Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

CHRIST THÀNH HÌNH TRONG LÒNG CƠ ĐỐC NHÂN

Tiên tri Giê-rê-mi
I. Lời Chúa Xảy Ra Cho Cơ Đốc Nhân:
   Lu. 3: 1-2 chép “năm thứ 15 đời Sê sa Tiberơ, Bôn xơ Philát làm tổng đốc……Anne và Cai phe làm thầy tế lễ thượng phẩm, lúc ấy lời Đức Chúa Trời đến với Giăng, con Xachari ở đồng vắng”.

   Lu ca đưa ra bản danh sách 7 yếu nhân thời đó để đánh dấu ngày lời Đức Chúa Trời đến cùng Giăng báp tít. Chữ “đến” theo nguyên văn là “to become, to happen”, trở nên , xảy ra. Tiếng Hi lạp là: ginomai.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA NGƯỜI TÍN Đồ--4


:
 1. Chiên: 
 Giăng 10 nói về các tín đồ như là chiên, cả tín đồ người Do thái và các dân tộc đều là chiên với Christ như là Đấng chăn giữ họ.

   Thứ nhất, chiên là các tín đồ Do thái giáo. Họ đã ra khỏi chuồng chiên Do thái giáo qua Christ như là cái cửa. Chuồng chiên trong Giăng 10 ngụ ý luật pháp, cũng là Do thái giáo, tôn giáo luật pháp. Trước khi Christ đến, Đức Chúa Trời đặt tuyển dân Ngài dưới sự canh giữ của luật pháp. Luật pháp là chuồng chiên, nơi đó dân Đức Chúa Trời như chiên đã được gìn giữ và che chở cách tạm thời mãi đến khi đồng cỏ, là chỗ ở thường trực cho chiên, đã sẵn sàng. Christ là đồng cỏ, là chỗ thường trực cho dân Đức Chúa Trời cư ngụ. Trước khi Christ đến, Đức Chúa Trời chuẩn bị luật pháp như chuồng chiên để gìn giữ và quản chế tuyển dân Ngài cách tạm thời. Tuy nhiên dân Do thái dùng luật pháp hình thành Do thái giáo, mà sau đó trở thành chuồng chiên.

   Thứ hai, chiên trong Giăng 10 là  các tín đồ ngoại bang. Họ đã được Christ đem vào để làm bầy, hội thánh, chung với các tín đồ Do thái. Câu 16, “Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy, Ta sẽ dẫn chúng về nữa”. Tại đây Chúa Jesus khải thị rằng ngoài các tín đồ Do thái, là chiên Ngài canh giữ dưới chuồng chiên luật pháp, Ngài còn có  chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy của dân Do thái, đó là tuyển dân của Chúa giữa các dân tộc mà Ngài phải đem vào. Lời tiên tri nầy được ứng nghiệm trong Công vụ 10, khi Phiero rao phúc âm cho nhà Cọt-nây, là dân ngoại bang, và Phao-lô rao giảng phúc âm cho các dân tộc, nhiều người đã được cứu cho Chúa từ các tiếng nói, và họ đều trở nên chiên của Chúa.

   Chiên trong bầy có Christ là Đấng chăn giữ họ, Đấng phó mạng sống hồn mình cho họ, hầu họ có thể có sự sống thần thượng, và có sự sống cách dư dật. Chúa Jesus nói, “Ta đến hầu cho họ có thể có sự sống và có cách dư dật”. Rồi trong câu 11, Ngài nói, “Ta là Người chăn tốt, người chăn tốt vì chiên mình mà phó sự sống mình”. Trong hai câu nầy có hai chữ Hi lạp đều đuợc dịch là sự sống. Chữ Hi lạp trong câu 10 là zoe, là sự sống thần thượng, đời đời. Trong câu 11, chữ Hi lạp psuche, là cùng một chữ dịch là “hồn”, sự sống thuộc hồn, sự sống con người, để hoàn thành sự cứu chuộc cho chiên của Ngài, hầu họ chia sẻ sự sống zoe của Ngài, sự sống thần thượng (c.10), sự sống đời đời (C.28), bởi đó họ được hình thành một bầy do Ngài là Đấng chăn giữ, là người chăn tốt, Ngài nuôi dưỡng bầy mình bằng sự sống thần thuợng.

