Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

KHẢI TƯỢNG VỀ GIÁ ĐÈN VÀNG VÀ HAI CÂY Ô-LIU




A. Một Khải Tượng Làm Mạnh Mẽ Xô-rô-ba-bên,
Quan Tổng Trấn Giu-đa Trong Vương Quyền
Kinh Thánh: Xa.4
Chức tế lễ và vương quyền là hai chức vụ trong sự quản trị của Đức Chúa Trời giữa dân Ngài. Hai chức vụ này luôn đi đôi với nhau và không bao giờ rời nhau. Chức tế lễ có thể ví như ngành lập pháp của chính phủ, còn vương quyền ví như ngành hành pháp. Trong sự quản trị của Đức Chúa Trời, các vấn đề lập pháp được chính Đức Chúa Trời quyết định qua U-rim và Thu-mim mà thầy tế lễ thượng phẩm đeo. Các quyết định ấy được tỏ cho chức tế lễ biết, sau đó được vương quyền thi hành, thực hiện
Trong nếp sống Hội thánh ngày nay, chúng ta cần cả chức tế lễ lẫn vương quyền. Qua việc vận dụng chức tế lễ, chúng ta được đem vào hiện diện của Đức Chúa Trời. Qua việc vận dụng vương quyền bởi những người lão thành và kinh nghiệm mà Hội thánh được cứu khỏi tình trạng hỗn loạn và được gìn giữ trong một trật tự tốt đẹp. Vì nếp sống Hội thánh nên chúng ta là dân của Đức Chúa Trời có sự quản trị của Ngài, phải có cả chức tế lễ lẫn vương quyền.

NHỮNG KHẢI TƯỢNG VỀ SỰ AN ỦI VÀ LỜI HỨA (3)


Kinh Thánh: Xa.3
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét khải tượng về sự an ủi và lời hứa trong Xa-cha-ri chương 3. Khải tượng này nhằm làm vững mạnh và đảm bảo với những người lưu đày được hồi hương về công tác tái thiết đền thờ Đức Chúa Trời trong nỗi khốn cùng của họ
IV. KHẢI TƯỢNG VỀ THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM
GIÊ-HÔ-SUA ĐƯỢC LÀM CHO HOÀN HẢO,
ĐƯỢC CỦNG CỐ VÀ ĐƯỢC LÀM CHO VỮNG MẠNH
BỞI THIÊN SỨ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CÙNG VỚI
XÔ-RÔ-BA-BÊN QUAN TỔNG TRẤN GIU-ĐA

NHỮNG KHẢI TƯỢNG VỀ SỰ AN ỦI VÀ LỜI HỨA (2)


Kinh Thánh: Xa.2
Trong bài này, chúng ta đến Xa-cha-ri chương 2, một chương rất huyền nhiệm
III. KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI TAY CẦM DÂY ĐO
Trong chương này, Xa-cha-ri thấy khải tượng về một Người tay cầm dây đo “ta lại ngước mắt lên và nhìn xem, kìa, một Người cầm dây đo trong tay. Ta bèn nói cùng người rằng: Ông đi đâu? Người đáp rằng: Ta đi đo Giê-ru-sa-lem, để xem bề rộng và bề dài nó là bao nhiêu” (cc.1-2)

NHỮNG KHẢI TƯỢNG VỀ SỰ AN ỦI VÀ LỜI HỨA (1)


Kinh thánh: Xa-cha-ri 1:7-21
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét 2 khải tượng về sự an ủi và khích lệ trong 1:7-21. Cả hai khải tượng này là niềm an ủi lớn cùng với những lời hứa ngọt ngào dành cho Israel chịu khổ
I. KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI LÀ THIÊN SỨ
CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CƯỠI NGỰA ĐỎ ĐỨNG GIỮA
NHỮNG CÂY SIM Ở NƠI THẤP NHẤT CỦA THUNG LŨNG
A. Một người
Câu 8a chép: “Ta thấy trong ban đêm: Này, có một người cưỡi ngựa đỏ”. Người này là Đấng Christ trong nhân tính của Ngài. Đối với Đa-ni-ên, Người này thật tuyệt hảo; nhưng đối với Xa-cha-ri, Ngài rất cảm thông

