Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

CHÂN DUNG NGƯỜI CÔNG NGHĨA TRONG SÁCH THI THIÊN-


 

Trang đầu của bất cứ  quyển sách tiểu sử một nhân vật nào đó, thường thường có in chân dung nhân vật đó. Hình ảnh cây trồng gần dòng nước là chân dung của người công nghĩa trong sách Thi thiên. Người đó là David.

Nhưng hình ảnh David  trong Thi thiên 1 là người tuân giữ luật pháp cựu ước, đã sa bại, như Thi thiên 3 ngay sau đó cho chúng ta thấy: “Thơ  Đa-vít làm, khi người trốn khỏi Áp-sa-lôm, con trai người”.

Người công nghĩa trong Thi thiên 1, cây có trái trĩu cành, trồng bên dòng nước đã sa bại, đã chạy trốn, đã mất ngai vàng…. Đó là lí do Chúa cho David viết thêm Thi thiên 2 bổ túc, minh khải một Giê-su phục sinh, làm Con Người công nghĩa hoàn hảo, Ngài sẽ cầm cây gậy sắt cai trị địa cầu  trong 1000 năm. Con Người Giê su là khuôn mẫu cho những người công nghĩa mà Đức Chúa Trời sẽ thu họach vào cuối thời đại tân ước nầy qua sách Thi thiên.

Qua 5 sách Thi thiên, chúng ta sẽ thấy tiến trình mà Chúa có thể thu họach một loại người công nghĩa thực nghiệm, không do luật pháp Cựu ước tạo tác.

Bộ Thi thên 150 chương chia làm năm tập, hay 5 sách và chương cuối cùng của mỗi tập đưa ra lời đức kết cho từng giai đoạn lịch sử dân Chúa kéo dài đến ngày nước ngàn năm xuất hiện.

 Năm tập Thi thiên là:

a/ 1-41. b/ 42-72. c/ 73-89. d/ 90-106. e/ 107-150.

1.Người Bệnh: Thi 41: Kinh nghiệm ban đầu:

Tập Thi thiên một (1:-41:) kết luận rằng người công nghĩa trong Thi thiên 1 là một người lâm trọng bệnh. Xem Thi thiên 41:

--41:2, “không phó người cho ước-muốn của kẻ thù của người”.- người tín đồ bị kẻ thù tấn công từ bên ngoài.

--41:3, “Đức GIA-VÊ sẽ duy-trì hắn trên giường bệnh của hắn”—Tín đồ thường lâm bệnh bên trong mình

--41:9 “Ngay cả bạn thân con, mà con tin cậy, Là người đã ăn bánh của con, Vừa giơ gót của nó lên chống lại con”. Chữ “con” trong câu nầy là Chúa Giê-su, Ngài sống làm người bị môn đồ phản bội, Ngài thông cảm với tín đồ chúng ta đang lâm bệnh khi sống trong thời đại nầy..

2.Công Dân Vương Quốc- Thi 72

Tập Thi thiên thứ hai gồm các thi thiên 42 đến 72, và trong  bài đúc kết là thi thiên 72, chúng ta thấy lời Chúa hứa cho con dân Chúa như sau:

-- 72: 4, “Xin người (Chúa Giê-su) minh oan cho những kẻ khổ-đau trong dân, Cứu con cái của những kẻ thiếu-thốn, Và chà nát kẻ áp-bức”.

Trải các thời đại, có nhiều tín đồ chịu khổ đau cho Chúa, cho hội thánh chung như Phao lô- Col. 1:24: “Nay tôi vui mừng về sự tôi chịu khổ sở vì anh em, và vì thân thể của Đấng Christ,là Hội thánh”. Giáo hội có nhiều kẻ nghèo vật chất, “Đức Chúa Trời há chẳng lựa chọn kẻ nghèo của thế giới nầy để được giàu có trong  đức tin, và thừa kế nước Ngài đã hứa cho kẻ thương yêu Ngài hay sao?” (Gia cơ 2:5). Nhiều tín đồ bị những người chăn dân, bị nhiều mục tử áp bức họ.

--72: 16 c, “Và xin dân thành-thị hưng-thịnh như cây cỏ của trái đất”. Dân thành thị đây là những công dân nước ngàn năm của Đấng Christ.

Có một ngộ nhận, một sự dốt nát khi đa số tín đồ vẫn bụng bảo dạ tin rằng hễ người tín đồ được tái sanh chắc chắn sẽ vào nước ngàn năm để đồng trị vì với Chúa. Có đúng như vậy chăng?

 Tôi xin xác quyết theo ánh sáng Kinh thánh mà tôi thấy: chỉ những người đắc thắng, chỉ những kẻ trưởng thành thuộc linh mới trở thành công dân của vương quốc Đấng Christ, những người khác sẽ bị ném vào nơi kỉ luật khóc lóc nghiến răng sau khi Chúa tái lâm.

3.Dân Chúa Thất Bại, Lưu Đày- Thi 89-

--89: 38-52. Cả Thi thiên 89 bàn về Đấng Mê-si-a (Christ) đắc thắng trọn vẹn. Trước tiên Ngài bị từ bỏ và khinh bỉ, cuối cùng thì “đã nâng cao người được chọn từ dân-chúng” (câu 19). Nhưng dân của Đấng Mê-si-a thì bị thất bại và lưu dày; “Nếu chúng nó bội nghịch luật lệ ta,  Chẳng giữ các điều răn của ta,  Thì ta sẽ dùng roi đánh phạt sự vi phạm của chúng nó, Và lấy thương tích mà phạt sự gian ác của chúng nó” (31-32) “Xin nhớ, Chúa ôi, sự sỉ-nhục của các tôi-tớ của Chúa” (câu 50).

 Dân Chúa trải các đời thường bị Chúa trừng phạt vì bất tuân lời Ngài. Trong thời Các quan xét, họ bị các nước ngoại bang đến đô hộ, áp chế, cuối thời vương quốc Israel, họ bị lưu dày sang Babylon. Trong thời kì hội thánh Tân ước, họ bị lưu dày vào Babylon huyền bí, và mãi hôm nay, thế kỉ 20, là thời kì có lẽ là cuối rốt, đa phần dân Chúa cũng sống trong tình trạng làm nô lệ cho tổ chức tôn giáo, mù mờ thuận phục một hệ tư tưởng thần học lẽ thật đỉnh cao mà giả tạo nhất thời đại.

