Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

TẠI SAO MARTIN LUTHER PHỦ NHẬN BỐN SÁCH TRONG KINH ĐIỂN TÂN ƯỚC?



Tự điển Wikipedia ghi; “Luther đã cố gắng loại bỏ các sách Hê-bơ-rơ, Gia cơ, Giu-đe và Khải huyền khỏi kinh điển, vì ông nhận thấy chúng đi ngược lại một số giáo lý Tin lành mà ông tin. Đó là đánh giá cá nhân của Luther trong vấn đề này. Tuy nhiên, những môn đệ của ông, theo tổng quát, đã không chấp nhận phán đoán cá nhân của Luther trong sự việc nầy. Bốn sách nầy của Kinh thánh đã được đặt cuối cùng trong bản dich tiếng Đức do bản thân Luther dich, ấn hành vào năm 1522 tại Đức quốc”.
Trong cuốn sách của mình, nhan đề, “Kinh điển của Tân Ước”, Bruce Metzger lưu ý rằng vào năm 1596 Jacob Lucius đã xuất bản một cuốn Kinh thánh tại Hamburg, và dán nhãn bốn sách của Luther loại trừ  là "ngụy kinh"; David Wolder, mục tử của Nhà thờ St. Peter ở Hamburg đã xuất bản cùng năm một cuốn Kinh thánh ba thứ tiếng mà cũng gắn nhãn cho bốn sách đó là "không phải kinh điển"; J. Vogt đã xuất bản một cuốn Kinh thánh tại Goslar năm 1614 tương tự như cuốn kinh thánh của Lucius; Gustavus Adolphus của Stockholm vào năm 1618 đã xuất bản một cuốn Kinh thánh cũng dán nhãn bốn sách trên đây là "ngụy kinh Tân ước”.

