Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

BẾT-TẾT ĐA NGÀY NAY—

 

Giăng 5:3-5, “Những kẻ đau yếu, mù, què, bại nằm tại đó rất đông, vì một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động. Lúc nước đã động rồi, hễ ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh hoạn gì,cũng được lành cả.  Nơi đó có một người bị bịnh đã ba mươi tám năm”.

Hơn 50 năm về trước, lần đầu tiên khi đọc câu Kinh thánh nầy tôi cảm thấy sự việc chữa  bệnh ở đây giống ngoài xã hội vô tín. Thỉnh thoảng có một vài vị thầy bà gì xuất hiện chữa bệnh bằng bí quyết, hay uống nước gì đó, loài người có nhu cầu kéo đến rất đông.

Sứ đồ Giăng chép câu chuyện nầy với chủ ý làm nổi bật một bệnh nhân bại liệt, đã nằm đó suốt 38 năm rồi. Ngày định mệnh đã đến khi Chúa Giê-su đến thăm khu vực đó, và Ngài đặc biệt chú ý và tiếp xúc với bệnh nhân bại liệt nầy:

--Những kẻ đau yếu, mù, què, bại nằm tại đó rất đông”

 Phải chăng đây là thực trạng  giáo hội ngày nay: Có tín đồ bị đau yếu thuộc linh, nhất là sốt rét, khi nóng khi lạnh thất thường. Biết bao kẻ mù không nhận ra thần tánh của Chúa Giê-su, cứ phỉ báng Ngài là loài người. Què là người có tật bẩm sinh, thí dụ chân có tật nguyền. Còn chữ “bại” đây là withered, nên dịch là “teo”, đó là người  đang bị khô héo, co quắt lại mỗi ngày. Đây là tình trạng dân Chúa ngày nay.

--" Hễ ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh hoạn gì,cũng được lành cả”.

Đây là lời sứ đồ Giăng chép lại niềm tin của dân xung quanh ao Bết-tết-đa. Đây là sự mê tín.Tôi không tin lời nầy đã xảy ra được. Thế mà với niềm tin vào  sự mê tín, mà người nầy lại đã có thể nằm đây chờ đợi suốt 38 năm.

Dân giáo hội ngày nay rất chú ý sự chữa lành thân thể họ. Do đó nhiều người nổi lên tự xưng là tiên tri, là mục tử,  đang chữa bệnh cho dân Chúa.

 Ân tứ chữa bệnh chân thật do Đức Thánh Linh ban cho ai dều đo Ngài quyết định. Con dân Chúa không có thể chọn lựa hay tìm kiếm, hoặc chịu người khác huấn luyện mình để có ân tứ chữa bệnh như vậy. Ân tứ chữa bệnh cách siêu nhiên chân thật do Chúa ban cho tùy ý Ngài muốn. Bạn  đừng trông đợi, cầu xin Chúa ban cho hay xin một ai đó huấn luyện, đặt tay truyền ân chữa bệnh cho mình.

--" Nơi đó có một người bị bịnh đã ba mươi tám năm”.

Trong Phục truyền 2: 16, Môi se chép “Vả, thì giờ về các cuộc đi đường của chúng ta, từ khi lìa khỏi Ca-đe-Ba-nê-a, tới lúc đi ngang qua khe Xê-rết,cộng là ba mươi tám năm”. Ngoại trừ thì giờ ra khỏi Ai-cập đi đến Ca-đe lần thứ nhất, và thì giờ Môi se dẫn dắt dân Israel đánh chiếm nước của Si-hôn và vua Óc, thì Israel đã tốn 38 năm lưu lạc, lang thang trong đồng vắng, khi hai lần đến Si-nai và Ca-đe.

 Tôi ngạc nhiên người bại nầy bền bĩ nằm chờ 38 năm tại ao Bết-tết-đa. Anh chị em có thấy một giáo hội đầy những người bệnh thuộc linh đủ loại, chỉ nằm chờ được chữa bệnh thân xác là điều ư tiên số một. Họ không chú ý bệnh thuộc linh của mình.

--Tức thì người ấy được lành, xách đệm mình mà đi. Vả, ngày ấy là ngày sa-bát.  Người Do-thái bèn nói với kẻ được chữa lành rằng: “Nay là ngày sa-bát, ngươi không phép xách đệm mình mà đi.”  Nhưng người đáp rằng: “Chính người đã chữa lành tôi bảo tôi rằng:'Hãy xách đệm ngươi mà đi”.

 Có một mục tử nói với tôi: “nếu hôm nay Đức Giê-hô-va hiện ra  và phán: “Ta bãi bỏ ngày sa bát, thì tôi sẽ nhóm họp ngày Chúa nhật”,

Tôi đáp: Đức Giê-hô-va đã hiện ra trong Chúa Giê-su rồi đó. Đọc bốn phúc âm, bạn sẽ thất không dưới 5 lần Chúa Giê-su cố ý phá hủy ngày sa bát. Đó là Đức Giê hô va phá ngày sa- bát. Xem Mác 3, Giăng 5, 9, Lu ca 6, 13.

Tại ao Bết-tết đa có lắm kẻ đui nằm đợi chữa bệnh, trong giáo hội ngày nay cũng còn lắm kẻ đui không thấy Chúa đã bãi bỏ ngày sa bát.

 Giáo hội ngày nay có nhiều con dân Chúa mang nhiều chứng bệnh thuộc linh, cần Chúa Giê-su đến thăm viếng là chữa lành cho họ.

 Về sự chữ bệnh thân xác, cầu xin Chúa ngăn  cản bạn sa vào tay những tiên tri giả đang cầu nguyện chữa bệnh cho bạn. Nhiều lúc sa -tan cho nạn nhân được chữa lành thật sự, để dẫn dụ nhiều tín đồ  non nớt, quá chú ý sự chữa bệnh thân xác mình là đầu nhật và họ gây uy tín cho  những đầy tớ của hắn là các tiên tri giả.

 Khải Đạo- June 2, 2021

LỄ VƯỢT QUA TRONG CHỨC VỤ CỦA CHÚA GIÊ-SU-

Ý nghĩa lễ Vượt Qua là gì? Tôi tin tất cả chúng ta sẽ nói: Lễ vượt qua là nhờ lấy huyết chiên con đổ ra, bôi lên thanh ngang và hai cột cửa mà thiên sứ của Chúa sẽ vượt qua ngôi nhà đó, không xông vào giết chết con đầu lòng trong nhà ấy.

Đó là ý nghĩa của mặt trái, nhưng mặt phải của lễ Vượt qua là gì?  Tôi tin đó là sự giải phóng dân Israel ra khỏi cảnh trạng sống làm nhà nô lệ, để tự do bước theo chân Đức Giê-hô-va trên con đường thánh khiết  của Ngài.

 Có 34 Lễ Vượt qua trong đời sống làm người của Chúa Giê-su và chỉ có 4 lễ Vượt qua trong chức vụ 3, 5 năm của Ngài.  Sự chết của Chúa xảy ra trong lễ Vượt qua thứ tư trong chức vụ Ngài. Khi hiện ra trong vinh quang với Chúa Giê-su trên núi hóa hình, hai ông Môi se và Ê-li đã đàm đạo với Chúa về “sự qua đời của Ngài mà Ngài sắp làm trọn tại Giê-ru-sa-lem” (Lu- ca 9:31).

