Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Những Biểu Hiệu Của Kinh thánh



-
Từ Sáng thế ký đến Khải huyền, Kinh thánh tự nói lên về chính mình  và không cần có dấu ấn công nhận của con người. Có nhiều minh họa về Lời Đức Chúa Trời và dưới đây được liệt kê một số minh họa có ích lợi cho sự nghiên cứu của chúng ta:

1. Kinh thánh là một Người điều chỉnh (2 Ti-mô-thê 3:16).

2. Kinh thánh là một Người xây dựng (Công vụ 20:32, Giu-đe 1: 20).

3. Kinh thánh là một Người an ủi (Rô-ma 15: 4).

4. Kinh thánh là một ngọn lửa (Giê-rê-mi 23:29, Giê-rê-mi 20: 9).

5. Kinh thánh là một cái búa (Giê-rê-mi 23: 9,  Giăng 16: 7-11).

6. Kinh thánh là một ngọn đèn (Thi thiên 119: 105, 2 Phi-e-rơ 1:19).

7. Kinh thánh là ánh sáng (Thi thiên 119: 105)

Sự Sống Thần Thượng




Đang Khi Chúng Ta Sống Trước Mặt Đức Chúa Trời, Những Hành Động Của Chúng Ta Không Nên Được Quyết Định Bởi Điều Gì Là Tốt Hay Xấu, Đúng Hay Sai, Nhưng Bởi Sự Sống Thần Thượng Ở Bên Trong Mình.

Biến Đổi Tâm Tính


Sự biến đổi tâm tính bao gồm sự tăng trưởng và sự thánh hóa-
-Đang khi chúng ta được biến đổi, chúng ta được tăng trưởng và thánh hóa.
-Cuối cùng sự biến đổi sẽ đưa đến sự đồng hóa theo hình ảnh của Chúa.
-
2 Cor 3:18: " Nhưng tất cả chúng ta, có mặt không bị che, ngắm vinh-quang của Chúa như trong một tấm gương, đang được biến-đổi thành cùng một hình ảnh, từ vinhquang đến vinh-quang, y như từ Chúa, Linh"

Phao-lô Và A-háp


Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

ĐẠT ĐẾN ĐÍCH ĐIỂM CƠ ĐỐC NHÂN-



-
Phi-líp 3:12 bản ĐNB “Dĩ nhiên, không phải là tôi đã đạt mọi điều ấy đâu, hoặc tôi đã được vẹn toàn đâu, bèn là tôi đang đeo đuổi để đạt cho được, vì chính tôi đã được Đấng Cứu-thế Giê-su chiếm đoạt lấy rồi”.
Phi-líp 3:13 bản CG, “Tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi”.
-
Khi gặp lại con yêu dấu là Giô-sép, tại Ai-cập, Gia-cốp đã 130 tuổi và lúc ấy Giô-sép 39 tuổi. Như vậy khi Giô-sép ra đời thì Gia-cốp 91 tuổi. Chúng ta khấu trừ đi 14 năm ở đợ của Gia cốp, chúng ta có con số 77, là tuổi đời của Gia cốp khi ông trốn Ê-sau và từ biệt cha mẹ ra đi. Gia cốp gặp Chúa tại Bê-tên, đó là ngày ông khởi sự tin Chúa, năm 77 tuổi.
Rồi lần đầu tiên Kinh thánh chép “Lúc ấy Y-sơ-ra-ên, cha họ mới bảo: “Nếu việc chẳng đặng đừng thì các con hãy làm điều này. Hãy mang theo trong bao các phẩm vật cho người ấy: một ít nhũ hương và mật ong, hương liệu và nhựa thơm, hạt dẻ và hạnh nhân” (Sáng 43:11BDM). Thời điểm đó Gia-cốp được 130 tuổi, và được Đức Thánh Linh nhìn nhận ông là Israel thực sự-- có nghĩa ông đã được trọn vẹn, đã đạt đích điểm của cuộc đời tin Chúa. Vậy từ ngày Gia cốp gặp Chúa tại Bê-tên lần đầu cho đến khi ông trở thành Israel trong kinh nghiệm là 53 năm.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Áp-ra-ham -13-



--Thiên thần của Chúa gọi lần thứ hai
"Đoạn vị thiên-sứ của Đức GIAVÊ gọi Áp-ra-ham lần thứ hai từ trời, và phán: "Bởi chính Ta, Ta đã thề," Đức GIA-VÊ tuyên-bố, "vì ngươi đã làm điều này, và đã chẳng giữ lại con trai của ngươi, đứa con trai độc-nhất của ngươi quả thật Ta sẽ ban phước rất nhiều cho ngươi, và Ta sẽ làm cho sinh-sôi nẩy-nở dòng-giống ngươi rất nhiều như các ngôi sao của các tầng trời, và như cát ở trên bờ biển; "(Sáng thế ký 15, 16, 17)

