Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

THỜI TRIỆU THÚC ĐẨY SỰ ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI-


 

THỜI TRIỆU THÚC ĐẨY SỰ ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI-

Tôi không biết ngày nào có hiệp ước hòa bình Trung Đông. Tôi phủ nhận lời rao giảng rằng toàn bộ cộng đồng dân Chúa trên mặt đất sẽ được cất lên ngay trước khi hiệp ước đó được ký kết.

Những năm gần đây có một số thời triệu làm cho sự ứng nghiệm những lời tiên tri trở nên dễ hiểu với chúng ta, những Cơ đốc nhân mù mờ, chậm hiểu chuyển động của Chúa đang đi đến ngày đại kết.
1.Các Đấng Christ giả dấy lên:
Mathio 24: 4-5, “Đức Jêsus đáp rằng: "Hãy coi chừng, kẻo có kẻ lừa dối các ngươi. Vì lắm kẻ sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: 'Ta là Đấng Christ!' và sẽ lừa dối nhiều người”.
ở tại Hàn quốc có đến 18 người đã và đang tự xưng mình là Đấng Christ. Cũng có vài người ở vài cường quốc khác cũng đang được người ta tôn vinh là Đấng Christ. Nhưng Đấng Christ giả lớn nhất, là antichrist vẫn chưa xuất hiện.
2.Chủ Nghĩa Bài Trừ Israel:-- Antisemitism-
Mathio 24: 9, "Bây giờ người ta sẽ nộp các ngươi vào sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta”. Không nên áp dụng quá đà câu kinh thánh nầy cho các cộng đồng dân Chúa từ ac1c dân tộc ngoài Israel.
Trong chữ Antisemitism, chủ nghĩa bài trừ Israel, có chữ Sem, là con đầu long của ông Nô-ê. Sem tượng trưng dân Israel. Chủ nghỉa nầy đang nổ ra ở Hoa kì và Âu châu. Tôi tin qua chủ nghĩa nầy, toàn bộ dân Israel đang lưu vong trên cả địa cầu đều phải hồi hương về đất Israel. Vì Chúa nói Ngài sẽ đem toàn bộ dân Israe hồi hương, không bỏ sót một ai. “Họ sẽ biết rằng Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ khi Ta để họ bị lưu đày trong các nước rồi quy tụ họ lại trong xứ của họ, chẳng để sót một ai” (Ezekiel 39: 28).
Bạn ơi, ông Triump, Putin là người Israel đó. Hai ông sẽ bị quy tập về đất Israel chăng? Tôi đố các bạn đó.
3.Các Tiên Tri Giả:
Mathio 24:11, “Nhiều tiên tri giả sẽ dấy lên và lừa dối lắm kẻ”.
Chưa bao giờ trong lịch sử giáo hội của Chúa dấy lên nhiều tiên tri giả, lắm giáo sư giả như hiện nay. Họ làm phép lạ, chữa bệnh lừa dối để lừa gạt dân chúng. Chủ yếu họ giảng lời dối gạt về hai điều trọng yếu: a/Chúa Giê-su chỉ là Con Đức Chúa Trời chứ không phải là chính Đức Chúa Trời mặc lấy hình người. b/Sự chết cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự gái chưa đủ, nên ai muốn được cứu rỗi người đó phải vâng giữ các điều răn trong luật pháp Cựu ước, nhất là nhóm họp vào ngày thứ bảy. Họ nói: việc con người vâng giữ luật pháp, vâng giữ ngày sa-bát bổ túc cho sự cứu chuộc trên thập giá của Chúa Giê-su.
4.Tội Ác Gia Tăng:
Mathio 24: 11, “Lại vì cớ sự gian ác thêm nhiều, nên tình thương yêu của phần đông sẽ nguội lần”. Chữ “tội ác” nầy trong nguyên ngữ là the illegality, the lawlessness, bất hợp pháp, vô luật pháp.
Bên Hoa kì có tiểu bang đang ra luật ủng hộ thanh niên tự tử, có kẻ đề nghị ra luật cha mẹ có quyền kết hôn với con cái, một nữ chính khách tuyên bố phá thai là nhân quyền, họ có ra luật công nhận hôn nhân đồng tính, cho phép chuyển giới, bải bỏ đọc Kinh thánh trong lớp học, …Có kẻ đang dùng cái phôi (thai) để làm thức ăn bồi dưỡng cao cấp..
5. Cá Biển Bị Chết Hàng Loạt:
Khải huyền 8: 8-9, “Thiên sứ thứ nhì thổi lên, bèn có hình như một núi lớn lửa cháy bị quăng xuống biển; một phần ba biển biến ra huyết, một phần ba sanh vật trong biển đều chết, và một phần ba tàu bè cũng bị huỷ hoại”.
Hầu như mọi bản dịch Kinh thánh Việt văn đều chủ quan nên dịch sai hai câu Kinh thánh nầy. Bản Darby dịch chính xác là: “And the second angel sounded [his] trumpet: and as a great mountain burning with fire was cast into the sea, and the third part of the sea became blood; and the third part of the creatures which were in the sea which had life died; and the third part of the ships were destroyed”.
Bản khôi phục của hội Anh Em cũng dịch chính xác: “thiên sứ thứ nhì thổi lên thì dường như có một núi lớn đang cháy bị ném xuống biển, và phần thứ ba của biển trở thành huyết, phần thứ ba của các tạo vật trong biển mà có sự sống đều chết, và phần thứ ba của tàu thuyền bị hủy hoại”.
Phần biển thứ ba, phần sinh vật thứ ba, chứ không phải một phần ba biển hay một phần ba sinh vật bị chết. Ngụ ý vùng biển ác độc bao quanh châu lục hạng ba ác độc nào đó, và sinh vật trong phần biển thứ ba đó bị giết chết. Vùng biển nào được xếp vào hạng loại thứ ba, chúng ta chưa biết rõ. Nhưng trong vùng biển đó sinh vật chết quá nhiều. Điều nầy đã xảy ra tại mấy vùng biển trên địa cầu rồi.
6 . Phần Thứ Ba Của Mặt Trời Bị Che Kín:
Khải huyền 8:12, “Thiên sứ thứ tư thổi lên thì phần thứ ba của mặt trời, phần thứ ba của mặt trăng và phần thứ ba của các ngôi sao đều bị đập, cho nên phần thứ ba của chúng đều tối tăm, ban ngày không xuất hiện cho đến phần thứ ba của nó, và đêm cũng vậy” (bản Khôi phục). Bản Darby minh chứng: “And the fourth angel sounded [his] trumpet: and the third part of the sun was smitten, and the third part of the moon, and the third part of the stars; so that the third part of them should be darkened, and that the day should not appear [for] the third part of it, and the night the same”.
Mới vài tháng trước đây, tại tiểu bang Texas Hoa kỳ, người ta phun hóa chất tên bầu trời Texas để thí nghiệm tạo bão tuyết giả, che kín bầu trời, khiến dân Texas sống trong bóng tối suốt 5, 7 ngày, giá rét cực độ, làm nhiều người bị chết rét và chết đói. Sự thí nghiệm đó đã thành công, thì trong tương lai con người ta sẽ thực hiện che kín mặt trời trên khu vực nào đó tùy thích cách dễ dàng. Nên lời tiên tri ở Khải huyền 8:12 đang được ứng nghiệm phải không bạn? Khải huyền 8:12 không nói Chúa là tác nhân tai vạ nầy nhá.
7. Sông Ơ-phơ-rát Rất Dễ Cạn Khô:
Khải huyền 16:12, “Thiên sứ thứ sáu đổ bát mình trên sông lớn Ơ-phơ-rát, làm cho nước sông cạn khô để dọn đường cho các vua phương đông đến”.
Thông tin tôi nhận được nói rằng sau nhiều năm thi công trên thượng nguồn sông Ơ-phơ-rát, nằm trong lãnh thổ nước của mình, nên hiện giờ Thổ nhĩ kỳ có thể khóa đập lại, và sông Ơ- phơ- rát sẽ cạn khô theo ý muốn.
Lời tiên tri ở Khải huyền 16:12 đã sắp được ứng nghiệm.
MK. April 14, 2021