I. THÂN THẾ CỦA XA-CHA-RI



I. THÂN THẾ CỦA XA-CHA-RI
A. Là Cháu Của Y – đô Và Là Con Trai Của Ba-ra- chi
 Kinh Thánh: Xa 1:1-6

Xa-cha-ri là cháu của Y-đô và là con trai Ba-ra-chi (Xa.1:1). Theo tiếng Hê-bơ-rơ, tên Y-đô có nghĩa là “vào thời điểm đã định”, tên Ba-ra-chi có nghĩa là “Đức Giê-hô-va sẽ ban phước”; và tên Xa-cha-ri có nghĩa là “Đức Giê-hô-va sẽ nhớ đến”. Do đó, kết hợp lại có nghĩa là vào thời điểm đã định, Đức Giê-hô-va sẽ ban phước và Đức Giê-hô-va sẽ nhớ đến

BƯỚC ĐƯỜNG CỨU RỖI




Hồn côi, ngươi đã lạc đường,
Đường bình an đã coi thường bỏ đi,
Đường tuy cô độc huyền vi,
Nhưng vào sự sống phước thì vạn niên.
Sao ngươi yêu lối dốc nghiêng,
Cho mình sa đọa vào miền hư hoa?
Sao ngươi ghét trí tuệ Cha,
Nhạo cười con cái hoàng gia siêu quần.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

NGƯỜI NỮ TÀI ĐỨC—


Châm ngôn chương 31 chứa đựng những lời của vua Lê-mu-ên nói về những điều mà mẹ ông dạy ông cách làm vua. Phần kết luận từ câu 10 đến 31, cũng là lời kết luận cho sách Châm ngôn bằng một ghi chép tuyệt vời cùng một bản mô tả về một người nữ tài đức, tin kính là thể nào. 
Nhiều người cho rằng đây là bản mô tả chính mẹ ruột của vua Lê-mu-ên—và bà quả là một phụ nữ tuyệt vời.
-
“Một người nữ tài đức ai sẽ tìm được? Giá trị nàng trổi hơn châu ngọc. Lòng người chồng tin cậy nơi nàng, Người sẽ chẳng thiếu huê lợi. Trọn đời nàng làm cho chồng được ích lợi, Chớ chẳng hề sự tổn hại. Nàng lo tìm lông chiên và gai sợi, Lạc ý lấy tay mình mà làm công việc. Nàng giống như các chiếc tàu buôn bán, Ở từ chỗ xa chở bánh mình về. Nàng thức dậy khi trời còn tối, Phát vật thực cho người nhà mình, Và cắt công việc cho các tớ gái mình. Nàng tưởng đến một đồng ruộng, bèn mua nó được; Nhờ hoa lợi của hai tay mình, nàng trồng một vườn nho. Nàng thắt lưng bằng sức lực, Và làm hai cánh tay mình ra mạnh mẽ. Nàng cảm thấy công việc mình được ích lợi; Ban đêm đèn nàng chẳng tắt. Nàng đặt tay vào con quay,Và các ngón tay nàng cầm con cúi. Nàng mở đưa tay ra giúp kẻ khó khăn, Giơ tay mình lên tiếp người nghèo khổ. Nàng không sợ người nhà mình bị giá tuyết, Vì cả nhà đều mặc áo bằng lông chiên đỏ sặm. Nàng làm lấy những chăn mền; Áo xống nàng đều bằng vải gai mịn màu đỏ điều. Tại nơi cửa thành chồng nàng được chúng biết, Khi ngồi chung với các trưởng lão của xứ. Nàng chế áo lót và bán nó; Cũng giao đai lưng cho con buôn. Nàng mặc lấy sức lực và oai phong, Và khi tưởng đến buổi sau, bèn vui cười. Nàng mở miệng ra cách khôn ngoan, Phép tắc nhân từ ở nơi lưỡi nàng. Nàng coi sóc đường lối của nhà mình, Không hề ăn bánh của sự biếng nhác. Con cái nàng chỗi dậy, chúc nàng được phước; Chồng nàng cũng chỗi dậy, và khen ngợi nàng rằng: Có nhiều người con gái làm lụng cách tài đức, Nhưng nàng trổi hơn hết thảy. Duyên là giả dối, sắc lại hư không;Nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi. Hãy ban cho nàng bông trái của tay nàng;Khá để các công việc nàng ngợi khen nàng tại trong cửa thành”

