Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI CHÍN


Ở TRONG LINH
ĐỂ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CỦA LINH
Kinh Thánh: Rô 8:4-16, 23, 26-27
Trong 8:9, Phao-lô nói: “Nhưng nếu quả Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em, thì anh em không thuộc (RcV: ở trong) xác thịt, bèn là thuộc Thánh Linh (RcV: trong linh). Song nếu ai không có Thánh Linh của Christ thì nấy chẳng thuộc về Ngài”. Trong bài trước, chúng tôi đã nêu lên rằng ra từ Đấng Christ là vấn đề địa vị, nhưng ở trong linh là vấn đề tình trạng. Địa vị ra từ Đấng Christ của chúng ta đã được giải quyết ổn thỏa một lần đủ cả; tuy nhiên, tình trạng trong linh có thể dao động. Vì lý do này, chúng ta cần suy xét làm thế nào để tình trạng trong linh của chúng ta được vững bền.

TUYÊN BỐ CHÚNG TA Ở TRONG LINH
Một phương cách làm cho vững bền tình trạng này là tuyên bố chúng ta ở trong linh. Hãy học nói: “Tôi ở trong linh!” Trong quá khứ tôi khích lệ anh em kêu cầu: “Ô, Chúa Jesus”. Bây giờ tôi khích lệ anh em nói: “Tôi ở trong linh”. Đôi khi chúng ta có thể tiếp xúc với Chúa chỉ bằng cách nói: “Ô”; không nhất thiết phải nói: “Ô, Chúa Jesus”. Cũng theo nguyên tắc này, chúng ta không cần phải luôn luôn nói: “Tôi ở trong linh”, vì có lẽ chỉ nói từ “ở trong” là đủ rồi. Nếu anh em sắp nổi nóng, hãy luyện tập nói “Ô” hay “ở trong”. Điều này sẽ giúp anh em ở lại trong linh. Theo câu 9, chúng ta ở trong linh vì Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể cứ ở trong tình trạng này bằng cách tuyên bố sự thật chúng ta ở trong linh.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI TÁM


ĐỨC CHÚA TRỜI KẾT ÁN TỘI TRONG XÁC THỊT ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC Ở TRONG LINH
Kinh Thánh: Rô. 8:3-9
La-mã 8:3 chép: “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì tội lỗi mà sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi (nguyên văn: xác thịt của tội), và định tội cho tội lỗi ở trong xác thịt”. Cách nói: “Đức Chúa Trời... sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội” chỉ về sự nhục hóa, là bước đầu tiên trong tiến trình Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã trải qua. Ở đây trong câu 3, chủ từ không phải là Con Đức Chúa Trời, mà là Đức Chúa Trời. Trong câu này, Phao-lô không nói Con Đức Chúa Trời đến trong hình trạng của xác thịt của tội. Nhưng ông nói Đức Chúa Trời sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt của tội. Điều này có nghĩa là theo câu này, chính Đức Chúa Trời là Đấng hành động. Ngài sai Con Ngài đến qua sự nhục hóa trong hình trạng của xác thịt của tội.
Sau sự nhục hóa, là bước đầu tiên của tiến trình này, Đức Chúa Trời tiếp tục kết án tội bởi sự đóng đinh. Khi Con bị đóng đinh trong hình thể, hình trâng của xác thịt của tội, Đức Chúa Trời kết án tội trong xác thịt. Vì vậy, sự chết của Con trên thập tự giá là Đức Chúa Trời kết án tội.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI BẢY


ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ TRẢI QUA MỘT TIẾN TRÌNH
LÀ LUẬT CỦA LINH SỰ SỐNG
Kinh Thánh: Rô 8:1-11
Trong 8:1, Phao-lô nói: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jesus”. Trong câu 2 Phao-lô tiếp tục giải thích vì sao không có sự định tội: “Vì luật của Linh Sự Sống đã buông tha tôi khỏi luật của tội và sự chết”. Ở đây Phao-lô nói về luật của Linh Sự Sống. Thật quan trọng khi biết được luật này hành động như thế nào, giải thoát chúng ta khỏi luật của tội như thế nào.
Tất cả những gì Phao-lô đề cập đến trong phần còn lại của chương 8 liên quan đến sự hành động của luật của Linh Sự Sống. Nếu đọc chương này cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy chủ đề của chương này thật sự không phải là Linh, mà là luật của Linh Sự Sống.
Nhiều giáo sư Cơ-đốc nói Linh là chủ đề của La-mã chương 8. Hiểu biết như vậy là quá nông cạn. Thật ra La-mã chương 8 nói về luật của Linh Sự Sống. Chúng ta sẽ sáng tỏ điều này nếu đọc La-mã chương 8 cách cẩn thận trong ánh sáng của những gì Phao-lô nói về luật trong chương 5, 6 và 7. Dò lại tư tưởng của Phao-lô về vấn đề này từ chương 8 đến chương 5 cũng thật ích lợi. Sự khải thị trong các chương này thật kỳ diệu. Điều tối quan trọng là chúng ta thấy rằng chủ đề, đề tài của La-mã chương 8 không chỉ là Linh mà là luật của Linh Sư Sống.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI SÁU


