Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

BƯỚC ĐI TRONG ĐỨC LINH-



Rô-ma 8: 1-2: "Vậy bây giờ, những ai ở trong Đấng Christ Jêsus sẽ không bị kết tội nữa;  vì luật của Thánh Linh sự sống trong Đấng Christ Jêsus đã giải phóng tôi(l) khỏi luật của tội lỗi và sự chết. Làm thế nào để đi theo Thánh Linh?"
Galati 5:16 "Vậy tôi nói, hãy bước đi theo Thánh Linh, đừng thỏa mãn những dục vọng xác thịt".
Bước đi theo Đức Linh có nghĩa là gì?

Đối với tôi, bước đi trong Thánh Linh là đang bước đi trong việc hoàn thành lời của Ngài. Khi ai đó xúc phạm tôi, nhưng tôi không vấp phạm, là tôi đang bước theo Thánh Linh. Khi tôi bị sỉ nhục, nhưng tôi không quan tâm bởi vì tôi đã chết với bản ngã mình. Khi tôi yêu thương ai tôi không nên yêu theo cách thiên nhiên, khi tôi phải tức giận, nhưng sự tức giận đó đã nhanh chóng nhường chỗ cho tình yêu và sự tha thứ, thì tôi đang bước đi trong Đức Linh rồi. Khi tôi có điều gì đó chống lại anh em, hoặc biết rằng anh ta có một cái gì đó chống lại tôi và tôi đi đến anh đó và tiếp cận với anh ta, thì khi đó tôi đang bước đi theo Thánh Linh. Khi tôi đồng ý với một người tấn công tôi, hơn là tự bảo vệ bản thân mình, khi đó tôi đang bước trong Thánh Linh.

Ngôi Nhà Của A-mi-na-đáp



"Người Ki-ri-át-Giê-a-rim đến thỉnh hòm của Đức Giê-hô-va, đem vào nhà A-bi-na-đáp, ở trên gò nổng, rồi biệt riêng ra Ê-lê-a-sa, con trai người, đặng coi giữ hòm của Đức Giê-hô-va" (1 Sam 7: 1) .
Ngôi nhà A-mi-na-đáp đóng vai trò một mô hình có giá trị cho gia đình chúng ta hôm nay. Dân của Đức Chúa Trời ở trong tình trạng nghèo nàn thuộc linh, bởi vì qua sự bất trung của các thầy tế lễ Hóp-ni và Phi-nê-a, cộng với sự yếu đuối của cha họ, cụ Hê-li và những quyết định sai lầm của các trưởng lão, hòm giao ước rơi vào tay kẻ thù.

Frances R. Havergal


Frances Ridley Havergal (1836-1879) là một nhà văn, nhà thơ người Anh nổi tiếng trong thế kỷ 19. Bà cũng là một người viết thánh ca nổi tiếng.

Gia Thế

Frances Ridley Havergal sinh ngày 14 tháng 12 năm 1836 tại Astley, Worcestershire, Anh quốc; là con của Mục sư William Henry Havergal và bà Jane Head Havergal. Mục sư William Henry Havergal, cha của Frances Ridley Havergal là một nhà văn, một nhạc sĩ, và là người biên soạn thánh ca nổi tiếng trong thế hệ của ông.
Frances Ridley Havergal là em út trong một gia đình có sáu anh chị em. Trước khi Frances chào đời, ông bà Mục sư William Henry Havergal đã có năm người con là Miriam (19 tuổi), Henry (16 tuổi), Maria (15 tuổi), Ellen (13 tuổi), và Frank (7 tuổi). Là con út trong gia đình, do các anh chị đã lớn nên Frances Ridley Havergal được cha mẹ và các anh chị đặc biệt yêu thương; một phần vì cô nhỏ nhất trong gia đình, xinh đẹp, rất thông minh; phần khác vì tình trạng sức khỏe của Frances Ridley Havergal rất yếu. Frances Ridley Havergal mắc bệnh đau nhức kinh niên từ thời thơ ấu.

Isaac Watts: Người Đặt Nền Tảng Cho Thánh Ca Anh Quốc


Isaac Watts (1674 – 1748) là một nhà thần học, một triết gia, và là một tác giả thánh ca người Anh.  Trong khi ít người biết Isaac Watts là một nhà thần học và là một triết gia, rất nhiều người biết Isaac Watts là một người viết thánh ca nổi tiếng.
Isaac Watts được xem là người sáng lập nền Thánh Ca tại Anh quốc.  Isaac Watts là người đã kêu gọi và khởi xướng phong trào viết thánh ca mới để đáp ứng với nhu cầu tâm linh của tín hữu trong xã hội hiện tại. Isaac Watts viết rất nhiều thánh ca; trong đó có khoảng 750 bài được in và phổ biến trong suốt gần ba trăm năm qua.  Rất nhiều thánh ca của Isaac Watts đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.  Trong cuốn Thánh Ca của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam phát hành vào năm 1950 có 10 bài thánh ca của Isaac Watts.