NĂM GIAI ĐOẠN KHÔI PHỤC CỦA CHÚA-

 Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, kế hoạch thần thượng của Ngài là muốn chiếm hữu một đại gia đình con cái mà Con đầu lòng là Jesus Christ, một Người Vợ đời đời cho Đấng Christ, một ngôi đền xây bằng vàng, trân châu, đá quý cho Đức Thánh Linh cư trú, và cả ba sẽ tồn tại đến các thời đại vô chung.

Nhưng kế họach của Chúa không thi hành trót lọt vì kẻ thù chặn phá, và vì con dốt nát cùng yếu đuối làm trở ngại mục đích đời đời. Do đó Đức Chúa Trời có một công tác khôi phục thần thượng trong 5 giai đoạn để giải cứu và đưa tiến độ kế hoạch thần thượng thành toàn viên mãn vào cuối nước ngàn năm.
.
1-Phục hồi địa cầu:
Ngay sau sự phản loạn của Lucifer, Đức Chúa Trời đề khởi sự phục hồi địa cầu và bầu trời quanh địa cầu trở thành hành tinh xanh cho nhân loại cư trú. Sau khi loài người sa ngã và bị tiêu diệt trong nước lụt, Chúa kêu gọi ông Áp-ra-ham và tạo ra tuyển dân Israel. Nói tóm một lời, trong giai đoạn một, thành quả sự khôi phục của Chúa là dân Israel.
.
2. Khôi phục Israel khỏi Babylon vật lí
Nói cách cụ thể là 10 bộ tộc của Bắc quốc Israel đã lưu lạc từ năm 721 T.C. mãi đến năm 1948 S.C. mới được khôi phục hồi hương về quê hương. Cuộc khôi phục dân lưu đày năm 586 T.C. chỉ chủ yếu là phục hồi dân Giu-đa. Do đó người ta chỉ nói đến dân Do Thái (Giu-đa) nhiều hơn là nói về dân Israel kề từ thời Xô-rô-ba-bên đến hôm nay.
Sự phục hồi dân Do thái tạo điều kiện cho Chúa Jesus ra đời và sự khai sinh hội thánh tân ước. Hội thánh đầu tiên nhanh chóng bị kẻ thù phá hoại, và hội thánh trở thành hội thánh quốc doanh (Công giáo, và Chính thống), và họ cứ nằm trên giường bịnh mãn tính đến hôm nay (Khải 2:22).
.
3. Khôi phục hội thánh khỏi Babylon tôn giáo.
Martin Luther có viết tác phẩm “Hội thánh bị lưu đày ở Babylon”. Công tác khôi phục của Chúa bùng nổ năm 1517 tại Đức, Thụy sĩ, Hòa lan, Anh quốc, đem được một số dân sót trở về kinh thánh. Kết quả cuộc khôi phục nầy là có hàng chục ngàn hệ phái Cải Chánh trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, dường như cũng có chừng 60 hay 70 hệ phái. Hội thánh Cải chánh khôi phục đã sa lầy vào tình trạng “có tiếng là sống nhưng mà là chết” đến hôm nay.
.
4. Khôi phục hội thánh Philadelphia:
Chúa lại chuyển động vào năm 1820 tại Ái nhĩ lan và năm 1920 tại Trung Hoa, các hội thánh khôi phục Philadelphia Đông Tây dấy lên và lan tràn khắp địa cầu.
Riêng về Việt Nam, Chúa tạm dùng vài người đã gieo hạt giống khôi phục Philadenphia tại đất nước mình từ các năm 1972 đến 1975 mà có lẽ các bạn không biết. Cám ơn Chúa, nhờ sương móc từ trời, cuối năm 1980, một số hội thánh Philadenphia thô sơ bắt đầu mọc lên tại nước mình. Đó là công tác thần thượng diệu kì của Chúa, không phải của loài người.
Nhưng nói chung các hội thánh khôi phục Philadenphia trên thế giới đã quay lại Babylon trên nguyên tắc, và nếp sống hội thánh đã sa bại thành Lao-đi-xê ngạo mạn rồi.
.
5. Khôi phục vạn vật trong thiên hi niên:
Ê-sai 11, 35, 65 … nói trước về sự phục hồi cảnh quan trái đất cũ và nhiều chỗ trong kinh Tân ước nói về sự phục hồi và chấn chỉnh các dân ngoại, các con dân của Chúa, cùng dân Israel để đưa tất cả vào sự đại kết trong trời mới đất mới. Khi trời mới đất mới hiện ra, công việc khôi phục chấm dứt.
--Bìnhluận:
Đức Chúa Trời thu hoạch cái gì từ dân Israel phục quốc từ năm 1948? Chúa nói trước trong Khải huyền 7— đó là 14 vạn 4 ngàn người Israel. Họ sẽ lập tân quốc gia Israel trong thiên hi niên.
Đức Chúa Trời thu họach cái gì từ hai loại hội thánh Công giáo và Chính thống? Chắc chắn Chúa sẽ thu hoạch được những người có thể cầm gậy sắt chăn các dân tộc trong vương quốc Con Người (Khải 2).