ĐỨC CHÚA TRỜI
KẾT ÁN TỘI TRONG XÁC THỊT
Kinh Thánh: Rô 8:1-11
HAI LOẠI ĐỊNH TỘI
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét 8:1-11. Trong 8:1, Phao-lô nói: “Cho nên hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jesus”. Chúng ta dễ mặc nhiên công nhận câu này và xem như mình đã hiểu, có lẽ cho rằng định tội ở đây giống như định tội dược nói đến trong chương 3. Nhưng định tội được mô tả trong các chương 2 và 3 đã được cất bỏ trước 8:1. Vì vậy, định tội trong câu này thuộc một loại khác, là định tội ở trong chúng ta. Sự định tội trong chương 2 và 3 là một điều gì đó ở trước mặt Đức Chúa Trời, không phải là một điều gì đó theo cảm nhận hay ý thức bên trong của chúng ta. Đó là sự định tội khách quan, định tội theo luật của Đức Chúa Trời. Trước khi được cứu, có lẽ chúng ta không nhận biết rằng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, chúng ta bị định tội theo luật công chính của Ngài. Khi chúng ta tin Chúa Jesus, sự định tội ấy được huyết cứu chuộc của Đấng Christ cất bỏ. Ha-lê-lu-gia, sự định tội ấy đã được huyết của Jesus rửa sạch. Vì vậy, chúng ta không còn sự định tội này nữa.
Không nên lẫn lộn định tội trong các chương 2 và 3 với định tội trong 8:1. Định tội trong câu này là chủ quan; là một điều gì đó ở bề trong theo cảm nhận bên trong và cũng theo lương tâm của Cơ-đốc nhân chúng ta. Điều này sáng tỏ khi chúng ta nhận biết 8:1 theo ngay sau chương 7. Nếu đọc chương 7 cách cẩn thận, sẽ thấy chương này mô tả một cuộc chiến bên trong những phần khác nhau của bản thể chúng ta. Chúng ta biết rằng là con người, chúng ta được tạo dựng với hơn một phần cơ bản. Do hậu quả của sự sa ngã, những phần khác nhau của bản thể chúng ta không hòa hợp với nhau.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI LĂM

SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỒNG HÓA BỞI SỰ SỐNG THÁP GHÉP (2)
Là tín đồ trong Đấng Christ, mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa hoàn toàn là vấn đề sự sống. Bắt đầu với 5:10, Phao-lô có nhiều điều để nói về sự sống. Trong câu này, ông nói “Chúng ta... sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu”, và trong 5:17, ông nói: “sẽ... làm vua (hay: cai trị) trong sự sống”. Trong 6:4, ông nói: “Chúng ta cũng phải ăn ở trong đời sống mới thể ấy”. Trong 8:2, Phao-lô nói về Linh Sự Sống, và trong 8:10 ông nói “tâm linh [linh] nhơn sự công nghĩa mà sống”. Hơn nữa, tâm trí đặt vào linh là sự sống (8:6), và sự sống thần thượng được truyền vào thân thể hay chết của chúng ta nhờ Linh của Đấng làm cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại (8:11).

MỤC TIÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhờ sự sống thần thượng lớn lên và hoạt động trong chúng ta, Đức Chúa Trời sẽ đạt đến mục tiêu của Ngài để sinh ra nhiều con nhằm hình thành Thân Thể để biểu lộ Đấng Christ. Ngày nay Đấng Christ, tức Con của Đức Chúa Trời, không chỉ là Con Độc Sanh, mà còn là Con Trưởng giữa nhiều anh em (8:29). Là Con Trưởng, Ngài là nguyên mẫu và kiểu mẫu của quyền làm con cho tất cả những ai tin Ngài. Cuối cùng, tất cả các con Đức Chúa Trời sẽ hình thành một cơ cấu hữu cơ sống động, tức là Thân Thể, để biểu lộ Đấng Christ.
Qua sự biểu lộ của Đấng Christ trong Thân Thể, Cha được tôn vinh. Điều này liên quan đến sự công chính và thánh hóa. Sự công chính là khởi đầu, là nền tảng, thánh hóa là tiến trình, còn vinh hiển là sự hoàn thành. Tiến trình mà bởi đó chúng ta được đem vào vinh hiển cách đầy trọn hoàn toàn là vấn đề biến đổi trong sự sống.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI BỐN


SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỒNG HÓA BỞI SỰ SỐNG THÁP GHÉP
(1)
Trong những bài gần đây, chúng ta đã thấy vấn đề sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất và vấn đề sự sống tháp vào. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét chức năng của sự sống tháp vào. Để thấy điều này, cần cầu xin Chúa cất bỏ tất cả những bức màn làm chúng ta không nhận được sự hiểu biết đúng đắn về Sách này. Chúng ta có thể đọc Sách La-mã nhiều lần, nhưng vẫn không biết mình đang bị hết lớp màn này đến lớp màn kia bao phủ. Vì nhiều người đọc Sách này bị màn che nên họ không thấy sự ban phát sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, sự sống tháp vào, thậm chí cũng không thấy con người ba phần trong La-mã chưong 8. Vì vậy, chúng ta cần được cất bỏ những bức màn và sau đó đến với Sách La-mã như chưa từng đọc Sách này trước đây.