John Newton


Amazing Grace là một thánh ca nổi tiếng trên thế giới. Bài hát do John Newton sáng tác cách đây 240 năm. Mục sư John Newton đã viết bài thánh ca này để minh họa cho bài giảng vào lễ thờ phượng đầu năm 1773 tại nhà thờ Olney, Buckinghamshire, Anh quốc. Sau đó, bài thánh ca đã được loan truyền khắp nơi. Theo các thống kê gần đây, Amazing Grace là thánh ca đứng hàng đầu trong số những bài thánh ca được yêu thích nhất trong Anh ngữ.

Thời Niên Thiếu

John Henry Newton, tác giả lời thánh ca, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1725 tại Wapping, một quận nhỏ tại London, Anh quốc. John Henry Newton là con của John và Elizabeth Newton. Cha của John Newton là một tín hữu Công giáo nhưng có thiện cảm với Tin Lành. Ông là một thuyền trưởng kinh nghiệm tại vùng biển Địa Trung Hải. John Newton Sr. kỳ vọng nơi con trai, nên đã đặt tên cho con bằng chính tên của mình. Mẹ của John Newton là một tín hữu Tin Lành không theo truyền thống Anh Quốc giáo. Elizabeth Newton là một phụ nữ rất yêu mến Chúa. Bà mong ước con trai sau này sẽ trở thành một mục sư. Tuy nhiên, Elizabeth Newton mất sớm. Bà đã về với Chúa chỉ hai tuần trước khi John Newton được 7 tuổi. Dầu vậy, những điều gia đình Catletts dạy con từ những năm tháng thơ ấu về sau đã ảnh hưởng đến đức tin của John Newton.
Sau khi mẹ qua đời, John Newton sống với mẹ kế. Sau đó, John Newton được gởi đi học tại một trường nội trú trong hai năm. Không quen với nếp sống gò bó trong trường, năm 11 tuổi John Newton đã xin theo cha trong các chuyến viễn du để học hàng hải. John Newton ngỡ ngàng trước cuộc sống mới. Cậu bé vẫn không quen với nếp sống kỷ luật trên tàu và cũng không hòa hợp với cha. Dầu vậy, trong suốt 6 năm trước khi John Newton Sr. về hưu vào năm 1742, cậu thiếu niên John Newton đã học được nhiều kiến thức về hàng hải. Điều đáng tiếc cũng trong thời gian này, John Newton bị tiêm nhiễm rất nhiều điều xấu, trong đó có thái độ vô tín đối với Chúa.

Homera Homer-Dixon



Homera Emilie Homer-Dixon (1893-1942) là nữ Giáo sĩ Tin Lành đầu tiên chết tại Việt Nam. Cô đến Việt Nam vào tháng 11 năm 1928, và về với Chúa vào ngày 6 tháng 12 năm 1942 tại Sài Gòn, Việt Nam.


Gia Thế

Nữ Giáo sĩ Homera Emilie Homer-Dixon sinh ngày 8/11/1893 tại Toronto, Canada trong một gia đình quyền quý. Gia tộc của bà có nguồn gốc từ Anh, nhưng ông bà nội và cha của bà sống tại Hòa Lan, Hoa Kỳ và Canada.
Homer-Dixon là họ ghép của hai dòng họ Homer và Dixon. Họ Homer-Dixon do ông nội của nữ giáo sĩ, là Thomas Dixon, đặt ra. Nữ giáo sĩ Homera Emilie Homer-Dixon là người thuộc thế hệ thứ hai mang họ này.
Homer, dòng họ phía bà nội của nữ giáo sĩ, có nguồn gốc từ Dorset, Anh quốc. Ký thuật chính thức đầu tiên về dòng họ Homer (de Homere) được ghi lại trong Collectanea Topographica et Genealogica xuất bản tại London vào năm 1840. Cuốn sách địa dư này chép rằng vào năm 1338, Lord Maltravers đã cấp cho Thomas de Homere, người được xem là ông tổ của dòng họ Homer, một khu đất gần Dorset County. Trong suốt nhiều thế kỷ kế tiếp, dòng họ Homer đã sinh sống tại Scotland, Anh quốc.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Sự Soi Sáng Thuộc Linh



Ê-phê-sô  5: 13 là chỗ duy nhất trong Kinh Thánh định nghĩa ánh sáng. Theo chương đó, ánh sáng là "vì hễ sự gì được tỏ ra đều là sự sáng cả" (câu 13). Từ ngữ mặc khải (khải thị) trong tiếng Hi Lạp là apokalupsis. Apo là mở ra, và kalupsis là một tấm màn che. Do đó, mặc khải chỉ đơn giản có nghĩa là loại bỏ một tấm màn che. Ánh sáng liên quan đến sự mặc khải. Được soi sáng nghĩa là nhận được sự mặc khải. Khi ánh sáng đến, sự mặc khải đến. Sự  mặc khải được xác định bởi lượng ánh sáng nhận được. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời là điều chúng ta nhận được qua ánh sáng của Ngài; đó là hiệu ứng của ánh sáng này trong chúng ta. Khi ánh sáng đến từ Đức Chúa Trời và đến với chúng ta, chúng ta có sự mặc khải. Kết quả cuối cùng của ánh sáng là sự mặc khải.

