Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

ÁO SÁNG LÁNG TINH SẠCH-



Chúa bao phủ mình bằng ánh sáng,
Dường như áo chói rạng của Ngài,
Cỡi trên cánh gió quyền oai,
Bầu trời như trại cho Ngài dừng chơn.
-
Tín nhân Đấng Christ, con sự sáng,
Bước đi cho xứng đáng thiên ân,
Công bình, thành thật, từ nhân
Trái cây sự sáng muôn phần quý thay.

CHÚA TRANG BỊ SAU-LƠ LÀM VUA-



-
1 Sa-mu-ên 9:22-24 TKTC, “Đoạn, Sa-mu-ên dẫn Sau-lơ và đứa tớ trai của người theo, đem họ vào trong phòng họp lớn, và cho họ chỗ ngồi ở đầu những người đã được mời, chừng 30 người. Và Sa-mu-ên nói với đầu-bếp: "Bưng phần mà ta đã trao cho ngươi, phần mà ta đã nói với ngươi 'Để riêng nó ra". Rồi người đầu-bếp lấy cái chân với thứ ở trên nó và đặt nó trước mặt Sau-lơ. Và Sa-mu-ên nói: "Đây là cái đã được để dành! Đặt nó trước mặt ngươi và ăn đi, bởi vì nó đã được cất giữ cho ngươi cho đến thời-điểm đã định, vì ta đã nói ta đã mời các người ấy". Thế là Sau-lơ ăn với Sa-mu-ên vào ngày đó”.
1 Sa-mu-ên 9:19-20 “Ta là người tiên-kiến. Hãy đi lên trước ta đến chỗ cao kia, vì các ngươi sẽ ăn với ta hôm nay; rồi vào buổi sáng mai, ta sẽ cho ngươi đi và sẽ nói cho ngươi biết mọi điều ở trong tâm-trí của ngươi. Còn các con lừa đã mất 3 ngày qua, đừng đặt tâm-trí của ngươi vào chúng, vì chúng đã được tìm ra rồi. Và cho ai mọi điều đáng ước-ao tại Y-sơ-ra-ên? Ấy không phải là cho ngươi và cho tất cả gia-hộ của cha ngươi hay sao?"

CON XIN CHÚA…



-
 Con không xin những lời hùng biện,
Gây ấn tượng trên cả đám đông,
Ban con lời sự sống chân thật,
Nuôi dưỡng kẻ lân cận thỏa lòng.
-
Con không muốn có được ảnh hưởng,
Thu hút quần chúng chạy theo mình,
Ban con lời đúng giờ, đúng lúc,
Cung cấp hồn đói khát điêu linh.
-
Không xin quyền thống trị dân thánh,
Chỉ Chúa có thẩm quyền mà thôi,
Cho con nhiều tội nhân tan vỡ,
Mà sa-tan cầm tù lâu rồi.
-
Con không mong được viết tiểu sử,
Lời thêu dệt, tâng bốc của người,
Con tin thiên thần trên cao chép,
Cả lối đi, lời nói rạch ròi.
-
Con không ham tượng đài  kỉ niệm,
Dân ái mộ tôn tặng hôm nay,
Con mong nghe tiếng Ngài tỏ rõ,
“Được lắm! Tớ trung của Ta đây!”
-
Con cay nghiện lời khen dân thánh,
Loại thuốc mê sa-tan chế ra,
Con mong nghe tiếng Ngài nhỏ nhẹ,
Dạy dỗ, an ủi, quở trách mà.
-
Con không sợ lời người kết án,
Tín đồ ác bêu xấu lắm lời,
Người thương bênh vực quá giới hạn,
Chúa tái lâm phán quyết con vui.
-
Con không mong nhiều người dự tang lễ,
Lúc con về bên Chúa nghỉ ngơi,
Những tràng hoa phúng điếu lấy lệ.
Chỉ che mờ vinh quang Chúa thôi.
TG

KHÔNG MẤT NGỦ-



-
Đa-ni-ên ngủ hang sư tử,
Trong ngục Phê-rô đã ngủ say,
Giê-su ngủ giữa sóng đào dữ,
Chúa Trời nào nhắp mắt, đổi thay.
-
Bạn khá nằm yên hang sư tử,
Cố yên giấc giữa chốn lao lung,
Thư giản tinh thần trong bão tố,
Mọi trở lực Chúa thắng oai hùng.
-
Khi bạn cùng đường không lối thoát,
Mọi sự dường như mất trắng tay,
Hãy đứng yên chờ Chúa bênh vực,
Trói sa-tan giải cứu dân Ngài.
-
Nhìn lên thập giá huyết hồng đổ,
Nhìn kỹ Đồi Sọ cảnh thương đau,
Nhớ rằng khi bạn cùng đường đó,
Chúa mở đường mới mẻ nhiệm mầu.
-
Rồi có ngày vào hang sư tử,
Bạn khá an nghỉ giữa tố giông,
Hãy cảm tạ Chúa Trời thống lĩnh,
Christ đã đến làm Vua vô song.
Trường Giang 9-8-2019

