Về một phương diện của lẽ thật thì, “Tại đây không còn phân biệt nam giới hay nữ giới, vì tất cả anh em đều là một trong Christ Jêsus “(Ga-la-ti 3:27). Nhưng trong nếp sống gia đình hay sinh hoạt giáo hội của Chúa, thì người nam được Chúa chỉ định có quyền hơn người nữ chút đỉnh.
Đọc lại Thánh kinh tôi cảm động khi nhìn lại những người con
gái đức tin của Đức Chúa Trời:
1.An-ne: 1 Sa-mu-ên 1:-2:
An-ne sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của gia đình. Dù được
chồng yêu, nhưng vì nàng son sẻ nên bị người vợ thứ của chồng bắt bớ cay độc
triền miên. Giữa bóng tối cay đắng, thù hận, cạnh tranh của gia đình, nàng lại còn
sống trong bóng tối của sự hoang loạn trong đền thánh của Chúa vào thời đó.
Nhưng người phụ nữ nầy dù biết bằng kinh nghiệm khi mình đã được, “Đức
Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống âm phủ, rồi lại đem
lên khỏi đó”.
Nhờ quá trình trung thành với Chúa khi bị bạc đãi, nàng chỉ “dốc
đổ nỗi lòng tôi trước mặt Đức Giê-hô-va” chớ không hề thố lộ nỗi sầu khổ với ai
ngay cả với chồng minh. Cuối cùng người con gái đức tin nầy của Chúa đã từng khổ
thì nay, “đói không còn đói nữa. Người đàn bà hiếm muộn, sinh nở bảy lần, kẻ khốn
cùng ra khỏi bụi đất, …người nghèo khổ lên từ đống tro tàn, Đặt họ ngồi cạnh
người quyền quý, Và cho họ thừa hưởng chỗ cao sang”.
Hỡi các chị em, hãy trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh bị
dày vò, chà đạp, cuối cùng các bạn sẽ nhận lãnh mão triều vinh quang trong nước
ngàn năm của Chúa.
2. Đê-bô-ra –Thẩm phán 4:-5:.
Sự thật về quyền giảng rao lời Kinh thánhtrong một giới hạn
nào đó của nữ giới vẫn chưa ngã ngũ sao
bao lần tranh luận của các nhà giải kinh. Phao lô nói :”Ta không cho phép người
nữ dạy dỗ hay cai trị người nam mà phải yên lặng” (1 Ti-mô-thê 2:12). “Ta” đây
là Phao-lô, không phải Chúa. Nhưng khi đọc sách thẩm phán chúng ta thấy, “Trong
lúc đó, nữ tiên tri Đê-bô-ra, vợ của Láp-bi-đốt, làm quan xét của dân Y-sơ-ra-ên. Bà thường ngồi dưới cây chà là Đê-bô-ra,
trong vùng đồi núi Ép-ra-im, khoảng giữa Ra-ma và Bê-tên, và dân Y-sơ-ra-ên đến
với bà để được phân xử”. Phao lô cấm phụ
nữ dạy Kinh thánh, cấm cai trị người
nam. Nhưng ở đây Đê-bô-ra làm Thẩm phán xử đoán dân thánh thời đó, và “cai trị”
người nam là Ba-rác..
Người con gái nầy của
Chúa sao có thẩm quyền, “Bà sai gọi Ba-rác,con trai A-bi-nô-am, từ Kê-đe trong
đất Nép-ta-li đến…”. bà cai trị Ba-rác rồi còn gì?
Đê-bô-ra phân trần, “Trong ngày Sam-ga, con trai A-nát,Vào thời
Gia-ên, những đường cái bị bỏ hoang, Khách bộ hành lần theo các lối quanh co.
Các làng mạc Y-sơ-ra-ên bị bỏ hoang Cho đến khi tôi là Đê-bô-ra trỗi dậy, Như một
người mẹ trong Y-sơ-ra-ên”
Trong đời tôi, tôi đã thấy nhiều gia đình, chồng bỏ trách nhiệm
gia trưởng, một số các cộng đồng dân Chúa nam giới rút đầu, co cổ không đứng
lên hầu việc Chúa, nên các người con gái đức tin ở đó phải được Chúa dấy lên
như Đê-bô-ra. Nhiều mục tử không được sự xúc dầu, thiếu khải thị tươi…mới, cả
ngày chỉ bê cái Ti vi mà vui hưởng trong
đó, đo đó vợ anh phải làm bài giảng cho anh, phải xông vào lãnh vực đáng lẽ chỉ
dành cho nam giới.