Đức Chúa Trời thu hoạch điều gì từ các hệ phái Cải chánh? Đó là những người mặc áo trắng đồng đi với Chúa. (Khải 3:4).
Đức Chúa Trời thu hoạch điều gì từ hội thánh Philadelphia trên địa cầu? Tôi không dám nói gì về các hội thánh Philadelphia trên thế giới. Với Philadelphia Việt Nam tôi nghĩ tôi được sự thương xót của Chúa nên có vài cảm nghĩ như sau:
Lu-ca 8:14, “Giống rơi nhằm gốc gai là những kẻ đã nghe Lời, rồi khi đi thì bị sự lo lắng, giàu có, vui thú của đời sống làm cho nghẹt đi, nên không sanh được trái chín”. – “bring no fruit to perfection”. Bản TKTC dịch : “chẳng mang một trái nào đến chín”. Câu nầy ngụ ý vườn Chúa ra nhiều hoa quả, nhưng vì có bóng che của loài gai đáng rủa sả, phát sinh sự lo âu, sự giàu có, lạc thú đời sống, nên những trái xanh trên cây rụng hết, không chín được, hoặc rất ít trái có thể chín thơm ngon.
Khoảng năm 1983 có một người cảm tác một lời hát, mà lạ thay, sau trên 30 năm, hôm nay lời nầy vần còn có ý nghĩa:
“Mùa đông u ám đã dứt, Gió mưa tê tái lặng an- Ngàn hoa đua nhau nở lớn, Tiếng chim cu gáy rộn vang. Cây vả mang nhiều trái xanh tươi rồi, Đứng bên giàn nho trổ hoa đầu xuân, Muôn tiếng ca hát dội vang mọi nơi”.
Tôi không phủ nhận sự khôi phục tại đây là việc Chúa làm. Tôi không phủ nhận Chúa vẫn còn có những vì sao sáng, những người đắc thắng thuộc về Ngài trong ngôi Nhà Lớn nầy. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là vườn cây ăn quả của Chúa dẫy đầy trái xanh non. Nếu bạn còn là trái xanh, bạn còn nguy cơ rất cao để gây tổn hại cho bạn bè. Thí dụ mũ trái xòai xanh có thể gây độc hại cho mắt của người ta.
Bạn là trái chín trong vườn của Chúa chưa? Trái chín thì đương nhiên hương thơm sẽ lan tỏa đến khắp nơi, không cần quảng cáo, ai ai cũng có thể biết đến. Dù không có cơ hội thăm vườn Chúa, nhưng tôi không hồ đồ khi phải đau buồn mà nói rằng—từ con số 3000 trái xanh non xuất hiện vào khoảng năm 2000, thì ngoài số người li khai, nay cũng còn đậu lại khoảng 3000 trái xanh gì đó trong cái tạm gọi là hội thánh tình yêu huynh đệ. Tôi chưa thấy trái chín thơm ngon nào.
Israel ra khỏi Ai cập có đến hơn 60 vạn nam đinh, thế mà sau 40 năm thử thách, chỉ còn hai trái chín. Khi vua Đa-vít khởi nghiệp có 600 người quanh mình, trớ trêu thay, khi ông chạy trốn Áp-sa-lôm ra khỏi kinh thành, những người còn theo ông cũng chỉ có 600. Tôi không biết còn bao người sẽ rớt nữa trước khi vua Sa-lô-môn (như Đấng Christ) lên ngôi trị vì?
Trong nông nghiệp người ta dùng thuốc để kích thích cho hoa quả mau chín cách giả hiệu. Trái có mạo dạng chín nhưng chất lượng kém cỏi, giả tạo.
Tôi cảm nhận và thấy rất nhiều trái xanh trong các hội thánh VN sẽ rụng vì bị bóng râm của cây gai giàu có che lấp. Rất nhiều người khôi phục không thể buông ma-môn, đang làm thủ quỷ cho sa-tan. Họ không thể buông bỏ sự giàu có về quyền lực, về giàu có văn tự, không thể bán mọi sự thì đừng mong sẽ trở thành trái chín.
Bạn có thể chín kịp giờ Chúa hiện ra tại núi Cây Dầu không?
Tôi lo sợ cho chính mình và cũng quan tâm cầu thay cho các bạn.
PLM.

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

BA NẤM MỒ-


 

Tại sao cuối sách Giô-suê, một nhân vật nào đó, có thể là Phi-nê-a, do lời đặn dò trước của Giô-suê, đã đặt bút miêu tả ba nấm mồ của ba nhân vật thượng thặng là Giô-suê, Giô-sép và Ê-lê-a-sa?

Tại sao sau những trang sử vẻ vang chinh phục đất hứa cách oai hùng, sách Giô suê lại chấm dứt với một cảnh trạng ảm đạm dường như tuyệt vọng vậy?

1.    Mộ của Giô-suê:

“Sau các việc đó, Giô-suê, con trai Nun, đầy tớ Đức Gia-Vê qua đời, thọ được một trăm mười tuổi. Người ta an táng người trong lãnh thổ cơ nghiệp người tại Thim-nát Sê-rách, trên miền rừng núi Ép-ra-im, phía bắc núi Ga-ách” (Giô-suê 24:29-30).