Nói chung tỉ lệ dân thánh thật sự được tự do 100% trong Đấng Christ là một thiểu số.

4. Những Người Chiến Thắng- Thi 106-

Thi thiên 106 là lời kết luận của tập Thi thiên thứ tư (90-106). Trong lời kết luận nầy, Đức Thánh Linh minh họa cho chúng ta bốn hình ảnh người đắc thắng—Đó là thiểu số người đắc thắng mà chúng ta thấy ở trong tập thứ ba trên đây:

--Câu 16--Môi-se và A-rôn bị ghen tị: “Trong trại quân họ ganh ghét Môi-se  Và A-rôn, là người thánh của Đức Giê-hô-va”.

Những người đắc thắng, trưởng thành luôn luôn bị tín đồ khác ganh ghét, đố kị. Đó là quy luật chung, là yêu cầu phải có đối với người trưởng thành trong Chúa. Chúa đã nói tiên tri giả được tín đồ xác thịt yêu chuộng, nhưng những tiên tri chân thật bị lăng nhục, bắt đó, săn đuổi, truy sát ráo riết bởi anh em trong cộng dồng của mình. Anh em sống bình lặng, không bị ai bắt bớ minh chứng anh em là tín nhân sa  bại như tiên tri giả, như giảng sư thuê mướn rồi. “Phước cho các ngươi khi vì Con người mà người ta ghen ghét các  ngươi, cự tuyệt các ngươi, lăng nhục các ngươi, và bỏ tên các ngươi như đồ ác!-- “Khốn thay cho các ngươi, khi mọi người đều nói tốt cho các  ngươi! Vì tổ phụ họ cũng đãi các tiên tri giả như vậy” (Lu ca 6:22, 26).

--Câu 23—Môi se: “Vì vậy,Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt  Ngài”. “Nơi triệt hạ” theo tiếng Anh là breach—lỗ thủng.

 Dân Israel trong đồng vắng nổi loạn cùng Chúa, không chịu vào chiếm đất hứa. Môi se đã đứng chỗ sứt mẻ, chỗ triệt hạ, chỗ có lỗ thủng đó cầu thay can thiệp Chúa, xin Ngài đừng tiêu diệt họ. Môi se nổi bật giữa 600 ngàn chiến sĩ, là nam đinh ra khỏi A cập,  phản lọan, ông quả là một người đắc thắng.

-- Câu 30-31 Phi-nê-a- “Bấy giờ Phi-nê-a chỗi dậy thi hành đoán xét,  Và ôn dịch bèn ngừng lại. Từ đời nầy qua đời kia việc đó kể cho người là công bình, Cho đến đời đời vô cùng”.

Khi Dân Israel dừng lại thông dâm với các phụ nữ Ma đi an và thờ lạy các thần dân Ma đi an. Cơn thạnh nộ Chúa nổi lên, Chúa tiêu diệt 24.000 người, nhưng do Phi nê a anh dũng thi hành sự trừng phạt trên dân Israel, nên cơn đai dịch ngừng lại. Chúa kể việc làm của Phi nê a  là quý giá trước mặt Ngài.

Ước mong còn có một số Phi nê a như vậy trong giai đoạn hội thánh ngày nay còn phạm tà dâm thuộc linh với Babylon mới. Vì Babylon ngày nay là một hệ thống tôn giáo có một hệ tư tưởng của những lẽ thật đỉnh cao giả mạo.

5.Người Cai Trị Trong Vương Quốc- Thi 149-150-

Tập thi thiên thứ 5 là lời kết luận của cả 150 thi thiên, và thi thiên 149-150 là lời đúc kết của  đường hướng tiến triển trong sự khải thị trong cả bộ thi thiên nầy.

 Chúng ta  xem Thi thiên 149:5-9: “Nguyện các thánh Ngài mừng rỡ về sự vinh hiển,

“5 Hát vui vẻ tại trên giường mình! 6 Sự ngợi khen Đức Chúa Trời ở trong miệng họ, Thanh gươm hai lưỡi bén ở trong tay họ, 7 Đặng báo thù các nước,  Hành phạt các dân;  8 Đặng trói các vua chúng nó bằng xiềng,  Và đóng trăng các tước vị chúng nó;  9 Để thi hành cho chúng nó sự án đã chép. Các thánh Ngài được vinh hiển ấy”.

Giường đây là giường của người cao tuổi. Họ là những người trưởng thành, là bậc phụ lão (1Giăng  2: 13-14). Họ có quyền uy thuộc linh đang cai trị cách ẩn giấu cho Chúa. Họ dùng lời cầu nguyện để cột trói các tước vị của sa tan đang ẩn núp phía sau hậu trường các nước trên địa cầu. Ai có thể thực hành những công việc nầy, ngoài những người trưởng thượng thuộc linh trong Chúa.

 Thi thiên 150  đầy tràn những tiếng hô la “Ha lê lu gia” trong vương quốc, là những tiếng hô khải hoàn của những người đắc thắng lão thành hôm nay. Có thể họ yếu suy trong cơ thể vật lí,  nhưng tâm linh, người bề trong của họ  cường tráng.

Kết Luận:

Hai danh hiệu xuất hiện thường xuyên trong 150 Thi thiên là “người công nghĩa” và “người thánh”.

 Qua tiến trình trong 5 tập Thi thiên, chúng ta thấy người công nghĩa nầy đã lâm trong bệnh thuộc linh, sau đó được Chúa hứa cho quyền công dân vương quốc 1000 năm. Rồi đó người công nghĩa đã sa bại và bị lưu dày, nhưng giữa vòng họ Chúa thu hoạch được những người đắc thắng như Môi se, A rôn, Phi nê a, vì qua mỗi thời đại số người đắc thắng vẫn là thiểu số so với người đồng thời.

 Cuối cùng Thi  thiên 149 và 150 bày tỏ cho chúng ta thấy chân dung thật của những người công nghĩa thiết thực. Dù  thân thể họ đã già nua, nhưng họ đang cầm quyền cai trị trên các thiên sứ ác, là những kẻ đang đứng phía sau các vua trên trái đất nầy. Khi nào Chúa có được những con người như vậy, cư trú rộng khắp trên các nước thế giời nầy, vương quốc Đấng Christ sẽ hiển lộ, với những tiếng Ha lê lu gia vang dội, chép trong Thi thiên 150.

