Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

bài giảng 15-4-2022

   Mathio 28



https://youtu.be/osdDckKPrDQ

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

CHINH PHỤC MƯỜI, SÁU, BA HAY BẢY SẮC DÂN TRONG ĐẤT HỨA?


Chúa hứa với Áp-ra-ham lãnh thổ đất hứa có đến 10 sắc dân làm chủ: “Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít” (Sáng 15:18-21) Số 10 là sự đầy đủ.
Khi đến giờ nghỉ hưu, Chúa nói với Giô suê rằng: “khi Giô-suê đã già tuổi cao, Đức Giê-hô-va bèn phán cùng người rằng: Ngươi đã già tuổi đã cao, phần xứ phải đánh lấy hãy còn nhiều lắm. Xứ còn lại là đây: Hết thảy miền của dân Phi-li-tin, và cả địa phận dân Ghê-su-rít; từ sông Si-cô đối ngang xứ Ê-díp-tô, cho đến giới hạn Éc-rôn về phía bắc, vốn kể là miền Ca-na-an, thuộc về năm vua Phi-li-tin, là vua Ga-xa, vua Ách-đốt, vua Ách-ca-lôn, vua Gát, vua Éc-rôn, và vua dân A-vim; lại về phía nam, cả xứ Ca-na-an và Mê-a-ra, vốn thuộc về dân Si-đôn, cho đến A-phéc, cho đến giới hạn dân A-mô-rít; còn luôn xứ dân Ghi-bê-lít, và cả Li-ban về phía mặt trời mọc, từ Ba-anh-Gát ở dưới chân núi Hẹt-môn, cho đến nơi vào ranh Ha-mát” (Giô suê 13:1-5);

Nhưng khả năng chiếm hữu của dân Israel ra sao? Chúa thừa biết, cho nên hai lần Chúa tóm lại vùng đất hứa đượm sữa và mật chỉ là vùng đất của 3 hay 6 sắc dân mà thôi:
--Xuất hành 23:28-30, “Ta sẽ sai ong lỗ đi trước đánh đuổi dân Hê-vít, dân Ca-na-an, dân Hê-tít khỏi trước mặt ngươi. Ta sẽ chẳng đuổi chúng nó đi hết trong một năm đâu, e khi xứ sẽ trở nên đồng vắng, và loài thú rừng sanh sản ra đông, hại ngươi chăng; nhưng ta sẽ đuổi chúng nó lần lần khỏi trước mặt ngươi, cho đến chừng nào số ngươi thêm nhiều và có thể cầm đất đó làm sản nghiệp” Chúa biết khả năng phát triển của dân Ngài chậm và yếu ớt, nên đất lành đó chỉ như có ba dân tộc. Nếu Ngài nói đến 10 dân tộc, e họ sợ hãi sao.
--Xuất hành 3;17, “Ta sẽ rút các ngươi ra khỏi cảnh khổ tại xứ Ê-díp-tô, đặng đem lên xứ của dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, tức là một xứ đượm sữa và mật.”

Chúa biết rõ dân Ngài, nên Ngài đoán trước rằng họ sẽ nỗ lức tối đa để tiêu diệt được 6 dân tộc. Thái độ của họ là lần lữa, không quyết liệt bươn tới mục đích chiếm hữu đất hứa. Họ lười biếng tiệu diệt dân bản địa.
Áp-ra-ham thủy tổ đức tin của họ để lộ ra sự bất toàn, sự yếu đuối của con người, khi ông chỉ cầu nguyện cho ông Lót và thành phố Sô đôm chỉ có 6 lần. Nếu ông cầu nguyện 7 lần thì sự việc sẽ ra sao? (Sáng 18 16-33).

Con số 6 là con số loài người, con số tội lỗi, con số sự yếu đuối của con người. Con số 7 là con số trọn vẹn của Chúa trong đời nầy. Cám ơn Chúa có tiên tri Ê-li bền bĩ, dốc lòng cầu nguyện cố xin đến 7 lần, một cơn mưa lớn đã đổ xuống cứu dân Israel thoát khỏi cơn hạn hán đã kéo dài 3 năm rưỡi. “Nhưng Ê-li leo lên chót núi Cạt-mên, cúi xuống đất và úp mặt mình giữa hai đầu gối. Đoạn, người nói với kẻ tôi tớ mình rằng: Xin hãy đi lên, ngó về phía biển. Kẻ tôi tớ đi lên xem, nhưng nói rằng: Không có chi hết. Ê-li lại nói: Hãy trở lên bảy lần. Lần thứ bảy, kẻ tôi tớ đáp rằng: Tôi thấy ở phía biển lên một cụm mây nhỏ như lòng bàn tay.” (1 Các Vua 18:41-44).