Tưởng nhớ Đấng Tạo Hoá -



Anh ơi, tưởng nhớ Chúa Trời,
Khi anh còn trẻ, còn thời thanh xuân.
Nhớ Ngài, Tạo Hóa toàn năng,
Trước khi năm tháng hài lòng phôi pha,
Trước khi tầm mắt nhập nhòa,
Lưng còng, run rẩy, giữ nhà cho con.
Tiếng xay cối đã nhỏ hơn,
Chim kêu, anh dậy hừng đông ửng rồi.
Tiếng anh hát đã hạ hơi,
Lên cao anh sợ, bồi hồi, lo âu.
Đường đi kinh hãi xiết bao,
Tóc anh bạc trắng, hạnh đào trổ hoa.
Còn gì ao ước đâu mà?
Gần ngày anh sắp về nhà đời sau.
Anh ơi, Tạo Hóa chí cao,
Anh nên tưởng nhớ trước sau chu toàn;
Trước khi dây bạc, chén vàng,
Bánh xe, vò nước vỡ tan đau lòng.
Bụi về cùng bụi hư không,
Linh hồn anh đến Hóa Công ứng hầu!
Nói gì với Chúa được đâu?
Ngài ra phán quyết nơi nào thuộc anh?
Thiên đàng, hỏa ngục sẵn dành,
Là nơi anh chọn chân thành hôm nay.
Minh Khải-- (Truyền đạo: 12:1-7)

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

LOẠI NGƯỜI NÀO CẦN CẮT BÌ?



Sáng thế ki`1 17: 12 chép, “Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi, hoặc sanh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua nơi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, hễ lên được tám ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì”. Ai cần được cắt bì? Hai loại người cần cắt bì: những người được sinh ra trong nhà và những người được mua bằng tiền. Cho dù sinh ra hay đã mua, tất cả đều phải cắt bì. Cảm ơn và ca ngợi Đức Chúa Trời vì cả hai chúng ta đều được sinh ra bởi Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời mua. Chúng ta không chỉ được Đức Chúa Trời mua, mà còn được Đức Chúa Trời sinh ra.

NĂM LOẠI NGƯỜI CON



Kinh thánh Tân ước bản gốc chép chừng 5 lọai người con như sau:
1.Con Đỏ= con sơ sinh=baby= βρέφος= brephos=
Kinh thánh chép về Chúa Jesus: “Nầy là dấu hiệu cho các ngươi: các ngươi sẽ gặp một con đỏ bọc khăn, nằm trong máng cỏ.” Họ bèn vội vàng đi đến đó, thấy Ma-ri, Giô-sép, với con đỏ (βρέφος) nằm trong máng cỏ” (Lu 2:12,16).
Đa số tín đồ đã qua giai đoạn mới sinh-- hãy ham thích sữa thuộc linh tinh khiết như con đỏ mới đẻ- 1Phiero 2;1

Hoàn Thành Cuộc Đua -



Hãy ở lại trong Lời. Đừng chỉ đọc Kinh Thánh của bạn năm phút mỗi ngày. Hãy đọc nó. Suy ngẫm về nó. Tin nó. Sống trong đó. Hãy cầu xin ĐứcThánh Linh làm cho nó thành hiện thực cho bạn. Khi Lời đó trở nên thật với bạn thì sẽ không có gì trong thế giới này có thể cám dỗ bạn hoặc thu hút bạn bỏ bất kỳ tính trung thành nào với Jesus Christ.

Vào Sự An nghỉ



Heb. 3:7-19; 4:1-7, “Ta bèn thề trong thạnh nộ ta rằng: 'Họ sẽ chẳng hề vào sự nghỉ ngơi của ta!'”  Hỡi anh em, hãy coi chừng, kẻo ai trong anh em có lòng ác và vô tín mà lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng.  Nhưng đang khi còn gọi là “Ngày nay” thì ngày ngày hãy khuyên lơn lẫn nhau, kẻo e có ai trong anh em bị tội lỗi lừa dối mà cứng cỏi chăng.  Vì nếu chúng ta giữ lòng tin chắc ban đầu của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng, thì chúng ta đã trở nên kẻ có phần trong Đấng Christ.  Khi còn nói “ngày nay,” nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng, như trong khi chọc tức xưa kia.  Vậy, ai là kẻ nghe, rồi chọc tức? Há chẳng phải hết thảy những kẻ đã nhờ Môi-se mà ra khỏi Ai-cập sao? Lại Ngài chán phiền ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải những kẻ phạm tội, mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao?  Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự nghỉ ngơi của Ngài? Há chẳng phải với những kẻ không vâng phục sao?  Dường ấy, chúng ta thấy họ không thể vào đó được vì cớ vô tín”.
Xuất hành 3: 8 “Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi,đượm sữa và mật…”
-

