Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

MỘT SỐ LOẠI ÁC QUỶ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC GIÁO HỘI-


 

MỘT SỐ LOẠI ÁC QUỶ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC GIÁO HỘI-

Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ và Hi lạp, hai từ ngữ đồng nghĩa là Ruach và Pneuma có thể được dịch là: hơi thở, linh và gió. Có ba loại linh: Đức Thánh Linh (Chúa), nhân linh (của con người) và ác linh (là quỷ).

 Kinh thánh không liệt kê hết các loại ác linh, hay các loại quỷ của sa -tan. Đọc qua kinh thánh tôi nhận diện được một số loại ác quỷ đang hoạt động trong hội thánh ngày nay như sau. Tôi không muốn đề cập các loại quỷ nầy cũng đang hoạt động trong thế giới loài người vô tín.

Chính Chúa Giê-su xác nhận có nhiều loại ác linh trong dân thánh của Ngài như sau:

--Lu ca 9: 55 “Nhưng Chúa Jêsus xây lại trách họ mà rằng: “Các ngươi không biết mình do linh cảm nào”. Câu “linh cảm nào” nầy có nghĩa “what sort of spirit”. Chúa ngụ ý loại ác linh nào đang hành động trong các ngươi khiến các ngươi đã nói năng như vậy, khi các ngươi muốn tiêu diệt dân Sa-ma-ri.

-- Lucifer (sa-tan) và các thiên sứ ác, sa ngã, đã theo hắn, tất cả cũng là linh, là quỷ. Các quỷ nhỏ (demons, xem Mác 5:9) là quân đội quỷ cũng là các ác linh nhỏ.

--Hê-bơ rơ 1:7, “Đức Chúa Trời làm cho thiên sứ Ngài như gió”- “Who maketh his angels spirits”. Chữ “gió” (Pneuma)  ở dạng số nhiều, có thể dịch là “các linh”, nhưng không thể dịch là “quỷ”, vì họ là các thiên sứ không sa ngã, thiên sứ thánh.

Lu ca 22: 43, “Có một thiên sứ từ trên trời hiện đến, thêm sức cho Ngài. Như vậy các thiên sứ thánh hay thiên sứ ác đều có thể thêm sức cho loài người. Các quỷ có thể hà hơi, thúc đẩy con người làm những điều ác độc của nó.

1.    Linh Nói Dối:  

1 Các vua 22:21-22, “Bấy giờ, có một thần ra đứng trước mặt Đức Giê-hô-va mà thưa rằng: Tôi sẽ đi dụ người. Đức Giê-hô-va phán hỏi hắn rằng: Dụ cách nào?  Hắn thưa lại rằng: Tôi sẽ đi và làm một thần nói dối trong miệng những tiên tri của người. Đức Giê-hô-va phán rằng: Phải, ngươi sẽ dụ người được. Hãy đi và làm như ngươi đã nói”.

 Theo nguyên ngữ Hê-bơ-rơ thì hai chữ “thần” trong hai câu ”có một thần ra đứng trước mặt Đức Giê-hô-va” và “một thần nói dối” đều là chữ “ruach”, nên cần được dịch là linh.

Rất nhiều linh nói dối đang hành động và sử dụng môi miệng nhiều mục tử, giảng sư, giáo sự trong các loại giáo hội, các hệ phái tà giáo, để rao giảng những lời dối gạt.

 Thí dụ, giáo chủ giáo hội kia dạy, chỉ có một chức vụ giảng lời duy nhất là chức vụ của ông. Rô ma 15: 6 nói đến “một miệng” thì ông ám chỉ cái miệng đó là chức vụ duy nhất và cuối cùng của ông. Dân Chúa không cần nghiên cứu Kinh thánh, chỉ đọc sách ông là được. Mọi người không nên đọc sách các tác giả khác. Mọi người phải tuyệt đối vâng phục lời chức vụ ông, và không được có ý kiến nào khác. Mọi địa phương trên cả trái đất phải bắt buộc thống nhất hóa thành một Thân Thể, một Dòng Chảy, một Người Mới sống dưới sự trị vì của ban đồng công tổng hội bề trên.

2.    Ác Linh:

Các quan xét 9:23, “Đoạn, Đức Chúa Trời sai đến một ác thần sanh sự bất bình giữa A-bi-mê-léc và người Si-chem; người Si-chem bèn phản nghịch A-bi-mê-léc”. Trong nguyên ngữ “một ác thần” là “an evil spirit”. Ác linh nầy hành động trong vua A-bi mê-léc và dân thành Si-chem để cả hai thù ghét và tàn sát lẫn nhau, hầu qua đó Chúa phán xét việc gian ác của cả hai khi họ đã giết 70 con trai của ông quan xét Ghi-đê-ôn.

Tại sao đã và đang  có các cuộc tàn sát giữa các hệ phái Tin lành, các cuộc chiến đẫm máu kẻ vô tội để giành quyền Tổng quản nhiệm trong một hệ phái nào đó, thậm chí trong giáo hội tự xưng mình là Phi-la-đen-phi, tình yêu thương huynh đệ?

“Nhưng nếu đầy tớ ác kia thầm nói rằng: 'Chủ ta đến chậm,'  bèn đánh bạn đồng công”  Bạn có tin rằng lời của Chúa Giê-su trên đây đã vẫn còn xảy ra nhan nhản theo nghĩa đen trong mọi loại hệ phái Tin lành hay không?

Ma-thi-ơ 7:15 TKTC,"Hãy coi chừng các tiên-tri giả, là những kẻ đến cùng các ngươi trong áo chiên, nhưng bề trong là chó sói tham mồi”. Chữ “tham mồi” có bản khác dịch là “cắn xé, tham tàn”. Chiên không bao giờ cắn xé chiên, chỉ có chó sói, có thể là ngươi vô tin mạo làm tín đồ mới cắn xé chiên hiền lành.

 Ga-la-ti 5:15 TKTC, “Nhưng nếu anh em cắn và nuốt lẫn nhau, coi chừng anh em ngốn lẫn nhau”. Bản khác dịch, “Nhưng nếu anh chị em cắn xé và ăn nuốt nhau, hãy coi chừng, kẻo anh chị em tiêu diệt lẫn nhau”.

Kinh thánh mô tả về linh sát nhân, về quỷ cắn nuốt nhau trong hội thánh ngày nay như vậy

3.    Linh Ghen Tị

--1 Sa-mu-ên 16:14-15, “Linh của Đức Giê-hô-va lìa khỏi Sau-lơ; Đức Giê-hô-va bèn  khiến một ác linh (evil spirit) khuấy rối người.  Tôi tớ của Sau-lơ nói cùng người rằng: Nầy có một ác linh mà Đức Chúa Trời khiến đến khuấy rối vua.  Xin chúa chúng tôi hãy biểu những tôi tớ đứng chầu chúa tìm một người biết gảy đàn, để khi nào Đức Chúa Trời sai ác linh đến với chúa, thì người  đó sẽ gảy đàn, và chúa sẽ được lành mạnh (well).