Những ơn phước trên trời (Ê-phê-sô 1:3, 2 Cor 9:15) là vô số, là không kể xiết. Gia cơ nói, “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống” (1:17), nhưng anh em nhận được trọn vẹn 10 phần, hay chỉ nhận 3 phần hoặc 6 phần?
Cám ơn Chúa, lòng quãng đại của Ngài muốn ban con số 10 cho chúng ta, nhưng vì sự yếu đuối, chúng ta chỉ tiếp nhận được 6 phần. Nhưng ân huệ Chúa vẫn ban con số 7 cho chúng ta. Chúa nói với Giô suê trước khi ông nhắm mắt; “Sau khi qua sông Giô-đanh rồi, thì các ngươi đến thành Giê-ri-cô. …dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân Ghi-rê-ga-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít chiến đấu cùng các ngươi, và ta phó chúng nó vào tay các ngươi” (Giô suê 24;11).
Cám ơn Chúa, ngợi khen Ngài, dân Chúa ngày hôm nay đã chinh phục được 7 sắc dân, đã chiếm được 7/10 lãnh thổ đất hứa thuộc linh rồi. A men. Ha lê lu gia!
M K. 14-4-2022

THÁNH LINH VÀ LỜI CHÚA TRÊN ĐƯỜNG DÂN CHÚA TIẾN TỚI-


Nhờ lời Phao lô nói, “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế giới mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” (Eph 6:12), mà chúng ta thấy ý nghĩa của cuộc chiến chinh phục đất hứa- Dân chúng được đem lên bình diện thuộc linh cao hơn để tranh đấu với các thế lực sa tan trên không trung. Đó là những kẻ thù đang cố sức ngăn trở dân Chúa chiếm các đỉnh cao thuộc linh trong Đấng Christ.
Chúa đã chỉ dẫn cho Giô suê hai nguyên tắc:
--Giô suê 1;5-6, “Trọn đời ngươi, không ai có thể chống cự nổi ngươi. Như Ta đã ở với Mô-sê thể nào, Ta cũng sẽ ở với ngươi thể ấy. Ta sẽ không lìa ngươi và không bỏ ngươi. Hãy mạnh mẽ và hãy can đảm! Vì ngươi sẽ đem dân nầy vào chiếm lấy xứ Ta đã thề với tổ tiên của chúng để ban cho chúng”
--Giô suê 1:8, “Quyển sách luật pháp nầy chớ rời xa miệng ngươi. Hãy suy gẫm những gì đã chép trong đó ngày và đêm, để cẩn thận làm theo, vì như thế ngươi sẽ làm cho đường lối của ngươi được thịnh đạt, và ngươi sẽ thành công”
Trên đây cũng là hai nguyên tắc cho đời sống và hoạt động của dân Chúa ngày nay:

Chúa hứa ở với chúng ta, và khi chúng ta bảo đảm được có sự hiện diện của Ngài, cảm nhận được sự hiện diện ấy là thiết thực không thôi. Khi Chúa không phật lòng vì ô tội chúng ta, như Ngài nói, “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa” (Ê-sai 59:1-2), và Ngài không bao giờ ẩn mặt với chúng ta, thì “Trọn đời (chúng ta), không ai có thể chống cự nổi” chúng ta. Dù người khổng lồ A na kim, Gô li át, các thiên sứ ác trên không trung đều phải tránh đường chúng ta tiến vào đất hứa. Vấn đề là anh em có bảo đảm Chúa không hề lìa bỏ mình chăng, anh em luôn cảm nhận được hiện diện Ngài không? Nếu có, thì vấn đề chiến thắng đè bẹp lực lượng sa tan trên khoảng không là việc nhỏ.

Nguyên tắc thứ hai là đọc kỹ, suy gẫm và làm theo sách lời Chúa. Chúng ta phải chấp nhận lời Chúa, thuận phục mệnh lệnh trong Lời Ngài. Lời Chúa có đầy đủ để hướng dẫn, khuyến khích và tuyên hứa với chúng ta nhiều lãnh vực. Chúng ta phải tin cậy lời ấy, neo mình vào lời Ngài, tuân phục sự chỉ đạo của lời ấy. Chúng ta sẽ dễ dàng chiến thắng sa tan.

Ngày nay dân Chúa làm theo lời loài người, bỏ qua mệnh lệnh của Kinh thánh.
Nếu anh chi em nói mình được báp têm Thánh linh, được xức dầu, được thần cảm, nhưng những kinh nghiệm ấy phải được Kinh thánh chứng thực, biện minh, xác nhận, nếu không anh chị em sẽ rơi vào chỗ cuồng tín, thần cảm giả mạo, bị tà linh sa tan chiếm cứ mà tưởng mình được Thánh Linh dẫy đầy. Kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta phải được Kinh thánh xác nhận mới trung thực.
Nếu anh em có tri thức lời Chúa đến mức lão luyện, cao cấp, nhưng nếu không có Thánh Linh hà hơi, đáp đậu, thì văn tự Kinh thánh khô khan đó cũng làm cho chết. Anh em sẽ rơi vào trường phái kinh viện văn tự Kinh thánh, khô khan, cằn cỗi, không có sự sống, không có sự tư do trong Thánh Linh. Đó là tình trạng duy lý, ảo tưởng của kinh nghiệm theo Chúa trong đời sống rất nhiều Cơ Đốc nhân tự xưng là hội thánh về nguồn.
Tóm lại chúng ta phải có sự cân bằng hai phương diện Thánh Linh đầy dẫy, ở cùng và một sự hiểu biết, vâng phục Lời Kinh thánh đúng mức.
Tôi thấy nhiều con dân Chúa bị thần cảm giả mạovề một mặt và về thái cực khác, số người kia rơi vào tình trạng văn tự kinh thánh chết, vì không có Thánh Linh và sự sống dư dật. Xin Chúa giải cứu chúng ta ra khỏi cả hai tình trạng nầy.
Minh Khải 14-4-2022