Chúa gọi Áp-ra-ham lần thứ hai. Lần đầu tiên, Ngài đã thừa nhận ông kính sợ Đức Chúa Trời và sự vâng phục của Áp-ra-ham. Bây giờ Ngài khẳng định phước lành theo sau thử thách đức tin. Chúng ta đọc ở đây rằng Đức Chúa Trời tự mình Ngài đã thề khẳng định phước lành dồi dào này. Đức Thánh Linh nói đến sự kiện này trong Hê-bơ-rơ 6: 13-17, tuyên bố: "Vả, khi Đức Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham, vì Ngài không thể chỉ Đấng nào lớn hơn mà thề, nên Ngài chỉ chính mình mà thề rằng: “Thật, về sự chúc phước, ta sẽ chúc phước cho ngươi, và về sự nẩy nở ta sẽ khiến ngươi nẩy nở lên.” Ấy vậy, vì Áp-ra-ham đã kiên nhẫn lâu dài, nên mới được điều đã hứa.  Vả, người ta thường chỉ bậc lớn hơn mình mà thề, phàm có tranh biện gì, thì lấy lời thề mà định. Đức Chúa Trời cũng vậy, muốn càng tò ra cách đầy đủ cho những kẻ thừa thọ lời hứa cái chỉ định của Ngài là không hề thay đổi, nên Ngài lấy lời thề mà làm chứng”,

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Chỉ Một Bước!


Con người bước đi trung bình 150 tỉ bước trong cả cuộc đời mình. Nếu một người tính chừng nửa mét mỗi bước của anh ta, thì sẽ là 75 triệu km. Đó là, chúng ta đã đi vòng quanh trái đất của mình hơn 1800 lần trong quá trình tồn tại của chúng ta. Điều này thật ấn tượng. Vì vậy, bạn có thể nói, chúng ta liên tục đi đâu đó. Chúng ta đi từ phòng ngủ đến phòng tắm; từ nhà đến cửa hàng mua sắm, đi làm, đến bác sĩ hoặc chỉ đi dạo mát. Chà, những tuyến đường này hầu như không đáng nhắc đến so với việc đi bộ trên vách đá cạnh bờ biển dốc hoặc leo lên những tháp cao hay leo núi. Nhưng tất cả chúng đều có một điểm chung: không phụ thuộc vào việc chúng ta có đến đích an toàn hay không.
-
Có lẽ chúng ta không nghĩ rằng với mỗi bước đi của mình như vậy, chúng ta tiến gần hơn đến cõi vĩnh hằng. Nhiều người đã không trở về từ cửa hàng mua sắm vì họ gặp tai nạn chết người trên đường về. Ngoài ra, bạn có thể trượt chân trên vỏ chuối và ngã xuống đến nỗi bạn chết. Điều đó có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào và chúng ta nên cẩn thận bắt đầu "bước đi cuối cùng" của mình.

BÀI THƠ CỦA MARTIN LUTHER-



-
Cảm xúc tâm hồn thật giả dối,
Đến rồi đi như gió thoảng qua,
Chứng nhận tôi là lời của Chúa,
Nào có điều chi đáng tin mà.
-
Tâm tôi dao động mặc cảm tội,
Tìm tòi dấu hiệu để biện minh,
Chúa lớn hơn lòng tôi quá đổi,
Lời Ngài phán bền vững an bình.
-
Tôi tin tưởng Thần Ngôn bất biến,
Tách tâm hồn khỏi cảm xúc suông,
Dù muôn vật đổi thay, biến chuyển,
Lời Ngài bền vững thật lạ thường.
Martin Luther-

SỮA HAY THỨC ĂN ĐẶC-



“Vì dẫu vào thời-điểm anh em đã phải là giáo-viên, anh em lại cần ai đó dạy anh em các điều vỡ lòng của các lời tiên-tri của Đức Chúa TRỜI, và anh em đã tới mức cần sữa và không là thức ăn đặc. Vì mọi kẻ chỉ dùng sữa, thì không quen với lời công-chính, vì hắn là một trẻ sơ sinh. Nhưng thức ăn đặc là cho những kẻ trưởng-thành, là những kẻ có giác quan của họ được huấn-luyện để phân-biệt điều tốt và điều xấu nhờ thực-tập” (Hê-bơ-rơ 5:12-14 TKTC).
Tác giả thơ Hê-bơ-rơ ví sánh sữa là những điều vở lòng, những bài học sơ đẳng trong Lời Đức Chúa Trời, còn thức ăn đặc, thức ăn cứng là lời, là đạo sự công chính, những lẽ thật cao hơn.
Cám ơn Chúa, tôi đã dùng facebook gần 10 năm. Nhờ phương tiện nầy tôi được tiếp cận nhiều bài giảng, lời suy gẫm của nhiều mục tử và con dân Chúa ở khắp nơi trên thế giới.
Tôi không dám kiêu ngạo và có thái độ tự mãn như dân hội thánh Lao đi xê nói: “tôi giàu có, tôi đã làm giàu, tôi chẳng thiếu thôn chi”, nhưng tôi nhận thấy đa số dân Chúa chỉ cung cấp “sữa của Lời Chúa”, hay vui hưởng những điều vở lòng trên đường theo Chúa từ năm nầy đến năm khác. Bao giờ cũng thấy bài nói chuyện về sự chết, phục sinh, giữ điều răn sa-bát, bước từ tối qua sáng, theo Chúa hằng ngày với những lời giảng trùng lặp không thôi về cách xử thế.