- 1 Sa-mu-ên 18: 9- 11Kể từ ngày ấy, Sau-lơ thường ngó Đa-vít cách giận.  Ngày mai, ác linh bởi Đức Chúa Trời khiến nhập vào Sau-lơ;  người có cơn sốt hoảng trong đền mình, thì Đa-vít gảy đàn như những ngày khác. Sau-lơ cầm một cây giáo nơi tay,  bèn phóng Đa-vít, mà rằng: Ta sẽ đóng đinh nó nơi vách. Nhưng Đa-vít tránh hai lần khỏi mũi giáo”

“Ngó Đa-vít cách giận” nguyên ngữ là “ngó cách ghen tị”.

“Ác linh từ Đức Chúa Trời khiến nhập vào Sau-lơ” = “the evil spirit from God came upon Saul”. Ác linh nầy từ Chúa đến, vì nó vốn là thiên sứ ác, thiên sứ sa ngã do Chúa sáng tạo trước kia, mà Chúa cho phép giày vò vua Sau-lơ, con cái thật của Ngài. Chúa không sai ác linh đến với Sau-lơ, nhưng một khi Linh của Chúa lìa khỏi ông, thì lòng Sau lơ như căn nhà  trống, nên đương nhiên quỷ, hay ác linh sẽ tự nhiên tìm đến để ở mà thôi.

Bạn có nhìn thấy cặp mắt của những Cơ đốc nhân ác độc long lên nhìn đối thủ, khi anh ta nổi giận, hay ghen tị  không? Có ai đang săn đuổi mạng sống, thì giờ của bạn trong khi bạn hầu việc Chúa hôm nay không? Vì ác linh tạo sự thù ghét ganh tị trong lòng họ đối với bạn đó.

4.    Linh Bói Khoa:

Công vụ 16: 16-18 ”Một ngày kia, chúng ta đi cầu nguyện, gặp một đứa đầy tớ gái bị quỉ Phi-tôn ám vào, hay bói khoa, làm lợi lớn cho chủ nó.  Nó theo Phao-lô và chúng ta, mà kêu la rằng: Những người đó  là đầy tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, rao truyền cho các ngươi đạo cứu rỗi.  Trong nhiều ngày nó cứ làm vậy, nhưng Phao-lô lấy làm cực lòng, xây lại nói cùng quỉ rằng:Ta nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ mà truyền mầy ra khỏi người đàn bà nầy.Chính giờ đó, quỉ liền ra khỏi”.

Trong nguyên ngữ thành ngữ “quỷ Phi-tôn” là “spirit of puthon” có nghĩa he supposed diviner there) inspiration (soothsaying): - divination.. Là loại tà linh, hay quỷ cảm thúc nạn nhân làm người bói toán, người nói tiên tri, người đoán trước số mệnh. Quỷ bói khoa ở đây đã nói rất chính xác câu: “Những người đó  là đầy tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, rao truyền cho các ngươi đạo cứu rỗi”.

Vậy tại sao Phao-lô đuổi nó ra, không cho nó nói nữa hay giảng phụ cho ông?

 Mác 1:34, “Ngài chữa lành nhiều kẻ đau các thứ bịnh, và đuổi nhiều quỉ, chẳng cho phép các quỉ nói ra, vì chúng nó biết Ngài”

Lu ca 4: 40-41 “Cũng có các quỉ ra khỏi nhiều kẻ, mà kêu lên rằng: Ngài là Đấng Christ, Con  Đức Chúa Trời! Nhưng Ngài quở nặng chúng nó, cấm không cho nói mình biết Ngài là Đấng Christ.”

 Chúa cấm quỷ rao giảng Chúa ra, ngụ ý có nhiều người chưa tái sinh giảng đạo bằng sự cảm thúc hà hơi của quỷ, Chúa không chấp nhận. Hoặc khi tín đồ chân thật nào giảng theo cảm thúc của quỷ, Chúa cũng phản đối

Còn một điểm nữa về quỷ bói khoa, quỷ tiên đoán, là có nhiều mục tử giảng sư, nhà giải kinh đã từng tiên đoán về ngày tháng nào đó toàn bộ các hội  thánh sẽ được cất lên, họ nhiều lần đoán ngày Chúa Giê-su tái lâm, nhưng những  ngày tháng tái lâm đó không xảy ra. Họ đang giảng rằng vào ngày đầu của hiệp ước hoà bình Trung Đông, toàn thể Hội thánh Tin lành sẽ được cất lên trời, trong khi Khải 12 và 13 nói rằng Hội thánh còn ở lại, bị Antichrist bắt bớ, giam cầm, giết chết và chạy trốn. Khi tôi nghe nhiều bài giảng lời tiên tri do một số mục tử giảng, tôi biết ngay họ được linh bói khoa cảm thúc, nên bóp méo lời Kinh thánh.

5.    Tà Linh

1 Ti-mô thê 4: 1-2 “Vả, Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong thời kỳ sau rốt có kẻ sẽ bội đạo mà nghe theo các tà linh dẫn dụ và giáo lý của các quỷ, do sự giả hình của người nói dối, là kẻ có lương tâm chai lì, cấm cưới gả, biểu kiêng cữ các thức ăn…”

 Thành ngữ “tà linh dẫn dụ”. Theo nguyên ngữ, chữ “tà” là planos, dịch là roving (lưu động) (as a tramp—kẻ lang thang), that is,) an impostor (kẻ lừa đảo) or misleader (kẻ làm cho lạc lối): - deceiver (kẻ lừa gạt), seducing (dụ dỗ).

 Có rất nhiều tác giả, tổng quản nhiệm, giáo chủ, đã bị tà linh lừa đảo, hà hơi, xúi giục để giảng ra những hệ thống thần học như bác bỏ thần vị Đức Chúa Trời của Chúa Giê su. Họ giảm hạ giá trị của Tân ước, giảm thiểu hiệu quả sự chuộc tội của Đấng Christ trên thập tự giá. Họ dạy phải tuân giữ luật pháp cựu ước như nhóm họp vào ngày sa bát (thứ bảy), giữ chế độ cấm ăn thú vật không tinh sạch như cấm ăn thịt heo, không uống nước trà mà chỉ uống nước dừa. Họ giảng rằng nếu chỉ tin công việc cứu chuộc của Chúa Giê-su trên thập tự giá thì không được cứu. Ai nhóm họp ngày Chúa nhật sẽ bị ném vào hồ lửa.