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

12 phần trong Sáng thế kí-


Sáng thế ký 1:-50:
Việc phân loại sách đầu tiên của Môi-se chắc chắn có thể được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, bản thân văn bản nầy cung cấp một cách phân loại. Trong cuốn sách này, chúng ta tìm thấy mười hai phần, mỗi phần đều bắt đầu bằng những từ: "Đây là những dòng dõi ...". Không có phần nào được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Nhưng sự sắp xếp của họ chắc chắn không phải là không có ý nghĩa.
Chúng ta hãy chuyển sự chú ý của chúng ta đến các câu kết luận của mỗi phần. Chúng cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể tuyệt vời về hậu quả và tác động của tội lỗi.
--Phần đầu tiên (Sáng thế ký 2: 4 đến 4:26) kết thúc với hai vụ giết người. Ca-in giết anh trai A-bên của mình và La-mét thậm chí còn khoe khoang đã giết một thanh niên.
--Phần thứ hai (Sáng thế ký 5: 1 đến 6: -8-) kết thúc với sự phán xét tàn khốc của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác của dân chúng trước trận lụt.
--Phần thứ ba (Sáng thế ký 6: 9 đến 9: 29) kết thúc với cảnh Nô-ê say rượu, với lời nguyền đối với Cham (Ca-na-an) và dòng dõi của ông và với cái chết của Nô-ê.
--Phần thứ tư (Sáng. 10:1 đến 11:9) kết thúc với sự phá hủy của tháp Babel được dựng lên trong sự kiêu ngạo và ngạo mạn.
--Phần thứ năm (Sáng thế ký 11:10 đến 11:26) kết thúc với sự ra đời và tuổi già (và do đó cũng là cái chết) của con cháu Sem.
--Phần thứ sáu (Sáng thế ký 11:27 đến 11:32) kết thúc với cái chết của Tha-rê.
--Phần thứ bảy (Sáng thế ký 12: 1 đến 25:11) kết thúc với cái chết của Áp-ra-ham.
-Phần thứ tám (Sáng thế ký 25:12 đến 25:18) kết thúc với cái chết của Ích-ma-ên.
--Phần thứ chín (Sáng thế ký 25:19 đến 35:29) kết thúc với cái chết của Y-sác.
--Phần thứ mười (Sáng thế ký 36:1 đến 36: 8 kết thúc với việc Ê-sau rời miền đất hứa.
--Phần thứ mười một (Sáng thế ký 36: 9 đến 36: 43) kết thúc bằng cách nói rằng con cháu của Ê-sau là người Ê-đôm - một dân tộc luôn thù hận với Y-sơ-ra-ên.
Phần thứ mười hai (Sáng thế ký 37: 1 đến 50: 26) kết thúc với cái chết của Giô-sép.
St

HAI CẤP BẬC SỰ ĐẮC THẮNG-


 
Con dân Chúa thường không chú ý từ ngữ “người đắc thăng”. Đây là sự thật hệ trọng trong kinh thánh mà mỗi tín nhân phải trải qua:
-1--Chiến thắng thế giời vô tín:
1 Giăng 5:4-5, “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế giới; và sự thắng hơn thế giới, ấy là đức tin của chúng ta. Ai là người thắng hơn thế giới, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao?”
Khải huyền 21:7, “Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta”.
Chúa khải thị cho sứ đồ Giăng viết rằng, người tiếp nhận và tin Chúa Giê su Christ, trở thành con của Đức Chúa Trời. Họ là người chiến thắng trên thế giới loài người vô tín. Người không tin Chúa là người thất bại. Đây là cấp bậc thứ nhất, là yêu cầu để tín nhân được cứu và vào trong cỡi vĩnh hằng vinh quang. Mọi người được tái sinh đều có kinh nghiệm nầy.
-2-Chiến thắng hội thánh sa bại:
Trong bảy là thư của Chúa ở Khải huyền 2 và 3, nhờ sứ đồ Giăng gởi cho 7 hội thánh, ngụ ý gởi cho mọi loại hội thánh trong suốt 2000 năm qua. Bảy lần Giăng chép câu; Thí dụ:
-- “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi⚓ của Đức Chúa Trời”-- Những người nầy thắng bè đảng Ni cô la, thắng hội thánh bỏ tình đầu với Chúa.
--”Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai”--Họ thắng nhà hội của sa tan, thắng sự bắt bớ vì danh Chúa.
--”Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma-na đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến”. Những người đắc thắng đây thắng trên hội thánh liên hiệp với thế giới, với quỷ sa tan.
--”Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước”. Những người nầy thắng hội thánh công giáo thờ hình tượng.
--”Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy. Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống và sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài”. Họ thắng hội thánh Tin lành truyền thống, có tiếng là sống mà là chết.
--”Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết lên trên người”. Đấy là những người đắc thắng thực thụ. Đừng ai nghĩ rằng mình al2 hội thánh khôi phục, tất nhiên mình đắc thắng. Chưa chắc.
--”Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài”. Họ thắng tình trạng kiêu ngạo hâm hẩm của hội thánh Anh em, và tình trạng sa bại nặng nề của các hội thánh chung đang nguội lạnh, hâm hẩm trong ngàu sau cùng.
Kết Luận: Nếu anh chị em không chiến thắng các loại tình trạng sa bại của các hội thánh ngày nay, anh chị em không được vào vương quốc ngàn năm của Chúa. Vì sự đắc thắng của cấp một chỉ cho phép chúng ta vào thiên đàng sau khi nước ngàn năm qua rồi. Người không có kinh nghiệm chiến thắng cấp bậc thứ hai sẽ vào nơi khóc lóc nghiến răng xong, sau đó mới vào thiên đàng.
MK 13-4-2022

