Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Vào Sự An nghỉ



Heb. 3:7-19; 4:1-7, “Ta bèn thề trong thạnh nộ ta rằng: 'Họ sẽ chẳng hề vào sự nghỉ ngơi của ta!'”  Hỡi anh em, hãy coi chừng, kẻo ai trong anh em có lòng ác và vô tín mà lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng.  Nhưng đang khi còn gọi là “Ngày nay” thì ngày ngày hãy khuyên lơn lẫn nhau, kẻo e có ai trong anh em bị tội lỗi lừa dối mà cứng cỏi chăng.  Vì nếu chúng ta giữ lòng tin chắc ban đầu của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng, thì chúng ta đã trở nên kẻ có phần trong Đấng Christ.  Khi còn nói “ngày nay,” nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng, như trong khi chọc tức xưa kia.  Vậy, ai là kẻ nghe, rồi chọc tức? Há chẳng phải hết thảy những kẻ đã nhờ Môi-se mà ra khỏi Ai-cập sao? Lại Ngài chán phiền ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải những kẻ phạm tội, mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao?  Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự nghỉ ngơi của Ngài? Há chẳng phải với những kẻ không vâng phục sao?  Dường ấy, chúng ta thấy họ không thể vào đó được vì cớ vô tín”.
Xuất hành 3: 8 “Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi,đượm sữa và mật…”
-

"Chúng ta thấy họ không thể vào đó được vì cớ vô tín". Sứ đồ làm cho lời đó  hoàn toàn rõ ràng là ngày nay chúng ta có thể không vào sự an nghỉ của Đức Chúa Trời, ngay cả sau khi chúng ta đã đến với Chúa. Những lời của Ngài, như chúng ta biết, trong  thư Hê-bơ-rơ, và những lời tương tự được gửi đến hội thánh Cô-rinh-tô trong 1 Cô-rinh-tô chương 10. Đó là những lời nói với các Cơ Đốc nhân. Qua các lời đó, vị Sứ đồ  mạnh mẽ nhấn mạnh nỗi nguy hiểm của sự thất bại, mặc dù chúng ta là dân của Chúa, nhưng không được vào sự nghỉ ngơi.

Trong Xuất 3: 8 Chúa phán với Môi-se trước cuộc di cư, và Ngài mang toàn bộ mục đích của Ngài chung trong một tuyên bố duy nhất,  Ta ngự xuống ... đem họ ra khỏi vùng đất đó (Ai Cập)  và đem họ vào một miền đất tốt và rộng lớn,  đượm sữa và mật ong. Không có khoảng cách bốn mươi năm giữa hai phần của lời tuyên bố là-- đem họ ra ngoài và mang họ vào. Đức Chúa Trời đã không dự bị bất cứ điều gì cho một thế hệ chết trong vùng hoang dã. Điều đó không bao giờ có trong kế hoạch của Ngài. Ý nghĩ của Ngài chỉ là một tư tưởng hoàn toàn, đem họ ra khỏi Ai Cập và đưa họ vào vùng đất tốt lành. Tuy nhiên, sáu trăm ngàn người ra khỏi Ai Cập, mà chỉ hai trong số sáu trăm ngàn người đó đã được vào đất hứa. Bạn nhớ kĩ, sáu trăm nghìn người mạnh mẽ, chỉ có hai người bước vào mục đích đầy đủ của Đức Chúa Trời.

Vị sứ đồ nắm lấy điều đó, và ông nói, "Có thể có nhiều người đến với Chúa hôm nay, nhiều người trở thành dân của Chúa, nhưng có thể rất ít người đến với mục đích đầy đủ của Chúa đối với họ và mục đích đầy đủ đó được thể hiện bằng những từ ngữ này: vào sự an nghỉ". Đó là mục đích đầy đủ của Đức Chúa Trời cho dân của Ngài.
Nhiều người ngày nay vẫn còn mê muội bảo rằng “vào sự an nghỉ” là vâng giữ ngày sa bát. Thật là tối tăm.
Đó là một tư tưởng rất trang trọng, và một gợi ý rất ấn tượng, rằng có thể có cả thế hệ trên trái đất này là dân của Chúa, nhưng rất ít người biết rõ mục đích của Đức Chúa Trời; vì đây không phải là mục đích tương lai, nó là một mục đích hiện tại. Chúng ta không được nghĩ rằng việc đi vào sự an nghỉ liên quan đến việc chúng ta đi từ thế giới này đến thiên đàng. Chúng ta không nên nghĩ về nó như một cái gì đó thuộc về một thời gian tương lai trong mục đích của Đức Chúa Trời, nên vị sứ đồ nói,  "Có một sự an nghỉ cho dân của Đức Chúa Trời".
  