CHUYỆN TÌNH CỦA TIÊN TRI Ô-SÊ



Ô-sê là sách tiên tri đầu tiên trong số 12 “tiểu tiên tri” của Cựu Ước, từ Ô-sê đến Ma-la-chi. Chúng được gọi là tiểu không phải vì sứ điệp của các tiên tri này không quan trọng, mà là do độ dài của chúng. Tôi tránh phân biệt theo cách gọi sách đại tiên tri và sách tiểu tiên tri bởi lẽ tôi không muốn kéo dài ý niệm sai lầm rằng mười hai quyển sách ngắn ngủi nhưng đầy quyền năng này ít quan trọng hơn và ít gần gũi hơn những sách còn lại của Kinh Thánh. Mỗi sách đều có một sứ điệp biến đổi cuộc đời một cách đầy quyền năng trong nhịp sống hối hả của chúng ta.
Ô-sê là một diễn giả trẻ trong đất nước Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía bắc. Ông là một người cùng thời với tiên tri Ê-sai và A-mốt, và ông viết quyển sách này vào khoảng từ năm 755 đến năm 715 T.C.N. Như câu đầu cho chúng ta biết, Ô-sê sống trong các triều đại của Ô-xia, Giô-tham, A-cha, và Ê-xê-chia – các vua Giu-đa, vương quốc phía nam, và trong triều đại của Giê-rô-bô-am, con trai Giô-ách ,vua Y-sơ- ra- ên.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Nhân Sự Hội Thánh-



Phi líp 1:1-Phao-lô và Ti-mô-thê, đầy tớ của Christ Jêsus, đạt cho hết thảy các thánh đồ trong Christ Jêsus ở Phi-líp, cùng các giám mục và các chấp sự:
Epheso 4: 11-Ngài ban cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm kẻ giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư-

Chức Vụ Từ Trời-



Bạn ơi "chức vụ" giảng lời Chúa không còn là sự vụ của các nhà thờ , bục giảng và hội thánh, vv.. Chức vụ không bị bất cứ điều gì bên ngoài chi phối. Chính Đức Chúa Trời đã ban cho bạn một sự mặc khải và bạn có một ngọn lửa đang cháy trong xương cốt của mình. Bạn có một thông điệp từ Đức Chúa Trời cho thì giờ bạn đang sống. Các từng trời là phán quyết. Bạn có thể đi vào Lời của Đức Chúa Trời bằng cách khéo léo nắm bắt nó bằng tâm trí, nhưng Đức Thánh Linh có điều gì đó nói về Kinh thánh ban cho bạn. Đó không phải là một bài trình bày tuyệt vời về Kinh Thánh cho mọi người. Khi bài giảng kết thúc, họ nói, "Đó là một bài giảng thông minh"; nhưng có một sự thay đổi mạnh mẽ trong  lòng họ không? Tác động năng quyền của Đức Chúa Trời vào lòng  chúng ta  đó là gì? Nó có liên quan gì tiến trình càng giống với  hình ảnh của Con Đức Chúa Trời không?

BỐN CẤP ĐỘ CỦA PHÚC ÂM—



Theo tiếng Anglo Saxon thì chữ gospel (phúc âm) là “godspell”, nghĩa đen là “good story” (câu chuyện tốt lành)— dịch là tin mừng, được dùng tương đương với chữ euagglion trong tiếng Hi lạp Tân ước.
Kể từ khi Chúa Jesus sống lại, Đức Chúa Trời dùng nhiều tôi tớ Ngài rao giảng phúc âm của Ngài, luận giải về Chúa Jesus và mọi điều thuộc về Đức Chúa Trời suốt hai mươi thế kỉ vừa qua. Tôi thấy có bốn cấp độ  của phúc âm đã được rao giảng ra như sau:

CHUYỆN TÌNH SA-LÔ MÔN VÀ SU-LA MÍT-




Câu chuyện xảy ra ở Jerusalem.
Có một người nữ trẻ tuổi, gia đình nàng thuê được một miếng đất của vua Salomon. ở phía bắc Israel.
Sulamit là một thôn nữ, có nét yêu kiều khác lạ, nhưng buộc phải lao động bằng chân tay đêm ngày. Nàng có hai anh và hai chị. họ phải gánh vác việc chăm sóc những bầy gia súc và coi giữ vườn nho. Vì làm việc từ tờ mờ sáng đến tối nên nàng có màu da rám nắng.
“Hỡi các con gái Giê-ru-sa-lem, tôi đen, song xinh đẹp, Như các trại Kê-đa, như màn cháng của Sa-lô-môn.  Chớ dòm xem tôi, bởi vì tôi đen, Mặt trời đã giọi nám tôi. Các con trai của mẹ tôi giận tôi, Đã đặt tôi coi giữ vườn nho; Còn vườn nho riêng của tôi, tôi không coi giữ” (Nhã 1:5-6