SỰ CỨU RỖI ĐẦY ĐỦ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Rô ma 5:10, “vì nếu đang khi chúng ta còn là những kẻ thù nghịch mà đã được hòa lại với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã được hòa lại rồi, lại sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu càng hơn là dường nào”

Câu 10 của chương 5 sách Rô ma chỉ tỏ rằng sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời được khải thị trong sách nầy bao gồm 2 phần: một phần là sự cứu chuộc pháp lí, được hoàn thành cho chúng ta bởi sự chết của Christ, và phần kia là sự cứu rỗi hữu cơ, ban cấp cho chúng ta bởi sự sống của Christ.
Sự Cứu Chuộc Pháp Lí:
Bốn chương đầu của sách Rô-ma diễn giảng cách hàm súc về sự cứu chuộc pháp lí do sự chết của Christ hoàn thành.
Đức Chúa Trời thì công nghĩa và thánh khiết, bản chất Ngài chống nghịch tội nhân, cho nên cần sự chết của Christ làm thỏa mãn sự đời hỏi pháp lí của Đức Chúa Trời, thì Ngài mới chấp nhận tha thứ và xưng nghĩa tội nhân.
Sự cứu chuộc pháp lí nầy gồm các bước như sau:
1. Cứu Chuộc:
Rô- ma 3:24, “nhờ ân điển Ngài mà họ được xưng nghĩa miển phí bởi sự cứu chuộc trong Christ Jesus”. “Cứu chuộc” là mua lại vật mà người chủ đã bị mất.
2. Tha Thứ:
Rô-ma 4:7, “phước cho những kẻ mà sự bất pháp của họ được tha thứ, các tôi lỗi được khỏa lấp”.
Trong Rô ma 1:1-5:11, danh từ “tội lỗi” (sin) chỉ xuất hiện 3 lần, còn trong 5:12 - 8:39 , “sin” (tội lỗi) xuất hiện 39 lần. Danh từ số nhiều “sins” (các tội lỗi) xuất hiện nhiều lần trong 1:1 đến 5:11, ngụ ý Chúa tha thứ “các tội lỗi “của chúng ta bởi sự đổ huyết vô tội của Chúa Jesus., còn Ngài xử lí “tội” (sin) qua thập tự giá trong sự cứu rỗi hữu cơ sau đây.
3.Xưng Nghĩa:
Rô-ma 5:1, “nhờ đã được xưng nghĩa bởi đức tin, chúng ta có sự bình an hướng về Đức Chúa Trời”. Sự xưng nghĩa của Đức Chúa Trời làm thay đổi địa vị của chúng ta, từ một tội nhân trở nên một thánh đồ về mặt địa vị trước mặt Ngài.
4. Giải Hòa:
Rô-ma 5:10, “nhưng nếu đương khi chúng ta còn là các kẻ thù nghịch mà đã được giải hòa với Đức Chúa Trời....”. Qua sự chết, Chúa Jesus trở nên tế lễ vãn hỗi, làm Đức Chúa Trời nguôi giận, và Đức Chúa Trời chấp nhận các kẻ vốn đã có thái độ và hành vi thù địch Ngài. Chúng ta được giàn hòa với Đức Chúa Trời ( Rô 3:25).
Tất cả các công tác cứu chuộc, tha thứ, xưng nghĩa, giải hòa nầy đều được Đức Chúa Trời hoàn thành trong Christ, qua sự chết của Christ, bên ngoài chúng ta. Ngài cứu chuộc loài người cách khách quan trên thập tự giá từ hai ngàn năm trước. Khi có tội nhận nào tiếp nhận Chúa Jesus, thì mọi công tác cứu chuộc pháp lí đó sẽ có hiệu nghiệm trong đời sống họ ngay hôm ấy.
Phao-lô bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta đã được cứu vì cớ chúng ta đã được cứu chuộc, xưng nghĩa và giải hòa với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta chưa được cứu đến mức độ được thánh hóa, biến đổi và đồng hóa với hình ảnh Con Đức Chúa Trời. Đó là sự cứu rỗi hữu cơ được trình bày sau đây:
Sự Cứu Rỗi Hữu Cơ:
Trong sự cứu rỗi đầy đủ của mình, Đức Chúa Trời thực hiện cho chúng ta về mặt hữu cơ, nhiều hơn là về mặt pháp lí.
Rô-ma 5;10, “thì huống chi nay đã được hòa lại rồi, lại sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu càng hơn là đường nào”. “Được cứu càng hơn” là được cứu cách hữu cơ ở bên trong người thánh đồ đã được cứu chuộc về mặt địa vị.
1. Tái Sanh:
1 Phi-e-rơ 1:23 “Vì anh em đã được tái sanh, chẳng phải bởi hạt giống hay hư nát, nhưng bởi hạt giống chẳng hư nát, là bởi lời (rhema) của Đức Chúa Trời, là lời vẫn sống và còn lại đời đời”.
Brother T. Austin-Sparks nói rằng, “ sự tái sanh là có được sự sống của Đức Chúa Trời thêm vào sự sống thiên nhiên của chúng ta”. Sự tái sanh là sự tái sáng tạo các tín đồ trong linh của họ qua Đức Linh của Đức Chúa Trời. Câu kinh thánh trên nói chúng ta được tái sanh qua lời (rhema) sự sống của Đức Chúa Trời. Nhờ sự tái sanh, các tín đồ có được sự sống thuộc linh của Ngài.
Tít 3:5 chép“ Ngài đã cứu chúng ta, không do các việc công nghĩa mà chúng ta đã làm, bèn là theo sự thương xót Ngài, nhờ sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh”. Một sự tái sanh như vậy là sự tắm rửa trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và loại tắm rửa nầy là sự đổi mới lớn lao của các tín đồ bởi sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