2.Nhiều Hạt Lúa Mì:
   Nhiều hạt lúa mì cũng làm biểu hiệu tín đồ. Giăng 12:24 chép, “trừ khi hạt lúa mì rơi xuống đất và chết, nó cứ ở một mình, nhưng nếu nó chết, nó kết quả nhiều”.

   Trong Giăng 12:24 Chúa ám chỉ Ngài, Đức Chúa Trời nhục hoá, là hạt lúa mì độc nhất, rơi xuống đất và chết. Các tín đồ là nhiều hạt lúa mì được sản xuất từ Christ, là hạt đầu tiên.

   Nhiều hạt lúa mì đuợc sản sinh qua sự chết và phục sinh của Christ. Trong công tác Ngài trên thập tự giá, Chúa Jesus đã chết như một hạt lúa mì rơi xuống đất, giải phóng sự sống thần thượng. Sự sống thần thượng ở trong Jesus như bị giam hãm trong hạt lúa mì, cái vỏ phải vỡ ra, để sự sống bên trong được giải phóng. Sự chết tổng bao hàm của Christ giải phóng sự sống thần thượng bên trong Ngài. Ngài giải phóng sự sống thần thượng để sản sinh nhiều hạt.

   Nhiều hạt là sự gia tăng của một hạt, sự gia bội nầy là sự nhân giống của hạt lúa mì. Vì vậy sự phục sinh của Chúa là sự nhân giống để sản sinh hội thánh như sự tái sản xuất của Ngài.

3. Các Nhánh Cây Nho:
   Các tín đồ cũng là nhiều nhánh của cây nho. Điều nầy có nghĩa các tín đồ là các chi thể của Đấng Christ Đức Chúa Trời, hình thành cơ cấu của Đức Chúa Trời tam nhất trong sự phân phát thần thượng. Trong Giăng 15:1 Chúa Jesus tuyên bố, “Ta là cây nho thật” và trong câu 5, Ngài nói, “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh”. Cây nho nầy, Christ, với các nhánh của nó, là các tín đồ trong Christ, là cơ cấu của Đức Chúa Trời tam nhất trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, lớn lên chung với các sự phong phú của Ngài và biểu hiện sự sống thần thượng của Ngài.

   Christ và các tín đồ, cây nho và các nhánh nho, hình thành cơ cấu của Đức Chúa Tròi tam nhất trong sự phân phát thần thượng. vì vậy, cây nho trong Giăng 15, là cây nho vũ trụ bao gồm Christ và các tín đồ Ngài, như là các nhánh. Trong cây nho nầy, Đức Chúa Trời tam nhất sống, biểu hiện chính mình Ngài, và phân phát Ngài đến cực điểm.

   Trong Giăng 15, chúng ta thấy tiêu điểm của những gì Đức Chúa Trời làm trong vũ trụ. Tại đây, Cha là người làm vườn, nông dân, trồng tỉa cây nho thật, Christ, với các nhánh của nó, các tín đồ trong Christ. Trong cuộc gia tể của Ngài. Đức Chúa Trời đang làm cho Christ lớn lên, và tất cả chúng ta là các nhánh trong Christ, như cây nho thật.