TÌNH YÊU VÀ TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN THÁNH—


Ngôn ngữ của sách Nhã ca đầy thi vị, trữ tình, bóng bấy. Khi người nầy miêu tả về người kia, bạn có thể cảm nhận được tình cảm nồng nàn và sự say mê của tình yêu trong lời nói của họ. Đây là ngôn ngữ của tình yêu khi nàng miêu tả về chàng như sau:
“Lương nhân tôi trắng và đỏ, Đệ nhứt trong muôn người. Đầu người bằng vàng thật ròng; Lọn tóc người quăn, và đen như quạ. Mắt người như chim bồ câu gần suối nước, Tắm sạch trong sữa, được nhận khảm kỹ càng. Gò má người như vuông đất hương hoa, Tợ khóm cỏ thơm ngát; Môi người tỉ như hoa huệ ướm chảy một dược ròng. Tay người như ống tròn vàng có nhận huỳnh ngọc: Thân mình người khác nào ngà bóng láng cẩn ngọc xanh. Hai chân người giống trụ cẩm thạch trắng, Để trên táng vàng ròng; Tướng mạo người tợ như núi Li-ban, xinh tốt như cây hương nam, Miệng người rất êm dịu; Thật, toàn thể cách người đáng yêu đương. Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, lương nhân tôi như vậy, Bạn tình tôi dường ấy!” (Nhã 5: 10-16)
Salomon cũng miêu tả người yêu của mình bằng ngôn ngữ tương tự: “Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa, Có duyên như Giê-ru-sa-lem, Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí. Hãy xây mắt mình khỏi ta, Vì nó làm cho ta bối rối. Tóc mình khác nào đoàn dê trên triền núi Ga-la-át;...” (Nhã 6:4-5)

YÊU THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO—


Châm ngôn 19:17 “ Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn; Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người”
Châm ngôn 28:27, “Ai cho người nghèo sẽ không thiếu thốn; Còn ai xây mắt khỏi đi ắt sẽ bị nhiều sự rủa sả”-

HAI NHÓM 10 CON CỦA ÔNG GIÓP-


 
Đọc câu chuyện Gióp chúng ta không thể bỏ quên lời quý báu của Gia cơ; “Kìa, chúng ta gọi kẻ đã nhẫn nại kia là có phước. Anh em đã nghe về sự nhẫn nại của Gióp, cũng đã thấy sự kết cuộc của Chúa ban cho người, thể nào Chúa đầy lòng từ bi thương xót” (Gia cơ 5:11).
Trong Gióp 42, Đức Chúa Trời đã quở trách “những kẻ yên ủi” của Gióp và Gióp đã cầu nguyện cho những người nầy--những con người dại dột nhưng ngoan cố, thẳng thắn, có thiện chí, nhưng lầm lạc, tự cho mình là đúng bằng những lời xét đoán của mình, đã gây tổn hại nhiều hơn là làm điều có ich cho thân thể, tâm trí và tâm hồn của bạn mình là Gióp. Và rồi Đức Chúa Trời phục hồi mọi thứ mà Gióp đã mất—và Ngài còn ban cho gấp đôi số đó nữa. Trước đây ông có 7.000 con cừu; giờ Chúa ban cho ông 14.000 con. Ông đã có 500 con bò và 500 con lừa, giờ Chúa ban cho 1.000 con mỗi loại. Ông đã có 3.000 con lạc đà, giờ Chúa ban cho ông 6.000 con. Thậm chí Ngài còn ban cho ông những đứa con trai và con gái để bù lại. Có lẽ bạn sẽ nói rằng: “những đứa con mới không thể nào thay thế cho những đứa đã mất ở trong lòng của một đấng sinh thành được. Không gì có thể xoá được nỗi đau đó”. Và bạn hoàn toàn đúng.