 Khải Đạo—28-11-2020

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

CẤM ĐẼO ĐÁ MÀ DÙNG ĐÁ ĐẼO-

 


Có một sự kiện trong Kinh thánh  trông có vẻ mâu thuẫn. Chúa cấm dùng đá đã đẽo sẵn để xây bàn thờ cho Ngài, nhưng khi xây cất đền thờ của Chúa vào thời vua Sa lô môn thì Chúa cho người ta dùng đá đã đẽo sẵn.

1/ Bàn Thờ Bằng Đá nguyên Sơ:

Xuất Hành 20: 24, “Nếu ngươi lập cho ta một bàn thờ bằng đá, chớ dùng đá đẽo rồi, vì nếu ngươi dùng dụng cụ  để chạm thì sẽ làm đá đó ra ô uế”.

“And if thou make me an altar of stone, thou shalt not build it of hewn stones; for if thou lift up thy tool upon it, thou hast polluted it”.

 Bàn thờ của Chúa tượng trưng thập tự giá của Ngài và công việc cứu chuộc hoàn tất trên đó. Trước khi trút hơi, Chúa phán: “mọi sự đã được trọn”, hay “Đã xong” ( “It is finished!”).

 Tại sao Chúa cấm dùng đá đẽo sẵn, hay dùng dụng cụ bằng sắt để thao tác trên bàn thờ khi xây dựng nó. Dùng đá do con người đẽo sẵn hay lấy dụng cụ bằng sắt chặt bỏ những góc cạnh của những khối đá trước khi ráp lại thành bàn thờ, đều bị Chúa cấm.

Dùng đá đẽo sẵn hay  khí cụ  bằng sắt để  ráp những tảng đá ngụ ý Chúa cấm sử dụng những sự đóng góp của con người vào bàn thờ của Ngài.

 Trải các thời đại, lúc nào con người cũng muốn dự phần vào công việc  đã được Chúa hoàn hảo, hoàn tất rồi, như công cuộc cứu rỗi..

-- Trong hai thập niên đầu tiên của giáo hội đầu tiên, khi tín đồ chỉ đơn giản tiếp nhận Chúa và nhìn nhận công việc cứu chuộc của Ngài trên thập giá, các Cơ Đốc nhân Do thái ở Jerusalem, theo ảnh hưởng của Gia cơ, đã muốn góp phần vào công việc cứu chuộc của Chúa. Họ nói, “có mấy người từ xứ Giu-đê đến, dạy các anh em rằng: Nếu các ngươi chẳng chịu  phép cắt bì theo lễ Môi-se,thì không thể được cứu rỗi” (Công 15:1)..

 Ngày nay hội Sa bát cũng muốn tra cái đục bằng sắt vào bàn thờ của Chúa khi họ dạy rằng: cần tuân giữ ngày sa bát, giữ luật pháp Cựu ước, kiêng cử thức ăn không tinh sạch như thit heo. Những ai vâng giữ các điều bổ túc cho sự cứu rỗi của Chúa đó thì họ mới thực sự được cứu rỗi và ngược lại. Nếu ai bỏ ngày sa bát, lại nhóm họp vào ngày Chúa nhật, và không vâng giữ điều răn Cưu Ước thì sẽ không được cứu rỗi.

--1 Cor.12:5 chép, “Các chức vụ (ministries) cũng có khác nhau, nhưng Chúa chỉ có một”. Trong thời Tân ước nầy có nhiều chức vụ của các tín đồ , như A-chíp con trai của Phi-lê-môn (Col. 4:17) hay chức vụ của Phao lô, A bô lô,  Phi e rơ. Nhưng giáo chủ một gíao phái kia dám ngạo mạn  tra tay vào bàn thờ Chúa, sửa đổi Kinh thánh và tuyên bố rằng chỉ có một chức vụ duy nhất của một con người thời đại nầy, là người có sấm ngôn của Chúa. Kết quả dân Chúa trong giáo hội đó bị cấm giảngdạy  bài nào khác ngoài việc giảng lại bài giảng của giáo chủ. Dân trong giáo phái đó không được phép đọc sách bồi linh của các tác giả khác. Đó quả thật là tra tay vào bàn thờ của Chúa rồi.

2/ Dùng Đá Đẽo Xây Đền Thánh-

Trong công tác cứu chuộc hoàn tất của Chúa, chỉ một mình Ngài đã thực hiện xong, con người không được phép đóng góp hay sửa sai, bổ túc. Còn trong việc xây dựng đền thánh, mà đền thánh tượng trưng Giáo hội, tiêu biểu Thân thể của Đấng Christ, thì cần sự đóng góp của nhiều viên đá đẽo để hội thánh được mở rộng, lớn lên và tự xây dựng trong tình yêu thương.

1 Các Vua 5:17, “Vua Sô-lô-môn truyền cho họ phải đẽo những tảng đá lớn thuộc loại tốt dùng xây nền đền thờ”.

1 Các vua 6:7, “Đá được chuẩn bị sẵn tại nơi được đục ra từ mỏ đá. Vì chỉ có những tảng đá đó là được dùng xây đền thờ cho nên không có tiếng búa, rìu, hay  các vật dụng bằng sắt ồn ào nào khi xây đền thờ.”

 Những tảng đá ở đây tượng trưng tín đồ của Chúa. Mỗi tín đồ cần được Chúa cho xử lí, đẽo bỏ những góc cạnh sắc bén tại các mỏ đá, sau đó mới dễ dàng được xây dựng, kết hợp lại với những tảng đá khác mà trở nên đền thánh của Đức Chúa Trời. Phải dùng những dụng cụ bằng sắt để chặt bớt hay đẽo gọt những tảng đá thô sơ ấy cho đúng khuôn mẫu mà Đức Thánh Linh quyết định. Chúa sẽ nắm quyền sử dụng những tín đồ khác xử lí, đẽo gọt chúng ta cách đau thương.