PHẦN ĐỊNH CỦA CHÚNG TA
Sự sống tháp vào liên hệ đến sự biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Trong 12:2, Phao-lô nói về sự biến đổi: “Đừng khuôn rập theo đời này, nhưng hãy biến hóa (hay: biến đổi) bởi sự đổi mới tâm trí của anh em”. Thế gian là hệ thống của Sa-tan, gồm có những thời đại khác nhau, mỗi thời đại có một khuôn mẫu và lối sống nào đó. Sa-tan đặt kế hoạch đồng hóa chúng ta với thời đại hiện tại. Mặc dầu Phao-lô đề cập đến mục tiêu đồng hóa của Sa-tan về phương diện tiêu cực, nhưng ở đây ông không nói đến mục tiêu của sự biến đổi. Ông chỉ khuyên chúng ta phải được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI BA

KHÔNG PHẢI SỰ SỐNG HOÁN ĐỔI,
NHƯNG LÀ SỰ SỐNG THÁP GHÉP
Gia tể của Đức Chúa Trời là vấn đề ban phát sự sống thần thượng vào trong bản thể chúng ta. Do kết quả của sự ban phát này, là tuyển dân của Đức Chúa Trời, chúng ta có cả sự sống phàm nhân lẫn sự sống thần thượng. Mọi loại sự sống, thậm chí sự sống thực vật thấp kém nhất, cũng là một huyền nhiệm. Không một khoa học gia nào có thể giải thích cặn kẽ làm thế nào một hạt giống nhỏ bé có thể mọc thành một đóa hoa xinh đẹp. Trong hạt giống có yếu tố sự sống sinh ra đóa hoa với một hình dạng và màu sắc nào đó. Thật kỳ diệu!

SỰ SỐNG THỌ TẠO KỲ DIỆU NHẤT
Giữa những hình thức khác nhau của sự sống thọ tạo, sự sống kỳ diệu nhất là sự sống con người. Trái với ý kiến của nhiều người, sự sống thiên sứ không kỳ diệu hơn sự sống con người. Nghĩ rằng sự sống thiên sứ tốt hơn sự sống con người là sai lầm. Đức Chúa Trời không chỉ định sự sống thiên sứ chứa đựng sự sống thần thượng. Nhưng Ngài tạo dựng sự sống con người để làm chiếc bình chứa sự sống thần thượng. Mặc dầu anh em có thể cho chính mình thấp kém hơn thiên sứ, nhưng Đức Chúa Trời kể anh em hơn thiên sứ. Tuy nhiên trong tiềm thức, một số người, nhất là chị em, ước ao làm thiên sứ. Nhưng Kinh Thánh không nói về tình yêu Đức Chúa Trời dành cho thiên sứ, mà khải thị tình yêu Ngài dành cho con người. Thiên sứ chỉ là đầy tớ của Đức Chúa Trời. Theo cách nhìn của Ngài, sự sống kỳ diệu nhất giữa tất cả các tạo vật của Ngài là sự sống con người.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI HAI


SỰ SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
ĐƯỢC BAN PHÁT VÀO TRONG CON NGƯỜI BA PHẦN
Trước khi xem xét sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất được ban phát vào trong con người ba phần, chúng tôi cần nói thêm về sự ban phát Đức Chúa Trời Tam—Nhất theo sự công chính của Ngài, nhờ sự thánh khiết Ngài và dẫn đến vinh hiển Ngài. Chúng ta đã thấy sự công chính là cách hành động của Đức Chúa Trời, thánh khiết là bản chất của Ngài, và vinh hiển là biểu lộ của Ngài. Vì vậy, sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất là theo đường lôi công chính của Ngài, nhờ bản chất thánh của Ngài và dẫn đến sự biểu lộ của chính Ngài. Sự biểu lộ của Đức Chúa Trời chủ yếu ở trong Hội Thánh. Do đó, mục tiêu sự ban phát của Đức Chúa Trời Tam-Nhất là để Đức Chúa Trời được biểu lộ ra trong Hội Thánh.