Kẻ khác nói dối với dân Chúa khi dạy rằng chỉ có một ngôi của Đức Chúa Trời, hay dạy dối trá là không cần ăn năn tội lỗi.

--"Giáo lý của các quỷ” như:  cần thuận phục Chúa tuyệt đối, không suy nghĩ, không tư tưởng để Linh Chúa giáng vào mình. Mình cần thụ động tâm trí, cầu nguyện bằng tiếng lạ vô nghĩa, độc âm, không cần lời thông dịch, hầu mình trở thành vĩ nhân thuộc linh, vượt trên mọi người trong giáo hội. Có rất nhiều giáo lý của các quỷ, trái ngược lời Kinh thánh. Các giáo lí ấy đang được giảng ra  bằng nhiều phương  tiện truyền thông, với mục đích dẫn dụ con dân Chúa đi theo lối sai lạc. Châm ngôn 21:16 “Người lầm lạc xa đường khôn sáng sẽ ở với hội kẻ chết”.

Kết luận:

Ngày nay, Linh của Đức Chúa Trời đã trở thành Linh ban sự sống (1 Cor. 15:45), thành Bảy Linh ( Khải huyền 4: 5; 5:6). Nhân linh là tâm linh con người cần được đầy dẫy Linh của Chúa thánh (Ê-phê-sô 5:18) hoặc bị đầy dẫy linh của các quỷ-  Công vụ 5: 3  Phi-e-rơ bèn nói rằng: “Hỡi A-na-nia, sao Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi?”. Giăng 13:27 “Sau khi ăn miếng bánh ấy rồi, thì Sa-tan nhập vào người. Jêsus bèn phán cùng người rằng: “Việc ngươi làm hãy làm mau đi”.

 Người vô tín là con cái sự bội nghịch, nên họ đang bị “tà linh hiện đang hành động trong” họ là lẽ tự nhiên (Ê-phê-sô 2: 2). Điều tôi muốn nói là tâm linh của tín đồ, thay gì được đầy dẫy Thánh Linh lại nhường chỗ cho các quỷ, đầu phục chúng cách đui mù, là thụ động tâm trí cho chúng nhập vào qua hình thức nói tiếng lạ vô nghĩa, độc âm, do đó trở thành dụng cụ, trở nên phát ngôn nhân rao giảng những giáo lí của các quỷ. Kết quả con dân Chúa nói chung bị các lời rao giảng lừa đối, lời dạy dỗ dối trá  dẫn dụ vào con đưởng sai lầm, và cùng nhau cư trú trong “hội kẻ chết”. Xin Chúa cứu chúng ta. A men.

Khải Đạo- March 13-2021

 

 

 

 

 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

BIẾT ƠN NGƯỜi KHAI THÁC KINH THÁNH-


 

BIẾT ƠN NGƯỜi KHAI THÁC KINH THÁNH-

Hê-bơ-rơ 13:7, “Anh chị em hãy nhớ những người hướng dẫn, đã truyền lời Chúa cho mình, hãy chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học hỏi đức tin của họ”.

-

Tín-lí Thánh kinh như bửu vật,

Chúa cho ta đem cất lòng mình,

Cám ơn dân thánh chân tình,

Anh em công khó hi sinh ban truyền.

-

Họ đã đào bới chuyên sâu đó,

Trung tín tìm tòi chỗ tư riêng,

Ân ban cao quý thuộc thiên,

Thu nhiều bửu vật thường xuyên ban người.

-

Khi hưởng bửu vật tôi luôn nhớ,

Những con người chịu khó vì tôi,

Truy tìm, khai thác trong Lời,

Ân ban làm trí lòng vui vô cùng.

-

Về bửu vật lạ lùng Chúa cấp,

Tôi ca ngợi Chúa lập những người,

Có tài dạy dỗ tuyệt vời,

Truyền ban ân phước cho người biết ơn.

Barzillai Đặng, March 9, 2021

 