Tóm lại, đá xây bàn thờ là đá nguyên khối, đá xây đền thánh phải là đá được đẽo gọt.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

MỨC LƯỢNG THUỘC LINH CỦA VUA SA-LÔ-MÔN-


 

1./ Không Cao Hơn Dân Chúng:

2 Sa mu ên 6: 17; 7:18: “Vậy, chúng đem hòm của Đức Giê-hô-va vào, đặt tại chỗ, giữa trại Đa-vít đã dựng cho hòm đó; rồi Đa-vít dâng của lễ thiêu và của lễ bình an tại trước mặt Đức Giê-hô-va. -- Vua Đa-vít bèn đi đến hầu trước mặt Đức Giê-hô-va, mà nói rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va,tôi là ai, họ hàng tôi là gì, mà Chúa đã đem tôi đến nơi nầy?”

1 Các Vua 3: 4-5,15—Vua đi đến Ga-ba-ôn đặng dâng của lễ tại đó, vì nơi cao ấy là trọng nhứt; trên bàn thờ đó Sa-lô-môn dâng một ngàn con sinh làm của lễ thiêu. Tại Ga-ba-ôn, lúc ban đêm, Đức Giê-hô-va hiện đến cùng  Sa-lô-môn trong cơn chiêm bao, và phán với người rằng: Hãy xin điều gì ngươi  muốn ta ban cho ngươi.-- Người trở về Giê-ru-sa-lem, đứng trước mặt hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, dâng của lễ thiêu cùng của lễ bình an, và đãi tiệc cho hết thảy tôi tớ mình”.

 Vào những năm cuối cùng triều vua David và 3 năm đầu thời trị vì của Sa lô môn, có hai nơi dâng tế lễ cho Chúa và dân Chúa thời đó có thể tiếp cận. Một là đền tạm mà Môi se đã xây dựng, đang tọa lạc tại Ga ba ôn là một ngọn đồi cao. Thứ hai là nhà trại do David cất, nơi đó có hòm giao ước. Trại nầy xây cất gần hoàng cung của nhà vua.

 Vua David sắp đặt lại cho hai nơi thờ phựng ấy như sau:

--! Sử kí 16:37-38—“Đa-vít đặt A-sáp và anh em người tại đó, trước hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, hầu cho mỗi ngày phục sự luôn luôn ở trước hòm, làm việc ngày nào theo ngày nấy--Cũng đặt Ô-bết-Ê-đôm và anh em người làm kẻ giữ cửa,…” cho nhà trại có rương giao ước-

--1 Sử kí 16: 39-40 “đặt thầy tế lễ cả Xa-đốc và anh em người, là những thầy tế lễ ở trước đền tạm của Đức Giê-hô-va, tại nơi cao trong Ga-ba-ôn, đặng sớm mai và chiều hằng dâng những của lễ thiêu cho Đức  Giê-hô-va, tại trên bàn thờ của lễ thiêu, tùy theo các điều chép trong luật pháp của Đức Giê-hô-va, mà Ngài đã truyền dạy cho Y-sơ-ra-ên”.

Sinh họat thờ phượng tại Ga ba ôn rộn rịp, đông đảo, còn tại hòm giao ước ở Si ôn thì thưa thớt. Đa số dân chúng đi đến Ga ba ôn thờ phượng Chúa.

Sa lô môn, c òn quá non trẻ, mức độ thuộc linh của ông không cao hơn đại đa số dân chúng, nên ông cũng đến Ga ba ôn tìm kiếm Chúa. Ông không đến gần hòm giao ước như cha ông là David đã làm.

Đâu là hội thánh và đâu không phải hội thánh? Mẫu hội La mã tự xưng mình là hội thánh, ngoài họ ra mọi thứ đều là ngoại giáo. Có một giáo hội mới hiện hữu chừng 100 năm nay, cũng tự cho mình là hội thánh, ngoài họ ra tất cả đều là Ba by lôn.

 Tại Ga ba ôn, dù không có rương chứng cớ, nhưng nhiều người đã gặp Chúa ở đó, như Sa lô môn. Trại có rương giao ước tại Si-ôn có ít người nhóm lại. Tôi khuyên bạn đừng khinh dể những ai nhóm ở các nơi khác nơi nhóm của bạn, và kết tội Ga ba ôn. Đừng kiêu ngạo, cho dù tập thể mình có lời của Đấng Christ đậm đặc hơn, nhiều lẽ thật  trí năng hơn.

Tôi tin, về một phương diện, Sa lô môn tiêu biểu Đấng Christ, và việc khánh thành đền thờ và việc khởi đầu xây dựng vương quốc của ông tượng trưng nước ngàn năm của Đấng Christ. Ngày ấy, đền tạm Ga ba ôn sáp nhập vào đền thờ mới tại Si ôn. Dù Chúa có dùng mỗi giáo phái trong mức độ nào đó, chúng ta không biết, nhưng khi Chúa đến, chỉ còn có một đền thờ để thờ phượng Ngài tại Si ôn suốt 1000 năm.

2./ Vi Phạm Lệnh Cấm Của Chúa

Phục truyền 17:16-17: “Song vua ấy chẳng nên lo cho có nhiều ngựa, chớ vì muốn thêm nhiều ngựa mà dẫn dân chúng trở lại xứ Ai cập; bởi Đức Giê-hô-va đã phán cùng các  ngươi rằng: Các ngươi sẽ chẳng trở về đường đó nữa.  Vua cũng không nên kén nhiều phi tần, e lòng người trở xấu xa; lại chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng”.

Vì có mức lượng thuộc linh ít oi, nên tự nhiên Sa lô môn vi phạm cả ba cấm lệnh của Chúa:

--Vua ấy chẳng nên lo cho có nhiều ngựa”. Xe ngựa ám chỉ các phương tiện chuyển vận như hôm nay là máy bay, xe cộ.vv. Sự an ninh và an toàn của chúng ta có ở trong Chúa. Đừng nhìn về Ai cập, tượng trưng một cường quốc nào đó,  mà để long nương cậy họ.

--Vua cũng không nên kén nhiều phi tần”--  Vua Sa lô môn có 700 hoàng hậu và 300 cung phị, sống đời trác táng quá sức vô độ. Ông lên ngôi khoảng 15 tuổi, vì ông tự nhận mình là con trẻ (1 Các vua 3:7), nhưng sau 40 năm trị vì, ông mới 55 tuổi tráng niên mạnh khỏe. Thế mà trước khi qua đời, ông khoảng 50, hay 52 tuổi, ông than thở trong Truyền đạo 12 rằng thân thể ông như “người mạnh sức cong khom, kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít, những kẻ trông xem qua cửa sổ đã làng mắt, 4 hai cánh cửa bên đường đóng lại, và tiếng xay mỏn lần; lúc ấy  người ta nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy, và tiếng con gái hát đều hạ hơi”. Sa lô môn đã quá sức già yếu trước tuổi.