SỰ CÔNG CHÍNH CAO NHẤT
Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng sự công chính của Đức Chúa Trời liên quan đến sự chết của Đấng Christ, là điều kết liễu mọi điều tiêu cực. Vì sự sa ngã của con người, mọi sự trong cõi thọ tạo đều trở nên không công chính về mọi phương diện. Chẳng hạn như muỗi quấy nhiễu chúng ta là không công chính. Hơn nữa, trong mọi phương diện của xã hội đều không công chính. A-đam là đầu của sáng tạo cũ. Khi ông sa ngã, mọi sự dưới quyền làm đầu của ông đều trở nên không công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Sự chết của Đấng Christ kết liễu những điều không công chính này và thỏa đáp những đòi hỏi về sự công chính của Đức Chúa Trời. Do đó, sự chết của Đấng Christ là sự công chính cao nhất.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI MỐT


SỰ BAN PHÁT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
THEO SỰ CÔNG CHÍNH QUA SỰ THÁNH KHIT CỦA NGÀI
VÀ DẪN ĐẾN VINH HIỂN
Điều rất quan trọng là chúng ta nên vào trong chiều sâu của Sách La-mã và không nên đọc Sách này cách hời hợt. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề sự ban phát của Đức Chúa Trời Tam—Nhất theo sự công chính của Ngài, qua sự thánh khiết của Ngài và dẫn đến vinh hiển Ngài. Ở đây chúng ta có bốn từ quan trọng: ban phát, công chính, thánh khiết và vinh hiển. Như chúng tôi đã nêu lên trong bài trước, Phao-lô không dùng từ ban phát trong Sách La-mã. Tuy nhiên, sự kiện về sự ban phát của Đức Chúa Trời được ngụ ý suốt cả Sách này. Trái lại, sự công chính, thánh khiết và vinh hiển được Phao-lô đề cập đến rõ ràng. Sự ban phát của Đức Chúa Trời là theo sự công chính Ngài, tức là dựa trên sự công chính của Ngài. Hơn nữa, sự ban phát này là qua sự thánh khiết Ngài. Điều đó có nghĩa là sự ban phát của Ngài trải qua tiến trình thánh khiết. Cuối cùng, sự ban phát này dẫn đến vinh hiển của Đức Chúa Trời, đưa đến vinh hiển của Đức Chúa Trời.

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI


SỰ BAN PHÁT ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI
La-mã là một Sách bao-hàm-tất-cả, tóm tắt cả đời sng Cơ-đốc lẫn nếp sng Hội Thánh. Không thể nào nói hết sự khải thị được truyền đạt và ngụ ý trong Sách này. Nói rằng sự khải thị ngụ ý nghĩa là sự khải thị ấy không được truyền đạt trực tiếp và rõ ràng, nhưng được ngụ ý bởi những gì được truyền đạt cách trực tiếp. Trong Lời thần thượng, điều được ngụ ý thường quan trọng hơn điều được trình bày cách trực tiếp. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một trong những khải thị được ngụ ý trong Sách La-mã: sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất để hoàn thành mục đích của Ngài.
  
MỤC ĐÍCH ĐỜI ĐỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục đích đời đời của Đc Chúa Trời là có một Thân Thể cho Đấng Christ. Thân Thể này là Hội Thánh phổ thông. Hội Thánh phổ thông cần được biểu lộ tại các địa phương khác nhau trong các Hội Thánh địa phương. Sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất để hoàn thành mục đích đời đời của Ngài liên quan nhiều đến các Hội Thánh địa phương. Để hoàn thành mục đích này, Đức Chúa Trời cần ban phát chính Ngài vào trong tuyển dân Ngài. Đó chính là điều Đức Chúa Trời đang làm với chúng ta ngày nay 

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI CHÍN


THỰC HÀNH NẾP SNG THÂN THỂ
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét việc thực hành nếp sống Thân Thể như đã được trình bày trong các chương của Sách La- mã.

QUYỀN LÀM CON VÌ THÂN THỂ
Chúng ta đã thấy mình phải hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Con Ngài (1:9). Phúc Âm này là Phúc Âm về quyền làm con. Quyền làm con bao gồm sự chứng minh, phục sinh, xưng công chính, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, vinh hóa và hiển lộ. Chúng ta hiện đang trải qua tiến trình của sự chứng minh; tức là chúng ta đang được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời bởi quyền năng của sự phục sinh. Quyền làm con là vì Thân Thể. Để làm các chi thể của Thân Thể Đấng Christ, chúng ta phải là các con của Đức Chúa Trời.
Chúng tôi đã nêu lên rằng trong một ý nghĩa rất thật, chương 12 là phần tiếp theo ngay sau chương 8, chương 9 đến chương 11 được thêm vào như phần mở ngoặc về sự lựa chọn của ân điển. Chương 8 cho thấy rằng chúng ta đang được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời (c. 29). Sự đồng hóa này làm cho chúng ta đủ điều kiện thực hành nếp sông Thân Thể.
Nếp sống Thân Thể không chỉ là tín đồ qui tụ lại. Nhiều nhóm tín đồ được hình thành với mục đích có nếp sống Thân Thể. Tuy nhiên kết quả là thất bại. Những nhóm tín đồ này không nhận thức rằng nếp sống Thân Thể tùy thuộc vào quyền làm con, là điều ra từ sự chứng minh. Nếu muốn thực hành nếp sng Thân Thể đúng đắn, chúng ta phải được biến đổi theo quyền năng của sự phục sinh.