Chúng ta không dám xét đoán giữa dân của Chúa ngày nay, nhưng chúng ta nắm lấy những gì Kinh Thánh nói. Cùng những lời đã được gửi đến Cô-rinh-tô và cho các tín đồ Hê-bơ-rơ;  cũng có thể được nói cho cho dân của Đức Chúa Trời ngày nay. Những gì Đức Chúa Trời đang nói ở đây là: có một sự an nghỉ cho dân của Đức Chúa Trời-- là tư tưởng, khát vọng và ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời dành cho họ; có một mục đích đầy đủ của Đức Chúa Trời cho dân của Ngài bây giờ, nhưng nhiều người là dân của Chúa có thể không ở trong mục đích đầy đủ của Ngài.
Suốt  bốn mươi năm trong vùng hoang dã sau khi phần đầu tiên trong tuyên bố của Đức Chúa Trời được hoàn thành, “đem họ ra khỏi Ai Cập”, có nhiều hoạt động tôn giáo. Có rất nhiều hành vi thờ phượng, có sự học hỏi về các bài học thuộc linh qua nhiều thất bại và qua đau khổ, có rất nhiều mối liên hệ với những điều thần thượng, nhưng họ không thực sự đi vào mục đích mà họ đã được chọn, và vì đó mà họ đã được đem ra khỏi Ai Cập. Chúng ta phải thấy rằng có một sự khác biệt lớn giữa việc ra khỏi Ai Cập, ra khỏi thế giới, ra khỏi vương quốc Sa-tan, và việc đến quy phục dưới Vương quyền, sự cai trị của Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thấy sự khác biệt không? Ngày nay, vô số người dân của Chúa đang ở trong  nhiều hoạt động, các hành vi thờ phượng, sự tận tụy tuyên xưng, sự học hỏi của bài học qua thất bại và đau khổ; nhưng có bao nhiêu người thực sự tham gia vào mục đích Đức Chúa Trời mà vì đó họ đã được cứu chuộc? Bạn có thể thấy khá rõ sự khác biệt giữa cuộc sống của thế hệ đó trong vùng hoang dã, và cuộc sống của thế hệ tiếp theo trong đất hứa. Người trong vùng hoang dã chỉ đơn giản đi vòng quanh, và họ đã bị đóng cửa vào xứ  để cứ phải ở đồng vắng học tập  những bài học thất bại và đau khổ. Dân Chúa ngày nay cũng  bị đóng cửa và cứ ở trong  các hoạt động máy móc theo cách tôn giáo. Người kia trên miền đất là một người hùng mạnh, vinh hiển, đang tiến tới trong  mục đích thần thượng của việc thiết lập vương quốc vinh quang và sự cai trị của Đức Chúa Trời , sự lật đổ quyền lực tà ác, đưa vào sử dụng cho mục đích hiệu quả tất cả các nguồn tài nguyên của miền đất, một dân hoàn toàn hài lòng, trong chiến thắng đầy đủ, như một chứng ngôn vinh quang cho Chúa. --Phần sau của lời tuyên bố “đem họ miền đất”.

Bạn không thể coi cuộc sống hoang dã như bất cứ điều gì trong tuyên bố vinh quang cho Chúa lúc đầu. Bất cứ khi nào bạn đọc câu chuyện về vùng hoang dã trong Kinh Thánh (và nó được kể lại nhiều lần), nó luôn luôn là một câu chuyện được đánh dấu bởi sự thất vọng của Đức Chúa Trời và sự thất vọng của con người. Đó là một câu chuyện bi thảm.
Khi bạn đến vùng đất tốt lành, đó là một câu chuyện khác, một câu chuyện về chiến thắng nầy tiếp đến  chiến thắng kia, vinh quang tiếp đến vinh quang, của sự phong phú hóa và giàu có ngày càng tăng,  đó là một chứng ngôn về vinh quang và đức thành tín, lòng tốt và sự trọn vẹn của chính Chúa. Đó là mục đích của Đức Chúa Trời. Đó là một công việc lớn lao, một công việc vinh quang; trong khi vùng hoang dã là sự bất mãn kéo dài ở mọi phía, một câu chuyện về sự yếu đuối, thất bại, và thất vọng. Tuy nhiên họ vẫn còn là dân của Chúa.