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA-3-


 HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA-3-

- Đức Jehovah Cờ Xí (Nissi)-- Môi-se-
Như các bạn đều biết, tôi được công chúa của Pha-ra-ôn nhận làm nghĩa tử.
Khi sống trong cung điện vua chúa, như một hoàng tử, ngoài việc học hỏi về khoa học, chữ viết, sự khôn ngoan của người Ai cập, tôi còn được rèn luyện về các thế võ hộ thân. Tôi cũng được huấn luyện về binh pháp, chiến lược, chiến thuật cầm quân.
Vào năm tôi 40 tuổi, tôi có ra khỏi cung cấm và thăm các anh em đồng tộc của mình, đang lao động làm xâu khốn khổ. Khi thấy một người Ai cập đang hà hiếp người Hê-bơ-rơ, ngó quanh quất không thấy ai, tôi ra ngón đòn hiễm ác, sát thủ, và tên Ai cập khốn kiếp đó đã ngã ra chết tức thì. Đó là lần đầu tiên tôi thử tài năng võ thuật của mình (Xuất 2:11-12).
Sau khi vụ sát nhân nầy bị đổ bể, tôi phải chạy trốn khỏi mặt Pha-ra-ôn, qua xứ Ma-đi-an và đến ngồi bên một giếng nước.
Các bạn ơi, khi ngồi nghỉ bên giếng có sự cố xảy ra: vì một thầy tế lễ Ma-đi-an có bảy con gái. Các cô này đến giếng để múc nước đổ đầy các máng cho bầy gia súc của cha họ uống. Có mấy người chăn chiên đến đuổi họ.
Thấy việc bất bình như vậy, tôi liền đứng dậy vung tay, không cố ý sát thủ, mà chỉ ra những ngón đòn nhằm đuổi xua bọn chăn chiên côn đồ. Các gã chăn chiên và các cô khâm phục các thế võ thần kì của tôi. Tôi cũng hơi cảm thương các cô gái ươn yếu, nên tự nguyện xách nước dưới giếng lên cho bấy chiên của các cô uống nước.
Sau khi các cô dẫn bầy chiên mình về rồi, các gã chăn chiên mới dám đến gần tôi, quỳ xuống xin tha mạng. Tôi đồng ý và cho phép chúng xách nước giếng cho bầy mình uống và gấp rút ra về vì trời sắp tối (Xuất 2: 16-22). Tôi ngồi thu lu ở bên giếng lạnh một mình mà lòng rất buồn bã.
Sau khi làm rễ cho thầy tế lễ, tôi có trách nhiệm chăn bầy chiên thay cho các cô gái. Tôi cũng chỉ dẫn cho vợ tôi và các cô em vợ năm ba thế võ phòng thân. Chúa có dùng khả năng võ thuật của tôi rồi.
Về sau, khi đưa dân Israel đến vầng đá Hô rếp, dân chúng vừa uống nước xong thì quân A ma léc đến khêu chiến. Các bạn nhớ A-ma-léc là cháu nội của ông Ê-sau.
Giô suê là đệ tử thân cận nhất của tôi, đã được tôi truyền thụ võ nghệ, binh pháp, trận đồ tác chiến trước đó một năm rồi. Cho nên trong sự giao chiến với quân A-ma-léc, tôi giao phó việc cầm quân cho Giô suê.
Tôi cùng A-rôn (anh ruột) và Hu-rơ (anh rễ) lên núi cao để cầu nguyện cho Giô suê chiến thắng.
Sau chiến thắng, tôi cảm nhận sâu xa rằng không phải Giô suê, cũng không phải tôi, mà chính Jehovah Cờ Xí (Nissi) đã chiến thắng trên quân thù thay cho chúng tôi, Ngài đã chiến thắng trước rồi. Chúng tôi chỉ thi hành sự chiến đấu, sự áp dụng chiến thắng đã có rồi mà thôi. Tôi lập một tế đàn, dâng sinh tế cho Chúa và đặt tên tế đàn đó là: "Đức Jehovah Nissi" (Cờ Xí).
Đức Jehovah Cờ Xí đã sử dụng tài năng quân sự của tôi trong những trận đánh bên bờ Tây sông Giô đanh, và Giô suê khai triển kết quả thành công mỹ mãn trong công cuộc chinh phục đất hứa về sau.
Tôi xin căn dặn các bạn rằng, không phải sức người, không phải các bạn chiến đấu với các quỷ dữ và thắng nổi chúng nó đâu. Không bao giờ. Nhưng chính Đức Jehovah Cờ Xí đã chiến thắng chúng trước rồi, chúng ta chỉ tuyên bố, chỉ thi hành sự chiến thắng đó vào mỗi tình huống mới xảy ra với chúng ta mà thôi-- Tôi quả quyết rằng:“Vì tay họ đã đưa lên nghịch với ngôi của Đức Jehovah nên Ngài sẽ chống nghịch dân A-ma-léc từ đời này đến đời kia.”-- "Họ" là A ma léc, tượng trưng sa tan và các quỷ vô hình, không phải người phàm. Chúa đã chiến thắng chúng, chúng ta chỉ áp dụng chiến thắng của Ngài. (Xuất hành 17: 14-16)
Hodos Feb. 22-2-2021-

- Đức Jehovah Đấng Thánh Hóa-- Môi-se-


 - Đức Jehovah Đấng Thánh Hóa-- Môi-se-

Đức Jehovah Đấng Thánh Hóa theo tiếng Hê bơ rơ là Yahweh Mekaddeshcem.
Thưa các bạn, tôi là Môi se, tiếp tục câu chuyện kể về hành trình đức tin của tôi.
Khi còn ở chân núi Si nai, sau khi dựng xong đền tạm và hoạt động dâng tế lễ trong đền tạm đã khởi sự được vài tháng, Chúa đã khải thị Danh Đức Jehovah Đấng Thánh Hóa cho tôi biết.
Tôi chưa hiểu làm sao tổ phụ của tôi là cụ Áp-ra-ham có thể am hiểu Danh Jehovah Jireh trên núi Mô ri a, vì theo lời Chúa nói với tôi, tôi thật khó hiểu làm sao cụ biết Danh Đức Jehovah được.
Chúa nói với tôi; “Ta đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác, và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn túc; song về danh ta là Giê-hô-va, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết” (Xuất hành 6:3).
Trong sách Sáng thế kí 17:1 tôi đã chép về Danh Đức Chúa Trời toàn túc (The All-sufficient God) rồi, chắc anh em còn nhớ. “Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn túc; ngươi hãy đi ở trước mặt Ta làm một người trọn vẹn”.
Các bạn đừng hiểu lầm chữ “toàn túc” ra “toàn năng”. Đấy là Đức Chúa Trời có khả năng cung cấp về thuộc linh và thuộc thể đầy đủ cho chúng ta.
Chúa nói với tôi rằng ba tổ phụ Áp ra ham, Y sác và Gia cốp chưa biết Danh Đức Jehovah, họ chỉ biết Danh Đức Chúa Trời toàn túc.
Tôi có thể nói cùng các bạn rằng, Jehovah là Tên của Đức Chúa Trời, và Tên nầy có nghĩa là Đấng Hằng Hữu. (I AM).
Tôi đã sử dụng danh “Đức Jehovah” cả hàng ngàn lần trong 5 sách Ngũ Kinh và sách Gióp, cũng đều do tôi viết. Còn Danh Đức Jehovah Đáng Thánh Hóa tôi chỉ dùng 7 lần trong sách Lê vi kí.
Tôi nhớ rõ 7 chỗ đó như sau: 20:8; 21:7-8; 21:15; 21:23; 22:8; 22:16; 22:32.
Tôi dùng động từ “thánh hóa” lần đầu tiên ở Sáng thế kí 2: 3, “Ngài ban phước cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó”. Chữ Hê bơ rơ qâdash có nghĩa là biệt riêng ra, do đó nghĩa là thánh hóa.
Bạn ơi, con người và cuộc đời của chúng ta cũng giống như cuộc đời dân thế giới. Ngay sau khi tin Chúa, chúng ta được biệt riêng và Chúa thánh hóa chúng ta ra riêng, thoát ngoài thế giới, để thuộc về Ngài.
Toàn bộ sự việc dâng của lễ trong sách Lê vi kí dạy với mục đích thánh hóa chúng ta, vì Chúa là thánh, chúng ta cũng phải thánh khiết.
Hodos , 4-3-2021

THẤY ĐẤNG KHÔNG THẤY ĐƯỢC-

 

Giăng 1:18 “Không ai thấy Đức Chúa TRỜI ở bất cứ thời điểm nào; Đức Chúa TRỜI độc sanh, Đấng ở trong ngực của Cha, Ngài đã minh-giải Cha”

Hê bơ rơ 11: 27, “Bởi đức-tin, ông đã lìa Ai-cập, không sợ phẫn-nộ của nhà vua; vì ông đã không dao động, như thấy Đấng không thấy được”.

-

Ôi Chúa, ngự ngai trong ánh sáng,

Chúng con không thấy được bao giờ,

Làm gì mặt đối mặt với Chúa,

Cảm nhận Ngài, Đấng đáng tôn thờ?