Bạn ơi, có bao giờ bạn
thắc mắc lí do tại sao Ba-rác không có sự khải thị từ Chúa mà Đê-bô-ra thì có?
3.An-ne- Lu-ca 2:
Ông Lu-ca viết, “Cũng
có nữ tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về bộ tộc A-se, tuổi đã cao. Sau
khi kết hôn, bà đã sống với chồng được bảy năm,
rồi ở góa, đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà chẳng hề rời khỏi đền thờ, cứ đêm ngày phục vụ Chúa, kiêng ăn và
cầu nguyện. Vào giờ ấy, bà cũng đến đó,
ca ngợi Đức Chúa Trời và nói về con trẻ
cho mọi người đang trông đợi sự giải cứu thành Giê-ru-sa-lem”.
Đây là một người con
gái đức tin cao niên của Chúa. Đức Thánh Linh đã cho bà có một địa vị thuộc
linh cao và sự tôn trọng trong đoạn Kinh thánh tại đây đến đời đời. Ngày kia, tất
cả các chị em có đọc bài nầy sẽ gặp bà chị cao quý nầy trong nước Chúa và phải
ngã mũ kính chào.
Với cái tuổi quá cổ
lai hi, tôi hầu như chưa thấy những người con gái đức tin như vầy của Chúa. Chứa
thấy những quả phụ dâng trọn thì giờ làm công tác cầu nguyện cầu thay cho các
dân tộc, cho các nước, cầu thay cho mọi người thánh đồ mình quen biết, cộng thêm
sự kiêng ăn để lời cầu nguyện có kiến hiệu thêm.
Xin lỗi các chị em,
tôi không vơ đũa cả nắm, tôi thường xuyên thấy những cảnh tượng mà Kinh thánh vạch
trần như sau: “Bà nào thực sự góa bụa, sống một mình, đặt hi vọng nơi Đức Chúa Trời thì cứ bền lòng ngày đêm cầu nguyện nài
xin. Nhưng quả phụ nào sống xa hoa trụy
lạc thì dù sống cũng như chết” (1 Ti-mô-thê 5: 5-6).
Nhiều quả phụ trẻ, “họ
còn học thói ăn không ngồi rồi, la cà từ nhà nầy sang nhà khác; đã thế, họ còn ngồi
lê đôi mách, xen vào chuyện người khác, nói những điều không đáng nói” (1 Tim.
5:13)
Tôi cầu nguyện Chúa sẽ có được nhiều người con gái đức tin có
đời sống cầu nguyện cầu thay cho Việt Nam như bà chị An-ne tại đền thờ thành Jerusalem
xưa.
4. Quả phụ nghèo: Mác 12:41-44-
“Đức Chúa Jêsus ngồi đối diện với thùng lạc hiến, và quan sát
dân chúng khi họ bỏ tiền vào thùng. Nhiều
người giàu bỏ vào rất nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào thùng hai đồng tiền nhỏ, trị
giá một phần tư xu. Ngài gọi các môn đồ
đến và bảo: “Thật, Ta bảo các con, bà góa nghèo nầy đã bỏ tiền vào thùng lạc hiến nhiều
hơn tất cả những người khác. Vì những
người khác lấy tiền dư bạc thừa mà dâng; còn bà góa nầy, rất nghèo túng nhưng đã dâng hết những gì mình có, là tất cả những gì để nuôi sống
mình.”
Đây có một người con
gái đức tin của Chúa đã già nua. Bà chị nầy rất nghèo nàn và cô độc, nhưng khi
mang tiền dâng lên cho Đức Chúa Trời thì, “đã dâng hết những gì mình có, là tất
cả những gì để nuôi sống mình”.
Vào thời ấy cũng như thời nay, các nhà lãnh đạo dân Chúa đều
giàu có, lượng tiền họ dâng thì lớn hơn lượng tiền dâng của mọi người, nhưng so
về tỉ lệ thì họ dâng tiền it hơn chi em nầy. Họ dâng một phần nhỏ trong phần thừa
thải của mình. Nên khi nghe Chúa giảng về tánh ham tiền, thì “người Pha-ri-si
là kẻ ham tiền tài, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài” (Lu ca 16:14”.
Tôi cũng thường cầu
nguyện cho cuộc sống của các phụ nữ thiếu thốn trong vòng dân Chúa mà tôi biết.
Hodos. May 11, 2021