2.Thánh Hóa:
Rô ma 6:19, “bấy giờ hãy dâng các chi thể của anh em làm tôi mọi cho sự công nghĩa để làm nên sự thánh hóa cũng thể ấy”.
Khi được xưng nghĩa, chúng ta được trở nên thánh đồ về mặt địa vị, nhưng trong sự cứu rỗi hữu cơ, Christ là sự sống đời đời bên trong chúng ta, sẽ có lập trường để hành động trong chúng ta và thấm nhuần các phần bề trong của chúng ta bằng chính mình Ngài. Do đó, chúng ta sẽ được thánh hóa cách tự phát. Chúng ta sẽ trở nên thánh khiết cách tự phát bên trong các phần bề trong bởi sự thấm nhuần của Christ.
Sự thánh hóa về mặt tâm tính, khí chất dành cho các tín đồ để họ được thánh hóa trong tính chất của họ, hầu họ có thể tham dự bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời.
3. Đổi Mới:
Rô-ma 12:2 chép, “đừng khuôn rập theo thời đại nầy, nhưng hãy được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí”.
Eph. 4:23, “hầu cho anh em được đổi mới trong linh của tâm trí mình”( Hi lạp).
Trong sách Đại Học, Khổng tử dạy con người phải phát triển “đức sáng” (lương tâm) trong mình để được đổi mới hằng ngày (nhật tân). Nhưng sự đổi mới Phao-lô nói ở đây thì khác hẳn. Sự đổi mới trong sự cứu rỗi hữu cơ là sự đổi mới trong tâm trí hằng ngày.
Được đổi mới trong tâm trí là rứt bỏ mọi quan niệm cũ về các sự vật trong đời người và lại được đổi mới bởi sự dạy dỗ của kinh thánh và sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Một sự đổi mới tâm trí như vậy sẽ đưa đến sự biến đổi của các tín đồ trong đời sống thuộc linh của họ.
4. Biến Đổi:
Rô-ma 12:2 chép, “nhưng hãy được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí”.
Sự biến đổi là diễn trình trao đổi chất ở bên trong, trong đó Đức Chúa Trời hành động để làm lan tràn sự sống và bản chất thần thượng của Ngài thấu suốt mỗi phần của bản thể chúng ta, đặc biệt là hồn chúng ta, đem Christ và các sự phong phú của Ngài vào bản thể chúng ta như các nguyên tố mới của chúng ta và khiến các yếu tố cũ kỹ cùng thiên nhiên của chúng ta được đào thải dần dần. Kết quả, chúng ta sẽ được biến đổi nên hình ảnh Ngài (2 Cor 3:18).
5. Xây Dựng:
Rô-ma 12:4 chép, “vì như trong một Thân thể, chúng ta có nhiều chi thể...chúng ta dầu nhiều mà vẫn một Thân thể trong Christ, và là chi thể của nhau”.
Sự biến đổi các tín đồ trong sự sống thần thượng khiến họ được cứu khỏi chủ nghĩa các nhân, tích cực được liên kết và khắng khít với các tín đồ khác như là các chi thể đồng bạn của Christ. Sự liên kết và khắng khít với nhau nầy trở nên sự xây dựng các con của Đức Chúa Tròi trong sự sống thần thượng. Người được biến đổi không bao giờ sống độc lập hay tự lập, họ luôn luôn lệ thuộc anh em mình trong Chúa.
6.Đồng Hóa:
Rô-ma 8:29, “vì những kẻ Ngài đã biết trước, Ngài cũng đã tiền định để trở nên giống như hình ảnh Con Ngài, hầu Con ấy làm Con đầu lòng giữa nhiều anh em”.
Đức Chúa Trời đã tiền định cho chúng ta, không chỉ để chúng ta có thể được thánh hóa, thuộc linh và đắc thắng, nhưng hầu cho chúng ta có thể được đồng hóa cách đầy trọn theo hình ảnh Con Ngài. Đây là phần hưởng của chúng ta do Đức Chúa Trời đã quyết định trong cõi đời đời quá khứ.
Đồng hóa là kết quả cuối cùng của sự biến đổi. Nó bao gồm sự thay đổi thể yếu và bản chất bề trong của chúng ta, và cũng bao hàm sự thay đổi hình dạng bên ngoài, hầu chúng ta có thể cân xứng hình dạng vinh hóa của Christ, Đấng Thần Nhân. Ngài là nguyên mẫu, chúng ta là các bản sao, được tái chế bởi luật của Linh sự sống (Rô. 8:2).
7.Vinh Hóa:
“Rô-ma 8:29 chép, “còn những kẻ Ngài đã xưng nghĩa, Ngài cũng đã vinh hóa”.
Sự vinh hóa là bước cuối cùng trong sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời, trong đó Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn dầm thấm thân thể tội lỗi của chúng ta, đó là thân thể của sự chết và mau chết (7:24; 8:11; 6:6) bằng vinh quang của sự sống và bản chất của Ngài theo đúng nguyên tắc sự việc Ngài tái tạo linh chúng ta qua Đức Linh. Theo cách nầy, Ngài sẽ biến hóa thân thể chúng ta, đồng hóa nó theo thân thể phục sinh vinh diệu của Con Ngài (Phil. 3:21). Đây là bước tối hậu trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, trong đó Đức Chúa Trời chiếm được sự biểu hiện đầy trọn, mà cuối cùng sẽ được biểu lộ trong Jerusalem mới trong thời đại sắp đến./.CSS
MInh Khải-