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Khu Vườn, Thập Tự Giá Và Mão Miện-



-
Nếu bạn không đi sâu vào những đau khổ của Ngài, bạn sẽ không được đem vào vinh quang. (1 Phi e-rơ 4: 13, Philip 3: 10, Lu-ca 9:23, 2 Tim: 2: 12). Đó là trong khu vườn nơi mà ý muốn của bạn thuận phục ý muốn của Ngài. Đó là nơi những quyết định được đề ra trong cuộc sống của các  thánh đồ. Sẽ có nhiều khoảnh khắc như vậy trong cuộc sống của bạn, một số nhỏ hơn, một số bao quát hơn, nhưng tất cả đều quan trọng trong bước đi của chúng ta với Chúa và tất cả đều theo cùng một khuôn mẫu. Đối với chúng ta, là những phàm nhân, hết lần này đến lần khác, chúng ta sẽ phải đối mặt với quyết định phải quỳ gối trước mặt Đức Chúa Trời và đầu phục ý muốn của Ngài.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

TIÊN-TRI SA-MU-ÊN PHỤNG SỰ CHÚA TẠI ĐÂU?.



-
1 Sa mu ên 7: 15-17, “Bấy giờ, Sa-mu-ên phán-xét Y-sơ-ra-ên trong tất cả những ngày của đời ông. Và ông thường đi hằng năm quanh Bê-tên, Ghinh-ganh, và Mích-ba; và ông phán-xét Y-sơ-ra-ên tại tất cả những chỗ nầy. Đoạn chỗ ông trở về là Ra-ma, vì nhà của ông ở đó, và ở đó ông phán-xét Y-sơ-ra-ên; và ở đó ông dựng một bàn-thờ cho Đức GIA-VÊ”.
1 Sa mu ên 10: 3-4 ”Đoạn, từ chỗ đó ngươi (Sau-lơ) sẽ đi tiếp xa hơn, và ngươi sẽ đến xa tận cây sồi của Tha-bô; và ở đó có 3 ông đi lên đến Đức Chúa TRỜI tại Bê-tên sẽ gặp ngươi, người nầy chở 3 con dê non, người kia mang 3 ổ bánh, còn người nọ mang 1 bầu rượu nho; và chúng sẽ chào ngươi và cho ngươi 2 ổ bánh, mà ngươi sẽ nhận từ tay chúng”.

NGHÈO VÀ GIÀU-



Mal. 3:10; Khải huyền 3:17-
Nhiều người con của Chúa không biết rằng họ nghèo. Trên thực tế, nhiều Cơ Đốc nhân đã rơi vào tình trạng của người Lao-đi-xê. Trong các vấn đề thuộc linh, thật dễ dàng để đối phó với những người trống rỗng, nhưng rất khó giao thiệp với sự nghèo đói đến từ sự giàu có tự xưng. Thật khó làm bất cứ điều gì với một người sống trong loại nghèo nàn này. Anh ta dường như biết tất cả mọi thứ, nhưng trong thực tế anh ta không biết gì cả. Sự nghèo nàn mà tôi đang nói không liên quan đến sự thiếu vắng kiến ​​thức, mà là sự thiếu thốn và hời hợt trong kiến ​​thức của một người.
Thật dễ dàng để biết liệu chúng ta có một cái gì đó hay không. Nhưng rất ít người nhận thức được liệu họ có sống trong điều kiện đói nghèo hay không, bởi vì nghèo đói là thứ không thể định lượng cách khách quan. Một người giàu có ở vùng nông thôn trở nên nghèo nàn khi đến đô thị lớn, và anh ta sẽ còn nghèo hơn nữa khi đến thành phố New York. Tất cả những người mù nghĩ rằng họ giàu có. Khi tôi còn là một đứa trẻ, bất cứ khi nào tôi có mười đô la, tôi  đổi chúng lấy rất nhiều tiền lẻ. Mặc dù tôi chỉ có mười đô la, tôi cảm thấy rằng mình là người giàu nhất thế giới. Chúng ta có thể biết những gì chúng ta có, nhưng thật khó để chúng ta biết rằng những gì chúng ta có là không đủ! Tôi đã thấy nhiều loại người khác nhau, và tôi đã rút ra một kết luận giống nhau: Hầu hết những người nghĩ rằng họ giàu đều thực sự là nghèo.