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI TÁM


SỰ LỰA CHỌN CỦA ÂN ĐIỂN
Trong 1:9, Phao-lô nói ông hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Con Ngài. Phúc Âm này bao hàm nhiều điều kỳ diệu: quyền làm con, sự chứng minh, phục sinh, xưng công chính, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, vinh hóa và hiển lộ. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một điều sâu xa hơn —sự lựa chọn của ân điển. Nếu muốn biết Phúc Âm của Con Đức Chúa Trời cách thấu đáo, chúng ta cần thấy rằng sự lựa chọn của Đức Chúa Trời được bao gồm trong Phúc Âm đó. Lựa chọn này là lựa chọn của ân điển. Như 11:5 chép: “Hiện nay cũng vậy, theo sự lựa chọn của ân điển thì có một số còn sót lại”.

SỰ LỰA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong xã hội, lựa chọn liên quan đến sự ra đời, lớn lên, việc học hành và thành công trong thế gian. Sự lựa chọn thần thượng tuyệt đối khác hẳn. Chúng ta được lựa chọn trước khi ra đời, thật ra là trước khi tạo dựng thế giới. Sự lựa chọn của con người tùy thuộc vào chính họ như thế nào. Những người tài giỏi, đầy triển vọng và thành công rất có thể được lựa chọn. Trái lại, sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào chúng ta là gì, mà hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn Ngài.
Trong chương 9, Phao-lô dùng trường hợp của Gia-cốp và Ê- sau để minh họa cho sự lựa chạn của Đức Chúa Trời. Trước khi họ ra đời, Đức Chúa Trời đã phán với Rê-bê-ca: “Đứa lớn sẽ hầu việc đứa nhỏ” (9:12). Đức Chúa Trời lựa chọn trước khi các đứa bé ra đời, trước khi chúng làm bất cứ điều gì tốt hay xấu. Đó là “để chỉ định của Đức Chúa Trời theo sự lựa chọn cứ còn mãi, chẳng phải bởi việc làm bèn là bởi Đấng kêu gọi” (c. 11). Tuy nhiên, khi còn trong lòng mẹ, Gia-cốp đã tranh đấu để được ra trước. Chính là bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời mà Gia-cốp không thành công. Nếu thành công, ông đã không được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Theo một ý nghĩa rất thật, tất cả chúng ta đều là những Gia- cốp tranh đấu để đứng đầu. Ngay từ khi ra đời, chúng ta đã có quan niệm phải tranh đấu để được một điều gì đó cho chính mình. Thậm chí dầu thất bại nhiều lần, chúng ta vẫn tiếp tục tranh đấu. Chúng ta ging như Gia-cốp, người tiếm quyền, là người Đức Chúa Trời tiền định phải là người thứ hai, nhưng vẫn tranh đấu để làm người thứ nhất. Ngợi khen Đức Chúa Trời về bàn tay kiểm chế thương xót của Ngài đã ngàn cản chúng ta thành công trong những nỗ lực của mình! Ngài kiểm chế chúng ta vì Ngài đã lựa chọn chúng ta trước khi chúng ta ra đời rất lâu.

LỰA CHỌN, TIỀN ĐỊNH VÀ KÊU GỌI
Lựa chọn của Đức Chúa Trời liên quan đến sự tiền định và kêu gọi của Ngài. Trong ba điều này, lựa chọn là điều đầu tiên, theo sau là tiền định và kêu gọi. Trước hết Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta. Sau đó Ngài biệt riêng chúng ta, tức là tiền định chúng ta. Cả lựa chọn lẫn tiền định đều xảy ra trước khi chúng ta ra đời. Rồi vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời chúng ta, Đức Chúa Trời đến kêu gọi chúng ta.
Ê-phê-sô 1:4 và 5 chứng minh sự lựa chọn và tiền định của Đức Chúa Trời xảy ra trong quá khứ đời đời: “Cũng như trước buổi sáng thế Ngài đã lựa chọn chúng ta trong Christ, để chúng ta nên thánh không chỗ trách được trước mặt Ngài. Lại nhơn sự thương yêu và y theo sự đẹp lòng của ý chỉ Ngài, Ngài đã dự định cho chúng ta nhờ Jesus Christ được danh phận con cái (RcV: Ngài đã tiền định chúng ta cho quyền làm con nhờ Jesus Christ)”. Trước khi vũ trụ hiện hữu, Đức Chúa Trời đã lựa chọn và tiền định chúng ta cho quyền làm con. Chúng ta cần vận dụng linh trong đức tin để tin lời này được viết trong Kinh Thánh. Vào ngày Đức Chúa Trời chỉ định, chúng ta được sinh ra. Cuối cùng, cũng vào thời điểm Ngài chỉ định, chúng ta được cứu. Mặc dầu chúng ta không có ý định tin Chúa Jesus, nhưng chúng ta đã tin Ngài vì chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn và tiền định. Đó là sự lựa chọn của ân điển trong đó sự thương xót của Đức Chúa Trời được tỏ ra. Như Phao-lô nói trong 9:16: “Vậy, điều đó chẳng phải bởi kẻ mong mun, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót”.