CON ĐƯỜNG ĐỒNG VẮNG--THỬ NGHIỆM XÁC THỊT-


Phục truyền, 8:2-5, “Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra.⚓ Trong bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên. Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy”.
Con đưởng qua sa mạc 38 năm của dân Israel sau khi ra khỏi Ai cập tượng trưng cho hành trình thuộc linh của dân Chúa ngày nay, trong đó xác thịt của mỗi chúng ta sẽ bị vạch trần, trắc nghiệm và thử thách triệt để. Những ai còn sống sót như Giô-suê Ca-lép và thế hệ thứ hai được Chúa kể là thi đậu cuộc trắc nghiệm. Sau đó họ sẽ được đưa vào đất hứa, ngụ ý bước lên bình diện thuộc linh cao hơn.
Trong sa mạc, dân Chúa chỉ vui hưởng ma na mỗi ngày. Tôi thấy nhiều trang mạng “Ma na mỗi ngày”, “Lời Chúa mỗi ngày”, nhưng tôi chưa thấy trang nhóm nào mang tên: “Thổ sản Ca na an”. Điều đó phản ảnh tình trạng dân Chúa trên facebook, dân Chúa trong hội thánh ngày nay chỉ có khả năng lượm được ma na mỗi ngày là quý báu rồi.
Trong đồng hoang, dân Chúa chỉ đối đầu dân A-ma-léc, nhưng sau khi vào đất hứa, họ phải, “đi ngang qua sông Giô-đanh, đặng chiếm lấy các dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, những thành lớn và tường cao đến trời, một dân to lớn và tác cao, là con cháu A-na-kim, mà ngươi đã biết, và có nghe nói rằng: “Ai sẽ đương địch nổi trước mặt con cháu A-nác?” Vậy, ngày nay phải biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi trước ngươi, như một đám lửa hừng, sẽ tiêu diệt và hạ xuống các dân nầy trước mặt ngươi; ngươi sẽ đuổi ra và diệt chúng nó cách mau, y như Đức Giê-hô-va đã phán cùng ngươi” (Phục 9:1-3).
Trong Nhã ca cho biết trong giai đoạn đầu, dân Chúa chỉ dễ dàng bắt các con chồn nhỏ, nhưng trong gai đoạn phát triển họ phải đối đầu sư tử và gấu. Thì ở đây, nếu anh em vào bình diện cao hơn trong Chúa, anh em sẽ chiến đấu với dân giềnh giàng, với, “chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy” (Eph. 6:12)
Tôi xin lặp lại, để được thi đậu con dường sa mạc, mỗi anh em chúng ta phải cắt bỏ xác thịt, xé bỏ các điều ham muốn của xác thịt như “gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống” (Gal. 5:19).
Tất cả những việc làm nầy của xác thịt đã bị vạch trần đối với dân Israel trong sa mạc như:
--”Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt? Chúng tôi nhớ những cá chúng tôi ăn nhưng không tại xứ Ê-díp-tô, những dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành, và tỏi.”- Dân 11:4-5
-- “Trong mọi người đã thấy sự vinh quang ta, phép lạ ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các người đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta” (Dân 14:22)
-- 1 Cor. 10: 7-10 liệt kê như sau:
--Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn.” Họ thờ bê vàng và hát vui mừng chơi nhởi.
--Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Dân 25 nói họ phạm dâm dục với con gái Ma đi an, và 23 ngàn người ngã chết.
--Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt”. Họ 10 lần thử Chúa trong sự vô tín.
-- Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt.
Kết luận lại tôi xin hỏi anh chị em, những hiện tượng, những bông trái xác thịt như dân Israel xưa đã có, thì ngày nay có lộ ra trong đời sống anh chị em không? Nếu có, mà tôi tin là chắc chắn có-- thì chúng ta hãy xé bỏ, tiêu diệt, loại trừ cách triệt để, thì chúng ta mới được Chúa chấm điểm là đậu để vào đất hứa vui hưởng thổ sản thuộc linh, và dư phần cuộc tranh chiến với các quỷ dữ trên không trung.
Minh khải 13-4-2022

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Vua David Chuẩn Bị Vật Liệu….?