Theo nguyên ngữ Hi lạp, danh từ “sự qua đời” là exodos, tiếng Anh là Exodus. Exodus là tên sách thứ nhì trong Kinh thánh- Xuất Hành. Chữ nầy có nghĩa an exit, sự thoát ra ngoài, ngụ ý sự qua đời, là thoát ra khỏi cuộc sống nầy để bước vào cuộc sống khác.

 Do đó đối với dân Israel, lễ Vượt qua là thoát ra khỏi kíp lưu dày trong nhà nô lệ tại Ai-cập để bước vào cuộc sống  hầu việc Chúa. Đối với Chúa Giê-su, qua lễ Vượt qua, Ngài thoát ra khỏi cuộc đời Con Người và bước vào cuốc sống của Con Người phục sinh, là Con Đức Chúa Trời. Trong Rô-ma 1: 4 Phao lô nói về nhân tánh của Chúa Giê-su thì “theo thần-linh của sự thánh-khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng minh cách có quyền là Con Đức Chúa Trời, tức là Jêsus Christ,Chúa chúng ta”. Trong tâm linh của Chúa Giê-su có cả Đức Chúa Trời Tam nhất cư ngụ từ ngày Ma-ri bắt đầu có thai. Cho nên sau khi phục sinh, nhân tánh Ngài được gọi là Con Đức Chúa Trời, và thơ Hê bơ-rơ 1:8  còn đi xa hơn  nữa khi nói Chúa phục sinh đó là; “Hỡi Đức Chúa Trời, ngai Chúa còn mãi từ đời đời đến đời đời, Quyền trượng của nước Chúa là quyền trượng ngay  thẳng”.

Là Con hằng hữu không có nhân tánh, Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, đồng đẵng với Đức Chúa Trời,  còn sau khi phục sinh, nhân tánh của Ngài cũng được thần hóa, trở thành Đức Chúa Trời có nhân tánh bên trong.

 Cho nên trong bài nầy tôi muốn trình bày sau khi chính mình thoát ra ngoài, thì đồng thời Ngài cũng đưa dẫn dân Ngài đi theo.

1.    Lễ Vượt Qua Thứ Nhất: 2:13-

Qua lễ Vượt qua thứ nhất Chúa Giê-su khải thị về Ngôi nhà Cha lớn hơn. Ngài mở đầu cho chuyển động xây dựng nhà Cha lớn hơn. Trước khi phục sinh Ngài hứa, “Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.  Khi ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, thì ta sẽ trở lại, tiếp các ngươi về với ta, hầu cho ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó.  Nơi ta đi các ngươi đã biết, cũng biết đường nữa.” Thô-ma nói rằng: “Thưa Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu,làm sao biết đường được?”  Jêsus phán rằng: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi  ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:1-6).

 Đa số con dân Chúa mê tín và tin rằng Chúa Giê-su về thiên đàng và cất nhà cửa bằng vàng bằng ngọc hầu sau nầy cấp phát cho chúng ta. Thực ra Chúa Giê-su vào trong Đức Chúa Trời và thân thể Ngài sau khi sống lại được mở rộng là một Thân thể vĩ đại, có thể chứa nổi hàng triệu chi thể là các tín đồ.

 Giăng 14:23 nói mỗi tín nhân là một chỗ ở (Mone—mansion) của Đức Chúa Trời, và trong Nhà của Cha, tứ là trong Thân thể lớn lớn mà Chúa sẽ xây dựng lại sau 3 ngày, cũng có rất nhiều “chỗ ở”  (mone—mansions).

 Mỗi tín nhân là một mone, và có nhiều mone như vậy trong nhà Cha, hay trong đền thánh, trong thân thể mà Chúa Giê- su lập lại sau khi Ngài chết ba ngày (Giăng 2:19). Cho nên chúng ta đừng coi nhà mà Chúa xây dựng khi Ngài ra đi là nhà cửa bằng vàng ngọc trên trời.  Vì sau ba ngày, Chúa Giê-su đã trở lại đem những tín nhân như Phi-e-rơ, Giăng và cho mỗi người cư trú một chỗ ở trong Đức Chúa Trời. Đó là Nhà của Cha, có nhiều chỗ ở vậy.

2.Lễ Phu-rim  5:1-

Năm sau trong chức vụ của Chúa, thay vì chép về Lễ Vượt Qua, sứ đồ Giăng chép về lễ Phu rim, “Sau việc đó, đến một kỳ lễ của dân Do-thái, Jêsus lên Giê-ru-sa-lem” (Giăng 5:1).

 Nhiều nhà giải kinh dựa vào câu Giăng 5:24, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin  Đấng đã sai ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song đã vượt khỏi  sự chết mà vào sự sống rồi”.  Vì trong sách Ê-xơ-tê, chúng ta biết dân Isarel thời đó đã vượt khỏi sự chết diệt chủng mà vào sự sống, đã thoát khỏi sự định tội do mưu kế ác độc của Ha-man và vào sự sống bình an.

 Lễ Phu-rim là tháng A-đa  (12) đến trước vào cuối năm, và lễ Vượt qua mà Giăng chương 5 không có chép, xảy ra vào dầu năm mới, nhằm tháng Nisan.

Trong lễ Phu-rim và lễ Vượt qua nầy, Chúa đem dân Ngài thoát khỏi sự định tội  mà vào sự sống đời đời, ra khỏi sự chết mà vào sự sống.

Nhưng dân Chúa đã được vào thiên đàng chưa? Nhiều người  còn lẫn lộn khi nói rằng ngày nay sau khi qua đời, tín nhân được vào thiên đàng. Điều đó sai lầm, vì chúng ta chưa có thân thể phục sinh, và thịt và huyết thiên nhiên nầy không thể hưởng nước Chúa trên thiên đàng.

Cho nên ngày nay, sau khi tin Chúa, tín nhân chỉ được đem vào lãnh vực thần thượng và thuộc linh, đem vào sự sống đời đời về mặt tình trạng, không phải thiên đàng về mặt vị trí hay địa điểm.

2.Lễ Vượt Qua thứ ba. 6: 2

 Trong thời gian của lễ Vượt qua lần thứ ba trong chức vụ của mình, Chúa Giê-su đã giảng một bài về Bánh Sự sống là chính Ngài.

Bối cảnh lịch sử của bài giảng nầy là dân Israel hồi xưa vào thời Môi-se đã đi lang thang trong đồng vắng, trong tình trạng thất bại chán chường, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thành tín nuôi họ bằng ma-na rơi xuống từ trời suốt 40 năm.

Chúa ngụ ý dân Ngài vào thời của Ngài và thời của chúng ta hôm nay, họ cũng đều đang lưu lạc trong sa mạc thuộc hồn, trong đồng vắng tâm lý. Họ cần ăn một loại Ma Na mới, là Bánh hằng sống, là Đấng Christ mà Cha đã gởi đến.