CHA MẸ SỬA DẠY CON CÁI-


“Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó.” (Châm ngôn 13: 24).
Đây là câu Kinh thánh được nhiều bậc cha mẹ biết đến, “Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó.” Tuy nhiên cần nhớ rằng, roi vọt dùng để sửa trị - chớ không phải đánh đập hay phá huỷ tâm hồn của một đứa trẻ. Các bậc cha mẹ phải luôn nhớ lấy những lời trong Thi thiên 23:4, “Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi”. Nơi nào có nỗi đau, dù trong bất kì hình thức nào, mà một đứa trẻ phải chịu—cho dù là hình phạt thể xác, tước mất đặc quyền, bị phạt đứng trong góc, hay là gì đi nữa--đứa trẻ phải luôn có khả năng ý thức được rằng bạn đang dùng đòn roi để sửa phạt nó trong tình yêu thương, thậm chí trong nỗi đau, chớ không phải do quá sức tức giận hay để trả thù. Đứa trẻ phải ý thức được rằng khi bạn nói, “điều nầy khiến cha mẹ đau nhiều hơn là con đau”, là bạn nói sự thật.

HAM THÍCH HÌNH PHỤ NỮ-- -


Khi hình đại diện nữ nhân,
Vừa đăng facebook thiên dân chụp liền,
Kẻ “lai”, người nói huyên thiên:
Cô xinh, em đẹp, có duyên yêu kiều,
Men tình bất chính khơi mào,
Nhiều anh mê mẩn nói vào , nói ra;
Đăng lời Lẽ Thật cao xa,
Ít người đọc đến thật là khó coi,
Dâm mê vật dục suy đồi,
Không ham Lẽ Thật Chúa Trời tuyên ra;
Nhìn qua tôi chỉ thở ra,
Lời Ngài ứng nghiệm thật là chỉnh thay!
Đến thời dân thánh ngứa tai,
Thích nghe chuyện huyển, chê bai lời vàng,
Ai ơi, tỉnh giấc mơ màng,
Chạy theo nữ sắc hư tàn tấm thân./.
-
Minh Khải cảm tác—20-9-2015
(Nguồn: Mathio 5:28-29, 2 Tim 4:3-4, “Song ta nói cùng các ngươi, hễ ai ngó đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội gian dâm cùng người rồi. Vậy, nếu mắt hữu ngươi gây cho ngươi vấp phạm, thì hãy móc nó mà vứt đi; vì lấy làm có ích cho ngươi thà hư mất một chi thể, chớ chẳng thà cả thân thể bị ném vào địa ngục--Vì thời hầu đến, người ta không chịu lời thuần chánh nữa, nhưng vì họ ngứa tai nên theo tư dục mình mà tập họp những giáo sư cho mình, xây tai khỏi lẽ thật mà tẻ hướng về chuyện hoang đàng-.

BỐN THẾ HỆ THÁNH ĐỒ--


Câu chuyện về Áp-ra-ham nói đến nhu cầu cần một người tiếp trợ. Đấy là một người luôn cần có ai đó đến và giao cho ông những thứ ông còn thiếu. Ông luôn luôn thiếu thốn. Nói theo cách thời nay là “thiếu trước hụt sau”. Đó là câu chuyện về cuộc đời của Áp-ra-ham. Ông luôn có nhu cầu. Đó là câu chuyện về một người luôn được Đức Chúa Trời tiếp trợ mọi nhu cầu.
Kia Áp-ram là tổ đức tin,
Urơ gặp gỡ Đấng quang vinh;
Qua bao thử thách càng tăng trưởng,
Xứng đáng Bạn thân của Chúa mình.