 1 Sử kí 22:5, 14, “Đa-vít nói rằng: Sa-lô-môn, con trai ta, hãy còn thơ ấu và non nớt, mà cái đền sẽ cất cho Đức Giê-hô-va phải rất nguy nga, có danh tiếng rực rỡ trong các nước; vì vậy, ta sẽ dự bị đồ cần dùng cho nó. Thế thì, Đa-vít dự bị rất nhiều đồ trước khi người qua đời.-Nay ta đã chịu hoạn nạn mà sắm sửa cho đền của Đức Giê-hô-va mười vạn ta-lâng vàng, một trăm vạn ta-lâng bạc; còn đồng và sắt thì không thể cân được, vì nó nhiều quá; ta lại dự bị gỗ và đá; và con cũng sẽ thêm vào đó.”

Vào khoảng năm 15 tuổi, David giết Gô li át, sau đó phải sống cuộc đời khốn cùng trốn chạy vua Sau lơ khoảng 13 năm, mãi năm 30 tuổi ông được dân Giu đa xức dầu làm vua chi phái Giu đa ở miền nam Israel. Sau 7 năm rưởi cai trị nước Giu đa, Chúa cho David lên ngôi cai trị cả Israel trong 33 năm. Ông qua đời vào năm 71 tuổi. 2 Samuel 5;4-5 chép, “Khi Đa-vít khởi trị vì, tuổi đã được ba mươi; người cai trị bốn mươi năm.⚓Tại Hếp-rôn, Đa-vít trị vì trên Giu-đa bảy năm sáu tháng; rồi tại Giê-ru-sa-lem, người trị vì trên cả dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi ba năm”. David có quá trình 55 năm theo Chúa.
Con dân Chúa bị ấn tượng về sư sa ngã của David trong vụ Bát sê ba, nên họ không thấy tuổi già David làm nhiều việc tốt đẹp cho Chúa hơn thời ông còn trẻ.
Ông nói, “Bấy giờ, Đa-vít gọi Sa-lô-môn, con trai mình, truyền dặn người cất một cái đền cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Đa-vít nói với Sa-lô-môn rằng: Hỡi con, ta có ý muốn xây cất một cái đền cho danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta;⚓ nhưng có lời của Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: ngươi đã đổ huyết ra nhiều, đánh những giặc lớn lao; vậy vì ngươi đã đổ huyết ra nhiều trên đất tại trước mặt ta, nên ngươi sẽ chẳng cất đền cho danh ta. Kìa, con trai mà ngươi sẽ sanh ra, nó sẽ là người thái bình: ta sẽ ban bình an cho nó; các thù nghịch ở bốn phía nó sẽ chẳng khuấy rối nó; vì tên nó sẽ là Sa-lô-môn; trong đời nó ta sẽ ban sự thái bình an tịnh cho Y-sơ-ra-ên. Nó sẽ cất một cái đền cho danh ta…--Nay ta đã chịu hoạn nạn mà sắm sửa cho đền của Đức Giê-hô-va…”
David có gánh nặng xây một đền thánh cho Chúa, nhưng Chúa không cho ông trực tiếp làm như vậy. Do đó ông dự bị nguyên vật liệu cho Sa lô môn con ông, để xây đền. Ông chuẩn bị những gì?
--câu 15, “Vả lại, con có nhiều nhân công, thợ đục đá, thợ hồ, thợ mộc, đủ người thạo về các thứ công việc”
Vào thời vua Sau lơ nhân tài lưa thưa như sao buổi sáng mai. Trái lại vào thời David, nếu bạn đọc 1 Sử kí chương 23 đến 29, chúng ta thấy Chúa ban cho David vô số công nhân, chức viên, quan trưởng, thầy tế lễ của mọi ban ngành đều rất đông vầy. Từ quan trưởng đến người gác cửa, mỗi ban ngành số lượng người hầu việc Chúa đều rất đông. Ngày nay số người dâng mình hầu việc Chúa trong hội thánh chung cũng rất đông, nhưng kém phẩm chất thuộc linh hơn công nhân thời David.
--Câu 3: “Đa-vít cũng dự bị nhiều sắt, đặng làm đinh cánh cửa và mấu cửa, cùng nhiều đồng không thể cân được,”. Sắt tượng trưng thẩm quyền, đồng nói lên sự xét đoán. Chứa có thời vua chúa nào mà thẩm quyền của Chúa và của vua được thì hành đầy đủ như vậy. Sự phán xét của vua, của các quan rất công bình, chính trực. Hội thánh ngày ngay chỉ có thẩm quyền con người là mạnh, rất ít thấy thẩm quyền của Chúa. Còn các sự xét xử, phán quyết trong hội thánh thì thiên lệch, bât công, bất nghĩa.
-- câu 4-”và gỗ bá hương vô số; vì dân Si-đôn và dân Ty-rơ chở rất nhiều gỗ bá hương đến cho vua Đa-vít”.
Bá hương là danh mộc, gỗ bá hương ngụ ý nhân tánh của Đấng Christ được thể hiện trong thánh đồ. Trong thời David cai trị có rất nhiều hiền nhân quân tử, những người thánh trong dân Chúa. Họ đoàn kết xây dựng một vương quốc cực thịnh. Đáng buồn tâm tánh, tính cách của dân Chúa, của các người hầu việc Chúa ngày nay rất tồi tệ, không tương đương gỗ cậy bá hương, là Đấng Christ.
-- câu 14-16, “Nay ta đã chịu hoạn nạn mà sắm sửa cho đền của Đức Giê-hô-va mười vạn ta-lâng vàng, một trăm vạn ta-lâng bạc; còn đồng và sắt thì không thể cân được, vì nó nhiều quá; ta lại dự bị gỗ và đá; và con cũng sẽ thêm vào đó.Vả lại, con có nhiều nhân công, thợ đục đá, thợ hồ, thợ mộc, đủ người thạo về các thứ công việc; vàng, bạc, đồng, sắt, thì vô số. Hãy chỗi dậy làm, Đức Giê-hô-va sẽ ở cùng con”.
Một công trình đại sự là xây dựng đền thánh Jerusalem cho vương quốc Israel cần rất nhiều nguyên vật liệu và công nhân. Trong lịch sử 55 năm theo Chúa, khi về già, David có khả năng dự bị đủ các loại vật liệu thợ thầy đến chừng ấy.
Công trình đại sự cho cõi vĩnh hằng trước mặt chúng ta là xây dựng thành thánh Jerusalem mới, bạn đã dự bị được nhưng gì sau mấy chục năm theo Chúa của các bạn. Chúa rất cần bạn đóng góp những tài nguyên, kho tàng, kinh nghiệm của bạn, vốn quý như vàng vào nhà Chúa. Bạn đã dự bị được gì và đóng góp ra sao?
MK 12-4-2022