 Dù là con người thông thường hay tôi tớ Chúa, ai cũng phải chết, nhưng tại sao Chúa cho phép chép về ngôi mộ của Giô-suê tại đây.? Giô-suê là người lãnh đạo dân Israel chinh phục đất hứa trong một thời gian dài chừng 40 năm. Ông ra khỏi Ai cập và theo làm tôi tớ hầu hạ Môi se vào năm khoảng 20 tuổi. Sau khi Môi-se qua đời, ông được 60 tuổi, rỗi dẫn dắt dân Israel trong 40 năm chinh phục xứ thánh. Năm ông 100 tuổi, cuộc chinh phục đất hứa dừng lại,  lúc ấy Chúa phán với ông, “Khi Giô-suê về già, tuổi đã cao, Đức Giê-hô-va phán với ông rằng: “Con đã già, tuổi đã cao, mà đất phải đánh chiếm thì còn nhiều lắm.  Đây là đất còn lại: Tất cả các địa phận của dân Phi-li-tin và tất cả các địa phận của dân Ghê-su-rít gồm từ sông Si-cô đối diện Ai Cập cho đến biên giới Éc-rôn về phía bắc, vốn được coi là thuộc về dân Ca-na-an . Địa phận của dân  A-vim  từ phía nam, toàn xứ Ca-na-an và Mê-a-ra, vốn thuộc về dân Si-đôn, cho đến A-phéc và đến tận biên giới dân A-mô-rít.  Địa phận của dân Ghi-bê-lít, và cả Li-ban về hướng mặt trời mọc, từ Ba-anh Gát ở chân núi Hẹt-môn cho đến cửa khẩu của Ha-mát. Còn tất cả cư dân miền đồi núi, từ Li-ban cho đến Mít-rê-phốt Ma-im, luôn cả dân Si-đôn… “ (Giô- suê 13;1-6)

 Lãnh thổ đất hứa còn rộng hơn những gì đã chinh phục rồi, nhưng không có người kế tục công cuộc chinh phục và về mặt khác, dân Israel chưa đủ dân số để chiếm hữu và vui hưởng hết miền đất, nên công cuộc chinh phục phải dừng lại. Và cuộc đời Giô-suê sau 10 năm hưu hạ tại thành phố sản nghiệp, Thim-nát Sê-rách (Phần Hưởng Từ Mặt Trời),  ông đã qua đời và được chôn cất tại đó. Nấm mồ của Giô-suê nói lên rằng công cuộc chinh phục đất hứa phải dừng lại.

Cuộc đời của Cơ Đốc nhân cá nhân hay nếp sống của giáo hội nói chung phải tiếp tục tiến lên, không được phép ngừng. Trong Cựu ước khi nào dân Chúa dừng lại thụ hưởng, từ bỏ tư thế thượng phong, quên tư thế chiến thắng trên kẻ thù, ngày đó dân Chúa thối lui và sa bại. Đa- vít nói ngày nào tôi kêu cầu, có nghĩa ông phải tranh chiến cùng các quỷ trong sự cầu nguyện tiếp tục không ngừng, nếu ngừng cầu nguyện đuổi quỷ, ma quỷ sẽ tấn công, Đa vít thất bại, “Ngày nào con kêu cầu, Các kẻ thù của con sẽ thối lui” (Thi thiên 56:9).

 Cuộc đời chiến thắng của bạn, đáng lẽ là: “nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần (Rô. 8:37), bạn đã dừng lại, sống hưu hạ, buông vũ khí, ngừng đuổi quỷ mỗi ngày, giống như  bạn  bị chôn cất trong nấm mồ như Giô suê phải không? Cộng đồng dân Chúa ngày nay, đã bỏ mất thế đắc thăng trên kẻ thù, nên hội thánh của bạn có bị chôn lấp chưa?

 Bạn còn có thể hát bài hát sau đây chăng?--

 “Nào dám đánh mất thế đắc thắng ấy,

Jesus lãnh đạo tôi tiến,

Miền bóng tối chẳng thể cản lối,

Thẳng đến ngai vàng vinh hiển,

Cho tôi, người lính Ngài, Chúa ơi,

Thêm năng lực sử dụng gươm,

Cho tôi làm người luôn đắc thắng,

Bởi chính Lời là gươm thánh”.

Từ trong Cựu ước đến Tân ước, Chúa luôn muốn chúng ta: “đi tới, sức lực lần lần thêm” (Thi 84:7), “ơn càng thêm ơn” (Giăng 1:16), từ “đức tin đến đức tin“ (Rô ma 1:17) và “vinh quang đến vinh quang” (2 Cor. 3: 18), Ngài không bao giờ muốn chúng ta hưu hạ hay chịu chôn vùi hoặc dừng lại.

2.    Mộ của Ê-lê-a-sa:

Ê-lê-a-sa, con trai A-rôn, cũng qua đời và được an táng tại Ghi-bê-a, là nơi Phi-nê-a, con trai người được cấp trên miền đồi núi Ép-ra-im” (Giô suê 24:33).

Ê-lê-a-sa là con trai A-rôn, là thượng tế nối nghiệp A-rôn, khi A-rôn đã chết vào năm thứ 40 cuối hành trình qua sa mạc.

Về sản nghiệp cấp cho con cháu Kê-hát, nhà Lê vi, thì Giô-suê 21:4-5 chép, “Người ta bắt thăm cho các họ hàng Kê-hát; những con cháu của  thầy tế lễ A-rôn về dòng Lê-vi bắt thăm được mười ba thành bởi trong chi phái  Giu-đa, chi phái Si-mê-ôn, và chi phái Bên-gia-min.  Còn những con cháu khác của Kê-hát, theo thăm được mười cái  thành của chi phái Ép-ra-im, của chi phái Đan,và của phân nửa chi phái  Ma-na-se”. Lê-vi sinh Kê-hát, Ghẹt-sôn và Mê-ra-ri là ba chi tộc người Lê vi. Kê-hát sinh Am-ram, Dít-sê-ha, Hếp rôn và U-xi-ên.