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH



Math. 24: 4-14; Công vụ 4:25; Hê 11: 5-6
Nhiều người chú ý đến các dấu hiệu của thời kỳ kết thúc chiến tranh 1939-45. Một số người nói rằng câu trả lời nằm trong Ma-thi-ơ 24: 4-14. Đúng là Chúa đã nói về sự kết thúc của thời đại này trong phần này của Lời kinh thánh. Do đó, chú tâm của nhiều người là các dân tộc chiến đấu chống lại các dân tộc và các quốc gia chống lại các quốc gia. Nhưng chúng ta phải thấy rằng bất kể kết quả của những cuộc chiến này là gì và dù dân tộc chiến đấu chống lại các dân tộc và quốc gia chống lại các quốc gia như thế nào, chỉ có một kết quả là đau khổ và mất mát cho con cái Chúa. Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng có hai mặt. Về mặt tâm linh, cũng có hai mặt. Một bên, có những Cơ đốc nhân, nghĩa là hội thánh, và bên kia, có những quốc gia đối nghịch nhau. Họ kết hợp với nhau để gây khó khăn cho hội thánh của Chúa. Vấn đề không phải là quốc gia nào thắng; trọng tâm là dân Chúa. Trong cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc hồi năm 1940, người đau khổ không phải là Trung Quốc cũng không phải Nhật Bản, mà là dân Chúa. Trong cuộc chiến giữa Đức và Anh, 1940, người đau khổ không phải là Đức hay Anh, mà là dân Chúa. Đây là lý do tại sao Chúa phán trong Ma-thi-ơ 24: 9, "Bây giờ người ta sẽ nộp các ngươi vào sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh Ta". Con người nhìn vào chiến thắng hay thất bại của các quốc gia. Nhưng theo quan điểm của Chúa, chính dân của Ngài đang đau khổ, dù bất kể quốc gia nào thắng hay thua.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

DÂN SÓT CHỔI DẬY-



Exora 9:10, “Và bây giờ, Đức Chúa TRỜI của chúng con, điều gì chúng con sẽ nói sau đây? Vì chúng con đã bỏ rơi các điều-răn của Chúa”
Ngay bây giờ, Cơ Đốc giáo đang ở trong một tình huống tương tự như người Israel thời Exora. Chúng ta đã tham gia với thế giới, và chúng ta đã mất đi sự khác biệt của mình. Không có gì ngạc nhiên khi thế giới không thể phân biệt chúng ta với họ. Trong Exora 9:12, Đức Thánh Linh nói tiên tri qua thầy tế lễ rằng “Vì vậy, bây giờ, chớ gã con gái của các ngươi cho con trai của chúng cũng chớ cưới con gái của chúng cho con trai của các ngươi, và đừng bao giờ tìm sự hòa-bình của chúng hay sự phồn-vinh của chúng, để các ngươi có thể được mạnh và ăn các vật tốt-lành của xứ  này,    để nó lại  cho  con  trai  của  các ngươi làm của thừa-kế mãi mãi”. Là hội thánh tại đây, chúng ta đã cho con cái mình kết hôn với dân thế giới.  Chúng ta đã tìm kiếm sự bình an bằng cách từ bỏ các nguyên tắc của chúng ta và lìa bỏ lời của Đức Chúa Trời.

ÁNH SÁNG CÁ NHÂN VÀ ÁNH SÁNG TẬP THỂ-



Ánh sáng của Đức Chúa Trời dành cho con người có hai khía cạnh. Thứ nhất là khía cạnh cá nhân và thứ hai là khía cạnh tập thể. Trong Cựu Ước, ánh sáng trong đền thờ không phải là một loại ánh sáng phổ biến. Đó là ánh sáng của chân đèn, không được chiếu ra ngoài bất cứ lúc nào. Ánh sáng của chân đèn tiêu biểu cho chính Đấng Christ. Trong Cựu Ước, tất cả ánh sáng cá nhân chỉ là tạm thời; nó đã qua đi sau một thời gian. Nhưng ánh sáng trong ngôi đền thờ luôn tỏa sáng. Cuộc nhóm họp của chúng ta hôm nay như là ngôi đền thờ, và trong ngôi đền này cần có ánh sang thường trực.