Tôi không thể áp dụng nói rằng ngày nay dân Chúa có nhiều vợ như Sa lô môn, điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Nhưng anh  em có thể bắt chước cuộc đời xa hoa, hưởng thụ lạc thú của Sa lô môn.

Tôi có xem một số cơ ngơi của một số anh em thánh đồ, tôi thấy anh em không phải là người có nếp sống kiều dân, lữ khách, không phải là tôi tớ của Đấng không có chỗ gối đầu. Anh xem sống xa hoa, vô độ và hoang phí. Đáng tiếc !

-- “Chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng”—Tín đồ Cựu ước không được phép sống khó khăn. Sa lô môn đã giàu còn muốn giàu thêm. Nếu bạn đọc Truyền đạo 2, bạn sẽ thấy Sa lô môn dốc toàn sức lực để làm giàu. Ông mở nhiều chuyến đi bằng tàu viễn dương để khai thác vàng. Nếu ông không khai thác vàng, ông cũng giàu có nứt đố, đổ vách rồi.

 Tín đồ Tân ước cần phải giàu có trong đức tin, không cần lo làm giàu vật chất. Nhưng Chúa có cho một số người được thịnh vượng, nhưng họ phải làm quản gia tiền của cho Chúa, chứ không nên làm thủ quỷ của thần ma môn. Các bạn có tận lực làm giàu như Sa lô môn không? Các bạn đã rơi vào tội lỗi mà Sa lô môn sa ngã?

 Tóm lại vì nông cạn thuộc linh, Sa lô môn chỉ tìm kiếm Chúa trong chỗ đông người, chỗ có hình thức lễ nghi tôn giáo long trọng. Kế đến Sa lô môn đã sống đời hưởng thụ lạc thú, xa hoa và  làm tôi mọi cho ma môn bất nghĩa. Cho đến ngày qua đời

MK 25-11-2020

 

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

BA CUỘC HỘI NGHỊ CỦA CHÚA Ở TRÊN TRỜI-


 

Có một huyền nhiệm ẩn giấu trong Kinh thánh mà ít người nhìn thấy đó là Chúa thường thiết triều để xử lý và điều động các hoàn cảnh của dân  Ngài trên mặt đất. Tôi thấy Kinh thánh mở ra cho chúng ta thấy nhiều lần về sự thiết triều tỏ rõ của Chúa. Thí dụ, hai lần thiết triều có liên quan với ông Gióp và một lần liên quan đến cái chết của vua A-háp.

 Sách Ê-sai 14 mở ra cho chúng ta thấy Lucifer, vì nổi loạn, đã bị Chúa trục xuất ra khỏi thiên đàng cách vĩnh viễn. Hắn không bao giờ có thể trở lại thiên đàng. Lucifer sa ngã và sau đó được Kinh thánh gọi hắn với nhiều tên mới là Sa tan (Kẻ thù), là Ma Quỷ (The devil, kẻ phỉ báng), Bê-ên-xê-bun (Vua bầy ruồi xanh)… Hắn và 1/3 thiên sứ sa ngã chiếm cứ không trung, là bầu khí quyển bao quanh địa cầu, để cư trú, kể từ ngày Chúa tái tạo địa cầu và bầu trời quanh địa cầu (Sáng. 1: 4-2:6). Vì Đa ni ên 10: 12- 13, 20-21; Ê-phê-sô 6:12 bày tỏ về “lũ tà linh độc ác ở thiên không “against spiritual [power] of wickedness in the heavenlies”. Thiên không (heavens) là chỗ cư ngụ của sa tan và 1/3 thiên sứ ác trong suốt 6000 năm lịch sử giả định của loài người đến hôm nay. Còn mặt đất là nơi hoạt động của quân đội quỷ nhỏ, các loại ác linh, tà linh, uế linh khác nhau, dưới sự điều động của sa tan và các thiên sứ ác. Thiên không không phải là thiên đàng. Vào đầu đại nạn, 3,5 năm sau, hắn và  các thiên sứ sa ngã đó lại sẽ bị đuối khỏi thiên không, rớt xuống mặt đất.

Nhưng Khải 12: 10 chép về sa tan: “là kẻ tố-cáo họ (tín đồ) trước mặt Đức Chúa TRỜI của chúng ta ngày và đêm”. Do câu đó, tôi xin hỏi các bạn, Sa tan có vào thiên đàng để tố cáo các tín đồ trước mặt Chúa hay không?  

Tôi xin trả lời: Sa tan không thể vào thiên đàng, nhưng khi Chúa thiết triều ở nơi nào đó trong không gian quanh trái đất, sa tan liền đến đó triều kiến Chúa và tố cáo người này người nọ.

1--Thiết triều lần thứ nhất vì ông Gióp: Gióp 1:

Đa ni ên 7: miêu tả cảnh thiết triều oai nghi của Chúa --"Tôi cứ nhìn xem Cho đến khi các ngôi đã được dựng lên, Và Đấng Thượng-cổ  đã ngồi vào chỗ ngồi của Ngài; Y-phục Ngài trắng như tuyết, Và tóc trên đầu Ngài như len thuần bạch. Ngôi của Ngài là các ngọn lửa, Các bánh xe của nó là lửa cháy bừng. Một sông lửa đang chảy Và đi ra ngoài từ trước mặt Ngài; Hằng ngàn tiếp nối hằng ngàn hầu-hạ Ngài, Và trùng trùng điệp điệp đang đứng trước mặt Ngài; Tòa-án đã ngồi, Và các sách đã được mở ra”.

 Tôi xin hỏi các bạn, khi Chúa thiết triều như vậy theo sách Gióp chương 1, thì cuộc thiết triều đó có đang dở dang bàn luận về ông Gióp trước khi sa tan lẻn vào chăng hay mãi khi khi hắn vào thì Chúa bị động khi hắn tố cáo Gióp trước hội nghị? Vì sách Gióp chép, “Bấy giờ, có một ngày kia khi những con trai của Đức Chúa TRỜI đến trình-diện trước mặt Đức GIA-VÊ; và Satan cũng đến ở giữa vòng họ”. Các con trai của Đức Chúa Trời là các thiên sứ thánh, không sa ngã.