Dít -sê ha sinh Cô-rê, tổ phụ của tiên tri Samu-ên, nên 1 Samu-ên 1 chép Sa-mu-ên  xu61t tah6n từ vùng đồi núi chi phái Ép-ra-im. Còn Ê-lê-a-sa là con trai A-rôn, mà theo Giô 21:13-19 “Người ta cấp cho con cháu thầy tế lễ A-rôn thành Hếp-rôn, là thành ẩn náu cho kẻ sát nhân, và đất chung quanh thành; Líp-na và đất chung  quanh thành,  Giạt-thia và đất chung quanh thành, Ê-thê-mô-a và đất chung  quanh thành.  Hô-lôn và đất chung quanh thành, Đê-bia và đất chung quanh  thành,  A-in và đất chung quanh thành,Giu-ta và đất chung quanh  thành, Bết-Sê-mết và đất chung quanh thành: hết thảy chín cái thành của hai chi  phái nầy.  Người ta lại lấy trong chi phái Bên-gia-min mà cấp cho họ,  Ga-ba-ôn và đất chung quanh thành, Ghê-ba và đất chung quanh thành,  A-na-tốt và đất chung quanh thành, cùng Anh-môn và đất chung quanh thành: hết thảy bốn cái thành.  Cộng các thành của những thầy tế lễ, con cháu A-rôn, là mười  ba cái thành với đất chung quanh”. Như vậy đáng lẽ sản nghiệp của Ê-lê-a-sa phải ở thành hếp rôn, là thành ẩn náu, trong chi phái Giu đa.

Nhưng Giô suê 24:33 lại chép “Ê-lê-a-sa, con trai A-rôn, cũng qua đời và được an táng tại Ghi-bê-a, là nơi Phi-nê-a, con trai người được cấp trên miền đồi núi Ép-ra-im”. Tại sao Ê-lê a-sa bậc tôn trưởng của nhà A-rôn không được cấp  sản nghiệp tại Hếp rôn mà phải lãnh cơ nghiệp tại vùng núi Ép-ra-im?

Nên Giô suê 21 giải thích vấn nạn đó, “Những người Lê-vi thuộc về họ hàng con cháu khác của Kê-hát,  được mấy thành trong chi phái Ép-ra-im làm phần của mình. Người ta cấp cho họ Si-chem, thành ẩn náu cho kẻ sát nhân, ở trên núi Ép-ra-im, và đất chung quanh thành, Ghê-xe và đất chung quanh thành,  Kíp-sa-im và đất chung quanh thành, Bết-Hô-rôn và đất chung quanh thành: hết thảy bốn cái thành.  Người ta lấy trong chi phái Đan,cấp cho họ Ên-the-kê và đất chung quanh thành, Ghi-bê-thôn và đất chung quanh thành,  A-gia-lôn và đất chung quanh thành, Gát-rim-môn và đất chung quanh thành: hết thảy bốn cái thành.  Lại lấy trong phân nửa chi phái Ma-na-se, Tha-a-nác và đất chung quanh thành,Gát-Rim-môn và đất chung quanh thành: hết thảy hai cái thành.  Cộng là mười cái thành và đất chung quanh thành cho những họ  hàng của các con cháu khác của Kê-hát”.

 Trên đồi núi Ép-ra-im có Si chem là thành phố ẩn náu, rất lớn, lưu dấu lịch sử của cha ông như Áp-ra-ham, Gia cốp. Tại sao Phi-nê a không được lãnh sản nghiệp tại Hếp rôn mà lãnh lại vùng núi Ép ra im, rất có thể  là Si chem, nhưng chưa chắc lắm? nên Sau đó Ê-lê-a sa được chôn cất tại đó.

Tưởng cũng nên nhắc lại  rằng thượng tế A-rôn có 4 con trai, đều là thầy phó tế: Na-đáp, A-bi-hu, Ê-lê-a-sa và Y-tha-ma. Hai con đầu vì dâng hương bằng lửa lạ, Chúa phạt cả hai đều chết. Ê-lê-a- sa lên làm thượng tế và truyền lại cho Phi-nê-a. Trong thời Các quan xét, “Đương khi ấy, hòm giao ước của Đức Chúa Trời ở tại đó, có Phi-nê-a, con trai Ê-lê-a-sa, cháu A-rôn, phục sự trước mặt Đức Giê-hô-va. Vậy, dân Y-sơ-ra-ên cầu vấn Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi còn  phải giao chiến cùng người Bên-gia-min, anh em tôi, hay là tôi phải đình lại? “ (Thẩm 20:27-28).

 Vào đầu sách 1 Sa-mu-ên,  chúng ta không biết tại sao chức tế lễ của nhà Phi-nê-a chuyển sang cho nhà Hê li, thuộc dòng Y-tha-ma, vốn không được làm thượng tế khi A-rôn còn sống.

 Có A-bia-tha, dòng Hê-li theo hầu việc Chúa bên cạnh vua David lưu vong. Sau đó có Xa-đốc, dòng dõi của Ê-lê-a-sa, đầu quân theo David với 22 anh em chi tộc Ê-lê-a-sa (1 Sử kí 12: 26-28). Khi David lên ngôi tại Si-ôn, A-bia tha, chi tộc Y-tha-ma,  làm thầy thượng tế, nhưng khi Sa-lô-môn lên ngôi, A-bi tha bị loại bỏ, và con của Xa đốc, chi tộc Ê-lê-a-sa, làm thượng tế.

 Có thể có sự tranh trưởng, có xảy ra sự tranh giành của nhà Y tha ma, nên Phi- nê -a, thay vì nhận cơ nghiệp tại Hếp-rôn đã phải nhận tại vùng Si chem, và bố của ông, là Ê-lê-a-sa, phải sống hưu hạ và được chôn cất tại vùng đó.

 Ngôi mộ của Ê-lê- a-sa nói lên sự chôn cất của chức tế lễ chính thống, do Chúa ấn định cho nhà Ê-lê-a-sa, chờ đến ngày Sa-lô-môn lên ngôi phục hồi.

 Ngày nay cũng có sự tranh giành, sự tranh trưởng thắng lợi của những mục tử thế mạnh. Nhiều sự oan ức, thua thiệt, nhiều tôi tớ Chúa bị chôn vùi trong suốt thời kỳ ám thế, chờ vào lúc Sa-lô-môn, tượng trưng Đấng Christ trong vương quốc thiên hi niên biện minh cho kẻ cô thế và trừng phạt, sa thải kẻ bất pháp, bất lương, bất nghĩa.

3.    Mộ của Giô-sép

“Hài cốt của Giô-sép mà dân Y-sơ-ra-ên đã đem ra khỏi Ai-cập  được an táng tại Si-chem, trong miếng đất Gia-cốp đã mua của con cái Hê-mô, cha Si-chem,giá một trăm nén bạc;dòng dõi Giô-sép được đất này làm cơ nghiệp” (Giô-suê 24: 32).