-

Bản chất Ngài, Chúa ôi, vô đối,

Đã bày tỏ cho chúng con rồi,

Thấy Ngài trong ánh sáng đầy đủ,

Nơi gương mặt Giê-su, Chúa tôi.

-

Từ bụi đất sinh ra phải mất,

Nhìn được Ngài quá rực rỡ sao?

Ánh sáng mặt trời nào chịu nổi?

Sao nhìn được mặt Chúa chí cao?

-

ÔI Đấng ngự ngai cao thánh khiết,

Nhưng ở gần kẻ biết cúi mình,

Khi thấy Ngài trong Giê-su Christ,

Con thực sự biết Ngài trong Linh.

Hodos -March 8, 2021.

TÍNH CÁCH NHÀ VUA CỦA CHI PHÁI GIU-ĐA-


 TÍNH CÁCH NHÀ VUA CỦA CHI PHÁI GIU-ĐA-

(Các quan xét 1:1-21).
Tiên tri Sa-mu-ên ít ra cũng sống chung với cụ Hê-li, là Thượng tế, 20 năm, cho nên nhiều học giả tin rằng ông là tác giả sách Các Quan xét. Câu cuối cùng ông viết trong sách đó là “Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải” (21:25). Trong suốt hơn 400 năm, không có vua công khai trên nước Israel, dù Gia cốp đã nói tiên tri về vương quyền của nhà Giu đa: “Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó” (Sáng 49: 10).
Trong chương 1 của sách Các Quan xét, chúng ta thấy tính cách nhà vua của một số người trong chi phái Giu đa vào thời dân Israel vừa chinh phục xong Đất hứa cách tổng quát.
1--Câu 9-1: Nhà Giu đa hào phóng với nhà Kê hát:
Ca-lép, người Giu đa được ban cho thành Hếp rôn, anh em ông phải chiếm thành nầy, như Giô suê 14: 6-15 chép. Cho nên Các quan xét chương 1 ở đây nói Ca lép đã chiếm xong thành phô Hếp rôn, nằm về phía nam trong lãnh thổ Giu- đa.
Có một sự việc ít người biết đến về thành Hếp-rôn đối với Ca-lép.
Giô suê 20:7; 21: 10—13 chép , “Vậy, dân Y-sơ-ra-ên để riêng ra Kê-đe ở Ga-li-lê tại trên núi Nép-ta-li; Si-chem tại trên núi Ép-ra-im, và Ki-ri-át-A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, ở trên núi Giu-đa.-- Con cháu A-rôn về dòng Kê-hát, là con trai Lê-vi, được các thành ấy; vì phần thứ nhứt bắt thăm trúng về họ. Người ta bèn cấp cho họ thành Ki-ri-át-A-ra-ba, tức là Hếp-rôn ở trên núi Giu-đa, và đất chung quanh thành đó. Còn địa phận của thành, và các làng nó, thì người ta cấp cho Ca-lép, con trai của Giê-phu-nê, làm sản nghiệp. Người ta cấp cho con cháu thầy tế lễ A-rôn thành Hếp-rôn, là thành ẩn náu cho kẻ sát nhân, và đất chung quanh thành”.
Lu ca 1:3, 39 nói rằng ông Xa cha ri, bố của Giăng Báp tít, là dòng thầy tế lễ nhà A-rôn, chi tộc Kê hát. Ma ri, mẹ Chúa, đã từ Ga li lê miền Bắc xuống miền Nam, vào thành Hếp-rôn thăm vợ chồng Xa cha ri và Ê-li-sa-bét. Đó là thành phố Hếp-rôn, thành ẩn náu mà Ca lép đã đánh chiếm giùm cho dòng Kê hát trong thời chinh phục đất hứa.
Tôi muốn nói về việc công lao Ca lép đánh chiếm thành phố Hếp rôn không được ban thưởng. Ông đánh chiếm Hếp rôn và đuổi ba con trai khổng lồ của A-nác là Sê-sai, A-hi-man, và Tha -ma. Giô suê ban Hếp rôn cho Ca lép, nhưng sau khi chiếm thành xong, thì Chúa ra lệnh biệt riêng Hếp rôn làm thành ẩn náu cho người ngộ sát. Nhà Kê hát thừa hưởng công khó và thành quả của đời sống Ca lép.
Nếu bạn là Ca-lép, bạn sẽ phản ứng ra sao?
Công khó của mình không bị cướp công sang đoạt, nhưng Chúa ra lệnh ông phải giao cho người khác. Nhà Kê hát có thể tự mình chiếm Hếp-rôn chăng? Chúa dấy Ca-lép đứng lên chiếm cơ nghiệp thay cho những con dân yếu ớt của Chúa. Đó là tính cách của nhà vua. Thật ít có tín đồ làm như vậy, vì tấm lòng ích kỉ, họ không muốn “ăn cơm nhà đi vác ngà voi”.
2--Câu 3 và 17: chi phái Giu Đa giúp đỡ anh em chi phái Si-mê-ôn-
“Người Giu-đa bèn nói cùng người Si-mê-ôn, là anh em mình, rằng: Hãy đi lên cùng tôi trong xứ đã bắt thăm về tôi, thì chúng ta sẽ đánh dân Ca-na-an; rồi tôi cũng sẽ đi cùng anh em đến xứ đã bắt thăm về anh em. Người Si-mê-ôn bèn đi với họ- Kế ấy, người Giu-đa đi cùng anh em mình, là người Si-mê-ôn, đánh dân Ca-na-an ở tại Xê-phát, tận diệt nơi ấy,rồi gọi tên nó là Họt-ma”.
Hậu tự của Si-mê-ôn, anh Giô sép, là dòng dõi kẻ sát nhân. Chi phái nầy dân số vừa ít lại vừa bạc nhược. Nếu không có sự giúp đở của chi phái Giu đa, tiêu biểu là gia tộc của Ca lép, dân Si-mê-ôn khó mà chiếm hữu được cơ nghiệp, một miếng đất kéo dài đến Họt-ma.
Giữa Hội thánh, chúng ta thấy có sự cạnh tranh, giành giật, loại trừ nhau, đánh đập anh em cô thế của mình, hơn là tính cách hào hiệp, ưa giúp đở như chi phái Giu đã đã giúp đở chi phái Si-mê-ôn.
Phao-lô khuyên, “Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy ….yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người” (1 Tê. 5: 14).
3-- Câu 21-Chi phái Giu đa nâng đở chi phái Bên gia min.
“Nhưng con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít ở tại Giê-ru-sa-lem, nên dân Giê-bu-sít hãy còn ở chung cùng con cháu Bên-gia-min cho đến ngày nay”.
Giô-suê 18:11-28 phô bày phần đất cơ nghiệp của chi phái Bên-gia-min. Đất của Bên- gia -min nằm giữa đất của Ép-ra-im ở phía Bắc, và đất Giu đa ở phía nam. Thành phố Jerusalem thuộc quyền sở hữu của Bên gia min, nằm trên ranh giới giữa Bên gia min và Giu-đa. Về sau Jerusalem trở thành thủ đô của cả Israel, nhưng về một mặt, đó là thành phố của dân Bên gia min. Tôi tin rằng chi phái Giu đa có giúp đở chi phái Bên-gia-min tiêu diệt dân Giê bu sít một phần lớn tại khu Jerusalem, nhưng không triệt để triệt tiêu.
Đó là lí do Các quan xét 19:12 nói rằng thành Giê bu (Jerusalem) thời Các quan xét không có một người Israel nào sống nổi trong thành phố ngoại đạo đó.
Há chi phái Giu đa không có làm gì để giúp đở chi phái Bên- gia- min sao?
Xin Chúa dấy lên hiều Ca- lép có tính cách nhà vua, hào phóng, cởi mở, ưa giúp đỡ những anh em yếu nhược hơn mình trong cuộc chiến chống lại quyền lực của sa tan và các quỷ, do các dân ngoại còn sống sót trong đất hứa làm tượng trưng
Barzillai—March 7, 2021.