DIỄM TÌNH CA-



Ngày nay Nhã Ca vẫn còn được xem là một trong những sách tối nghĩa và khó hiểu nhất trong Kinh thánh, nhưng không phải lúc nào Nhã ca cũng bị coi như vậy. Qua bao thế kỉ, nó là một trong các sách được đọc nhiều nhất và được ưa thích nhất. Hiện nay có nhiều tín đồ phủ nhận sách Nhã ca nằm trong kinh điển Cựu ước.
Trong suốt những ngày tháng đen tối nhất của Cuộc Cải Chánh Tin Lành ( khoảng trước năm 1516) khi phái Albigenses chạy trốn Giáo hội Công giáo La mã và John Hus dẫn nhóm Cơ Đốc nhân nhỏ bé của mình vào xứ Bohemin, thì quyển sách nầy được đọc, trích dẫn, tham khảo và học thuộc lòng bởi những người tị nạn. Lịch sử của một nhóm tiền Cải Chánh, là Hội thánh giao ước, của Scotland (từ đó xuất hiện ông John Knox và Hội thánh hệ phái Trưởng lão chỉ ra rằng Nhã ca đã được học và trích dẫn rộng rãi trong suốt thời kì họ bị bắt bớ, trong khi họ bị săn đuổi như bầy thú vật suốt các vùng núi và thung lũng hẹp của Châu Âu.
Bạn có thích và vui hưởng sách Nhã ca không?

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

CÁC CẤP ĐỘ SỰ MẶC KHẢI TRONG KINH TÂN ƯỚC- tái bản



Green Grapes on the Vine Stock Image


Phao-lô nói, “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tưởng như con trẻ, đoán như con trẻ…” (1 Cor. 13: 11.

Tôi nghe nhiều thông tin nói rằng bên các quốc gia tây phương các giáo viên dạy cho nhà trẻ phải có bằng cấp tiến sĩ (?). Còn tại nước Việt chúng ta, giáo viên nhà trẻ chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông. Dưới sự che phủ của huyết Chúa, tôi không ngạo mạn khi nói rằng có ba bốn loại tác gia, hoặc ba bốn loại giáo sư thần thượng chép lại sự mặc khải cho chúng ta để hình thành bộ Kinh điển Tân ước. Họ đều được Đức Chúa Trời hà hơi, cảm thúc viết ra kinh văn ở các mức độ khác nhau do khả năng và ân tứ thuộc linh của họ. Tôi không có ý hỗn láo hạ thấp ai hay mù quáng tôn sùng ai. Họ là công cụ, là bình chứa của Đức Thánh Linh. Chúa dùng mực độ, ân tứ của họ để chép lại những cấp độ sự mặc khải thần thượng khác nhau của Ngài. Chúng ta nên kính trọng các tác gia Kinh thánh nầy.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

TÍN ĐỒ BỊ BỎ LẠI TRONG ĐẠI NẠN-



Vì không phải tất cả các Cơ Đốc nhân sẽ được cất lên hoặc ở với Chúa trước ngày thịnh nộ lớn lao của Đức Chúa Trời, điều quan trọng là phải xem Kinh Thánh nói gì về thời gian và địa điểm của sự cất lên.

--CẤT LÊN ĐẾN NGAI ĐỨC CHÚA TRỜI TRƯỚC NGÀY THỊNH NỘ LỚN LAO  CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI—
Khải huyền 12 tiết lộ rằng nhóm đầu tiên được cất lên là một phần rất nhỏ những người trung thành của Đức Chúa Trời đã qua đời, được gọi là CON TRAI (12: 5) hoặc những kẻ đắc thắng ( 12:11). Tất cả những người của Đức Chúa Trời qua đời đều được phục sinh, nhưng chỉ có phần con trai được trực tiếp "lên đến Đức Chúa Trời, tận ngai của Ngài" (câu 12: 5). Khải huyền 14 mô tả nhóm thứ hai được cất lên: các Cơ Đốc nhân trung tín sống trên trái đất đã trưởng thành sớm; họ được gọi là NHỮNG TRÁI ĐẦU MÙA ( 14: 4).
Họ đang "đứng trên núi Si-ôn" ( 14: 1), cũng là trước ngai của Đức Chúa Trời (14: 5). Cả đứa con trai (những người đắc thắng) và những trái đầu tiên đều được cất lên trước khi bắt đầu 3½ năm của ngày thịnh nộ lớn lao của Đức Chúa Trời. Khải huyền 15 cho thấy một nhóm khác đang đứng trên "biển thủy tinh pha trộn với lửa" ( 15: 2) cũng trước ngôi của Đức Chúa Trời ( 4: 6). Những người "chiến thắng trên con thú ..." (15: 2) và bị chặt đầu "vì làm chứng cho Đức Chúa Jêsus và lời Đức Chúa Trời, và linh hồn của những người không thờ lạy con thú cùng hình tượng nó, không nhận dấu của nó trên trán hoặc trên tay mình" (câu 20: 4 ). Đây là những người đã tuận đạo trong ba năm rưỡi của ngày thịnh nộ lớn lao của Đức Chúa Trời.

