Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

NHỮNG KHẢI TƯỢNG VỀ SỰ AN ỦI VÀ LỜI HỨA (2)


Kinh Thánh: Xa.2
Trong bài này, chúng ta đến Xa-cha-ri chương 2, một chương rất huyền nhiệm
III. KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI TAY CẦM DÂY ĐO
Trong chương này, Xa-cha-ri thấy khải tượng về một Người tay cầm dây đo “ta lại ngước mắt lên và nhìn xem, kìa, một Người cầm dây đo trong tay. Ta bèn nói cùng người rằng: Ông đi đâu? Người đáp rằng: Ta đi đo Giê-ru-sa-lem, để xem bề rộng và bề dài nó là bao nhiêu” (cc.1-2)

A. Một người
Người này là Đấng Christ trong nhân tính như là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va, là Đấng đang nói Xa-cha-ri (cc.1a, 2-3a; đc. Êxc. 40:3; Xa. 1:9-11)
B. Dây Đo
Dây đo (2:1b) tượng trưng cho việc đo để sở hữu. Thí dụ, khi mua đất hay vải, trước tiên chúng ta phải đo chiều dài và chiều rộng của nó. Sau khi đo, chúng ta sẽ sở hữu miếng đất hay miếng vải đó
C. Đo Giê-ru-sa-lem
Người này cầm dây định đo Giê-ru-sa-lem hầu cho Đức Giê-hô-va có thể tái sở hữu Giê-ru-sa-lem (Xa 2:2, 4b). Giê-ru-sa-lem đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ trong 70 năm lưu đày. Sau thời kỳ lưu đày, Đức Chúa Trời trở lại Giê-ru-sa-lem để đo và sở hữu nó. Đo không chỉ để biết kích thước mà còn để biết tình trạng và tình hình. Việc đo được thực hiện bởi Con Người chứ không bởi thiên sứ. Thiên sứ không đủ tư cách để đo bất cứ điều gì của con người, vì thiên sứ không có bản chất con người. Chỉ Jesus, Đấng vừa có bản chất thần thượng vừa có bản chất con người, mới đủ tư cách để đo Giê-ru-sa-lem
Trong khi đền thờ là dấu hiệu chỉ về nhà Đức Chúa Trời, thì thành Giê-ru-sa-lem là dấu hiệu chỉ về vương quốc Đức Chúa Trời để Ngài quản trị. Thành Giê-ru-sa-lem được đo và được thấy là không có giới hạn (c.4). Điều này hàm ý rằng kích thước của vương quốc Đức Chúa Trời là kích thước của chính Đức Chúa Trời. Vì thế, hành động đo khải thị hai vấn đề quan trọng: Vương quốc Đức Chúa Trời là vô hạn và chính Đức Chúa Trời là kích thước của vương quốc Ngài.