Kinh thánh đầy dẫy lời ám chỉ đến đền thờ như một tiêu biểu sự nhóm họp của các thánh đồ. Ê-phê-sô 2 nói rằng hội thánh là nơi ở của Đức Chúa Trời trong tâm linh. 1 Cô-rinh-tô 3 nói rằng chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta. Mỗi khi các thánh đồ tụ họp lại với nhau thì đó là một ngôi nhà thuộc linh, và mọi người là một hòn đá được xây dựng thành một ngôi nhà thuộc linh đó (1 Phiero 2: 5). Ngày nay khi các thánh đồ được tập hợp lại với nhau, họ trở thành đền thờ. Do đó, khi chúng ta đến với nhau, chúng ta nên mong đợi một ánh sáng mà chúng ta thường không nhận được. Thật khó cho một cá nhân nhìn thấy bất kỳ ánh sáng nào. Nhưng khi anh ta đến với những người khác và họ trở thành một ngôi đền thờ, ánh sáng sẽ đến. Hội thánh ngày nay giống như ngôi đền; đó là nơi Đức Chúa Trời chiếu ánh sáng của Ngài một cách tăng cường.

ĐỨC TIN CHIẾN THẮNG-- XÁC THỊT LÊN NGÔI--



1 Sa-mu-ên 14;1,4,6,11-13 “Giô-na-than, con trai của Sau-lơ, nói với gã trai trẻ đang vác áo giáp của mình: "Đến đây, chúng ta hãy vượt qua đến quân đồn của dân Phi-li-tin ở phía bên kia." Và ở giữa các đèo mà Giô-na-than tìm cách vượt qua đến đồn dân Phi-li-tin, có một khối đá bén lởm-chởm ở phía bên nầy và một khối đá bén lởm-chởm ở phía bên kia;. Lúc đó Giô-na-than nói với gã trai trẻ đang vác áo giáp củamình: "Đến đây, chúng ta hãy vượt qua đến đồn của những kẻ chẳng chịu cắt-bì nầy, có lẽ Đức GIA-VÊ sẽ làm việc cho chúng ta, vì Đức GIA-VÊ không bị bó buộc phải cứu bởi số nhiều hay bởi số ít…. Dân Phi-li-tin nói: "Kìa, bọn Hê-bơ-rơ đang đi ra khỏi những cái lỗ nơi chúng nó đã ẩn trốn." Và Giô-na-than nói với kẻ vác áo giáp của mình: "Theo ta đi lên; vì Đức GIA-VÊ đã phó chúng trong tay Y-sơ-ra-ên". Rồi Giô-na-than bò lên bằng tay và chân của mình, và kẻ vác áo giáp của người ở đằng sau người; rồi chúng ngã trước Giô-na-than, và kẻ vác áo giáp của người giết chết một số đàng sau người. Và cuộc tàn-sát đầu tiên đó mà Giô-na-than và kẻ vác áo giáp của người đã thực-hiện là khoảng 20 người ở bên trong một khoảng nửa luống cầy trong một mẫu đất. Và có một sự run-sợ trong trại, ngoài đồng, và ở giữa mọi người. Thậm-chí quân đồn-trú và quân bố-ráp cũng run lập-cập, trái đất rúng-động đến nỗi nó trở thành một sự run-rẩy về Đức ChúaTRỜI”.-

