầu, và Ta sẽ làm cho nó thành một dân lớn. Nhưng Ta sẽ lập giao ước với Y-sác mà Sa-ra sẽ sinh cho con vào khoảng thời gian nầy năm sau.” Sau khi phán xong, Đức Chúa Trời rời Áp-ra-ham và ngự lên trời".
    Vì vậy, Ích-ma-ên, các quốc gia Ả Rập, có lời hứa phước lành của Đức Chúa Trời. Ngài hứa với họ rằng họ sẽ kết quả và sẽ là một quốc gia vĩ đại. Ngày nay, có khoảng 200 đến 300 triệu người Ả Rập, sống ở hơn 20 quốc gia khác biệt và độc lập ở Trung Đông, trong một khu vực rộng lớn của miền đất giàu dầu mỏ. Họ đủ mạnh để bóp nghẹt nền kinh tế thế giới nếu họ muốn làm như vậy. Vì thế, Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài và Ngài đã ban phước cho Ích-ma-ên rất nhiều. Họ thực sự là những quốc gia hùng mạnh và có quyền lực.
     Còn Y-sơ-ra-ên? Sau tất cả các vụ tàn sát trong suốt các thế kỷ, chỉ có khoảng 15 triệu người Do Thái còn lại trên thế giới. Ở Y-sơ-ra-ên-- vùng đất nhỏ hơn Hà lan bé tí xíu, vì bạn khó có thể tìm thấy Hà-lan trên bản đồ của thế giới! - đang sống khoảng 6 triệu người Do Thái, trong một vùng đất không có dầu mỏ. Khoảng 4-5 triệu người Do thái sống ở Mỹ, khoảng 1-2 triệu ở Liên Xô cũ, và phần còn lại vẫn rải rác khắp nơi trên địa cầu. Một người bạn Do thái đã từng nói với tôi: "Thật là vui khi được làm tuyển dân của Đức Chúa Trời. Tôi ước Ngài đã chọn dân tộc khác! Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có được ơn phước của Đức Chúa Trời hơn là Giao Ước của Ngài! Bởi vì làm tuyển chọn của Đức Chúa Trời là để bày tỏ và đại diện cho Ngài trong thế gian này, có nghĩa là chịu rất nhiều đau khổ! "Nhân tiện, vị tiên tri Xa-cha-ri đã nói tiên tri rằng "khắp trái đất" (vì đó là bản dịch chính xác, thay vì dịch "toàn bộ vùng đất", so sánh với Xa-cha-ri 14: 9)- "Trong toàn xứ, Hai phần ba sẽ bị dứt bỏ và tiêu diệt, Nhưng một phần ba sẽ được để lại" ( Xa-cha-ri 13: 8). Và khi người ta thêm tất cả số người Do Thái bị tàn sát suốt các thời đại, số liệu cho thấy rằng trong lịch sử, thì 2/3 dân Do Thái đã bị xóa sạch, và chỉ 1/3 còn lại. Ngay cả khi những người thích dịch Xa-cha-ri 13: 8 với "trên toàn bộ miền đất"- có nghĩa là "Eretz Israel" - "đất của Y-sơ-ra-ên" - lời tiên tri này cũng đã được hoàn thành, khi mà người La Mã năm 70 và 135 sau Công nguyên thì 2 triệu người Do Thái đã bị tàn sát và phần còn lại bị đưa đi lưu đày. Nhưng không phải tất cả. Luôn luôn có những người Do Thái sống ở Y-sơ-ra-ên, thậm chí trong suốt 2000 năm qua!