Chúa Giê-su muốn đem dân Chúa thoát ra khỏi đồng vắng để vào sự vui hưởng Bánh hằng sống là thân vị Đấng Christ đến đời đời. Những tín nhân xưa nay vấp phạm và không hiểu nổi câu: “nếu các ngươi không ăn thịt của Con người và uống huyết của Người, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu” (Giăng 6:53).

Hãy ăn thịt và uống huyết Chúa Giê-su qua lời Kinh thánh, anh chị em sẽ được thoát ta khỏi sa mạc thuộc linh của hội thánh hôm nay và bước vào lãnh vực vui hưởng Đấng Christ hằng sống hiện thực.

4. Lễ Vượt Qua thứ tư:

 Sáng thế kí 2:7 chép, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một hồn sống”.. “Sinh khí” là hơi sự sống.

A-đam, người đầu tiên là một hồn sống, sanh sản ra một nhân loại có hồn sống suốt 4000 năm lịch sử Cựu ước.

 Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đến cùng các môn đồ, Giăng 20: 22 chép, “Ngài phán điều đó rồi, thì hà hơi trên họ mà rằng: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh”. “Thánh Linh” theo nguyên văn là “Hơi Thở Thánh”.

Nhờ tiếp lấy Hơi thở thánh, là Thánh Linh, tât cả thánh dân hôm nay là dân của tâm linh, dân thuộc linh, còn dòng A-đam cũ là dân thuộc hồn.

 Chúa Giê-su đã được sinh ra dưới luật pháp (Ga-la-ti 4:4), sinh ra trong Cựu ước, sanh ra trong sáng tạo cũ.

Trong lẽ Vượt qua thứ tư trong chức vụ Ngài, cũng là lễ Vượt qua cuối cùng, Chúa đã chết trong kỳ lễ ấy và trong ngày thứ ba ngày sống lại. Khi sống lại, Chúa Giê su dẫn  những tín nhân Tân ước ra khỏi Cựu ước, khỏi luật pháp Cựu ước và khỏi sáng tạo cũ để bước vào sáng tạo mới, và Tân ước cách trọn vẹn.

 Anh chị em đã thoát ra khỏi Cứu ước và ra khỏi sáng tạo cũ chưa?. Những ai còn tối tăm, lo phục hồi luật pháp lễ nghi Cựu ước, như tuân thủ ngày sa bát, là bằng chứng họ chưa được Vượt qua gì cả.  1 Cô- rinh-tô 14:20-22 cũng bày tỏ rằng nói tiếng lạ là một chi tiết của luật pháp Cựu ước, tức là thuộc về sáng tạo cũ. Những người luyện tập nói tiếng lạ, tìm cách  nhóm họp ngày sa bát, phuc hồi chế độ ăn thú vật tinh sạch---tất cả họ đều còn ở trong nhà nô lệ tại Ai-cập. Thật đáng thương thay!

 Minh Khải June 3, 2021

 

 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

NHỮNG NGUỜI CON GÁI ĐỨC TIN CỦA CHÚA-

 Về một phương diện của lẽ thật thì, “Tại đây không còn phân biệt nam giới hay nữ giới, vì tất cả anh em đều là một trong Christ Jêsus “(Ga-la-ti 3:27). Nhưng trong nếp sống gia đình hay sinh hoạt giáo hội của Chúa, thì người nam được Chúa chỉ định có quyền hơn người nữ chút đỉnh.

Đọc lại Thánh kinh tôi cảm động khi nhìn lại những người con gái đức tin của Đức Chúa Trời:

1.An-ne: 1 Sa-mu-ên 1:-2:

An-ne sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của gia đình. Dù được chồng yêu, nhưng vì nàng son sẻ nên bị người vợ thứ của chồng bắt bớ cay độc triền miên. Giữa bóng tối cay đắng, thù hận, cạnh tranh của gia đình, nàng lại còn sống trong bóng tối của sự hoang loạn trong đền thánh của Chúa vào thời đó. Nhưng người phụ nữ nầy dù biết bằng kinh nghiệm khi mình đã được, “Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống âm phủ, rồi lại đem lên khỏi đó”.

Nhờ quá trình trung thành với Chúa khi bị bạc đãi, nàng chỉ “dốc đổ nỗi lòng tôi trước mặt Đức Giê-hô-va” chớ không hề thố lộ nỗi sầu khổ với ai ngay cả với chồng minh. Cuối cùng người con gái đức tin nầy của Chúa đã từng khổ thì nay, “đói không còn đói nữa. Người đàn bà hiếm muộn, sinh nở bảy lần, kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất, …người nghèo khổ lên từ đống tro tàn, Đặt họ ngồi cạnh người quyền quý, Và cho họ thừa hưởng chỗ cao sang”.

Hỡi các chị em, hãy trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh bị dày vò, chà đạp, cuối cùng các bạn sẽ nhận lãnh mão triều vinh quang trong nước ngàn năm của Chúa.

2. Đê-bô-ra –Thẩm phán 4:-5:.

Sự thật về quyền giảng rao lời Kinh thánhtrong một giới hạn nào đó  của nữ giới vẫn chưa ngã ngũ sao bao lần tranh luận của các nhà giải kinh. Phao lô nói :”Ta không cho phép người nữ dạy dỗ hay cai trị người nam mà phải yên lặng” (1 Ti-mô-thê 2:12). “Ta” đây là Phao-lô, không phải Chúa. Nhưng khi đọc sách thẩm phán chúng ta thấy, “Trong lúc đó, nữ tiên tri Đê-bô-ra, vợ của Láp-bi-đốt, làm quan  xét của dân Y-sơ-ra-ên.  Bà thường ngồi dưới cây chà là Đê-bô-ra, trong vùng đồi núi Ép-ra-im, khoảng giữa Ra-ma và Bê-tên, và dân Y-sơ-ra-ên đến với bà để được phân  xử”. Phao lô cấm phụ nữ  dạy Kinh thánh, cấm cai trị người nam. Nhưng ở đây Đê-bô-ra làm Thẩm phán xử đoán dân thánh thời đó, và “cai trị” người nam là Ba-rác..

 Người con gái nầy của Chúa sao có thẩm quyền, “Bà sai gọi Ba-rác,con trai A-bi-nô-am, từ Kê-đe trong đất Nép-ta-li đến…”. bà cai trị Ba-rác rồi còn gì?

Đê-bô-ra phân trần, “Trong ngày Sam-ga, con trai A-nát,Vào thời Gia-ên, những đường cái bị bỏ hoang, Khách bộ hành lần theo các lối quanh co. Các làng mạc Y-sơ-ra-ên bị bỏ hoang Cho đến khi tôi là Đê-bô-ra trỗi dậy, Như một người mẹ trong Y-sơ-ra-ên”

Trong đời tôi, tôi đã thấy nhiều gia đình, chồng bỏ trách nhiệm gia trưởng, một số các cộng đồng dân Chúa nam giới rút đầu, co cổ không đứng lên hầu việc Chúa, nên các người con gái đức tin ở đó phải được Chúa dấy lên như Đê-bô-ra. Nhiều mục tử không được sự xúc dầu, thiếu khải thị tươi…mới, cả ngày chỉ  bê cái Ti vi mà vui hưởng trong đó, đo đó vợ anh phải làm bài giảng cho anh, phải xông vào lãnh vực đáng lẽ chỉ dành cho nam giới.