TRỒNG DÂN THÁNH NƠI SƠN LĨNH-


 

TRỒNG DÂN THÁNH NƠI SƠN LĨNH-

Xuất hành 15: 17-18 TKTC "Chúa sẽ đem họ và đặt họ trong ngọn núi thuộc về tài sản riêng của Chúa, Chỗ đó, Đức GIA-VÊ ôi, mà Chúa đã làm thành nơi Chúa ở, Nơi thánh, Chúa ôi, mà các tay Chúa đã thiết lập. "Đức GIA-VÊ sẽ trị-vì mãi mãi và vô-cùng."

Xuất hành 17-18 (bản Công giáo), “Người đem chúng Người trồng nơi sơn lĩnh cơ nghiệp của Người, lãnh thổ Người đã gầy lên, lạy Yavê, làm nơi trấn ngự ngôi thánh điện, lạy Chúa, Người đã tra tay tạo thành. Chính Yavê hiển trị làm vua cho đến vạn đại, đời đời"

Xuất hành 15:17-18 bản TT, “Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài đưa dân ấy vào, và lập nơi núi cơ  nghiệp Ngài, Tức là chốn Ngài đã sắm sẵn, để làm nơi ở của Ngài,  Hỡi Chúa! là đền thánh mà tay Ngài đã lập.  Đức Giê-hô-va sẽ cai trị đời đời kiếp kiếp”.

 Trong bài ca của Môi-se ngợi khen Chúa đã giải phóng dân Israel, đem qua Biển Đỏ và đưa vào trồng nơi Chúa sắm sẵn cho họ. Nơi đó là núi cơ nghiệp, mà bản Kinh thánh Công giáo dịch là Sơn Lĩnh—lãnh thổ của Chúa ở trên núi.

 Hôm nay tôi muốn tương giao với anh em về Sơn Lĩnh nầy.

 Có thể nói cách nôm na theo ánh sáng Kinh thánh Tân ước, sơn lĩnh là cộng đồng dân Chúa, là giáo hội, là hội chúng của các thánh đồ, nơi hội họp của những người được Chúa cứu chuộc.

1--Ngọn Núi:

Trong Kinh thánh, núi non tượng trưng:

-- Vương quốc – Đa ni ên 2:35, “Nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì trở thành một hòn núi lớn, chiếm cả mặt đất”.

-- Quyền lực của  những nhân vật, hay trở lực cản phá đường tiến lên của dân Chúa- Xa cha ri 4:7: “Hỡi núi lớn kia, ngươi là ai? Trước mặt Xô-rô-ba-bên, ngươi sẽ trở nên đồng bằng”- Thi 114:6, “Hỡi núi, sao ngươi nhảy như chiên đực? Nầy đồi, sao ngươi nhảy như chiên con?”

Mathio 5: 14b bày tỏ rằng hội thánh là  thành phố xây dựng trên núi cao; “Một cái thành xây trên núi thì không thể bị che khuất được”.

Bạn có biết địa vị thuộc linh của cộng đồng mình đang  nhóm họp là sơn lĩnh, là thành phố, là cơ nghiệp xây trên núi cao không? Núi không bày tỏ địa thế theo nghĩa đen mà nói  lên địa vị thuộc linh, ở trên cao hơn thế giới thấp thỏi nầy. Phần nhiều các thành phố của nước Israel thời Cựu ước được xây dựng trên núi non. Tại Việt Nam, các đền đài thờ phượng các tà thần, phần lớn cũng được xây trên núi. Nhưng đó là núi giả tưởng của thế nhân, không phải là núi cao thuộc linh  mà dân Chúa  nên cư trú.

2.Nơi Chúa Ở:

 Xuất hành 25: 8, “Họ sẽ làm cho Ta một Đền Thánh để Ta ngự giữa họ”.

Trong thời Cựu ước, Chúa ngự giữa dân thánh trong đền tạm và sau đó là đền thờ.

Mathio 18:20 BNC, “Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm họp, thì Ta ở giữa họ" Theo nguyên văn Hi lạp, động từ “nhóm họp” được dùng ở thể thụ động: “having been gathered”—“đang được nhóm họp lại”.

 Thực vậy, các Cơ Đốc nhân độc lập khó có thể đồng ý, thuận phục ai để cùng ngồi lại nhóm họp với bất cứ ai. Nhưng khi hai ba người nào đó được Chúa hành động, họ có thể thuận phục lẫn nhau họp lại trong Danh Ngài, thì Chúa ở giữa họ. Đó là sơn lĩnh, là nơi Chúa ngự, là nhà, là thành của Chúa ngày nay.

3. Loại Giáo Hội Nào?

-- Công Giáo:

Giáo hội Công giáo, kinh viện triết học, vẫn tuyên bố chỉ có họ là hội thánh chân chính, ngoài họ ra chỉ là tà giáo.