NHỮNG NGƯỜI TUẬN ĐẠO-



Liệu còn có cơ hội cho những Cơ Đốc nhân bị bỏ lại đang sống trên trái đất này sẽ được cất lên ngai của Đức Chúa Trời trong suốt 3 năm rưỡi  Ngày thịnh nộ lớn của Đức Chúa Trời không ? Câu trả lời là CÓ, nhưng  sẽ rất khó khăn và không có sự đảm bảo.
Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ chỉ tiếp lấy dân sót trung tín  trước khi bắt đầu Ngày thịnh nộ lớn của Đức Chúa Trời. Khải huyền 12 cho thấy Người Con Trai, phần nhỏ nhưng mạnh mẽ và trung tín hơn của toàn dân Đức Chúa Trời  mà đã chết, sẽ được cất lên ngai vàng ngay lập tức. Khải thị 14 chỉ ra rằng chỉ những trái đầu mùa, những Cơ Đốc nhân đó, sống trên trái đất, những người đã chuẩn bị sẵn sàng và trưởng thành sớm sẽ được cứu chuộc khỏi loài người (câu 4), cất lên đến núi Si-ôn, trên ngôi của Đức Chúa Trời (v. 1). Đại đa số Cơ Đốc nhân sẽ vẫn còn lại trên trái đất trong 3 năm rưỡi trong Ngày thịnh nộ lớn của Đức Chúa Trời, và sẽ chịu khổ dưới triều đại của con thú, Antichrist.

TRÁI ĐẦU MÙA



Liệu tất cả các Cơ Đốc nhân đang sống trên trái đất hiện nay có thể được cất lên vào thời điểm mở án thứ 6 không? Câu trả lời là không.
Chúa Jêsus đã nói trong Ma-thi-ơ 24: 40-42, "Lúc ấy, có hai người nam đang ở ngoài đồng: một người được đem đi, một người bị bỏ lại;  có hai người nữ đang xay cối: một người được đem đi, một người bị bỏ lại.  Vì vậy, hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến". Đây là lời Chúa Jêsus đã nói với các môn đồ rằng không phải tất cả các Cơ Đốc nhân sẽ được cất lên. Ai được hưởng đặc ân trước khi ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời xảy ra?

NGƯỜI ĐẮC THẮNG-



Khải huyền 12 cho thấy nhóm người đầu tiên của dân Đức Chúa Trời, sẽ được cất lên ngai vàng khi ấn thứ sáu mở ra.
"Rồi một dấu lạ lớn xuất hiện ở trên trời: Một phụ nữ mình được bao phủ bằng mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, đầu đội mão miện bằng mười hai ngôi sao. Nàng có thai và kêu la đau đớn, quặn thắt vì sắp sinh đẻ" (Khải huyền 12: 1-2).
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng người phụ nữ nói đến là trinh nữ Mari sinh Chúa Giêsu. Nhưng các câu tiếp theo cho thấy điều này không thể là như vậy (câu 4-17). Ví dụ, Chúa Jêsus đã không được cất lên ngai của Đức Chúa Trời ngay sau khi Ngài ra đời, và Ma-ri không chạy trốn đến đồng hoang. Vậy ai là phụ nữ có con trong chương 12 của Khải Huyền?

TƯ CÁCH ĐỂ ĐƯỢC CẤT LÊN TRỜI-



Liệu tất cả các Cơ Đốc nhân sẽ được cất lên trước ngày thịnh nộ lớn lao của Đức Chúa Trời không? Theo Kinh Thánh, câu trả lời là KHÔNG. Trên thực tế, hầu hết các Cơ Đốc nhân đang sống vào thời điểm đó sẽ bị bỏ lại để họ trải qua cuộc khủng bố của con thú (antichrist) vào ngày thịnh nộ lớn lao của Đức Chúa Trời (Khải huyền 12:17, 13: 7). Tại sao Đức Chúa Trời để cho dân của Ngài trải qua những đau khổ đó? Đó là vì nó phụ thuộc vào cách Cơ Đốc nhân tiến hành cuộc sống của họ sau khi tiếp nhận được sự cứu rỗi ban đầu; và Kinh thánh nói tất cả các tín hữu phải xuất hiện trước tòa án của Đấng Christ và nộp một bản khai trình cho Đức Chúa Trời (Rôma 14:10, 2Cor 5:10).