   Christ, Đức Chúa Trời vô hạn, là cây nho, và chúng ta là các nhánh của Ngài. Chúng ta thực sự là các nhánh của Đức Chúa Trời vô hạn, làm một cách hữu cơ với Ngài. Điều nầy có nghĩa chúng ta đã được liên kết cách hữu cơ với Đức Chúa Trời tam nhất. Bây giờ, chúng ta là một phần của Đức Chúa Trời, thậm chí như các chi thể của thân thể chúng ta là các phần của chúng ta. Nếu chúng ta ở trong ánh sáng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta là các chi thể của Christ, chúng ta là các phần của Ngài

4. Các Chiếc bình Của Sự Thương xót:
   Các tín đồ trong Christ là các bình sự thương xót cho danh dự và vinh quang. Rô. 9:21 chép, “Thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm phần nầy ra các bình sang trọng, phần kia ra các bình hèn hạ sao?”. Câu 23 tiếp tục nói về việc Đức Chúa Trời bày tỏ, “các sự giàu có của vinh hiển Ngài đối với những bình đáng thương xót mà Ngài đã sắm sẵn trước cho sự vinh hiển”. Là chiếc bình, chúng ta không phải là dụng cụ hay vũ khí, -- chúng ta là các bình chứa. Theo Rô. 9, chúng ta chứa đựng sự thương xót, danh dự, vinh quang. Sự thương xót, danh dự, vinh quang nầy thực ra là Đức Chúa Trời tam nhất. Trong giai đoạn khởi đầu, chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời tam nhất là sự thương xót; trong giai đoạn tiến triển, Ngài là danh dự của chúng ta, và trong giai đoạn hoàn tất, Ngài là sự vinh hiển của chúng ta. Hiện tại chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời của chúng ta như sự thương xót và một phần như là danh dự. Khi Chúa Jesus  trở lại, chúng ta sẽ được đem vào sự danh dự và vinh quang cách đầy đủ. Rồi chúng ta sẽ được đổ đầy Đức Chúa Trời tam nhất, không chỉ như sự thương xót, nhưng cũng như vinh dự và vinh quang của chúng ta.

   Là bình của sự thương xót cho vinh dự và vinh quang, chúng ta được Đức Chúa Trời chọn lựa theo sự thương xót tối thượng của Ngài (Rô. 9:11-16). Lời diễn tả “sự thương xót tối thượng” ngụ ý sự thương xót của Đức Chúa Trời tuyệt đối theo tối thượng quyền của Ngài. Chiếc bình của sự thương xót không phải là kết quả do sự chọn lựa của chúng ta, nó phát xuất từ tối thượng quyền của Đức Chúa Trời. Do tối thượng quyền của Ngài, Ngài sáng tạo chúng ta như chiếc bình chứa đựng Ngài. Tối thượng quyền của Ngài là cơ bản sự chọn lựa của Ngài.

   Một minh họa khác về sự thương xót tối thượng của Ngài được tìm thấy trong Rô. 9 là về người thợ gốm và đất sét. Phao-lô nó, “nhưng, ớ người kia, ngưoi là ai mà dám gạn lại Đức Chúa Trời? Vật được nắn nên há lại nói với kẻ nắn nên nó rằng: sao ngươi làm nên ta như vậy? thợ gốm há chẳng có quyển uy trên đất sét, cùng trong một đống mà làm phần nầy ra bình sang trọng, phần kia ra bình hèn hạ sao?” Đức Chúa Trời là nguời thợ gốm, chúng ta là đất sét. Là Thợ gốm, Đức Chúa Trời có quyền uy trên đất sét. Nếu Ngài muốn, Ngài có thể tạo một chiếc bình cho vinh dự và chiếc khác cho sự hèn hạ. Điều nầy không tuỳ thuộc trên sự chọn lựa của chúng ta—mà tuỳ thuộc trên tối thượng quyền của Ngài.

   Rô-ma 9 khải thị rằng tuyệt đỉnh của tình trạng hữu dụng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, chúng ta là bình chứa đựng và biểu hiện Ngài. Chúng ta là bình chựa đựng Ngài và sự biểu hiện Ngài, và Ngài là nội dung và sự sống của chúng ta. Ngài sống trong chúng ta hầu chúng ta có thể sống Ngài. Cuối cùng, Ngài và chúng ta, chúng ta và Ngài sẽ hoàn toàn là một trong sự sống và bản chất. Đây là định mệnh của chúng ta như là bình của sự thương xót.

