Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

KHẢI THỊ TIỆM TIẾN CỦA DANH ĐỨC JEHOVAH TRONG NGŨ KINH-


Theo một phương diện, Kinh thánh được chép theo phương cách,“mệnh lệnh thêm mệnh lệnh, mệnh lệnh thêm mệnh lệnh, Hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; Một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia!” (Ê-sai 28:10). Ít khi nào Đức Thánh Linh ban cho sự khải thị đầy đủ về một sự việc tại một vài câu Kinh thánh. Cho nên Chúa khải thị Danh Đức Jehovah “một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia” trong Ngũ kinh Môi-se. Hôm nay tôi xin diễn giảng về Danh Đức Jehovah như sau:

BÊ-TÊN VÀ ÊN BÊ-TÊN-



Sáng thế kí 28:16-19 TKTC, “Rồi Gia-cốp thức dậy từ giấc ngủ của mình và nói: "Chắc-chắn Đức GIA-VÊ ở trong chỗ này, và mình đã chẳng biết điều đó!" Người sợ và nói: "Chỗ này đáng kinh-sợ biết bao! Đây không gì khác hơn là nhà của Đức Chúa TRỜI, và đây là cổng trời." Thế là Gia-cốp dậy sớm vào buổi sáng, và lấy hòn đá mà người đã kê dưới đầu mình và dựng nó lên làm một cái trụ, và đổ dầu trên chót trụ. Người bèn gọi tên chỗ đó Bê-tên”. Beth là “nhà”, El là “Đức Chúa Trời”.
Sáng thế kí 35:6-7, “Thế là Gia-cốp tới Lu-xơ (đó là Bê-tên), ở trong xứ Ca-na-an, người và tất cả những kẻ ở với người. Người xây một bàn-thờ ở đó, và gọi chỗ ấy là Ên-Bê-tên, vì ở đó Đức Chúa TRỜI đã tiết-lộ Chính Ngài cùng người, khi người chạy trốn khỏi mặt anh của mình”.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

TẠI SAO MARTIN LUTHER PHỦ NHẬN BỐN SÁCH TRONG KINH ĐIỂN TÂN ƯỚC?



Tự điển Wikipedia ghi; “Luther đã cố gắng loại bỏ các sách Hê-bơ-rơ, Gia cơ, Giu-đe và Khải huyền khỏi kinh điển, vì ông nhận thấy chúng đi ngược lại một số giáo lý Tin lành mà ông tin. Đó là đánh giá cá nhân của Luther trong vấn đề này. Tuy nhiên, những môn đệ của ông, theo tổng quát, đã không chấp nhận phán đoán cá nhân của Luther trong sự việc nầy. Bốn sách nầy của Kinh thánh đã được đặt cuối cùng trong bản dich tiếng Đức do bản thân Luther dich, ấn hành vào năm 1522 tại Đức quốc”.
Trong cuốn sách của mình, nhan đề, “Kinh điển của Tân Ước”, Bruce Metzger lưu ý rằng vào năm 1596 Jacob Lucius đã xuất bản một cuốn Kinh thánh tại Hamburg, và dán nhãn bốn sách của Luther loại trừ  là "ngụy kinh"; David Wolder, mục tử của Nhà thờ St. Peter ở Hamburg đã xuất bản cùng năm một cuốn Kinh thánh ba thứ tiếng mà cũng gắn nhãn cho bốn sách đó là "không phải kinh điển"; J. Vogt đã xuất bản một cuốn Kinh thánh tại Goslar năm 1614 tương tự như cuốn kinh thánh của Lucius; Gustavus Adolphus của Stockholm vào năm 1618 đã xuất bản một cuốn Kinh thánh cũng dán nhãn bốn sách trên đây là "ngụy kinh Tân ước”.

CUỘC SỐNG HAI BÀN THỜ-



Sáng thế kí 12:6-8, “Áp-ram đi khắp xứ, đến chỗ cây sồi của Mô-rê tại Si-chem. Lúc đó, dân Ca-na-an đang còn ở trong xứ. Đức Giê-hô-va hiện ra với Áp-ram và phán: “Ta sẽ ban xứ nầy cho dòng dõi con.” Tại đây, Áp-ram lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, là Đấng đã hiện ra với ông.  Từ đó, ông di chuyển đến vùng đồi núi phía đông Bê-tên, rồi đóng trại giữa Bê-tên ở phía tây, và A-hi ở phía đông. Ông cũng lập tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va và cầu khẩn danh Ngài”.
Thi thiên 84:3, “Con chim cũng đã tìm được một cái nhà, Và chim én một tổ cho nó, nơi nó có thể đặt con nhỏ của nó, Ngay cả các bàn thờ của Chúa, Đức GIA-VÊ vạn-quân ôi, Vua của con, Đức Chúa TRỜI của con”TKTC.
Trước đây 100 năm có một người thuộc Hội Anh em Đông phương đã giảng một bài rất ấn tượng về “Cuộc sống bàn thờ và lều trại”.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

CON NGỰA XANH TÁI XUẤT HIỆN?



Khải huyền 6:7-8, “Và khi Chiên Con đập vỡ cái ấn thứ tư, tôi nghe tiếng của con sinh-vật thứ tư nói: “Hãy đến.” Và tôi nhìn, và kìa, một con ngựa xanh tái; và kẻ ngồi trên nó có tên Sự Chết; và Âm phủ đang đi theo với hắn. Và quyền lực được ban cho họ trên một-phần-tư trái đất, để giết bằng gươm và bằng nạn đói và bằng bệnh dịch và bởi các dã thú của trái đất”.
--Vào thời vua Ê-xê-chia, nước Giu đa (715-686 T.C.), vua A-si-ri (I-rắc) là San-chê-ríp đem đại đội nhân mã 185. 000 quân (18 sư đoàn) bao vây Jerusalem. Chúa đã can thiệp, và trong chỉ một đêm, 18 sư đoàn nầy đều bị chết sạch. Các nhà giải kinh nói đó là cơn dịch cấp tính “dịch hạch”. Kinh thánh chép, “Lúc đó, vị thiên-sứ của Đức GIA-VÊ đi ra, đánh hạ 185 ngàn trong trại của dân A-si-ri; và khi người ta thức-dậy vào sáng sớm, kìa, tất cả quân lính ấy là các xác chết” (Ê-sai 37:36)
Theo trang http: history.com, có các cơn đại dịch gần dây xảy ra trên thế giới như sau:
--đại dịch tiêu chảy xảy ra tại Nga vào năm 1817, có 1 triệu người chết và lây lan đến Spain, Africa, Indonesia, China, Japan, Italy, Germany và America, chết thêm 150.000 người.