D. Bức Tường Lửa Bao Quanh Thành Và
Vinh Hiển Ở Bên Trong Thành
“Vì Ta, Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ làm tường bằng lửa chung quanh nó, và sẽ làm sự vinh hiển ở giữa nó” (c. 5). Ở đây, chúng ta thấy tường thành Giê-ru-sa-lem và vinh hiển bên trong thành là chính Đức Giê-hô-va, hàm ý rằng Đức Giê-hô-va sẽ là sự bảo vệ cho Giê-ru-sa-lem. Ngài ở chung quanh thành và là vinh hiển của Giê-ru-sa-lem ở trung tâm. Cả vinh hiển ở trung tâm và lửa ở chung quanh đều là Đấng Christ. Điều này cho thấy tính trung tâm và bao quát của Đấng Christ trong cuộc cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Đấng Christ là vinh hiển ở trung tâm của Hội thánh, Ngài cũng là lửa cháy bao quanh chu vi của Hội thánh để bảo vệ Hội thánh. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Đấng Christ sẽ là vinh hiển ở trung tâm (Khải 21:23; 22:1,5), và vinh hiển này sẽ chiếu qua bức tường trong suốt để trở thành ngọn lửa bảo vệ (Khải 21:18)
----
E. Ý Nghĩa Trọng Yếu Của Khải Tượng Này
Đối Với Dân Si-Ôn
Xa-cha-ri 2:6-13 cho chúng ta biết ý nghĩa trọng yếu của khải tượng này đối với dân Si-ôn
1. Đức Giê-hô-va Đã Lan Rộng Họ Ra
Như Bốn Hướng Gió Của Các Tầng Trời
Trong câu 6b, Đức Giê-hô-va tuyên bố về dân Ngài: “Ta đã lan rộng các ngươi ra bốn hướng gió của các tầng trời” (RcV). Có thể chúng ta cho rằng Đức Chú Trời làm dân Israel tan tác khi họ bị bắt đi lưu đày. Tuy nhiên, cây này không nói Đức Chúa Trời làm cho họ tan tác mà nói Ngài lan rộng họ ra. Điều này giống như các tín đồ được lan rộng ta theo sách Công vụ các Sứ đồ chương 8. Có hàng ngàn tín đồ ở Giê-ru-sa-lem, nhưng Đức Chúa Trời không hài lòng. Một con bắt bớ đã nổi lên làm họ tan tác. Cơn bắt bớ đó không tốt nhưng đem lại một sự lan rộng vinh hiển (Công 11:19). Cũng thế, nếu con cái Israel không bị bắt thì chứng cớ của Đức Chúa Trời hẳn đã bị giới hạn trong thành Giê-ru-sa-lem nhỏ bé với đền thờ của thành. Nhưng khi con cái Israel bị tan tác qua Ba-by-lôn, bốn người trẻ đã trở thành chứng nhân của Đức Chúa Trời và là chứng cớ cho Ngài. Bằng cách này, chứng cớ của Đức Chúa Trời được lan rộng qua Ba-by-lôn. Nếu chứng cớ của Đức Chúa Trời không đến Ba-by-lôn thì làm thế nào người ta biết Ngài có thể khiến ngọn lửa trong lò lửa hừng trở nên vô hiệu và Ngài có thể bịt mồm sư tử? Đức Chúa Trời thật vĩ đại và tể trị, Ngài có một tấm lòng rộng lớn. Vì thế, Ngài muốn chứng cớ của Ngài được lan rộng đến những nơi xa xôi
2. Đức Giê-hô-va Muốn Họ Chạy Trốn
Khỏi Đất Phương Bắc Để Thoát Thân
“Hè Hè! Các ngươi khá trốn khỏi đất phương Bắc;….Đức Giê-hô-va phán vậy….Hỡi Si-ôn ở với con gái Ba-by-lôn, hè người khá trốn đi!” (Xa. 2:6a, 7). Ở đây, chúng ta thấy Đức Chúa Trời muốn dân Ngài lìa bỏ Ba-by-lôn để trở về đất thánh.