     Khi chúng ta thêm số người người Do Thái bị giết trên các thế kỉ- với sự tàn sát cuối cùng của 6 triệu người theo chế độ Đức quốc xã ở Đức- kết luận có thể được rút ra rằng qua các thế kỷ, 2/3 của người Do Thái đã bị xóa sổ, và chỉ còn lại 1/3. Vì vậy, nghĩ rằng trong tương lai gần, Y-sơ-ra-ên sẽ trở thành một 'lò hỏa thiêu lớn' trong thời 'khốn đốn cho Giacốp,' (cơn đại nạn ), (Giê 30:7) không nhất thiết là phù hợp với Kinh Thánh, mặc dù những thời kỳ khó khăn cho Y-sơ-ra-ên vẫn còn đến. Phước hạnh cho Ích-ma-ên, nhưng giao ước vĩnh cửu của Đức Chúa Trời mà Ngài đã lập  với Áp-ra-ham, và khẳng định với Y-sác, và sau đó cho Gia-cốp. Để công bằng trong việc trình bày mức độ sâu sắc của cuộc xung đột giữa người Do Thái, Cơ Đốc nhân và người Hồi giáo, người ta phải cởi mở và thành thật với tất cả các bên và trình bày các sự kiện như chúng đang có và đã từng có trong lịch sử trải các thế kỷ. Bỏ qua chúng hoặc trình bày chúng theo cách đơn phương không giúp tìm ra được những giải pháp thực sự cho những nan đề rất thiết thực.
    Kinh Thánh nói rằng tất cả các dân tộc và các quốc gia trên trái đất phải học tập chúc phước cho Y-sơ-ra-ên. Và nếu họ làm vậy thì họ sẽ được Đức Chúa Trời ban phước. Nhưng khi họ bắt đầu nguyền rủa Y-sơ-ra-ên, họ sẽ bị nguyền rủa theo Sáng thế ký 12: 1-3. Vấn đề không phải là liệu người đó có phải là con cháu của 'Ích-ma-ên' hay của 'Y-sác' - bởi vì có những phước hạnh lớn cho 'Ích-ma-ên'. Nhưng có hay không một người tôn trọng lời hứa và giao ước của Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra-ên và dân Do Thái. Chúng ta, "thế giới Cơ Đốc", và mọi quốc gia khác - cũng là thế giới "Hồi giáo" - phải học bài học đó. Và nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ được ban phước.
-Các quyền lực thế giới
   Khi nào 'các thời kỳ của Dân Ngoại' bắt đầu? Một số người nói đó là khi Đền thờ của Sa-lô-môn đã bị người Ba-by-lôn phá hủy dưới triều Nê-bu-cát-nết-sa năm 586 T.C.N. Kể từ đó Y-sơ-ra-ên chưa bao giờ được độc lập hoàn toàn. Vương quốc nầy kế đến vương quốc kia đã giày xéo đền thờ. Tất nhiên, đã có ngôi đền thờ thứ hai, nhỏ hơn được xây dựng ở Giê-ru-sa-lem khi dân sót Do Thái hồi hương từ chốn lưu đày Ba-by-lôn, nhưng Y-sơ-ra-ên vẫn là một phần hoặc một tỉnh của một Đế chế lớn hơn nhiều. Đôi khi họ được hưởng quyền tự trị hạn chế, và thậm chí đôi khi họ vẫn được độc lập cách vừa phải, nhưng không bao giờ họ trở nên mạnh mẽ và độc lập như trong thời của Đa-vít và Sa-lô-môn.