LUẬT NHỊP ĐÔI--3


Ánh Sáng và Sự Cứu Rỗi- Thi thiên 27;1, “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi:  Tôi sẽ sợ ai?” Trong vương quốc của sa tan, mọi công dân đều đui mù thuộc linh. Khi sa tan câu lưu được tín nhân nào, trước hết hắn cũng đều móc mắt người đó để họ sống an phận trong nước của hắn. Chúng ta đọc thấy Sam-sôn, vua Sê-đê kia đều bị khoét mắt sống dưới quyền cai trị của nó cho đến chết. Để giải phóng dân vô tín khỏi nước sa tan, Kinh thánh chép về chức vụ của Chúa Giê-su, “Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, Đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, Thì ánh sáng đã mọc lên-- đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, ” (Mathio 4:16; Công 26;18). Người vô tín không biết mình đui mù thuộc linh đối với Chúa, nhưng các bạn là tín nhân có biết mình vần còn đui mù đối với Chúa và những sự thật thần thượng của Ngài trong góc độ nào đó chăng? Giăng 9:39-41, “Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã đến thế giới đặng làm sự phán xét nầy: Hễ ai chẳng thấy, thì thấy; còn ai thấy, lại hóa mù.  Mấy người Pha-ri-si bên cạnh Ngài, nghe điều đó, thì nói với Ngài rằng: Còn chúng ta cũng là kẻ mù chăng?  Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu các ngươi là kẻ mù, thì không có tội lỗi chi hết; nhưng vì các ngươi nói rằng: Chúng ta thấy, nên tội lỗi các ngươi vẫn còn lại” Mọi người vô tín bị mù toàn phần, tín nhân bị mù bán phần, nhưng ngỡ rằng mình thấy. Xin Chúa ban cho chúng ta được như Sau lơ, “A-na-nia bèn đi, vào nhà, rồi đặt tay trên mình Sau-lơ mà nói rằng: Hỡi anh Sau-lơ, Chúa là Jêsus nầy, đã hiện ra cùng anh trên con đường anh đi tới đây, đã sai tôi đến, hầu cho anh được sáng mắt lại và đầy Đức Thánh Linh.  Tức thì có cái chi như cái vảy từ mắt người rớt xuống, thì người được sáng mắt; rồi chờ dậy và chịu phép báp-têm.  Khi người ăn uống rồi, thì được mạnh khỏe lại”. (Công vụ 9:17-19) Thi thiên 27;1, “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: tôi sẽ sợ ai?” Minh Khải 12-4-2022

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Bài giang 8-4-2022

 Bài giảng Sách  He bo rơ


https://youtu.be/qCrib2HLcVg

bài giảng 10-4-2022

 


 Bạn của Chàng rễ

 

https://youtu.be/YLYLAT8luLI