 Tôi tin rằng cuộc hội nghị đang sôi nổi và dang dở bàn luận về ông Gióp thì sa tan liền đến. Chúa không bị động bao giờ, nhưng Ngài chủ động, trước tiên thách thức về Gióp với sa tan, vì Ngài biết trước tư tưởng, cùng chủ tâm của hắn trước khi hắn ra mắt Chúa trong cuộc hội nghị đó. Nói cách khác, Chúa và sa tan đã đánh cuộc với nhau về Gióp.

Bạn đã thừa biết, do sa tan được phép hành động, việc gì đã xảy ra cho Gióp sau cuộc hội nghị đó. Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn rằng mỗi cuộc đời của anh chị em chúng ta đều được những cuộc hội nghị thường xuyên của Chúa đem ra bàn luận, để tìm cách giúp đỡ, giải cứu chúng ta trước sự tố cáo ngày đêm của sa tan đối với những người, nhất là đối với những người đang nổi bật trong sự hầu việc Chúa trước sự ghi nhận của sa tan và bè lũ ác quỷ.

 Hê bơ-rơ 12:1 mở ra cảnh tượng của linh giới về “một đám mây quá lớn gồm những chứng-nhân vây-quanh chúng ta”. Trong tiếng Hi lạp chữ “chứng nhân” đây là martus, chữ nầy có hai nghĩa “chứng nhân” và “người tuận đạo”. Những người trưởng thành thuộc linh quá cố, chưa phục sinh, đang nhìn xem, quan sát và theo dõi cuộc đua của chúng ta hằng ngày. Đồng thời những cuộc hội nghị trong khi Chúa thiết triều cũng liên tục đem từng tên họ các thánh đồ  ra bàn luận thường xuyên. Khải thị nầy có an ủi, thêm sức mạnh thuộc linh cho  anh chị em không?

2--Thiết triều lần thứ hai vì ông Gióp: Gióp 2:

Sau khi Chúa cho phép sa tan chạm đến của cải của Gióp trong một giới hạn mà Chúa ấn định, sa tan đã thua cuộc. Hắn lại đến dự cuộc hội nghị của Chúa về Gióp lần nữa. Hắn đang say mồi, với chủ tâm và những lí lẽ ác độc khác để tố cáo Gióp khi hắn lẻn vào dự hội nghị. Hội nghị đang phân tích những ngón đòn hiễm ác của sa tan tấn công Gióp. Sau đó hội nghị đang đánh giá sự đắc thắng vẻ vang của Gióp khi chịu đựng bốn sự tấn công vô duyên cớ của sa tan vào ông, và ngón đòn cuối cùng là sự tử vong cùng một lúc về 10 con trai gái của Gióp. Nhưng cảm tạ Chúa, Gióp vẫn thắng: “Khi đó Gióp đứng dậy, và xé áo dài của mình, và cạo đầu của mình, và ông sấp mình xuống đất và thờ-lạy. Và nói: "Trần-truồng con đã đến từ tử-cung mẹ con, Và trần-truồng con sẽ trở lại đó. Đức GIA-VÊ đã cho và Đức GIA-VÊ vừa lấy đi. Đáng chúc-tụng thay danh Đức GIA-VÊ."

Lần hai, Chúa cũng chủ động ra tay trước, thách thức sa tan lần thứ hai về Gióp trước khi hắn mở miệng.

Sa-tan lại đánh cuộc với Chúa trong tình thế thụ động. Hắn thách đố Chúa rằng Gióp sẽ sa ngã nếu Chúa cho phép hắn chạm đến bản ngã, đụng thân thể của Gióp. Chúa cho phép, nhưng hạn chế satan không được phép giết ông Gióp.—Nhưng sa tan, kẻ sát nhân từ ban đầu, đã gian ngoa dùng ngón đòn cuối cùng là lời cám dỗ  khéo léo, hợp luận lí của hiền thê Gióp: “Uả? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao?… Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi!”.

Dù bị ung độc từ đỉnh đầu đến bàn chân, ngồi trong tro, lấy miểng sành mà gảy thân thể mình, rồi bị ba bạn thân yêu lên án là kẻ giả hình, đạo đức giả, Gióp vẫn nhẫn nại đắc thắng đến cùng, không hề phỉ báng hay oán trách Chúa. “Anh em đã nghe về sự nhẫn nại của Gióp, cũng đã thấy sự kết cuộc của Chúa bancho người”(Gia 5: 11). Sa tan lại thua cuộc lần thứ hai trong vấn đề của Gióp. Hắn ngậm miệng về trường hợp của Gióp.

3--Thiết triều liên quan đến cái chết của vua A-háp: 1 Các vua 22:19-23; 2 Sử kí  18:18-22.

Bạn nghe Chúa mở hội nghị để Ngài bàn luận cùng các thiên thần về Gióp, ai trong chúng ta cũng hoan nghênh. Nhưng khi bạn biết rằng Kinh thánh chép hai lần về cuộc thiết triều của Chúa để bàn thảo về  vua A-háp, hầu hết chúng ta không a men. Tại sao? Vì A-háp là một hoàng đế đại ác, bội giáo và thờ lạy tà thần Ba anh, bá đạo, giết người cướp vườn nho, sống xa hoa khi có cung điện bằng ngà. Ông còn có một hoàng hậu khát máu, giết hàng ngàn tiên tri của Chúa trong Bắc quốc Israel.

 Nhưng tôi tin Chúa đã từng mở nhiều cuộc hội nghi về đời sống  A-háp, trước cuộc hội nghị cuối cùng bàn về cái chết của ông trên trận địa. Đó là lí do tôi tin rằng hầu hết, hay tất cả mọi tín đồ đều đã được đưa ra trước các cuộc hội nghị như vậy của Chúa để bàn thảo.