     Đa-ni-ên, vị tiên tri tại triều đình của vua Ba-by-lôn, Nê-bu-cát-nết-sa, đã được Chúa cho phép nói với vua về những gì vua đã nằm mơ và giải nghĩa giấc mơ cho vua, Đa-ni-ên 2. Vua đã nằm mơ thấy một pho tượng với một cái đầu vàng, ngực và hai cánh tay bạc, bụng và đùi bằng đồng, ống chân bằng sắt và bàn chân có phần bằng sắt và một phần là hỗn hợp sắt và đất sét. Ông nhìn thấy một hòn đá cuộn xuống và đập vào pho tượng, nghiền nát nó. Nhưng hòn đá đã trở thành một ngọn núi lớn đầy dẫy khắp trái đất (Đa-ni-ên 2). Đa-ni-ên giải thích rằng các bộ phận khác nhau của pho tượng đại diện cho bốn hoặc năm vương quốc liên tiếp - vương quốc cuối cùng theo nghĩa mở rộng hoặc tiếp tục vị trí của vương quốc thứ tư. Đầu vàng được giải thích là vương quốc Ba-by-lôn; Ngực và cánh tay bạc như Đế quốc của người Mê-đi và người Ba Tư; bụng và đùi bằng đồng tượng trưng cho Đế quốc Hy Lạp dưới thời A-lịch-sơn Đại Đế. Hai chân bằng sắt tượng trưng cho Đế chế La Mã, chia thành các đế chế La mã phương Đông và đế quốc La Mã phương Tây, bàn chân bằng sắt và đất sét. Vương quốc thứ năm và vương quốc cuối cùng dường như là sự phục hưng của đế chế La Mã trên quy mô toàn cầu.
     Trong các khải tượng tiếp theo - Đa-ni-ên 7 - thêm nhiều chi tiết được tiết lộ cho Đa-ni-ên. Ba-by-lôn, đầu vàng, được một sư tử có cánh đại diện. Người Mê-đi và người Ba-tư (ngực và hai cánh tay bạc) được xem như một con gấu với ba xương sườn trong miệng của nó - có thể đại diện cho Syria, Ba-by-lôn và Ai Cập, mà con gấu nầy đã "nuốt chửng". Vương quốc Hy Lạp-Macedonia (bụng bằng đồng) được xem như một con báo với bốn cánh và bốn đầu, đại diện cho thực tế là sau cái chết của A-lịch-sơn Đại Đế, Đế chế của ông được chia thành bốn vương quốc-- Ai Cập, Syria, Macedonia, và Tiểu Á - được bốn tướng lãnh của ông cai trị.
      Vương quốc thứ tư, Đế Quốc La Mã (ống chân và bàn chân bằng sắt) được xem như một con quái vật khổng lồ với mười sừng, từ đó sừng nhỏ nổi lên chiếm toàn bộ trái đất (Đa-ni-ên 7). Sự xuất hiện của Con Người đã đánh dấu sự kết thúc của vương quốc cuối cùng và sự thành lập vương quốc đời đời của Con Người. Bởi vì sự xuất hiện của Ngài dường như hủy diệt toàn bộ pho tượng đứng trên hai chân của nó, dường như vào thời kỳ cuối cùng, pho tượng, tức là tất cả các đế quốc mà nó đại diện sẽ được hồi sinh với những đặc trưng riêng và sẽ có mặt trên sân khấu thế giới theo cách này hay cách khác (Đa-ni-ên 8: 1-7) Những con thú mà Đa-ni-ên thấy, xuất hiện trong sách Khải Huyền (Khải-huyền 13).
    Giữa sự sụp đổ của đế quốc La Mã và sự xuất hiện của vương quốc cuối cùng, đã có rất nhiều người chinh phục vùng đất hứa, bao gồm người Byzantines, người Ba-tư, người Á-rập, đoàn quân thập tự, người Mamelukes, Thỗ nhĩ kỳ, Pháp và Anh. Nhiều bàn chân người ngoại bang đã giẫm lên Giê-ru-sa-lem và Thánh Địa. Giữa vòng họ có người Ả Rập và 'Palestine'. Ngày nay Liên minh châu Âu đang phát triển theo một nghĩa nào đó trở thành một Đế Quốc La Mã phục sinh - mặc dù lần này nó là một phần của một thế giới trong đó có nhiều khối quyền lực lớn hơn (cuối cùng là 10?)  như là đã hiện hữu trong thời kỳ của các tác giả Kinh thánh .
     Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ở Nga - cho phép người Do Thái ở đó quay về nhà (Giê-rê-mi 16: 14-15) - và bản đồ Châu Âu ngày càng trở nên giống như thời người Rô-ma cai trị hồi xưa, thậm chí với hai ống chân là một Đông Âu và một phần phía Tây của Đế Quốc La Mã này được hồi sinh. Liên Hiệp Các quốc gia Âu châu, một loại nghị viện thế giới - mặc dù đôi khi dường như bất lực - đang có ảnh hưởng và có quân đội đội mũ xanh, là những người giữ hoà bình được nhìn thấy thường xuyên hơn ở khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển kinh tế ngày càng tăng, khủng hoảng năng lượng và môi trường, và các sự xung đột nổ ra trên khắp thế giới đòi hỏi phải có phản ứng toàn cầu. Sự xuất hiện vương quốc cuối cùng của thế giới đang nhanh chóng tiến đến. Hòa bình thế giới dường như nằm trong sự hiểu biết của chúng ta, được hệ thống máy tính và vệ tinh làm cho tiện lợi, truyền thông cáp quang và phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức tài chính đa quốc gia, và các khoản đầu tư trên toàn thế giới. Làng toàn cầu đang trở thành hiện thực. Nhưng chúng ta hãy cẩn thận khi hét lên: "Hòa bình, Hoà bình", nơi không có sự bình an, và hãy tỉnh thức!
--Antirist, CHO ĐẾN KHI...
    Không thể có hoà bình vĩnh cửu, vì Kinh Thánh bảo đảm với chúng ta rằng Antichrist vẫn phải xuất hiện. Hắn sẽ là một Đấng Christ giả tạo thay cho (và chống lại) Đấng Christ thật sự. Từ ngữ Hy Lạp 'anti' có thể có nghĩa là vừa 'chống lại' và 'thay cho, thay vì'. Khi hắn xuất hiện, các người ngoại bang sẽ lại giày đạp Giê-ru-sa-lem, theo nghĩa đen, CHO ĐẾN KHI các thời kỳ của người ngoại bang được trọn. Cả thế giới sẽ là một phần của hệ thống được AntiChrist thiết lập, và bất cứ ai chống lại hệ thống đó sẽ không thể mua hoặc bán. Những người không muốn có dấu hiệu của Con thú sẽ bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị bắt bớ, bỏ tù, và thậm chí bị giết (Khải huyền 13: 11-18), giống như người Do Thái và Cơ Đốc nhân đã bị bức hại trong chế độ phát-xít Đức quốc xã và dưới chế độ độc tài cộng sản, và đôi khi vẫn còn trong thế giới Hồi giáo đương đại.
     Khi nào điều đó xảy ra, chúng ta sẽ đến chỗ đánh giá cao tầm quan trọng của từ ngữ nhỏ "cho đến khi" trong Lu-ca 21:24! Nó hứa hẹn rằng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc. Tình hình khủng khiếp này sẽ không tồn tại mãi mãi. Các dân ngoại sẽ không có lời nói cuối cùng. Áp lực, khủng bố, tàn sát, tàn nhẫn, đói kém, bệnh tật và tử vong sẽ không có tiếng nói cuối cùng trong thế giới này. Đấng Christ sẽ có lời nói cuối cùng, khi Ngài hủy diệt quyền năng của bóng tối và giết chết Người vô luật pháp, Antichrist, rồi lập Vương Quốc công bình và bình an của Ngài. Cuối cùng Ngài là niềm hy vọng duy nhất của Y-sơ-ra-ên. Ngài là niềm hy vọng duy nhất của hội thánh. Ngài cũng là niềm hy vọng duy nhất của thế giới. Bạn có thể được trang bị cách có hiệu quả- như Y-sơ-ra-ên ngày nay - nhưng bạn sẽ bất năng chống lại toàn thế giới, trừ khi, như Đa-vít đã đối mặt với Gô-li-át, Đức Chúa Trời ở về phía bạn và ban cho bạn sự chiến thắng (1 Sa-mu-ên 17).