Cầu nguyện tiếp nhận Chúa lặp theo lời người khác-



-Theo cách truyền giáo Tin Lành hiện nay, khi một nguời truyền giáo tin rằng đối tượng truyền giáo của mình, tức là người đang tìm hiểu đạo, đã “chin mùi” để tiếp nhận Cứu Chúa thì người truyền giáo đó mời đối tượng ấy lập lại lời cầu nguyện tiếp nhận Chúa theo mình. Nội dung của lời cầu nguyện ấy đại khái là xưng nhận tội lỗi của mình và tuyên xưng Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa của riêng mình và mời Người làm chủ đời sống của mình. Sau khi đồi tượng ấy lập lại lời cầu nguyện ấy xong, thì người ấy được xem là một thành viên mới của Hội Thánh Chúa, là một thành viên của nước trời, là kẻ được ban cho sự sống đời đời qua sự cứu chuộc của Đức Chúa Jesus Christ. Hội Thánh địa phương gởi thành viên mới ấy vào lớp học giáo lý tân tòng, và sau một thời gian làm phép báp-têm cho. Tuy nhiên, thực tế cho biết rằng không ít các thành viên mới này bỏ nhóm sau một thời gian sinh hoạt với Hội Thánh. Một số không ít khác chẳng bao giờ hiểu những giáo lý căn bản của Thánh Kinh, mặc dù đi nhóm đều đặn. Còn một số khác chỉ thấy mặt trong các buổi nhóm có tiệc trong các ngày lễ tôn giáo. Có những nữ tín hữu thích vào trong bếp chuẫn bị thức ăn hơn là nghe giảng; có những nam tín hữu thích làm việc điều hành hoặc chăm sóc cơ sở của Hội Thánh hơn là nghiên cứu lời Chúa. Khi thấy những hiện tượng tiêu cực này, những con cái Chúa nặng lòng với Hội Thánh chỉ biết cầu nguyện và trông chờ vào một cuộc phục hưng lớn trong Hội Thánh.

Vụ án Michael Servetus



-
1- Cái chết của Micheal Servetus:
Michael Servetus (1511-1553) là một người Tây Ban Nha, một thần học gia, một học giả và bác sỹ y khoa. Ông nghiên cứu nhiều ngành khác nhau như toán học, vũ trụ học, địa lý, triết luật học, y khoa, dược khoa và Thánh Kinh. Riêng về lãnh vực Thánh Kinh, ông nổi tiếng (hay khét tiếng tùy theo người đối diện) vì hai chủ thuyết: Cờ-rít Học Phi Ba Ngôi (non-trinitarian Christology) và Chống Báp-têm Ấu Nhi (anti-paedobaptism). Ông xuất bản nhiều sách trong đó có “De trinitatis erroribus” (Về các sai lầm của thuyết Ba Ngôi).
Vì hai chủ thuyết này, ông bị cả giáo hội Công Giáo lẫn giáo hội Cải Cách lên án vì cả hai giáo hội này đều tin và thực hành phép báp-têm cho ấu nhi, và tin vào “Ba Ngôi.” Vào ngày 4 tháng 4 năm 1553, ông bị giáo hội Công giáo bắt và bị tống giam tại Vienne. Ba ngày sau, ông trốn khỏi tù. Vào ngày 17 tháng 6, ông bị kết án là tà đạo bởi Toà Án Tôn giáo của giáo hội Công giáo của Pháp và bị xử chết thiêu phiến diện. Ông định chạy trốn qua Itali, nhưng không hiểu sao lại dừng chân tại Geneva, là nơi John Calvin (là mục sư và là thần học gia sáng lập ra thuyết T.U.L.I.P [1]) và giáo hội Cải Cách đang lùng bắt ông. Vào ngày 13 tháng 8, ông tham dự buổi giảng thuyết của John Calvin, bị nhận diện ngay, bị bắt sau bài giảng, và một lần nữa bị giam tù. John Calvin muốn xử trảm (tức là chém đầu) Michael Severtus như là một người phản bội hơn là kẻ tà đạo, nhưng Hội đồng của giáo hội Cải Cách xử Servetus chết bằng cách đốt sống như là kẻ tà đạo. Ngày 27 tháng 10 năm 1553, Michael Servetus bị xiềng bằng dây xích vào cột và bị đốt sống cùng với cuốn sách mà người ta tin là cuốn cuối cùng của ông. Trong khi da thịt ông cháy từ từ, ông la thảm thiết: “Giê-su, Con của Đức Chúa Trời đời đời, xin khoan hồng!” (1) (Jesus, the Son of the eternal God, have mercy!).