 Theo thứ tự ngôi mộ Giô-sép đứng thứ nhì, nhưng tôi muốn đem xuống bàn luận sau hai ngôi mộ kia để làm giải pháp cho hai nấm mồ chứa nhiều  tiêu cực, oan ức trong đó.

 Sáng thế kí 50: 25-26 chép, “Giô-sép bảo các con trai của Israel thề mà rằng: Quả thật,  Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ  nầy.  Đoạn,Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tài tại xứ Ai-cập”.

 Xuất hành 13:19 chép tiếp, “Môi-se dời hài cốt Giô-sép theo mình, vì Giô-sép có bắt dân Y-sơ-ra-ên thề quyết rằng: Chắc Đức Chúa Trời sẽ viếng các ngươi; hãy dời hài cốt ta theo các ngươi khỏi đây”.

Hài cốt của Giô-sép được táng tại Si-chem, nên sứ đồ Giăng miêu tả, “Ngài đến một thành thuộc về xứ Sa-ma-ri, gọi là Si-kha, gần  đồng ruộng mà Gia-cốp cho Giô-sép là con mình.  Tại đó có cái giếng Gia-cốp… Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống  giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa” (Giăng 4:)

 Giô sép làm tiêu biểu cho Đấng Christ. Hài cốt ông được chôn tại si chem, gần Si-khá,  gần bên giếng Gia cốp.  Từ trong sự chết của Đấng Christ phát ra một giếng nước sống đến nỗi, “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” (Giăng 4:14).

Kết Luận:

Mộ của Giô sép còn nằm đó mãi đến hôm nay. Mộ của Chúa thì trống không. Ngài đã sống lại trở nên nguồn nước sống ban cho chúng ta uống thỏa mãn. Qua giá trị sự chết của Ngài, một dòng nước hằng sống vẫn văng ra, không ứ đọng, nhưng tuôn tràn cho đến cõi vĩnh cửu.

 Từ trong ngôi mộ của Giô-sép thuộc linh, là Chúa Giê-su, một thủy lưu vô hạn đã  quét sạch lịch sử co cụm của thánh dân, họ đang tiến tới theo triều lên cao của dòng nước sống nầy. Dòng nước cũng đã xóa sạch nỗi oan ức nhiều đời của dòng dõi thầy tế lễ mà Chúa chọn, lại bị chà đạp.

Mộ Giô suê đã chôn vùi thế thượng phong chiến thắng của dân thánh. Mộ Ê-lê-a-sa chôn những cuộcc đời thầy tế lễ bị trù dập, thanh trừng trong nhà Chúa trải nhiều đời. Chỉ có ngôi mộ Giô-sép là giải phái cho hai ngôi mộ kia. Ngợi khen Chúa. “Đức Giê-su đáp: “Ai uống nước nầy rồi cũng khát lại, nhưng uống nước Ta ban cho sẽ chẳng bao giờ khát nữa. Nước Ta  ban cho sẽ biến thành giếng nước trong người, tuôn tràn sự sống vĩnh  phúc.”

 Bản TKTC dịch, “Giê-xu trả lời và phán cùng bà: “Mọi người uống từ nước này sẽ lại khát; nhưng hễ ai uống từ nước mà Ta sẽ cho hắn, sẽ chẳng bao giờ khát; nhưng nước mà Ta sẽ cho hắn sẽ trở thành trong hắn một giếng nước trào lên đến sự sống đời đời”

 Minh Khải-- April 13, 2021

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

NHỮNG KINH NGHIỆM SÂU SẮC CỦA PHÁN-QUAN GHÊ-ĐÊ-ÔN


 

Kinh nghiệm (tiếng Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia  can dự hay tiếp xúc trực tiếp cách thực tiễn, do thực hành đem lại. Trong triết học, những thuật ngữ như "tri thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," được dùng để chỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm. "Kinh nghiệm" và "trải nghiệm" còn được dùng như là động từ.

Tôi xin trình bày 5 kinh nghiệm của phán quan Ghê-đê-ôn:

1-Đập Lúa Mì Trong Bồn Ép Nho:

Thẩm phán 6:11, “Thần sứ Yavê đến ngồi nơi gốc cây Sến ở Ophrah, thuộc Giô-ách, họ Abiêzer. Ghêđêôn, con ông, đang đập lúa mì trong bồn đạp nho, để lánh mặt quân Mađian”. Bản Darby dịch chính xác hơn: “Gideon threshed wheat in the winepress”.

Giăng 12:24 nói, “Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa mì gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!”. Hạt lúa mì ám chỉ cuộc đời trải qua quá trìnhchết để được sự giải phóng, như cuộc đời của Chúa Giê-su và của các môn đồ Ngài. Ghê-đê-ôn đập lúa mì trong bồn ép nho, hay trong bàn ép nho, nói lên cuộc đời của ông đang ở dưới sự đè nén, bị o ép từ mọi phía, nhằm phá vỡ bản năng trong bản ngã ông, hầu ông trở nên người có kết quả.

 Cuộc đời theo Chúa của bạn có được thịnh vượng, nhàn nhã, êm ái như cây trồng gần dòng nước, mọi sự bạn làm đều được thịnh vượng theo phúc âm sự thịnh vượng trong Thi thiên số 1 chăng? Hay cuộc đời bạn phải qua trũng bóng chết, được “từ bình nầy rót qua bình khác” (Giê 48: 11). Nếu bạn chưa như Phao-lô khi kinh nghiệm “bị chèn ép đủ điều nhưng vẫn không bị đè bẹp, ..có bối rối nhưng không bao giờ tuyệt vọng, .. bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi, ..bị đánh ngã nhưng không bị hủy diệt, ..luôn luôn mang sự chết của Đức Giê-su trong thân thể  mình để sự sống của Đức Giê-su cũng được thể hiện trong thân thể chúng tôi hay sao.  Vì tuy vẫn sống, nhưng vì cớ Đức Giê-su chúng tôi luôn luôn bị đưa vào chỗ chết để sự sống của Đức Giê-su được thể hiện trong thân xác hay chết  của chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 4).