3. Christ Là Đấng
Được Đức Giê-hô-va Vạn Quân Sai Phải
Và Là Đấng Sai Phái,
Tức Là Đức Giê-hô-va Vạn Quân
Câu 8 chép: “Vì Đức Giê-hô-va vạn quân phán rằng: Sau sự vinh hiển, rồi Ngài sai Ta đến nghịch lại các nước cướp bóc các ngươi; vì ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con người của mắt Ngài”. Cụm từ “sau sự vinh hiển” có nghĩa là? Cụm từ này chỉ về sau cuộc hồi hương của những người bị lưu đày. Trong 70 năm lưu đày, vinh hiển không hiện diện ở trung tâm Giê-ru-sa-lem. Nhưng khi con cái Israel hồi hương về Giê-ru-sa-lem, vinh hiển cũng trở về. Dù Giê-hô-sua và Xô-rô-ba-bên kỉnh kiền, nhưng nhiều người khác là những người cũng từ Ba-by-lôn trở về Giê-ru-sa-lem, thì không. Tuy nhiên, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì sự hồi hướng của họ là vinh hiển. Vì vậy, “sau sự vinh hiển” có nghĩa là “sau cuộc hồi hướng”
Phần đầu câu 8 chép “Vì Đức Giê-hô-vavạn quân phán rằng: Sau sự vinh hiển, rồi Ngài sai Ta” Ngài là ai và Ta là ai? Ngài chỉ về Đức Chúa Trời , Đức Giê-hô-va vạn quân, còn Ta cũng chỉ về Đức Giê-hô-va vạn quân. Giê-hô-va vạn quân sai Giê-hô-va vạn quân là Đấng sai phái và cũng là Đấng được sai phái
Trong Cựu Ước, Đức Giê-hô-va là danh xưng thần thượng chỉ về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Điều này được khải thị trong Xuất Ai Cập Ký chương 3, ở đó chúng ta thấy Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của Ap-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Dù có sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời của Y-sác, giữa Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp, nhưng không có nghĩa là có ba Đức Chúa Trời. Nói có ba Đức Chúa Trời là rơi vào tà giáo tam thần thuyết. Đức Chúa Trời là tam nhất- Cha, Con và Linh. Ê-phê-sô chương 1 cho chúng ta biết Đức Chúa Trời Cha lựa chọn và tiền định chúng ta, Đức Chúa Trời Con Cứu chuộc chúng ta, và Đức Chúa Trời Con cứu chuộc chúng ta, và Đức Chúa Trời Linh đóng ấn chúng ta. Như vậy chúng ta có Cha lựa chọn và tiền định với Con cứu chuộc và Linh đóng ấn. Đây là Đức Chúa Trời Tam Nhất, Đức Chúa Trời ba-một. Từ Tam Nhất (triune) theo tiếng La-tin gồm có tri, nghĩa là ba, và từ une nghĩa là một; do đó là ba-một. Chúng ta có một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời duy nhất, nhưng Ngài là ba-một
Cha, con và Linh không phải là ba Đức Chúa Trời riêng biệt, nhưng là ba “thực thể….của cùng một Đức Chúa Trời bất khả phân ly và bất khả phân chia” (Philip Schaff). Từ Hy Lạp hypostasis (thực thể), hình thức số ít từ hypostases, bao gồm hai từ Hy Lạp: hupo nghĩa là “bên dưới” hoặc “ở dưới” còn từ stasis nghĩa là “sự chống đỡ có thực”. Do đó, hypostasis (thực thể) nói đến một sự chống đỡ bên dưới, một sự chống đỡ ở dưới, tức là điều gì đó ở bên dưới đang chống đỡ, tức là một thực chất đang chống đỡ. Cha, Con, Linh là những thực thể, những thực chất đang chống đỡ, tạo nên một Thành Cách