“Tôi thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài, còn cả đạo binh trên trời đứng chầu bên hữu và bên tả.  Đức Giê-hô-va phán rằng: Ai sẽ đi dụ A-háp, vua Y-sơ-ra-ên,  để người đi lên Ra-mốt tại Ga-la-át mà ngã chết ở đó? Rồi người nói cách nầy, kẻ  nói cách khác. 20 Bấy giờ, có một thần đi ra, đứng trước mặt Đức Giê-hô-va, mà  thưa rằng: Tôi sẽ đi dụ người. Đức Giê-hô-va phán hỏi: Dụ làm sao?  Thần thưa lại rằng: Tôi sẽ đi ra làm một thần nói dối trong  miệng các tiên tri của người. Đức Giê-hô-va phán: Phải, ngươi sẽ dụ người được:  Hãy đi, làm như lời.  Vậy bây giờ, hãy xem Đức Giê-hô-va đã đặt một thần nói dối  trong miệng các tiên tri của vua, và Đức Giê-hô-va đã phán sẽ giáng họa trên  vua”

 Những vị tham dự hội nghị là các thiên sứ trưởng và các thiên sứ thánh khiết, nhưng “một thần” ở đây là ai?. Trong nguyên văn Hê-bơ rơ “thần” đây là “linh” (ruach). Ruach được dịch là linh, gió hay hơi thở, ngụ ý các linh, dù  ác hay thiện. 

Tôi tín đây là chính sa tan, đến tham dự cuộc hội nghị, dù không được Chúa mời. Đức Chúa Trời là thánh, công nghĩa, Ngài không cám dỗ ai hay làm điều ác với ai. Chúa Giê su cần chết, thì Chúa lợi dụng Giu đa (Devil—Giăng 6:70) làm việc ấy. Khi cần lừa dối vua A-háp ra trận để chết theo án lệnh của Chúa, Chúa dùng sa tan làm linh nói dối trong miệng tiên tri giả và lừa gạt A-háp. Ngài không thể sử dụng thiên sứ thánh làm công việc lừa dối đó.

Kết luận:-

 Tôi chỉ tóm một lời. Tôi tin tất cả mọi tín đồ đều bị sa tan tố cáo hoặc cáo gian trước mặt Chúa ngày và đêm. Và những người trưởng thành thuộc linh bị hắn ghét bỏ và tố cáo nhiều hơn. Chúa hằng hữu có đủ thì giờ để mở nhiều cuộc hội nghị trên trời hầu bàn luận về đời sống và cái chết của con dân Ngài trên đất. Cuộc đời của bạn có làm cho sa tan ngậm miệng và chịu thua những sự đánh cuộc chăng? Nếu chúng ta sa bại trong cuộc đời Cơ Đốc, Chúa sẽ hổ thẹn trước mặt sa tan sao? Ngài có dám đánh cuộc với sa tan về cuộc đời của bạn chăng? Xin Chúa thương xót chúng ta.

 Minh Khải- 25-11-2020

 

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

BA CÂU ĐỐ CỦA CHÚA-


 

1/. Câu Đố 1- Ê xê chi ên 17:1-4-

“1.Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta như vầy:

2 Hỡi con người, khá ra câu đố, kể lời ví dụ cho nhà Y-sơ-ra-ên.

3 Ngươi khá nói rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Có một chim ưng lớn, cánh lớn, lông dài, đầy lông và có nhiều sắc, đến Li-ban và lấy ngọn cây hương bách đi.

4 Nó bẻ nhành non rất cao, đem đến trong một đất thương mại, và  để trong một thành của người buôn bán”.

 Khi nghe những lời nầy từ miệng tiên tri Ê xê-chi-ên rao giảng tại Ba by lôn, dân Israel tại đó không hiểu và đa số dân Chúa ngày nay cũng vậy. Đây là câu đố ám chỉ đến vua Giê-hô-gia kim, đã làm vua tại Giê-ru sa lem.

2 Các vua 24:8-16, 2 Sử. 36:9-10 và Giê rê mi 22:24-30 kể rằng vào năm thứ nhất triều đại của vua Giê hô gia kin hay Giê cô nia, Nê bu cát nết sa, vua Ba by-lôn, đã lần thứ hai đến Jerusalem bắt vua và những con cháu hoàng gia, những người thợ lành nghề, có cả tiên tri Ê-xê-chi-ên về Ba by lôn. Nên Ezekiel nói Nê-bu-ca-nết-sa lấy nhành non cây hương bách đem về trồng ở đất thương mãi, là vùng đất Si-nê-a. Sau khi Nê bu cát nết sa chết, vua Giê hô gia kin sống ở Babylon dưới sự ưu đãi về vật chất của vua Ba-by-lôn mới đăng quang đến mãn đời của vua, Giê  52: 31-34.

 Tại sao một vị vua, tương tự mục tử chăn dân ngày nay, và tại sao Kinh thánh chép về ông quá nhiều lần. Chúa ví sánh  vua Giê-hô-gia kin như nhành cây non, vì vua còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thuộc linh sâu nhiệm, rồi ngụ ý vua như là cái bình khinh dể và bị bể, vì vua mất vương vị.- “Vậy Giê-cô-nia nầy há phải cái bình khinh dể và bị bể sao? Há phải cái bình không ai ưa thích sao?”

Rất nhiều mục tử như Giê cô nia là chiếc bình bể, nhưng vẫn được Chúa cho sống còn trong sự chăm sóc vật chất của Chúa cho tới lúc chết, dù họ không có sự hữu dụng thuộc linh gì cho Ngài- “Giê-hô-gia-kin còn sống bao lâu, thì vua Ba-by-lôn ban đồ cần  dùng hằng ngày cho mãi mãi, trọn đời người”.

2/ Câu Đố Hai- Giê 17:5-8-

5 Sau rồi nó lấy giống của đất ấy đem trồng nơi đất tốt; đặt gần nơi nhiều nước, và trồng như cây liễu.

6 Cây nứt lên, trở nên một gốc nho diềm dà, nhưng không cao mấy:  những nhánh nó hướng về phía chim ưng, rễ nó căng ra ở dưới; vậy nó trở nên một  gốc nho, sanh ra những tượt và nứt chồi.

7 Nhưng có một chim ưng lớn khác, cánh lớn, lông nhiều; nầy, gốc  nho từ chỗ đất mình đã được trồng, căng rễ ra và ngả nhành hướng về nó, hầu cho  chim ưng ấy đến tưới mình.