Nếu bạn đã kinh qua một thời gian dài ở trong bàn ép nho, bạn sẽ thu hoạch nhiều lúa mì, nhiều lương thực nuôi mình và dân Chúa chẳng sai.

2-Ép Miếng Da Cừu Ra Nước Sương.

Thẩm phán 6:36-38, “Ghêđêôn thưa với Thiên Chúa:"Nếu quả thực Người định dùng tay tôi cứu Israel như Người đã phán, thì này tôi xin trải một mảnh lông chiên ngoài sân: nếu có sương trên lông chiên mà thôi, còn mặt đất vẫn khô, tôi sẽ nhận biết là Người muốn dùng tay tôi để cứu Israel như Người đã phán". Và đã xẩy ra như vậy. Hôm sau ông dậy sớm và vắt lông chiên; ông đã vắt sương tự lông chiên ra được đầy một tô nước”.

Cả mặt sân nhà ông vẫn khô rang, chỉ có miếng lông cừu đượm đầy sương mai. Ghê đê-ôn vắt miếng da cừu ra và được một tô nước sương mát lạnh.

 Có phải cộng đồng dân Chúa xung quanh bạn đang bị khô hạn, như lời tiên tri Ê-Ii nói “"Yavê hằng sống! Thiên Chúa của Israel, Ðấng tôi chầu hầu, những năm tới đây sẽ không có sương cũng không có mưa…” hay không?. (1 Vua 17: 1).

 Bạn có thấy cộng động nào của dân Chúa khô hạn, hay bạn có tương giao với những mục tử, những trưởng lão nào khô hạn, khô khốc, khô đét trong khi tuyên rao lời Chúa không? Họ thông minh, giàu có vật chất, giỏi văn tự kinh thánh, có khẩu tài tuyên đạo, nhưng rất khô hạn, chai sạn, không có sương, không có mưa thuộc linh. Rất tiếc những con người khi mở miệng tuyên rao lời Chúa thì lời giảng họ “rơi xuống như mưa,…buông nhẹ như sương sa, Như mưa lất phất trên cỏ non, Như mưa tầm tã trên đồng xanh” (Phục 32: 2) ít hiện diện trong nhà Chúa hôm nay. Những con người có chức vụ tuyên đạo như vậy rất ít thấy trong cộng đồng dân Chúa trên xứ sở mình.

Trái lại chúng ta thấy tòa giảng hôm nay như suối dối gạt y như Gióp nói về các giảng sư là bạn hữu ông: “Anh em tôi dối gạt tôi như dòng khe cạn nước, Như lòng khe chảy khô” (Gióp 6:15). Tôi thường nghe thấy nhiều lời thịnh nộ, gào thét trên tòa giảng ngày nay giống như “lượn sóng cuồng dưới biển, sủi bọt bỉ ổi của mình” (Giu-đe 1: 13).

 

3.    Chúa Thử Dân Chúng Thay Cho Ghê-đê-ôn –

“Đức Giê-hô-va phán với Ghi-đê-ôn: “Số người vẫn còn đông quá. Hãy dẫn họ xuống  mé nước, rồi Ta sẽ thử nghiệm họ tại đó. Nếu người nào Ta phán với con rằng: ‘Nó  hãy đi với con,’ thì nó sẽ đi với con. Còn người nào Ta phán với con rằng: ‘Nó  chớ đi với con,’ thì nó đó sẽ không được đi.” (Thẩm 7: 4).

 Đâu phải Chúa không biết mà phải thử nghiệm để biết trong lòng người ta có cái gì. Chúa tạo hoàn cảnh thử nghiệm để chúng ta bị lộ ra, bị vạch trần, khi đó may ra chúng ta mới nhìn nhận mình là chính điều đó và  xác thịt chúng ta mới bị phơi bày và khô héo. Như Kinh thánh chép về Ê-xê chia “Trong mọi việc Ê-xê-chia được hanh thông.  Song khi sứ giả mà vua Ba-by-lôn sai đến người đặng hỏi thăm dấu lạ đã xảy ra trong xứ, thì Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người đặng thử người, để  cho biết mọi điều ở trong lòng người” (2 Sử kí 32:30-31).

Chúa muốn chúng ta nhận thức và nhìn nhận mình thuộc loại người nào, vì thường thường lòng ngườ ta là giả dối, ưa chạy tội, ưa bênh vự chính mình, không thấy mình là gì, mình thuộc loại người nào mà cúi đầu nhìn nhận như vậy khi bị Chúa cho cơ hội phơi bày. Vua Ê-xê-chia bị vạch trần khi để lộ tính khoe khoang kiêu ngạo của mình.

 Chúa bảo Ghê-đê-ôn đưa 10 ngàn người xuống bờ suối uống nước để vạch trần tính cách của họ và phân loại. Hạng buông vũ khí quỳ xuống uống nước, và hạng một tay cầm vũ khí và một tay bụm nước rồi liếm như chó áp dụng hai hạng con dân Chúa như sau:

--Hạng người ham ăn, ham mê vật chất buông tay, không nắm vũ khí để duy trì tình trạng chiến đấu với các quỷ suốt cuộc đời.

--Hạng người sử dụng phương tiện của thế giới trong giới hạn. 1 Cor 7:31 chép  “những kẻ dùng thế giới”. Chúa cho phép chúng ta sử dụng phương tiện thế giới, cho phép vui hưởng thế giới trong giới hạn nào đó theo như Chúa dẫn dắt, để không đến nổi ngủ mê, quỵ xuống và buông bỏ tư thế được Chúa thiết quân lực đối đầu binh đội sa-tan.

Bạn có bị hoàn cảnh vạch trần mình ra là hạng người “yêu-thương thế-giới, hoặc các vật trong thế-giới” không? Bạn có bị phơi bày “sự tham muốn của xác-thịt và sự tham muốn của mắt và sự kiêu-hãnh thích khoe-khoang của đời sống nầy” đang hoạt động mãnh liệt trong mình chăng? Bạn có bị lộ tẩy là hạng thánh dân ham mến “thế-giới đang trôi qua và sự tham muốn của nó” hay chăng? (1 Giăng 2:15-17)

 Phước thay cho bạn khi bị vạch trần, phơi bày, lộ tẩy như vậy. Bạn sẽ được biến đổi để trở nên chiến sĩ thuộc linh của Chúa mà Ngài sẽ đại dụng.