ĐỨC CHÚA TRỜI SẮP ĐẶT CUỘC ĐỜI CHÚNG TA
Nếu nhìn lại quá khứ của mình, chúng ta sẽ thờ phượng Chúa. Chúng ta sẽ nhận biết những từng trải của mình không thuộc về chính mình, nhưng thuộc về Ngài. Trước khi chúng ta ra đời, Ngài đã lựa chọn, tiền định và sắp đặt mọi sự liên quan đến chúng ta, kể cả thời điểm và nơi chứng ta được sinh ra. Hơn nữa, Ngài ấn định cho chúng ta sẽ sống bao lâu và chỉ định mọi nơi chúng ta sẽ đến. Theo sắp đặt của Đức Chúa Trời, tôi đã ra đời vào thế kỷ hai mươi. Hơn nữa, tôi ra đời tại một vùng dễ tiếp xúc với Cơ-đốc nhân. Điều đó hoàn toàn thuc về Đức Chúa Trời. Hơn nữa, đời sống tôi với Chúa chứng minh rằng con đường của chúng ta được Ngài quyết định, và kinh nghiệm của tôi làm chứng rằng không phải do ai mong muốn hay bôn ba, mà do Đấng thể hiện lòng thương xót. Mọi sự xảy đến cho chúng ta là vấn đề sự thương xót thần thưng.

BẰNG CHỨNG VỀ
SỰ LỰA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi không muốn vướng vào tranh luận thần học về trách nhiệm của con người trong mối liên hệ với quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh sự kiện về sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đã trở nên Cơ-đốc nhân vì lựa chọn này. Nhiều người trong chúng ta thậm chí không biết vì sao ban đầu mình trở thành Cơ-đốc nhân. Một số người trong chúng ta thậm chí cố gắng thôi không tin Chúa nữa, nhưng đã không thành công. Một mặt làm Cơ-đốc nhân là điều kỳ diệu, nhưng mặt khác đó là điều cực kỳ thử thách và khó khăn. Cơ-đốc nhân không những là các Gia-cốp, mà còn là những Gióp nữa. Do sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là trở thành Cơ-đc nhân. Bây giờ khi đã tin vào Chúa Jesus, đơn giản là chúng ta không thể thoát khỏi Ngài. Điều này chứng minh rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Bên trong chúng ta có một điều gì đó làm cho chúng ta tin Chúa, dầu có muốn tin Ngài hay không. Điều này đến từ sự lựa chọn của ân điển. Có thể chúng ta muốn “ly dị” Chúa, nhưng Ngài từ chối ký giấy ly dị. Đức Chúa Trời không sợ chúng ta tìm cách thoát khỏi Ngài. Ngài biết dầu cố gắng đến đâu, chúng ta vẫn không thể thoát được. Đó là bằng c mạnh mẽ nhất chứng tỏ chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn. Sự lựa chọn thần thưng của ân điển thật kỳ diệu biết bao!

SỰ LƯA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Chúng ta đã thấy sự lựa chọn của Đức Chúa Trời cách thiết thực trong việc rao giảng Phúc Âm. Nhiều người chưa tin có thể tham dự cùng một buổi nhóm và nghe cùng một sứ điệp, tuy nhiên chỉ có một s người nào đó đáp ứng. Điều đó thật khó giải thích. Chúng ta chỉ có thể cho rằng đó là sự lựa chọn, tiền định và kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Tôi nhớ một câu chuyện về D. L. Moody. Một ngày kia, một sinh viên tỏ ra lo ngại rằng khi anh rao giảng Phúc Âm, người không được Đức Chúa Trời lựa chọn lại được cứu. Moody bảo anh đừng bối rối, mà hãy cứ tiếp tục rao giảng Phúc Âm. Hơn nữa, Moody nói anh nên để người nào muốn tin đều được tiếp nhận Chúa. Moody nói tiếp rằng trên cổng vào thiên đàng sẽ có hàng chữ: “Ai muốn hãy đến”, nhưng sau khi đi qua cổng, người ta sẽ thấy bên trong có hàng chữ: “Được chọn từ trước buổi sáng thế”.