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

LỊCH SỬ ĐỀN TẠM KHÔNG CÓ HÒM GIAO ƯỚC-



Theo hình bóng học Cựu ước, hòm giao ước làm tiêu biểu cho Đấng Christ. Với Đức Chúa Trời, nó là hòm chứng cớ- hiện thân hay một bằng chứng của Ngài. Với thiên dân, nó là hòm giao ước, nói lên việc Đức Chúa Trời chủ động kết ước cách vô điều kiện với con cái Ngài.
Hòm giao ước luôn luôn được đặt nằm trong nơi chí thánh của đền tạm. Trong cuộc hành trình trong sa-mạc, hay khi ra trận đánh kẻ thù, dân Israel phải khiêng hòm giao ước trên vai, và cái hòm đi kế sau đạo binh tiền đạo. Cái hòm luôn luôn xuất ra khỏi đền tạm theo lệnh trực tiếp và tức thì của Chúa. Nhưng vào thời Sa-mu-ên còn thơ ấu, đang tập sự hầu việc Chúa trong đền tạm tại Si-lô, dân Israel tự ý mang cái hòm ra mặt trận chống lại quân Phi-li-tin. Vào lúc ấy dân Israel muốn lợi dụng sự hiện diện của Chúa trên cái hòm để làm thần hộ mạng chống lại lực lượng thắng thế của dân Phi-li-tin.
Thật ngạc nhiên Đức Chúa Trời không chiến đấu thay cho dân Ngài, mà Ngài còn phó nộp cái hòm thánh vào tay quân địch. Kể từ ngày đó, hòm giao ước không trở lại đền tạm nữa. Cái hòm lưu lạc mãi cho đến khi vua Sa-lô-môn xây dựng xong đền thờ tại núi Mô-ri-a, thì người ta mới đưa hòm vào an nghỉ trong nơi chí thánh của đền thờ mới.
Hòm giao ước tiêu biểu Đấng Christ, còn đền tạm thì làm hình bóng cho hội thánh Tân ước. Ê-phê-sô 5:32, sứ đồ Phao-lô nói huyền nhiệm lớn nhất trong 11 huyền nhiệm Tân ước là: “Sự mầu-nhiệm này là vĩ-đại; song tôi đang nói có liên-quan tới Christ và hội-thánh”.
Hôm nay tôi muốn cùng các bạn nhìn thoáng qua lịch sử đền tạm không có hòm giao ước trong khoảng thời gian chừng 143 năm.—kéo dài từ khi quân Phi-li-tin cướp cái hòm cho đến khi nó được an nghỉ trong đền thánh tại Jerusalem,--là thời kì tượng trưng vương quốc Đấng Christ trên trái đất.
-

MỘT VƯƠNG QUỐC CỦA THẾ GIỚI-



Lúc sắp bắt đầu chức vụ, Chúa Giê-su bị ma -quỷ cám dỗ khi hắn cho Ngài xem “các vương quốc của thế giới”. Bạn bạn chú ý chữ “vương quốc” ở dạng số nhiều (kingdoms  of  the  world). 
“Một lần nữa, ma quỷ bắt Ngài tới một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Ngài tất cả các vương-quốc của thế-gian và vinh-quang  của  chúng; và  hắn bảo Ngài: “Tất cả những cái này, ta sẽ cho Ông, nếu Ông sấp xuống và thờ-lạy ta”- Again,  the  devil  took  Him  to  a  very  high  mountain  and  showed  Him  all  the  kingdoms  of  the  world  and  their  glory; and  he  said  to  Him,  “All these will I give You, if You will fall down and  worship  me.” (Ma-thi-ơ 4:8-9)

AN-NE VÀ PHÊ-NI-NA-



1 Samu-ên 1:3-7,15 “Bấy giờ,ông nầy đi lên từ thành của ông hàng năm để thờ-phượng và để dâng tế-vật cho Đức GIA-VÊ vạn-quân tại Si-lô. Và Hóp-ni và Phi-nê-a, là 2 người con trai của Ê-li, là các thầy tế-lễ của Đức GIA-VÊ ở đó. Và  khi tới ngày Ên-ca-na dâng tế-vật, người ban các phần chia cho Phê-ni-na vợ của mình và cho tất cả các đứa con trai  và con  gái của bà; nhưng cho An-ne, người ban một phần gấp đôi, vì người yêu An-ne, nhưng Đức GIA-VÊ đã đóng tử-cung của bà. Tuy  nhiên, kẻ cạnh-tranh    thường trêu-chọc bà một cách cay-đắng để chọc-tức bà, vì Đức GIA-VÊ đã đóng tử-cung của bà. Và xảy ra năm nầy sau năm nọ, bà thường đi lên đến đền Đức GIA-VÊ bao nhiêu, thì Phê-ni-na càng trêu-chọc bà bấy nhiêu, vì vậy bà khóc và không chịu ăn…nhưng tôi đã tuôn đổ hồn tôi ra trước mặt Đức GIA-VÊ”.

1 Sa-mu-ên 2: 5-8 “Những kẻ đã no-nê phải làm mướn vì bánh, Song những kẻ đã đói đều ngưng đói.Thậm-chí kẻ hiếm muộn sinh ra bảy, Nhưng bà có nhiều con lại mòn-mỏi."Đức GIA-VÊ giết và làm cho sống; Ngài đem xuống tận Âm-phủ và đỡ lên."Đức GIA-VÊ khiến nghèo và giàu; Ngài đem xuống, Ngài cũng nâng lên."Ngài đỡ những kẻ nghèo-khó lên từ bụi-đất; Ngài nhấc những kẻ thiếu-thốn khỏi đóng tro, Để khiến họ ngồi với những người quí phái, Và kế-thừa một chỗ ngồi danh-dự;”