Bạn Có Biết Anh Qua-rơ-tu



Rô-ma 16:23, Gai-út, là người tiếp đãi tôi, cùng tiếp đãi cả Hội thánh, chào thăm anh em. Ê-rát, quan kho bạc thành phố, và anh em là Qua-rơ-tu, cũng chào thăm anh em nữa”.
Tên của ông xuất hiện ở cuối thơ Rô-ma. Trong chương cuối cùng này, chúng ta tìm thấy một danh sách dài các tín đồ được chào thăm. Lời chào cuối cùng đến từ Anh Qua-rơ-tu. Chắc hẳn Anh là một người tràn đầy tình yêu. "Anh Qua-rơ-tu" - đó là điều duy nhất chúng ta nghe được từ anh ta. Các tên khác xuất hiện trong Rô-ma 16 ít nhiều được biết đến. Tẹt-tiu người viết lá thư Rô ma thay cho Phao lô. Gai út, chủ nhà của Phao-lô và toàn thể hội thánh tại Cô-rinh-tô, chắc chắn là một người có ảnh hưởng. Ê-rát là quản trị viên thành phố.

GIAO ƯỚC VỚI ÂM PHỦ--



-
Tại Si-ôn có đá nền,
Chúa cho nơi ẩn vững bền tuyển dân,
Thiên dân cảm thấy không cần,
Nên cùng âm phủ kết thân giao kèo,
Kết liên sự chết hiểm nghèo,
Tránh cơn hủy diệt gieo neo sau nầy ;
Dựa nương lời nói dối hay,
Tin lời gian lận họa tai khôn lường,
Vua A- cha gặp tai ương,
Sau nầy Do thái theo đường nầy thôi,
Giường nằm ngắn khó duỗi người,
Mền thì quá hẹp đắp thời ấm sao?
Antichrist hủy kết giao,
Hiện hình con thú hiểm sâu hung tàn,
Tuyển dân hiểu quá muộn màng,
Chịu cơn hủy diệt vô vàn đau thương.
-

Chúa-- bác sĩ của chúng ta.



Và Ngài phán: "Nếu ngươi sẽ chú-ý nghiêm-chỉnh đến tiếng  của  GIA-VÊ Chúa TRỜI ngươi,  và làm đúng trong cái  nhìn của Ngài, và đưa tai  nghe các điều răn của  Ngài,    giữ  tất  cả  các quy- chế  của Ngài, Ta sẽ chẳng giáng trên ngươi một trong các chứng bịnh mà Ta đã giáng trên dân Ê-díp-tô, vì Ta, GIA-VÊ, là Đấng chữa lành của ngươ’( Xuất 15:26  TKTC)

Nhà tiên tri Ê-sai đã dự ngôn khoảng 2700 năm trước về Giu đa và Jerusalem- nhưng lời nói của ông vẫn còn liên hệ ngày nay. Những gì đã xảy ra với dân It-sơ-ra-ên hôm nay là một cảnh báo cho các Cơ Đốc nhân trong thời giao ước mới. Sứ đồ Phao-lô nói: "Bấy giờ các điều này đã xảy ra cho họ làm gương,    chúng  được  viết  cho  sự  dạy dỗ chúng ta, sự cuối cùng của các thời đại đã đến trên  chúng  ta”( 1Cor 10:11 TKTC).

JERUSALEM TRẢI QUA CÁC THỜI ĐẠI-


Nhìn xem Si-ôn thánh, ngai của Vua công bình,
Chỗ họp các nước sau khi định phân nghiêm chỉnh,
Là Si-ôn công nghĩa trên núi cao hơn đồi,
Nơi lập pháp cho muôn dân phục hồi tươi mới.
-
Nhìn xem Si-ôn cũ, trong ánh quang khôi phục,
Chỗ dự các lễ cho thiên hạ trong vương quốc;
Hợp ca trong đêm thánh, dân Chúa vui vô hạn,
Khi Vầng Đá của Israel phơi sáng-
-
Bình an Si-ôn lớn, như nước con sông rộng,
Giúp mọi nước hưởng vinh quang hoàng kim vô đối,
Thi quan ai trông thấy, xương cốt nên khang kiện,
Trong lòng quá vui, trông mong dự phần vinh hiển.

DẤU HIỆU CỦA HAI CON TRAI CỦA TIÊN TRI Ê-SAI-



Chúa đã sử dụng  Ê-sai và hai con của ông như là một dấu hiệu tuyệt vời cho dân của Israel. Ngay sau đó Đức Chúa Trời đã khải thị cho Ê-sai sự phán xét sắp đến, và vợ Ê-sai đã có một con trai. Cậu con trai được Chúa ban cho tên Ma-he Sa-la Hát Bát (Ê sai. 8:1-4), có nghĩa là "vụ cướp nhanh chóng đến" và "xông lên cướp bóc". Đức Chúa Trời đã dự đoán rằng vua của A si ri sẽ đến nhanh và đập tan Đa Mách (Sy-ri) và Sa ma ri (Israel). Và thực sự, khoảng một năm sau khi sinh đứa bé, vua của A-si-ri, Tiếc-la Phi-lê-se, đã đánh bại các vị vua Rê-xin, vua Đa Mách  và Phê ca, vua Sa ma ri (xem 2 Vua 16:5-9; 15:29-30).