TẤT CẢ LÀ SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nếu muốn hầu việc Đức Chúa Trời cách đúng đắn trong Phúc Âm của Con Ngài, chúng ta phải biết Phúc Âm bao hàm sự lựa chọn của ân điển. Phúc Âm hoàn toàn là vấn đề sự thương xót mang tính tể trị của Đức Chúa Trời. Cách đây nhiều năm, tôi nhận thức chút ít về điều này, nhưng ngày nay nhận thức của tôi về điều này mạnh mẽ hơn nhiều. Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi được thuyết phục mạnh mẽ và sâu xa rằng mọi sự xảy đến cho chúng ta đều ra từ Đức Chúa Trời. Tất cả đều là sự thương xót của Đức Chúa Trời. Càng thấy điều này, tự nhiên chúng ta càng phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa.
Tuy nhiên, ngay cả việc chịu trách nhiệm cũng thuộc về sự thương xót của Đức Chúa Trời. Tại sao một số tín đồ bằng lòng mang trách nhiệm còn người khác thì không? Câu trả lời là sự thương xót của Đức Chúa Trời. Trong 9:15, Phao-lô trưng dẫn lời Chúa: “Ta sẽ thương xót kẻ Ta thương xót”. Vì thương xót của Đức Chúa Trời nằm nơi sự lựa chọn của ân điển Ngài, nên chúng ta đáp ứng với Phúc Âm khi người khác không đáp ứng; chúng ta tiếp nhận lời về Đấng Christ là sự sống của mình khi người khác từ chi không tiếp nhận; và chúng ta đi con đừơng khôi phục của Chúa ngày nay khi người khác lui lại không đi con đường này. Một số người có thể làm chứng rằng mặc dầu họ ở trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, nhưng chính những người đem họ đến đường lối này lại không đi con đường này.
Về sự khôi phục của Chúa, Đức Chúa Trời thương xót người Ngài thương xót. Chúng ta trong sự khôi phục của Chúa không do thông minh hơn người hay vì tìm kiếm Chúa hơn người. Chúng ta ở đây hoàn toàn do thương xót của Đức Chúa Trời. Nếu suy xét cách Chúa đem mình vào nếp sống Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa, anh em sẽ thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài. Tôi tin rằng trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta ở trong số dân sót theo lựa chọn của ân điển (11:5). về Phúc Âm, chức vụ sự sng và nếp sống Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa, Đức Chúa Trời đã và đang thương xót chúng ta. Chúng ta phải ngợi khen Ngài về sự thương xót mang tính tể trị của Ngài biết bao!
Không nên tin cậy chính mình, và đừng nghĩ chúng ta ở đây vì mình là gì hay đã làm gì. Việc chúng ta ở trong sự khôi phục của Chúa ngày nay không do chúng ta mong mun hay bôn ba, nhưng do Đức Chúa Trời là Đấng biểu lộ lòng thương xót. Thật là đầy thương xót khi chúng ta được cứu và bằng lòng đi con đường của Chúa! Hơn nữa, thật là đầy thương xót khi chúng ta muốn được phân rẽ khỏi thời đại gian ác này. Thế giam vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn. Tuy nhiên tôi có thể làm chứng rằng tôi không thấy ham mun những điều của thế gian này. Tôi được bao phủ bằng một loại cách ly thần thượng, sự cách ly giữ tôi khỏi hệ thng thế gian. Đó là một phương diện khác trong sự thương xót của Đức Chúa Trời.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VỀ THƯƠNG XÓT CỦA NGÀI
Nếu mun hầu việc Chúa, chúng ta phải biết Linh, sự sng ở trong Linh, và sự công chính của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, chủng ta phải biết sự thương xót của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn của ân điển. Trong quá khứ, tôi mơ ước có một công tác phát triển mạnh tại miền bắc Trung Quốc, ngay cả vùng Nội Mông và Mãn Châu. Nhưng ước mơ ấy chưa bao giờ được thực hiện và thay vào đó, nhờ sự thương xót của Chúa, hiện nay tôi đang ở tại đất nước này. Tôi ngửa trông Chúa, mong Ngài gây ấn tượng sâu xa trong chúng ta về sự thương xót của Ngài trong việc lựa chọn chúng ta. Đừng tin cậy những gì anh em có thể làm hay những gì anh em định làm. Trái lại, hãy sấp mình xuống trước mặt Chúa và thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài. Càng thờ phượng Chúa về sự thương xót của Ngài, anh em càng được nâng cao. Thay vì nỗ lực gánh trách nhiệm, anh em sẽ thấy trong sự thương xót của Ngài, Chúa đang mang anh em. Tất cả chúng ta đều cần biết Chúa như vậy. Thật là đầy thương xót khi Ngài lựa chọn, tiền định, kêu gọi và đặt chúng ta trong sự khôi phục của Ngài! Chúng ta không tin cậy mình cho tương lai, nhưng tin cậy Ngài và sự thương xót kỳ diệu của Ngài. Mọi điều về chúng ta đều được Chúa khởi xướng. Tất cả đều ra từ Ngài; không có gì ra từ chúng ta. Tôi có thể làm chứng rằng càng thờ phượng Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài, chúng ta càng ở sâu trong lòng Ngài và càng hiệp một với Ngài.