--Tin Lành Cải Chánh:

Có hàng ngàn hệ phái Tin lành trên thế giới, nhưng họ không tự thị rằng chính mình họ mới là hội thánh, nhưng họ tin tưởng và áp dụng câu Kinh thánh Ma- thi- ơ 18:20 cách triệt để. Dó đó bất cứ nơi đâu có hai hay ba người được nhóm họp trong danh Chúa, họ tương đối nhìn nhận đó là một cộng đồng, một ngôi nhà của Chúa, dù nhỏ bé về số lượng người nhóm họp

--Hội Anh Em:

Hội Anh Em Tây phương độc đoán, do John Nelson Darby vin vào Kinh thánh tuyên bố nguyên tắc trong một thành phố chỉ có một hội thánh. Giáo lí đó đã gây sự chia rẽ trầm trọng giữa vòng các hội thánh Anh em Tây phương suốt hai thế kỉ qua rất nặng nề. Một trăm năm sau, Watchman Nee ở Đông phương tiếp tục nhấn mạnh nguyên tắc đó, đưa phong trào anh em Đông phương trở thành Hội thánh hoàn vũ, kinh viện văn tự, bước theo con đường Giáo hội thế giới độc quyền của Công giáo thời Trung Cổ. Họ cũng độc đoán cho rằng chỉ mình họ là hội thánh, là Thân Thể Đấng Christ,là  ở trong Dòng chảy của Đức Thánh Linh mà thôi.

Theo nhận xét của cá nhân tôi, chiều hướng của dân Chúa trên cả địa cầu hiện nay—dường như do Chúa, là Đầu Hội thánh điều động—bước theo lối xây dựng cộng đồng, xây dựng hội thánh theo nguyên tắc hai ba người, bên ngoài tất cả các hệ thống tôn giáo của Công giáo, Tin lành và hội Anh em. Phải chăng dân Chúa ngày nay trở về với cách nhóm họp từ nhà nầy sang nhà kia, mà không tập trung nhiều người tại một hội đường nào đó.

 Công vụ 2: 46 “Hằng ngày họ đồng lòng hiệp ý cứ bền đỗ …luôn; còn ở nhà thì bẻ bánh, dùng bữa cách hớn hở thành thật,  ngợi khen Đức Chúa Trời, và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi  ngày Chúa thêm vào họ những người được cứu”.Theo tôi thấy đó là Sơn Lĩnh của Chúa ngày nay, trước khi Ngài tái lâm thu hoạch hội thánh chung.

 Thành ngữ “còn ở nhà” nguyên văn là “từ nhà này sang nhà khác” (from house to house). Đó là nếp sống nhà Chúa đơn giản theo chủ tâm của Chúa, không phải tổ chức nhân tạo, mà là cộng đồng các tư gia liên kết nhau.

4- Nơi Chúa Trị Vì Ngày Nay-

“Tức là chốn Ngài đã sắm sẵn-- Đức GIA-VÊ sẽ trị-vì mãi mãi và vô-cùng”.

Rất ít người thấy rằng trong cộng đồng dân Chúa, dù chỉ hai ba người, là nơi Chúa đang trị vì hiện thực ngày nay. Bản Công giáo dịch là “hiển trị”. Đừng hiểu lầm sự hiển trị tương lai của Chúa trong nước 1000 năm. Vì ngày nay dân Chúa không thấy sự hiển trị tỏ tường và cụ thể của Chúa mà chỉ thấy sự cai trị hiện thực của những tập đoàn như đoàn tăng lữ độc tài quân chủ chuyên chế, của hàng giáo phẩm độc đoán Tin lành và giai cấp đoàn siêu đồng công xảo thuật của hội Anh em. Ba giai cấp nầy đang lạm dụng quyền uy, lợi dụng tín đồ, chớ không hề làm tôi tớ, làm người cung cấp (minister), là anh nuôi cấp dưỡng dân Chúa như Chúa đã nhấn mạnh.

Mathio 20: 26-28, “Song trong các ngươi thì không phải như vậy đâu; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi thì phải làm tôi tớ của các ngươi,  còn hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu thì phải làm tôi mọi  các ngươi;  cũng như Con người đã đến không phải để được người ta phục sự, bèn để phục sự người ta, và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người".

 Các viên chức thế giới trị vì, cai trị, vận dụng quyền lãnh chúa trong nhiều loại vương quốc khác nhau của họ, còn vương quốc mà Chúa đang trị vì ngày hôm nay thì có các thần bộc, các tôi tớ Ngài, không chủ trị ai, áp đặt quyền uy trên ai, mà chỉ lo cung cấp thức ăn mà thôi. Họ cai trị nước Chúa hiện nay qua cách đem thức ăn cho cộng đồng. Cai trị là nuôi dưỡng, chớ không ngồi mát ăn bát vàng, ăn trên ngồi trước, đè đầu cỡi cổ trên các  thánh đồ.

 Sứ đồ Phao lô đã trị vì trên toàn bộ dân Chúa trải 20 thế kỉ qua những lẽ thật mà ông cung cấp trong 13, 14 thơ tín ông đã viết. Nếu bạn có thể rao ra những lời khải thị cập nhật tươi mới, có thể nuôi dưỡng con dân Chúa được, thì bạn đang “cai trị” họ đó.—đó là có ảnh hưởng thuộc linh để khiến họ bước theo Chúa.

--Có Chiến Sĩ Cầu Nguyện:

“Chúa Jêsus đáp rằng: “Nước của ta chẳng thuộc về thế giới nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế giới nầy, thì thần bộc ta chắc chiến đấu, (Giăng 18:36).

Nước Chúa, sơn lĩnh chiến thắng của Ngài hiện nay vượt trên mọi loại quyền lực của sa tan, được bảo tồn địa vị  như vậy nhờ ở các chiến sĩ cầu nguyện. Họ chống đỡ sơn lĩnh của Ngài bằng nếp sống cầu nguyện đầy đủ của họ.

 Nếu bạn quan sát lịch sử hội thánh nước Anh, và hội thánh nước Libya, Phi châu chẳng hạn. Quốc gia Anh hùng cường trong hai thế kỉ trước, vì nước họ có rất nhiều thánh đồ cầu nguyện ngày đêm, nên Chúa ban phước cho Hội thánh Anh quốc thịnh vượng thuộc linh. Họ có rất nhiều giáo sư, người tuận đạo, nhiều hội truyền giáo truyền bá phúc âm cả địa cầu. Họ có nhiều anh hùng thuộc linh, nhiều tác giả viết sách thuộc linh hàng đầu để nuôi dân thánh trên địa cầu suốt hai thế kỉ qua, trong khi một nước khác như Libya, Somalia lại rất nghèo nàn về thuộc linh và vật chất. Tại sao. Vì hai nước nầy rất ít chiến sĩ cầu nguyện nội địa.