Theo Xa-cha-ri 2:8 thì một trong ba thân vị của Thần Cách sai một trong ba thân vị kia đi. Đấng sai phái được gọi là Ngài, còn Đấng được sai phái được gọi là Ta. Ngài chắn chắn chỉ về Cha, còn Ta chỉ về Con. Sau sự vinh hiển, Đức Chúa Trời Tam Nhất quyết định làm điều gì đó lạ lùng. Quyết định ấy là Cha sai Con. Sau sự vinh hiển, Đức Chúa Trời Tam Nhất quyết định làm điều gì đó lạ lùng. Quyết định ấy là Cha sai Con. Điều này tương ứng với điều được khải thị trong Giăng chương 5 và 6. “Ai không tôn trọng Con ấy là không tôn trọng Cha là Đấng đã sai Con đến” (5:23). “Ta chẳng tìm ý chủ của Ta nhưng tìm ý chỉ của Đấng đã sai Ta” (c.30). “Chính công việc Ta làm đó đều làm chứng cho Ta rằng Cha đã sai Ta” (c.36b). Lại “Vì Ta từ trời xuống, chẳng phải để làm theo ý chỉ Ta, bèn làm theo ý chỉ của Đấng sai Ta không kéo đến thì chẳng ai có thể đến cùng Ta”(c.44a). “Cha hằng sống đã sai Ta” (c.57a). Xa-cha-ri chương 2 và Giăng chương 5,6 đều nói về việc Cha sai Con. Cả Cha và Con đều là Đức Giê-hô-va
Christ là Đấng được Đức Giê-hô-va vạn quân sai phái và là Đấng sai phái tức Đức Giê-hô-va vạn quân, sẽ nghịch lại các dân đã cướp bóc dân Si-ôn, và đụng đến họ là con ngươi của mắt Ngài. Mắt chúng ta cực kỳ nhạy cảm và ngay lập tức phản ứng lại bất cứ vật gì chạm đến nó.  “Mắt Ngài” nói đến mắt của Cha. Dân của Đức Chúa Trời rất yêu dấu đối với Ngài và bất cứ ai chạm đến họ là chạm đến con ngươi của mắt Ngài. Đây là lời dỗ dành, khích lệ, an ủi đối với Xô-rô-ba-bên, Giê-hô-sua và hết thảy những người hồi hương khác
Xa-cha-ri 2:9 chép tiếp: “Vì này. Ta sẽ vẫy tay lên trên chúng nó, chúng nó sẽ làm vật cướp bóc cho những người đã phục vụ chúng nó; và các ngươi sẽ biết rằng Đức Giê-hô-va vạn quân đã sai Ta đến”. Ở đây, chúng ta lại thấy Đức Giê-hô-va vạn quân đã sai Giê-hô-va vạn quân
4. Niềm Vui Của Con Gái Si-ôn
Trong câu 10, con gái Si-ôn được truyền reo lên và vui vẻ, vì Đức Giê-hô-va hiện đang đến và sẽ ở giữa họ. Ta trong câu này cũng giống như Ngài Ta trong các câu 8,9
5. Nhiều Dân Trở Lại Với Đức Giê-hô-va
Và Sẽ Trở Thành Dân Ngài
Nhiều dân sẽ trở lại với Đức Giê-hô-va và sẽ trở thành dân Ngài. Ngài sẽ ở giữa Si-ôn sẽ biết Đức Giê-hô-va vạn quân đã sai Ngài đến với họ (c.11). Trong câu này, một lần nữa Ta chỉ về Đức Giê-hô-va
6. Đức Giê-hô-va Thừa Hưởng Giu-đa
Như Là Phần Sản Nghiệp Của Ngài
Đức Giê-hô-va sẽ thừa hưởng Giu-đa như là phần sản nghiệp của Ngài trên đất thánh và Ngài sẽ lại cho Giê-ru-sa-lem (c.12)
7. Mọi Xác Thịt Nin Lặng Trước Mặt Đức Giê-hô-va
Câu 13 chép: “Mọi xác thịt khá nín lặng trước mặt Đức Giê-hô-va! Vì Ngài đã thức đậy từ nơi ngự thánh của Ngài”. Trước cuộc hồi hướng vinh hiển về Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-hô-va yên lặng. Nhưng sau sự vinh hiển, Ngài thức dậy từ nơi ngự thánh của Ngài. Mọi xác thịt – kể cả xác thịt của người Ba-by-lôn, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã – đều phải nín lặng. Chỉ Đức Giê-hô-va mới có quyền phát ngôn, và chỉ Ngài mới là nhân tố quyết định. Ngày nay, Đức Chúa Trời Tam Nhất không còn yên lặng trong nơi ngự thuộc trời của Ngài nữa. Ngài đang chuyển động, đang hành động và đang làm nhiều điều trong Hội thánh. Điều nay cho thấy vinh hiển có ở đây trong Hội thánh. Việc đó đem lại vinh hiển đến nỗi tất cả chúng ta đều phải nín lặng và chỉ để một mình Chúa phát ngôn.