TIN CẬY SỰ THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
Đừng nỗ lực mang trách nhiệm. Thay vào đó, hãy thờ phượng Đức Chúa Trời về sự lựa chọn của Ngài. Nếu anh em làm như vậy, Ngài sẽ mang anh em trong việc gánh trách nhiệm. Càng cố gắng trong chính mình để gánh trách nhiệm, chúng ta càng chịu đựng bề trong. Khẩu vị bề trong của chúng ta sẽ là cay đắng. Nhưng nếu thờ phượng Chúa về sự thương xót của Ngài và kinh nghiệm Ngài mang chúng ta trong việc gánh trách nhiệm, thì khẩu vị bề trong của chúng ta sẽ ngọt ngào như mật ong. Một lý do tôi vui mừng hằng ngày là tôi học tập tin cậy nơi sự thương xót của Chúa và thờ phượng Ngài về điều đó. Cách đây nhiều năm, tôi thường xin Chúa làm nhiều điều cho tôi. Nhưng bây giờ tôi cầu nguyện bằng cách cảm tạ Ngài về sự thương xót của Ngài. Ngài nói Ngài sẽ thương xót người Ngài thương xót và làm Ợn cho người Ngài làm ơn. Nếu vui hưởng sự thương xót của Chúa và thờ phượng Chúa về lựa chọn của Ngài, chúng ta sẽ trong cõi thiên thượng.
Việc chúng ta tiến bước với Chúa không phải do chúng ta mong muốn hay bôn ba, nhưng do Đức Chúa Trời thương xót. Lòng mong mun của chúng ta là vô ích, và sự bôn ba của chúng ta là không hiệu quả. Nhưng sự thương xót của Đức Chúa Trời lại vận hành một cách kỳ diệu. Chúng ta hay thay đổi, thường xuyên dao động. Đối với chúng ta, dường như tình trạng thuộc linh của mình giống như thời tiết, không ổn định. Vì vậy, cần thấy rằng sự lựa chọn của ân điển không tùy thuộc vào chúng ta, nhưng tùy thuộc Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta trước khi tạo lập thế giới. Điều chúng ta kinh nghiệm hôm nay liên quan đến sự lựa chọn của Đức Chúa Trời trong quá khứ đời đời. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ xoay mắt khỏi chính mình, khỏi hoàn cảnh của mình và nhìn chăm vào Ngài cách kiên định.

PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN
Phúc Âm mà trong đó chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời là Phúc Âm của ân điển, không phải Phúc Âm của việc làm. Như 11:6 chép: “Nhưng nếu đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải bỏi công việc nữa; bằng chẳng thì ân điển không còn phải là ân điển nữa”. Tuy nhiên sự kiện Đức Chúa Trời lựa chọn hoàn toàn là vấn đề ân điển không có nghĩa là chúng ta được tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. Nếu đó là thái độ của chúng ta, thì hoặc chúng ta không được Đức Chúa Trời lựa chọn, hoặc chúng ta thối lui khỏi sự lựa chọn của Ngài. Ôi, nguyện chúng ta quên chính mình, hoàn cảnh của mình và nhìn chăm vào Chúa. Chúng ta hãy thường xuyên nói: “Chúa ơi, chúng con ngợi khen Ngài về sự lựa chọn của ân điển Ngài. Chúa ơi, chúng con thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài”. Đó là Phúc Âm được khải thị trong Sách La-mã.

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI BẢY


SỰ CÔNG CHÍNH - QUYỀN NĂNG CỦA PHÚC ÂM
Chúng ta đã thấy Sách La-mã là Phúc Âm về quyền làm con, Tuy nhiên Sách này đề cập đến một vấn đề quan trọng khác, đó là vấn đề công chính. Trong 1:16 và 17, Phao-lô nói Phúc Âm là quyền năng của Đức Chúa Trời dẫn đến sự cứu rỗi cho mọi người tin, vì sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc Âm. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy tại sao sự công chính là quyền năng của Phúc Âm và tại sao sự công chính là cần thiết để Đức Chúa Trời sinh ra nhiều con qua Phúc Âm.

SỰ CHẾT CỦA ĐẤNG CHRIST TRÊN THẬP TỰ GIÁ
ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐÒI HỎI
VỀ SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời tiền định cho chúng ta được làm con Ngài. Tuy nhiên, dầu là những người được tiền định, chúng ta đã sa ngã và vướng mắc vào tội. Điều này dẫn đến vấn đề công chính của Đức Chúa Trời. Nếu không sa ngã, không cần đề cập đến sự công chính của Đức Chúa Trời. Nhưng vì chúng ta sa ngã, Đức Chúa Trời phải đối xử với chúng ta theo sự công chính của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ làm gì với những người Ngài đã tiền định để trở nên các con Ngài? Một số người nói vì yêu thương chúng ta, Đức Chúa Trời không thể ném tất cả chúng ta vào Hồ Lửa. Phải, Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, nhưng Ngài ghét tội. Đức Chúa Trời không muốn từ bỏ chúng ta hay ném chúng ta vào Hồ Lửa. Tuy nhiên, Ngài không thể tha thứ chúng ta trừ khi sự công chính của Ngài được thỏa đáp. Nếu Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta cách hời hợt, Ngài sẽ tự đặt mình vào vị trí không công chính. Là một Đức Chúa Trời công chính và ngay thẳng, Ngài không thể tha thứ cho những người tội lỗi mà không đáp ứng những đòi hỏi công chính của Ngài.