Bạn ơi,  có bao giờ bạn thắc mắc lí do tại sao Ba-rác không có sự khải thị từ Chúa mà Đê-bô-ra thì có?

3.An-ne- Lu-ca 2:

Ông  Lu-ca viết, “Cũng có nữ tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về bộ tộc A-se, tuổi đã cao. Sau khi kết hôn, bà đã sống với chồng được bảy năm,  rồi ở góa, đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà chẳng hề rời khỏi  đền thờ, cứ đêm ngày phục vụ Chúa, kiêng ăn và cầu nguyện.  Vào giờ ấy, bà cũng đến đó, ca ngợi Đức Chúa Trời và nói về con  trẻ cho mọi người đang trông đợi sự giải cứu  thành Giê-ru-sa-lem”.

 Đây là một người con gái đức tin cao niên của Chúa. Đức Thánh Linh đã cho bà có một địa vị thuộc linh cao và sự tôn trọng trong đoạn Kinh thánh tại đây đến đời đời. Ngày kia, tất cả các chị em có đọc bài nầy sẽ gặp bà chị cao quý nầy trong nước Chúa và phải ngã mũ kính chào.

 Với cái tuổi quá cổ lai hi, tôi hầu như chưa thấy những người con gái đức tin như vầy của Chúa. Chứa thấy những quả phụ dâng trọn thì giờ làm công tác cầu nguyện cầu thay cho các dân tộc, cho các nước, cầu thay cho mọi người thánh đồ mình quen biết, cộng thêm sự kiêng ăn để lời cầu nguyện có kiến hiệu thêm.

 Xin lỗi các chị em, tôi không vơ đũa cả nắm, tôi thường xuyên thấy những cảnh tượng mà Kinh thánh vạch trần như sau: “Bà nào thực sự góa bụa, sống một mình, đặt hi vọng nơi Đức Chúa  Trời thì cứ bền lòng ngày đêm cầu nguyện nài xin.  Nhưng quả phụ nào sống xa hoa trụy lạc thì dù sống cũng như chết” (1 Ti-mô-thê 5: 5-6).

 Nhiều quả phụ trẻ, “họ còn học thói ăn không ngồi rồi, la cà từ nhà nầy sang nhà khác; đã thế, họ còn ngồi lê đôi mách, xen vào chuyện người khác, nói những điều không đáng nói” (1 Tim. 5:13)

Tôi cầu nguyện Chúa sẽ có được nhiều người con gái đức tin có đời sống cầu nguyện cầu thay cho Việt Nam  như bà chị An-ne tại đền thờ thành Jerusalem xưa.

4. Quả phụ nghèo: Mác 12:41-44-

“Đức Chúa Jêsus ngồi đối diện với thùng lạc hiến, và quan sát dân chúng khi họ bỏ tiền vào thùng.  Nhiều người giàu bỏ vào rất nhiều tiền. Cũng có một bà góa  nghèo đến bỏ vào thùng hai đồng tiền nhỏ, trị giá một phần tư xu.  Ngài gọi các môn đồ đến và bảo: “Thật, Ta bảo các con, bà góa  nghèo nầy đã bỏ tiền vào thùng lạc hiến nhiều hơn tất cả những người khác.  Vì những người khác lấy tiền dư bạc thừa mà dâng; còn bà góa  nầy, rất nghèo túng nhưng đã dâng hết những gì mình có, là tất cả những gì để nuôi sống mình.”

 Đây có một người con gái đức tin của Chúa đã già nua. Bà chị nầy rất nghèo nàn và cô độc, nhưng khi mang tiền dâng lên cho Đức Chúa Trời thì, “đã dâng hết những gì mình có, là tất cả những gì để nuôi sống mình”.

Vào thời ấy cũng như thời nay, các nhà lãnh đạo dân Chúa đều giàu có, lượng tiền họ dâng thì lớn hơn lượng tiền dâng của mọi người, nhưng so về tỉ lệ thì họ dâng tiền it hơn chi em nầy. Họ dâng một phần nhỏ trong phần thừa thải của mình. Nên khi nghe Chúa giảng về tánh ham tiền, thì “người Pha-ri-si là kẻ ham tiền tài, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài” (Lu ca 16:14”.

 Tôi cũng thường cầu nguyện cho cuộc sống của các phụ nữ thiếu thốn trong  vòng dân Chúa mà tôi biết.

 Hodos. May 11, 2021

CHUYỆN KỂ: NÓI TIẾNG PHI CHÂU-

 Năm mươi năm về trước, khi tôi còn học tại Trường Kinh thánh tại Nha Trang, một giáo sư là người Hoa kỳ kể cho chúng tôi, các sinh viện, nghe một câu chuyện thật sau đây:

 Một cặp vợ chồng người Phi-luật Tân, xuất thân từ một chi hội Tin Lành quê nhà đi truyền giáo tại Phi châu, giảng cho một sắc tộc  tại lục địa đen đó.

Hôm đó ông bà mới về lại hội thánh quê nhà ở Phi luật Tân để nghỉ hạn trong một năm. Trong đêm đầu tiên ông bà đến tham dự buổi nhóm cầu nguyện của chi hội quê nhà , là chi hội đã dâng tiền tài trợ cho chức vụ ông bà tại Phi châu.

Đến giờ mỗi tín đồ trong hội thánh cầu nguyện từng người một. Một lt sau có một nam tín đồ cầu nguyện bằng tiếng lạ, không phải độc âm như “la ba da, la ba da, la ba da.”. mà cầu nguyện lớn tiếng bằng một thổ ngữ lạ lùng, không ai biết  một cách lạ lùng..

 Ông bà tín đồ vốn là giáo sĩ bỗng giật mình vì hiểu ra người tín đồ cầu nguyện bằng tiếng lạ đó,  là ông ta đang phỉ báng Đức Chúa Trời—mà chính người cầu nguyện tưởng mình đầy dẫy Đức Linh Linh, cũng không biết gì cả.

 Thật may mắn, cám ơn Chúa, vì ông bà giáo sĩ khi truyền gíao bên Phi Châu cũng biết vài thổ ngữ Phi châu nên mới hiểu nội dung lời cầu nguyện bằng tiếng lạ đó.

 Bạn ơi đừng biện luận khi bạn không có người thông dịch, nhưng bạn bụng bảo dạ rằng tôi cầu nguyện tiếng thiêng liêng, tiếng của thiên sứ mà.

 Bạn có dám quả quyết rằng bạn không bị tà linh thúc đẩy và chiếm hữu để nói ra lời của nó mà bạn tưởng là lời thiêng liêng chăng?

 Xin Chúa thương xót tỉnh ngộ bạn và ban ánh sáng cho bạn.

MK.

 

TỘI LỖI VÀ CÁC TỘI LỖI-

Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins) là một lẽ thật khó hiểu.