Việc làm của ông Luther đã ảnh hưởng xấu đến nhiền đoàn thể dân Chúa thời xưa và ngày nay, Vì bốn sách Hê-bơ-rơ, Gia cơ, Giu-đe và Khải huyền đã được giáo hội nghị tại Carthage, Tunisia, Phi châu, năm 397 S.C. công nhận là kinh điển rồi.
1.       Sách Hê-bơ-rơ:
Tâm trí Martin Luther mới vừa thoát ra khỏi quyền lực sự tối tăm của Giáo hội Công giáo, nay đọc sách Hê bơ rơ, ông không có khả năng thuộc linh hiểu thấu đáo.
Luther không hiểu sách Hê bơ rơ tường tận nên hàng giáo phẩm trong giáo phái Luther cũng tương tợ hàng tăng lữ của mẫu hội. Ông Luther dạy dỗ biến thể thuyết trong tiệc thánh y như Công giáo. Luther dạy bánh và rượu biến thành thịt và máu thật của Chúa trong tiệc thánh. Ông Huldrych Zwingli, nhà cải chánh Thụy sĩ, đồng thời với Luther thì lại dạy dỗ: “có thân và huyết Chúa hiện diện kế bên bánh và chén”. Nhưng Lời kinh thánh nói: nhờ bẻ bánh trong Thánh Linh các tín nhân chạm được thực tế Thân thể Đấng Christ và vui hưởng hiệu lực của quyền năng huyết Chúa Giê su khi dự tiệc thánh. Bạn tin lời dạy dỗ nào?
Phải chăng ông ngộ nhận Hê bơ rơ 10: 26,27 “Vì nếu chúng ta cứ tiếp tục cố ý phạm-tội sau khi nhận kiến-thức về lẽ thật, thì không còn có một tế-vật vì tội nữa, nhưng là sự trông chờ phán-quyết khủng-khiếp chắc-chắn, và “SỰ MÃNH-LIỆT CỦA LỬA SẼ THIÊU-HỦY CÁC ĐỊCH THỦ” giống như lời dạy về ngục luyện tội trong La mã giáo, nên ông sợ sách Hê bơ rơ?
Ngày nay đa số dân Chúa chưa thấu hiểu sách Hê bơ rơ, nên nhiều kẻ còn cô vũ sự tuân giữ ngày sa bát, nhóm họp ngày sa bát. Họ là những Cơ Đốc nhân Tân ước mà sống theo nghi lễ của Cựu ước.
2.       Sách Gia cơ-
Sách Gia cơ do Gia cơ là em theo xácthịt của Chúa Giê-su viết. Gia cơ chỉ là trưởng lão hội thánh tại Giê ru sa lem, chứ không phải sứ đồ.
Sách Gia cơ được viết ra vào năm 50 S.C, trước hơn mọi sách khác của Tân ước, nhưng mãi đến năm 397 mới được công nhận là kinh điển Tân ước cuối cùng chung với 6 sách khác.
Ông Luther cho rằng Gia cơ như vỏ trấu, không phải là lúa chắc hạt, không phải là lời thần cảm của Chúa. Tại sao?
Luther đã thấy Rô 1:16, “người công nghĩa sống bởi đức tin”, và ông đã tìm được sự cứu rỗi. Ông đã bác bỏ lời dạy của mẫu hội Công giáo về sự cứu rỗi căn cứ trên việc làm, dâng hiến, dự thánh lễ. Nên khi đọc Gia cơ 2, ông ngộ nhận rằng Gia cơ dạy phải nhờ việc làm mới được cứu.
Nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay cũng như Martin Luther, chưa thấu đáo Gia cơ 2. Đức tin là điều kiện sự cứu rỗi, có trước việc làm sau khi tin, để chứng minh đức tin hiện thực và sống động, không giả mạo. Sách Rô ma trình bày tín nhân được xưng nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời. Còn thơ Gia cơ bày tỏ sự xưng nghĩa trước mặt loài người.
Bức thư của Gia cơ cho thấy làm thế nào một thánh đồ có thể được biện minh như vô tội, được xưng nghĩa trước mặt mọi người. Nếu bạn xem xét sự khác biệt này, một mâu thuẫn bị cáo buộc giữa hai cuốn sách Kinh thánh này—Rô ma và Gia cơ-- nhanh chóng tan biến.
3.       Sách Giu đe-
Tại sao Ông Luther chối bỏ thơ tín Giu đe. Đây là một tác phẩm của ông Giu đe. Giu đe nầy là ai? Có người nói đó là em Gia cơ, và em của Chúa Jesus. Kẻ khác nói đó là sứ đồ Giu đe khác.
Thơ Giu đe nầy có trích dẫn một câu từ sách của Hê-nóc, mà Hê-nóc là ông tổ đời thứ bảy kể từ A-đam. Câu đó chép, “Và về những kẻ này Ê-nốt, trong thế-hệ thứ bảy từ A-đam, cũng đã tiên-tri, rằng: “Kìa, Chúa đã đến với hàng vạn thánh nhân của Ngài để thi hành phán-quyết trên tất cả, và để kết-tội mọi kẻ không tin-kính về tất cả các việc làm không tin-kính của chúng mà chúng đã làm một cách không tin-kính, và về tất cả những điều chói tai mà các kẻ phạm tội không tin-kính đã nói chống lại Ngài” (Giu đe 1:14-15).
Phải chăng vì sách Hê nóc là ngụy kinh, không thuộc vào hàng kinh điển, nên ông Luther cho rằng Giu đe cũng là ngụy kinh nốt.
4.       Sách Khải huyền-
Ngụy kinh Cựu ước có tên là “Bel và Con rồng” chép những chuyện thần thoại. Sách Khải huyền của Phi-e-rơ cũng chép những chuyện thần thoại. Phải chăng đó là lí do ông Martin Luther chối bỏ tác quyền thần thượng trong sách Khải huyền của sứ đồ Giăng, vì ông nhìn thấy sách Khải huyền cũng dẫy đầy khải tượng khó hiểu.
Tôi thấy Ông Martin Luther không thấu hiểu sách Khải huyền của Giăng cũng như đa số tín đồ hôm nay cũng vậy.
Kết luận:
Cá nhân tôi tin bốn sách He-bơ-rơ, Gia cơ, Giu đe, Khải huyền đều là 4 sách của kinh điển, nhưng ông Martin Luther, một nhà Cải chánh giáo hội, mới vừa thoát khỏi mẫu hội Công giáo tối tăm, nên ông không đủ khả năng lãnh hội nổi nội dung 4 sách nầy. Thí dụ sách Hê bơ rơ và Khải huyền, đến hôm nay đã 500 năm sau Cuộc Cải chánh, mà hội thánh chung mới hiểu được phần nào nội ddung thâm thúy trong đó mà thôi.
Minh Khải 3-2-2020