   Bình tôn trọng vừa bằng bản chất thần thượng (vàng) và bản chất phàm nhân được cứu chuộc và tái sinh (bạc). Giống như Timothe và các tin đồ chân chính khác, cấu tạo nền tảng chắc chắn (Tim 2:19) biểu minh lẽ thật. Bình hèn hạ là bản chất phàm nhân sa ngã (gỗ và đất). Hi-mênê, Phi-lết (2 Tim. 2:17) và các tín đồ giả mạo khác được tạo bằng chất liệu nầy.

   2 Timothe 2:20 và 21 chỉ tỏ rằng, căn cứ trên sự thương xót của Đức Chúa Trời, mà đã tạo chúng ta nên bình tôn trọng, chúng ta phải tẩy sạch mình khỏi các chiếc bình hèn hạ. chúng ta cần phân rẽ chính mình khỏi các chiếc bình nầy. Thí dụ, chúng ta phải tách biệt khỏi các nhà tân phái ngày nay, những nguời chối bỏ rằng Jesus là Đức Chúa Trời và Kinh thánh do Đức Chúa Trời hà hơi. Những người như vậy là bình hèn hạ, chúng ta không nên ở với họ. Để làm bình tôn trọng, chúng ta cần phân rẽ chính mình, tẩy sạch chính mình, khỏi những chiếc bình hèn hạ.

5.Nhánh Ô-liu :
   Cây oliu vun trồng trong Rô. 11:24 là tuyển dân Israel của Đức Chúa Trời với Christ như là thực tại và mọi sự của họ (Rô. 9:4-8). Cây ôliu được vun trồng không chỉ là Israel suông,-- đó là Israel với Christ là thực tại. Ngoài Christ, con cái Israel trống rỗng, không có thực tại.

   Christ là rễ cũa cây ôliu vun trồng nầy. Không có rễ, cây không ra gì. Christ là rễ của tuyển dân Israel. Hơn nữa, các sự phong phú của cây ôliu cho chúng ta vui hưởng đều ở trong Christ, như là rễ của cây nầy. Nếu cây bị chặt rễ, nó mất mọi sự. Ngày nay, Israel vẫn còn từ bỏ Christ và do đó bị cắt đứt đối với Ngài. Nhưng ngày kia, họ sẽ trở về cùng Ngài. Trong thời gian Israel bị cắt dứt khỏi Christ, chúng ta, các dân tộc ngoại bang, được tháp vào cây ôliu được vun trồng nầy, hầu chúng ta vui hưởng Christ như rễ sự màu mỡ của cây nầy.

   Các tín đồ ngoại bang như các nhánh ôliu được vun trồng, đã được tháp vào nó để làm các người tham dự rễ màu mỡ của nó, tức là vui hưởng sự phong phú của Christ, Ngài là rễ của Israel. Ngợi khen Chúa, là các nhánh ôliu hoang, chúng ta có thể làm người đồng dự phần rễ màu mỡ của cây oliu. Đây là sự vui hưởng của chúng ta.

6. Cuộc Trình Diễn Các Trận Đấu Giữa Phạm Nhân Và Thú Dữ Trong Hí Trường Rô-ma:
   Trong 1 Cor. 4:9 Phao-lô dùng thành ngữ “sau rốt” (last of all). Lời diễn tả nầy, được hiểu chung chung vào thời đó, ám chỉ phần trình diễn cuối cùng trong hí trường La Mã. Theo phong tục thời xưa, khi các tử tội chiến đấu với thú dữ trong hí trường là để làm trò tiêu khiển cho dân chúng. Các tử tội không ra gì cả, phần thấp hèn trong dân chúng, được trình diễn sau cùng. Hành động cuối cùng, cuộc diễn trò sau cùng thì do các người tử tội , chiến đấu với thú dữ để mua vui cho dân chúng. Câu “sau rốt” ám chỉ điều nầy.