Giáo hội Tin lành dịch chữ “sin” là nguyên tội và chữ “sins” là kỷ tôi. Họ lập ra một giáo lý:- “nguyên tội” là tội trong  bản tánh, kỷ tội là hành vi của mỗi cá nhân.

 Giáo hội khôi phục dịch chữ “sin” là tội và sins là tội phạm.

 Khi dịch Kinh thánh chúng ta phải chuyển ý sao cho càng lấy hết ý nghĩa thì càng tốt. Dịch Kinh thánh không phải là giải nghĩa Kinh thánh. Hai cách dịch trên đây là giải nghĩa Kinh thánh chứ không phải dịch sát nghĩa. Hai trường phái trên đều phạm lỗi lầm khi dịch Kinh thánh. Hai từ ngữ “sin” và “sins” nên dịch là “tội lỗi” và “các tội lỗi”-

1-    Tội lỗi (sin) là một thân vị, một nguyên tắc:

Sáng thế kí 4:7 chép, “Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi (sin) rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó.

Giăng 1:29, “Sáng ngày sau Giăng thấy Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng:“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi (sin) của thế giới đi”

 Thi thiên 32:1, “Phước thay cho người nào được, được che phủ tội lỗi mình!

Trong cả ba câu kinh tháh trên bày tỏ tội lỗi số ít (sin) là một thân vị, đó là chính sa-tan.

     2. Các tội lỗi (sins) là hành vi của con người.

Mi-chê 7:19, “Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi,… ném  hết thảy các tội lỗi (sins) chúng nó xuống đáy biển”.

 Hê-bơ-rơ 10: 4, “Vì huyết của bò đực và dê đực hẳn không thể cất các tội lỗi (sins) được.

Sau 1000 năm bình an Chúa sẽ cất tội lỗi (sin) ra khỏi vũ trụ, và quản thúc nó trong hồ lửa đời đời.

Trong thời Cựu ước, huyết của bò đực, dê đực không thể cất các tội lỗi, là hành vi của con người ra khỏi con người được.

 3. Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins) trong thơ Rô-ma:

Trong thơ Rô-ma, Phao lô đúc kết ý nghĩa sâu sắc về Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins).

--a/ Rô ma : Từ 1:1 đến 5:11 –

Chữ tội lỗi (sin) xuất hiện 3 lần và chữ “các tỗi lỗi” (sins)  xuất hiện rất nhiều lần.

Chúa xử lí các sins, là các hành vi của tội nhân bằng cách tha thứ và xóa bỏ  chúng nó.

 Rô 4:25, “Ngài đã bị nộp vì các tội lỗi chúng ta”

-b/ Từ 5:12—8:39

Danh từ “tội lỗi” (sin) xuất hiện 39 lần, và dường như không có chữ “các tội lỗi” (sins) xuất hiện.

 Rô ma 7:20, “Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi  làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi ở trong tôi”

 Ga la ti 2:20 nói “không phải tôi  mà là Đấng christ” thì Rô ma 7:20 nói không phải tôi mà tôi lỗi ở trong tôi.

 Thế thì “tội lỗi” nằm ngoài cửa đợi Ca-in là thân vị, là chính  sa-tan, và tội lỗi nội trú  trong Phao lô đã chế phục ông, cũng là một than vị, đó là sa-tan.

Chúng ta cần huyết của Đấng Christ xóa bôi và tha thứ các tội lỗi (sins) của chúng ta, nhưng chúng ta cần đến luật của sự sống (Rô ma 8:2) giải phóng chúng ta khỏi thân vị là sa tan, và tội lỗi nội cư bên trong chúng ta.

 Tội lỗi là một thân vị, là sa-tan. Khi nó nội cư trong chúng ta, chúng ta sinh ra nhiều bông trái là những sins, những hành vi tội ô.

BA ÂN BAN CỦA CHÚA-

Phúc âm Giăng là sách phúc âm về sự sống của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng, lúc viết sách nầy đã cao tuổi, gom tụ nhiều nhóm chủ đề như chúng ta đã thấy ‘Đức Con, Đức Cha, và Đức Linh’ trong các chương 5, 6 và 7. Tôi còn thấy Giăng có gom tụ một nhóm chủ đề khác nữa như ‘Sự sống, sự sáng và sự tự do”, “Ngôi Lời, Xác thịt, Hơi thở”; “luật pháp, ân điển, lẽ thật”.

1—Sự sống

Chúa là sự sống, chứ không phải Ngài có sự sống. Sự sống zoe là một phương diện của bản thể Ngài. Ngài là sự sống.

Giăng 1:4, “Trong Ngài có sự sống”- “còn Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và được càng dư dật” (10:10)- “Con ban cho họ sự sống đời đời” (17:2).  Rô-ma 6:23, “nhưng ân ban của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ Jêsus, Chúa chúng ta”.

Từ ngữ charisma phải dịch là “ân tứ “ theo 1 Cor 12. Nơi đó “ân tứ” là khả năng để làm việc gì. Nhưng Charisma trong Rô ma 6:23 phải dịch là quà tặng là ân ban, đó là sự sống đời đời trong Chúa.

Sự sống zoe ngụ ý cuộc đời trường sinh bât tử của con cái Chúa trong cõi đời đời bất tận, nó cũng ngụ ý một khả năng có thể cảm nhận và tiếp nhận Đức Chúa Trời và những gì thuộc linh thần thượng. Như Giăng 17:3 chép, “Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chân Thần duy nhất,cùng Jêsus Christ mà Cha đã sai đến”.

 Giăng 3:3, 5  bày tỏ người đã được tân sinh sẽ có khả năng thấy Chúa và nước Chúa, bước vào và cư trú trong lãnh vực thần thượng. Nếu bạn có sự sống đời đời trong mình, bạn có khả năng cảm nhận, nhìn thấy, và am hiểu Đức Chúa Trời và  Đấng Christ.

 Người vô tín không cảm nhận có Đức Chúa Trời vì họ không sở hữu sự sống đời đời nầy.

2—Sự sáng:

Giăng 1:4,5 “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, mà tối tăm chẳng tiếp nhận”.

Sự sống của Chúa như là khả năng của chúng ta, thì sự sáng như là sự biểu  lộ của Ngài trong chúng ta.

 Anh em không có khả năng biểu lộ Chúa hay tỏa sáng vì anh em không có sự sống, hay đã có nhưng thiếu hụt sự sống. Hãy tìm cách làm cho sự sống Chúa dẫy đầy trong anh em mỗi ngày, tự khắc ánh sáng thần thượng sẽ tỏa sáng ra trong anh em theo mặt luân lí, chưa tỏa sáng theo mặt vật lí như hào quang trên than thể anh em.

 Thi thiên 36: 9, “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa; Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng”. Câu nầy xác quyết sự sáng sẽ lưu xuất từ sự sống dư dật của Chúa ban cho.

 Chúa Giê su phán, “Đức Jêsus lại phán cùng chúng rằng: “Ta là sự sáng của thế gian; ai theo ta hẳn chẳng đi trong tối tăm, nhưng có sự sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Khi chúng ta sở hữu sự sống dư dật của Chúa, chúng ta sẽ bước theo Chúa dễ dàng, sẽ bước đi  trong lãnh vực sự sáng đời đời.