8 Gốc nho đã được trồng nơi đất tốt, gần nơi nhiều nước, hầu cho nứt tượt, ra trái, trở nên cây nho tốt.

Gốc nho diềm dà nầy là vua Sê-đê kia, vua cuối cùng của triều David. Vua là con của vua Giô-si-a, và  là chú ruột của Giê hô gia kin trên đây.

Vua Ba bylon chế phục người, bắt vua chịu thần phục mình thì sẽ được làm vua bù nhìn lâu dài, nhưng Sê đê kia lại quy hướng về chim ưng khác là vua Pha ra ôn, Ai cập. Đó là lí do vua Babylon, lần thứ ba nổi giận, sai quân đội vây thành Jerusalem một năm, và cuối cùng san bằng đền thờ cùng thành thánh và bắt lưu đày hầu hết dân Giu đa, chỉ dành lại những người dân nghéo khổ trong xứ.

Thật là một câu đố, khi theo mắt thấy của người dân đương thời, vua Sê đê kia đã bội ước, đã phản Babylon và chạy theo Ai cập, nên bị móc mắc và đày qua Babylon đến chết.. Nhưng Lời Chúa qua Giê rê m nói rằng vua quan Giu đa phản bội và bất tuân Chúa? Điều nào đúng và làm sao giải thích câu đó nầy?

 Lắm khi, vì cớ tội lỗi của mình, Chúa đặt chúng ta phục dưới thẩm quyền nào đó. Nếu chúng ta không thích và chống lại thẩm quyền đó, chúng ta đang chống lại Chúa và bị trừng phạt chẳng sai.

Sê-đê kia đại diện những mục tử ngày nay, những người chống lại các bậc thẩm quyền mà Chúa đặt trên họ. Hội thánh không nên làm chính trị, mục tử không nên chống lại đất nước mình. Nhiều tín đồ tham gia một trong hai đảng phái tại Hoa kì. Chúng ta chỉ phải sống tuyệt đối tín cậy sự bảo vệ của Chúa, không nên dựa vào hay chạy theo bất cứ quyền lực thế giới nào, như Sê đê kia đặt hi vọng nơi Ai cập. Tôi thấy nhiều mục tử không giảng lời Kinh thánh, mà giảng chính trị. Đó là đi theo vết xe đổ của Sê-đê kia.

3/ Câu Đố Ba: Giê 17:22-24

22. Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Chính ta cũng sẽ lấy ngọn cây  hương bách cao, và ta sẽ trồng. Ở nơi cuối cùng những nhánh nó, ta sẽ bẻ một  chồi non, và chính ta sẽ trồng nó trên hòn núi cao chót vót.

23 Thật, ta sẽ trồng nó trên núi cao của Y-sơ-ra-ên; nó sẽ nứt  nhành, và ra trái; sẽ trở nên cây hương bách tốt, cả loài chim sẽ đến núp dưới  nó; hết thảy những giống có cánh sẽ ở dưới bóng của nhánh cây.

24 Mọi cây ngoài đồng sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, đã hạ cây  cao xuống và cất cây thấp lên, ta đã làm khô cây xanh, và làm cho cây khô tốt  lên. Ta, Đức Giê-hô-va, đã phán và làm thành sự đó.

Trong câu đố thứ ba, Chúa nói cách khó hiểu rằng Ngài sẽ lấy một ngọn hương bách cao, một chồi non khác, không biết Ngài lấy từ đâu, trồng trên hòn núi cao chót vót. Nhành non nầy chính là Đấng Christ được lập lên là Muc Tử, trong sự phục sinh của Ngài, khi Ngài được tôn lên là Chúa vũ trụ, Ngài thu hút mọi loài chim chóc, mọi giống có cánh đến ẩn mình nương dựa dưới bóng cánh của Ngài. Chúa từng nói trong Giăng 12:32 “Còn Ta, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến  cùng Ta”.

 Sau khi Đấng Christ được trở nên Nguyên Thủ và Cứu Chúa (Công 5:31), Đức Chúa Trời sẽ thi hành môt công việc thanh lọc hàng ngũ các tôi tớ của Ngài như sau:

-- Hạ cây  cao xuống và cất cây thấp lên:

Biết bao cây cối tự cao, tự lập mình làm thầy, tự giành địa vị tổng quản nhiệm trong hội thánh. Trước ngày vương quốc ngán năm hiển lộ, Chúa sẽ hạ những cây cao xuống, và cất nhắc những kẻ đã bị bạn đồng lao chà đạp, đã cam chịu dìm đầu lâu năm, và khi nào họ được tôn cao xong, Chúa sẽ tái lâm ngay.

-- Làm khô cây xanh, và làm cho cây khô tốt lên. Bản Jubilee dịch rất hay: “dried up the green tree, and have made the dry tree to flourish”—Chúa sẽ làm cạn kiệt nhựa sống, làm khô hạn sự xức dầu trong các đầy tớ bất pháp, bất nghĩa, và làm cho các tôi tớ mà Ngài đã chọn,  họ sẽ đươc thịnh vượng thuộc linh trong những năm sau cùng trước khi con thú hiển lộ. Khi ấy “mọi cây ngoài đồng sẽ biết…”- mọi tín đồ sẽ biết, sẽ hiểu sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời là như thế nào.

Tóm lại, có ba loại mục tử trong dân Chúa ngày nay:

--Giê cô nia (Giê-hô-gia-kin), còn non trẻ thuộc linh, là chiếc bình bể, vô dụng cho Chúa, nhưng vẫn được Chúa nuôi dưỡng vật chất cách phong phú đến ngày mản phần.

--Sê-đê-kia- hạng mục tử ba phải, có xu hướng dựa vào thế quyền, chạy theo đế quốc loài người. Họ không có lời hiện hành của Chúa, nhưng vì sự hỗ ngươi nên họ lén lút tìm kiến lời khải thị của Chúa, nhưng sợ người ta biết thì sẽ cười mình- Giê  37-38.

--Hai loại cây cối : cây cao và cây xanh  (nhân tạo) sẽ bị hạ xuống và bị làm khô cạn nhựa sống- Còn cây thấp, và cây khô (ngụ ý cây chết) sẽ được nhấc lên và thịnh vượng. Đó là hai hạng tôi tớ và con dân của  Chúa ngày nay.

Bạn là Giê-cô-nia, Sê đê kia hay là cây thấp,cây khô chết?

Minh Khải 23-11-2020-