   Trong câu 9, Phao-lô dùng lời diễn tả theo phép so sánh để chuyển đạt tư tưởng rằng Đức Chúa Trời đưa các sứ đồ, và mọi tín đồ đắc thắng ra, sau hết mọi sự, có vẻ như họ là các tử tội thấp hèn nhất, bị kết án tử hình, làm thú tiêu khiển cho dân chúng. Vì vậy, các sứ đồ coi họ như là các người tử tội đã định án chết trước mặt thế giới.

   Trong 1Cor. 4:9, Phao-lô cũng nói rằng các sứ đồ trở nên, “cuộc diễn trò cho thế giới, cả các thiên sứ và loài người cùng xem”. Chữ Hi lạp dịch là “cuộc diễn trò” là chữ dành cho chữ “rạp hát”. Nó ám chỉ một sô diễn, cuộc trình diễn, được tạo ra theo phương cách của rạp hát để tiêu khiển. Đây cũng là phép ẩn ý, ám chỉ các cuộc chiến đấu giữa các phạm nhân tử hình và thú dữ trong hí trường. thời xưa.

7. Rác Rến Của Thế Giời, Cặn Bả Của Muôn Vật:
   Trong 1 Cor. 4:13 phao-lô nói, “ chúng tôi trở nên như rác rến của thế giới, cặn bả của muôn vật”. Rác rến và cặn bả đồng nghĩa. Rác rến chỉ tỏ vật gì đó được ném đi để tẩy sạch, do đó nó là rác, đồ thừa. Cặn bả chỉ tỏ vật phải quét sạch, tức là vật bỏ đi, phế thải. Cả hai chữ nầy đồng nghĩa, được dùng theo phép ẩn dụ, đặc biệt chỉ về các tội nhân bị kết án, có giai cấp thấp nhất, họ bị ném xuống biển hay quăng cho dã thú trong hí trường.
    Tại đây Phao-lô so sánh chính mình với các phạm nhân thấp hèn nhất, với rác rến, cặn bả, đồ phế thải, vật bỏ đi. Đây là sự đánh giá của Phao-lô về chính mình trước mặt cả dân Do thái và ngoại bang. Trước mặt một số người thế tục nào đó, tình trạng của chúng ta cũng như vậy. So sánh với họ, chúng ta là rác rến và cặn bả. Họ có thể cực kỳ thành đạt, và giàu có, nhưng chúng ta trở nên rác rến của thế giới và cặn bả của muôn vật. Chúng ta chỉ đủ tư cách trở thành cặn bả, bị ném bỏ đi.


  


Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

CÂY CỐI CỦA ĐỨC JEHOVAH

Cay ke
                             
Olive
Ba Huong
Thi. 104:16;Math.15:13; Esai 60:21; 61:23


   “Các thứ cây đẹp mắt”, Chúa cho chúng ta vui hưởng về mỹ học. Vẻ thanh tú của con người, cách phục sức gọn ghẽ, giản dị, đẹp mắt. “Trái ăn ngon”. Bề ngoài đẹp mắt, bề trong có trái ăn ngon chăng?