 Chúng ta cũng dễ phản chiếu sự sáng của Chúa thu hút người khác chạy theo Chúa, chớ không chạy theo chúng ta, như lời cầu nguyện của vua Đa vít ở Thi thiên 43: 3, “Cầu Chúa phát ánh sáng và sự thật của Chúa ra: Nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của  Chúa”.

 Anh chị em ơi, đừng hướng dẫn ai  bằng ánh sáng của ý kiến mình, tức là sáng kiến của  anh em, hãy để cho ánh sáng của Chúa từ trong họ phát ra  hướng đạo họ.

3- Sự Tự Do:   -Giăng 8:12, 32-

Có một số cặp phản đề trong Tin lành Giăng như: 1/ sự sống và sự chết. 2/Sự sáng và sự tối tăm. 3/ Sự tự do và ách nô lệ. 4/ Lẽ thật av2 lời nói dối.

“Đức Jêsus lại phán cùng chúng rằng: “Ta là sự sáng của thế giới; ai  theo ta hẳn chẳng đi trong tối tăm, nhưng có sự sáng của sự sống--các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ giải phóng các  ngươi”.

 Bối cảnh câu chuyện của phúc âm  xảy ra  ở xứ Giu-đê  là vùng đất tôn giáo của đạo Do thái. Do thái giáo như một chuồng chiên đang cầm tù dân chúng bằng luật pháp Cựu ước và những truyền thống của người xưa. Cho nên Chúa nhấn mạnh Ngài là sự sáng đem lại sự giải phóng tự do.

Người Do thái nói với Chúa, “Chúng tôi là dòng giống Áp-ra-ham, chưa hề làm tôi mọi ai. Vậy, sao thầy nói rằng: 'Các ngươi sẽ được tự do?” (Giăng 8:33). Thực  ra họ đang làm nô lệ dưới bộ luật Cựu ước, mà họ không đủ sức vâng giữ được. Họ làm nô lệ cho những truyền thống loài người do tổ phụ học lập ra.

 Ngày nay các anh em có làm nô lệ cho tổ chức tôn giáo nào chăng.  Có những loại giáo hội, càng có lẽ thật đỉnh cao (không thực hành nổi) thì họ càng đặt ta nhiều quy luật ràng buộc tín  đồ. Thí dụ quy luật không được đọc sách bồi linh tác giả khác, không được gặp gỡ  tín đồ giáo hội khác…. Nhiều quy luật bất thành văn đã kiềm tõa  tín đồ trong chuồng chiên nhân tạo, chớ chiên không đươc lên đồng cỏ xanh tươi bao giờ.

 Họ chỉ ăn cỏ khô, ăn đồ hộp quá hạn, và không được  phép tự lên đồng cỏ mà trực tiếp ăn cỏ non.

 Tóm lại anh chi em đã có sự sống đời đời, nguyện anh em có sự sống ấy thật dư dật , hầu từ sự sống của Chúa anh em sẽ  có đây dủ sự sáng và nó sẽ đem anh em vào đồng cỏ xanh tươi cách tư do, mà không bị hệ thống tôn giáo chết chóc nào kiềm kẹp.

Khải Đạo. 24-5-2021

HAI NGƯỜI ANH CẢ ĐÁO ĐỂ-


1  Ê-li-áp

Tiên tri Sa-mu-ên miêu tả “Khi chúng đến, Sa-mu-ên thấy Ê-li-áp, bèn thầm rằng: Quả hẳn,  kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va đương ở trước mặt Ngài.  Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng” (1 Sa mu-ên 16).

Ê-li-áp tìm cách dìm David từ rất sớm, bắt em út chăn chiên cho mình và cho gia đình. Tại sao không nhờ gia nhân chăn chiên mà bắt thằng em  thơ dại xông pha chiến đấu với  gấu và sư tử? Vì David đã nói khi chăn chiên ông đã giết một con sư tử và một con gấu. Tại sao Ê-li-áp lướt quyền của cha già, Gie-sê?

Ngày tiên tri Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít, Ê-li-áp càng chất chứa thêm tư tưởng đố kị em mình. Quả thật Ê-li-áp bất chấp kẻ chịu xức dầu sẽ làm tân vương ngày sau, là em út của mình, anh cứ thù ghét em mình.

 Tại chiến trường, em mình nghe lời cha già đến thăm ba anh của mình, coi có bình an giữa lằn tên mũi đạn hay không. David đem thứ ăn cho các anh mình, thế mà Ê-li-áp đành hồ đồ mở miệng tuôn tràn những lời cay đắng hằn học: “Nhưng Ê-li-áp, anh cả người, nghe Đa-vít nói như vậy, nổi giận người, mà nói rằng: Cớ sao mầy đến đây? Mầy bỏ ít con chiên của chúng ta trong đồng vắng cho ai? Tao biết tánh kiêu ngạo và sự tinh nghịch của lòng mầy. Ấy đặng xem tranh chiến nên mầy mới đến”.

 Ô một người anh cả!. Trong đời sống theo Chúa của mình, từ ngày đầu anh em tin Chúa, gia nhập hội thánh, anh chị em có gặp những người anh cả đáo để như vậy, hằn học, cản đường tiến lên của anh chị em không? Có ai bắt bớ, xỉa xói anh chị em không? Những con người chỉ nhìn anh em với con mắt như ngọn đèn đỏ, không hề bật đèn xanh nhìn anh chị em bao giờ.

 Cám ơn Chúa, David đã vựợt qua, và cuối cùng Ê-li-ap và con cái của ông cũng sống nhờ vào vương quyền mà Chúa ban cho David.

2.    Anh cả của người con trai hoang đàng:

Lu ca diễn tả về chàng: “Khi ấy con trai cả ở ngoài đồng, trở về gần đến nhà, thì nghe tiếng đàn ca nhảy múa,  bèn gọi một tôi tớ mà hỏi ấy là việc gì.  Nó thưa rằng:'Em cậu về, nên cha cậu đã làm thịt bò con mập, vì  được em về bình yên mạnh khoẻ.' Song con cả tức giận, không chịu vào. Cha ra khuyên nó.  Nhưng nó đáp cùng cha rằng: 'Nầy, con hầu việc cha đã bấy nhiêu  năm, chưa từng trái mạng cha, mà cha chẳng hề cho con một con dê con để ăn mừng  với bạn hữu con.  Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn nuốt gia sản cha với  phường kỵ nữ rồi trở về, thì cha lại vì nó làm thịt bò con mập!' Người cha nói rằng: 'Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của  cha là của con.  Nhưng lấy làm phải lắm mà ăn mừng và vui vẻ,vì em con đây đã  chết mà lại sống, đã mất mà lại tìm được'” (Lu-ca 15).

Anh nầy tượng trưng cho dân Cựu ước đang sống trong thời Tân ước, đang lao nhọc dưới gánh nặng của bộ luật Cựu ước. Lạo động cực khổ mà thiếu ăn thuộc linh, không dám ăn, thiếu vui hưởng kho tàng nhà Cha hằng ngày.