Làm thế nào khuyến khích người dân ở Hà Lan đã có thể được biết trước rằng Thế chiến thứ hai và chế độ Đức Quốc xã sẽ chỉ kéo dài trong năm năm. Điều đó sẽ khuyến khích họ chống lại chế độ này càng hơn! Nhưng họ đã không biết điều đó - Hitler đã nói về một đế quốc kéo dài trong 1000 năm! - và một số người phải lo sợ rằng chế độ đó sẽ kéo dài mãi mãi. Sự sợ hãi này làm mất hy vọng, đức tin, và chấm dứt sự phản kháng. Nhưng để khuyến khích chúng ta, Kinh thánh bảo đảm với chúng ta rằng triều đại cuối cùng của Antichrist trên toàn thế giới sẽ bị hạn chế về chiều dài thời gian, nó chỉ kéo dài trong ba năm rưỡi, 1.260 ngày - một kỳ + 2 kỳ + nửa kỳ = 3 kỳ rưởi= 42 tháng. Thật là nhẹ nhõm!
    Chỉ sự tồn tại của chính Y-sơ-ra-ên và sự hồi hương của dân Do Thái như là một sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong Kinh thánh và là dấu hiệu của sự hy vọng. Đức Chúa Trời vẫn chịu trách nhiệm và hướng dẫn lịch sử đến mục tiêu cuối cùng của Ngài, sự thiết lập vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Ngài sẽ đến để ban cho Y-sơ-ra-ên sự nghỉ ngơi. Tất cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu rỗi (Rô. 11:26), luật pháp sẽ từ Giê-ru-sa-lem truyền ra (Êsai 2: 2-4, Xa-cha-ri 12: 10-14) ). Quyền lực của Allah và Hồi giáo sẽ bị vỡ tan, vì Đức Chúa Trời yêu thương người Ả rập và người Palestine. Chúa Jêsus cũng muốn họ được tự do nữa. Kinh thánh nói rằng một xa lộ sẽ được xây dựng từ Ai cập đến A-sy-ri (ngày nay là I-rắc), và người A-si-ri sẽ đi đến Ai Cập, Ai Cập và A-sy-ri, và cả hai sẽ cùng thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ sẽ không thờ phượng Allah, nhưng thờ lạy JHWH, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, Cha của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Trong ngày đó, Y-sơ-ra-ên sẽ bao gồm với Ai Cập và A-sy-ri như một phước lành ở giữa trái đất ."Vì Đức Giê-hô-va vạn quân đã ban phước cho họ". Ngài phán: “Phước cho Ai Cập là dân Ta, A-si-ri là công trình của tay Ta, Y-sơ-ra-ên là cơ nghiệp của Ta" (Ê-sai 19:19-25).
     Ích-ma-ên, anh cùng cha khác mẹ của Y-sác, tổ tiên của người Ả Rập, con trai khác của Áp-ra-ham, ngoài Y-sác, đã nhận được những lời hứa lớn lao của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 21:18, 17: 20-22). Thời kỳ tối tăm sắp xảy ra trên toàn thế giới, bao gồm cả Y-sơ-ra-ên và các tín đồ trong Chúa Giê-xu Christ, hội thánh, sẽ nhanh chóng chấm dứt, và được Vương quốc vinh diệu theo sau! Thành ngữ "CHO ĐẾN KHI" đứng đó như là một sự bảo đảm cho giai đoạn mới tuyệt vời của lịch sử thế giới dành cho tất cả mọi người, bao gồm cả Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem. Chúng ta có nhận ra rằng mình đang trên đường tới đó không? Có lẽ những cái chốt căn lều trại của chúng ta sẽ không được neo một cách an toàn trong thế giới này, và chúng ta phải nhận ra rằng là những tín đồ và hạt giống thuộc linh của Áp-ra-ham, chúng ta đang trên đường tới Đất Hứa này, đến vương quốc vĩnh cửu của Ngài.