 Anh quốc có những chiến sĩ cầu nguyện nổi danh như ông George Muller, John Hyde…Israel Cựu ước thì có, Môi- se, Sa-mu-ên, Đa-ni- ên: “ Trong vòng các người cầu khẩn danh Ngài có Sa-mu-ên; Họ đã kêu cầu Đức Giê-hô-va, và Ngài đáp lại cho” (Thi thiên 99:6). Chúa tôn trọng và đánh giá cao đời sống cầu nguyện của Môi se và Sa mu ên như sau: “Đức Giê-hô-va bèn phán cùng tôi rằng: Dầu Môi-se và Sa-mu-ên đứng trước mặt ta,…” (Giê 15:1).

 Ước gì sơn lĩnh, nơi bạn nhóm họp có những ông Môi se, Sa-mu-ên như vậy. Có chiến sĩ cầu nguyện trong cộng động của bạn không? “Ép-a-phơ-ra,người của anh em, đầy tớ của Christ Jêsus, chào thăm anh em người thường thường vì anh em mà chiến đấu trong sự cầu nguyện, để anh em được tin chắc đầy đủ mà đứng trọn vẹn trong cả ý chỉ của Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 4:12)..

“Đức Giê-hô-va thấy không có sự công bình thì chẳng đẹp lòng, thấy không có người, chẳng ai cầu thay, thì lấy làm lạ lùng’ (Ê-sai 59: 15-16). Chữ “người cầu thay” là פָּגַע pâga‛-- Intercessor--- có nghĩa người tác động bằng cách năn nỉ, đứng chính giữa để van xin, để can thiệp, để nói giùm.

Chúa muốn có nhiều người cầu thay được dấy lên để cầu nguyện cho con dân Chúa đang lâm cảnh khổ đau về thuộc linh hay thuộc thể  ngay trong thời kì nầy.

--Có Chiến Sĩ Cai Trị Thay Cho Chúa-

Thi thiên 149:5-9 “Nguyện các thánh Ngài mừng rỡ về sự vinh hiển,  Hát vui vẻ tại trên giường mình! Sự ngợi khen Đức Chúa Trời ở trong miệng họ,  Thanh gươm hai lưỡi bén ở trong tay họ,  Đặng báo thù các nước, Hành phạt các dân;  Đặng trói các vua chúng nó bằng xiềng,  Và đóng trăng các tước vị chúng nó;  Để thi hành cho chúng nó sự án đã chép”.

Theo quan sát của tôi, thánh đồ cao tuổi thuộc linh và thuộc thể, thể xác suy yếu, có thể nằm trên giường bịnh, mới có khả năng làm chiến sĩcai trị. Họ có khả năng dùng gươm bén (Lời kinh thánh) chém sa tan, dùng uy quyền Chúa ban cho (Lu- ca 10:19) trừng phạt các dân, các nước nào đó trên thế giới, cột trói các vua của bầy quỷ, chà đạp các thiên sứ ác, xua đuổi hay cấm đoán họat động các các ác linh, tà linh trong một tỉnh một khu vực nào trên địa cầu theo mức lượng ân điển mà họ tiếp nhận được tứ Chúa.

 Nếu trong cộng đồng anh em đang nhóm họp với, không có vài người có khả năng cai trị cho Chúa như vậy, thì cộng đồng Cơ Đốc của anh em không khải là sơn lĩnh của Chúa, mà chỉ là tổ chức tôn giáo Tin lành chính thống, nhưng theo truyền thống mà thôi.

-- Có Dư Dật Thức Ăn

 Thi thiên 65:4; 68: 5, “Phước thay cho người mà Chúa đã chọn và khiến đến gần, Đặng ở nơi hành lang Chúa: Chúng tôi sẽ được no nê vật tốt lành của nhà Chúa-- Hỡi Đức Chúa Trời, hội chúng Chúa ở tại đó;  Vì lòng nhân từ, Chúa sắm sửa vật tốt cho kẻ khốn  cùng”.

 Trong cộng đồng nhỏ như tàu Nô- ê, Chúa cũng dặn Nô ê “ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó” (Sáng. 6:21).

Nếu cộng đồng bạn đang tới lui nhóm họp không có thức ăn tươi ngon, thức ăn sạch, mà chỉ có đồ hộp quá date của giáo chủ, giáo lí khô khan, giáo lí bóp méo Kinh thánh thì cộng đồg đó không phải là Sơn Lĩnh của Chúa rồi.

--Dư Tràn Ánh Sáng-

 Thi thiên 36:8-9, “Họ nhờ sự dư dật của nhà Chúa mà được thỏa nguyện;

Chúa sẽ cho họ uống nước sông phước lạc của Chúa. Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa;  Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng”.

Rất nhiều cộng đồng dân Chúa thiếu ánh sáng thần thượng, như có cái nhìn lệch lạc, trông gà hóa quốc về một số lẽ thật. Có kẻ mắc  bệnh loạn thị không nhìn ra Chúa Jesus là chính Đức Chúa Trời, không nhận ra Cựu ước đã qua rồi, nó chỉ còn trên giá trị nguyên tắc, trên ý nghĩa hình bóng, không còn là luật pháp theo nghĩa đen về các lễ nghi. Có lắm kẻ ngộ nhận hội thánh hoàn vũ nhân tạo, được điều khiển từ xa là Thân Thể của Đấng Christ.

-Vinh Quang quy Về Chúa-

Rất nhiều cộng đồng tạc tượng, đúc tượng các vĩ nhân, các mục tử của họ để tôn thờ. Họ cử hành lễ tang của những người đó theo cách hoành tráng để đánh bóng, để phóng đại thân phận của những nhà lãnh đạo tài ba của họ. Họ viết những quyển tiểu sử thêu dệt những điều không có thật cho người lãnh đạo của họ.

 Trong khi họ không thấy rằng Chúa là Đấng ghen tương, không nhường vinh quang cho các thần tượng nào, nên thí dụ một trường hợp, đã cho nhà Đa vít trong Cựu ước suy sụp 80%, Chúa cảm thúc các tác giả Kinh thánh như Mathio vẫn chép về lỗi lầm của Đa- vít, để đánh hạ, không cho dân chúng quá sức sùng bái và tôn thờ một thần tượng là “vua Đa vít”, khi kinh thánh chép, “Ngày thứ tám, vua (Sa-lô-môn) cho dân chúng về; dân chúc phước cho vua, đi trở về trại mình, lấy làm mừng rỡ vui lòng về mọi sự tốt lành mà Đức Giê-hô-va đã làm cho Đa-vít, kẻ tôi tớ Ngài, và cho Israel, dân của Ngài” (1 Các Vua 8:66).

Nguyền xin Chúa xây dựng nhiều sơn lĩnh như vậy giữa cộng đồng người Việt của chúng ta trên cả thế giới .A men.

 Minh Khải- March 8, 2021