 Cuối chương 20 và đầu chương 21 trong sách Ma-thi-ơ, Chúa  kể hai ẩn dụ về những kẻ làm vườn nho và những kẻ dự tiệc cưới. Hai ẩn dụ nầy nói lên hai hạng loại con dân Chúa hôm nay. Người làm vườn, lao động cực nhọc ám chỉ dân Tân ước mà còn vất vả nỗ lực tuân thủ luật pháp Cựu ước, y như người anh cả nầy tự thú:  'Nầy, con hầu việc cha đã bấy nhiêu  năm, chưa từng trái mạng cha”. Anh chị em có thấy những người đang vật vả  theo đuổi cách phục hồi ngày sa bát hôm nay không? Đáng thương lắm thay! Họ không vui hưởng gì trong  kho tàng nhà Cha.

 Những người ngồi dự tiệc cưới tượng trưng dân Tân ước biết sự giàu có Chúa ban cho mình và quyền mình được tận hưởng trong sự giàu có ấy; “cha lại vì nó làm thịt bò con  mập”.

Lòng anh hẹp hòi nên anh nghĩ Cha anh cũng hẹp dạ như anh. Anh không biết  quyền tận hưởng kho tàng Cha dành cho mình. Anh sống đói rách kham khổ, gò bó dưới gánh nặng làm vườn Cựu ước, nên anh cũng muốn mọi người tín đồ tin Chúa sau mình cũng nghèo đói thuộc linh như anh vậy, phải lam lũ thuộc linh như anh mới được..

 Hodos—May 27, 2021

MI-RI-AM VÀ MI-CANH-

Mi-ri-am và Mi-canh được Đức Thánh Linh đặt đối ứng với nhau trong Kinh thánh để diễn tả thái độ tư tưởng của hai gia tộc tiếp sau hai biến cố vĩ đại của lịch sử dân Đức Chúa Trời. Mi-ri-am phát biểu tốt sau khi cuộc giải phóng thành công đem cả một dân tộc ra khỏi nhà nô-lệ tại Ai-cập. Mi- canh biểu lộ tấm lòng và thái độ trịch thượng của một gia tộc hoàng gia sau khi dân Chúa chiếm được Jerusalem và rước rương chứng cớ của Chúa về thành thánh thành công.

1-    Mi-ri-am:

Nhiều bức tranh vẻ hình bà Mi-ri-am như một phụ nữ ở độ tuổi 45, hay 50 là sai lầm. Vì khi ra mắt vua Pha-ra-ôn, thì Kinh thánh chép, “khi hai người tâu cùng Pha-ra-ôn, thì Môi-se tuổi đã được tám mươi còn A-rôn tám mươi ba” (Xuất 7:7). Nếu A-rôn 83, thì bà chị Mi-ri-am phải 85 hay 86 tuổi mới đúng.

Một lão bà 86 còn có thể làm ca sĩ, và là người hướng dẫn đoàn ca công phụ nữ đánh trống cơm nhày múa ngợi khen Chúa. Một cụ bà tuổi 86 mà nhảy múa được sao?

 Lịch sử kể lại chuyện một nữ hoàng xứ Scotland, đã lột vương miện trong giờ thờ phượng Chúa trong giáo đường giao hội Cải Chánh, vì bà nhìn nhận sự thấp hèn của mình trước mặt Đấng oai nghiêm vĩ đại đang ngự trên ngôi cao sang, mà  hết cả quyền lực vinh quang của vương quốc bà chư đáng làm một bệ chân của Ngài.

 Đó là lí đo, dù ở tuổi U 90, Mi-ri-am cũng cố gắng nhảy múa, ca hát và hướng dẫn cả một ca đoàn phụ nữ chúc tụng Chúa theo bài ca mà Môi se xuất khẩu thành thơ ngày sau khi dân Israel lên bờ bên kia của Biển Đỏ xong xuôi. Theo tôi nhảy múa khác với khiêu vũ.

 Dân Âu Mỹ, dù ở tuổi 80 vẫn có thể có người, có từng cặp nam nữ khiêu vũ rất đẹp mắt. Nhưng ở đây là nhảy múa vui mừng trong lễ hội.

“Nữ tiên tri Mi-ri-am, là chị của A-rôn, tay cầm trống cơm, các  đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa.  Mi-ri-am đáp lại rằng:  Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài rất vinh hiển oai nghiêm;  Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cỡi ngựa” (Xuất 15)..

Nếu trong cộng đồng dân Chúa ngày nay có nhiều Bà Chị U 90 như vậy, hạ mình, còn đầu tàu ca hát và nhảy múa để chúc tạ Chúa, giáo hội sẽ phát triển vững mạnh.

2-    Mi-Canh;

Đây là công nương của hoàng đế đầu tiên là  Sau-lơ, là người yêu, là vợ chính thức, và là hoàng hậu đệ nhất của vua David.

 Đa vít lên ngôi tại Jerusalem tuổi 37, và tuổi của Mi canh cũng phải 35, 36 chớ không thể nhỏ hơn.

 Trong khi David là bậc đế vương, đã cỡi bỏ vương bào, khoác ê-phót như một thầy tế lễ tầm thường, đã nhảy múa trước cái rương giao ước của Chúa, với chủ tâm hạ mình xuốngvà  tôn vinh Chúa là Đấng đã nhấc ông từ bụi đất lên ngôi vua. Đối với dân chúng ông tỏ mình là vua, nhưng đối trước mặt Chúa ông coi mình như một đầy tớ  hèn mạt, tầm thường.

 Kinh thánh chép, “Nhưng khi rương của Đức Giê-hô-va vào thành Đa-vít, thì Mi-canh, con gái của  Sau-lơ, dòm ngang qua cửa sổ, thấy Đa-vít múa nhảy trước mặt Đức Giê-hô-va, thì trong lòng khinh bỉ người” (2 Sa. 6:16).

 Với tấm lòng hồ hỡi, phấn khởi khi rước được cái rương vào vị trí ông  dự định thành công. Ông mặc lại vương bào, giơ tay lên chúc phước cho toàn dân, và tặng cho mỗi người dự lễ một ổ bánh, một miếng thịt và một bánh nho.  Ông vội vàng về nhà để chúc phước cho vợ con, thì  ngạc nhiên cho ông biết dường nào khi “Mi-canh, con gái của Sau-lơ, đến đón người, mà nói rằng: Hôm  nay vua Y-sơ-ra-ên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của tôi  tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy! 21 Đa-vít đáp với Mi-canh rằng: Ấy tại trước mặt Đức Giê-hô-va,  là Đấng đã chọn lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua chúa  Y-sơ-ra-ên, là dân của Đức Giê-hô-va; phải, trước mặt Đức Giê-hô-va, ta có hát  múa. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt; dầu  vậy, những con đòi nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta.  Vì vậy, Mi-canh, con gái Sau-lơ, không sanh con cho đến ngày nàng thác” (2 Sa. 6:16, 20-23).