Vương Quốc, Quyền Năng, Vinh Quang--6

VINH QUANG
Chúng ta đã nói nhiều về Vương quốc trong các buổi nhóm vừa qua, nhưng như trong mọi hội đồng, chúng ta vẫn còn 12 giỏ dư thừa, và cuối cùng chúng tôi còn có nhiều hơn khi khởi sự giảng. Một anh em vừa bảo tôi “chúng ta nên nhóm thêm một tuần lễ nữa là tốt”. Vâng còn có nhiều điều hơn về Vương quốc.
Chúng tôi cũng đã nói đôi phần về quyền năng, bây giờ là lời cuối cùng,

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

ĐẤNG CHRIST LÀ PHẦN HƯỞNG CỦA CHÚNG TA TRONG THƠ 1 CÔ-RINH-TÔ

Môi-se đập Vầng đá
Thơ tín nầy tiết lộ cho chúng ta rằng chính Đấng Christ mà chúng ta được kêu gọi vào sự tương giao với Ngài thì tổng bao hàm. Ngài là phần hưởng do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta (1:2). Ngài là quyền năng của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời như sự công nghĩa, sự thánh hoá và sự cứu chuộc cho chúng ta (câu 24, 30). Ngài là Chúa sự vinh hiển (2:8) cho sự vinh hoá của chúng ta (2:7; Rô. 8:30). Ngài là các sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời (2:10). Ngài là nền tảng độc nhất của kiến ốc Đức Chúa Trời ( 3:11). Ngài là tiệc vượt qua của chúng ta ( 5:7); bánh không men (5:8); thức ăn thuộc linh, thức uống thuộc linh và vầng đá thuộc linh (10:3-4). Ngài là Đầu (11:3) và Thân thể (12:12). Ngài là các trái đầu mùa (15: 20. 23), người thứ hai (15:47) và A-đam sau cùng (15:45) --và như vậy Ngài trở nên Linh ban sự sống (15: 45) hầu chúng ta có thể tiếp
nhận Ngài vào trong chúng ta làm mọi sự của chúng ta. Đấng tổng bao hàm nầy, với các sự phong phú của ít ra 20 chi tiết, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta như là phần hưởng để chúng ta vui hưởng.
   Chúng ta nên tập chú vào Ngài, không chú ý bất cứ nhân vật nào, điều nào, hay sự việc nào khác hơn Ngài. Chúng ta nên chú ý Ngài như trung tâm độc nhất của chúng ta, do Đức Chúa Trời ấn định hầu mọi nan đề giữa vòng các tín đồ được giải quyết./.

Vuong Quoc, Quyen Nang, Vinh Quang--5

SẢN SUẤT CÁC BÔNG TRÁI CỦA VƯƠNG QUỐC

Mathiơ 16:13-18, 21:43
HỘI THÁNH ĐƯỢC ĐỀ CẬP.
Chúng tôi đã nói khá nhiều về Vương quốc và đã hơn một lần nêu lên rằng phúc âm Mathiơ luận đặc biệt về Vương quốc. Nhưng ngay giữa phúc âm này, thình lình hội thánh được giới thiệu. Jésus không nói: “Ta sắp nói về điều khác. Ta đã nói về Vương quốc, bây giờ ta nói về Hội thánh, rồi sau đó ta sẽ nói về Vương quốc nhiều hơn nữa”. Coi như các môn đồ đã hiểu hội thánh có nghĩa gì, chớ không phải ý tưởng mới đâu. Có thể anh em kinh ngạc khi tôi bảo rằng dân Do Thái đã hiểu về hội thánh. Trong một bài giảng luận dài và lý thú, mà cuối cùng Ê tiên đã bị ném đá, Ê tiên đã nói rằng đã ở “trong hội thánh trong đồng vắng” (Sứ 7:38).

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Vương Quốc, Quyền Năng, Vinh quang--4

VƯƠNG QUỐC VÀ THẬP TỰ GIÁ.
Chúng tôi đã giải thích rằng chữ “Vương quốc” có nghĩa sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời, và vì cớ câu “Vương quốc của Đức Chúa Trời” rất thường xảy ra trong Tân ước, tôi chắc rằng không ai sẽ nghĩ rằng sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời đã chỉ khởi sự trong thời Tân ước mà thôi. Vương quốc Đức Chúa Trời tức sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời, có 3 giai đoạn trong Kinh Thánh, và có 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.