4.    Cái Bánh Bột Lúa Mạch-

Trong mùa gặt tại xứ Israel, lúa mạch chín sớm hơn  lúa mì, nên nó tượng trưng sự phục sinh của Chúa.

 2 Vua 4:42 chép về giai thoại,“Bấy giờ, có một người từ Ba-anh-Sa-li-sa đến, và đem cho người của Đức Chúa TRỜI bánh làm bằng các trái đầu mùa, 20 ổ bánh lúa mạch và các gié lúa còn tươi trong bị của hắn” (2 Các vau 4:42). Một giai thoại khác về cậu bé hảo tâm cũng dâng lên Chúa 5 cái bánh bột lúa mạch và hai con cá” (Giăng 6: 8).

Do hai giai thoại sự sinh hoá kì diệu của bánh bột lúa mạch, nên chúng ta hiểu về chiếc bánh bột lúa mạch mà một tên lính quân địch kể cho bạn mình nghe khi Ghê-đê-ôn và người đầy tớ bò đến kịp lúc trong đêm tối, tượng trưng Ghê-đê-ôn trong quyền năng sự phục sinh của Chúa. Vì ông đã bị sức ép khốc liệt trong bàn ép nho đủ thì giờ, nay Chúa ban cho ông quyền năng của sự phục sinh vô địch: “Khi Ghi-đê-ôn đến, ông nghe một tên lính nói với bạn đồng đội hắn rằng:Tôi nằm mơ, thấy có một cái bánh lúa mạch tròn lăn vào trại quân Ma-đi-an. Bánh ấy đụng vào trại làm cho trại bật ngã, khiến nó lật ngược từ  trên ra dưới, và làm cho trại bị sụp đổ.” Người bạn hắn đáp: “Điềm đó chẳng khác gì gươm của Ghi-đê-ôn, con trai Giô-ách, người Y-sơ-ra-ên. Trời đã phó dân Ma-đi-an và tất cả đội quân nầy vào tay người ấy rồi” (Thẩm. 7: 13-14).

Điều kinh ngạc là bè lũ sa-tan biết rõ ai là bánh bột lúa mạch, còn chúng ta là dân thánh trong cộng đồng không nhận ra, hay nếu có ai gợi ý ông A, anh B nào đó là bánh bột lúa mạch, chúng ta cũng tìm cách trù dập và tiêu diệt những chiếc bánh lúa mạch được giả định ấy.

5.    Đập Bể Bình Đất, Thổi Kèn, Giơ Cao Đuốc Sáng

“Thế là, Ghê-đê-ôn và 300 người đi theo người đến tới ven trại vào lúc bắt đầu của canh giữa, khi chúng vừa mới giao canh; và họ thổi kèn trom-bét và đập bể các bình ở trong tay họ. Khi 3 toán thổi các kèn trom-bét và đập bể các bình, thì họ cầm những cây đuốc trong tay trái của họ và kèn trom-bét trong tay phải của họ để thổi, và la lên: "Một cây gươm vì Đức GIA-VÊ và vì Ghê-đê-ôn!" Và mỗi người đứng tại chỗ của mình xung-quanh trại, và toàn-thể quân ấy chạy, vừa la vừa chạy trốn. Và khi họ thổi 300 cây kèn trom-bét, Đức GIA-VÊ khiến gươm của kẻ này chống lại kẻ kia thậm-chí cả trại; và quân ấy chạy trốn” (Thẩm 7: 19-22).

Nếu hồn chúng ta, bản ngã chúng ta được tan vỡ và bị phá vỡ, Chúa là sư  sáng sẽ lòa chiếu từ trong chúng ta. Tiếng hô la đuổi quỷ, tiếng hô vang chứng cớ về chiến thắng của Chúa, tất cả hiệp lại làm đội hình loài quỷ dữ sẽ tan tác và chạy trốn.

Kết luận:

Ngày nay Chúa đang tìm kiếm nhiều ông Ghê-đê-ôn, nhiều chiếc bánh bột lúa mạch để qua họ Ngài chiến thắng binh độ vô hình của sa-tan.

 Bạn có vào bàn ép nho của Chúa từ nhiều năm? Bạn đã bị vạch trần con người xác thịt của mình và đã cúi đầu nhìn nhận? Bản ngã của bạn đã bị phá vỡ rồi? Nếu đã kinh nghiệm ba điều đó, bạn sẽ hưởng quyền năng sự phục sinh của Đấng Christ. Vì bạn là chiếc bánh bột lúa mạch. Chắc chắn khi anh em của bạn đứng lên thổi kèn đội hình các quỷ dữ sẽ rối loạn và chạy trốn. Cám ơn Chúa.

Ezra Trần, April 11, 2021

 

SỐNG THEO GƯƠNG MẪU CHÚA-


 

1 Phiero 2: 21-23, “Anh em vốn được gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương mẫu, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài. Ngài không phạm tội, trong miệng Ngài cũng không có quỉ quyệt. Ngài bị mắng nhiếc mà chẳng mắng nhiếc lại, chịu khổ mà không ngăm doạ, nhưng cứ phó thác mình cho Đấng xét đoán cách công nghĩa”.

-

Ôi Giê-su cho ta gương mẫu,

Trong nếp sống trung hậu của Ngài,

Chân Ngài ta dõi theo nay,

Bước đi, nếp sống tỏ bày bao dung.

.

Ngày ngày theo đuổi cùng tìm kiếm,

Chịu chỗ ngồi thấp kém giữa đời,

Hài lòng bị bỏ không thôi,

Chú tâm vinh hiển Chúa Trời tôn cao.

.

Bạn đừng sợ gặp bao thiệt mất,

Chớ thối lui hay tiếc bản thân,

Trên đường theo Chúa hiến dâng,

Quyền năng sự sống dần dần tỏ ra.

.

Bạn tự do thoát xa bản ngã,

Cuộc đời hi sinh đã lần lên,

Chúa làm lộ rõ khuôn thiêng,

Mà Ngài đã sống tại miền đất xưa.

.

Bạn ơi, khá chạy đua cật lực,

 Ngước nhìn Cứu Chúa thực vinh quang,

Cuộc đời biến đổi sáng choang,

Hình Ngài bày tỏ rõ ràng qua anh.

 Hodos- April 11, 2021