Lời phát biểu với ý khinh dể của Mi-canh đối với vua David đã phản ảnh tâm trạng và động cơ trong lòng vua Sau-lơ, khi ông cực chẳng đã phải thú nhận tội lỗi mình với Sa-mu-ên mà thôi, chớ không hề biết hạ mình xuống trước mặt Chúa là Đấng lập ông lên ngôi vua.  Ông nói, “Nhưng dân chúng có chọn trong của cướp, chiên và bò, là vật tốt nhứt về của đáng tận diệt, đặng dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời CỦA ÔNG tại Ghinh-ganh. Tôi có phạm tội. Tôi đã can  phạm mạng lịnh Đức Giê-hô-va và lời của ông. Tôi sợ dân chúng, nên nghe theo tiếng  của họ.  Bây giờ, xin ông hãy tha tội tôi, trở lại cùng tôi, thì tôi  sẽ sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va” (1 Sa. 15: 21, 24-25).

 Sau lơ và Mi canh,  cha nào con nấy, không thật sự tôn kính Chúa, chỉ dựa vào Ngài như vị Thần hộ mạng mà thôi, cha con đều tìm vinh quang cho mình.

Tóm lại Mi-ri-am dù cao tuổi nhưng hạ mình xuống, nhảy múa tôn vinh Chúa, còn Mi-ri-am còn trẻ, vừa không nhảy múa tôn vinh Chúa, lại khinh bỉ chồng mình và phát biểu những lời ngu dại.

 Tác giả sách 2 Sa-mu-ên, có lẽ là Xa-bút, con trai tiên tri Na-than (1 Các vua 4:5) đã nhận xét và kết luận câu chuyện đối đáp giữa hai vợ chồng vua Đa vít và Mi- canh rằng: “Vì vậy, Mi-canh, con gái Sau-lơ, không sanh con cho đến ngày nàng thác”- Đó là  sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Mi-canh trong 35 năm sau đó, cho đến ngày nàng chết.

Hodos, 2021

CÁC ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH-


 

Có hai từ ngữ là dorea và charisma đều được dịch là ân tứ, dễ làm cho con dân Chúa  lẫn lộn trong ý nghĩa và cách sử dụng. Dorea nên được là ân ban, ban tứ, quà tặng  và tiếng Anh là bounty hay gift. Còn chữ charisma cũng dịch là ân tứ, đúng ra chữ nầy nên dịch là năng khiếu, năng tài là dễ hiểu hơn.

1.    Ân Ban: quà tặng, vật tặng ( Greek: dorea; English : bounty)

Rô ma 6:23, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng ân ban (charisma) của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ Jêsus, Chúa chúng ta”

Công vụ 2:38, “Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh an ban  (dorea) là Thánh Linh”.

Hê-bơ rơ 6:4, “Vì chưng kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm ân ban (dorea) trên trời, đã có phần trong Thánh Linh”.

Sau khi tin Chúa, Đức Chúa Trời ban quà tặng cho chúng ta. Đó không phải là khả năng làm việc cho Chúa, mà là sự sống đời đời và Đức Thánh Linh như hai “vật” gia bảo.

 Đức Thánh Linh là quà tặng, còn sự sống đời đời cũng là quà tặng  nhưng trong đó có khả năng để làm việc. Do đó tác giả thơ hê-bơ-rơ gọi đó là quà tặng thuộc trời.

2.    Năng Khiếu- Greek : Charisma; English: endowment: tài năng thiên phú

Ít có bản Kinh thánh dịch từ ngữ charisma là the special endowments:  tài năng, khả năng thiên phú, hay supernatural energy, năng lục siêu nhiên.

 Cho nên anh chị em phải phân biệt hai loại ban tứ (ân tứ) nầy . Một là quà tặng làm sở hữu, thứ hai là ân tứ, là năng khiếu, là tài năng thiên phú, thiên bẩm, giúp cho chúng ta có khả năng làm những việc siêu nhiên như nói tiếng ngoại quốc (tiếng lạ), làm việc quyền năng, có năng khiếu hiểu được lời khôn ngoan và lời tri thức trong Kinh thánh.

1 Cô-rinh-tô 1:7, “đến đỗi anh em không thua kém một ân tứ (charisma) nào cả”. Tín đồ hội thánh Cô-rinh-tô dẫy đầy nhưng tài năng thiên phú, như nói tiếng mới, khả năng hiểu tri thức Kinh thánh.

 Nhưng để cụ thể hóa vấn đề về các ân tứ (năng khiếu) Phao-lô phân chia các charisma siêu nhiên ra làm hai loại:

a/Các ân tứ ân điển:

1 Cor. 12: 7- 9, “Nhưng Thánh Linh hiển hiện trong mỗi người, để ai nấy đều được ich lợi.  Vậy, người nầy nhờ Thánh Linh ban cho lời khôn ngoan, kẻ kia cũng nhờ một Thánh Linh ấy ban cho lời tri thức,  kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được đức tin…”.

 Lời khôn ngoan, lời tri thức về kinh văn Kinh thánh không phải là khẳ năng dễ có được. Đó là sự tạo tác kinh văn kinh thánh trong đời sống những người nào đó, do họ học tập, làm cho Lời ấy đầy dẫy trong họ, rồi qua một quá trình thử nghiệm mấy chục năm, để lời ấy sáp nhập vào bản thể họ. Tình trạng tánh tình họ tương đương lời kinh thánh. Nói cách khác, họ phải kinh nghiệm rất nhiều câu kinh thánh như Kinh thánh đòi hỏi, sau đó họ sẽ hiểu Kinh thánh thấu đáo và có khả năng giảng những câu mình kinh nghiệm cách có hiệu lực. Muốn có được nhữg ân tứ nầy, người ta phải trả giá rất cao, là từ bỏ bản ngã.

b/Các ân tứ siêu nhiên:

 1 Cor. 12: 9-10, “ lại kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được ân tứ chữa bịnh;  còn người nầy thì được làm việc quyền năng, kẻ kia thì được nói tiên tri, người khác thì được phân biệt các linh, kẻ nọ thì được nói các thứ  tiếng,và người khác thì được thông dịch các thứ tiếng ấy”.

Đây là những khả năng siêu nhiên, những tài năng thiên bẩm, những năng lục siêu nhiên để nói tiếng ngoại quốc (tiếng lạ), làm những việc quyền năng, chữa bệnh.

 Chúa biết tánh  con người thích những ân tứ siêu nhiên như chữa bệnh, nói tiếng ngoại quốc để nổi danh, nên Phao lô được Chúa cảm thúc viết trước, “Nhưng vẫn cùng một Thánh Linh ấy vận dụng cả các ân tứ đó mà phân phát cho mỗi người tuỳ ý Ngài muốn” (Câu 11)

 Anh chi em ơi, đừng mong muốn tho ý  muốn của mình về  một ân tứ nào đó như nói tiếng ngoại quốc, chữa bệnh, hoặc ân tứ lời khôn ngoan để giảng dạy. Hãy đầu phục Chúa, Ngài sẽ phân phát loại ân tứ nào đó cho mọi người dâng mình, theo ý muốn Ngài ban ân tứ gì cho bạn.

 Đúng ra đừng lập luyện ân tứ cho người khác, vì chúng ta không phải là Chúa mà quyết định phân phát ân tứ loại nào cho bất cứ ai,

 MK. May 31, 2021