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

MUỐN ĐƯỢC LÒNG LOÀI NGƯỜI--



"Còn bây giờ, tôi muốn được lòng loài người hay Đức Chúa Trời? Có phải tôi đang cố gắng làm đẹp lòng loài người không? Nếu tôi vẫn cố làm đẹp lòng loài người thì tôi chẳng phải là đầy tớ của Đấng Christ" (Galatians 1:10)

Một nhạc sĩ trẻ rất có tài năng, người được một nhạc sư chơi violon nổi tiếng dạy dỗ, trình tấu lần đầu tiên trước khán thính giả. Tài năng sáng chói của anh được rất nhiều tiếng vỗ tay. Nhưng anh không có vẻ đánh giá cao, và thậm chí không chú ý đến thính giả. Sự chú ý của anh  đã tập trung vào phản ứng của một ông già với mái tóc bạc trắng ngồi hàng đầu phía trên thính giả. Chỉ sau khi cụ già cười nhẹ nhàng và khẻ gật đầu, thì một nụ cười rạng rỡ hiện ra trên gương mặt nhạc sĩ trẻ. Khi nào thầy của anh tỏ vẻ bằng lòng, đó là tất cả những gì đáng kể đối với anh ta.

Hội thánh thời kì cuối cùng-



Tôi tin rằng tầm nhìn của Đức Chúa Trời đối với hội thánh ngày cuối cùng của Ngài dựa trên Lời được mặc khải của Ngài - bởi vì Kinh thánh đã phác hoạ rõ ràng rằng Hội thánh của Jêsus Christ sẽ như thế nào ngay trước khi Ngài hiện đến. Hội thánh ở trên khắp thế giới quá cách xa những gì Đức Chúa Trời đã hình dung ra trước. Hầu hết các hệ phái ngày nay, gồm cả cái tạm gọi là hội thánh Philadenphi (Hội khôi phục sa bại) hoạt động mà không có Đức Thánh Linh. Họ không có sự hiện diện của Chúa Jêsus và phá sản tất cả các ân tứ thuộc linh. Họ thực hiện một hình thức tôn giáo như máy móc với tín đồ là người máy--mà không có bất kỳ quyền năng, niềm tin hoặc sứ điệp có sự sống nào. Họ sống ấm cúng với thế giới và có nhiều tính cách chính trị hơn thuộc linh. Họ nhân nhượng tội lỗi, nháy mắt ra hiệu bằng lòng khi có sự ly hôn và nhạo báng sự siêu nhiên trong Kinh thánh, trong khi ném bỏ mọi lời dạy dỗ về thiên đường, địa ngục, sự ăn năn và phán xét.

Đầy tớ của Đức Thánh Linh hay nô lệ của tổ chức? -




Có một khía cạnh quan trọng của cuộc sống trong Đấng Christ, đó là sức mạnh của Thánh Linh. Hầu hết con người thừa nhận điều này nhưng nhiều người sẽ không thực sự biết những gì họ thực sự thừa nhận. Được Thánh Linh dẫn dắt trái ngược với việc làm tù nhân của tổ chức có nghĩa là gì? Tôi đưa cho bạn một ví dụ từ Kinh thánh về ngụ ý của tôi.

Ê-xê-chi-ên 47: 9 "Bất cứ nơi nào mà sông ấy chảy đến thì mọi sinh vật, tức là sinh vật sống động trong nước, đều sẽ được sống và ở đó sẽ có rất nhiều loài cá. Nước ấy chảy đến đâu thì nước biển trở nên ngọt, và nơi nào sông ấy chảy đến thì mọi vật sẽ sống ở đó". Ê-xê-chi-ên 47: 11 "Nhưng các đầm lầy của nó sẽ không trở nên ngọt mà dùng làm ruộng muối".

- Bạn có là chiếc lá tàn héo không?



"Phước cho người nào chẳng đi theo mưu kế của kẻ ác, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng. Nhưng vui thích về luật pháp của Đức Giê-hô-va Và suy ngẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sinh bông trái đúng mùa đúng tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo"(Thi 1:1-3).

Có một câu nói chung, "Cũ mòn tốt hơn là gỉ sét". Nhưng điều tốt hơn đó không phải là điều của Y-sác. Ông gỉ sét. Và đó là sự kết thúc tự nhiên của một cuộc sống như vậy. Tôi hỏi, có phải Y-sác là chiếc bình bị hỏng trên bàn xoay của thợ gốm chăng? Có phải ông là một chiếc bình bị loại và không phù hợp với sự sử dụng của Chủ không? Hoặc ít nhất là không phù hợp với chính nó thêm nữa không? Lịch sử của ông dường như cho chúng ta biết điều này.

Kinh Thánh



Ta làm gì khi không Kinh thánh,
Mà Chúa Trời ban lệnh đọc hoài,
Nông dân còn có giống đây
Mà sao dân thánh hai tay không rày.


Lấy gì kể chuyện hay muôn thuở
Về Chúa Trời ân huệ, tình yêu,
Ai làm vũ trụ nhiệm mầu,
Ba tầng trời thẳm trên cao nhân loài.